1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THAM LUẬN về đề tài PHONG TRÀO BỐN ĐỒNG HÀNH CÙNG THANH NIÊN LẬP THÂN LẬP NGHIỆP

10 5,4K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 55,5 KB

Nội dung

THAM LUẬN: PHONG TRÀOBỐN ĐỒNG HÀNH CÙNG THANH NIÊN LẬP THÂN LẬP NGHIỆP Đoàn khoa Kinh tế - Nông nghiệp Kính thưa quý lãnh đạo, quý vị đại biểu, Thưa toàn thể đại hộiI.ĐẶT VẤN ĐỀTrước hết, thay mặt tuổi trẻ khoa KT-NN, tôi bày tỏ sự thống nhất cao độ với nội dung dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã nêu ra. Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự cam kết tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Như vậy, ở vào thời điểm chuẩn bị nội dung văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đất nước ta, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống thanh niên, đặt ra những thuận lợi đan xen với thách thức, khó khăn mới đối với toàn Đoàn và tuổi trẻ. Trong bối cảnh chung đó, tình hình thanh niên những năm đầu thời kỳ hội nhập đã có nhiều chuyển biến, thể hiện ở sự phân hoá ngày càng rõ về điều kiện, môi trường lao động, học tập, công tác, dẫn đến những thay đổi không đồng nhất trong những quan niệm, nhu cầu, định hướng giá trị của thanh niên. Tuy vậy nhìn chung, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên có chuyển biến tích cực hơn, ý thức lập thân, lập nghiệp cao hơn, tinh thần xung kích, tình nguyện được khơi dậy mạnh mẽ. Thanh niên là lực lượng có thế mạnh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng và mong muốn được phát huy nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thanh niên cũng rất cần được định hướng, hỗ trợ để vươn lên cùng đất nước, sánh vai cùng thanh niên các nước trong khu vực và thế giới. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thanh niên thành phố cũng sẽ có những biến đổi. Sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục có sự thay đổi lớn; tiếp tục có sự phân hóa mạnh về trình độ học vấn, về thu nhập, địa vị kinh tế, điều kiện hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí, định hướng giá trị tinh thần trong thanh niên. Cùng với đó, tinh thần tình nguyện, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống sẽ trở thành xu hướng lớn trong tuổi trẻ thành phố.Ý thức chính trị, đòi hỏi về công bằng, dân chủ của thanh niên sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những vấn đề tiêu cực mới cũng sẽ xuất hiện và diễn biến phức tạp như lối sống thực dụng, tình trạng bạo lực, sự thờ ơ với chính trị, sự tác động của các thế lực thù địch đối với thanh niên. Từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp, cách làm mới, sáng tạo để tăng cường hiệu quả công tác tập hợp, giáo dục thanh niên làyêu cầu thiết thân đối với tổ chức Đoàn, Hội hiện nay. Vấn đề trước tiên là làm sao để thanh niên yêu thích và tự nguyện đến với đoàn, với Hội và tích cực hoạt động trong tổ chức thanh niên.Vấn đề là làm sao từ các hoạt động của đoàn, Hội có thể phát huy cao độ tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia vào phát triển KT-XH và nhiệm vụ phát triển của thành phố, của từng địa phương đơn vị. Thời gian qua, các hoạt động từ phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tố quốc, "5 xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc” , "4 đồng hành với thanh niên trên đường lập thân lập nghiệp" đã tập hợp, thu hút hàng triệu lượt đoàn viên thanh thiếu nhi thành phố tham gia, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện đóng góp thiết thực vào hoạt động giúp dân xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, đồng hành hỗ trợ thanh niên trong học tập, rèn luyện, học nghề và lập nghiệp, góp phần xây dựng thành phố 5 không, 3 có.Từ kết quả đó, thời gian đến, giải pháp của Đoàn là sẽ tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào "5 xung kích, 4 đồng hành" trong thanh niên, gắn các hoạt động của thanh niên với nhiệm vụ phát triển KT-XH của từng địa phương, đơn vị, chú trọng phát huy tính tình nguyện tại chỗ. Vận động ĐVTN trường học đi đầu đề xuất ý tưởng, sáng kiến, giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; ĐVTN trong các cơ quan hành chính đi đầu trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tham mưu, quản lý, xây dựng phong cách làm việc của công chức trẻ; ĐVTN trong công nghiệp và dịch vụ đi đầu nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; ĐVTN đô thị đi đầu trong đề xuất sáng kiến quản lý đô thị, thực hiện chương trình 5 không, 3 có; ĐVTN khu vực nông thôn xung kích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ĐVTN lực lượng vũ trang đi đầu nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong huấn luyện, bảo quản, cải tiến sử dụng khí tài, trang bị. Triển khai các việc làm cụ thể để góp phần thực hiện Chỉ thị 24 của BTV Thành ủy, chủ trương xây dựng thành phố môi trường. Đồng thời, tất cả các cơ sở Đoàn đăng ký và thực hiện các công trình thanh niên, phần việc thanh niên, để lại dấu ấn của thanh niên với sự phát triển chung của thành phố.II. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO BỐN ĐỒNG HÀNH…TRONG TRƯỜNG ĐH PHÚ YÊNKính thưa Đại hội!Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” có nội dung cơ bản gồm:+ Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ: có cơ sở thực tiễn là các mô hình hỗ trợ thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học, như: các loại quỹ học bổng, giải thưởng, câu lạc bộ học thuật, tập huấn các kỹ năng mềm đã góp phần tích cực vào kết quả học tập, NCKH và định hướng nghề nghiệp cho HSSV. Đoàn TN và phòng công tác HSSV trường đã xét và giới thiệu đến Ngân hàng chính sách xã hội hơn 1017 hồ sơ vay tín dụng SV với số tiền 6,3 tỷ đồng. Đoàn trường tiếp tục tiển khai quỹ “ giúp bạn vượt khó ”, câu lạc bộ gia sư đã giới thiệu cho 185 SV có việc làm thêm… + Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm: có cơ sở thực tiễn từ việc khảo sát thấy nhu cầu bức thiết của thanh niên, Đoàn trường, phòng công tác HSSV, các khoa đã phối hợp các doanh nghiệp bên ngoài ( như Hội doanh nghiệp trẻ, Công ty FPT, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam…) tổ chức thành công nhiều hội thảo “ cơ hội nghề nghiệp ”, “ Hội thảo hướng nghiệp ” thu hút đông đảo SV tham gia. Hàng năm HSSV được tổ chức các hoạt động ngoại khóa học tập kinh nghiệm từ các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh, thực tập, thực tế bộ môn tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để nâng cao việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế… + Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần: là hoạt động có thế mạnh của Đoàn qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao … ở cơ sở. Hàng năm, Đoàn TN – Hội SV trường phối hợp cùng phòng công tác HSSV tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo ĐVTN tham gia như: hội trại, hội thao, hội thi tiếng hát HSSV. Bên cạnh đó Đoàn trường cùng các cơ sở đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn…+ Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội: là nội dung tương đối mới song đã được thực nghiệm qua các lớp huấn luyện kỹ năng cho cán bộ của Đoàn, Hội, Đội và một số mô hình mới phát triển ở các thành phố lớn. Tổ chức nhiều hoạt động góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vai trò của kỹ năng xã hội trong sinh hoạt, học tập, lao động và công tác. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu bổ trợ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho ĐVTN. Ban thường vụ Đoàn trường đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp…Phong trào “4 đồng hành”, không chỉ giúp cho đoàn viên thanh niên có thêm kiến thức, trình độ học vấn, tích cực học tập lao động sản xuất, rèn luyện thân thể mà còn giúp cho thế hệ trẻ học tập kỹ năng sống, có ước mơ hoài bảo, lòng yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn quanh mình vươn lên phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng giàu đẹp. Cũng chính vì nảy sinh từ thực tiễn nên các nội dung củaphong trào“Năm xung kích” và “Bốn đồng hành” phản ánh đúng, khá đầy đủ những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, những vấn đề có tính thời sự, những nhu cầu, nguyện vọng chính của thanh niên. Các lĩnh vực xung kích cần đến thanh niên hiện nay chính là trên mặt trận kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ Tổ quốc, cải cách nền hành chính quốc gia và hội nhập quốc tế. Các mặt của đời sống mà thanh niên cần sự chia xẻ, đồng hành chính là đáp ứng những nhu cầu về việc học, việc làm, vui chơi giải trí, phát triển thể chất, tinh thần và được trang bị các kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh hiện nay, nội dung của phong trào “Năm xung kích” và “Bốn đồng hành” như trên là đầy đủ và phù hợp; phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn và lực lượng thanh niên, vì vậy, bảo đảm định hướng chính trị của phong trào hành động cách mạng trong thanh niên giai đoạn hiện nay. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊXuất phát từ những thách thức đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau: 1. Tiếp tực phát huy kết quả các hoạt động mà ĐVTN nhà trường đã thực hiện trong những năm qua, đồng thời không ngừng tăng cường hơn nữa công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng, tinh thần đoàn kết, lấy giáo dục nhân cách, "giáo dục làm người" là chính, hình thành trang bị và bồi dưỡng cho ĐVTN những phẩm chất tốt đẹp đó là: tinh thần trách nhiệm vì mọi người, yêu nghề, tương thân tương ái, công bằng, trung thực,giản dị và khiêm tốn... thông qua các hình thức phong phú đa dạng gắn liền với chủ đề năm thanh niên 2011, cũng như các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của dân tộc. 2. Tổ chức Đoàn sẽ phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới các phương thức, hình thức, hoạt động và sinh hoạt, lồng ghép nội dung giáo dục trong tất cả các mặt công tác, hoạt động của Đoàn như: tổ chức các phong trào thi đua học tập rèn luyện, đảm nhận các chương trình, phần việc thanh niên; xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền,phối hợp tốt với các đơn vị, các lực lượng xã hội, đoàn thể trong nhà trườngnhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN. 3. Không nói suông mà phải hành động thông qua các việc làm cụ thể, có như vậy mới tạo được niềm tin trong ĐVTN. Tổ chức các hoạt động phong trào theo hướng thiết thực, hiệu quả sát với đời sống công tác học tập, rèn luyện như: Bồi dưỡng công tác nghiệp vụ Đoàn trường học,chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng ứng xử, kỹ năng cuộc sống, thói quen làm việc, sinh hoạt học tập, ứng xử văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội, giúp đỡ các ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, tham gia phối hợp xây dựng đội tự quản trong khu nội trú, động viên hỗ trợ ĐVTN khóa mới, công tác vệ sinh môi trường ... Đồng thời tôn trọng và bám sát những nguyện vọng chính đáng của ĐVTN để từ đó có hướng tham mưu giải quyết phù hợp.4. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời tuyên dương các ĐVTN có kết quả học tập, rèn luyện tốt, nêu gương người tốt, việc tốt, tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho hiệu quả: như sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin, nâng cao tính thiết thực hiệu quả của các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó cũng cần kịp thời nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật đối với những ĐVTN vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật. Đối với ĐVTN là giáo viên, cần khơi dạy tính tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, giúp cho tiết học sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao.5. Tổ chức trao đổi, đối thoại trực tiếp với ĐVTN mỗi tháng hoặc mỗi quý 1 lần, để qua đó nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng cũng như các đề xuất của các ĐVTN đối với tổ chức Đoàn nói riêng và với nhà trường nói chung. - Lý luận về công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cũng như đường lối công tác thanh vận của Đảng ta hiện nay luôn đề cập hai khía cạnh “phát huy vai trò xung kích” và “chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên”. Trong thời kỳ mới, hai vế này được thể hiện song song, có vị trí quan trọng ngang nhau. Hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Đoàn, phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác thanh niên, có phạm vi rộng và có khả năng cụ thể hoá được trong nhiều lĩnh vực công tác, nhiều đối tượng thanh niên. Vì vậy, phong trào có tiềm năng và sức sống trong thời gian tới. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua, chúng tôi đề xuất: Một là, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong thời gian tới. Trước mắt, đẩy mạnh thực hiện những nội dung xung kích và đồng hành đã đề ra song còn hạn chế trong việc thực hiện như đã nêu ở những phần trên. Hai là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về nội dung và chỉ đạo thực hiện trong các đối tượng thanh niên để hai phong trào trên khẳng định sức sống mạnh mẽ, trở thành phong trào lớn của Đoàn trong nhiệm kỳ 2012 – 2017 với nội dung phong phú, hình thức đa dạng và hiệu quả hơn. Thực tiễn chỉ đạo phong trào thanh niên cho thấy kinh nghiệm là trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bình thường, phong trào hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm là vừa đủ. Hiện nay, hai phong trào mới triển khai được hơn 03 năm, tư tưởng và các nội dung mới “thấm” đến cơ sở và nhiều nơi vẫn đang cụ thể hoá. Mặt khác, như trên đã nói, nội dung của “Năm xung kích …” và “Bốn đồng hành…” vốn có tính khái quát cao nên còn có nhiều khả năng phát triển, bổ sung nội hàm, mở rộng về giải pháp thực hiện. Điều đó đặt ra những gợi mở để phát triển phong trào trong nhiệm kỳ mới. Ba là, ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị, nghiên cứu để đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X sẽ tổng kết việc thực hiện hai phong trào trong giai đoạn 2007 - 2012, đánh giá kỹ kết quả của từng nội dung xung kích và từng nội dung đồng hành, chỉ ra những nội dung, giải pháp đã triển khai tốt và những nội dung còn nhiều lúng túng; nhất là, phải chỉ ra về mặt lý luận và thực tiễn xem 5 nội dung xung kích và 4 nội dung đồng hành đó đã đủ chưa, có phải lược bớt, điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nội dung gì tại Đại hội X sắp tới. Cần khẳng định rõ về mặt lý luận “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là một sáng tạo mới trong xây dựng phong trào thanh niên. Điều chỉnh một số nội dung, sửa đổi “xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế” thành “Xung kích trong hội nhập quốc tế”…Trên đây là những ý kiến tham góp thêm về vai trò của tổ chức Đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị trong năm học 2011-2012, rất mong nhận được sự đóng góp nhiều hơn nữa của các đồng chí, nhất là các ĐVTN để qua đó góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm học 2011-2012.Kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc.Kính chúc đại hội thành công tốt đẹp.Xin trân trọng cảm ơn!

THAM LUẬN: PHONG TRÀO BỐN ĐỒNG HÀNH CÙNG THANH NIÊN LẬP THÂN LẬP NGHIỆP Đoàn khoa Kinh tế - Nông nghiệp Kính thưa quý lãnh đạo, quý vị đại biểu, Thưa toàn thể đại hội I.ĐẶT VẤN ĐỀ Trước hết, thay mặt tuổi trẻ khoa KT-NN, tôi bày tỏ sự thống nhất cao độ với nội dung dự thảo Báo cáo chính trị của Đại hội đã nêu ra. Sau thành công của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), công cuộc đổi mới đất nước tiếp tục thu được những thành tựu quan trọng, tình hình chính trị, xã hội ổn định, kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu sự cam kết tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải cách nền hành chính quốc gia theo hướng hiện đại. Như vậy, ở vào thời điểm chuẩn bị nội dung văn kiện Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, quá trình toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến đất nước ta, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi mặt của đời sống thanh niên, đặt ra những thuận lợi đan xen với thách thức, khó khăn mới đối với toàn Đoàn và tuổi trẻ. Trong bối cảnh chung đó, tình hình thanh niên những năm đầu thời kỳ hội nhập đã có nhiều chuyển biến, thể hiện ở sự phân hoá ngày càng rõ về điều kiện, môi trường lao động, học tập, công tác, dẫn đến những thay đổi không đồng nhất trong những quan niệm, nhu cầu, định hướng giá trị của thanh niên. Tuy vậy nhìn chung, thái độ và ý thức chính trị của thanh niên có chuyển biến tích cực hơn, ý thức lập thân, lập nghiệp cao hơn, tinh thần xung kích, tình nguyện được khơi dậy mạnh mẽ. Thanh niên là lực lượng có thế mạnh của đất nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, có khả năng và mong muốn được phát huy nhiều hơn nữa trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, thanh niên cũng rất cần được định hướng, hỗ trợ để vươn lên cùng đất nước, sánh vai cùng thanh niên các nước trong khu vực và thế giới. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thanh niên thành phố cũng sẽ có những biến đổi. Sự chuyển dịch lao động trẻ, cơ cấu xã hội, nghề nghiệp của thanh niên sẽ tiếp tục có sự thay đổi lớn; tiếp tục có sự phân hóa mạnh về trình độ học vấn, về thu nhập, địa vị kinh tế, điều kiện hưởng thụ văn hóa, vui chơi giải trí, định hướng giá trị tinh thần trong thanh niên. Cùng với đó, tinh thần tình nguyện, ý chí tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên trong cuộc sống sẽ trở thành xu hướng lớn trong tuổi trẻ thành phố. Ý thức chính trị, đòi hỏi về công bằng, dân chủ của thanh niên sẽ cao hơn. Tuy nhiên, những vấn đề tiêu cực mới cũng sẽ xuất hiện và diễn biến phức tạp như lối sống thực dụng, tình trạng bạo lực, sự thờ ơ với chính trị, sự tác động của các thế lực thù địch đối với thanh niên. Từ thực tế đó, việc tìm kiếm những giải pháp, cách làm mới, sáng tạo để tăng cường hiệu quả công tác tập hợp, giáo dục thanh niên làyêu cầu thiết thân đối với tổ chức Đoàn, Hội hiện nay. Vấn đề trước tiên là làm sao để thanh niên yêu thích và tự nguyện đến với đoàn, với Hội và tích cực hoạt động trong tổ chức thanh niên. Vấn đề là làm sao từ các hoạt động của đoàn, Hội có thể phát huy cao độ tinh thần xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia vào phát triển KT- XH và nhiệm vụ phát triển của thành phố, của từng địa phương đơn vị. Thời gian qua, các hoạt động từ phong trào "Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tố quốc, "5 xung kích phát triển KT-XH và bảo vệ Tổ quốc” , "4 đồng hành với thanh niên trên đường lập thân lập nghiệp" đã tập hợp, thu hút hàng triệu lượt đoàn viên thanh thiếu nhi thành phố tham gia, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện đóng góp thiết thực vào hoạt động giúp dân xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ môi trường, bảo đảm trật tự an toàn giao thông, hiến máu nhân đạo chăm sóc giáo dục thiếu niên nhi đồng, đồng hành hỗ trợ thanh niên trong học tập, rèn luyện, học nghề và lập nghiệp, góp phần xây dựng thành phố 5 không, 3 có. Từ kết quả đó, thời gian đến, giải pháp của Đoàn là sẽ tiếp tục phát động mạnh mẽ phong trào "5 xung kích, 4 đồng hành" trong thanh niên, gắn các hoạt động của thanh niên với nhiệm vụ phát triển KT-XH của từng địa phương, đơn vị, chú trọng phát huy tính tình nguyện tại chỗ. Vận động ĐVTN trường học đi đầu đề xuất ý tưởng, sáng kiến, giải pháp đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học; ĐVTN trong các cơ quan hành chính đi đầu trong cải cách hành chính, nâng cao chất lượng tham mưu, quản lý, xây dựng phong cách làm việc của công chức trẻ; ĐVTN trong công nghiệp và dịch vụ đi đầu nghiên cứu, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ; ĐVTN đô thị đi đầu trong đề xuất sáng kiến quản lý đô thị, thực hiện chương trình 5 không, 3 có; ĐVTN khu vực nông thôn xung kích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; ĐVTN lực lượng vũ trang đi đầu nghiên cứu, phát huy sáng kiến trong huấn luyện, bảo quản, cải tiến sử dụng khí tài, trang bị. Triển khai các việc làm cụ thể để góp phần thực hiện Chỉ thị 24 của BTV Thành ủy, chủ trương xây dựng thành phố môi trường. Đồng thời, tất cả các cơ sở Đoàn đăng ký và thực hiện các công trình thanh niên, phần việc thanh niên, để lại dấu ấn của thanh niên với sự phát triển chung của thành phố. II. THỰC TRẠNG PHONG TRÀO BỐN ĐỒNG HÀNH…TRONG TRƯỜNG ĐH PHÚ YÊN Kính thưa Đại hội! Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” có nội dung cơ bản gồm: + Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ: có cơ sở thực tiễn là các mô hình hỗ trợ thanh niên trong học tập, nghiên cứu khoa học, như: các loại quỹ học bổng, giải thưởng, câu lạc bộ học thuật, tập huấn các kỹ năng mềm đã góp phần tích cực vào kết quả học tập, NCKH và định hướng nghề nghiệp cho HSSV. Đoàn TN và phòng công tác HSSV trường đã xét và giới thiệu đến Ngân hàng chính sách xã hội hơn 1017 hồ sơ vay tín dụng SV với số tiền 6,3 tỷ đồng. Đoàn trường tiếp tục tiển khai quỹ “ giúp bạn vượt khó ”, câu lạc bộ gia sư đã giới thiệu cho 185 SV có việc làm thêm… + Đồng hành với thanh niên trong nghề nghiệp và việc làm: có cơ sở thực tiễn từ việc khảo sát thấy nhu cầu bức thiết của thanh niên, Đoàn trường, phòng công tác HSSV, các khoa đã phối hợp các doanh nghiệp bên ngoài ( như Hội doanh nghiệp trẻ, Công ty FPT, Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam…) tổ chức thành công nhiều hội thảo “ cơ hội nghề nghiệp ”, “ Hội thảo hướng nghiệp ” thu hút đông đảo SV tham gia. Hàng năm HSSV được tổ chức các hoạt động ngoại khóa học tập kinh nghiệm từ các trường phổ thông trong và ngoài tỉnh, thực tập, thực tế bộ môn tại các cơ quan, công ty, doanh nghiệp để nâng cao việc ứng dụng kiến thức đã học vào thực tế… + Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống văn hoá tinh thần: là hoạt động có thế mạnh của Đoàn qua các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao … ở cơ sở. Hàng năm, Đoàn TN – Hội SV trường phối hợp cùng phòng công tác HSSV tổ chức nhiều hoạt động thu hút đông đảo ĐVTN tham gia như: hội trại, hội thao, hội thi tiếng hát HSSV. Bên cạnh đó Đoàn trường cùng các cơ sở đã tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, thể thao nhân kỉ niệm các ngày lễ lớn… + Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội: là nội dung tương đối mới song đã được thực nghiệm qua các lớp huấn luyện kỹ năng cho cán bộ của Đoàn, Hội, Đội và một số mô hình mới phát triển ở các thành phố lớn. Tổ chức nhiều hoạt động góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vai trò của kỹ năng xã hội trong sinh hoạt, học tập, lao động và công tác. Tăng cường tổ chức các hoạt động giao lưu bổ trợ kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho ĐVTN. Ban thường vụ Đoàn trường đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cán bộ Đoàn các cấp… Phong trào “4 đồng hành”, không chỉ giúp cho đoàn viên thanh niên có thêm kiến thức, trình độ học vấn, tích cực học tập lao động sản xuất, rèn luyện thân thể mà còn giúp cho thế hệ trẻ học tập kỹ năng sống, có ước mơ hoài bảo, lòng yêu thương giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn quanh mình vươn lên phát triển kinh tế góp phần xây dựng quê hương Phú Yên ngày càng giàu đẹp. Cũng chính vì nảy sinh từ thực tiễn nên các nội dung củaphong trào“Năm xung kích” và “Bốn đồng hành” phản ánh đúng, khá đầy đủ những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, những vấn đề có tính thời sự, những nhu cầu, nguyện vọng chính của thanh niên. Các lĩnh vực xung kích cần đến thanh niên hiện nay chính là trên mặt trận kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ Tổ quốc, cải cách nền hành chính quốc gia và hội nhập quốc tế. Các mặt của đời sống mà thanh niên cần sự chia xẻ, đồng hành chính là đáp ứng những nhu cầu về việc học, việc làm, vui chơi giải trí, phát triển thể chất, tinh thần và được trang bị các kỹ năng cần thiết trong xã hội hiện đại. Trong bối cảnh hiện nay, nội dung của phong trào “Năm xung kích” và “Bốn đồng hành” như trên là đầy đủ và phù hợp; phản ánh đúng nhiệm vụ chính trị của tổ chức Đoàn và lực lượng thanh niên, vì vậy, bảo đảm định hướng chính trị của phong trào hành động cách mạng trong thanh niên giai đoạn hiện nay. III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Xuất phát từ những thách thức đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp như sau: 1. Tiếp tực phát huy kết quả các hoạt động mà ĐVTN nhà trường đã thực hiện trong những năm qua, đồng thời không ngừng tăng cường hơn nữa công tác giáo dục bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng đạo đức, lý tưởng cách mạng, tinh thần đoàn kết, lấy giáo dục nhân cách, "giáo dục làm người" là chính, hình thành trang bị và bồi dưỡng cho ĐVTN những phẩm chất tốt đẹp đó là: tinh thần trách nhiệm vì mọi người, yêu nghề, tương thân tương ái, công bằng, trung thực,giản dị và khiêm tốn thông qua các hình thức phong phú đa dạng gắn liền với chủ đề năm thanh niên 2011, cũng như các sự kiện chính trị lớn của đất nước, của dân tộc. 2. Tổ chức Đoàn sẽ phải tiếp tục tìm tòi, đổi mới các phương thức, hình thức, hoạt động và sinh hoạt, lồng ghép nội dung giáo dục trong tất cả các mặt công tác, hoạt động của Đoàn như: tổ chức các phong trào thi đua học tập rèn luyện, đảm nhận các chương trình, phần việc thanh niên; xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn, nâng cao năng lực tham mưu, đề xuất với cấp uỷ, chính quyền,phối hợp tốt với các đơn vị, các lực lượng xã hội, đoàn thể trong nhà trườngnhằm làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho ĐVTN. 3. Không nói suông mà phải hành động thông qua các việc làm cụ thể, có như vậy mới tạo được niềm tin trong ĐVTN. Tổ chức các hoạt động phong trào theo hướng thiết thực, hiệu quả sát với đời sống công tác học tập, rèn luyện như: Bồi dưỡng công tác nghiệp vụ Đoàn trường học,chú trọng việc rèn luyện các kỹ năng ứng xử, kỹ năng cuộc sống, thói quen làm việc, sinh hoạt học tập, ứng xử văn hóa, phòng chống các tệ nạn xã hội, giúp đỡ các ĐVTN có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập, tham gia phối hợp xây dựng đội tự quản trong khu nội trú, động viên hỗ trợ ĐVTN khóa mới, công tác vệ sinh môi trường Đồng thời tôn trọng và bám sát những nguyện vọng chính đáng của ĐVTN để từ đó có hướng tham mưu giải quyết phù hợp. 4. Làm tốt công tác thi đua khen thưởng, kịp thời tuyên dương các ĐVTN có kết quả học tập, rèn luyện tốt, nêu gương người tốt, việc tốt, tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức cho hiệu quả: như sử dụng hệ thống phát thanh; hệ thống bảng tin, nâng cao tính thiết thực hiệu quả của các hoạt động xã hội. Bên cạnh đó cũng cần kịp thời nhắc nhở, phê bình hoặc kỷ luật đối với những ĐVTN vi phạm nội quy, quy định hoặc vi phạm pháp luật. Đối với ĐVTN là giáo viên, cần khơi dạy tính tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao trình độ, chủ động sáng tạo trong công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học, giúp cho tiết học sinh động, hấp dẫn và đạt hiệu quả cao. 5. Tổ chức trao đổi, đối thoại trực tiếp với ĐVTN mỗi tháng hoặc mỗi quý 1 lần, để qua đó nắm bắt các tâm tư, nguyện vọng cũng như các đề xuất của các ĐVTN đối với tổ chức Đoàn nói riêng và với nhà trường nói chung. - Lý luận về công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi cũng như đường lối công tác thanh vận của Đảng ta hiện nay luôn đề cập hai khía cạnh “phát huy vai trò xung kích” và “chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên”. Trong thời kỳ mới, hai vế này được thể hiện song song, có vị trí quan trọng ngang nhau. Hai phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” có nội dung phù hợp với chức năng, nhiệm vụ cơ bản của Đoàn, phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Đảng về công tác thanh niên, có phạm vi rộng và có khả năng cụ thể hoá được trong nhiều lĩnh vực công tác, nhiều đối tượng thanh niên. Vì vậy, phong trào có tiềm năng và sức sống trong thời gian tới. Trên cơ sở đánh giá thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi thời gian qua, chúng tôi đề xuất: Một là, tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào “Năm xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc” và “Bốn đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” trong thời gian tới. Trước mắt, đẩy mạnh thực hiện những nội dung xung kích và đồng hành đã đề ra song còn hạn chế trong việc thực hiện như đã nêu ở những phần trên. Hai là, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện về nội dung và chỉ đạo thực hiện trong các đối tượng thanh niên để hai phong trào trên khẳng định sức sống mạnh mẽ, trở thành phong trào lớn của Đoàn trong nhiệm kỳ 2012 – 2017 với nội dung phong phú, hình thức đa dạng và hiệu quả hơn. Thực tiễn chỉ đạo phong trào thanh niên cho thấy kinh nghiệm là trong điều kiện kinh tế - xã hội phát triển bình thường, phong trào hình thành và phát triển trong khoảng 10 năm là vừa đủ. Hiện nay, hai phong trào mới triển khai được hơn 03 năm, tư tưởng và các nội dung mới “thấm” đến cơ sở và nhiều nơi vẫn đang cụ thể hoá. Mặt khác, như trên đã nói, nội dung của “Năm xung kích …” và “Bốn đồng hành…” vốn có tính khái quát cao nên còn có nhiều khả năng phát triển, bổ sung nội hàm, mở rộng về giải pháp thực hiện. Điều đó đặt ra những gợi mở để phát triển phong trào trong nhiệm kỳ mới. Ba là, ngay từ bây giờ chúng ta cần chuẩn bị, nghiên cứu để đến Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X sẽ tổng kết việc thực hiện hai phong trào trong giai đoạn 2007 - 2012, đánh giá kỹ kết quả của từng nội dung xung kích và từng nội dung đồng hành, chỉ ra những nội dung, giải pháp đã triển khai tốt và những nội dung còn nhiều lúng túng; nhất là, phải chỉ ra về mặt lý luận và thực tiễn xem 5 nội dung xung kích và 4 nội dung đồng hành đó đã đủ chưa, có phải lược bớt, điều chỉnh hoặc bổ sung thêm nội dung gì tại Đại hội X sắp tới. Cần khẳng định rõ về mặt lý luận “Đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” là một sáng tạo mới trong xây dựng phong trào thanh niên. Điều chỉnh một số nội dung, sửa đổi “xung kích trong hội nhập kinh tế quốc tế” thành “Xung kích trong hội nhập quốc tế”… Trên đây là những ý kiến tham góp thêm về vai trò của tổ chức Đoàn trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan đơn vị trong năm học 2011-2012, rất mong nhận được sự đóng góp nhiều hơn nữa của các đồng chí, nhất là các ĐVTN để qua đó góp phần vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công tác năm học 2011-2012. Kính chúc các đồng chí sức khỏe, hạnh phúc. Kính chúc đại hội thành công tốt đẹp. Xin trân trọng cảm ơn! . cạnh đó, thanh niên cũng rất cần được định hướng, hỗ trợ để vươn lên cùng đất nước, sánh vai cùng thanh niên các nước trong khu vực và thế giới. Dự báo trong thời gian tới, tình hình thanh niên. Đồng thời, tất cả các cơ sở Đoàn đăng ký và thực hiện các công trình thanh niên, phần việc thanh niên, để lại dấu ấn của thanh niên với sự phát triển chung của thành phố. II. THỰC TRẠNG PHONG. trào thanh thiếu nhi cũng như đường lối công tác thanh vận của Đảng ta hiện nay luôn đề cập hai khía cạnh “phát huy vai trò xung kích” và “chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh

Ngày đăng: 19/04/2014, 18:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w