Nguồn tài trợ từ IMF

Một phần của tài liệu tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Ngân hàng Phát triển (Trang 26 - 28)

Quỹ tiền tệ quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

IMF chịu trách nhiệm đảm bảo ổn định cho hệ thống tài chính và tiền tệ quốc tế, hệ thống thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền tạo điều kiện giao thương giữa các nước. IMF tìm cách duy trì ổn định và phòng ngừa khủng hoảng kinh tế; hỗ trợ giải quyết khủng hoảng một khi xảy ra; thúc đẩy phát triển và giảm đói nghèo

- Ưu điểm của những khoản vay từ IMF

+ Tất cả các quốc gia thành viên (giàu và nghèo) đều có thể kêu gọi các dịch vụ và nguồn tài trợ của IMF. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia nghèo khó và các quốc gia đang trong quá trình phát triển có thể vay vốn với những ưu đãi nhất định về lãi suất từ đó có thể đầu tư phát triển kinh tế, các nước phát triển tìm tới IMF chủ yếu là để có được sự tư vấn chính xác và hiệu quả cho các hoạt động tài chính ngân hàng của mình, đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động của toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của toàn cầu.

- Nhược điểm của những khoản vay từ IMF

+IMF chỉ đóng vai trò giám sát hệ thống tiền tệ thế giới bằng cách giúp duy trì một hệ thống thanh toán có trật tự giữa tất cả các quốc gia, và cung cấp các khoản vay cho các thành viên đang gặp phải vấn đề thiếu hụt nghiêm trọng về cán cân thanh toán

+ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế chỉ quan tâm đến những vấn đề về chính sách. Do vậy Quỹ cung cấp các khoản vay cho các quốc gia thành viên đang có vấn đề ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu thanh toán nước ngoài của họ và cố gắng đạt được khả năng chuyển đổi đầy đủ tiền tệ của các thành viên trong hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt.

2.3.Vay Ngân hàng thương mại (NHTM)

Đặc điểm

Khác với NHPT, các NHTM hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận bằng cách huy động vốn trong dân chúng. Do đó, việc tài trợ cho các dự án nằm trong hoạt động tín dụng của các NHTM. Nguồn tín dụng này lại được tài trợ từ nguồn huy động vốn trung và dài hạn của chính các NHTM có được. Như vậy rủi ro cho việc tài trợ DA đối với NHTM là khá lớn. Vì thế chính bản thân các NHTM cũng phải cân nhắc rất kỹ khi đầu tư vào những DAPT căn cứ vào tiềm lực của mình. Vốn của NHTM vì thế có chi phí vốn lớn, nó tham gia 1 phần nhỏ vào tổng kinh phí đầu tư cho DAPT. Những DAPT đặt tính xã hội lên trên thường không thu hút được sự chú ý của nguồn tài trợ này.

Ưu điểm

+ Nguồn vốn của NHTM kết hợp với các nguồn vốn khác là biện pháp hiệu quả đối với dự án phát triển có tính sinh lời và hiệu quả cao thông qua việc tạo áp lực trả lãi.

+ Tài trợ của NHTM sẽ hạn chế bao cấp của Nhà nước, hạn chế gánh nặng nợ nần của quốc gia, hạn chế tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác thường gắn liền với tài trợ của Nhà nước.

Nhược điểm

+ Thời gian sử dụng vốn ngắn, lãi suất cao.

+ So với các nguồn vốn khác, nguồn vốn vay từ NHTM thường kèm theo điều kiện vay vốn có tài sản đảm bảo

7.Phân biệt dự án phát triển và dự án thương mại

*giống nhau:

-thời gian đầu tư kéo dài -có độ rủi ro cao

-huy động tối đa các nguồn lực -quy mô nguồn lực tương đối lơn *khác nhau

-vai trò:

DAPT: Quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội quốc gia và doanh nghiệp

DATM: Quan trọng với sự phát triển kinh tế đối với chủ đầu tư và các nhà đầu tư

-mục tiêu:

DAPT: hiệu quả xã hội và tài chính DATM: hiệu quả tài chính

Một phần của tài liệu tổng hợp lý thuyết ôn thi môn Ngân hàng Phát triển (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w