Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
Trang 1LƯƠNG CễNG Lí
giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất
l-ợng cao
ở việt nam hiện nay
Chuyờn ngành : CNDVBC & CNDVLS
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS VŨ HỒNG SƠN
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Trang 2học của riêng tôi Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả luận án
Lương Công Lý
Trang 3Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến nguồn nhân lực và vai
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng nguồn nhân
1.3 Các công trình nghiên cứu liên quan đến phương hướng và giải
pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển
Chương 2: NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒ
CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM
2.1 Nguồn nhân lực chất lượng cao và tầm quan trọng của việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 242.2 Quan niệm, vai trò, những nhân tố tác động và yêu cầu giáo dục -
đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Chương 3: GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1 Thực trạng thực hiện vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 633.2 Một số mâu thuẫn cần giải quyết trong phát huy vai trò của giáo
dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT
4.1 Phương hướng phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay 1044.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục -
đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
PHỤ LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, ở Việt Nam và trên thế giới, sự thành công hay thất bạicủa công việc hoặc sự tồn vong, suy thịnh của quốc gia, đều phụ thuộc rất lớnvào nguồn nhân lực của quốc gia Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ củacách mạng khoa học công nghệ hiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, cácnước ngày càng chú ý nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao Nguồn nhân lực đã trở thành lợi thế cạnh tranh của nhiều quốc gia dântộc trên thế giới Phát huy vai trò giáo dục - đào tạo để phát triển, nâng caochất lượng nguồn nhân lực ngày càng được các nước chú trọng nhằm pháthuy nội lực đất nước trước sự cạnh tranh quyết liệt và gay gắt giữa các quốcgia dân tộc trên thế giới trong không gian toàn cầu hóa hiện nay
Hơn hai mươi lăm năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, cách mạng ViệtNam đã thu được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử Đất nước đãthoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang thời kỳ phát triểnmới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vững bước đi lên trêncon đường xã hội chủ nghĩa Những thành tựu đó tạo điều kiện căn bản và đòihỏi phải phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đểđất nước bước vào thời kỳ phát triển mới
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, nguồn nhân lực chất lượng cao nước
ta có sự phát triển nhanh, đóng góp quan trọng vào những thành tựu to lớn có
ý nghĩa lịch sử của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Giáodục - đào tạo đã góp phần đặc biệt quan trọng quyết định trực tiếp đến sự pháttriển nguồn nhân lực ấy của đất nước Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIIIcủa Đảng đã đề ra quan điểm lớn: “Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sáchhàng đầu”, nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu mới Đại hội
XI của Đảng đã xác định đột phá chiến lược: “Phát triển nhanh nguồn nhânlực, nhất là ngồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản
Trang 5và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhânlực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ” [43, tr.106].
Trong những năm qua, nền giáo dục - đào tạo Việt Nam nói chung, cáctrường đại học ở nước ta nói riêng đã đào tạo ra được một đội ngũ kỹ sư, cửnhân khoa học giỏi, những thạc sĩ, tiến sĩ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị,giáo dục và đào tạo, văn hóa, xã hội… đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chấtlượng cao cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Tuynhiên, giáo dục - đào tạo ở Việt Nam hiện nay còn nhiều hạn chế Nội dung,chương trình, phương pháp giảng dạy, lực lượng quản lý, giảng dạy, cơ chế,chính sách, cũng như môi trường, điều kiện, trang thiết bị phục vụ giáo dục - đàotạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu thực tiễn Chất lượng giáo dục - đào tạo, nhất là ở bậc đại học -trực tiếp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhìn chung còn thấp Trình độ,năng lực chuyên môn của sinh viên sau khi ra trường còn nhiều hạn chế, khảnăng thích nghi với thực tế chưa cao; nguồn nhân lực chất lượng cao nước ta cònthiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, bất cập về cơ cấu Điều đó phản ánhnhững hạn chế, bất cập của nền giáo dục - đào tạo nước ta, chưa thể hiện tốt vaitrò của mình trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tùy thuộc vào nhiều yếu tố,trong đó vai trò của giáo dục - đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vấn đề
đã cấp bách đặt ra đối với giáo dục - đào ở nước ta nói chung, đối với cáctrường đại học nói riêng là làm thế nào để có được nguồn nhân lực chất lượngcao đủ sức đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm
2020 nước ta cơ bản là một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, xây dựngthành công xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh nhưĐảng ta xác định
Những vấn đề đó đã đặt ra một cách rất cấp bách đối với nước ta hiệnnay cả về lý luận và thực tiễn, đòi hỏi phải được nghiên cứu thấu đáo Với ý
Trang 6nghĩa đó, tác giả lựa chọn vấn đề “Giáo dục - đào tạo với việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và vaitrò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay
- Làm rõ thực trạng vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
- Đề xuất một số phương hướng, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai tròcủa giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ vai trò của giáo dục - đào tạo vớiviệc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Luận án không nghiên cứu toàn bộ vấn đề phát triển nguồn nhân lực chấtlượng cao và toàn bộ vấn đề giáo dục - đào tạo, mà nghiên cứu vai trò của giáodục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta; tậptrung nghiên cứu vấn đề này ở các trường đại học của Việt Nam hiện nay
- Khảo sát thực tiễn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học ở Việt Nam hiện nay
Trang 7- Về thời gian, nghiên cứu vai trò của giáo dục - đào tạo với việc pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về chiếnlược phát triển giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam Sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ lý luận và thực tiễn, sử dụngđúng đắn, phù hợp các phương pháp phân tích và tổng hợp, lôgích và lịch sử,điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn là những phương pháp chủ đạo được ápdụng trong nghiên cứu đề tài luận án
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án lý giải rõ hơn vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
- Từ những thành tựu, hạn chế và một số vấn đề đặt ra trong thực trạng,
đề xuất một số phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vaitrò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ởViệt Nam hiện nay
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án
Lý giải rõ hơn lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao
và vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao ở Việt Nam hiện nay Góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho việc thựchiện phương hướng và giải pháp phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo vớiviệc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo
trong việc hoạch định, thực thi chính sách phát triển vai trò của giáo dục - đàotạo ở các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay
Trang 8- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các giảng viên, nhà quản lý
giáo dục và học sinh, sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng ở ViệtNam hiện nay
7 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận
án gồm 4 chương, 9 tiết
Trang 9Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học công nghệhiện đại, kinh tế trí thức và toàn cầu hoá, các nước ngày càng chú ý đến pháttriển nguồn nhân lực Vấn đề nguồn nhân lực và giáo dục - đào tạo nguồnnhân lực hiện nay thu hút nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu của các nướctrên nhiều lĩnh vực khoa học quan tâm nghiên cứu Ở đây, nêu một số côngtrình của tác giả nước ngoài một số nước sau:
- Một số công trình nghiên cứu ở Trung Quốc có liên quan đến luận án:
Lương Dụ Giai (2006), Sách Quản lý nhân tài, Nhà xuất bản Đại học
Trung Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc, đã tập trung phân tích vào một số vấn
đề cơ bản, như khái niệm về nhân tài, quản lý nhân tài, đặc trưng cơ bản củanguồn nhân tài, những yếu tố ảnh hưởng đến nhân tài, hệ giá trị nguồn nhântài, hệ thống động lực của nguồn nhân tài, việc bố trí và sử dụng nhân tài, thểchế và pháp lý quản lý nhân tài Đây là cuốn sách lý luận cơ bản về nguồnnhân tài và quản lý nguồn nhân tài của Trung Quốc
Thẩm Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu (2008), Sách Tôn trọng trí thức, tôn
trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước, Nhà xuất bản Chính trị
quốc gia, Hà Nội, là một công trình phân tích một cách có hệ thống tư tưởngĐặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài, về tôn trọng và phát triển nhân tài, vềgiáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trìnhcải cách, mở cửa Nhấn mạnh việc Trung Quốc luôn coi giáo dục - đào tạophát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, công tác nhân tài là vấn đề có tầmquan trọng đặc biệt, coi đó là kế lớn trăm năm để chấn hưng đất nước Mộtloạt vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản trong tư tưởng Đặng Tiểu Bình về giáo
Trang 10dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài đất nước
đã được làm rõ, làm cơ sở cho Đảng Cộng sản Trung Quốc thực hiện đườnglối, chính sách cán bộ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ xâydựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc
Vương Huy Diệu (2010), Sách Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế
giới, Nhà xuất bản Nhân dân, đã trình bày chiến lược phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích những vấn đề cơ bản
về nhân tài, đánh giá tình hình nhân tài Trung Quốc hiện nay; đề xuất nhữngchủ trương, nội dung, chính sách, đặc biệt là giáo dục và đào tạo phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước trong thời kỳ phát triển mới
Lưu Tiểu Bình (2011), Sách Lý luận và phương pháp đánh giá nguồn
nhân lực, Nhà xuất bản Đại học Vũ Hán, cho rằng trong điều kiện kinh tế tri
thức hiện nay, nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng; việc khơinguồn, phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao có tầmquan trọng đặc biệt Vì thế, để khai thác và phát huy nguồn nhân lực các quốcgia cần phải có lý luận và phương pháp đánh giá đúng đắn; đồng thời nêu lênmột số vấn đề lý luận và phương pháp đánh giá nguồn nhân lực
Vương Xung (2012), Sách Chất lượng tăng trưởng kinh tế khu vực phía
Tây Trung Quốc với việc khai thác nguồn nhân lực nông thôn, Nhà xuất bản
Nhân dân, đã trình bày sự tăng trưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốchiện nay, nêu lên những yếu tố của chất lượng tăng trưởng, trong đó chú trọngphân tích yếu tố nguồn nhân lực; từ đó chỉ ra một số vấn đề khai thác và pháthuy nguồn nhân lực nông thôn, trong đó nhấn mạnh cần chú trọng đến giáodục và đào tạo nguồn nhân lực để đảm bảo và nâng cao chất lượng tăngtrưởng kinh tế khu vực phía Tây Trung Quốc trong bối cảnh mới
Nhiệm Trọng Bình (2004), Bài báo Sự thăng hoa của thực tiễn xây dựng
toàn diện xã hội khá giả - bàn về quan điểm phát triển, quan điểm thành tích, quan điểm nhân tài, quan điểm quần chúng, Nhân dân Nhật báo, Bắc Kinh số
12 tháng 01 năm 2004, đã khẳng định những tiến bộ quan trọng trong công
Trang 11tác nhân tài, phát triển nguồn nhân lực của Trung Quốc thời kỳ cải cách, mởcửa, đấu tranh phê phán bệnh thành tích, những biểu hiện coi thường quầnchúng trong công tác nhân tài; đưa ra một số yêu cầu về công tác nhân tàitrong thời kỳ mới
- Một số công trình nghiên cứu của các nước khác liên quan đến luận án:
Ở Nhật Bản, Okuhina Yasuhiro (1994), Sách Chính trị và kinh tế Nhật Bản, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã nêu rõ những vấn đề cơ bản
về nhân tài; chính sách trong công tác cán bộ, phát triển nhân tài; phân tíchnhững kinh nghiệm trong việc đánh giá và luân chuyển cán bộ, phát huyngười tài của Nhật Bản trên cơ sở đặc điểm xã hội Nhật Bản; nhấn mạnh việc
cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống dân tộc; thực hiện chế độ đàotạo, quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công quyền, chú trọng xâydựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành của cán bộ; bảo đảmchế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ yên tâm cống hiến
Ở Hàn Quốc, Jang Ho Kim (2005), Sách Khung mẫu mới về phát triển nguồn nhân lực: các sáng kiến của chính phủ để phát triển kinh tế để hội nhập xã hội tại Hàn Quốc, Nhà xuất bản KRIVET Seoul, 135949, Hàn Quốc.
Cuốn sách đã đề cập đến các thách thức kinh tế xã hội trong phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao tại Hàn Quốc; khẳng định vai trò to lớn của nguồnnhân lực chất lượng cao; khả năng cạnh tranh nguồn nhân lực của đất nước;đưa ra định hướng phát triển; đặc biệt đã đưa ra và phân tích các vấn đề giáodục và đào tạo nghề, kết hợp đào tạo với nghiên cứu và phát triển, những vấn
đề về xây dựng xã hội học tập ở Hàn Quốc
Ở Xinhgapo, cuốn Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu
(1994), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, đã khẳng định rõ những tưtưởng của Lý Quang Diệu về trọng dụng nhân tài đất nước, về tầm quantrọng của nhân tài, vai trò của giáo dục - đào tạo đối với sự phát triển nguồnnhân lực, đào tạo nhân tài; nhấn mạnh "chế độ Xinhgapo thực hành là chế
độ trọng dụng nhân tài", coi việc biết đào tạo và dùng người tài là bí quyết
Trang 12thành công của Xinhgapo trong phát triển nhân lực bậc cao, phát triển nhântài của Xinhgapo.
Ở Lào, Luận án Tiến sĩ Xây dựng Đảng Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay, Học viện
Chính trị quốc gia, Hà Nội của Xinh Khăm-Phôm Ma Xay (2003), đã trìnhbày quan niệm, đặc điểm của đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế; phân
tích những vấn đề cơ bản về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,
nhân tài; đưa ra những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồidưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế Lào trong tình hình mới
Những quan niệm, khái niệm, đặc điểm, vai trò của nguồn nhân lực,nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, tài năng, trí thức, tầm quan trọng củagiáo dục - đào tạo, cũng như các vấn đề về sử dụng, trọng dụng nhân tài, pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao, được các công trình trên đề cập khá toàndiện Đây là cơ sở quan trọng cho phép tác giả có thể tiếp thu, kế thừa và tiếptục nghiên cứu làm rõ trong đề tài luận án của mình
- Ở Việt Nam, đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đếnnguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò của giáo dục - đào tạo nguồn nhânlực, tiêu biểu như:
Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn lực đi vào công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Công trình phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện chiến lược con người với tư tưởng coinhân tố con người, phát triển con người, nguồn lực con người có ý nghĩaquyết định đối với việc sáng tạo vật chất và tinh thần; trình bày mối quan hệgiữa giáo dục - đào tạo, sử dụng và tạo việc làm với phát triển nguồn nhân lựcđất nước; từ đó xác định trách nhiệm quản lý của giáo dục - đào tạo đối vớiviệc phát triển nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Lương Việt Hải (Chủ nhiệm - 2003), Đề tài Ảnh hưởng của tiến bộ khoa
học, kỹ thuật và công nghệ đến việc nghiên cứu và phát triển con người và nguồn nhân lực những năm đầu thế kỷ XXI thuộc Đề tài khoa học cấp Nhà
Trang 13nước KX-05 Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ
XXI”11-2003 Đề tài nghiên cứu tổng hợp và toàn diện trên các vấn đề cơ bản
về con người, về nguồn nhân lực; phân tích, làm rõ khái niệm, những yếu tốtác động, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực; những vấn đề cơ bản vềgiáo dục và đào tạo, quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam trong quá trình đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; khuyến nghị một số vấn đề cơ bản đểphát triển văn hóa, xây dựng con người, phát triển giáo dục và đạo tạo nguồnnhân lực trong những thập kỷ tiếp theo
Bùi Ngọc Lan (2002), Sách Nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở
Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách đi sâu phân
tích nguồn lực trí tuệ trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam; chỉ rõ vai trò củanguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển xã hội và những điều kiện chủ yếu đểphát huy nguồn lực trí tuệ; đề xuất và phân tích phương hướng, giải pháp cơbản phát huy nguồn lực trí tuệ trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nướctheo định hướng xã hội chủ nghĩa
Phạm Tất Dong (2005), Sách Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng,
chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Tác giả đã nêu lên một sốquan niệm về trí thức, trí thức Việt Nam; phân tích đặc điểm, sự hình thành vàphát triển của đội ngũ trí thức Việt Nam; chỉ ra triển vọng và giải pháp pháttriển đội ngũ này trong thời kỳ mới
Nguyễn Đắc Hưng (2007), Sách Phát triển nhân tài chấn hưng đất nước,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách bàn đến lực lượng “đầutàu” trong nguồn nhân lực chất lượng cao; trình bày một số khái niệm cơ bảnnhư: tiềm năng, năng lực, năng khiếu, tài năng, nhân tài, quản lý nhân tài; chỉ
ra một số kinh nghiệm trong lịch sử dân tộc Việt Nam và ở một số nước trênthế giới về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân tài; phântích một số quan điểm cơ bản của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức vànhân tài; chỉ ra những yếu tố tác động trực tiếp đến phát triển nhân tài, nhữngnội dung cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nhân
Trang 14tài; đưa ra một số vấn đề về đào tạo học sinh, sinh viên, về phát hiện, bồidưỡng, đào tạo, sử dụng và thu hút nhân tài của đất nước.
Nguyễn An Ninh (2009), Sách Phát huy tiềm năng trí thức khoa học xã
hội Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách góp phần
luận giải tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam, một bộ phận quantrọng của nguồn nhân lực chất lượng cao của nước nhà; phân tích những vấn
đề lý luận, thực tiễn liên quan đến trí thức khoa học xã hội Việt Nam, với tưcách là nguồn nhân lực quan trọng trong nguồn nhân lực đất nước; xác địnhcác vấn đề cơ bản về cơ chế, chính sách, chế độ, về giáo dục - đào tạo để pháthuy tiềm năng trí thức khoa học xã hội Việt Nam trong thời kỳ mới
Phạm Thành Nghị (Chủ biên - 2007), Sách Nâng cao hiệu quả quản lý
nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nhà
xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Cuốn sách đã đề cập đến những vấn đề lýluận cơ bản về nguồn nhân lực và quản lý nguồn nhân lực; phân tích hiệu quảquản lý nguồn nhân lực và những yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lựcnước ta trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Vũ Văn Phúc, Nguyễn Duy Hùng (Đồng chủ biên - 2012), Sách Phát
triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Trình bày một số khái
niệm cơ bản về nhân lực, nguồn nhân lực, phân tích đặc điểm của nguồn nhânlực Việt Nam, những vấn đề cơ bản để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêucầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế Đây là cuốn sách cógiá trị tham khảo trong nghiên cứu và trong chỉ đạo thực tiễn phát triển nguồnnhân đất nước hiện nay
Hồ Sĩ Qúy (2007), Giáo trình Con người và phát triển con người,
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Khoa Triết học, Nhà xuất bảnGiáo dục, Hà Nội Giáo trình trình bày những vấn đề cơ bản và có hệ thống vềcon người và phát triển con người, như phương pháp luận nghiên cứu conngười, định ngĩa, khái niệm về con người, sự phát triển con người, nguồn lực
Trang 15con người, nhân cách, tiềm năng, tài năng, cộng đồng và cá nhân Trình bàynhững vấn đề cơ bản về con người Việt Nam, vai trò nhân tố con người, chỉ ranhững khả năng phát triển con người; xác định phương hướng, giải pháp xâydựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Nguyễn Hữu Tiệp (2010), Giáo trình Giáo trình nguồn nhân lực, Nhà
xuất bản Lao động - xã hội, Hà Nội Giáo trình trình bày một cách có hệthống những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, như khái niệm, tiêu chí, phânloại, những yếu tố chi phối đến nguồn nhân lực; trình bày vấn đề giáo dục đàotạo nguồn nhân lực, quản lý, bố trí, sử dụng, trọng dụng, các chính sách, cơchế đối với nguồn nhân lực của đất nước
Lê Thị Hồng Điệp (2010), Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao để hình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam.
Luận án trình bày những khái niệm cơ bản như: nguồn nhân lực, nguồn nhânlực chất lượng cao, đặc điểm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta, vấn
đề phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phân tích những vấn đề gia tăngdân số, cơ cấu nguồn nhân lực, tỷ lệ nhân lực khoa học công nghệ, đặc điểm,yêu cầu của kinh tế tri thức đối với nguồn nhân lực chất lượng cao; đề xuấtnhững giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đểhình thành nền kinh tế tri thức ở Việt Nam
1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao
Vũ Hy Chương (Chủ nhiệm - 2002), Đề tài Đánh giá, dự báo triển vọng
và những giải pháp cơ bản tạo nguồn lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài Khoa học xã hội 02-02 Đề tài đã đánh giá nguồn nhân lực đất
nước, chỉ ra những điểm mạnh, hạn chế và nguyên nhân; dự báo những yếu tốtác động đến sự phát triển của nguồn nhân lực và những triển vọng phát triểnnguồn nhân lực trong thời gian tới Trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng và hệgiải pháp cơ bản khá toàn diện, trong đó nhấn mạnh đến giải pháp giáo dục và
Trang 16đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực để tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước.
Phạm Tất Dong, (Chủ nhiệm - 2005), Đề tài Luận cứ khoa học cho các
chính sách nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của giới trí thức và sinh viên, Đề tài khoa học cấp Bộ, Hà Nội Đây là đề tài trực tiếp bàn về cơ sở
với tư cách là luận cứ khoa học xác định và thực hiện chính sách phát huynăng lực lao động sáng tạo của trí thức và sinh viên Đề tài đã phân tích cơ sở
lý luận, đánh giá thực trạng năng lực lao động sáng tạo, chỉ rõ những thiếu hụtcủa trí thức và sinh viên nước ta; phân tích những yếu tố tác động đến nănglực lao động sáng tạo của họ; đề xuất các chính sách, nhấn mạnh thực thi
chính sách giáo dục và đào tạo nhằm phát huy năng lực lao động sáng tạo của
lực lượng này với tư cách là một bộ phận trọng yếu trong nguồn nhân lực chấtlượng cao của đất nước
Trần Văn Tùng và Lê Ái Lâm (1998), Sách Phát triển nguồn nhân lực
-kinh nghiệm thế giới và thực tiễn nước ta, Hà Nội Cuốn sách đã luận giải một
số vấn đề lý luận cơ bản về nguồn nhân lực; trình bày thực trạng phát triểnnguồn nhân lực, từ đó khái quát một số kinh nghiệm phát triển nguồn nhânlực của các cường quốc trên thế giới trong những thập kỷ gần đây và thực tiễnphát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam, tập trung vào lĩnh vực giáo dục - đàotạo, coi đó yếu tố quyết định phát triển nguồn nhân lực Cuốn sách chỉ rarằng, sự phát triển thành công và cất cánh của một quốc gia luôn gắn chặt vớichính sách và chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là chiến lượcphát triển giáo dục đào tạo, tức là “chiến lược trồng người”
Viện Phát triển giáo dục (2002), Sách Từ chiến lược phát triển giáo dục
đến chính sách phát triển nguồn nhân lực, Viện Phát triển giáo dục, Hà Nội.
Cuốn sách tập hợp kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học và nhà quản
lý ở nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và xã hội khác nhau với mục tiêu thốngnhất quan điểm và chính sách về phát triển nguồn nhân lực; đề xuất chínhsách phát triển nguồn nhân lực nhằm triển khai thành công các mục tiêu trong
Trang 17chiến lược giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,chấn hưng đất nước.
Nguyễn Văn Sơn (2002), Sách Trí thức giáo dục đại học Việt Nam thời
kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội Cuốn sách trình bày những vấn đề cơ bản về trí thức giáo dục đại họcViệt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là thựctrạng, nhằm cung cấp thêm cơ sở cho việc đổi mới, phát triển nền giáo dục đạihọc nước nhà đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia (2003), Công trình tổng kết Kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhân
văn quốc gia 1978 - 2003, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội Công trình
tổng kết kết quả đào tạo sau đại học tại Trung tâm Khoa học xã hội và nhânvăn quốc gia 1978 - 2003; phân tích một số vấn đề lý luận và thực tiễn giáodục sau đại học; đề xuất biện pháp cơ bản thúc đẩy đào tạo sau đại học tạiTrung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia trong giai đoạn tiếp theo
Lê Du Phong, (Chủ biên - 2006), Sách Nguồn lực và động lực phát triển
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, đã đưa ra khái niệm nguồn nhân lực, phântích tầm quan trọng nguồn nhân lực với tư cách là động lực của sự phát triển;phân tích một số vấn đề về thực trạng phát triển nguồn nhân lực ở nước tatrong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trước yêucầu phát triển mới
Ngô Huy Tiếp, (Chủ biên - 2009), Sách Đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia,
Hà Nội Cuốn sách phản ánh thực trạng trí thức Việt Nam, thực trạng thựchiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta thời gian qua.Trên cơ sở đó, trình bày một số giải pháp nhằm đổi mới phương thức lãnh đạocủa Đảng đối với trí thức, trong đó chú trọng đến giải pháp đổi mới nhận thức
Trang 18của các cấp uỷ đảng và cơ quan quản lý nhà nước, chính sách đãi ngộ và tônvinh trí thức có cống hiến cho xã hội.
Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức Dụ (Chủ biên - 2009),
Sách Kỷ yếu Hội thảo “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế”,
Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội Cuốn sách tập hợp những bài viết về đào tạonguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chấtlượng cao; nhiều bài đã phân tích, đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, chỉ rahạn chế, bất cập của nguồn nhân lực nước ta trước đòi hỏi của hội nhập quốctế; làm rõ những vấn đề hạn chế do giáo dục đào tạo; xác định những vấn đề
cơ bản đối với giáo dục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế
Nguyễn Văn Khánh, (Chủ biên - 2012), Sách Nguồn lực trí tuệ Việt
Nam, lịch sử, hiện trạng và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà
Nội Cuốn sách trình bày khái niệm nguồn lực trí tuệ, phát huy nguồn lực trítuệ; kinh nghiệm xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ một số nước trên thếgiới và Việt Nam; đánh giá lịch sử và thực trạng nguồn lực trí tuệ Việt Namtrên các lĩnh vực; phân tích những yếu tố tác động đến sử dụng nguồn lực trítuệ, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát huy nguồn lực trí tuệViệt Nam hiện nay
Trịnh Ngọc Thạch (2008), Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục Hoàn thiện
mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đại học Việt Nam Tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích mô hình quản lý đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở một số trường đại học trọng điểm củaViệt Nam, trong đó nghiên cứu khá kỹ về mô hình ở Đại học quốc gia HàNội, từ đó mô tả những nét đặc trung của mô hình quản lý đào tạo nguồn nhânlực chất lượng cao trong các trường đại học ở nước ta, chỉ ra những ưu điểm,hạn chế và khả năng áp dụng; đề xuất một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện
mô hình quản lý đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các trường đạihọc Việt Nam
Trang 19Lê Quang Hùng (2011), Luận án Tiến sĩ Phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Viện Chiến lược phát triển.
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Luận án đã trình bày tầm quan trọng của việcphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm miềnTrung; đánh giá thực trạng gồm ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân củanguồn nhân lực chất lượng cao nơi đây; chỉ ra một số yêu cầu, giải pháp pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở vùng kinh tế trọng điểm ở miền Trung,đặc biệt nhấn mạnh đến giáo dục - đào tạo
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2008), Kỷ yếu Hội thảo Xây dựng đội
ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ban
Cán sự Đảng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức, Hà Nội, ngày 28tháng 3 năm 2008 Kỷ yếu tập hợp nhiều bài viết bàn khá sâu về đội ngũ tríthức Việt Nam; phân tích khá sâu sắc thực trạng đội ngũ trí thức nước ta hiệnnay; đưa ra nhiều giải pháp, kiến nghị, đặc biệt là chính sách, cơ chế nhằm thuhút, trọng dụng trí thức, nhân tài, nhằm xây dựng đội ngũ trí thức Việt Namđáp ứng yêu cầu thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,hội nhập kinh tế quốc tế
Nguyễn Thị Hồng Vân (2005), Bài báo Giáo dục với phát triển nguồn
nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí Phát triển giáo dục,
số 4, đã phân tích vai trò của giáo dục với phát triển nguồn nhân lực, nhất lànguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chỉ rathực trạng và một số vấn đề bất cập của giáo dục trong vấn đề này; đề xuấtmột số ý kiến đổi mới giáo dục đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồnnhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Hoàng Xuân Long (2006), Bài báo Chính sách phát triển nguồn nhân
lực khoa học và công nghệ: thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Lao động và Xã
hội, số 288, đã trình bày thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học và
Trang 20công nghệ của nước ta, chỉ ra hạn chế, bất cập trong chính sách đối với vấn đềđó; đề xuất một số ý kiến về chính sách phát triển nguồn nhân lực khoa học
và công nghệ trong thời kỳ mới
Phạm Minh Hạc (2008), Bài báo Phát triển con người, nguồn nhân lực
-quan niệm và chính sách, trong Sách Những vấn đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trình bày một số vấn đề cơ sở lý luận về phát triển con người; đưa ra kháiniệm về nguồn nhân lực, nhân tài, đội ngũ lao động; phân tích một số nét thựctrạng và đề xuất một số biện pháp phát triển nguồn nhân lực đất nước
Đường Vĩnh Sường (2012), Bài báo Giáo dục, đào tạo với phát triển
nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Tạp chí
Cộng sản, số (833) Bài báo phân tích vai trò của nguồn nhân lực chất lượngcao; đánh giá thực trạng nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ởnước ta, phân tích một số hạn chế, yếu kém của nguồn nhân lực nước ta sovới một số nước khác trong khu vực và thế giới; đưa ra những giải pháp chính
về giáo dục và đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
1.3 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải bằng sức mạnh tổng hợp,thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách, trong đó giáo dục - đàotạo có tầm quan trọng hàng đầu Có khá nhiều công trình khoa học, với cáchtiếp cận và phạm vi khác nhau, nghiên cứu phương hướng, giải pháp pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao và vai trò giáo dục - đào tạo nguồn nhânlực ở nước ta
Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban
Chấp hành Trung ương khóa X “Về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Hà Nội Đây là một Nghị
Trang 21quyết chuyên đề của Đảng về xây dựng đội ngũ trí thức - lực lượng quantrọng trong nguồn nhân lực chất lượng cao thời kỳ mới, cung cấp những quanđiểm và cơ sở lý luận, chính trị, tư tưởng rất cơ bản, mà việc nghiên cứu luận
án này cần phải quán triệt và làm chỗ dựa Nghị quyết đưa ra cách tiếp cậnnghiên cứu, xem xét và chỉ ra khái niệm trí thức; nhấn mạnh vai trò, tầm quantrọng của đội ngũ trí thức trong quá trình cách mạng; phân tích thực trạng độingũ trí thức Việt Nam, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và nhược điểm của độingũ này; những hạn chế, bật cập trong công tác giáo dục - đào tạo, trong côngtác trí thức; chỉ rõ mục tiêu, quan điểm, đề ra những nhiệm vụ và giải phápchủ yếu xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Đề tài Xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, Đề tài
cấp Nhà nước, Mã số: KX.04.16/06-10, thuộc Chương trình Khoa học vàCông nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.04/06-10: “Nghiên cứu khoa học lýluận chính trị giai đoạn 2006 - 2010” Đề tài là một công trình khoa học lớn,trình bày nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về đội ngũ trí thức Việt Nam; vềphương pháp tiếp cận nghiên cứu trí thức, các khái niệm, quan niệm về tríthức, những nhận định, đánh giá ưu điểm, hạn chế, nhược điểm, vị trí, vai trò,tầm quan trọng của đội ngũ trí thức qua các thời kỳ cách mạng và những nămqua; luận giải yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp đổi mới đất nước trongđiều kiện mới; chỉ ra và phân tích những vấn đề cấp thiết và cơ bản về xâydựng đội ngũ trí thức Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020
Nguyễn Mạnh Hưởng, (Chủ nhiệm - 2012), Đề tài Xây dựng đội ngũ trí
thức quân đội trong thời kỳ mới, Đề tài khoa học cấp Bộ Quốc phòng, Hà Nội
Đề tài xác định đội ngũ trí thức quân đội là bộ phận trọng yếu của nguồn nhânlực chất lượng cao trong quân đội; đưa ra khái niệm và tiêu chí nhận biết tríthức quân đội; làm rõ những ưu điểm và hạn chế chính của đội ngũ trí thứcquân đội hiện nay; xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp cơ bản, đặc biệt là giải
Trang 22pháp nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, sử dụng, chính sách đãi ngộ nhằmxây dựng đội ngũ trí thức quân đội trong thời kỳ mới
Nguyễn Duy Bắc, (Chủ nhiệm - 2013), Đề tài khoa học cấp Bộ Đặc điểm
của con người Việt Nam với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia, Hà Nội Đề tài đã
phân tích những đặc điểm cơ bản của con người Việt Nam, những ưu điểm vànhược điểm từ đặc điểm đó; đưa ra và luận giải một số vấn đề phát triển đàotạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay từ thực tiễn đặc điểmcủa con người Việt Nam và yêu cầu của thời kỳ mới
Lê Thị Ái Lâm (2003), Sách Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo
dục và đào tạo - kinh nghiệm Đông Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
Cuốn sách trình bày vai trò và giải pháp phát triển nguồn nhân lực thông quagiáo dục và đào tạo ở một số nước Đông Á; từ đó đưa ra một số lưu ý cầntham khảo học tập đối với Việt Nam từ bài học Đông Á
Nhiều tác giả (2008), Sách Những vấn đề giáo dục hiện nay, quan điểm
và giải pháp, Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội Cuốn sách phân tích quan điểm
quan trọng coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu; phân tích một sốvấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục và đào tạo ở trong nước và một sốnước trên thế giới Trên cơ sở đó, xác định một số quan điểm cơ bản về giáodục và đào tạo ở nước ta cần phải nhận thức đúng; đề xuất giải pháp, kiếnnghị nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới
Ngô Văn Hà (2010), Sách Giáo dục đại học ở miền Bắc thời kỳ 1954
-1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốn sách phân tích một cách
có hệ thống quan điểm của Đảng về giáo dục đại học, đào tạo cán bộ chuyênmôn ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954 - 1975; làm rõ quá trình hình thành,phát triển đường lối của Đảng về xây dựng nền giáo dục đại học để phát triểnnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và
Trang 23đấu tranh thống nhất Tổ quốc; làm rõ thành tựu, hạn chế và đặc trưng giáodục đại học ở miền Bắc thời kỳ này; rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần gợi
mở cho việc xây dựng, phát triển nền giáo dục đại học ở nước ta hiện naynhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước thời kỳ mới
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Sách Đổi mới quản lý hệ thống giáo dục
đại học giai đoạn 2010 - 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội Cuốn sách trình bày một số nghị quyết, quyết định,thông tư, quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng của
Bộ trong những năm gần đây nhằm khắc phục hạn chế, yếu kém, bất cậptrong giáo dục đại học ở nước ta hiện nay, đồng thời triển khai giải pháp đồng
bộ để đổi mới quản lý hệ thống giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012; đángchú ý là quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, làm cơ sở đổi mới giáo dụcđào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta trong giai đoạnnày và những năm tiếp theo
Trần Khánh Đức (2010), Sách Giáo dục và đào tạo: phát triển nguồn
nhân lực trong thế kỷ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Cuốn sách đã đề
cập và phân tích khá sâu sắc tình hình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực nước tatrong thế kỷ XXI; từ đó đề xuất một số vấn đề nhằm thúc đẩy, đổi mới giáodục và đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Nguyễn Văn Khánh (2010), Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt
Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc nguồn lực trí tuệ Việt Nam với nhiều góc
độ về nguồn lực trí tuệ; đánh giá thực trạng nguồn lực trí tuệ, chỉ rõ hạn chế,bất cập về trình độ chuyên môn, khả năng hội nhập, về cơ cấu của nguồn lựctrí tuệ nước ta; đề xuất một số giải pháp xây dựng và phát huy nguồn lực trítuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thời kỳ mới
Trang 24Tạ Ngọc Tấn (Chỉ đạo biên soạn - 2012), Phát triển giáo dục và đào tạo
nguồn nhân lực, nhân tài, Một số kinh nghiệm của thế giới, Học viện Chính
trị - Hành chính quốc gia, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội Cuốnsách đã phân tích khá sâu sắc những vấn đề cơ bản về nguồn nhân lực, nhântài và phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, nhân tài của một số nướctrên thế giới, rút ra những kinh nghiệm bổ ích đối với Việt Nam trong thựchiện đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhânlực, nhân tài đất nước
Nguyễn Thanh (2001), Luận án Tiến sĩ, Phát triển nguồn nhân lực và vai
trò của giáo dục - đào tạo đối với phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay, Viện Triết học.
Luận án trình bày những vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển nguồn nhân lực;phân tích khá rõ những vấn đề lý luận về vai trò của giáo dục - đào tạo đối vớiphát triển nguồn nhân lực; đề xuất một số giải pháp chính nhằm đổi mới giáodục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệphóa, hiện đại hóa ở nước ta
Chu Văn Cấp (2012), Bài báo Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
góp phần phát triển bền vững Việt Nam, Tạp chí Cộng sản, số 9 (839), đã trực
tiếp bàn về những vấn đề lý luận, thực tiễn cơ bản của việc phát triển nguồnnhân lực chất lượng cao góp phần phát triển bền vững Việt Nam trong thời kỳmới; đồng thời kiến nghị một số giải pháp cho vấn đề này
Bùi Mạnh Nhị (2012), Bài báo Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo Việt Nam, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, Bản tin của Hội đồng
Lý luận Trung ương, số (49) (122), đã trình bày một cách có hệ thống về giáodục và đào tạo ở Việt Nam trong những thập kỷ qua, nhất là từ khi đổi mớiđất nước đến nay, nêu lên những thành tựu và hạn chế chính; từ đó xác địnhphương hướng, yêu cầu, đề xuất một số vấn đề về đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục và đào tạo ở Việt Nam hiện nay
Tóm lại, các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án đã cho
Trang 25thấy bức tranh khá đầy đủ và toàn diện cả lý luận và thực tiễn về nguồn nhânlực, nguồn nhân lực chất lượng cao, về phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao, đã bàn đến nhất định về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta qua các thời kỳ
Nhiều công trình nghiên cứu khẳng định nguồn nhân lực chất lượng cao
là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển của các quốcgia, là động lực phát triển kinh tế - xã hội; khẳng định vai trò to lớn của giáodục - đào tạo và sự cần thiết phải đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục -đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Nhiều công trình khẳngđịnh, mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng caođặt ra có sự khác nhau; mỗi loại nhân lực chất lượng cao có yêu cầu cụ thểriêng về tiêu chí chất lượng, phẩm chất, năng lực, phù hợp với đặc điểm, tínhchất, chức năng, nhiệm vụ của từng loại nguồn nhân lực Nhiều công trìnhkhẳng định tính tất yếu của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đápứng nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, của việc đổi mới công tác giáodục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; chỉ rõ yêu cầu đẩymạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế đòi hỏi bứcthiết phải có nguồn nhân lực chất lượng cao đủ sức, đủ tầm thực hiện thắnglợi sự nghiệp ấy
Một loạt vấn đề lý luận, thực tiễn về giáo dục - đào tạo với phát triểnnguồn nhân lực chất lượng cao; những yêu cầu, định hướng và giải pháp, kiếnnghị đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo đểphát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụcách mạng trong thời kỳ mới được các công trình nghiên cứu đề cập và luậngiải khá rõ theo đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của từng công trình
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt
là nguồn nhân lực chất lượng cao; về quan hệ giữa giáo dục - đào tạo với pháttriển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta; về đổi mới nội dung, chươngtrình, hệ thống quản lý giáo dục - đào tạo để phát triển nguồn nhân lực chất
Trang 26lượng cao sẽ được tác giả luận án kế thừa, sử dụng, vận dụng và phát triểntrong công trình nghiên cứu của mình Nó giúp cho tác giả có thêm cơ sởkhoa học, các căn cứ lý luận - thực tiễn để luận giải và làm sáng tỏ các nộidung nghiên cứu của đề tài luận án.
Tuy nhiên, do cách tiếp cận và phạm vi nghiên cứu của từng công trình,
mà chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống, toàn diện và cụ thể
về vấn đề vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Những vấn đề về mối quan hệ giữa giáodục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần đặt ra vàgiải quyết như thế nào?; phương hướng, yêu cầu và làm thế nào để phát huyvai trò của giáo dục - đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượngcao?; việc đổi mới nội dung, chương trình, hệ thống quản lý giáo dục - đàotạo ở các trường đại học nước ta hiện nay cần được đặt ra và thực hiện nhưthế nào? nhằm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứngyêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hộinhập quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước côngnghiệp theo hướng hiện đại, đến nay việc nghiên cứu vẫn còn thiếu tính hệthống, chưa thật sự đầy đủ và thấu đáo, cần phải được tiếp tục nghiên cứu Khoảng trống về mặt lý luận, đặc biệt là về mặt thực tiễn này, cũng nhưtầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu trong bối cảnh mới đã đặt ra một cách
cấp thiết và thôi thúc tác giả lựa chọn vấn đề: “Giáo dục - đào tạo với việc
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu của luận án
Trang 27Chương 2 NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ VAI TRÒ
CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1.1 Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
* Khái niệm nguồn nhân lực
Xác định khái niệm nguồn nhân lực phải xuất phát từ phương pháp xemxét, tiếp cận tổng hợp, toàn diện về con người và nhân tố con người
Theo triết học Mác - Lênin, hành vi lịch sử đầu tiên và chủ yếu của conngười là lao động sản xuất, thông qua đó, con người cải tạo chính bản thânmình Mặt tự nhiên và xã hội trong con người gắn bó khăng khít với nhau.Bản chất con người, theo C.Mác, “không phải là một cái trừu tượng cố hữucủa cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người làtổng hòa những quan hệ xã hội” [103, tr.11] Nhân tố con người, đặc biệt làsức lao động, là nhân tố quan trọng của lực lượng sản xuất, nhân lực có nghĩa
là “sức người dùng trong sản xuất” [183, tr.1239] Con người là trung tâm củachiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển Sức lao động là mộtphạm trù tổng hợp gồm: thể lực, trí lực Thể lực chịu ảnh hưởng của mứcsống vật chất, sự chăm sóc sức khỏe, y tế và sự rèn luyện của từng người,quyết định năng lực hoạt động của con người Trí lực được xác định bởi trithức về khoa học, trình độ kiến thức, chuyên môn, kinh nghiệm, kỹ năng tưduy xét đoán, được phát triển thông qua giáo dục, đào tạo và hoạt động thựctiễn của con người
Khái niệm “nguồn nhân lực”, “nguồn lực con người” (Human Resource)được sử dụng từ những năm 70 của thế kỷ XX ở nhiều nước phương Tây và
Trang 28châu Á Hiện nay, khái niệm này khá thịnh hành dựa trên quan niệm mới vềvai trò, vị trí con người trong sự phát triển Ở nước ta, khái niệm này được sử
dụng tương đối rộng rãi kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay
Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra một số cách tiếp cận về nguồn nhân lực:
Thứ nhất, tiếp cận dựa vào khả năng lao động của con người, là
nguồn nhân lực lao động, là toàn bộ những người có cơ thể phát
triển bình thường có khả năng lao động Thứ hai, tiếp cận dựa vào
trạng thái hoạt động kinh tế, gồm toàn bộ những người đang hoạt
động trong các ngành kinh tế, văn hóa, xã hội Thứ ba, tiếp cận dựa
vào khả năng lao động và giới hạn tuổi, gồm những người trong độtuổi lao động, có khả năng lao động, có việc làm và không có việc
làm Thứ tư, tiếp cận dựa vào độ tuổi lao động còn có nguồn nhân
lực dự trữ, người trong độ tuổi lao động nhưng chưa tham gia laođộng, làm việc cho gia đình, học sinh, sinh viên… [44, tr.55-56].Theo Cơ quan Phát triển của Liên hợp quốc UNDP: “Nguồn nhân lực làtất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của conngười có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước” [176, tr.8].Ngân hàng Thế giới cho rằng, nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao gồmthể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp… của mỗi cá nhân, đó là nguồn vốn bêncạnh các loại vốn khác như vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên
Theo Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), nguồn nhân lực là toàn bộ sốngười trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động, được hiểu:
Theo nghĩa rộng, nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động
cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát
triển; theo nghĩa hẹp, nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã
hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm cácnhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia quá trìnhlao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân có thể tham giaquá trình lao động [69, tr.40]
Trang 29Trong cuốn “Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, nguồn lực con người là
“tổng hoà trong thể thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người(thể lực, trí lực, tâm lực) và tính năng động của con người” [127, tr.14]
Tiếp cận là lực lượng lao động, Bộ Lao động - Thương binh và xã hộiđưa ra quan niệm nguồn nhân lực là tiềm năng về lao động trong một thời kỳxác định của quốc gia, có thể được xác định trên một địa phương, ngành hayvùng; là nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế - xã hội Quan
niệm này thể hiện: thứ nhất, nguồn nhân lực với tư cách là nguồn cung cấp
sức lao động cho xã hội, bao gồm toàn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình
thường, có khả năng lao động; thứ hai, là nguồn lực với tư cách là yếu tố của
sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theonghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư trong độ tuổi lao động có khả năng laođộng, với cách hiểu này nguồn nhân lực tương đương với nguồn lao động;
thứ ba, nguồn nhân lực là tổng hợp các cá nhân những con người cụ thể tham
gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố thể chất và tinh thần của các
cá nhân được huy động vào quá trình lao động, phát triển kinh tế - xã hội Nguồn nhân lực được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau,
nhưng chủ yếu dưới góc độ nguồn lực lao động Luật Lao động Việt Nam quy
định: những người trong độ tuổi từ đủ 15 đến 60 tuổi đối với nam và từ đủ 16đến 55 đối với nữ, đều thuộc vào nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động.Những người trong độ tuổi lao động, không có khả năng lao động do sứckhoẻ, bệnh tật, sinh lý… không nằm trong khái niệm nguồn nhân lực đangnghiên cứu, do đó, không phải là nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực cần được xem xét trên cả ba yếu tố: số lượng (quy mô sốdân), thể hiện quy mô nguồn nhân lực; chất lượng thể hiện mối quan hệ giữacác yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực, được biểuhiện thông qua các tiêu chí về sức khỏe, trình độ học vấn, trình độ chuyên
Trang 30môn/lành nghề; và cơ cấu Số lượng, chất lượng và cơ cấu quan hệ với nhautạo nên sức mạnh và sự phát triển của nguồn nhân lực
Trên cơ sở các quan niệm và cách tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm:
Nguồn nhân lực là dạng đặc biệt của nguồn lực nói chung, là nguồn lao động, gồm tổng thể các yếu tố tạo nên sức mạnh của con người và cộng đồng xã hội; là tổng thể số lượng, chất lượng con người và cơ cấu với các tiêu chí về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực có thể huy động vào phát triển kinh tế - xã hội.
Theo khái niệm trên, nguồn nhân lực bao gồm cả những người đang laođộng, trong độ tuổi lao động; cả những người trong độ tuổi lao động sức khỏebình thường nhưng chưa có việc làm; cả những người chuẩn bị đến tuổi laođộng, ở dạng dự trữ, với các tiêu chí cụ thể về thể lực, trí lực, tâm lực để cókhả năng trực tiếp huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Nhữngngười không có khả năng lao động, không thể huy động vào quá trình pháttriển kinh tế - xã hội thì không nằm trong nội hàm khái niệm này
Nguồn nhân lực vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế
- xã hội của quốc gia
Nguồn nhân lực là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia Đó là “nguồn lực của mọi nguồn lực”, “tài nguyên của mọi tài nguyên”.
Trong các nguồn lực, thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, nó tạo động lựccho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn phát huy tác dụng phải thôngqua nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố nội lực quan trọng chi phối sựphát triển của mỗi quốc gia và đặc biệt quan trọng đối với các nước có nềnkinh tế đang phát triển, dân số đông như nước ta Dù trang thiết bị, máy móc
và các nguồn lực khác có phong phú, hiện đại đến đâu, nhưng nếu không cócon người - nguồn nhân lực - để vận hành, liên kết chúng hoạt động, thì mọithứ đó cũng không có giá trị; hoặc nguồn nhân lực chất lượng thấp, không đápứng yêu cầu thì các nguồn lực khác cũng không thể phát huy hiệu quả
Trang 31Nguồn nhân lực là yếu tố cách mạng nhất trong lực lượng sản xuất xã hội C.Mác phát hiện ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, tìm
ra sự thật giản đơn là trước hết để tồn tại con người phải ăn, uống, mặc, ở,
đi lại… trước khi thực hiện các hoạt động chính trị, khoa học, nghệ thuật,tôn giáo Nhưng muốn có cái ăn, cái mặc, nơi ở thì con người phải laođộng Tuy nhiên, lao động của con người không thể tùy tiện mà phải cócách thức lao động, đó là phương thức sản xuất Phương thức sản xuất làcách thức con người tiến hành sản xuất ra của cải vật chất trong những giaiđoạn lịch sử nhất định Mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau, có phương thứcsản xuất khác nhau Sự vận động thay thế nhau của các hình thái kinh tế -
xã hội trong lịch sử là dựa trên sự thay thế hợp quy luật của các phươngthức sản xuất, trong đó vai trò và ảnh hưởng của con người gắn liền vớiquá trình đó, bởi con người là lực lượng sản xuất hàng đầu Con người chếtạo ra công cụ sản xuất và sử dụng chúng tác động, cải biến tự nhiên, làm
ra sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình; vì thế, con người là chủ thể, làđộng lực của lịch sử; nguồn nhân lực là động lực cơ bản của sự phát triểnkinh tế - xã hội tất cả các quốc gia
Nguồn nhân lực là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xãhội Đó là mối quan hệ biện chứng thống nhất, không thể tách rời trong đánhgiá vai trò nguồn nhân lực Xét về mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng,con người là lực lượng tiêu dùng của cải vật chất và có tác động mạnh tới sảnxuất thông qua quan hệ cung - cầu hàng hóa trên thị trường, định hướng sảnxuất, như vậy lại thúc đẩy sản xuất phát triển Động lực quan trọng nhất của
sự tăng trưởng bền vững về kinh tế và xã hội chính là nguồn nhân lực Đầu tưcho con người, chi tiêu cho con người là sự đầu tư, chi tiêu đặc biệt quantrọng, để hình thành một loại nguồn vốn đặc biệt, có khả năng sản sinh ra cácnguồn thu nhập trong tương lai Đầu tư vào con người là đầu tư thông qua cáchoạt động giáo dục, đào tạo, chương trình bảo đảm việc làm, thỏa mãn yêucầu tiêu dùng về vật chất và tinh thần, chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an sinh
Trang 32Điều đó được xem là cách thức đầu tư hiệu quả nhất cho sự phát triển, đồngthời mục tiêu của sự phát triển cũng lại là vì con người Đó là mối quan hệbiện chứng thống nhất với nhau giữa động lực và mục tiêu trong quá trình vậnđộng của lịch sử xã hội, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội xây dựngđất nước của mỗi quốc gia
* Khái niệm và tiêu chí nguồn nhân lực chất lượng cao
- Khái niệm:
Tiếp cận khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao phải xuất phát trựctiếp từ khái niệm nguồn nhân lực và thực tiễn đất nước, địa phương, lĩnh vựctrong những giai đoạn cụ thể Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao là lựclượng lao động có học vấn, trình độ chuyên môn cao và nhất là có khả năngsáng tạo, linh hoạt, thích ứng nhanh với những biến đổi nhanh chóng củacông nghệ sản xuất, của ngành nghề Đó là bộ phận "đầu tàu", "mũi nhọn",
“chất lượng cao”, đóng vai trò nòng cốt trong mọi hoạt động của nguồn nhânlực trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Nguồn nhân lực chất lượng cao làmột khái niệm mang tính lịch sử Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêu cầu về
“chất lượng cao” của bộ phận này đặt ra có sự khác nhau, song dù có sự khácnhau thế nào chăng nữa thì bộ phận này bao giờ cũng “chất lượng cao” hơn,toàn diện hơn bộ phận còn lại của nguồn nhân lực, có vai trò làm nòng cốt vàkhả năng dẫn dắt sự phát triển của nguồn nhân lực nói chung phục vụ nhu cầuphát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương, lĩnh vực trong từnggiai đoạn lịch sử cụ thể
Từ phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm: Nguồn nhân lực chất lượng
cao là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực, thể hiện sức mạnh và vai trò "đầu tàu", nòng cốt trong mọi hoạt động kinh tế - xã hội của đất nước, vùng, địa phương và lĩnh vực trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Đối với nước ta hiện nay, nguồn nhân lực chất lượng cao được Đảng xácđịnh rõ trong Đại hội XI, đó là bộ phận chất lượng cao của nguồn nhân lực,bao gồm những người không chỉ có tài năng, chuyên môn giỏi theo lĩnh vực
Trang 33hoạt động và chuyên môn của mình, mà còn có đầy đủ đạo đức của ngườicách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, thật sự
“vừa hồng, vừa chuyên” như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ giáo Đó là nhữngngười “giỏi”, “đầu đàn” trên tất cả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, nòng cốttrong nguồn nhân lực quốc gia
Nguồn nhân lực chất lượng cao cần được hiểu một cách toàn diện với cácyếu tố số lượng, chất lượng và cơ cấu Cả ba yếu tố: số lượng, chất lượng và
cơ cấu quan hệ biện chứng với nhau trong chỉnh thể thống nhất tạo nên sứcmạnh, khả năng lao động, vai trò “đầu tàu”, nòng cốt và sự phát triển củanguồn nhân lực này
- Tiêu chí đánh giá (định tính, định lượng) nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh phát triển nguồn nhân lực, “Đặc biệt coitrọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia,quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệđầu đàn” [43, tr.130] Căn cứ vào quan điểm của Đảng và đặc biệt là tình hình
nguồn nhân lực hiện nay, có thể xem xét nguồn nhân lực chất lượng cao ở
nước ta hiện nay gồm:
+ Những cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi
+ Đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi
+ Người lao động lành nghề
+ Các cán bộ khoa học, công nghệ
Những lực lượng nằm trong nguồn nhân lực chất lượng cao nêu trêncũng phù hợp với kết quả khảo sát của tác giả luận án Theo kết quả khảo sátbằng phiếu, với câu hỏi lực lượng nào là nguồn nhân lực chất lượng cao ởnước ta hiện nay, nhìn chung đều nhất trí các lực lượng kể trên với tỷ lệ khácao Trên 54% số giáo viên đại học được hỏi cho là những cán bộ lãnh đạo,quản lý giỏi; 77,5% cho là những chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi;
Trang 34khoảng 90% cho là những lao động lành nghề; 88,77% cho là những cán bộkhoa học, công nghệ Tỷ lệ này tương ứng ở số sinh viên được hỏi là: 67,73%,83,93%, 89,63%, 87,04% [phụ lục 3].
Số lượng là “cốt vật chất”, nói lên quy mô của nguồn nhân lực này Vấn
đề trước hết là bảo đảm cho nguồn nhân lực chất lượng cao có đủ số lượngtheo yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới
Chất lượng là một yếu tố có nội dung rộng lớn, nói lên trình độ toàn
diện, được thể hiện thông qua những chỉ tiêu chủ yếu về chất lượng conngười Chất lượng con người bao gồm: thể chất, sức khỏe; chất lượng chínhtrị; trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ; năng lực nhận thức, tư duy sángtạo; trình độ lành nghề, khả năng lao động; năng lực thực hiện và hoàn thànhnhiệm vụ; phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong công tác Nội dung củanhững yếu tố cấu thành đó có sự phát triển, thay đổi do sự quy định, phát triểncủa tình hình nhiệm vụ mà nguồn nhân lực chất lượng cao trực tiếp đảmđương gắn với cương vị, chức trách và chuyên môn, lao động của họ, gắn vớinhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới
Cơ cấu là chỉ số quan trọng tạo nên chất lượng, sức mạnh của cả nguồn
nhân lực này Cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao thể hiện ở cơ cấu theocương vị công tác; cơ cấu lứa tuổi, giới tính; cơ cấu dân tộc, vùng miền; thâmniên công tác; trình độ học vấn, đào tạo, chuyên môn ; cơ cấu lĩnh vực,ngành nghề lao động
Về định lượng:
Nguồn nhân lực nói chung cần được xác định dựa trên quy mô dân số, cơcấu tuổi, giới tính và sự phân bố dân cư theo khu vực và vùng lãnh thổ củadân số Theo đó, nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm những người có mặtbằng học vấn, trí tuệ, khả năng lao động, cả lao động trí óc và chân tay caohơn nguồn nhân lực đất nước nói chung; định lượng nguồn nhân lực chấtlượng phải phù hợp với quy mô của nguồn nhân lực đất nước
Trang 35Về định tính:
Nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay là những người có trình độ học vấn từ đại học, hoặc lao động lành nghề từ trung học nghề trở lên
Đây là tiêu chí đầu tiên về nguồn nhân lực chất lượng cao Các tiêu chí
cụ thể biểu hiện trình độ học vấn của người lao động là các tiêu chí quantrọng phản ánh chất lượng nguồn nhân lực Mỗi giai đoạn khác nhau thì yêucầu về trình độ học vấn đối với nguồn nhân lực có sự khác nhau Hiện nay,xác định trình độ học vấn như trên là phù hợp, hợp lý so với mặt bằng học vấnchung của đất nước và thế giới Trình độ học vấn được biểu hiện theo nhómtuổi, theo các cấp giáo dục: phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, đại học, sau đạihọc Đây là tiêu chí cứng, tuy nhiên không phải ai có trình độ học vấn nhưtrên thì nghiễm nhiên gọi là nhân lực chất lượng cao, mà còn phải đáp ứngcác tiêu chí khác
Có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kỹ thuật giỏi, cao hơn mức trung bình của nguồn nhân lực đất nước
Tiêu chí này là trình độ đào tạo, hiểu biết, kỹ năng thực hành chuyênmôn kỹ thuật, nghiệp vụ của nhân lực chất lượng cao Đề án Nghiên cứu tổngthể về giáo dục, đào tạo và phân tích nguồn nhân lực Việt Nam do UNESCO,UNDP và Bộ Giáo dục - đào tạo thực hiện đã phân loại trình độ chuyên môn
kỹ thuật như: trên đại học, đại học và cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,công nhân kỹ thuật có bằng, công nhân kỹ thuật không bằng Trình độ chuyênmôn nghiệp vụ, kỹ thuật của người lao động là tiêu chí có ý nghĩa trực tiếpquyết định đến chất lượng nguồn nhân lực; đối với nguồn nhân lực chất lượngcao, tiêu chí này phải đạt cao hơn mức trung bình của nguồn nhân lực
Có phẩm chất, năng lực thực tế tốt, sáng tạo, linh hoạt, có khả năng làm nòng cốt, lôi kéo và dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoa học và chính trị, xã hội
Tiêu chí về năng lực, phẩm chất là tiêu chí rất quan trọng, bao gồm:tập quán, phong tục, thói quen, phong cách, đạo đức, lối sống, truyền
Trang 36thống, văn hóa dân tộc, trong đó trình độ chuyên môn kỹ thuật, khả năngsáng tạo, tính linh hoạt thích ứng với sự biến động của tình hình, của nghềnghiệp, là một tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của nguồn nhân lực.Tiêu chí này còn nói lên vai trò, tầm ảnh hưởng của nguồn nhân lực chấtlượng cao trong tất cả các lĩnh vực hoạt động, thể hiện ở việc họ làm nòngcốt, dẫn dắt tập thể, cộng đồng trong các hoạt động lao động sản xuất, khoahọc và chính trị, xã hội
Có sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu hoạt động trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội
Chỉ số phát triển con người (HDI) là một chỉ số quan trọng để đánh giánguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng Tiêu chí
về tình trạng sức khỏe của con người, của dân cư, đó là trạng thái thoái mái vềthể chất và tinh thần và xã hội của con người Các tiêu chí cơ bản phản ánhsức khỏe là thể lực (chiều cao, cân nặng), bệnh tật, tuổi thọ Người lao động,chuyên gia giỏi, cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, lãnh đạo có sức khỏe tốt, thì
sẽ mang lại lợi ích kinh tế - xã hội nhiều hơn nhờ huy động sức mạnh, sự bền
bỉ, dẻo dai, tập trung trí tuệ cao trong công việc
Có cơ cấu hợp lý theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội
Đây là tiêu chí nói về toàn bộ nguồn nhân lực chất lượng cao Toàn bộ cơcấu về độ tuổi, giới tính; về thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo; về trình độhọc vấn; trình độ chuyên môn nghề nghiệp; về vùng miền, các lĩnh vực hoạtđộng phản ánh tính hợp lý và sức mạnh của nguồn nhân lực chất lượng caotrong một quốc gia, một ngành, lĩnh vực trong giai đoạn lịch sử nhất định.Các vấn đề định lượng và định tính nêu trên quan hệ chặt chẽ với nhau,nói lên chất lượng toàn diện và cao hơn của nguồn nhân lực này so với số cònlại của nguồn nhân lực đất nước Tuy nhiên trong thực tiễn, các dấu hiệu tiêuchí trên cần phải được xem xét linh hoạt, cụ thể đối với từng loại nguồn nhânlực trong từng lĩnh vực cụ thể, để xác định ai là người nằm trong nguồn nhânlực chất lượng cao; tránh phiến diện, máy móc
Trang 37* Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển là tổng thể hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ragiá trị vật chất, tinh thần phục vụ cho nhu cầu con người và yêu cầu phát triển
xã hội Mỗi loại hình, mỗi loại giá trị có yêu cầu phát triển riêng Phát triển con người khác với phát triển những điều kiện phục vụ cho con người Nguồn
nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay là kết quả của quá trình phát triển
giáo dục - đào tạo trong nhiều thập kỷ qua, gắn với quá trình cách mạng, với
sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hộinhập quốc tế
Căn cứ vào đặc điểm đối tượng và phương pháp xem xét nêu trên, có thểquan niệm:
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động của Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và người lao động, với những nội dung, hình thức, biện pháp, cơ chế, chính sách thích ứng, đặc biệt là giáo dục - đào tạo, nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao với số lượng đáp ứng yêu cầu, chất lượng ngày càng cao và cơ cấu phù hợp, đồng thời khơi dậy và phát huy vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là tổng thể hoạt động chủ động
có mục đích được tổ chức chặt chẽ, bao hàm những vấn đề cơ bản phản ánhmục đích, nội dung, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trongthời kỳ mới Đây là quá trình biện chứng thể hiện ở các quá trình cụ thể có
quan hệ mật thiết với nhau: thứ nhất, đó là quá trình giáo dục - đào tạo và bồi dưỡng để phát triển từng người và cả nguồn nhân lực chất lượng cao; thứ hai,
đó là quá trình sử dụng, quản lý và bổ sung những nội dung mới trong nguồn
nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới; thứ ba, đó là
quá trình khơi dậy, huy động, phát huy vai trò, sức mạnh nguồn nhân lực nàytrong thực tiễn Ba quá trình đó diễn ra đồng thời trong mối quan hệ tác độngbiện chứng suốt quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Quá trình
Trang 38này phải được các chủ thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ thì mới có thể thựchiện tốt
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là quá trình thực hiện các nộidung, hình thức, biện pháp tác động vào từng bộ phận và từng người, kíchthích, khơi dậy, thúc đẩy, tạo điều kiện để từng người phấn đấu, rèn luyện và
cả nguồn nhân lực chất lượng cao phát triển Quá trình này phải tuân theonhững vấn đề mang tính quy luật của sự hình thành, phát triển nguồn nhânlực Nguồn nhân lực chất lượng cao không phải tự nhiên mà có, mà được hìnhthành, phát triển và phát huy một cách chủ động, tích cực gắn với chiến lượcphát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ sự phát triển chiến lược ấy.Nước ta hiện nay, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cần tập trung vàophát triển những cán bộ, những chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp, kinhdoanh giỏi, những lao động giỏi, lành nghề, để họ thực sự là lực lượng "đầutàu", "mũi nhọn" trong nguồn nhân lực, cống hiến nhiều nhất, tốt nhất cho sựnghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Mục đích phát triển là nhằm tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao đáp
ứng yêu cầu; đồng thời, khơi dậy và phát huy vai trò, sức mạnh của cả nguồnnhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp đổi mới đẩy mạnh công nghiệp hóa,hiện đại hóa, hội nhập quốc tế thời kỳ mới
Nội dung phát triển là toàn diện, gồm:
Phát triển về số lượng Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm
vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, từng lĩnh vực, địa phương để xác địnhphát triển về số lượng cho phù hợp; khắc phục tình trạng có mà không sửdụng, thiếu không đáp ứng yêu cầu, thậm chí lãng phí, chất lượng thấp khôngđáp ứng tốt yêu cầu
Phát triển về chất lượng là quá trình phát huy, phát triển, giáo dục, đào
tạo, bồi dưỡng nâng cao toàn diện các yếu tố cấu thành chất lượng con người,đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới
Trang 39Phát triển về cơ cấu nhân lực chất lượng cao là nhằm tạo nên tính chỉnh
thể nguồn nhân lực chất lượng cao, ở lĩnh vực nào, ngành nào, địa phương,đơn vị nào cũng có, đáp ứng cao nhất yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội củatừng lĩnh vực, địa phương và cả nước Đó là việc làm sao có cơ cấu hợp lýtrên các lĩnh vực, địa phương, để phát huy cao nhất nguồn lực chất lượng cao
và sức mạnh từng người trên từng lĩnh vực, ngành nghề, vùng miền
Hình thức, biện pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước
ta trong thời kỳ mới rất phong phú, đa dạng, gồm các hoạt động về tư tưởng,
tổ chức và chính sách nhằm xây dựng, khơi dậy, phát huy nguồn nhân lực này
về số lượng, chất lượng và cơ cấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Đó là nhữnghoạt động về: công tác quy hoạch, tạo nguồn, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng,quản lý, sử dụng; công tác khen thưởng, kỷ luật; tạo môi trường phấn đấu,cống hiến và rèn luyện trong thực tiễn; thực hiện cơ chế, chính sách và chế độđãi ngộ; phát huy vai trò, trách nhiệm của các chủ thể và vai trò của nguồnnhân lực chất lượng cao; ở đây, tập trung chủ yếu vào giáo dục - đào tạo Trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cần chú ý thực hiện tốtmột số khâu quan trọng:
Quy hoạch, tạo nguồn, tuyển chọn là khâu cơ bản có tính quyết định đầu
tiên trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao để có được nguồn nhân lựcđáp ứng yêu cầu, xứng tầm với nhiệm vụ Quy hoạch cần thể hiện sâu sắc quanđiểm về cán bộ và công tác cán bộ của Đảng, không để tình trạng “nhờ tiền tàihay một thế lực gì khác mà chui vào lọt…” [106, tr.22] trong quy hoạch, lựachọn, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao trong lãnh đạo, quản lý, khoa học,các ngành kinh tế then chốt Căn cứ vào phẩm chất, năng lực, trình độ chuyênmôn, khả năng phát triển của từng người, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ củatừng chức danh, từng loại nguồn nhân lực mà quy hoạch cho phù hợp
Giáo dục - đào tạo là khâu quan trọng quyết định trong phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao Nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượngcao không thể tự phát hình thành, phát triển mà phải được giáo dục - đào tạo,
Trang 40bồi dưỡng một cách có kế hoạch Giáo dục - đào tạo là công việc phải đượctiến hành có hệ thống, cơ bản lâu dài, rất khó khăn, phải kiên quyết thực hiệntốt, phải “như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [113,tr.275] Chất lượng của nguồn nhân lực này phụ thuộc rất quyết định vào giáodục - đào tạo được thực hiện như thế nào, với chương trình, nội dung ra sao
và chất lượng đến đâu Giáo dục - đào tạo là chủ đề mà luận án tập trungnghiên cứu theo mục tiêu, nhiệm vụ đã xác định
Bố trí, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu có tầm quan trọng
đặc biệt Dù tuyển chọn, quy hoạch, giáo dục đào tạo, bồi dưỡng có thực hiệntốt, nhưng việc bố trí, sử dụng không đúng, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, sửdụng không theo chuyên ngành đào tạo, trình độ chuyên môn, năng lực thựctiễn, khả năng lao động, vi phạm nguyên tắc, thì chất lượng, hiệu quả thựchiện nhiệm vụ của nhân lực sẽ không cao Sự sai sót, thiếu khách quan, bố trí,
sử dụng không đúng người, đúng việc sẽ dẫn đến hậu quả xấu, ảnh hưởng rấttiêu cực đến chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao
Quản lý nguồn nhân lực chất lượng cao là một mắt khâu quan trọng.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế hiện nay, vấn
đề quản lý người lao động, đặc biệt là người lao động giỏi, chất lượng cao,chuyên gia đầu đàn… càng trở nên quan trọng, cần có cơ chế quản lý phùhợp, để phát huy cao nhất vai trò, chuyên môn của họ trong công việc
Đãi ngộ là một vấn đề có ý nghĩa rất quyết định đến sự phát triển và cống
hiến của những người giỏi trong bối cảnh hiện nay Đãi ngộ không phù hợp,không thỏa đáng thì khó phát huy được động lực phấn đấu, sự cống hiến tàinăng, trí tuệ của họ V.I.Lênin chỉ rõ: “Tài năng là điều hiếm Cần phải nângđỡ nó một cách thường xuyên và thận trọng” [99, tr.237]
Chủ thể phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời kỳ mới là
Đảng, Nhà nước, toàn xã hội và bản thân người lao động Mỗi chủ thể có vịtrí, vai trò, nhiệm vụ cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Đảng, Nhà nước là chủ thể quyết định nội dung, tính chất, chất lượng,
hiệu quả của quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Vai trò chủ