1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

237 2,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 237
Dung lượng 3,97 MB

Nội dung

Phần I: Giới thiệu chung về đề tài Đề tài "Nghiên cứu phát triển trí tuệ chỉ số IQ, EQ, CQ của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là một t

Trang 1

Chương trình khoa học-công nghệ cấp nhà nước

KX-05

Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu Đề tài

”Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu

Công nghiệp hoá, Hiện đại Hoá”

Mã số KX-05-06

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Trần Kiều

Hà Nội, 2005

Trang 2

Phần I: Giới thiệu chung về đề tài

Đề tài "Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ, CQ) của học sinh, sinh viên

và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá" là một trong 12 đề tài thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 2001-2005 "Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá", mã số KX-05, được triển khai từ tháng 11 năm 2001 theo Quyết định số 2326/QĐ-BKHCNMT ngày 31/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học Công nghệ)

Hơn 10 năm nay, vấn đề con người luôn được xem là một trong những trọng tâm nghiên cứu trong hệ thống chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước Chương trình nghiên cứu con người lần đầu tiên xuất hiện trong hệ thống Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước giai đoạn 1991-1995; Trong chu kỳ tiếp theo, 1996-2000, vấn đề con người lại được tiếp tục nghiên cứu trong Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước "Phát triển văn hoá, xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (mã số KHXH-04) với đề tài "Chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Mã số KHXH-04-04) Trong Chương trình này, vấn đề con người được nghiên cứu trong mối quan hệ với văn hoá và phát triển nguồn nhân lực Đề tài tiếp tục đi sâu nghiên cứu cơ sở khoa học của chiến lược phát triển toàn diện con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Trong Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước "Phát triển văn hoá, con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" (2001-2005), vấn đề con người được nghiên cứu trong 4 đề tài theo 3 hướng: định hướng giá trị và nhân cách con người Việt Nam đương đại; đo đạc các chỉ số trí tuệ và chỉ số phát triển người Việt Nam; con người công nghiệp Việt Nam Đây là những vấn đề hầu như chưa được nghiên cứu một cách hệ thống ở Việt Nam

Đề tài KX-05-06 nghiên cứu phát triển trí tuệ theo nghĩa phát hiện xu hướng phát triển của các chỉ số trí tuệ nên nhiệm vụ trọng tâm của đề tài này là đo đạc các chỉ số trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ, trên cơ sở đó dự báo xu hướng phát triển của các chỉ số này và kiến nghị các giải pháp phát triển trí tuệ tuổi trẻ Việt Nam

1 Mục tiêu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài KX 05-06 nhằm đạt được các mục tiêu sau:

- Xác định các chỉ số trí tuệ (trên một mẫu thích hợp), bao gồm chỉ số thông minh (IQ), chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) và chỉ số sáng tạo (CQ) của lứa tuổi học sinh, sinh viên và lao động trẻ, sơ bộ đánh giá trình độ trí tuệ của các đối tượng này vào thời

điểm hiện nay và dự báo xu hướng phát triển của trí tuệ trên cơ sở phân tích ảnh

hưởng của các điều kiện xã hội đến các chỉ số đó

Trang 3

- Góp phần xây dựng các luận chứng cho chiến lược và chính sách phát triển trí tuệ người Việt Nam

- Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển trí tuệ, chuẩn bị đội ngũ nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá

2 Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu trên, đề tài đã triển khai nghiên cứu các nội dung sau:

1 Nghiên cứu lý luận về phát triển trí tuệ, phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật đo các chỉ số trí tuệ: IQ, EQ, CQ

2 Xác định các chỉ số trí tuệ IQ, EQ, CQ của lứa tuổi học sinh, sinh viên, lao

động trẻ qua đo đạc bằng các bộ trắc nghiệm chuẩn hoá trên mẫu gần 6.000 nghiệm thể

3 Nghiên cứu phân tích các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến các chỉ số trí tuệ

4 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài (tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn và thế mạnh của Việt Nam)

5 Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển trí tuệ học sinh, sinh viên, lao

động trẻ, chuẩn bị đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa

3 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài KX-05-06 sử dụng các cách tiếp cận sau:

- Tiếp cận cấu trúc hệ thống;

- Tiếp cận logic lịch sử;

- Tiếp cận hoạt động - giá trị.- nhân cách

Với 3 cách tiếp cận trên, nhóm nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp

cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu l ý luận: nghiên cứu sách, báo, tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề trí tuệ, năng khiếu, tài năng; hồi cứu các kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố;

- Điều tra xã hội học về công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng;

- Sử dụng các trắc nghiệm tâm lý đo các chỉ số trí tuệ IQ, EQ, CQ;

Vũ Trọng Rỹ, ông Hoàng Nhật Quang là Thư k ý đề tài và bà Mai Kim Oanh là thư ký hành chính

Lực lượng nghiên cứu chính của đề tài bao gồm:

PGS.TS Trần Kiều, Viện Chiến Lược và Chương trình giáo dục

3

Trang 4

PGS.TS Lê Đức Phúc, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục

PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục

PGS Trần Trọng Thuỷ, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Trần Kiểm , trường Đại học Sư phạm Hà Nội

PGS.TS Đặng Thành Hưng, Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục;

PGS.TS Nguyễn Huy Tú, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Ngoài nhóm cán bộ nghiên cứu nêu trên, đề tài còn thu hút hơn 20 cán bộ Viện Khoa học giáo dục (nay là Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục), Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Sở Giáo dục Hà Nội, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

5 Quá trình triển khai nghiên cứu

Sau khi có Quyết định của Bộ KHCN-MT, đề tài bắt đầu được triển khai từ tháng 11 năm 2001 Trong năm 2002, đề tài tập trung vào các hoạt động sau:

- Xây dựng đề cương nghiên cứu và đề cương chi tiết của các nhánh đề tài

- Giải quyết những vấn đề phương pháp luận chung của đề tài và làm sáng tỏ những khái niệm công cụ qua các Seminar khoa học (trí tuệ, phát triển trí tuệ, các khái niệm IQ, EQ, CQ; xác định phương pháp và đối tượng đo )

- Sưu tầm, lựa chọn các trắc nghiệm đo các chỉ số IQ, EQ, CQ, thích nghi hoá các trắc nghiệm

- Thử và chỉnh sửa các trắc nghiệm

- Thiết kế quy trình đo các chỉ số trí tuệ, in ấn phiếu trắc nghiệm

Năm 2003 đề tài tập trung vào việc khảo sát các chỉ số trí tuệ (IQ, EQ, CQ) ở 3 nhóm đối tượng với số lượng:

- 3.087 học sinh phổ thông từ lớp 5 đến lớp 12 thuộc địa bàn 6 tỉnh: Hà Nội, Hoà Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh, Long An

- 1.626 sinh viên của 16 trường đại học thuộc 3 khu vực: Hà Nội, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh

- 1.034 người lao động tuổi dưới 45 thuộc địa bàn 6 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hoà Bình, Đà Nẵng, Đắc Lắc, thành phố Hồ Chí Minh , Long An

Đồng thời với việc khảo sát các chỉ số trí tuệ, đề tài tiến hành điều tra xã hội học về công tác phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, tài năng ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Nghệ An, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nam Định và Thừa Thiên Huế

Năm 2003 đề tài tập trung vào việc xử lý, phân tích số liệu đo đạc các chỉ số trí tuệ và số liệu điều tra xã hội học về công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng;Thử nghiệm quy trình tuyển chọn vào các trường chuyên và lớp kỹ sư tài năng

Từ kết quả đo đạc chỉ số phát triển trí tuệ và điều tra thực tế về công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng, nhóm nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển trí tuệ ở lứa tuổi thanh thiếu niên và các giải pháp phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo nhân tài

Trang 5

Năm 2004 Đề tài đã tiến hành các hội thảo về kết quả khảo sát các chỉ số trí tuệ

ở học sinh, sinh viên, lao động trẻ và kết quả điều tra thực tế về công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng

Giai đoạn tiếp theo là hoàn thiện các sản phẩm nghiên cứu, tổng kết nghiên cứu, chuẩn bị nghiệm thu đề tài

6 Các sản phẩm khoa học đã hoàn thành

Trong 3 năm triển khai nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các chỉ tiêu nghiên cứu

đề ra ban đầu Các sản phẩm khoa học của đề tài bao gồm:

- Bộ công cụ đo các chỉ số trí tuệ gồm 7 bộ test

- Bộ công cụ điều tra xã hội về công tác phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu, tài năng

- Hai tập chuyên khảo (bản thảo):

+ Trí tuệ và đo lường trí tuệ

+ Kết quả đo các chỉ số trí tuệ người Việt Nam

- Báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài

- Kiến nghị về phát triển trí tuệ người Việt Nam

5

Trang 6

Phần II: Kết quả nghiên cứu

I cơ sở lý luận định hướng cho việc đo lường trí tuệ

Trí tuệ hiện đang là vấn đề được tranh luận sôi nổi trong tâm lý học Có nhiều khuynh hướng và trường phái khác nhau trong việc giải quyết các vấn đề bản chất và

các con đường nghiên cứu trí tuệ bằng thực nghiệm Theo Kail và Pellegrino(1985)

thì có 2 lý do tạo nên điều này: thứ nhất, có nhiều cách để phân tích cùng một số liệu; thứ hai, các số liệu thu được trong các nghiên cứu riêng rẽ là khác nhau

Không phải ngẫu nhiên mà người ta ngày càng quan tâm đến vấn đề trí tuệ Việc giải quyết thành công các vấn đề bản chất và các con đường đo lường trí tuệ một cách phù hợp sẽ kéo theo sự tiến bộ và phát triển của một loạt các lĩnh vực của khoa học về con người và sẽ có một giá trị thực tiễn to lớn, nhất là trong thời đại kinh tế tri

thức hiện nay Trong thời đại kinh tế tri thức, con người trí tuệ cũng là con người tri thức Theo B Lundvall và B Johnson(1994), D.Fray và B Lundvall (1996), thì có 4

loại tri thức cơ bản sau đây: a/ Tri thức về sự vật; b/Tri thức về nguyên nhân c/ Tri thức

về cách làm, d/ Tri thức về con người1 Trong thời đại thông tin con người cần có

những năng lực nhận thức phù hợp, đó là: a/ Năng lực tìm chọn, đánh giá thông tin; b/ Năng lực làm chủ các chiến lược và kỹ thuật thông tin khác nhau; c/ Năng lực sử dụng kết quả nói trên một cách nhanh nhất và có hiệu quả để góp phần hoặc tự giải quyết vấn đề2 Sự hiện diện của Viện nghiên cứu quốc tế về trí tuệ ứng dụng (International Institute of Applied Intelligence) tại Đan Mạch đã nói lên điều đó

Sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta đang đặt ra những yêu cầu bức bách cho mục tiêu phát triển trí tuệ con người Việt Nam3 , đó là:

- Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững

- Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH

- Phát triển trí tuệ con người Việt nam thể hiện trong lĩnh vực KH&CN, giáo dục

và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài

- Khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, ý chí quật cường, phát huy tài trí người Việt Nam, quyết tâm đưa nước nhà ra khỏi nghèo nàn và lạc hậu

Ngày nay, hoàn toàn có căn cứ để nói rằng, nghiên cứu trí tuệ và đo lường trí tuệ

là một vấn đề liên ngành, phức hợp, ở đây đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các nhà tâm lý học và tâm thần học, các nhà sinh lý học và điểu khiển học, các nhà sinh học và toán học Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu tâm lý học vẫn giữ vai trò đặc biệt, vì các công trình nghiên cứu này đi sâu nghiên cứu bản chất của trí tuệ và trên cơ sở đó đề ra các phương pháp đo lường

Trang 7

1.1 Các quan niệm về trí tuệ

1.1.1 Thuật ngữ

Khoảng từ giữa thế kỷ XX trở về trước trong tâm lý học ở hầu hết các nước, thuật ngữ "intelligence" được dùng để chỉ về "trí tuệ", "trí thông minh" của con người Vào thời đó "trí tuệ" và "trí thông minh" được hiểu một cách đồng nhất Tuy nhiên theo thời gian nội dung của thuật ngữ "intelligence", tức là nội hàm của khái niệm này

đã có sự biến đổi

Nhà thần học Thomas Aquinas (1225-1274) đã mô tả “intelligence” như là năng lực khám phá ra những sự giống nhau và khác nhau hay đó là năng lực hợp nhất và tách biệt giữa các sự vật Nhưng phải mãi đến sau năm 1850 thì việc nghiên cứu về trí tuệ mới thực sự bắt đầu Vào thời gian này nhà triết học người Anh Herbert Spencer(1820-1903) và một nhà khoa học người Anh khác là Francis Galton (1822-1911) đã bắt đầu dùng thuật ngữ có nguồn gốc Latinh intelligence trong các bài viết của mình để chỉ những khác biệt cá nhân về năng lực tâm trí (mental ability) Hai ông

và những người kế tục đã tin rằng có sự tồn tại trong con người một trình độ bẩm sinh của trí tuệ chung (general intelligence), nó phân biệt với các trí tuệ chuyên biệt (special intelligences)

Khác với Spencer, Galton không thoả mãn với triết lý thời đó giải thích về bản chất của Intelligence Ông đã cố gắng giải thích cơ sở di truyền của nó bằng việc nghiên cứu các cây gia hệ (gia phả), và từ đó xây dựng một vài trắc nghiệm về sự phân biệt cảm giác, về thời gian phản ứng mà ông hy vọng chúng sẽ đo được các thành phần của trí tuệ (intelligence) Các trắc nghiệm này và các trắc nghiệm về cảm giác vận

động khác (các phép đo tốc độ vận động, lực cơ, độ nhạy cảm đau, sự phân biệt trọng lượng.v.v…) đã được học trò của ông- nhà tâm lý học Mỹ J.Mc Cattell- nghiên cứu một cách rộng rãi, nhưng các trắc nghiệm này dự báo tương đối kém về các kỹ năng liên quan đến học đường và về các nhiệm vụ khác đòi hỏi phải có trí tuệ

Nửa đầu và giữa thế kỷ XX là khoảng thời gian khá sôi động nghiên cứu xác

định nội hàm của khái niệm intelligence Trong vô số các định nghĩa về trí tuệ (intelligence) trong thời gian này thấy rõ có 3 loại (Freeman F.S, 1963; Aiken L.R, 1987):

1 Coi trí tuệ là năng lực học tập;

2 Coi trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng;

3 Coi trí tuệ là năng lực thích ứng

Tuy nhiên nhiều nghiên cứu ở các nước phương Tây và ở Liên Xô thời bấy giờ đã chỉ

ra sự không đồng nhất giữa trí tuệ "intelligence" và năng lực học tập, mặc dù chúng có mối liên hệ Chẳng hạn những công trình nghiên cứu trên sinh viên của trường Đại học tổng hợp Kiev cho thấy trong số những sinh viên học yếu có cả những người có chỉ số cao về mức độ trí tuệ Điều này có thể giải thích bằng sự thiếu động cơ học tập

3

Trần Kiểm trong Chuyên đề “Yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đối với sự phát triển trí tuệ”, 2002

7

Trang 8

(Blaykhe V.M, Burochuc L.F, 1978) Còn nếu hiểu trí tuệ là năng lực phát triển tư duy trừu tượng (Terman L, 1937) thì chức năng của trí tuệ là sử dụng có hiệu quả các khái niệm và tượng trưng (ký hiệu) Cách hiểu này đã thu hẹp cả nội hàm khái niệm lẫn phạm vi thể hiện của trí tuệ

Kiểu định nghĩa trí tuệ thông qua hoạt động thích nghi là kiểu định nghĩa phổ biến nhất và được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất Điều này hoàn toàn dễ hiểu, vì không thể định nghĩa khái niệm trí tuệ bên ngoài sự tác động qua lại của cá nhân với môi trường xung quanh Tuy nhiên, sự tác động qua lại đó phải được xem xét như là

một sự thích ứng tích cực, có hiệu quả, chứ không phải như là sự thích nghi đơn giản

Các quan điểm trên đây về trí tuệ cơ bản không loại trừ lẫn nhau (mỗi quan

điểm xuất phát từ một dấu hiệu nào đó được cho là quan trọng nhất) nhưng đều tập trung vào nội hàm hẹp (trí tuệ chỉ là trí thông minh), tức là năng lực nhận thức về thế giới tự nhiên, xã hội và tâm lý ý thức của con người

Khi mà quan niệm trí tuệ hiểu theo nghĩa hẹp (intelligence - trí thông minh) không tỏ ra có hiệu quả trong thực tiễn nghiên cứu, đánh giá cũng như phát triển kinh

tế - xã hội, thì cần phải mở rộng khái niệm trí tuệ

Vào năm 1950, nhà tâm lý học Mỹ J.P Guilford (1897-1987) nhận ra rằng các test IQ truyền thống không đo được về trí sáng tạo (năng lực sáng tạo - creativity) Ông này đưa ra sự giải thích mới, khác với các thuyết trước đó Năm 1967 Guilford để xuất mô hình trí tuệ 3 chiều: các thao tác (operation), nội dung (content) và sản phẩm (product) Kết hợp 3 chiều trên cho thấy trí tuệ bao gồm 120 nhân tố, trong đó có 59

nhân tố là năng lực sáng tạo Theo ông, trí sáng tạo là năng lực tìm ra những mối quan

hệ mới giữa các kinh nghiệm, tri thức vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc Những kinh nghiệm, tri thức này dưới cấu dạng mới sẽ tạo ra ý tưởng mới, hành động mới hay sự vật hiện tượng mới độc đáo, phù hợp và có giá trị tối lợi (Smith 1964, Parnes 1964, Guilford

1967)

Theo Guilford trí sáng tạo có vai trò quan trọng hơn trí thông minh đối với sự thành bại của con người Còn theo Erika Landau, nhà tâm lý học Đức thuộc trường phái Muehler ở Muenchen thì trí sáng tạo là thành tố có thứ bậc cao nhất của trí tuệ

người Như vậy đến giữa nửa sau thế kỷ XX thì khái niệm trí tuệ được mở rộng hơn

trước bao gồm trí thông minh và trí sáng tạo Việc đo đạc trí tuệ theo nghĩa mở

rộng vào thời gian này được thực hiện bởi hai dạng trắc nghiệm trí tuệ khác nhau: trắc nghiệm trí thông minh IQ và trắc nghiệm trí sáng tạo CQ

Chính sự phát triển kinh tế - xã hội trong khung cảnh toàn cầu hoá đã làm thay

đổi to lớn trong quan niệm trí tuệ của các nhà tâm lý học thế giới Họ đã dần nhận ra rằng, tâm lý người trong đó có trí tuệ, mang bản chất xã hội và không phải là một cơ cấu khép kín, không thay đổi, bẩm sinh di truyền Blaykhe V.M và Burolachuc L.F (1978) đã định nghĩa: Trí tuệ- đó là một cấu trúc động, tương đối độc lập của các thuộc tính nhận thức của nhân cách, được hình thành và thể hiện trong hoạt động, do những

Trang 9

điều kiện văn hoá- lịch sử quy định và chủ yếu bảo đảm cho sự tác động qua lại phù hợp với hiện thực xung quanh, cho sự cải tạo có mục đích hiện thực ấy

Từ vài thập kỷ cuối của thế kỷ XX cho đến nay, xu thế chủ đạo trong nghiên

cứu trí tuệ là phát triển các lý thuyết đa trí tuệ với sự hỗ trợ của các khoa học tự

nhiên như di truyền học, thần kinh học và của công nghệ thông tin nhằm xem xét trí tuệ một cách đầy đủ, rộng hơn và phức hợp hơn từ các góc độ sinh lý, tâm lý, xã hội và văn hoá

Sự nghiên cứu của các nhà tâm lý học như Wechsler (1956), Hofstactter (1971), Sternberg, Gardner (1984) và những nhà tâm lý học khác đã khẳng định rằng trí tuệ của một người thể hiện không phải chỉ trong việc giải quyết các nhiệm vụ có tính hàn lâm, mà thể hiện trong sự giải quyết nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày Theo quan niệm

mới, trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống, đồng thời là tiền

đề cho sự tương tác ấy Sự tương tác của con người với môi trường phần lớn diễn hoàn

toàn khác với tình huống hàn lâm mà theo đó các test IQ, CQ được xây dựng Theo Neisse (1976) nếu đặt trí tuệ hàn lâm (Academical intelligence) vào điều kiện bên ngoài sẽ có một dạng trí tuệ thể hiện khi thực hiện nhiệm vụ trong tình huống đời

thường Sau này (1990) Amelang và Bartussek gọi dạng trí tuệ này là trí tuệ thực tiễn

con người phải có một dạng trí tuệ khác nữa, ngoài trí thông minh và trí sáng tạo, đó là

trí tuệ xã hội (Social Intelligence - SI) Trí tuệ xã hội (SI) được định nghĩa là "năng

lực hoàn thành các nhiệm vụ trong hoàn cảnh có tương tác với người khác Nó thể hiện và phát triển trong hoạt động cùng người khác trong điều kiện lịch sử, văn hoá và xã hội nhất định", trí tuệ xã hội liên quan mật thiết tới một khái niệm khác là trí tuệ

xúc cảm

Qua những phân tích lý luận trên đây về nội hàm khái niệm trí tuệ, đề tài

KX-05-06 chú ý đến những vấn đề có tính phương pháp luận sau đây để đưa ra một định nghĩa làm việc về trí tuệ:

- Tính độc lập tương đối của trí tuệ đối với các thuộc tính khác của nhân cách

- Sự hình thành và thể hiện của trí tuệ trong hoạt động

- Tính quy định (chế ước) của những điều kiện lịch sử, văn hoá, xã hội đối với những thể hiện của trí tuệ

- Chức năng thích ứng tích cực của trí tuệ

Đến đây, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài KX-05-06 có thể đưa ra một định nghĩa

làm việc về trí tuệ như là một thuộc tính của nhân cách có tính độc lập tương đối, có cấu trúc phức hợp, đa tầng, đa diện Đó là tổ hợp các năng lực nhận thức và năng lực

9

Trang 10

nhận cảm, điều khiển cảm xúc của cá nhân, được hình thành và phát triển trong hoạt

động, chịu sự qui định của điều kiện văn hoá - xã hội, đảm bảo cho sự tương tác phù hợp với hiện thực, cho sự cải tạo có mục đích hiện thức ấy nhằm đạt được các mục đích quan trọng trong cuộc sống của con người

Dưới góc độ tâm lý học, trí tuệ theo định nghĩa mới trên đây đã có nội hàm được

mở rộng hơn thuật ngữ trí tuệ trong quan niệm truyền thống Trong tình huống này thì cách giải quyết là: 1/Vẫn sử dụng thuật ngữ trí tuệ (intelligence) nhưng với nội hàm mới bao gồm ba loại trí tuệ: trí thông minh, trí sáng tạo và trí tuệ xã hội (bao gồm năng lực xã hội và trí tuệ cảm xúc); 2/ Dùng một thuật ngữ mới để chỉ về trí tuệ theo quan niệm mới được trình bày ở trên (trong một số tài liệu khoa học ở Việt Nam đã xuất hiện thuật ngữ "thông thái" (wisdom) để chỉ về khái niệm trí tuệ theo quan niệm mới)

Tóm lại, thuật ngữ trí tuệ có nội hàm mới bao gồm: trí thông minh (intelligence), trí

sáng tạo (creativity) và trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence)

Dưới đây sẽ nêu vắn tắt một số thuyết về trí tuệ có liên quan đối với việc ình thành

và phát triển các thành phần đã nêu của nội hàm của khái niệm “trí ruệ”

đang xây dựng một lý thuyết về trí tuệ mà trong đó cũng thừa nhận có một đặc điểm

chung làm cơ sở cho nhiều hành vi

- Thuyết của Spearman về trí tuệ chung

Năm 1927, sau hơn hai thập kỷ nghiên cứu, Spearman đã công bố các kết luận của mình về bản chất của trí tuệ Ông đã sử dụng một kỹ thuật thống kê được gọi là

phân tích nhân tố (Factor analysis) để xác định mức độ tương quan giữa việc thực hiện

các nhiệm vụ khác nhau Bằng thực nghiệm, ông đã phát hiện thấy rằng: các trắc nghiệm nhằm vạch ra những năng lực riêng biệt có tương quan dương tính rõ rệt với nhau, và ông đã đi đến kết luận về sự tồn tại của một nhân tố chung nào đó, có ảnh hưởng đến tất cả các trắc nghiệm được nghiên cứu Ông gọi đó là nhân tố “g” (general) Sự phân tích sau này đã cho phép vạch ra cái gọi là những nhân tố riêng - “s” (special) “s” chỉ tồn tại đối với mỗi trắc nghiệm nhất định và không có liên quan gì

đến những trắc nghiệm khác Từ đó, quan niệm của ông đã được đưa vào tâm lý học

như là thuyết hai nhân tố của trí thông minh Tuy nhiên, Spearman tin rằng nhân tố trí

tuệ chung quan trọng hơn bất kỳ một nhân tố trí tuệ riêng nào (Lester M Sdorow, 1993) Sự tồn tại của nhân tố “g” đã nhận được sự ủng hộ của một số nghiên cứu Nó

Trang 11

phản ánh năng lực thao tác thông tin một cách chính xác và linh hoạt trong trí nhớ ngắn hạn của con người (Larson and Saccuzzo, 1989)

Tuy nhiên cũng có xu hướng phủ nhận sự tồn tại một cơ sở chung của trí tuệ mà người đầu tiên là E Thorndike Những tác phẩm của Thorndike cũng xuất hiện vào thời kỳ có những công trình nghiên cứu đầu tiên của Spearman (E Thorndike, 1903)

Quan niệm đa nhân tố của E Thorndike cho rằng: trí tuệ gồm nhiều nhân tố hay

thành phần Bất kỳ một hành động trí tuệ nào cũng chứa đựng một loạt các thành

phần tác động qua lại với nhau Quan điểm này được Thurstone nghiên cứu kỹ bằng phương pháp phân tích nhân tố

- Thuyết về các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ của Thurstone

Tư tưởng của Thorndike đã được nhà tâm lý học Mỹ Louis Thurstone 1955) nghiên cứu chi tiết về mặt toán học Ông là người có đóng góp rất to lớn vào lý thuyết và kỹ thuật phân tích nhân tố, và được coi là người sáng lập ra phương pháp phân tích đa nhân tố (Thurstone L.L, 1947)

Giống như Spearman, Louis Thurnstone cũng dùng phương pháp phân tích nhân

tố để xác định bản chất của trí tuệ Nhưng khác với Spearman, Thurstone (1938) kết luận rằng, không hề có nhân tố chung của trí tuệ Trên cơ sở một bộ trắc nghiệm (battery of test) dùng cho sinh viên, ông đã xác định được 7 nhân tố mà ông gọi là

những năng lực trí tuệ nguyên thuỷ (primary mental abilities): suy luận (R- reasoning),

lưu loát về ngôn từ (W- Word fluency), tốc độ tri giác (P Perceptual Speed), thông hiểu ngôn ngữ (V- Verbal comprehension), tưởng tượng không gian (S-Spatial Visualization), tính toán bằng con số (N- Numerical Calculation) và trí nhớ liên tưởng (M- Associative Memory) Ông đã nhấn mạnh rằng: những thao tác trí tuệ nhất định

đều có một nhân tố “nguyên thuỷ” chung, những thao tác trí tuệ này tạo thành một

nhóm (vì vậy thuyết này còn được gọi là thuyết nhân tố nhóm - “Group - factor

theory”) Từ quan niệm này đã ra đời trắc nghiệm PMA (Primary Mental Abilities) dùng để đo các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ trên đây

Sau này, Thurstone cũng đã thừa nhận sự tồn tại của những nhân tố chung, nhưng xem chúng là những nhân tố thuộc hàng thứ hai Trong những tác phẩm cuối đời của mình, Spearman cũng đã thừa nhận sự tồn tại của các nhân tố nhóm

Ngày nay người ta đã hiểu quan niệm về nhân tố chung là một trường hợp đặc biệt của sự phân tích đa nhân tố

- Thuyết 2 nhân tố trí tuệ của Horn và Cattell

Lý thuyết gần đây nhất về trí tuệ được xây dựng trên cơ sở phân tích nhân tố là

lý thuyết của John Horn và Raymond Cattell(1966) Hai ông đã xác định được hai nhân

tố của trí tuệ Trí tuệ thể lỏng (Fluid Intelligence) phản ánh năng lực tư duy, trí nhớ và

tốc độ của việc chế biến thông tin Horn và Cattell tin rằng trí tuệ lỏng được thừa kế một cách rộng rãi, có chịu ảnh hưởng một chút của luyện tập, và bị giảm sút ở tuổi già

Ngược lại, trí tuệ thể kết tinh (Crystallized Intelligence) phản ánh những kiến thức thu

11

Trang 12

thập được qua nhà trường và kinh nghiệm hàng ngày Hai ông tin rằng trí tuệ thể kết tinh được tăng cường hoặc giữ nguyên như vậy ở tuổi già

Những chương trình giáo dục đặc biệt có thể làm tăng cường trí tuệ thể lỏng và nhất là trí tuệ thể kết tinh (Stankov and Chen, 1988)

Sau khi xem lại những luận chứng cho sự tồn tại của trí tuệ thể lỏng và trí tuệ thể kết tinh, Guilford (1980) đã nhấn mạnh rằng Horn và Cattell đã thất bại trong việc chứng minh sự hiện hữu của hai loại nhân tố này Các lý thuyết phân tích nhân tố về trí tuệ thiếu một sự phê phán mạnh mẽ có lẽ là ở chỗ chúng cho rằng trí tuệ chỉ phản ánh những năng lực nhận thức cần cho hoạt động ở nhà trường, vì vậy cần phải hoàn thiện một lý thuyết sát hơn và cập nhật hơn về trí tuệ với sự thừa nhận một tầm vực rộng lớn hơn của các năng lực (Frederiksen, 1986) Các lý thuyết của Robert Sternberg và Howard Gardner đã làm như vậy (Sẽ đề cập ở những phần tiếp sau)

- Mô hình thứ bậc các năng lực trí tuệ của Vernon

Nhà tâm lý học người Anh Philip Vernon đã đưa ra một mô hình dạng cái cây khác với Thuyết đa nhân tố của Guilford (Vernon, 1969) Mô hình Vernon có một nhân tố trí tuệ chung (g) nằm ở tầng cao nhất, cùng với 2 nhóm nhân tố chính yếu là ngôn ngữ - giáo dục (v: ed) và thực tế- cơ giới - không gian (k: m) nằm ở tầng dưới kế

tiếp Các nhân tố v: ed và k: m được tiếp tục phân tách thành một số nhân tố nhóm thứ yếu Ví dụ, v: ed bao gồm các năng lực như ngôn ngữ lưu loát, năng lực số học, và có

lẽ là năng lực sáng tạo Một số nhân tố nhóm thứ yếu tạo thành k: m là thông hiểu cơ

giới, năng lực tâm vận động, và các quan hệ không gian ở tầng thấp nhất của các thứ bậc là các nhân tố riêng đặc biệt đối với các trắc nghiệm nhất định ( Hình.1)

Mô hình thứ bậc về trí tuệ rằng này vẫn giữ nguyên nhân tố trí tuệ chung của Spearman, đồng thời lại gắn kết với các năng lực trí tuệ nguyên thuỷ của Thurstone và các nhân tố cấu trúc trí tuệ của Guilford vào một vị thế phụ dưới nhân tố g Các mô hình tích hợp kiểu như mô hình thứ bậc của Vernon hứa hẹn là có thể có một cách liên kết có vẻ hợp lý các phát hiện và lý giải khác nhau của các công trình nghiên cứu theo quan điểm phân tích nhân tố thành một lý thuyết duy nhất (Aiken L.R, 1987)

H.1 Mô hình thứ bậc của Vernon về các năng lực trí tụê (theo Vernon, 1960)

Trang 13

1.1.2.2 Các thuyết đa trí tuệ (multiple intelligence)

- Thuyết của Guilford về cấu trúc trí tuệ

Cũng giống như Thurstone, J.P Guilford (1897-1987) đã phản đối quan niệm về một nhân tố trí tuệ chung (Guilford, 1959) Ông giải thích trí tuệ theo cách mới với mục đích: “xây dựng một lý thuyết thống nhất về trí tuệ người bao gồm những năng lực chuyên biệt đã biết hoặc những năng lực trí tuệ cơ sở vào một hệ thống duy nhất, đó là cấu trúc trí tuệ” Guilford cho rằng trí tuệ đo bằng các test đo IQ truyền thống không

đo được tính sáng tạo, một thành tố quan trọng của trí tuệ và từ kết quả nghiên cứu của mình ông đề xuất mô hình cấu trúc trí tuệ ba chiều (xem hình 2)(9) Ông đã soạn thảo bộ test tổng nghiệm để tìm cách đo các yếu tố riêng lẻ và các hành vi sáng tạo Với sự hỗ trợ của phương pháp thống kê toán học, đặc biệt là phương pháp phân tích nhân tố, ông

đã xác định được 120 nhân tố của trí tuệ Mỗi một nhân tố này đại diện cho sự tác động

qua lại giữa các chiều (dimensions) mà Guilford gọi là các thao tác (các quá trình tư duy: nhận thức, trí nhớ, tư duy phân kỳ, tư duy hội tụ, đánh giá), các nội dung (thông tin mà con người đang suy nghĩ về chúng: hình ảnh, ký hiệu, ngữ nghĩa, hành vi), và các sản phẩm (các kết quả của sự suy nghĩ về các thông tin: các đơn vị, các lớp, (loại),

các mối liên hệ, các hệ thống, các biến thái, các liên kết (Xem Hình 2)

Hình 2: Cấu trúc trí tuệ 3 chiều của Guilford (1967)

Đá

Tư d Tư

nh giá

Nhận thức

uy h

ội tụ

duy phâ

n kỳ Nhớ

C

C C C C

ác đơn vị Các lớp

Nội dung

Trang 14

Các test trí tuệ truyền thống (test đo IQ) vốn bó hẹp trong tư duy hội tụ: tức là nhằm vào năng lực nhớ lại, nhận lại mà không nhằm vào sự tìm kiếm và cải tiến, đổi mới Vì vậy, các test trí tuệ truyền thống không đo được tính sáng tạo Guilford cho rằng các yếu tố thao tác tương ứng với những năng lực nhất định có thể được hình thành một phần nào đó qua học tập Trong qúa trình sáng tạo phần lớn các sản phẩm tư duy nằm trong phạm vi tư duy phân kỳ Tư duy phân kỳ giải quyết vấn đề đa khả năng, trong khi đó tư duy hội tụ lại bó hẹp trong phạm vi một khả năng, bởi vì nó chỉ nhằm vào một trả lời Tuy nhiên cả tư duy phân kỳ lẫn tư duy hội tụ đều có vai trò trong mọi tình huống giải quyết vấn đề

Gần cuối đời, Guilford đã tăng các nhân tố của trí tuệ lên 180 Tất nhiên, việc

đưa ra nhiều nhân tố như vậy đòi hỏi phải nghiên cứu trong nhiều năm để xác định các giá trị của lý thuyết này Guilford đã hy vọng tìm ra các con đường để nâng cao trí tuệ bằng sự giúp đỡ học sinh nâng cao các nhân tố chuyên biệt mà ông tin là chúng tạo nên trí tuệ (Comrey, Michaeland, Frucheter, 1988)

- Thuyết ba nhân tố về trí tuệ của Sternberg

Theo Robert Sternberg trí tuệ của mỗi người rộng hơn những năng lực được đo bằng các trắc nghiệm trí tuệ (Trotter, 1986) Để xác định quan niệm về bản chất trí tuệ của những người bình thường, ông và các cộng sự (1984) đã tiến hành trao đổi những người đang đọc tại một thư viện trường đại học, những người đang ở trong siêu thị, hoặc đang đợi tầu lửa Họ được yêu cầu liệt kê những đặc điểm mà họ tin là chính yếu của trí tuệ con người Theo những người được hỏi, một người thông minh là người có

kỹ năng ngôn ngữ tốt, có những năng lực giải quyết vấn đề tốt và có óc phán đoán xã hội tốt

Trong thập kỷ 80, Robert Sternberg (1984) đã xây dựng thuyết ba nhân tố của trí tuệ (Triachic theory of intelligence) Thuyết này cho rằng trí tuệ bao gồm ba loại

năng lực giống như những năng lực được trong cuộc khảo sát trước đây của ông Từ đó Sternberg đã xây dựng học thuyết của mình dựa trên cơ sở những quan sát về việc con

người đã chế biến các thông tin như thế nào Theo Sternberg, có 3 loại trí tuệ khác

nhau:

Trí tuệ phân tích (Analytical or Componential Intelligence) là loại trí tuệ giống

với loại trí tuệ được thừa nhận trong các lý thuyết truyền thống về trí tuệ Nó phản ánh chủ yếu năng lực suy luận ngôn ngữ, năng lực này giúp ích cho hoạt động ở nhà trường Người có loại trí tuệ này sẽ làm tốt các trắc nghiệm đòi hỏi phân tích một vấn

đề thành các yếu tố của nó

Trí tuệ sáng tạo (Creative or Experiential Intelligence) là năng lực kết hợp

những kinh nghiệm khác nhau theo những cách thức mới để giải quyết những vấn đề mới Loại trí tuệ này phản ánh sự sáng tạo, được thể hiện ở các nghệ sĩ, các nhà sáng tác âm nhạc hay các nhà khoa học Theo Sternberg, thì những thiên tài như Leonardo

da Vinci và Alberteinstein đã có trình độ đặc biệt cao về loại trí tuệ này

Trang 15

Trí tuệ ngữ cảnh (Contextual Intelligence) là năng lực hoạt động trong các tình

huống xã hội thực tiễn, hằng ngày Nó phản ánh sự “lõi đời” (Street Smarts), ví như trong việc “mặc cả” khi mua bán Những người có loại trí tuệ này thường không được

điểm cao nhất trong các trắc nghiệm tiêu chuẩn hoá, và họ cũng không phải là những người sáng tạo ở mức cao Robert Sternberg cho rằng trí tuệ ngữ cảnh là “tất cả những gì cực kỳ quan trọng mà bạn không hề được dạy ở nhà trường”

Thuyết 3 nhân tố thừa nhận rằng con người có thể hoạt động được trong những hoàn cảnh khác với nhà trường Hơn nữa, một người nào đó có thể xuất sắc trong một loại trí tuệ này mà không xuất sắc trong 2 loại kia Mỗi loại trí tuệ trên đều có thể được tăng cường nhờ sự luyện tập đặc biệt (Robert Sternberg, 1986) Ông cho rằng thứ trí tuệ được đo bằng các trắc nghiệm IQ là một thứ trí tuệ “chết” (inert)- nó không dẫn

đến hành động có mục đích Từ đó, ông đưa ra khái niệm “trí tuệ thành công” (successful intelligence) Đó là loại trí tuệ được dùng để đạt được những mục đích quan trọng của cá nhân hay của xã hội

Sternberg cho rằng các nhà tâm lý học không nên nghiên cứu xem con người có trí tuệ ở mức nảo, mà nên nghiên cứu xem mỗi người sử dụng nó như thế nào Điều này

đã làm cho lý thuyết của ông có khả năng áp dụng một cách “có tính chất xuyên văn hoá cao”, vì người ta đã xác nhận rằng cái được coi là thông minh trong một xã hội này lại có thể không có giá trị gì trong một xã hội khác (Kagan, 1998) Trí tuệ phải được hiểu trong một ngữ cảnh văn hoá-xã hội nhất định

Dù rằng lý thuyết của Robert Sternberg đã vượt ra ngoài các lý thuyết truyền thống (thừa nhận trí tuệ sáng tạo và trí tuệ thực tế và trí tuệ nhà trường), vẫn cần phải nghiên cứu nhiều hơn để tiếp tục xác định những giá trị của lý thuyết này (Lester M.Sdorow, 1993)

- Thuyết đa trí tuệ của Gardner

Trong khi lý thuyết của Robert Sternberg được dựa trên cơ sở nghiên cứu về việc chế biến thông tin, thì thuyết đa trí tuệ (theory of Multiple Intelligence) của Howard Gardner (1983) lại dựa trên luận điểm: não bộ đã tạo ra các hệ thống riêng biệt cho những năng lực tương ứng khác nhau mà ông gọi là “các trí tuệ” Theo Howard Gardner, có 7 kiểu trí tuệ khác nhau, mỗi một kiểu được phát triển đến một mức độ khác nhau trong mỗi một con người

Trí tuệ ngôn ngữ (Linguistic Intelligence) là năng lực diễn tả ngôn ngữ dễ dàng

bằng cách nói hay viết Các nhà thơ, nhà văn, nhà báo là những thí dụ rõ nhất về loại trí tuệ ngôn ngữ Họ rất nhạy cảm với âm thanh, nhịp điệu và nghĩa của các từ, nhạy cảm với những chức năng khác nhau của ngôn ngữ Trí tuệ ngôn ngữ nằm ở phần não trái: thuỳ trán trái kiểm soát các khả năng nói, còn thuỳ thái dương trái điều khiển sự hiểu biết ngôn ngữ

Trí tuệ lôgic- toán học (Logical- Mathematical Intelligence) là năng lực tính

toán phức tạp và lý luận sâu sắc Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là các nhà toán học và các nhà khoa học nói chung Những nhà khoa học lớn có tài nhìn thấu suốt vấn đề phức

15

Trang 16

tạp và cảm nhận được giải pháp trước khi đưa ra bằng chứng Trí tuệ này nằm trong bán cầu não bên trái, nhưng không có liên hệ chuyên biệt với một vùng nào cả Cho nên, nó dễ bị ảnh hưởng do sự suy thoái toàn bộ hơn là do các tổn thương, tai biến của não Trường hợp những người chậm phát triển trí tuệ mà lại có thể thực hiện các phép toán với tốc độ cực nhanh (Idiots Savants) đã chứng tỏ sự hiện diện của loại trí tuệ này

Trí tuệ âm nhạc (Musical Intelligence), đó là năng lực tạo ra và thưởng thức

các nhịp điệu, cung bậc (của nốt nhạc), âm sắc; biết thưởng thức các dạng biểu của âm nhạc Loại trí tuệ này có tính độc lập rõ hơn các loại khác Một người tầm thường về

âm nhạc có thể đặc biệt xuất sắc ở các lĩnh vực khác Một số trẻ tự kỷ lại có khả năng chơi tốt một nhạc cụ nào đó Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là các nhà soạn nhạc, các nghệ sĩ biểu diễn viôlông Có lẽ đây là loại trí tuệ phát triển sớm nhất ở trẻ con

Loại trí tuệ này chủ yếu nằm ở bán cầu não phải, nhưng khu trú kém chính xác hơn ngôn ngữ và có thể mất đi do những tổn thương ở não

Trí tuệ không gian (Spatial Intelligence) bao gồm các khả năng tiếp nhận thế

giới thị giác - không gian một cách chính xác và khả năng thực hiện những biến đổi đối với các sự tri giác ban đầu của mình Nó cho phép tưởng tượng hình dạng của các sự vật với góc nhìn khác với người khác Loại trí tuệ này cần thiết cho việc định hướng và trí nhớ thị giác của mỗi người, đặc biệt là sự định hướng trừu tượng trong không gian Người có loại trí tuệ này có thể diễn tả tư tưởng và dự định của mình dưới dạng ký hoạ

Điển hình cho loại trí tuệ này là các nhà hàng hải, các kỳ thủ, hoạ sỹ và nhà điêu khắc Loại trí tuệ này chủ yếu nằm ở phía sau bán cầu não phải Sự tổn thương của vùng não này có thể làm người bệnh không nhận ra được người thân và nơi chốn rất quen thuộc trước đây

Trí tuệ vận động - cơ thể (Body- Kinesthetic Intelligence) gồm các thành tố cơ

bản là các năng lực kiểm soát các vận động của cơ thể mình và cầm nắm các đối tượng một cách khéo léo ở đây cơ thể tham gia trực tiếp vào việc giải quyết các vấn đề, thường nhanh hơn cả trí óc, nhất là trong các tình huống nguy hiểm và trong khi chơi thể thao Điển hình cho loại trí tuệ này là các nghệ sĩ múa, các nhà thể dục dụng cụ, các nghệ sĩ kịch câm Loại trí tuệ này nằm ở trung khu vận động của bán cầu não trái (đối với phần cơ thể bên phải), và bán cầu não phải(đối với phần cơ thể bên trái) Các tổn thương não bộ thường chỉ ảnh hưởng đến sự chỉ huy một phần cơ thể

Trí tuệ về bản thân (Intrapersonal Intelligence) bao gồm những năng lực đánh

giá các cảm xúc của bản thân mình, năng lực phân biệt giữa các cảm xúc ấy và đưa chúng vào hướng dẫn hành vi: sự hiểu biết về những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân mình, về những thèm muốn và trí thông minh của mình Người có trí tuệ loại này

là người hiểu biết bản thân mình một cách cặn kẽ và chính xác Tuy nhiên loại trí tuệ này có ở mọi ngươi với các mức độ khác nhau Thuỳ trán là trung tâm của loại trí tuệ này Tổn thương ở phần dưới thuỳ trán dẫn đến sự kích thích hay hưng phấn, tổn thương ở phần trên thì tạo ra thờ ơ và vô cảm

Trang 17

Trí tuệ về người khác (Interpersonal Intelligence) bao gồm những năng lực

nhận thức rõ ràng và đáp ứng lại các tâm trạng, khí chất, động cơ và các thèm muốn của người khác một cách thích hợp Người có trí tuệ loại này có khả năng xâm nhập vào tư tưởng của người khác, có khả năng khích lệ và nâng đỡ người khác Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là những nhà trị liệu, người bán hàng, các linh mục, nhà sư phạm Thuỳ trán cũng có vai trò quan trọng đối với loại trí tuệ này Các tổn thương ở thuỳ trán

có thể làm mất khả năng thấu hiểu người khác và làm thay đổi hoàn toàn nhân cách Sự lão suy có thể làm mất đi tất cả mọi khả năng xã hội của con người

Sau này Gardner lại nêu ra một loại trí tuệ thứ 8 là Trí tuệ tự nhiên (Naturalist

Intelligence) (theo Lester A.Lefton, 2000) Đó là năng lực phân biệt một cách tinh tế giữa hệ động vật và hệ thực vật của thế giới tự nhiên hoặc giữa các mẫu vật và những thiết kế do con người tạo ra Tiêu biểu cho loại trí tuệ này là nhà thực vật, người đầu bếp…

Quan điểm của Gardner đã được đánh giá cao, đồng thời cũng bị phê phán Nó

được đánh giá cao vì đã thừa nhận hoàn cảnh văn hoá của trí tuệ, đã tính đến nhiều năng lực của con người và hệ thống cơ bản (khung) của nó đã quan tâm đến việc phân tích trí tuệ ở nhà trường và các môi trường ứng dụng khác

Thuyết đa trí tuệ đã gây một tiếng vang trong giới sư phạm ở Mỹ Một số nhà giảng dạy và nghiên cứu sư phạm chấp nhận một phần lý thuyết của Gardner Tuy nhiên, chính Gardner cũng thừa nhận rằng quan niệm của mình không giải thích được tất cả Một số loại trí tuệ của Gardner được đo bằng các trắc nghiệm trí tuệ truyền thống- đó là trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ logic- toán, trí tuệ không gian Còn các loại

khác đều không được đánh giá bằng trắc nghiệm trí tuệ truyền thống Cho đến nay tác giả vẫn chưa làm sáng tỏ được tính ổn định và tính ứng nghiệm của việc thực hiện các trắc nghiệm về những lĩnh vực trí tuệ mới này (Ulric Neisser et al, 1996) Mặt khác những ý kiến phê phán như của Sandra Scarr (1985) chẳng hạn, đã phản bác lại quan niệm của Gardner Những phê phán này cho rằng Gardner thực tế đang nói về các tài năng (talents), chứ không phải về các trí tuệ

- Thuyết trí tụê cảm xúc (emotional intelligence)

Phong cách làm việc thay đổi nhanh chóng, uyển chuyển và cởi mở hơn của xã hội hiện đại đòi hỏi phải có sự kết hợp của trí tuệ (trí thông minh) với xúc cảm, đặc biệt khi con người tin tưởng và hợp tác với những người khác để giải quyết những vấn

đề và nắm bắt các vận hội (Robert K Cooper and Ayman Sawaf,1996) Đã có những công trình nghiên cứu cho thấy mắc dầu rất thông minh song chưa chắc đã đủ bảo đảm cho sự thành đạt của mỗi người Muốn thành đạt, người ta còn rất cần một chỉ sốitris tuệ cảm xúc cao (EQ-Emotional Quotient)

Gần đây người ta bắt đầu nói đến cái gọi là “trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) và dùng chỉ số trí tuệ cảm xúc (EQ) để đánh giá nó Tuy Gardner đã không dùng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc, nhưng quan niệm của ông về trí tuệ về bản thân

và trí tuệ về người khác đã là sự thừa nhận tầm quan trọng của việc hiểu biết và áp

17

Trang 18

dụng kỹ năng đời sống xúc cảm trong hoạt động thích ứng và trí tuệ… Nhưng người

đầu tiên đưa ra thuật ngữ “Trí tuệ cảm xúc” vào năm 1990 là Peter Salovey và John Mayer Hai ông cho rằng trí tuệ cảm xúc là khả năng kiểm soát và điều chỉnh các cảm xúc của mình và của người khác, và khả năng sử dụng các cảm xúc để dẫn dắt ý nghĩ

và hành động (Salovey, P.& Mayer, J.D(1990) Emotional Intelligence Imagination, Cognition and Personality, 9)

Từ năm 1995 đến nay, sau khi cuốn sách “Trí tuệ cảm xúc” (Emotional Intelligence) của Daniel Goleman, một nhà tâm lý học Mỹ, được xuất bản thì vấn đề trí tuệ cảm xúc bắt đầu được giới tâm lý học quan tâm ngày càng nhiều

Daniel Goleman cho rằng: Mọi quan niệm về bản chất con người mà bỏ qua quyền năng của các cảm xúc thì đều thiếu sáng suốt…Chúng ta đã cường điệu giá trị

và tầm quan trọng của lý trí thuần tuý được đo bằng IQ trong đời sống con người Goleman khẳng định rằng: Chúng ta có hai hình thức khác nhau của trí tuệ: trí tuệ lý trí

và trí tuệ cảm xúc Cách chúng ta hướng dẫn cuộc sống của mình được quyết định bởi hai thứ trí tuệ ấy, trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như IQ

Quan niệm truyền thống về sự đối kháng giữa lý trí và tình cảm đã bị đảo lộn:

đây không phải là sự giải thoát khỏi các xúc cảm và thay thế chúng bằng lý trí, mà là tìm được một sự cân bằng tốt đẹp giữa hai mặt đó

Khuôn mẫu trước đây coi lý trí thoát khỏi các xúc cảm là lý tưởng Khuôn mẫu mới bắt chúng ta phải hoà hợp cái đầu và trái tim với nhau” (Daniel Goleman, 1995)

Trong cuốn sách tiếp theo: “Làm việc với trí tuệ cảm xúc”(Working with Emotional Intelligence), xuất bản năm 1998, Daniel Goleman đã định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biêt các cảm xúc của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các cảm xúc trong bản thân minh và trong các mối liên hệ với người khác (Daniel Goleman, 1998)

So với mô hình và định nghĩa đầu tiên về “Trí tuệ cảm xúc” của Peter Salovey và

John Mayer, Goleman đã bổ sung 5 năng lực cơ bản về cảm xúc và xã hội là : năng lực

tự ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các kỹ năng xã hội Mayer và Salovey (1997) đã chứng minh rằng khi con người sử dụng các xúc

cảm của mình để làm cho việc suy nghĩ dễ dàng, họ có thể học được cách điều chỉnh các cảm xúc Mayer và Salovey cố gắng tách bạch hiệu quả của xúc cảm và trí tuệ, và tuyên bố rằng mỗi người cảm xúc một khác

Nhà tâm lý học Israel Reuven Bar- On, Viện trưởng Viện nghiên cứu quốc tế về trí tuệ ứng dụng (International Institute of Applied Intelligence) tại Đan Mạch đã tạo ra thuật ngữ EQ (Emotional Quotient) năm 1985 và đã xuất bản tập EQ-i (Emotional Quotient Inventory), trắc nghiệm đầu tiên về trí tuệ cảm xúc, sau 17 năm nghiên cứu

Ông đã từng tham gia vào việc định nghĩa, đo lường và áp dụng trí tuệ cảm xúc từ nằm

1980 Ông tuyên bố : "Tôi không cho rằng EQ thay thế IQ, nhưng chúng ta nên bắt đầu quan tâm đến cả hai phép đo (bổ sung thêm các nhân tố quyết định khác của sự thành công) để hiểu tốt hơn con người và tiềm năng của họ đối với sự thành công trong các

Trang 19

mặt khác nhau của đời sống Tôi hy vọng rằng chúng ta bắt đầu thế kỷ XXI với sự trang bị một phổ rộng hơn và giàu mạnh hơn về kiến thức nghề nghiệp được dựa trên cái mà chúng ta đã biết về trí tuệ nhận thức(cognitive intelligence) và cái mà chúng ta

đã bắt đầu học được về trí tuệ cảm xúc” (Reuven Bar- On, 1997)

Khi xem xét lại mô hình của mình trước đây về trí tuệ cảm xúc, Mayer và Salovey (1997) đã tập trung vào nghiên cứu tiềm năng cho sự phát triển trí tuệ và cảm xúc Trí tuệ cảm xúc được cho là gồm có: sự tri giác, đánh giá và biểu hiện xúc cảm, tác động thuận lợi của xúc cảm đến tư duy, đến sự hiểu biết, sự phân tích và sử dụng kiến thức xúc cảm, và sự điều chỉnh nhạy bén về các cảm xúc để tăng cường sự phát triển xúc cảm và lý trí Schutte và những cộng sự (1998) vừa đưa ra một phép đo trí tuệ cảm xúc được dựa trên mô hình đã được xem lại của Mayer và Salovey(1997) Thật thú

vị, điểm số 33 item của thang đo ở phụ nữ đã cao hơn ở nam giới một cách có ý nghĩa,

và không có tương quan với năng lực nhận thức (Bond & Mc Conkey, 2001)

Các phát hiện mới về chức năng của hai bán cầu não cũng đã ủng hộ cho quan niệm về trí tuệ cảm xúc Người ta đã khẳng định rằng: bán cầu não phải có chức năng

xử lý các quan hệ nghe và nhìn trong không gian- gọi là bán cầu biểu tượng (representational hemisphere), còn bán cầu trái có chức năng ngôn ngữ và phân tích- gọi là bán cầu minh bạch (sequential analysis, catergorical hemisphere) Cái gọi là bán cầu “ưu thế”(dominance) có chức năng trí tuệ với các dấu hiệu tượng trưng (symbol) là lời nói và chữ viết, còn bán cầu gọi là “không ưu thế” không có nghĩa là kém hoạt động trí tuệ, mà ngược lại nó có hiệu lực trí tuệ khi phân tích các hiện tượng mà ý nghĩa của

nó thể hiện bằng tín hiệu (signal) nghe và nhìn trực tiếp truyền cảm: tượng thanh, tượng hình

Tuy nhiên, các nhà tâm lý học đã nêu ra một số câu hỏi tranh luận: năng lực nhận thức và xúc cảm độc lập với nhau đến mức độ nào? Chúng có bị tác động bởi những biến đổi của môi trường như nhau không? Trí tuệ cảm xúc có thể được nuôi dưỡng hay tăng cường không? Các phẩm chất của trí tuệ xúc cảm mà Goleman đã nêu

ra liệu có tương quan với nhau không? Có thể đo lường chúng như thế nào? Các nhà tâm lý học biết khá nhiều về cả trí tuệ lẫn xúc cảm, nhưng có quá ít những bằng chứng nghiên cứu để ủng hộ cho trí tuệ cảm xúc của Goleman, cho dù chúng có sự hấp dẫn một cách trực giác(Davies, Stankov & Roberts, 1998) Cho đến khi có được một sự nghiên cứu có hệ thống, chắc chắn thì ý tưởng của Goleman (và những đồng nghiệp của ông) vẫn là một giả thuyết hấp dẫn tiếp tục nghiên cứu, khẳng định

- Thuyết về trí sáng tạo:

• Định nghĩa trí sáng tạo dưới góc độ tâm lý học:

Sáng tạo là một bản tính của con người và cũng lâu đời như bản thân nhân loại, nhưng hiện tượng này mới được chú ý nghiên cứu nhiều trong năm thế kỷ gần đây, mà

19

Trang 20

cũng giới hạn trong nghệ thuật và ở đó chỉ xoay quanh việc mô tả về những thiên tài xuất chúng, đặc biệt là các thiên tài âm nhạc

Sự khởi đầu đích thực nghiên cứu khoa học về sáng tạo được tính từ khi ra đời tác phẩm của Galton "Sự di truyền tài năng" (Hereditary Genius) vào năm 1869 Nhưng như nhà tâm lý học Mỹ Terman (1954) đã khẳng định thì cho đến năm 1950 cũng chỉ mới có những nghiên cứu rất tản mạn về lĩnh vực này như đã nói ở mục trên Cú huých

mở đầu cuộc chạy đua ráo riết nghiên cứu về sáng tạo chính là sự kiện kỹ thuật Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ có mang theo nhà du hành Gagarin vào không gian vào năm 1961 Ngay lúc bấy giờ, chính phủ và nền công nghiệp các nước tiên tiến, trước hết là Hoa Kỳ đã đề ra yêu cầu cấp thiết cho các nhà khoa học và đã đầu tư lớn cho những nghiên cứu tâm lý học về sáng tạo của con người dưới khẩu hiệu: "Để cho quốc gia có thể sống sót thì mỗi cá nhân phải suy nghĩ sáng tạo" (Donald Taylor 1961, Toynbee 1964)(3)

Các nhà khoa học, trước hết là các nhà tâm lý học đã phát hiện ra tính nhiều mặt của sáng tạo, có bao nhiêu hoạt động con người thì cũng có bấy nhiêu dạng sáng tạo

Có thể nói sáng tạo cũng có nhiều mặt, nhiều góc độ như chính bản chất con người (sinh lý, tâm lý, trí tuệ, xã hội, cảm xúc v v ), và nó cũng được xem xét theo mọi lứa tuổi, trong mọi nền văn hoá Trình độ, mức độ, kiểu loại của sáng tạo còn được phân tích dựa trên sản phẩm và trong quá trình sáng tạo cũng như dưới góc độ nhân cách sáng tạo Từ phân tích sự sáng tạo, so sánh nó với tư duy, các nhà tâm lý học nhận ra

nó tương tự như tư duy giải quyết vấn đề (Arnold 1962, Guilford 1967)(3) “Sáng tạo là một hoạt động nhận thức đem lại một cách nhìn nhận hay giải quyết mới mẻ đối với một vấn đề hay tình huống” (Solso R.L., 1991)

Ngày càng nhiều nhà nghiên cứu quả quyết rằng, "Mọi sự sáng tạo, dù ở đó đề cập đến nhạc giao hưởng, thơ tình, chế tạo máy bay mới, kỹ thuật bán hàng mới, loại dược phẩm mới hay công thức nấu món xúp mới.v.v đều dựa trên một thuộc tính chung của nhân cách, đó là năng lực tìm ra những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm vốn tồn tại đơn lẻ, rời rạc, những quan hệ này dưới tư duy mới sẽ tạo ra ý tưởng mới, hành động mới hay sản phẩm mới, độc đáo, phù hợp và có giá trị tối lợi"(4)(Smith 1964, Parnes 1964, Guilford 1967) tính sáng tạo trở thành một thuộc tính nhân cách tồn tại như một tiềm năng ở con người Tính năng sáng tạo có ở mọi người bình thường và được huy động trong từng hoàn cảnh sống cụ thể Được gọi là sự sáng tạo cá nhân khi cái mới nằm trong thế giới kinh nghiệm của một người và là sáng tạo xã hội khi cái mới liên quan đến cả một nền văn hoá Sáng tạo cá nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của nhân cách cụ thể và cũng là tiền đề của sáng tạo xã hội,

điều kiện không thể thiếu cho sự phát triển của một xã hội, một nền văn hóa

(3)

Arinold, J.E "Education for innovation" In: Source book of Creative Thinking New York, 1962

Và Taylor, D.W "Environment and Creativity" In: Conferonce on the Creative Person

Uni Calif Instit of Personality Assessement and Research Berkeley 1961

Trang 21

• Những cách tiếp cận nghiên cứu sự sáng tạo:

Vấn đề trong khoa học, đặc biệt trong tâm lý học hiện nay là tiếp cận bản chất của sự sáng tạo như thế nào: qua phân tích nhân cách sáng tạo, phân tích sản phẩm sáng tạo hay quá trình sáng tạo? bằng cách nào để đánh giá cũng như giáo dục và phát huy tính sáng tạo của thế hệ trẻ và người lao động nói chung?

Thật ra tiếp cận nghiên cứu về sáng tạo như thế nào là tuỳ thuộc vào mục đích của người nghiên cứu Đối với nhà quản lý công nghiệp, nhà lịch sử mỹ thuật và các nhà khoa học tương tự thì tính sáng tạo thể hiện trong sản phẩm sáng tạo Đối với nhà trị liệu tâm lý và nhiều nhà nghệ thuật thì sự sáng tạo được xét như một quá trình Nhà giáo dục, nhà tâm lý học hay nhà phân tâm thì quan tâm đến việc chẩn đoán và giáo dục tính sáng tạo, do đó họ chú trọng đến nghiên cứu nhân cách sáng tạo

Trong đề tài này chúng tôi tiếp cận nghiên cứu về sáng tạo dưới cả 3 góc độ nhân cách, quá trình và sản phẩm nhằm mục đích giáo dục phát huy tính sáng tạo ở mọi lứa tuổi vì sự phát triển nước ta thành nước công nghiệp hiện đại sau vài thập kỷ tới

Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ nhân cách:

Guilford là người đầu tiên nói về các đặc điểm nhân cách của nhân cách sáng tạo

và biểu diễn nó thành một mô hình Ông cho rằng nhân cách sáng tạo được xác định bởi một tổ hợp các đặc điểm và năng lực sau: tính lưu loát (fluency), tính mềm dẻo (flexibility), sự mở rộng vấn đề (elaboration), tính độc đáo (Originality), tính nhạy cảm vấn đề (sensibility) và sự định nghĩa lại vấn đề (Redefinition) Những nghiên cứu ở Viện nhân cách của Đại học tổng hợp California đã đi đến kết luận như sau:

1 Người sáng tạo trội hơn về tính phức hợp trong tư duy

2 Người sáng tạo tinh tế hơn và phức hợp hơn trong tâm vận động

3 Người sáng tạo có tính độc lập hơn trong đánh giá

4 Người sáng tạo có tự ý thức cao hơn, tự tin cao hơn

5 Người sáng tạo luôn chống lại sự áp đặt và sự hạn chế

Từ góc độ nhân cách, năm 1988 Pippig, nhà tâm lý học Mác - Xít Đức (CHDCĐ)

định nghĩa: "Tính sáng tạo là thuộc tính nhân cách đặc biệt, thể hiện khi con người

đứng trước hoàn cảnh có vấn đề; Thuộc tính nhân cách này là tổ hợp các phẩm chất tâm lý mà nhờ đó con người trên cơ sở kinh nghiệm của mình và bằng tư duy độc lập tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cá nhân hay xã hội ở đó người sáng tạo gạt bỏ được các giải pháp truyền thống và đưa ra giải pháp mới, độc

đáo và thích hợp đối với vấn đề đặt ra"(5)

Sternberg và Lubart (Sterberg et al., 1999) đang xây dựng một lý thuyết về sự sáng tạo trên quan điểm đa biến (Multivariate Approach), cho rằng sáng tạo được xây dựng

xung quanh 6 thuộc tính hay khía cạnh (facet) là: Các quá trình trí tuệ; Phong cách trí

Trang 22

tuệ; Kiến thức; Nhân cách; Động cơ; Hoàn cảnh, môi trường Có thể coi đây là các

yếu tố cấu thành trí sáng tạo

“Danh mục sáng tạo” của chúng ta là cơ sở của các hành động sáng tạo Sáu khía cạnh này của danh mục có thể kết hợp thành một hoạt động sáng tạo ở một giai đoạn bất

kỳ nào của đời sống Môi trường trí tuệ như trường học hay cuộc sống gia đình, sớm có một ảnh hưởng quan trọng đến trí sáng tạo

Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ quá trình:

Arnold (1964) và Guilford (1967) coi sáng tạo như là quá trình giải quyết vấn đề, vì mỗi tình huống giải quyết vấn đề đòi hỏi cá nhân tư duy sáng tạo Đứng trước một vấn đề, con người huy động vốn kinh nghiệm của mình, kết hợp chúng thành cấu trúc mới và với cấu dạng mới này của kinh nghiệm thì vấn đề đặt ra được giải quyết

Tâm lý học ngày nay chia quá trình sáng tạo thành 4 pha: chuẩn bị, ấp ủ, bừng sáng và chứng thực Mỗi pha đòi hỏi ở cá nhân sáng tạo một trạng thái tâm lý nhất

định Trạng thái đầu tiên mà người sáng tạo phải trải nghiệm là căng thẳng (hưng phấn), sau đó là thất vọng, ở pha thứ 3 là niềm vui và trong pha cuối cùng là sự tập

trung cao độ

Dưới góc độ quá trình, năm 1962 Torrance đưa ra định nghĩa được coi là tốt nhất

mà theo đó sáng tạo được hiểu là một quá trình tạo ra ý tưởng hoặc giả thuyết, thử nghiệm ý tưởng này đi đến kết quả Kết quả này có ít nhiều mới mẻ, có chút ít cái gì

đó trước đây con người chưa bao giờ nhìn thấy, chưa có ý thức về nó Quá trình sáng

tạo ở đây bao gồm tư duy tưởng tưởng bay bổng, phát hiện, tò mò, thử nghiệm, thăm

dò và đánh giá.v.v Như vậy dưới góc độ quá trình, sáng tạo là một quá trình hoạt

động được kết thúc ở một sản phẩm mới độc đáo được một nhóm người nào đó ở một thời điểm tương ứng thừa nhận là có ích(6) Tiêu chí ở đây là "mới" "độc đáo", "cần thiết" và "được thừa nhận" của một nhóm người

Tiếp cận sự sáng tạo dưới góc độ sản phẩm:

Định nghĩa của Ghiselin (1956) về sản phẩm sáng tạo được thừa nhận rộng rãi

nhất, theo đó "sản phẩm sáng tạo là cấu dạng mới nhất của thế giới kinh nghiệm được tạo nên bằng sự cấu trúc lại thế giới kinh nghiệm đã có trước đó, thể hiện rõ nhất sự nhận thức của chủ thể sáng tạo về thế giới và bản thân cũng như quan hệ giữa anh ta với thế giới ấy"(7) Sản phẩm sáng tạo được đánh giá theo mức độ mà thế giới kinh

nghiệm được cấu trúc lại Một sản phẩm càng là sáng tạo khi phạm vi ứng dụng của nó càng rộng Một bài hát hay bản nhạc, tác phẩm hội họa hay điêu khắc, kiểu trang phục hay trang sức, điệu múa, vở kịch hay bộ phim, loại xe máy, ô tô hay máy bay, kiểu

Trang 23

máy điện thoại di động, TV hay máy tính điện tử, loại món ăn mới càng được nhiều người ưa chuộng, tán thưởng, mua, sử dụng, v.v càng có tính sáng tạo cao

Theo Guilford có hai loại sản phẩm sáng tạo: 1) Sản phẩm sáng tạo cụ thể có thể cảm nhận được hay sản phẩm sáng tạo được một nền văn hoá thừa nhận và 2) sản phẩm tâm lý không chỉ đạt được bằng hoạt động cụ thể bên ngoài không nhất thiết cảm nhận

được bằng giác quan mà có thể chỉ là những ý tưởng được bộc lộ ra hay chỉ tồn tại trong dạng sản phẩm của tư duy

Quan niệm về sự tồn tại loại sản phẩm sáng tạo trong tư duy do Guilford đề xướng là một quan niệm đúng đắn, xác đáng đã được nhiều nhà tâm lý học tán thành Như vậy không chỉ có sáng tạo của các nhà nghệ thuật, kỹ thuật mà còn có sáng tạo của các nhà tư tưởng, nhà hoạt động chính trị xã hội…

Tính mới mẻ của sản phẩm sáng tạo là tiêu chuẩn, thước đo về mức độ của tính sáng tạo Ban đầu sáng tạo được phân ra hai mức độ: được coi là trình độ cao khi sự sáng tạo dẫn đến những thay đổi một xã hội, một nền văn hoá, còn sáng tạo mức độ thấp chỉ mở rộng thêm kinh nghiệm

Để có thể tiến hành đánh giá tính sáng tạo trong hoạt động khoa học - kỹ thuật và

kinh tế - xã hội Irving Taylor đã phân chia sự sáng tạo ra 5 cấp độ: cấp độ biểu hiện,

đó là sự sáng tạo trẻ thơ, cấp độ tạo tác là khi cá nhân đã có những kỹ năng nhất định

để thực hiện ý tưởng; cấp độ đổi mới, cá nhân đã có thể thao tác được, tức tìm thấy những quan hệ mới giữa những sự vật được tác động đến; Cấp độ cải tiến là cá nhân sáng chế cái mới; cấp độ khai sáng là khi người sáng tạo đưa ra được ý tưởng hay sản

phẩm mới, độc đáo có ý nghĩa khai sáng văn hoá(7)

ở ba cấp độ đầu của sáng tạo thì cái mới vẫn liên quan đến thế giới kinh nghiệm của cá nhân người sáng tạo ở hai cấp độ cao của sáng tạo thì cái mới vượt ra ngoài thế giới kinh nghiệm của cá nhân và bổ sung vào thế giới kinh nghiệm của một nền văn hoá, của nhân loại

Mặc dù nhìn từ góc độ truyền thống văn hoá toàn xã hội tính sáng tạo ở cấp độ cá nhân là không có ý nghĩa, nhưng chính sáng tạo cá nhân tạo ra tính sáng tạo xã hội, cấp độ sáng tạo mà cái mới do nó tạo ra dẫn đến sự phát triển của một nền văn hoá, cả một xã hội mới Trong quan niệm này thì việc giáo dục tính sáng tạo ở cấp độ cá nhân

là con đường, điều kiện tất yếu để tạo ra sự sáng tạo ở cấp độ xã hội

• Trí sáng tạo là bậc cao nhất của trí tuệ:

Tán thành quan niệm của Guilford, Torrance, Getzels, Jackson, Lowenfeld v.v bà Erika Landau, một nhà Tâm lý học thuộc trường phái Muehler ở Muenchen ở nước

Đức, khẳng định trí sáng tạo là thành phần có thứ bậc cao nhất của trí tuệ người Nếu trí thông minh là năng lực thu thập thông tin thì trí sáng tạo được hình thành dựa trên năng lực này, nó mở rộng, nâng cao trí thông minh bằng cách tìm ra những mối quan

23

Trang 24

hệ mới giữa những thông tin hay trí thức đã biết ấy Trí thông minh tìm câu trả lời trong những điều đã được học, trong miền kinh nghiện hiện có, trong phạm vi hẹp này vấn đề được giải quyết nhờ tư duy hội tụ (Convergence thinking), một quá trình tư duy dẫn đến câu trả lời “đúng” đã biết, đã có trong vốn kinh nghiệm Trí sáng tạo cần đến tư duy phân kỳ (divergence thinking) có khả năng dẫn đến nhiều trả lời khác nhau, nó còn huy động cùng một lúc nhiều lĩnh vực tri thức, kinh nghiệm Những trả lời này không thể là luôn luôn đúng theo các tiêu chí hiện thời vì cái mới không có trong phạm

vi cái đã biết trong kinh nghiệm Sự trả lời sáng tạo này sẽ được đánh giá càng cao khi

nó chứa đựng tính mới mẻ, độc đáo, hợp lý và mở rộng được phạm vi tri thức hay kinh nghiệm đã có

Trí thông minh tạo khả năng thích ứng của học sinh đối với hoàn cảnh Trí sáng tạo thích hợp cho việc hiện thời hoá, hiện thực hóa những năng lực tiềm tàng Những nghiên cứu về tính sáng tạo có đóng góp quan trọng cho việc mở rộng khái niệm trí tuệ

Từ đó tạo điều kiện để cá nhân khai thác hết tiềm năng trí tuệ của mình và đây chính là mục đích của giáo dục tính sáng tạo

CQ của từng cá nhân Các test sáng tạo về cơ bản khác với các test thông minh

Những yêu cầu đối với các test sáng tạo:

Tính sáng tạo có thể được đo thông qua quan sát việc giải quyết vấn đề, ở đây là các bài tập giải quyết vấn đề đã được chuẩn hoá Các bài tập này phải được thiết kế để

đáp ứng yêu cầu: Khi giải quyết bài tập đó cá nhân bộc lộ tính sáng tạo của mình Các kích thích tính sáng tạo, tức các vật liệu của test sáng tạo có thể là ngôn ngữ, phi ngôn ngữ như hình vẻ, hành động v.v Khác với các bài tập trong test thông minh là những bài tập đòi hỏi nghiệm thể tìm câu trả lời “đúng” đã biết trong vốn kinh nghiệm, các bài tập của test sáng tạo đặt cho nghiệm thể nhiệm vụ phải đưa ra càng nhiều càng tốt các lời giải bài tập đã cho Các trả lời này không phải được đánh giá đúng - sai mà là xem xét theo các tiêu chí khác hơn: Mới mẻ, độc đáo (hiếm, lạ) và tối lợi Tất nhiên việc đánh giá về kết quả test sáng tạo ít nhiều mang tính chủ quan, nó thường được xác

định bởi một nhóm người là những chuyên gia của nghành tương ứng Người ta đã đi

đến một số nguyên tắc soạn thảo các bài tập (items) của test sáng tạo như sau:

a - Bài tập test sáng tạo phải đặt ra cho nghiệm thể một vấn đề nào đó Ví dụ: Trong test tổng nghiệm DPT của Guilford nhằm đánh giá năng lực định nghĩa mới về

sự vật hiện tượng (một trong sáu năng lực tạo nên trí sáng tạo) có Items sau: “ vật nào

Trang 25

trong các thứ sau đây có thể dùng để tạo ra lửa: a) sợi dây thừng khô, b) cái bắp cải, c) chiếc đồng hồ quả quýt, d) con cá và e) cái kim băng” Khi giải quyết bài tập này thì nghiệm thể có thể phải xét từng vật này xem ngoài công dụng thông thường vẫn biết chúng còn có thể dùng làm được những việc gì nữa Rõ ràng ở đây trả lời c) là vật

được chọn, vì mặt kính đồng hồ quả quýt bỏ túi có thể sử dụng như một kính lúp

b - Trả lời các bài tập test sáng tạo không phải là hệ quả logic rút ra từ các yếu tố

c - Việc nêu vấn đề của bài tập test sáng tạo nói chung không dựa vào những tri thức một bộ môn cụ thể

Ví dụ: Để đo tính nhạy cảm vấn đề, một yếu tố quan trọng của trí sáng tạo, người

ta tiến hành đo đạc xem liệu một người có thể tri giác nhanh như thế nào về sự sai lệch, thiếu hụt và mâu thuẫn ở một sự vật hay hiện tượng Năng lực nhận ra những thiếu hụt, sai lệch hay mâu thuẫn này không thể chỉ dựa vào tri thức của một chuyên nghành cụ thể nào

d - Lời hướng dẫn giải các bài tập test sáng tạo phải gây ra sự tập trung chú ý cao, gây hứng thú cao ở nghiệm thể, tạo ra sự tự do tâm lý làm cơ sở cho sự khởi phát ý tưởng Tạo cho nghiệm thể tâm lý không ngần ngại bị đánh giá đúng sai mà có tâm lý đề xuất càng nhiều ý tưởng mới hơn người khác càng tốt

Những tiêu chí nhận biết về tính sáng tạo (cơ sở cho việc soạn thảo test sáng tạo) Như phân tích các mô hình cấu trúc tính sáng tạo được đề xuất bởi các nhà tâm lý học nổi tiếng được trình bày ở các phần trên, tính sáng tạo được tạo bởi những thuộc tính sau:

(1) Tính phân kỳ của tư duy và hành động thể hiện ở: tính mềm dẻo (flexibility); tính lưu loát, trôi chảy (fluency); tính độc đáo (Originality), tính nhậy cảm (Sensibility); sự cấu trúc lại, định nghĩa lại (Recontruction, Redefinition); liên kết xa

và sự mở rộng vấn đề (elaboration)

(2) Vốn tri thức chung và khả năng tư duy thể hiện ở chiều sâu của tri thức; bề rộng của tri giác; mạng trí nhớ phân tích và tổng hợp; tư duy phân tích và tư duy tổng hợp khái quát, tư duy phê phán và tư duy đánh giá

(3) Vốn tri thức chuyên sâu và kỹ năng chuyên biệt tri thức chuyên sâu được tích luỹ ngày càng nhiều, sự làm chủ những bộ phận tri thức, kỹ năng chuyên biệt trong lĩnh vực chuyên biệt

25

Trang 26

(4) Tính tập trung cao độ, thể hiện ở: sự tập trung vào đối tượng, hoàn cảnh, sản phẩm, tính lựa chọn nhạy bén, khả năng tập trung chú ý, tính sẵn sàng chịu đựng sự căng thẳng trong qúa trình sáng tạo

(5) Động cơ thể hiện ở: Nhu cầu về tính mới mẻ; tò mò; khao khát nhận thức, tri thức, ưa giao tiếp; tính tự cập nhật hoá; nhu cầu kiểm tra, đánh giá

(6) Tính cởi mở thể hiện ở: tính cởi mở trao đổi kinh nghiệm; dấn thân (chơi và thí nghiệm); sẵn sàng chụi đựng rủi ro, hài hước trào phúng

Đặc điểm kỹ thuật của test sáng tạo:

Test sáng tạo cũng có dạng nhóm và dạng cá nhân như ở test thông minh ở cả hai dạng test sáng tạo đều có thể sử dụng vật liệu test là ngôn ngữ, hình vẽ, đồ vật,

hành động hoặc sự kết hợp của những vật liệu này Về mặt kỹ thuật, một bộ test sáng

tạo là một hệ thống bài tập (items) cần thiết, hợp lý có khả năng kích thích tính sáng tạo của nghiệm thể Tại mỗi bài tập không đòi hỏi nghiệm thể chọn lựa lời giải đúng hoặc sai như ở test thông minh (test trí tuệ truyền thống) mà đòi hỏi nghiệm thể đề xuất càng nhiều càng tốt các ý tưởng giải pháp, phương án, cách thức Các giải pháp càng

độc đáo, hiếm lạ, gây ngạc nhiên cho người khác càng tốt

Các loại trắc nghiệm sáng tạo:

Hiện nay đã có nhiều trắc nghiệm sáng tạo đang được sử dụng trong nghiên cứu

và giáo dục cũng như trong quản lý Có thể phân các test sáng tạo này ra thành hai loại lớn:

- Test sáng tạo định hướng số lượng sản phẩm phân kỳ Ví dụ: Test tổng nghiệm

"Divergent - Production – Testbattery uilford; Test tư duy sáng tạo của Torrance bao gồm

12 tiểu test có vật liệu test là ngôn ngữ, hình, âm thanh; Test tư duy sáng tạo của Schoppe gồm 9 tiểu test với vật liệu ngôn ngữ Kết quả test dẫn đến xác định CQ của nghiệm thể

- Test sáng tạo định hướng sản phẩm phân kỳ kết hợp với nội dung sản phẩm Ví dụ: Trắc nghiệm sáng tạo TCT - DP của Kratzmeier được cấu tạo bởi ba hoạ tiết của một bức tranh vẽ chưa xong, đòi hỏi nghiệm thể phải hoàn thành bức tranh theo ý tưởng riêng trong 15 phút; Trắc nghiệm sáng tạo TCT - DP (TSD - Z) của Klaus K Urban, được cấu tạo bởi 6 hoạ tiết của một bức tranh vẽ chưa xong (có một hoạ tiết ngoài khung tranh), đòi hỏi nghiệm thể phải hoàn thành bức tranh theo ý tưởng của mình trong 15 phút Sản phẩm vẽ (bức tranh) được đánh giá theo 14 tiêu chế Điểm bức tranh điểm thô được tra theo bảng chuẩn của test sẽ dẫn đến chỉ số CQ của nghiệm thể

• Về chỉ số sáng tạo CQ (Creative Quotient)

Như đã trình bày, sáng tạo là một quá trình giải quyết vấn đề Đứng trước vấn đề mới đặt ra, người sáng tạo phải tiến hành tư duy độc lập, huy động vốn kinh nghiệm

đang có của mình do trí thông minh nhận thức đem lại, lập những mối quan hệ mới giữa các kinh nghiệm cũ để tạo ra cấu hình mới của kinh nghiệm, từ đó tạo ra những ý tưởng mới, độc đáo, hiếm lạ và phù hợp Số ý tưởng mới, tính độc đáo, hiếm lạ và tính phù hợp hay tối lợi của chúng là căn cứ để đánh giá về độ cao của tính sáng tạo một

Trang 27

người Nhằm giải quyết một vấn đề, người thông minh có kiểu tư duy hội tụ thường chỉ

đưa ra và bằng lòng với một giải pháp, còn người sáng tạo có kiểu tư duy phân kỳ thường đề xuất nhiều giải pháp khác nhau Số lượng các giải pháp được đề xuất cho một vấn đề đặt ra là cơ sở để đánh giá về mức độ tính sáng tạo, là cơ sở để xác định chỉ

số sáng tạo CQ Chỉ số sáng tạo (CQ) của mỗi cá nhân chính là số lượng giải pháp hợp

lý được đề xuất tương ứng với độ tuổi và trong khoảng thời gian nhất định được quy

đổi ra điểm

Từ những nội dung đã trình bày trên có thể hệ thống hoá các lý thuyết và mô hình khác nhau về trí tuệ bằng sơ đồ sau (Hình 3)

Các lý thuyết về trí tuệ người

Thuyết của Guilford

Thuyết của Horn & Cattell

Thuyết của Goleman

về những người khác Mô hình của Carroll

Quan niệm truyền thống Quan niệm hiện đại

Mô hình thứ

bậc Vernon

Hình 3 : Sơ đồ khái quát hoá các lý thuyết và mô hình về trí tuệ

hân tích các mối quan hệ này cần xuất phát từ một quan niệm về bản chất

XX thì nhà tâm lý học Anh H.J.Eysenck (1916-1997) được coi là người có quan niệm

1.1.3 Mối quan hệ giữa các chỉ số IQ, CQ và EQ

Để có thể p

và cấu trúc của trí tuệ người có tính khoa học cao và được thừa nhận Theo nhận

định của các nhà tâm lý học hàng đầu trong lĩnh vực trí tuệ ở CHLB Đức (trong đó có GS.TSKH.VS Friedhart Klix - nguyên chủ tịch hội tâm lý học thế giới khoá 1980 - 1984) trình bày trong cuốn "Intelligenz : Grundlagen und neuere Forschung" (trí tuệ: những cơ sở và nghiên cứu mới) do nhà xuất bản Kohlhammer của Cộng hoà liên bang

Đức ấn hành năm 1998 với sự chủ biên của Ewin Roth, trong các nhà tâm lý học thế kỷ

27

Trang 28

về trí tuệ mang tính chất kế thừa, tổng hợp và nối tiếp được quan niệm truyền thống với quan niệm hiện đại về trí tuệ Chính Eysenck đã tổng hợp các quan niệm và kết quả nghiê

ất mô hình trí tuệ 3 tầng bậc:

Trí tuệ sinh học (Biological intelligence)

- rí tuệ tâm trắc (Psychometric intelligence) là mặt trí tuệ đo được bằng các trắc

nghiệm IQ, CQ truyền thống, được xây dựng trong tình huống giả định, có tính hàn lâm, chưa phải là tình huống thực trong cuộc sống Nó còn được gọi là trí tuệ hàn lâm, trí thông minh và sáng tạo

- Trí tuệ xã hội (social intelligence) là thể hiện của trí tuệ tâm trắc (của trí thông

minh IQ và trí sáng tạo CQ) trong việc giải quyết nhiệm vụ trong đời sống thực tế của những chủ thể có tự nhận thức rõ ràng về bản thân, có nhận thức về xã hội và mối quan

hệ giữa bản thân với xã hội đó Như vậy trí tuệ là một thuộc tính của con người mang sâu sắc bản chất sinh vật, tâm lý, xã hội và văn hoá một cách sâu sắc Theo Eysenck trí tuệ người theo quan niệm mới là thuộc tính nhân cách trải trên cả ba bình diện sinh vật, tâm lý và xã hội Khi bàn đến trí tuệ, giải quyết vấn đề trí tuệ phải quan tâm đến cả ba tầng bậc này của nó (xem hình 4)

Eysenck biểu diễn quan niệm trí tuệ mới của ông bằng mô hình ba tầng bậc trí tuệ như ở Hình 4 sau đây:

Yếu t

n cứu lý thuyết cũng như phương pháp đo đạc trí tuệ truyền thống hàng thế kỷ qua để vào năm 1988 đề xu

- T

Hình 4: Ba loại (dạng) trí tuệ theo Eysenck, 1988

ốvăn hoá

Trí t

(Biolo

uệ sinh học

gical Intelligence BI)

Trí tuệ tâm trắc Trí tuệ xã hội (Psychometric Intelligence

Academic Intelligence AI)

(Social Intelligence SI)

Giáo dục

Tình trạngkinh tế - xã hội

Kinh nghiệmThể chất

Thời gian uống

Các chiến lược đối phó

Hoàn cảnh gia đìnhNhân cách

Giáo dục

Các bệnh tâm thần

Trang 29

- Trước khi bàn đến các mối quan hệ giữa IQ, CQ và EQ cần xem xét quan hệ giữa các loại trí tuệ này với yếu tố sinh học

rí tuệ người (theo quan niệm mới) cho thấy không thể x

t động là do các dạng khác nhau của trí tuệ xã hội (social intell

nh con người có tính mở ra môi trường, chứ không phải là thuộc tính sinh

được qua những tình huống giải quyết vấn đề được giả định Trước đây một số học giả cho rằng yếu tố sinh học có vai trò quyết định đến 70% về trí thông minh đo được bằng các trắc nghiệm tâm lý Nhưng ngày nay các nhà tâm lý học thế hệ mới đã nhất trí khẳng định rằng, trí thông minh IQ đo được bằng các trắc nghiệm tâm lý chỉ đóng góp khoảng 20% cho sự thành đạt của hoạt động con người mà thôi Phần quan trọng quyết

định sự thành công của hoạ

igence) Như vậy, yếu tố sinh học trong trí tuệ cũng chỉ có ảnh hưởng không phải

là lớn đối với trí tuệ người (theo quan niệm mới), trí tuệ người mang bản sắc xã hội lịch

sử, là một thuộc tí

lý bẩm sinh di truyền khép kín

- Mối quan hệ giữa IQ và CQ

IQ là chỉ số thông minh cho biết về mức độ năng lực nhận thức, tiếp nhận, xử lý

và truyền thông tin, về năng lực tư duy hội tụ và nói chung dẫn đến câu trả lời cho câu hỏi "đúng - sai" Câu trả lời này đã có trong vốn tri thức, kinh nghiệm tại thời điểm ấy Còn CQ là chỉ số sáng tạo, cho biết về năng lực tạo ra những mối quan hệ mới, độc đá

ng lực tư duy phân kỳ và hành động phân kỳ dẫn đến nhiều trả lời khác nhau và chưa có trong kinh nghiệm, chúng không phải luôn "đúng" theo các tiêu chí hiện thời vì cái mới không có trong phạm vi cái đã biết, trong kinh nghiệm Tính mới mẻ, độc

đáo, hợp lý và tầm mở rộng phạm vi tri thức, kinh nghiệm nói lên mức độ trí sáng tạo, quyết định độ lớn của CQ

Nghiên cứu thực nghiệm của

trí sáng tạo cũng cần thiết như trí thông minh cho việc đạt những thành tích học tập cao ở trường

Nghiên cứu của Calvin Taylor, Smith và Ghiselin (1963) khẳng định về sự tương hợp với nhau rất thấp giữa trí thông minh và trí sáng tạo Nghiên cứu của Torrance (1962, 1963) cũng nhất trí với các tác giả trên rằng, trí sáng tạo có tính độc lập với trí thông minh Theo nghiên cứu của Torrance trẻ có CQ cao cũng có IQ cao, trong khi đó chỉ một số ít trẻ em có IQ cao đồng thời cũng có CQ cao Những học sinh vừa có IQ cao vừa có CQ cao trong thực tế đều là những ngôi sao trí tuệ trong lớp trong trường

29

Trang 30

Torrance đưa ra ý kiến báo động rằng sự lựa chọn trẻ có năng khiếu cao chỉ dựa trên cơ sở các test thông minh IQ truyền thống dẫn đến sự loại bỏ khoảng 70% trẻ sáng tạo cao Thông minh cao chưa nhất quyết là có tính sáng tạo cao Mặc dù tính sáng tạo phụ thuộc vào độ cao của trí thông minh Tính sáng tạo không đối lập mà là sự bổ sung

và mở rộng nâng cao trí thông minh

- Mối quan hệ giữa IQ và EQ

Quan niệm truyền thống về trí tuệ là chật hẹp, khi cho rằng IQ là một dữ kiện di truyề

hau của trí tuệ là trí tuệ lý trí và trí tuệ cảm xúc Cả hai thứ trí tuệ này cùng

có trí tuệ cảm xúc thì trí thông minh không hoạt động được một cách thích

đáng

ời Khuô

n không thể thay đổi và loại trí tuệ này một mình quyết định sự thành bại của con người trong đời Daniel Goleman cho rằng tán thành quan niệm truyền thống về trí tuệ tức là xoá sạch vấn đề lý thú nhất: liệu có thể giáo dục con em chúng ta thành công tốt hơn trong cuộc sống không? Tâm lý học các thập kỷ cuối của thế kỷ XX đã cố gắng lý giải thoả đáng những câu hỏi từ thực tế cuộc sống hàng ngày đặt ra như: tại sao nhiều học sinh thông minh, có chỉ số IQ rất cao nhưng lại không thành công trong cuộc sống? Tại sao nhiều nhà sáng chế, sáng tác lớn không tạo được cuộc sống hạnh phúc tương xứng? Tại sao trước một thử thách cuộc sống người này vượt được để đi lên, còn người kia lại thất bại, thậm chí gục ngã ? Tại sao đều là những người thông minh, sáng tạo hoạt động trong cùng một hoàn cảnh xã hội nhưng người này được mọi người ưa chuộng, còn người kia lại không được tin cậy thậm chí không thể hợp tác… và do đó

họ không thành đạt? Xúc cảm của con người có vai trò như thế nào trong sự thành đạt của họ? Daniel Goleman khẳng định rằng nguyên nhân sự khác biệt ở đây là những

năng lực mà ông gọi bằng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc bao gồm sự tự chủ, lòng nhiệt

thành và kiên nhẫn, cũng như khả năng tự kích thích mình hành động và biểu thị bởi chỉ số EQ

Theo quan niệm của Daniel Goleman, về một ý nghĩa nào đó, chúng ta có hai hình thức khác n

quyết định cách con người hướng dẫn cuộc sống của mình như thế nào, trong đó trí tuệ cảm xúc cũng quan trọng như trí thông minh Ông này còn khẳng định rằng, không

Về mặt lý thuyết sinh lý thần kinh, thì có sự bổ sung lẫn nhau của hệ thống rìa

và vỏ n∙o mới, của hạnh nhân và các thuỳ trán trước, có nghĩa là mỗi hệ thống là một

tác nhân riêng biệt của đời sống tinh thần Daniel Goleman cho rằng khi sự đối thoại

được thiết lập một cách thích hợp giữa các tác nhân ấy thì trí tuệ cảm xúc và năng lực trí tuệ nói chung được hoàn thiện Như vậy, theo nhà tâm lý học này, quan niệm truyền

thống về sự đối kháng giữa lý trí và xúc cảm đã bị đảo lộn, vì ở đây không phải là sự giải thoát khỏi các xúc cảm và thay đổi chúng bằng lý trí, như Erasme quả quyết trước

đây, mà là tìm được một sự cân bằng giữa hai mặt này của đời sống tâm lý con ngư

n mẫu trước đây lấy việc lý trí thoát khỏi xúc cảm làm điều lý tưởng Còn khuôn mẫu mới ngày nay đòi hỏi chúng ta phải hoà hợp được cái đầu lý trí và trái tim xúc cảm với nhau Để làm được điều này, như Daniel Goleman và các nhà tâm lý học thế

Trang 31

hệ mới của Mỹ đã chỉ ra con người phải có trí tuệ cảm xúc, phải làm cho xúc cảm của

mình có trí tuệ

Trí tuệ cảm xúc là loại trí tuệ góp phần nó quyết định sự thành bại của đời người

nhiều hơn rí thông minh, dễ thay đổi hơn và biên độ thay đổi cũng rộng hơn trí thông minh

n ai sẽ là ngườ

uốn của bản thân, khả năng giữ c ng được khí chất và không để cho xúc cảm chi phối mình đến mức không thể

tốt đẹp, hạnh phúc trong

m xúc kém cỏi lạ

IQ và các kỳ thi không cho phép người ta tiên đoán một cách chắc chắ

i thành công trong cuộc đời Không phải người có IQ thấp hơn bao giờ cũng ít thành đạt hơn người có IQ cao hơn mình Từ vài thập kỷ nay, ngày càng có nhiều nhà tâm lý học cho rằng IQ chỉ là một miền hẹp của những năng lực ngôn ngữ và toán học

và nếu những kết quả tốt trong các trắc nghiệm IQ truyền thống cho phép tiên đoán sự thành công ở nhà trường, thì những kết quả này lại tỏ ra ít có ý nghĩa khi con người bước vào những con đường của cuộc đời Những nhà tâm lý học này tán thành một quan niệm rộng hơn về trí tuệ, liên quan trực tiếp tới sự thành công của con người Daniel Goleman đã nêu, trong những yếu tố quyết định thành công của đời người thì IQ chỉ chiếm nhiều nhất là 20% mà thôi Còn Gardner thì chỉ rõ rằng, trong tuyệt

đại đa số trường hợp, vị trí mà cá nhân có được trong xã hội được quyết định bởi những nhân tố khác ngoài IQ Daniel Goleman khẳng định những đặc trưng của trí tuệ cảm xúc như sự đồng cảm, năng lực tự thúc đẩy hay kiên trì trong bất hạnh, làm chủ những xung năng của mình, nhẫn nại chờ đợi sự đáp ứng ham m

ân bằ

ghĩ được gì nữa và luôn giữ được

Trí tuệ cảm xúc là dạng siêu trí tuệ hay siêu năng lực (meta-capacities)

Như trên đã nêu IQ cao không bảo đảm cho một tương lai

đời, nếu như không có những nét tính cách phù hợp, những xúc cảm thông minh

Đời sống cảm xúc là một lĩnh vực trong đó người ta có thể chứng tỏ năng lực của mình,

nó cũng đòi hỏi một tập hợp những sự am hiểu chuyên biệt Sự thành thạo của một người về trí tuệ cảm xúc là một trong các nguyên nhân thành công của người đó trong cuộc đời, trong khi một người khác có IQ tương đương nhưng với trí tuệ cả

i thất bại Trí tuệ cảm xúc thật sự là loại siêu trí tuệ, siêu năng lực, bởi vì nó quyết

định việc một cá nhân có khai thác được những lợi thế của mình, kể cả lợi thế trí tuệ IQ của mình hay không Thực tế cho thấy rằng, những người hiểu được các xúc cảm của mình, nắm được và làm chủ được chúng, đoán được những xúc cảm của người khác và biết hoà vào với họ một cách hữu hiệu tức là EQ cao, thì những người này có lợi thế trong tất cả các lĩnh vực của cuộc đời Người có trí tuệ cảm xúc cao sẽ có thể chớp

được những cơ may tốt nhất để thành công và hạnh phúc

- Mối quan hệ giữa CQ và EQ

31

Trang 32

ềm dẻo (flexibility) và tính độc đáo (originality)

xúc cả ợc xúc cảm của bản thân, hoà được xúc cảm của mình

học đều cho rằng mọi người đều có khả năng sáng tạo, nhưng mức độ sáng tạo rất khác nhau và có thể bồi dưỡng trí sáng tạo được

hục công trình nghiên cứu về vấn đề này đã chỉ ra các bước sau đây

ự tò mò, ham hiểu biết

iêu nhận thức (metacognition) Đó là kỹ thuật khuyến khích các cá nhân suy nghĩ về các quá trình suy nghĩ của mình trong khi tham gia giải quyết vấn đề Nhà trường góp phần quan trọng vào việc tăng cường trí tuệ

heo quan niệm của các nhà khoa học nghiên cứu về sáng tạo thì tính sáng tạo

đòi hỏi tối thiểu bốn yếu tố: tính nhạy cảm (sensitivity), tính lưu loát/trôi chảy (fluency), tính m

heo nghiên cứu của Lowenfeld thì người có

ận tinh nhạy đối với xúc cảm của người khác, là người hay quan tâm đến việc người khác có xúc cảm như thế nào về mình Người sáng tạo, do đặc điểm là chấp nhận nhiều giải pháp cho một vấn đề, không định tuyến trong tư duy hay hành động, họ có tính cởi mở ra môi trường, có thể thấu cảm với người khác, tức có EQ cao

Theo Guilford, tính nhậy cảm là y

bừng sáng và pha chứng thực của quá trình sáng tạo Theo thuyết văn hoá về tính sáng tạo, tính sáng tạo là sản phẩm của những quan hệ mới giữa con người, hoàn c

C eo nhà tâm lý học Tumin (1962) thì hoạt động xã hội là nền tảng của trí sáng tạo, trí sáng tạo được hình thành từ sự tương tác của những cá nhân là

ăng nhất định với môi trường sống của họ Những người c

m tỉnh táo, họ làm chủ đư

i xã hội Do vậy họ có nhận thức, đ

phú về xã hội Những thông tin đó là cơ

hư vậy trí tuệ cảm xúc cao cũng là một

Qua phân tích trên đây cũng thấy rằng trí thông minh tuy không phải là yếu tố quyết định nhưng trong mối liên hệ nói chung thì đó là yếu tố cơ sở, là điều kiện cần của CQ và EQ

- Vấn đề tăng cường trí tuệ của con người

Xu thế ngày nay xem trí tuệ là sự bao gồm nhiều loại năng lực và bằng sự giáo dục đúng đắn có thể thay đổi trọng tâm nghiên cứu từ vịêc cố gắng xác định xem những nhóm người đặc biệt nào là thông minh hơn một cách tự nhiên so với những

nhóm người khác sang việc cố gắng khám phá ra những con đường giúp cho mọi người tiếp cận được tiềm năng trí tuệ của họ

Ngày nay các nhà khoa

Hàng c

trong việc bồi dưỡng trí sáng tạo (Isen và Barron, 1991; Schank, 1988):

- Phát triển một nền tảng kiến thức phong phú và rộng rãi

Trang 33

của con người Nhiều nước trên thế giới có những chương trình hay dự án đặc biệt để tăng cư

Mô hình dạy sáng tạo cho mọi người cũng đã được đưa

oa đã tiến hành đo lường trí tuệ để tuyển chọ

lý học người Anh– Francis Gal

vào thực tế giáo dục (các trung tâm Atschuler ở Mỹ)

1 2 Vấn đề đo lường trí tuệ

Từ năm 2200 TCN, người Trung H

n người tài (Fox, 1981; Aiken, 1987) Nhưng mãi đến thế kỷ XIX thì việc trắc nghiệm các năng lực mới trở thành đối tượng của sự nghiên cứu khoa học Người đầu tiên đưa ra thuật ngữ “ trắc nghiệm tâm trí” là nhà tâm

ton (1822 - 1911)

Ngày nay, việc đo lường trí tuệ được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện với các mục đích: khảo sát và chẩn đoán, chọn lọc và xếp đặt vị trí, đánh giá và nghiên cứu

1.2.1 Về trắc nghiệm trí tuệ

- Công cụ đo lường trí tuệ được gọi là các trắc nghiệm trí tuệ

Trắc nghiệm trí tuệ là bộ công cụ đã được tiêu chuẩn ho

hững mẫu hành vi khác

- Có ba loại trắc nghiệm trí tuệ: a)- các trắc nghiệm đo năng lực trí tuệ lý trí (hay trí tuệ nhận thức) bằng chỉ số IQ; b)- các trắc nghiệm đo trí tuệ cảm xúc bằng chỉ

số EQ; c)- các trắc nghiệm đo năng lực sáng tạo bằng chỉ số CQ

- Bất kỳ một trắc nghiệm tốt nào cũng phải hội đủ 3 tiêu chuẩn: tin cậy, ứng nghiệm (hiệu lực) và đượ

Tính tin cậy (Reliability): khi ta dùng các hình thức khác nhau của cùng một

trắc nghiêm hoặc tiến hành cùng một trắc nghiệm nhiều lần trên cùng một khách thể

(cá nhân hay nhóm) thì kết quả thu được phải giống nhau

• Tính ứng nghiệm (Validity): trắc nghiệm phải đo được chính cái mà nó định đo

• Tính ti

(sample) và mẫu chuẩn này phải đủ

y chuẩn của nhóm chuẩn phải là một hệ thống chuẩn cứ để kiến giải các kết quả trắc nghiệm về bất cứ một cá nhân hay nh

Những trắc nghiệm nào hội đủ được cả 3 tiêu chuẩn trên thì sẽ được công nhận

và ghi vào danh sách các trắc nghiệm chuẩn (Standard Tests)

33

Trang 34

1.2.2 Sơ lược về phương pháp đo lường trí tuệ

Hiện trên thế giới đã có đã hơn 2100 trắc nghiệm trí tuệ khác nhau đã được xuất bản (Wayne Weiten, 1992) Nổi tiếng và lâu đời nhất trong số các trắc nghiệm này là các trắc nghiệm Binet-Simon, trắc nghiệm Raven, các trắc nghiệm của Wechsler để đo IQ Tuy nhiên những trắc nghiệm này vẫn là những trắc nghiệm đo IQ theo ki

ây dựng dựa trên những mô hình lý thuyết hiện

ẻu truyền thống

Các trắc nghiệm mới đây được x

ơn, đầy đủ hơn về trí tuệ là các trắc nghiệm của Sternberg (STAT-C và STAT-A), trắc nghiệm đo trí tuệ cảm xúc MSCEIT của Mayer, Salovey và Caruso, trắc nghiệm đo năng lực sáng tạo TSD-Z của Klau L Urban Một số các trắc nghiệm này đã được đề tài sử dụng

1.3 Vấn đề năng khiếu, tài năng

Liên quan mật thiết với trí tuệ là vấn đề năng khiếu và tài năng của con người,

vì trí tuệ chính là nền tảng của tài năng

Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội Nhân tài

có vị trí và vai trò đặc biệt quan tr

ôn vinh những con người có tài năng

Hiện nay, khái niệm tài năng và người tài đã được mở rộng Những người tài xuất hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội Họ đều mang lại vinh dự cho đất nước và góp phần làm phong phú thêm kho tàng các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội

1.3.1 Các thuật ngữ

1.3.1.1 Năng khiếu (giftedness)

Năng khiếu được nghiên cứu từ lâu Bứt phá khỏi các quan niệm duy tâm thầ

ười, đầu thế kỷ XIX, Fran joseph Gall đề xuất thuyết não tướng học

về trí tuệ, tài năng được nhiều học giả thời đó hưởng ứng Họ cho rằng cơ quan chức năng của trí tuệ tài năng, khu trú ở những vùng chuyên biệt (đặc khu) trên não Họ tưởng tượng đến những vùng , những bướu của não là nguồn gốc của tài năng, trí tuệ rồi chủ trương lượng giá tài năng, trí tuệ bằng cách xem xét, đo đạc mặt ngoài của sọ não Theo quan niệm này, tương quan giữa não và tài năng, trí tuệ là tương quan theo kiểu gan tiết ra mật Ngày nay quan niệm duy vật máy móc như thế còn phảng phất trong n

Trang 35

ng trên một hoặc một số lĩnh vực 4 Năng khiếu là một hệ thống phát triển theo một phương thức đặc biệt

ngườ

ng nhất

ắc chắn

ếu ngoại ngữ v.v phát triển

o vậy năng khiếu cao và năng khiếu thấp là biểu hiện mức độ chất l ợng của hệ thống cấu trúc của các thuộc tính nhân cách tạo nên năng khiếu

t lượng của hệ thống các thuộc tính nhân cách tạo điều kiện

từ môi trường lên não bộ Như vậy tài năng trí tuệ cũng gắn liền với môi trường bên ngoài Tài năng hiểu như vậy có thể xem xét từ nhiều góc dộ, có nhiều cách tiếp cận khác nhau Năng khiếu, năng khiếu cao và tài năng là những thuật ngữ khoa học cơ bản trong tâm lý học, tài năng học, giáo dục học

Trong Tâm lý học mác-xít năng khiếu được hiểu là một cấu trúc đặc biệt có tính cá thể của các thuộc tính nhân cách, là tổ hợp các điều kiện bên trong được củng cố bền vững của một con người, nó tạo điều kiện cho hoạt động thành cô

ác tiền đề thành tích cá nhân gắn chặt

i có năng khiếu khác nhau về hệ thống cấu trúc của các thuộc tính nhân cách, đó

đồng thời là nguồn gốc của sự khác nhau trong chất lượng hoàn thành các yêu cầu hoạt

động

Nói chung một người được coi là có năng khiếu trong một lĩnh vực hoạt độ

định nếu người này thực hiện hoạt động ấy tương đối nhanh, nhẹ nhàng, kiên trì với chất lượng, số lượng thích đáng, đáp ứng các yêu cầu phức tạp và phức hợp, đạt

được mục đích một cách hoàn hảo, ch

Sự khác biệt cá nhân của năng khiếu chung phụ thuộc vào các thuộc tính thần kinh cao cấp như cường độ, tính linh hoạt, độ nhậy cảm của quá trình thần kinh và qua

đó phụ thuộc vào trình độ của các quá trình tâm lý của nhân cách Năng khiếu chuyên biệt như năng khiếu âm nhạc, năng khiếu kỹ thuật, năng khi

trên cơ sở những tiền đề sinh lý giải phẫu nhất định, đặc biệt là tiền đề sinh lý thần kinh và liên quan trực tiếp với các điều kiện xã hội cần thiết cũng như những điều kiện phát triển được tổ chức sư phạm trong hoạt động của con người

1.3.1.2 Năng khiếu cao (highly gifted)

Thang bậc đánh giá quá trình và kết quả hoạt động được trải ra từ thấp đến cao Tương ứng với thang bậc đánh giá hoạt động là thang bậc sắp xếp mức độ năng khiếu của chủ thể hoạt động D

ư

Năng khiếu cao là bậc chấ

cho con người đạt đến thành tích xã hội tối đa hiện thời trên một lĩnh vực hoạt

động và có thể vượt qua giới hạn đó

Năng khiếu cao được nhận ra ở chất lượng cao của quá trình và kết quả hoạt

động Trong tương quan so sánh giữa các cá nhân trong một nhóm xã hội thì có khoảng 2-3% tổng số có thành tích cao do có năng khiếu Trong một phân bố thống kê bình thường thì 2-3% tổng số này có chỉ số IQ khoảng 130 trở lên

Mọi trẻ em và người trưởng thành đều có một năng khiếu nào đó Nhưng trong thực tế các quốc gia không tiến hành đào tạo tài năng từ mọi trẻ em hay người trưởng

4

Hans-Georg Mehlhorn, Berlin, 1988

35

Trang 36

mà chọn ra một số trong họ là những người có năng khiếu cao hơn để tiến hành

đào tạo thành người tài và thuật ngữ "năng khiếu cao" ra đời từ đây Trong khi thuật ngữ "năng khiếu" là một thuật ngữ tâm lý học đã trở thành thuật ngữ th

khiếu cao" trở thành thuật ngữ chuyên ngành khoa học hẹp Nó được sử dụng trong tâm lý học tài năng, giáo dục học tài năng và trong các tài liệu chuyên ngành liên quan đến tài năng học

1.3.1.3 Tà

Để nhận thức về nội dung khái niệm tài năng phải xuất phát từ khái niệm năng

lực Trong Tâm lý học mác-xít, năng lực được hiểu là hệ thống những phẩm chất quá trình của hoạt độn

gười giải quyết được ở mức này hay mức khác một hoặc một số yêu cầu nhất định

Năng lực nẩy sinh và quan sát được trong hoạt động giải quyết những yêu cầu mới mẻ

Nó thường được phân ra năng lực chung (năng lực tổng quát) làm tiền đề cho hoạt động tinh thần, trí tuệ như hoạt động tổ chức lãnh đạo, hoạt động dạy học, hoạt

g nghệ v.v và năng lực chuyên biệt hay năng lực thực tiễn, làm tiền đề thành tích cho hoạt động chuyên biệt như ca hát, hội họa, thể thao

Năng lực còn được phân thành các mức độ khác nhau Nghĩa là ta có thể xếp năng lực của một người vào một trong các mức độ, chẳng hạn thấp: trung bình, cao, rất

cao Các mức độ cao và rất cao của năng lực gọi là tài năng và thiên tài

Tài năng được hiểu là một tổ hợp các năng lực tạo tiền đề cho những thành tích rất cao, nhưng những thành tích này về cơ bản vẫn nằm trong khuôn khổ những điều

đã đạt được của xã hội loài người tại thời điểm đó

Dưới đây sẽ trình bày thêm một s

hác nhau

Từ việc nghiên cứu, phân tích trên 130 định nghĩa khác nhau về tài năng được đưa ra trong vòng 100 năm qua, các nhà khoa học đã phân định những định nghĩa ấy thành các loại điển hình sau:

- Định nghĩa dựa vào các yếu tố đã bộc lộ: Theo cách định nghĩa loại này, "một người nào đó được coi là có tài năng, vì anh ta đã hoàn thành vượt trội một hoạt động nhất định" Định nghĩa về người có tài năng kiể

ng dựa theo những kết quả đã thể hiện ra trong hoạt động của họ

- Định nghĩa dựa vào chỉ số IQ: Kiểu định nghĩa này được Terman sử dụng với giá trị IQ ≥ 140 theo test Standford – Binet, theo đó "được gọi là người có tài năng khi người này có chỉ số trí tuệ bằng hay lớn hơn 140 theo test Standford - Binet" Tuy

nhiên khi áp dụng định nghĩa loại này nhiều nhà Tâm lí học khác lại dùng các trắc nghiệm trí tuệ khác và ấn định giá trị chuẩn khác với Terman, thường là thấp hơn 140 như ở Terman, ví dụ 1965 Gowan dùng giá trị chuẩn hạn định là 129 hoặc cao hơn theo Test Stanford - Binet Webb (1985) lấy giá trị hạn định là 130 Dunlap (1975) lấy giá

Trang 37

trị giới hạn cho học sinh, sinh viên "Superior" là 116 và cao hơn, năng khiếu cực cao là

172 trở lên theo Test Stanford - Binet

- Định nghĩa xã hội: Đây là loại định nghĩa dựa trên sự mở rộng quan niệm lý

thuyế

ời có thể nhận ra được một cách tổng quát thì

được

h tích học t

các nhà khoa học Bristo

g (IQ)

Định nghĩa sáng tạo: Đây là loại định nghĩa được hình thành trên cơ sở phê

loại định nghĩa phức hợp về tài năng sẽ được trình bày sau đây:

t năng khiếu trong mối liên quan với nhiều lĩnh vực Quan niệm này nảy sinh trên cơ sở nhu cầu của xã hội về những thành tích vượt trội Loại định nghĩa này được gọi là

định nghĩa xã hội

Từ quan niệm như vậy người ta cho rằng "Một người có thành tích cao vượt trội trong một lĩnh vực nào đó mà mọi ngư

gọi là người có tài năng" (Witty, 1965)

- Định nghĩa bách phân (theo lối dùng tỉ lệ phần trăm): Xuất phát điểm ở đây là

quan niệm cho rằng có một số phần trăm nào đó của dân số được coi là có tài năng Ví

dụ 15 - 20% tổng số học sinh trung học cơ sở là có tài năng, (theo Filegier và Bish,

1959) Như vậy, "khái niệm tài năng ở đây gắn liền với những trẻ em có trí tuệ vượt trội cũng như có năng lực giải quyết nhiệm vụ cao ở trường học, về mặt thàn

ập, chúng thuộc vào số 15 - 20% phía trên" Tuy nhiên bao nhiêu phần trăm

quần thể được coi là tài năng thì không có sự thống nhất giữa

w (1951) cho số này là 10%, Gowan (1971) cho là 11%, Webb (1985) cho số này chỉ là 2,5 - 3% mà thôi Còn tiêu chuẩn cũng có thay đổi, khi thì liên quan đến test thành tích học đường, nhưng luôn có liên quan đến kết quả test trí tuệ truyền thốn Trong trường hợp liên quan đến giá trị test trí tuệ truyền thống thì loại định nghĩa này có sự tương giao với loại định nghĩa thứ hai - định nghĩa IQ

-

, bác bỏ kiểu định nghĩa thuần tuý chỉ

g đặt tính sáng tạo làm cơ sở tiên quyết Theo quan niệm này, Gowan (1971) cho

rằng, "Người tài năng là người có tính sáng tạo cao" Đây là loại định nghĩa ngày

càng được nhiều nhà khoa học ủng hộ

- Định nghĩa IQ - CQ: Định nghĩa này được nhà Tâm lý học Lucito đề xuất dựa

vào mô hình Guilford về trí tuệ trong đó có định nghĩa về tính sáng tạo Theo định

nghĩa này: Người tài năng là những người có năng lực trí tuệ biểu hiện trong sáng tạo, trong tư duy đánh giá có phê phán ở mức độ cao, hứa hẹn là chính họ sẽ giải quyết những vấn đề của tương lai, thực hiện những đổi mới và đánh giá có phê phán nền văn hoá nếu như họ nhận được những điều kiện giáo dục xứng đáng (Lucito, 1964)

Mô hình

ô hình trí tuệ 3 chiều được Guilford đề xuất vào năm 1967

Có thể phân chia 6 loại định nghĩa trên thành hai loại: định nghĩa thao tác (định nghĩa dựa vào kết quả, vào IQ và vào bách phân) và các định nghĩa lý thuyết Cả 6 l

ế thừa có phê phán các định nghĩa vừa nêu trên là cơ sở

37

Trang 38

- ịnh nghĩa về tài năng của Renzulli:

Lần đầu tiên vào năm 1978, R.S.Renzulli (nhà tâm lý học Mỹ) và cộng sự đã đề xuất m hình về tài năng Ông gắn mô hình này với yêu cầu thực tế công tác nhận dạng năng khiếu cao, trong đó có sử dụng các test cá nhân, test nhóm và các thông tin khác

chuyên biệt hoá mô hình này vào các năm 1980, 1984, 1986, 1988 Ông định nghĩa về

tài năng (giftedness) như sau: “Tài năng được cấu tạo bởi sự tương tác của ba tổ hợp cơ bản của các thuộc tính nhân cách là các năng lực nhận thức học tập cao, động cơ

và hứng thú cao và tính sáng tạo cao Trẻ em có tài năng là những em có những tổ hợp các thuộc tính nhân cách thuận lợi cho việc hoàn thành các hoạt động với chất lượng cao ”

từng thành tố riêng lẻ mà tổ hợp tương tác của chúng được tượng trưng bởi ba thành tố tạo nên tài năng, ba thành tố này là ba

Đ

ô

ừ cha mẹ, bạn bè và giáo viên Sau đó Renzulli đã nhiều lần diễn

Theo quan niệm của Renzulli không phải

gang nhau trong cấu trúc tài năng và chúng được m

Hình 5 : Mô hình tài năng 3 vòng của Renzulli (1986)

T

- ịnh nghĩa tài năng nhiều yếu tố của Moenk (1985)

Moenk là nhà tâm lý học giáo dục của Đức Ông tiếp thu có phê phán các mô hình năng khiếu cao của các tác giả khác và cho rằng tài năng không chỉ được xét dưới

3 góc độ hay 3 thành tố như quan niệm của Renzulli mà phải coi tài năng là một cơ cấu

mở tro g đó bao gồm các yếu tố môi trường xã hội Moenk đã đưa ra mô hình tích hợp

về tài năng có tên là “mô hình ba yếu tố phụ thuộc nhau của tài năng hay mô hình nhiều yếu tố của tài năng ( Hình 6)

Ba yếu tố theo quan niệm Renzulli được Moenk gọi là động cơ (Motivation), các năng lực vượt trội (herrvorragende fachigkeiten) và tính sáng tạo cao (creativitaet)

Trang 39

u tố của tài năng với 3 thuộc tính nhân cách

gồm nhiều yếu tố từ cấp độ sinh học đến cấp độ xã hội Tài năng tuy có cơ sở sinh lý thần kinh được di truyền song nó

định Tài năng được phát triển khi xã hội hỗ trợ, thừa nhận, tin dùng, nuôi dưỡng, đãi ngộ thoả đáng kịp thời

hư vậy, tài năng là một tổ hợp thuộc tính nhân cách được cấu tạo do sự tương

tác của các tổ hợp cơ bản các thuộc tính nhân cách - trí thông minh cao, tính sáng tạo cao, động cơ mạnh và năng lực chuyên biệt vượt trội với các yếu tố môi trường - xã hội, gia đình, trường học và bạn bè Người tài năng là người có được những tổ hợp thuộc tính nhân cách thuận lợi giúp họ hoàn thành xuất sắc những hoạt động của mình

trong xã hội "

hông phải từng thành tố riêng lẻ, mà là tổ hợp tương tác của chúng được tượng trưng bởi giao của 4 thành tố: trí thông minh, trí sáng tạo, động cơ hoạt động và năng lực chuyên biệt tạo nên hạt nhân của tài năng, bốn thành tố này là những mặt ngang nhau, không thay thế được cho nhau, cùng phải có mặt với hàm lượng thích đáng Nhưng để trở thành tài năng thì có hạt nhân thông minh, sáng tạo, động cơ và năng lực

Tính sáng tạo cao

Gia đình

- Mô hình tài năng nhiều yếu tố

Theo quan niệm mới, trí tuệ người thể hiện không phải chỉ trong việc giải quyết những nhiệm vụ mang tính hàn lâm mà trong hoạt động giải quyết các nhiệm vụ cuộc sống hàng ngày Trí tuệ là kết quả tương tác của con người với môi trường sống, đồng thời

là tiền đề thành công cho sự tương tác ấy Sự tương tác này phần lớn diễn ra trong quan hệ hoàn toàn khác với tình huống hàn lâm

Như vậy tài năng phải là một cấu trúc mở bao

h nhờ hoạt động của cá nhân trong những điều kiện xã hội cụ th

N

K

39

Trang 40

chuyên biệt chưa đủ, mà còn cần sự hỗ trợ, thừa nhận, tạo điều kiện và sử dụng đãi ngộ của xã hội, nhà trường, gia đình và bạn bè ( Hình 7)

Hình 7: Mô hình tài năng nhiều yếu tố (Nguyễn Huy Tú – 2004)

Theo các nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học Đức (1988), tuỳ vào lĩnh

- Tài năng đối với hoạt động tinh thần - trí tuệ, hoạt động lý luận

- Tài năng đối với hoạt động ngôn ngữ (c

goại ngữ)

- Tài năng đối với hoạt độn

- Tài năng đối với hoạt động tâm - vận động

- Tài năng đối với các hoạt động liên quan với xã hội Đặc biệt là các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, hoạt động tổ chức, hoạt động lãnh đạo, hoạt động quản lý, hoạt

động giáo dục, hoạt động kinh doanh, v.v

Đề tài KX-05-06 do mục đích nghiên cứu và giới hạn vấn đề nghiên cứu nên chỉ quan tâm về tài năng trí tuệ, mà theo quan niệm mới, đó là mức độ cao của trí tuệ, cho phép con người nhận thức m

MI

Năng lực chuyên biệtvượt trội

Ngày đăng: 20/04/2014, 13:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aiken, L.R. (1987). Asssessment of intellectual functioning. Allyn and Bacon, Inc Khác
2. Aiken, L.R. Psychological Testing and Assessment. 10th Ed, 2000. Allyn and Bacon Khác
3. Anastasi, A. (1988). Psychological Testing (6 th ed). New York. Macmillan 4. Baron, R.A. (1995). Psychology, 3 th Edition, Allyn and Bacon Khác
5. Bar- On, R. (1997). Bar- On Emotional Quotient Inventory. MHS Khác
6. Bar-On. R & Parker..J.D.A (2000). The Handbook of Emotional Intelligence. JOSSEY- BASS Khác
7. Boehm, A.E.(1985). Educational applications of intelligence testing. In B.B. Wolman (Ed). Handbook of intelligence. New York: Wiley Khác
8. Carroll, J.B. (1993). Human cognitive abilities: A survey of Factor- Analytic studies. New York: Cambridge University Press Khác
9. Cattell, R.B. (1971). Abilities: Their structure, growth, and action. Boston: Houghton Mifflin Khác
10. Cherniss. C & Goleman. D (2001). The Emotinally Intelligent Workplace. JOSSEY- BASS Khác
11. Cooper, R.K. and Ayman Sawaf, (1996). Emotional Intelligence in Leadership and Organizations. Grosset/ Putnam. (A member of Penguin Putman Inc. New York) Khác
12. Friedenberg. L. Psychological Testing: Design, Analyis and Use. 1995. Allyn and Bacon Khác
13. Gardner, H. (1983). Frames of mind: The theory of Multiple intelligences. New York: Basic Books Khác
14. Gardner, H., Komhaber, M.L., & Wake, W.K(1996). Intelligence: multiple Perspectives. Fort Worth, TX: Harcourt Brace Khác
15. Goleman, D. (1995). Emotional Intelligence. Bamtam Books Khác
16. Goleman, D. (1998). Working with Emotional Intelligence. Bamtam Books Khác
17. Mintzes J. J & Wandersee J. H. & Novak J. D. Assessing Science Understanding. .2000. Academic Press Khác
18. Sternberg. R (2000). Handbooks of Intelligence. Cambrige University Press Khác
19. Sternberg, R.J. (1990). Metaphors of mind: Conceptions of the nature of Intelligence. N.Y: Cambridge University Press Khác
20. Sternberg, R.J. (1996). Succesful Intelligence: how practical and creative intelligence determine success in life. N.Y: Simon & Schuster Khác
21. Sternberg, R.J., & Grigorenko, E.L.(2000). Teaching for successful intelligence: To increase student learning and achievement. Arlington Heights, IL:L Merrill- Prentice Hall Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2: Cấu trúc trí tuệ 3 chiều của Guilford (1967) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 2 Cấu trúc trí tuệ 3 chiều của Guilford (1967) (Trang 13)
Hình 3 : Sơ đồ khái quát hoá các lý thuyết và mô hình về trí tuệ - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 3 Sơ đồ khái quát hoá các lý thuyết và mô hình về trí tuệ (Trang 27)
Hình 4: Ba loại (dạng) trí tuệ theo Eysenck, 1988 - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 4 Ba loại (dạng) trí tuệ theo Eysenck, 1988 (Trang 28)
Hình 5 : Mô hình tài năng 3 vòng của Renzulli (1986) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 5 Mô hình tài năng 3 vòng của Renzulli (1986) (Trang 38)
Hình 6: Mô hình nhiều yế - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 6 Mô hình nhiều yế (Trang 39)
Hình 7: Mô hình tài năng nhiều yếu tố  (Nguyễn Huy Tú – 2004) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Hình 7 Mô hình tài năng nhiều yếu tố (Nguyễn Huy Tú – 2004) (Trang 40)
Bảng 3e: Tương quan giữa các tiểu thang đo của MSCEITtrên mẫu lao động trẻ - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 3e Tương quan giữa các tiểu thang đo của MSCEITtrên mẫu lao động trẻ (Trang 61)
Bảng 6: Điểm IQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm STAT-C và STAT-A  theo khối - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 6 Điểm IQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm STAT-C và STAT-A theo khối (Trang 64)
Bảng 10: Phân loại chỉ số IQ của học sinh lớp 5-9 và lớp 10-12  theo 4 nhóm - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 10 Phân loại chỉ số IQ của học sinh lớp 5-9 và lớp 10-12 theo 4 nhóm (Trang 68)
Bảng 14: Sự khác biệt về điểm số IQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm của - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 14 Sự khác biệt về điểm số IQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm của (Trang 71)
Bảng 16: Sự khác biệt điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm STAT-C và - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 16 Sự khác biệt điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm STAT-C và (Trang 72)
Bảng 18: Sự khác biệt điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn) giữa học sinh các tr−ờng THPT - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 18 Sự khác biệt điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn) giữa học sinh các tr−ờng THPT (Trang 73)
Bảng 24a: Sự khác biệt về điểm số CQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm Urban) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 24a Sự khác biệt về điểm số CQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm Urban) (Trang 78)
Bảng 27: Sự khác biệt về điểm CQ trung bình (điểm thô) giữa học sinh các tr−ờng THCS - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 27 Sự khác biệt về điểm CQ trung bình (điểm thô) giữa học sinh các tr−ờng THCS (Trang 79)
Bảng 29: Sự khác biệt điểm CQ trung bình (điểm thô) giữa HS lớp 5-9  theo nghề của mẹ - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 29 Sự khác biệt điểm CQ trung bình (điểm thô) giữa HS lớp 5-9 theo nghề của mẹ (Trang 81)
Bảng 46 : Sự khác biệt về điểm số EQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm MSCEIT) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 46 Sự khác biệt về điểm số EQ trung bình (điểm thô đo bằng trắc nghiệm MSCEIT) (Trang 84)
Bảng 47: Điểm chuẩn EQ của học sinh lớp 5-12 - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 47 Điểm chuẩn EQ của học sinh lớp 5-12 (Trang 85)
Bảng 48b : Sự khác biệt về điểm số EQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 48b Sự khác biệt về điểm số EQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm (Trang 86)
Bảng 56: T−ong  quan giữa các chỉ số IQ, EQ, CQ trên  mẫu  học sinh lớp 10 -12 - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 56 T−ong quan giữa các chỉ số IQ, EQ, CQ trên mẫu học sinh lớp 10 -12 (Trang 89)
Bảng 61: Điểm chuẩn IQ (đo bằng trắc nghiệm Munzert) của mẫu sinh viên đối chiếu theo - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 61 Điểm chuẩn IQ (đo bằng trắc nghiệm Munzert) của mẫu sinh viên đối chiếu theo (Trang 100)
Bảng 71: Sự khác biệt về điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm STAT - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 71 Sự khác biệt về điểm số IQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm STAT (Trang 105)
Bảng 79a: Sự khác biệt về điểm số CQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm năng - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 79a Sự khác biệt về điểm số CQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm năng (Trang 109)
Bảng 85a: Sự khác biệt điểm EQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm MSCEIT) - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 85a Sự khác biệt điểm EQ trung bình (điểm chuẩn đo bằng trắc nghiệm MSCEIT) (Trang 112)
Bảng 88: So sánh điểm  của các chỉ số IQ, EQ, CQ giữa 2 nhóm SV tài năng và SV bình - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 88 So sánh điểm của các chỉ số IQ, EQ, CQ giữa 2 nhóm SV tài năng và SV bình (Trang 118)
Bảng 90a: Điểm chuẩn  IQ  đo bằng trắc nghiệm Munzert trên mẫu lao động trẻ - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 90a Điểm chuẩn IQ đo bằng trắc nghiệm Munzert trên mẫu lao động trẻ (Trang 122)
Bảng 93: Điểm chuẩn CQ (điểm chuẩn) đo bằng trắc nghiệm năng lực sáng tạo của - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 93 Điểm chuẩn CQ (điểm chuẩn) đo bằng trắc nghiệm năng lực sáng tạo của (Trang 125)
Bảng 100 cho thấy đa số những ng−ời đ−ợc hỏi nhất trí rằng nếu đ−ợc hỗ trợ - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 100 cho thấy đa số những ng−ời đ−ợc hỏi nhất trí rằng nếu đ−ợc hỗ trợ (Trang 136)
Bảng 109: Chỉ số Likelihood về các thành phần tham gia đào tạo bồi d−ỡng tài năng - Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số thông minh IQ, chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ, chỉ số sáng tạo CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 109 Chỉ số Likelihood về các thành phần tham gia đào tạo bồi d−ỡng tài năng (Trang 144)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w