Tổng hợp toàn bộ lý thuyết và câu trả lời chi tiết về môn Ngân hàng Phát triển
Trang 1I.Lý do ra đời của các NHPT :
1
Xuất phát từ nhu cầu “cần một tổ chức có thể tài trợ cho tất cả các dự án phát triển”
Có nhiều nguồn tài trợ cho dự án phát triển, , bao gồm: nguồn ngân sách nhà nước, từ các tổ chức tài chính quốc
tế, vay ngân hàng thương mại hoặc từ những người hưởng lợi từ dự án Tuy nhiên, mỗi nguồn tài trợ có nhữngđặc điểm khác nhau và chỉ thích hợp cho một hoặc một số dự án nhất định Từ đó làm nảy sinh nhu cầu cần cónguồn tài trợ rộng nhất, bao trùm nhất, có thể tài trợ cho tất cả các dự án Và NHPT ra đời như là một điều tấtyếu, vì nguồn tài trợ của nó đảm bảo đủ 3 yêu cầu: tập trung với khối lượng lớn trong thời gian ngắn, lãi suấtthấp và thời gian sử dụng dài Mặt khác, NHPT không chỉ đơn thuần là giải ngân, cấp tín dụng cho các dự án
mà trước đó nó cũng thực hiện các nghiệp vụ như một ngân hàng thương mại, tức là cũng có phân tích, thẩmđịnh các dự án dựa trên nguyên tắc cơ bản của tín dụng ngân hàng ; người vay phải đảm bảo hoàn trả vốn và lãisau thời gian cam kết Đồng thời NHPT cũng phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của các dự án, có biệnpháp phòng ngừa rủi ro, có thể gợi ý hoặc hỗ trợ nếu các dự án gặp khó khăn… Như vậy đối tượng phục vụ củaNHPT được mở rộng ra rất nhiều, từ những dự án quy mô trung bình cho tới những dự án lớn, có ảnh hưởngquan trọng tới sự phát triển của vùng, ngành hoặc liên quan đến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cứnghèo, cải thiện môi trường…
2.Đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế
Để nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn là rất lớn, đặc biệt vốn trung và dài hạn, ví dụ như:
+ Nhu cầu về cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng cho phát triển giao thông, thương mại mậudịch, điện nước, y tế giáo dục… nhằm nâng cao giá trị cuộc sống
+ Nhu cầu của các doanh nghiệp: đầu tư mới trang thiết bị máy móc, mở rộng quy mô sản xuất nhằmtăng năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải hơn cho xã hội
Tuy nhiên những nguồn để đáp ứng nhu cầu trên là rất hạn chế, đặc biệt tại các nước đang phát triển Nguyênnhân do:
- Hệ thống NHTM với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu, chỉ tập trung cho vay ngắn hạn
+ Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn thấp và kì hạn thường chỉ từ 3 đến 7 năm => Kỳ hạn cho vay củanhiều NHTM không phù hợp với các công trình xây dựng cơ bản có quy mô lớn và sử dụng trong thời gian dài,thu hồi vốn chậm
+ Thị trường nợ kém phát triển => các tài sản chủ yếu của NHTM kém thanh khoản vì vậy sẽ rất rủi ro nếu
sử dụng các nguồn có kỳ hạn ngắn 1 - 3 năm để cho vay 10 - 20 năm
+ Sự thay đổi tỷ giá theo hướng giảm giá nội tệ khiến NHTM rất khó khăn khi cung cấp các khoản cho vaytrung và dài hạn bằng ngoại tệ Mà đây là nguồn vốn rất cần thiết để các doanh nghiệp nhập thiết bị từ nướcngoài
- Thị trường vốn trung, dài hạn không có koặc kém phát triển
Nhu cầu đầu tư dài hạn thường đáp ứng thông qua thị trường vốn dài hạn, hoặc thu hút đầu tư nước ngoài Tuynhiên, cả hai loại thị trường này đều đang bị hạn chế tại các nước đang phát triển Thị trường chứng khoán ởnhững nước này thường chậm phát triển hoặc phát triển “méo mó” do sự can thiệp sâu của Nhà nước, thể hiện ở
hệ thống luật pháp chưa hoàn chỉnh, gò bó kìm nén sự phát triển của thị trường Đồng thời, thu hút vốn đầu tưtrực tiếp từ nước ngoài là kênh gọi vốn dài hạn quan trọng song bị hạn chế bởi môi trường đầu tư chưa hấp dẫn,hoặc bởi giới hạn trong lĩnh vực đầu tư đối với nước ngoài
- Chi ngân sách cho phát triển kinh tế bị hạn chế
Nguyên nhân do thu ngân sách nghèo nàn, tăng trưởng chậm trong khi nhu cầu chi thường xuyên ngày càng lớn,
do đó tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển bị hạn chế Đồng thời nhiều khoản chi đầu tư đã bị giảm hiệu quả lớn dotình trạng tham nhũng và trình độ quản lý yếu kém trong bộ máy chính phủ
*Những nguyên nhân trên đã tạo ra khoảng cách lớn giữa cung và cầu trên thị trường tài chính dài hạn Mộttrong những chính sách giải quyết là xây dựng một loại hình tổ chức tài chính có khả năng thu hút và cung cấpcác nguồn vốn trung và dài hạn có hiệu quả cho các dự án phát triển Đó chính là NHPT
3.Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội trong tài trợ dài hạn (chính sách tín dụng có hạn chế và ưu tiên,chương trình tín dụng chỉ định)
Xuất phát từ công thức của phát triển kinh tế:
Phát triển kinh tế = Tăng trưởng kinh tế + chuyển dịch cơ cấu kinh tế + tiến bộ xã hội
Trang 2Trong đó, mục tiêu tăng trưởng kinh tế có thể được thực hiện thông qua các dự án thương mại Còn mục tiêuchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hiện đại, hợp lý và mục tiêu đảm bảo xã hội ngày càng tiến
bộ, văn minh thì chỉ có thể thực hiện qua các dự án phát triển Tuy nhiên, có 2 vấn đề lớn cần giải quyết, đó là:
- Thứ nhất, các dự án phát triển có khả năng sinh lời thấp nhưng rủi ro lại cao hơn các dự án thông thường, nhất
là các dự án trong các ngành công nghiệp mũi nhọn và dự án đầu triển khai tại vùng nông thôn
- Thứ hai, nhiều NHTM không sẵn sàng đầu tư vào dự án phát triển do phần lớn các khoản tín dụng của NHTMđòi hỏi phải có tài sản thế chấp và phải có hiệu quả tài chính theo cơ chế thị trường Sự khan hiếm nguồn vốnlàm cho lãi suất các nguồn tài chính này rất đắt, không thích hợp với các dự án phát triển dài hạn có tỷ lệ sinhlời thấp, rủi ro cao và thường không có tài sản đảm bảo
*Hai vấn đề trên cho thấy NHTM không phải là tổ chức có khả năng tài trợ cho các dự án phát triển, do đóNHPT ra đời như là một tổ chức tài chính thực hiện và kiểm soát chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chế củaChính phủ nhằm thực hiện các công cụ đầu tư đặc biệt Các hoạt động của NHPT nhằm mục đích xã hội nhiềuhơn là mục đích kinh tế, có tính chất hỗ trợ nhiều hơn là kinh doanh, đảm bảo thực hiện được các dự án pháttriển góp phần đảm bảo các lợi ích xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển
4.Yêu cầu thực hiện các mục tiêu phát triển có hiệu quả
Một dự án phát triển hướng tới nhiều mục tiêu khác nhau: tạo công ăn việc làm, xoá đói giảm nghèo, thu hẹpkhoảng cách giàu nghèo giữa các khu vực, bảo vệ môi trường sinh thái… nhưng vẫn cố gắng thu lợi nhuận ởmột mức nhất định Các mục tiêu này trong nhiều trường hợp tự mâu thuẫn với nhau và gây cản trở hoạt độngcủa các thể chế tài chính theo cơ chế thị trường, chủ yếu hoạt động vì lợi ích kinh tế
Mặc dù thực hiện mục tiêu phát triển nhưng các dự án phát triển lại không thích hợp hoàn toàn với phương phápcấp phát ngân sách, do có nguồn thu trực tiếp từ bán sản phẩm của dự án Chính phủ sử dụng nguồn vốn tíndụng để tài trợ cho các dự án phát triển vì:
- Ngân sách Nhà nước nghèo nàn, lại phải ưu tiên cho các dự án không thể hoàn lại vốn Trong khi
đó nhiều dự án phát triển tạo nguồn thu trực tiếp, có khả năng sinh lời, có khả năng hoàn trả, có thể
và cần thiết phải tiếp cận với nguồn vốn tín dụng Áp lực trả vốn và lãi buộc chủ đầu tư phải tìmkiếm và thực hiện các dự án có hiệu quả tài chính rõ ràng dù mức sinh lời thấp và rủi ro cao, đồngthời phải thực hiện các giải pháp tăng tính hiệu quả tài chính của dự án
- Tài trợ bằng cách cho vay có nhiều ưu thế: vốn của Nhà nước thường được cộng thêm vốn đốiứng huy động trên thị trường, tạo điều kiện mở rộng quy mô cho dự án phát triển Kết quả của việchoàn trả là nguồn vốn của Nhà nước được tái tạo, tiếp tục 1 hoạt động tài trợ mới Ngoài ra, tài trợ
ưu đãi qua chương trình tín dụng của Chính phủ được thực hiện có hiệu quả thông qua hoạt động củaNHPT, vì NHPT là tổ chức tài chính, là công cụ đầu tư đặc biệt của Chính phủ Như vậy ngoài việccung cấp các nguồn tài trợ trung và dài hạn cho các dự án, NHPT còn cung cấp với 1 số điều kiện ưuđãi hơn mà các tổ chức tín dụng khác không có
*Như vậy, NHPT đc thành lập nhằm tài trợ các loại hình đầu tư phát triển có hiệu quả tài chính
II.Quan niệm và đặc điểm của NHPT
1,Quan niệm:
Là tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung và dài hạn cho các dự án phát triển
1.1 Hoạt động :
1.1.1 Huy động và quản lý vốn
* Yêu cầu với nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng phải đảm bảo kỳ hạn và lãi suất
Hoạt động chủ yếu là tài trợ cho các dự án dài hạn có knăng sinh lời thấp hoặc rủi ro cao,nên nhpt phải
có nguồn vốn hỗn hợp với lãi suất tương đối thấp, thời gian sử dụng dài và chấp nhận rủi ro
-Các hình thức huy động :
+Huy động tiền gửi trên thị trường :
* Huy động chủ yếu thông qua mở tài khản thanh toán cho các dự án và các DN vay theo dự án
*Các khoản tiền gửi của dân cư chủ yếu là tiết kiệm trung và dài hạn với lãi suất cao,thời hạn dài
+NH phát hành giấy nợ trung và dài hạn :
Trang 3*Huy động các quỹ của nhà nước (tài trợ của nhà nước cho dự án phát triển)
*Huy động các khoản tài trợ từ các tổ chức khác
*Vay nước ngoài(song phương,đa phương hoặc từ các tổ chức tài chính phát triển)
+ NH kêu gọi tài trợ: Xây dựng các phương án xin tài trợ,gặp các nhà tài trợ thuyết minh tính cấp thiết của dự án,kế hoạch thực hiện,chi phí ngân sách…
+ NH xác lập mối quan hệ giữa chính phủ và ngân hàng trong tài trợ dự án
+ NH phát hành giấy nợ : Việc phát hành giấy nợ gồm có : Xác định mệnh giá,loại tiền ; xác định thời điểm và địa điểm ; khả năng chuyển nhượng ; xây dựng phương án phát hành ; xác định tỉ lệ thích hợp của nguồn vay mượn
+ NH dự báo các nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiết kiệm trung và dài hạn
- Quản lý kỳ hạn và chi phí của nguồn :
Để đảm bảo mức sinh lời hợp lý,ngân hàng duy trì tài sản thanh khoản ở mức rất thấp Do vậy quản lý nguồn vốn bao gồm :
+ Tính toán chi phí huy động nhằm đảm bảo nguyên tắc kinh doanh có lãi : Các dự án khác nhau cần tính toán mức chi phí nguồn vốn khác nhau Kỳ hạn nguồn vốn rất quan trọng đối với hoạt động cho vay của NHPT (kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao)
+Quản lý thanh khoản
1.1.2 Sử dụng vốn :
NHPT thực hiện mục tiêu kinh doanh thông qua sử dụng vốn hình thành các khoản mục tài sản
-Các loại tài sản :
+ Ngân quỹ:
*Tiền mặt trong két,tiền gửi tại NHTW và các NH khác , thường chiếm tỷ trọng nhỏ
* Nguồn phát hành trái phiếu và tiết kiệm trung và dài hạn thường ổn định nên NH có thể dự đoán quy
mô và thời điểm để trả có kế hoạch thu nợ và huy động phù hợp
* Thường xuyên trả lãi cho các khoản tiết kiệm và trái phiếu
+ Tài trợ ngắn hạn : Quy mô tài trợ ngắn hạn nhỏ chủ yếu trong các dự án phát triển mà do NH tài trợ trung và dài hạn
+ Tài trợ theo dự án( trung và dài hạn): Là hoạt động quan trọng của NHPT.Có thể chia theo các tiêu thức khác nhau sau :
*Tài trợ theo dự án được chỉ định trước của chủ tài trợ
* Tài trợ theo dự án do NH khai thác và tìm kiếm
*Tài trợ theo dự án với nguồn vốn ưu đãi
* Tài trợ theo dự án với nguồn vốn thị trường
* Tài trợ độc lập +Các tài sản khác
* Đầu tư trực tiếp vào các ngành kinh tế : NHPT tham gia trực tiếp vào hoạt động của các dự án
và các doanh nghiệp thông qua mua cổ phần Theo cách này NH trực tiếp chia sẻ rủi ro với các chủ đầu tư
* Cho thuê: NHPT có thể tài trợ cho các dự án thông qua cho thuê.Hình thức này thích hợp với các dự án có vốn tự có ít
- Quản lý tài sản :
Xác định ngân quỹ của NH trong mối quan hệ với nhu cầu thanh khoản trong trung và dài hạn
Trang 4Phần lớn các khoản tiền gửi và cho vay đều là trung và dài hạn,do vậy NHPT phải tính toán nhu cầu thanh khoản chu kỳ và xu hướng nhằm đảm bảo ngân quỹ hợp lý
+Quản lý rủi ro lãi suất và rủi ro hối đoái:
* Rủi ro lãi suất : Một trong các biện pháp giảm rủi ro lãi suất là áp dụng lãi suất thả nổi,tuy nhiên áp dụng biện pháp này cho các dự án dài hạn với khả năng sinh lời thấp là rất khó khăn, do việc ratăng lãi suất sẽ trở thành gánh nặng tài chính mà nhiều dự án không vượt qua được.NHPT thường áp dụng các biện pháp san sẻ rủi ro giữa người cho vay và người đi vay bằng cách đặt ra nhiều kỳ hạn trả
nợ nhằm giảm bớt rủi ro lãi suất
*Rủi ro hối đoái : Nhiều khoản vay từ nước ngoài của NHPT dưới hình thức ngoại tệ mạnh,do vậy nếu NH cho vay lại bằng nội tệ thì phải đối đầu với rủi ro hối đoái NH có thể áp dụng biện pháp cho vay bằng ngoại tệ hoặc sử dụng giá thả nổi để chuyển rủi ro hối đoái lên khách hàng
+Quản lý các khoản cho vay và tính sinh lời của tài sản: Nội dung quản lý thanh khoản cho vay bao gồm
* Xác định quy mô và tỷ trọng các khoản cho vay ưu đãi theo chỉ thị của chính phủ
- NHPT là một tổ chức phát triển kinh tế có nhiệm vụ tập trung các nguồn vốn trung, dài hạn để đầu tư
có trọng điểm và ưu đãi cho các dự án phát triển
Vai trò này của ngân hàng được thể hiện thông qua :
+Các mục tiêu phát triển mà ngân hàng theo đuổi :
Hoạt động chính của NHPT là tài trợ cho các dự án phát triển nhằm phát triển công nghiệp và nông nghiệp Thông qua cho vay trung hạn và dài hạn , ngân hàng khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng , pháttriển doanh nghiệp , thay đổi cơ cấu thu nhập và cơ cấu kinh tế …
+ các loại dự án mà ngân hàng tài trợ :
NHPT tài trợ cho các dự án có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng , nghành hoặc liên quan đến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cư nghèo , cải thiện môi trường … kết hợp mục tiêu tài chính và các mục tiêu xã hội khác
+ Các nghiệp vụ chính mà NHPT thực hiện :
a ) Tìm kiếm các dự án theo định hướng chính phủ
b ) Phân tích thẩm định các dư án , tính toán các mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu kinh tế nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển
c ) Tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính khách
- NHPT khuyến khích và duy trì hiệu quả kinh tế của các dự án
NHPT về cơ bản là một tổ chức tín dụng , hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi , dựa trên tính chất này mà ngân hàng được phân biệt với các tổ chức quản lý và hành chính khác Ngân hàng tìm kiếmlợi nhuận thông qua tài trợ cho các dự án , có nghĩa là thu tư các dự án phải đủ bù đắp chi phí của ngân hàng và có thặng dư thích hợp Các khoản tài trợ của ngân hàng tuân theo nguyên tắc cơ bản của chế độtín dụng ngân hàng: Người vay phải hoàn trả cả vốn và lãi sau một thời gian Để thực hiện được nguyêntắc này , ngân hàng phải tim kiếm các dự án có hiệu quả kinh tế , quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của
dự án , có biện pháp phòng ngưa rủi ro … qua đó ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả tài chính của các chủ đầu tư
- NHPT hỗ trợ các doanh nghiệp và các vùng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là chiến lược tất yếu của mọi quốc gia trên con đường phát triển kinh
tế Một trong những yêu cầu phát triển kinh tế có hiệu quả của các nước dang phát triển là công nghiệp hóa phù hợp với tăng trưởng kinh tế Trong điều kiện công nghệ còn lạc hậu , nguôn vốn khan hiếm , để
Trang 5phát triển nhanh chóng rất cần phải tập trung các nguôn lực phát triển công nghệ vào một số đầu mối chính nhằm đầu tư cho các loại hình công nghệ chủ lực phù hợp với điều kiện của đất nước NHPT được sử dụng như là thể chế phát triển vể công nghệ khi tài trợ cho dư án thuộc các nghành kinh tế mũi nhọn , các dự án phát triển sản phẩm mới , hoặc ứng dụng công nghệ mới
Vai trò này thể hiện :
a ) Khi dự án cần thiết bị và công nghệ , NHPT có thể phục vụ bằng cách cho vay để nhập thiết bị và công nghệ
b ) Ngân hàng có khả năng đánh giá công nghệ không chỉ là xu hướng phát triển công nghệ trong nước
và trên thế giới mà còn gợi ý những khả năng thay thế phù hợp với hoàn cảnh địa phương
c ) Ngân hàng giúp chủ đầu tư nhập công nghệ mà họ có khả năng vận hành, duy trì và sửa chữa
d ) NHPT còn được sử dụng để phát triển các vùng trọng điểm hoặc các vùng còn lạc hậu thông qua cho vay trung và dài hạn các dự án cải tạo và phát triển giao thông, điện nước…
- Hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa
Thực hiện chính sách tín dụng XK như cho vay XK, bảo lãnh tín dụng XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnhthực hiện hợp đồng XK
- Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển
NHPT đã và đang chứng tỏ mình không chỉ là một công cụ đắc lực của Chính phủ trong tài trợ đầu tư vàxuất khẩu mà còn có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường tài chính với sự đa dạng về dịch
vụ và hoạt động năng động trên thị trường vốn khu vực và quốc tế; tiềm lực tài chính mạnh.Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật
2.ĐẶC ĐIỂM
Phân tích tên gọi “ngân hàng phát triển” để hiểu đây cũng là một hình thức ngân hàng, tức là nó vẫn sẽ mangcác đặc điểm cơ bản của một ngân hàng NHPT cũng là một tổ chức tín dụng, hoạt động trên cơ sở lấy thu bùchi và có lãi Dựa trên tính chất này mà NHPT được phân biệt với các tổ chức quản lý và hành chính khác Tuynhiên, cũng như sự giống và khác nhau giữa “dự án phát triển” và “dự án thương mại”, ngân hàng phát triểncũng có những điểm khác biệt so với ngân hàng thương mại, để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu “hướng đếncác lợi ích xã hội” của mình
NHPT là một tổ chức tài chính được sự hỗ trợ của Chính phủ : Hầu hết các NHPT trên thế giớiđều có sự tham gia và hỗ trợ rất lớn của Chính phủ Ở Việt Nam, NHPT là tổ chức tài chính củaChính phủ, có nhiệm vụ tổ chức nguồn vốn cho dự án phát triển, nguồn tài trợ của Chính phủ dướihình thức cấp tín dụng được thực hiện thông qua NHPT Nói cách khác, NHPT hoạt động nhằmphục vụ chính sách phát triển của Nhà nước Do đó NHPT được hưởng một số ưu đãi nhất định từphía Nhà nước, ví dụ như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi;được Chính phủ đảm bảo khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhànước theo quy định của pháp luật…
Bên cạnh nguồn tài trợ từ Chính phủ, NHPT còn có khả năng tự huy động trên thị trường vốn, do
đó NHPT có thể tài trợ một cách đa dạng với nhiều loại lãi suất, hình thức khác nhau Do đó thíchhợp cho nhiều loại dự án phát triển khác nhau Thông qua NHPT, vốn ưu đãi được quay vòng cóhiệu quả
Phương thức hoạt động chủ yếu là đầu tư trung và dài hạn cho các công trình kinh tế trọng điểm,
hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thông qua đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ Điều này hoàn toàntương ứng với đặc điểm của các dự án phát triển, chủ yếu là các dự án trung và dài hạn Các nghiệp
vụ chính mà NHPT thực hiện là:
- Tìm kiếm các dự án theo định hướng của Chính phủ
Trang 6- Phân tích, thẩm định các dự án, tính toán các mục tiêu xã hội bên cạnh mục tiêu kinh tế nhằmđảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển
- Tài trợ trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức tài chính khác
Qua 3 đặc điểm cơ bản trên, có thể thấy sự khác biệt cơ bản và những ưu điểm vượt trội của NHPT trong việctài trợ cho các dự án phát triển
So sánh Ngân hàng phát triển và Ngân hàng thương mại
Hình thức sở hữuNHTM có thể ở nhiều dạng khác nhau: NHTM
quốc doanh, NHTM tư nhân, NHTM cổ phần,
NHTM liên doanh, NHTM 100% vốn nước
ngoài
NHPT là một tổ chức tài chính được sự hỗ trợcủa Chính phủ, NHPT VN có 100% vốn nhànước
Mục tiêu hoạt độngTìm kiếm lợi nhuận thông qua các
hoạt động trung gian tín dụng , trung
gian thanh toán
NHPT VN được thành lập vào năm 2006 với mục tiêu thựchiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuấtkhẩu của nhà nước
Huy động vốn
Huy động tiền gửi không kì hạn
từ các tổ chức và dân cư
Huy động tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
Phát hành các giấy tờ có giá: trái
mở tài khoản thanh toán phục vụ các dự
án hoặc các doanh nghiệp
Phát hành các giấy nợ trung vàdài hạn
Huy động các quỹ của nhà nước
Huy động các khoản tài trợ từ các
tổ chức khác
Vay nước ngoài, vay thông quathị trường quốc tế có đảm bảo của NhàNước
Tài trợ từ Ngân hàng Nhà Nước
Từ vốn và quỹ của Ngân hàng
Sử dụng vốn
Nghiệp vụ ngân quỹ
o Tiền mặt tại quỹ
o Tiền gửi tại Ngân hàngnhà nước
o Tiền gửi tại các ngân hàngkhác
Nghiệp vụ ngân quỹ
o Tiền mặt tại quỹ
o Tiền gửi tại các ngân hàngkhác
o Tiền gửi tại Ngân hàng
Trang 7 Nghiệp vụ cho vay
o Chiết khấu thương phiếu
o Cho vay ứng trước
o Cho vay vượt chi
o Bao thanh toán hay tín
Đầu tư vào tài sản có khác như:
trang thiết bị ngân hàng
Tài trợ ngắn hạn: rất ít
Tài trợ các dự án trung dài hạn:
Là hoạt động quan trọng, phản ánh mụctiêu chính của ngân hàng, gồm các hìnhthức:
o Tài trợ theo chỉ định trướccủa chủ đầu tư
o Dự án do Ngân hàng tựkhai thác và tìm kiếm
o Dự án với nguồn ưu đãi
o Tài trợ độc lập hoặc đồngtài trợ
Đầu tư vào các tài sản khác
trên các tỉnh thành quận huyện
Kinh doanh và nộp thuế theo quy
định của nhà nước như các doanh nghiệp
khác
Không phải dự trữ bắt buộc
Không được phép nhận tiền gửicủa dân cư
Không vì mục tiêu lợi nhuận
Chỉ tập trung ở một vài nơi
Được chính phủ bảo lãnh thanhtoán và không phải đóng thuế và các
Trang 8 Ngân hàng thương mại có khả
năng mở rộng tiền gửi không kì hạn từ
một khoản ban đầu (chức năng tạo tiền
của NHTM)
khoản nộp khác cho Ngân sách Nhà nước
Không có chức năng này
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
1 Nhân tố 1 : Mục tiêu và phương thức hoạt động của ngân hàng
1.1 Mục tiêu và phương thức hoạt động của NHPT
1.1.1.Mục tiêu hoạt động của NHPT
NHPT Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, phục vụ phát triển kinh tế
1.1.2 Phương thức hoạt động của NHPT
Ngân hàng sử dụng nguồn vốn đặc biệt cho các mục tiêu ưu đãi làm cho tình hình tài chính của NHPTgặp nhiều khó khăn khi các nguồn vốn ưu đãi giảm sút
NHPT phải cho vay các đối tượng ưu đãi, phải chịu đựng rủi ro tín dụng và rủi ro hối đoái lớn
=>Trong trường hợp như vậy nếu đánh giá hiệu quả hoạt động của NHPT không chỉ đơn thuần dựa vàoyếu tố lợi nhuận
* Các hoạt động của NHPT ở một số nước, khu vực
- huy động và tiếp nhận vốn trong và ngoài nước, khu vực
- Thực hiện chính sách TDĐT: Cho vay đầu tư, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh TDĐT
- Ngoài ra các hoạt động của NHPT gồm thực hiện chính cho vay, bảo lãnh, nhận ủy thác nguồn vốn của chính phủ nước đó trao,cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng , NHPT của mỗi nước đều hợp tác quốc tế trong lĩnh vực TDĐT phát triển và TDXK
1.2 Đánh giá ảnh hưởng của mục tiêu và phương thức hoạt động đến hiệu quả hoạt động của NHPT
- NHPT thực thi hiệu quả chính sách TDĐT, TDXK của mỗi nước sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơcấu kinh tế, đẩy mạnh XK nước đó, tạo nhiều việc làm cho người dân trong nước
- Qua mục tiêu hoạt động của NHPT ta thấy được vai trò to lớn của NHPT nhờ việc huy động và tài trợvốn cho các dự án phát triển, đặc biệt là các dự án trọng điểm của quốc gia, NHPT ngày càng tham gia đắclực hơn vào sự nghiệp phát triển kinh tế
- NHPT mỗi nước không chỉ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính trong nước mà cònliên kết quốc gia đó với thị trường tài chính nước ngoài, hoặc NHPT của 1 khu vực có tác động liên kết tài chínhgiữa các nước trong khu vực
- Hơn nữa NHPT sẽ tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất của nền kinh tế
=> Tuy nhiên cũng do phương thức và mục tiêu của NHPT phục vụ dự án, chương trình với hỗ trợ lãisuất, thời hạn…nên các NHPT gặp khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả như Rủi ro tín dụng gia tăng, Rủi ro thanhkhoản ở mức cao, tính khả dụng của vốn điều lệ thấp, rủi ro tài chính cũng là vấn đề rất lớn
2 Nhân tố 2 : Các dự án mà ngân hàng tài trợ
2.1 Dự án mà NHPT tài trợ
NHPT tài trợ cho các dự án có ảnh hưởng quan trọng tới sự phát triển của vùng , ngành hoặc liên quanđến phân phối thu nhập cho các tầng lớp dân cư nghèo, cải thiện môi trường…kết hợp các mục tiêu tài chính vàmục tiêu xã hội khác
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện TDĐT phát triển và TDXKcủa Nhà nước theo quy định của Chính phủ
- Thực hiện chính sách TDĐT: Cho vay đầu tư; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh TDĐT
- Thực hiện chính sách TDXK: Cho vay xuất khẩu (cho nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu vay); Bảo lãnhTDXK; Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Trang 9- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận uỷ thác, cấp phát cho vay đầu
tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữaNHPT với các tổ chức uỷ thác
2.2 Mục tiêu của dự án phát triển và mục tiêu của NHPT
Hoạt động chính của NHPT là tài trợ cho các dự án phát triển nhằm phát triển công nghiệp và nôngnghiệp Thông qua cho vay trung hạn và dài hạn, NHPT khuyến khích phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển doanhnghiệp, thay đổi cơ cấu thu nhập và cơ cấu kinh tế…
2.2.1 Mục tiêu quốc gia
Dự án phát triển là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của quốc gia
Dự án phát triển là những dự án lớn cả về quy mô và về vốn đầu tư, công nghệ, cũng như lao động sửdụng
Dự án phát triển nằm trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia nhằm thực hiện các mục tiêu chiến lược cụ thểnhư
- công nghiệp hóa, phát triển nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo…
- Khuyến khích xuất khẩu: các dự án phát triển xuất khẩu mũi nhọn, xây dựng cơ sở chế biến xuất khẩu,xây dựng cảng biển…
- Thay thế nhập khẩu: phát triển công nghiệp chế biến, sử dụng tối đa lợi thế của đất nước
- Phát triển nông thôn: xây dựng đê điều, nghiên cứu lai tạo giống mới
- Sản xuất các ngành liên quan đến an ninh xã hội và quốc gia như viễn thông, điện nguyên tử…
2.2.2 Mục tiêu của ngân hàng
NHPT về căn bản là một tổ chức tín dụng , hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi, dựa trên tínhchất này mà ngân hàng được phân biệt với các tổ chức quản lý và hành chính khác Ngân hàng tìm kiếm lợinhuận thông qua tài trợ cho các dự án, có nghĩa là thu từ dự án phải bù đắp chi phí của ngân hàng và có thặng
dư thích hợp Các khoản tài trợ của ngân hàng tuân thủ nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng ngân hàng: ngườivay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàng phải tìm kiếmcác dự án có hiệu quả kinh tế, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của dự án, có biện pháp phòng ngừa rủi ro …qua đó ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn cai hiệu quả tài chính của chủ đầu tư
2.2 Ảnh hưởng của dự án đến hiệu quả hoạt động của NHPT
2.2.1 Mục tiêu của ngân hàng khi tài trợ dự án :
Ngay từ định nghĩa, chúng ta đã biết, NHPT là một tổ chức tín dụng mà hoạt động chủ yếu là tài trợ trung
và dài hạn cho các dự án phát triển Vì vậy, mục đích của NHPT khi tài trợ dự án đó là tài trợ có hiệu quả cho các dự án phát triển Thể hiện :
Thu hồi được vốn và có lãi :
NHPT về căn bản là một tổ chức tín dụng , hoạt động trên cơ sở lấy thu bù chi và có lãi, dựa trên tính chấtnày mà ngân hàng được phân biệt với các tổ chức quản lý và hành chính khác NHPT tìm kiếm lợi nhuận thông qua tài trợ cho các dự án, có nghĩa là thu từ dự án phải bù đắp chi phí của ngân hàng và có thặng dư thích hợp Các khoản tài trợ của ngân hàng tuân thủ nguyên tắc cơ bản của chế độ tín dụng ngân hàng, đó là nguyên tắc hoàn trả : người vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định Tất cả các ngân hàng, trong đó có NHPT đều đặt mục tiêu này lên hàng đầu khi tài trợ Để thực hiện được nguyên tắc này, ngân hàng phải tìm kiếm các dự án có hiệu quả kinh tế, quản lý chặt chẽ việc sử dụng vốn của dự án, có biện pháp phòng ngừa rủi
ro …qua đó ngân hàng thúc đẩy việc sử dụng vốn có hiệu quả của chủ đầu tư
Từ việc thu hồi được vốn và có lãi, NHPT sẽ quay vòng vốn phục vụ được nhiều dự án hơn
Tập trung các nguồn vốn cho phát triển kinh tế :
Nước ta là một nước đang phát triển, vì vậy nhu cầu vốn để tài trợ cho các dự án phát triển là rất lớn Tuy nhiên nguồn tài trợ trung và dài hạn này lại rất hạn chế Nguyên nhân là do hệ thống ngân hàng thương mại với nguồn vốn ngắn hạn là chủ yếu nên chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, thị trường chứng khoán kém phát triển, chi ngân sách nhà nước cho phát triển lạ bị hạn chế Vì vậy, nó tạo ra khoảng cách lón giữa cung và cầu trên thị trường tài chính dài hạn NHPT khi tài trợ dự án thì mục tiêu của nó là cung cấp nguồn vốn cho các dự án này NHPT huy động vốn, tập trung vốn từ các nguồn : Huy động tiền gửi trên thị trường, phát hnàh giấy nợ trung vàdài hạn, huy động các Quĩ của Nhà nước, huy động các khoản tài trợ từ các tổ chức khác, vay nước ngoài, tài trợ từ NHTW, vốn và quĩ của chính ngân hàng…
Thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội :
Trang 10Bên cạnh mục tiêu hiệu quả tài chính, phát triển kinh tế đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các mục tiêu kinh
tế xã hội như thay đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường…nhằm đảm bảo tăng trưởng một cách bền vững Các dự án phát triển là rất cần thiết nhằm thực hiện những mục tiêu trên Là một tổ chức tài chính thực hiên chính sách tài trợ ưu tiên có hạn chế của Chính phủ nhằm thực hiện các công cuộc đầu tư đặc biệt, nên mục đích của NHPT khi tài trợ cho các dự án phát triển này là để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội.2.2.2 Tác động của Nhân tố “ Các dự án mà ngân hàng tài trợ” đến hiệu quả hoạt động của NH
Vai trò của ngân hàng được đánh giá bởi thành công của những dự án phát triển mà ngân hàng tài trợ Nếungân hàng có dự án lành mạnh, tức là có sự phù hợp giữa mục tiêu quốc gia và mục tiêu của ngân hàng, khi dự
án thành công sẽ đem lại lợi nhuận cho ngân hàng :
Tính sinh lời và rủi ro của dự án phát triển :
Các dự án phát triển thường chứa đựng quá nhiều mục tiêu chính trị xã hội, lấn át hoặc rất khó xác địnhcác chỉ tiêu sinh lời Về cơ bản, ngân hàng có trách nhiệm cung cấp các khoản cho vay rủi ro cao Kết cục pháttriển của công cuộc đầu tư là không chắc chắn, ngành công nghiệp hoặc công nghệ có thể hoàn toàn mới, ngườivay có cư cấu tài chính rủi ro và không có bảo lãnh Những yếu tố này làm giảm hiệu quả hoạt động của ngânhàng
Tính đa dạng của dự án phát triển :
Nếu ngân hàng tài trợ cho các dự án một cách đa dạng thì có thể đạt được sự kết hợp có hiệu quả giữadoanh lợi và rủi ro Ngược lại, khi tài trợ ngân hàng bị giới hạn bởi các lĩnh vực riêng biệt như nông nghiệp,công nghiệp chế tạo thì rất khó để đạt được hiệu quả trong hoạt động của mình
Tính phức tạp của dự án :
Các dự án mà ngân hàng tài trợ là các dự án có vốn đầu tư lớn, công nghệ phức tạp, hay thay đổi so với
dự toán, thời gian vận hành dài, liên quan đến nhiều ngành…dẫn đến việc thẩm định dự án, phân tích tài chính
và kiểm tra trong quá trình sử dụng vốn vay thường rất khó khăn Từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động củangân hàng
Khả năng lựa chọn và quyết định tài trợ cho dự án nào
Rất nhiều các dự án phát triển do các cơ quan Chính phủ, các ngành đưa đến và ngân hàng phải tài trợ.Khả năng lựa chọn và quyết định của ngân hàng rất nhỏ Tình trạng này sẽ làm cho bộ máy ngân hàng kém linhhoạt và nhạy bén
3 Nhân tố 3 : Chính sách của Nhà nước
3.1 Các chính sách của NN đối với NHPT
4. Thông tư số 16/2009/TT-BTC ngày 22/01/2009 hướng dẫn sửa đổi Thông tư số 69/2007/TT-BTCngày 25/6/2007 hướng dẫn một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP hiệu lực ngày 24/02/2009
5. Thông tư số 105/2007/TT-BTC ngày 30/8/2007 hướng dẫn xử lý rủi ro Tín dụng đầu tư và tíndụng xuất khẩu của Nhà nước
6. Thông tư số 05/2009/TT-NHNN ngày 7/4/2009 quy định chi tiết thi hành việc hỗ trợ lãi suất đốivới các tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài hạn ngân hàng để thực hiện đầu tư mới phát triển sản xuất - kinhdoanh
7. Quyết định số 17/QĐ-HĐQL ngày 17/3/2008 của HĐQL NHPT ban hành kèm theo Quy chế xử
lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
8. QĐ số 653/QĐ-NHPT ngày 22/09/2008 về việc ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư
Trang 119. Công văn số 1096/ NHPT-TDĐT ngày 21/4/2009 về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất đốivới các dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.
3.2 Ý nghĩa các chính sách của NN đối với NHPT
Các ngân hàng phát triển thành công đều dựa trong việc phát triển mối quan hệ giữa chính phủ và ngânhàng Sao cho đảm bảo là chính phủ có hỗ trợ cho ngân hàng.đồng thời các quyết định cho vay của ngân hàngđều dựa trên tính hiệu quả tài chính của dự án
Các điều kiện tồn tại ngân hàng phát triển cho thấy môi trường kinh tế phù hợp với hoạt động của ngânhàng là sự lãnh đạo và can thiệp của nhà nước vào quá trình phát triển kinh tế Nhiều nước có luật về NHPT vàcác quy định riêng cho ngân hàng ngày , trở thành khung pháp lý để điều chỉnh và kiểm soát hoạt động củangân hàng
3.3 Tác động của các chính sách của NN tới hiệu quả hoạt động của NHPT
3.3.1 Tác động tích cực
Nhà nước thường hỗ trợ trực tiếp cho ngân hàng ( cấp cho nguồn vốn ưu đãi,cấp bù lãi suất bảo lãnh chocác khoản đi vay và cho vay … ) Sự hỗ trợ này rất quan trọng , cho phép ngân hàng thực hiện được các mụctiêu kinh tế và xã hội khác Sự hỗ trợ của nhà nước cho ngân hàng càng lớn, phạm vi hoạt động và ảnh hưởngcủa ngân hàng càng rộng và ngược lại
Đồng thời, thông qua các hình thức hỗ trợ gián tiếp (như bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất…), NHPT
đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các chủ đầu tư tiếp cận được các nguồn vốncủa ngân hàng thương mại, góp phần đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh
3.3.2 Tác động tiêu cực
Mặt khác hoạt động của ngân hàng là do chính phủ kiểm soát, trong nhiều trường hợp, các cơ quan củachính phủ đã can thiệp trực tiếp vào các quyết đinh cho vay cua ngân hàng, gây tâm lý ỷ lại , không chịu tráchnhiệm của cán bộ ngân hàng Các khoản trợ giúp của chính phủ cho các chương trình tín dụng chỉ định , nếukhông có cơ chế và kiểm soát tốt sẽ trở thành đối tượng của tham nhũng và lãng phí
3.4 Liên hệ thực tế
Chính sách của CP Việt Nam đối với VDB
Cần khẳng định vị trí pháp lý của NHPT Việt Nam với 100% vốn Nhà nước, vừa là công cụ của Chínhphủ, vừa là một ngân hàng trong hệ thống các tổ chức tài chính – tín dụng nước ta Đồng thời, cần hoàn thiện
hệ thống các cơ chế, chính sách để vừa tăng cường quản lý của Nhà nước, vừa tạo sự chủ động trong hoạt độngđộc lập để tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ Chính phủ giao, xây dựng NHPT xứng đáng là công cụ mạnhcủa Chính phủ trong việc triển khai những chương trình phát triển kinh tế – xã hội, có ý nghĩa chiến lược doChính phủ hoạch định, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Bởi vậy, phát huy vai trò của NHPT Việt Nam còn có ýnghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa ở nước ta, nhất là xét trên khía cạnh vừa tôn trọng, vận dụng những quy luật khách quan của cơ chế thịtrường, vừa thực hiện tối ưu vai trò hướng dẫn, quản lý, tác động và điều tiết của Nhà nước
Ở Việt nam nói riêng , Cơ chế chính sách về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước mớicũng đã đặt ra yêu cầu đối với chủ đầu tư, khách hàng vay vốn tại NHPT phải có thực lực và nâng cao tráchnhiệm của họ đối với việc sử dụng nguồn vốn tín dụng của Nhà nước, thông qua báo cáo tài chính minh bạch,nguồn vốn chủ sở hữu tham gia dự án đâu tư, tài sản thế chấp khi vay vốn tại NHPT, nghĩa vụ khi thực hiện trả
nợ đúng hạn
Nội dung chính sách đối với NHPT và tác động đến hiệu quả hoạt động của NHPT
1 Nguồn vốn của VDB hoàn toàn được ngân sách bao cấp
- Trong 5 năm qua, VDB huy động thêm được 180 nghìn tỷ đồng, tương đương 9,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, chủ yếu thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu VDB do Chính phủ bảo lãnh
Trang 12- Một nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn của VDB là quản lý vốn ODA và các quỹ quay vòng của Chính phủ với con số khoảng 9,5 tỷ USD.
- Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, nếu bị thiếu vốn thì VDB huy động từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, nhà nước cấp bù lãi suất sau
- Khi cho vay thì VDB cũng không phải vất vả tìm dự án tốt để giải ngân như mọi ngân hàng khác Vì VDB thực hiện cơ chế cho vay theo chỉ đạo của nhà nước, dự án ở đâu, VDB cho vay ở đó
- Nếu được vay vốn của VDB, đối tượng thụ hưởng sẽ được hưởng mức lãi suất rất thấp Theo cơ chế hiện hành, VDB đang áp dụng mức lãi suất cho vay trung dài hạn, cho vay lại từ nguồn vốn ODA, cho vay ngắnhạn, tín dụng xuất khẩu đều cùng một mức 11,4%/năm Tất nhiên, mức lãi suất này chỉ áp dụng cho các dự án của doanh nghiệp nhà nước
2 Để hỗ trợ cho các DNNVV(doanh nghiệp nhỏ và vừa) không có tài sản thế chấp, Chính phủ đã cho phép VDB bảo lãnh cho các DN vay vốn
- Trong bối cảnh khủng khoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam suy giảm, các doanh nghiệp trong nước, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đang gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh đình trệ, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lao động
Dự báo đến cuối năm tổng số lao động mất việc sẽ lên tới 300.000 - 400.000 người Số này tập trung ở nhóm các DNNVV trong các lĩnh vực may mặc, điện tử, chế biến gỗ những đơn vị sử dụng nhiều lao động nhưng lại không chủ động, không có những đơn hàng ổn định
Thống kê từ Hiệp hội DNNVV, trong tổng số 20% DNNVV đứng bên bờ vực phá sản đã có tới 7.000 DNcông bố giải thế và hơn 3.000 DN khác phải ngừng sản xuất Ngoài ra, tính trung bình chung cho cả khối DNNVV, mức suy giảm lên tới 30 - 50% so với trước đây
Để ngăn chặn đà suy giảm, Chính phủ và Nhà Nước đã ban hành Quyết định 14 cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) bảo lãnh để các DNNVV có thể vay vốn ngân hàng, mở rộng sản xuất kinh doanh, kích cầu đầu tư và tiêu dùng, chủ động ngăn ngừa suy giảm kinh tế
*) Tác động của chính sách:
- Theo đó, đối tượng được VDB bảo lãnh vay vốn cũng được mở rộng, không chỉ có 350.000 DNNVV
mà những DN có quy mô lớn hơn cũng có thể được bảo lãnh vay vốn
- Theo thống kê của VDB, tính đến nay đã có hơn 20 ngân hàng ký thỏa thuận hợp tác về cấp vốn và bảo lãnh vay vốn với ngân hàng này
- Theo các hợp đồng ký kết, mặc dù các DNNVV được VDB bảo lãnh sẽ mất 0,5% phí bảo lãnh trên tổng
số vốn vay nhưng lãi suất vay vốn vẫn thấp hơn lãi suất trên thị trường, thậm chí ngân hàng có thể được hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn
3 VDB được cấp bù lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước
Ngày 20/8/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) có văn bản số 6340/NHNN-CSTT hướng dẫnviệc cấp bù lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Theo đó, Nhà nước cấp bù 4%/năm lãi suất đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) để thực hiệngiảm lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng xuất khẩu của Nhànước (hỗ trợ chi phí vay vốn cho nhà xuất khẩu) được ký kết, giải ngân từ ngày 17/4 đến ngày 31/12/2009.Thực hiện các chính sách của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngânhàng để sản xuất kinh doanh, thời gian qua VDB đã tích cực triển khai hỗ trợ lãi suất kích cầu, trong đó có việcthực hiện giảm lãi suất cho vay tín dụng xuất khẩu
Tác động :
Theo thống kê của VDB, tính riêng quý I/2009, thời điểm bắt đầu thực hiện các gói hỗ trợ lãi suất4%, VDB đã giải ngân vốn tín dụng xuất khẩu đạt 8.120 tỷ đồng và tính đến tháng 5/2009 VDB đã giải ngânđược 9.443 tỷ đồng vốn tín dụng xuất khẩu, dư nợ đạt 15.328 tỷ đồng
Bằng cách kích cầu này đã trực tiếp góp phần gia tăng các hoạt động đầu tư phát triển của doanhnghiệp, giúp duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo nền tảng và động lực của sự phát triển xã hội cả hiện tại,cũng như tương lai
Trang 13 Việc cho vay TDXK đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam giảm chi phí đầu vào, tăng khả năng cạnh tranh, tranh thủ thời cơ mở rộng và đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp giữ vững thị trường truyền thống, khai thác các thị trường mới và tiềm năng Với doanh số cho vay gần 3 tỷ USD trong 3 năm qua, NHPT đã hỗ trợ các doanh nghiệp thu về kim ngạch xuất khẩu gần 3,5 tỷ USD; số cho vay xuất khẩu ngày càng tăng góp phần thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế.
4 Nhân tố 4 : Các nhân tố xã hội
4.1 Các nhân tố xã hội tác động đến hiệu quả hoạt động của NHPT
Bao gồm:
Con người: Là nhân tố quan trọng, cung cấp lao động cho các dự án phát triển, là nhân tố điều hành, chỉđạo thực hiện dự án
Công nghê: Công nghệ có vai trò quan trọng đối với các dự án phát triển
Môi trường : Sự ổn định xã hội,chính trị nơi các NHPT có các DAPT đang được thực hiện
Thể chế: được hiểu là “những quy định, luật lệ của một chế độ xã hội, buộc mọi người phải tuân theo”.Còn theo *Ngân hàng Thế giới (2002) định nghĩa thể chế là “những quy định và tổ chức, bao gồm cả chính thứclẫn không chính thức, điều phối hoạt động của con người.”
4.2 Tác động của các nhân tố xã hội đến hiệu quả hoạt động của NHPT
4.2.1 Tác động tích cực
• Với các điều luật rõ ràng, thủ tuc đơn giản sẽ giúp NHPT hoạt động dễ dàng hơn, có thể tiết kiệm đượcthời gian, chi phí đi lại, đầu tư nhiều hơn vào mục tiêu chính là dự án
• NHPT hoạt động vì mục tiêu xã hội, thì sẽ có nhiều cơ hội thu hút đuợc các nguồn vốn nước ngoài,các
tổ chức phi chính phủ,các nguồn quỹ có mục đích công cộng,có nhiều ưu đãi hơn so với các ngân hàng khác, từ
đó sẽ dễ dàng hơn trong việc chi hay trả nợ,dự án tiến hành thuận lợi hơn, giúp tăng hiệu quả của ngân hàng lên
• Nhân tố xã hội thuộc ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả và sự thành công của dự án phát triển mà NHPTtài trợ, từ đo ảnh hưởng tích cực đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà NHPT đặt ra tức là cũng ảnh hưởngtích cực đến hiệu quả hoạt động của NHPT như
+ Nhân tố xã hội như yếu tố môi trường, khi được cải thiện chất lượng sẽ là nền tảng tốt cho NHPT cócàng nhiều các DAPT có tính khả thi cao hơn
+ Công nghệ cao sẽ ít cần tới lao động thủ công, hoạt động có năng suất hơn, dự án hoạt động có chấtlượng hơn
+ yếu tố con người, con người luôn luôn là nhân tố quyết định hàng đầu đến sự thành công của mọi hoạtđộng trong nền kinh tế xã hội Con người có trình độ chuyên môn, có năng lực nghiệp vụ, có khả năng phát huysáng tạo là nhân tố tất yếu không thể thiếu trong sự thành công của bất kỳ hoạt động nào DAPT chỉ có thểthành công khi có thể thỏa mãn điều kiện trên Bên cạnh đó, nếu có thể tranh thủ được nguồn nhân lực trẻ, năngđộng, tay nghề cao nhưng chi phí nhân công trung bình ( chi phí nhân công ở VN thường được đánh giá là thấp
so với với các nước khác ) thì cũng là điều kiện tốt cho DA hoạt động hiệu quả
+ Yếu tố về chất lượng các dịch vụ an sinh xã hội, y tế, giáo dục : Các dịch vu y tế tốt, giáo dục tốt, sẽ tạomột môi trường lành mạnh,cung cấp nguồn lao động trí thức, có tay nghê, có kinh nghiệm, lãnh đạo tốt
+ các vấn đề về môi trường hoạt động, môi trường kinh tế xã hội ví dụ như sự trợ giúp của cơ quan chínhquyển địa phương, sự hỗ trợ của nhân dân các cấp, sự tạo điều kiện thuận lợi cho DAPT được tiến hành và đivào vận hành hiệu quả … tất cả tạo nên sự thành công cho dự án phát triển mà sự hiệu quả của dự án phát triểncũng đánh giá được hiệu quả hoạt động của NHPT
4.2.2 Tác động tiêu cực
• Khi phải lựa chọn giữa mục tiêu tài chính và mục tiêu xã hội ( chọn công nghệ rẻ, thu hút nhiều laođộng…) thì vai trò phát triển công nghệ hiện đại bị coi nhẹ trong hoạt động của NHPT, từ đó chất lượng hoạtđộng các dự án của NH bị ảnh hưởng và dễ dàng dẫn đến hiệu quả của NH bị ảnh hưởng không tốt.Cũng nhưkhi lựa chọn tiêu chí xã hội giảm thất nghiệp bằng cách chọn phương án dùng nhiều lao động thì năng suất hoạtđộng của NHPT cũng sẽ bị giảm,chất lượng có thể không cao
• Các áp lựa xã hội thường có khuynh hướng làm giảm hiệu quả tài chính các dự án mà ngân hàng tàitrợ.Ngân hàng hoạt động thường vì mục tiêu lợi nhuận,do đó khi lựa chọn giữa bất kì một phương án kinhdoanh hay sản xuất nào thì các nhà lãnh đạo thường đặt mục tiêu tài chính lên đầu.NHPT thì lại thường chọn