1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

[Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội

82 962 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 630 KB

Nội dung

Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội

Trang 1

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục bảng biểu

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1 HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3

1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng 3

1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng 4

1.1.3 Phân loại tín dụng 6

1.1.3.1 Phân loại tín dụng căn cứ vào mục đích 7

1.1.3.2 Phân loại theo thời gian cho vay 7

1.1.3.3 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng 8

1.1.3.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả 8

1.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng 8

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 14

1.2.1 Khái niệm và sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng 14

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 15

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính 15

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 16

1.2.3 Các nhấn tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng 22

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 22

1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 24

1.2.3.3 Các nhân tố khác 26

1.2.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 27

1.2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng 27

Trang 2

1.2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại việt nam

trong việc nâng cao chất lượng tín dụng 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30

2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 30

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 32

2.2.1 Về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 32

2.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 34

2.2.3 Hoạt động cung ứng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội 37

2.3 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 38

2.3.1 Đánh giá theo chỉ tiêu định lượng 38

2.3.2 Đánh giá theo chỉ tiêu định tính 51

2.3.3 Đánh giá tổng quát chất lượng tín dụng 52

CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 57

3.1 Định hướng hoạt động và mục đích của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian tới 57

3.2 Một số đề suất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội 58

3.3 Lời kiến nghị 71

KẾT LUẬN 75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76

Trang 3

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

NHTW Ngân hàng trung ương

NHTM Ngân hàng thương mại

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHNoHN (2005- 2008) 33

Bảng 2.2: Dư nợ NHNoHN (2005-2008) 34

Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của NHNoHN (2005-2008) 38

Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn 40

Bảng 2.5: Nợ xấu 41

Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng 44

Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn huy động 45

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu khác 49

Biểu Đồ 1 biểu diễn tỷ lệ nợ quá hạn (2005-2008) 38

Biểu Đồ 2 cấu nợ quá hạn (2005-2008) 40

Bi ểu đồ 3 Cơ cấu nợ xấu ……….……….40

Biểu Đồ 4 Xu thế biểu diễn xu hướng tăng trưởng tổng dư nợ của NHNoHN trong giai đoạn (2005-2008) 47

Trang 5

MỞ ĐẦU

Hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường có tác động mạnh

mẽ tới đời sống con người và xã hội Đặc biệt là sự ra đời và phát triển củaNHTM cả về quy mô số lượng, chất lượng các dịch vụ Cho đến nay ngànhngân hàng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế với sựhình thành của hệ thống ngân hàng hai cấp: NHTW và NHTM Bồi cạnh

đó, nền kinh tế thị trường phát triển đó thúc đẩy quá trình xâm nhập vàphát triển về tư tưởng, tác phong kinh doanh mới trong các ngân hàng đượcthể hiện bằng sự có mặt của tất cả các chi nhánh ngân hàng ngoài nước vàngân hàng liên doanh

Trong các hoạt động của ngân hàng, tín dụng là hoạt động quan trọngnhất, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập tiền lời lớn nhất

và cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất của ngân hàng Vì vậy, nângcao chất lượng tín dụng luôn là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của cácNHTM Để đưa ra được một quyết định tài trợ, các ngân hàng phải cân nhắc

kỹ lưỡng, ước lượng khả năng rủi ro và sinh lợi dựa trên quy trình phân tích

tín dụng Hoạt động tín dụng có ý nghĩa đặc biệt trong việc đánh giá sức

mạnh tài chính, tự chủ tài chính trong kinh doanh nhu cầu tài trợ và khả nănghoàn trả của khách hàng Nhưng hoạt động này trong các NHTM còn nhiềubất cập Chính vì lẽ đó mà việc nghiên cứu tìm ra các giả pháp nâng cao chấtlượng tín dụng sẽ góp phần quyết định tới hiệu quả kinh doanh của ngânhàng.qua quá trình thực tập tại Chi Nhánh NHNoHN em đã chọn đề tài :

“Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển

Nông Thông chi nhánh Hà Nội” cho chuyên đề thực tập của mình với mong

muốn áp dụng những kiến thức đã học của mình nhằm đưa ra một số giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng Chuyên đề thựctập em gồm:

Trang 6

Chương I : Lý luận chung về Tín dụng ngân hàng và vấn đề nâng caochất lượng dụng tại các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế.

Chương II : Thực trạng chất lượng hoạt động tín dụng tại chi nhánhNgân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Chương III : Giải pháp và ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượnghoạt động tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Hà Nội

Em xin được gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo : Bà Phạm ThịHằng_Giám đốc, Bà Hà Thị Thu_ Trưởng phòng hành chính nhân sự, BàNguyễn Thị Anh Thơ_ Trưởng phòng tín dụng , Ông Lê Văn Hùng_ Trưởngphòng kế toán ngân quỹ, Chị Đỗ Hương Giang_ Cán bộ tín dụng (chị là ngườihướng dẫn trực tiếp các vấn đề thực tế tại NHNoHN) và các cô chú tập thểcán bộ công nhân viên trong chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn chi nhánh Hà Nội đã nhiệt tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quátrình thực tập, cung cấp cho em những số liệu và kiến thức thực tế để em cóthể hoàn thành đề tài này

Em cũng xin được cảm ơn Thầy giáo sử : Ts Cao Cự Bội Người đã tậntình chỉ bảo, hướng dẫn để em có thể hoàn thành đề tài này cùng các thầy côtrong khoa ngân hàng_tài chính đã dày công đào tạo, bồi dưỡng trang bị cho

em những kiến thức để có thể vững vàng bước vào cuộc sống

Trang 7

1.1.1 Khái quát về tín dụng ngân hàng

Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc la tinh Credium có nghĩa là sự tintưởng tín nhiệm lẫn nhau Hay nói cách khác là lòng tin

Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là sự vay mượn lẫnnhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi

Mác cho rằng “Tín dụng là sự vận động của tư bản cho vay” Sự

chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị dư thừa tạm thời từ người sở hữusang người sử dụng sau một thời gian nhất định thu về một lượng giá trị lớnhơn giá trị ban đầu Điều đó có nghĩa là bản chất tín dụng là sự bóc lột của tưbản cho vay

Theo luật các tổ chức tín dụng Việt Nam “Tín dụng là một giao dịchđảm về tài sản (Tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (Ngân hàng và các địnhchế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thểkhác) Trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trongmột thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả

vô điều kiện cả gốc lẫn lãi khi đến kỳ hạn thanh toán

Có thể hiểu ,Tín dụng là hình thức tín dụng cao nhất của nền kinh tếhàng hoá, nó biểu hiện mối quan hệ bằng tiền và được thực hiện trên cơ sở tựnguyện, bình đẳng, cùng có lợi giữa một bên là ngân hàng và các trung giantài chính khác và bên kia là các thành phần còn lại của nền kinh tế

Tóm lại, Tín dụng ngân hàng có thể được hiểu cơ bản là “việc ngân hàng tin tưởng nhường quyền sử dụng vốn trong khoảng thời gian nhất định

Trang 8

đã thoả thuận và kết thúc thời gian đó người sử dụng vốn phải chấp nhận hoàn trả vô điều kiện cả gốc lẫn lãi”.

 Đặc trưng của tín dụng

- Tín dụng là cung cấp một lượng giá trị trên cơ sở, ở đây người chovay tin tưởng người đi vay sử dụng vốn vay có hiệu quả trong một thời giannhất định và do đó có khả năng hoàn trả được nợ

- Tín dụng là một sự chuyển nhượng một lượng giá trị có thời hạn

- Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị trên nguyêntắc hoàn trả cả gốc lẫn lãi

- Tín dụng ngân hàng chỉ thay đổi về quyền sử dụng chứ không thayđổi về quyền sở hữu vốn

1.1.2 Vai trò của hoạt động tín dụng

 Đối với bản thân ngân hàng thương mại

Tín dụng đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng thương mại Đối với một ngân hàng thương mại thì hoạt độngtín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất và chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổngtài sản của ngân hàng Tuy nhiên tín dụng ngân hàng cũng là hoạt động manglại nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng

Hoạt động tín dụng có hiệu quả góp phần nâng cao được hình ảnh củangân hàng và qua đó cũng tạo ra cho ngân hàng những mối quan hệ có lợi chohoạt động của ngân hàng

Các chính sách tín dụng phản ánh cương lĩnh tài trợ của ngân hàng, trởthành hướng dẫn chung cho cán bộ tín dụng và các nhân viên ngân hàng, tăngcường chuyên môn hoá trong phân tích tín dụng, tạo sự thống nhất chungtrong hoạt động tín dụng nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời

 Đối với nền kinh tế

Tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn trong việc đáp ứng nhu cầu về

Trang 9

vốn cho các doanh nghiệp trong việc duy trì và mở rộng hoạt động sản xuấtkinh doanh, thúc đẩy quá trình tái sản xuất phát triển Để tồn tại và phát triểnbất cứ một doanh nghiệp nào cũng có nhu cầu về vốn để tài trợ cho các dự án,các kế hoạch đầu tư, nhu cầu vốn sản xuất ,bởi doanh nghiệp muốn hoạt độngmột cách hiệu quả thì doanh nghiệp luôn sử dụng công cụ đòn bẩy tài chínhmột cách hợp lý Có rất nhiều cách để doanh nghiệp tiếp cận đến nhữngnguồn vốn khác nhau tuy nhiên với ưu điểm là chi phí vốn khá rẻ so với cácnguồn khác thì các doanh nghiệp thường sử dụng vốn tín dụng một cách cólợi nhất cho doanh nghiệp mình.

Với tư cách là trung gian điều hoà lượng cung cầu về vốn cho nền kinh

tế , ngân hàng làm nhiệm vụ dẫn đường cho nguồn vốn chảy từ nơi thừa vốnsang nơi thiếu vốn Thông qua ngân hàng người thừa vốn có được một phầnthu nhập từ lãi do việc chuyển quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhấtđịnh, người thiếu vốn có được một khoản vốn thông qua việc cấp tín dụng vàphải trả chi phí để có thể sử dụng nguồn vốn đó Chính nhờ nguồn tín dụng đó

mà người được cấp tín dụng có thể tài trợ cho các dự án, các kế hoạch sảnxuất kinh doanh của mình

Tín dụng ngân hàng còn là công cụ hỗ trợ đắc lực cho các ngành kinh

tế kém phát triển và thúc đẩy các ngành kinh tế mũi nhọn phát triển.Thôngqua tín dụng ngân hàng, ngân hàng nhà nước thực hiện chính sánh ưu đãi vớicác ngành kinh tế mũi nhọn, những ngành kinh tế kém phát triển bằng việcquy định một khung lãi suất, các điều kiện ưu đãi danh cho đối tượng này

Tín dụng ngân hàng đóng vai trò quyết định đến sự ổn định của lưuthông tiền tệ Nền kinh tế thị trường chú trọng đến việc phát triển và lưuthông hàng hoá gắn với việc ổn định lưu thông tiền tệ Tín dụng ngân hàngvới tính năng ưu việt của nó đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc ổnđịnh lưu thông tiền tệ.Trước hết, ngân hàng thương mại là kênh quan trọng

Trang 10

đưa tiền vào trong lưu thông tiền tệ.

Tín dụng ngân hàng còn có chức năng kiểm soát nền kinh tế Xuất phát

từ chức năng phân phối tiền tệ ,tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được hoạtđộng của nền kinh tế thông qua quá trình sử dụng các nguồn huy động để cấptín dụng Thông qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thương mại có thểđánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm ,tình hình sản xuất kinh doanh cung nhưkhả năng chi trả của khách hàng thông qua biến động số dư tài khoản tiền gửicủa khách hàng Nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi ngân hàng phải luôn dự trù nguy

cơ rủi ro có thể xảy ra và có các phương án khắc phục Để có thể phân tích rủi

ro, ngân hàng thường xuyên phân tích khả năng tài chính của khách hàng ,cócác biện pháp và kế hoạch giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của kháchhàng ,theo dõi tình hình sử dụng vốn vay Từ đó ngân hàng có thể nắm rõđược tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời có thể canthiệp, đóng góp ý kiến để có sự điều chỉnh kịp thời khi cần thiết

Ngày nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, tín dụng ngânhàng còn tham gia tạo điều kiện phát triển các mối quan hệ đối ngoại Đầu tưvốn ra nước ngoài và tài trợ xuất nhập khẩu đã và đang là hai lĩnh vực hợp tácthông dụng giữa các nước Thông qua hoạt động này các nước có thể mở rộng

và thắt chặt mối quan hệ với nhau tạo điều kiện thúc đẩy sự mở rộng về hoạtđộng xuất nhập khẩu, tăng cường nguồn vốn tín dụng có chi phí rẻ vào trongnước (nguồn WB, ADB, IMF)

Trang 11

1.1.3.1 Phân loại tín dụng căn cứ vào mục đích

- Cho vay bất động sản: Là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm

và xây dựng bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực côngnghiệp thương mại và dịch vụ

- Cho vay công nghiệp và thương mại: Là loại cho vay ngắn hạn để bổsung vốn lưu động cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực công nghiệp,thương mại và dịch vụ

- Cho vay nông nghiệp: Loại cho vay để trang trải các chi phí nhưphân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn gia súc, lao động, nhiên liệu…

- Cho vay các định chế tài chính: Bao gồm cấp tín dụng cho các ngânhàng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ tíndụng, và các định chế tài chính khác

- Cho vay cá nhân: Là loại cho vay để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, muasắm, trang trải các chi phí trong sinh hoạt

- Cho thuê: Gồm cho thuê vận hành và cho thuê tài chính, Tài sản chothuê chủ yếu là bất động sản, động sản, trong đó chủ yếu là máy móc thiết bị

1.1.3.2 Phân loại theo thời gian cho vay

Phân loại chia theo thời gian có ý nghĩa quan trọng đối với ngân hàng

vì thời gian liên quan mật thiết đến tính an toàn và sinh lợi của tín dụng cũngnhư khả năng hoàn trả của khách hàng Theo thời gian tín dụng được phânchia thành:

- Cho vay ngắn hạn: Là loại cho vay có thời hạn dưới 12 tháng

- Cho vay trung hạn: Là loại cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 5năm

- Cho vay dài hạn: Là loại cho vay có thời hạn lớn hơn 5 năm

1.1.3.3 Phân loại theo hình thức tín dụng

Gồm có:

Trang 12

- Chiết khấu thương phiếu là việc ngân hàng ứng trước tiền cho kháchhàng tương ứng với giá trị của thương phiếu trừ đi phần thu nhập của ngânhàng để sơ hữu một thương phiếu chưa đến hạn(hoặc một giấy nợ).

- Cho vay là việc ngân hàng đưa tiền cho khách hàng với cam kếtkhách hàng phải hoàn trả cả gốc và trong thời gian xác định

- Bảo lãnh là việc ngân hàng cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính

họ khách hàng của mình

- Cho thuê là việc ngân hàng bỏ tiền mua tài sản để cho khách hàngthuê theo những thoả thuận nhất định

1.1.3.4 Phân loại theo mức độ tín nhiệm đối với khách hàng

- Cho vay không đảm bảo: Là loại cho vay không có tài sản thế chấphoặc cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của người thứ ba

- Cho vay có đảm bảo: Là loại cho vay dựa trên cơ sở có đảm bảo nhưtải sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba

1.1.3.4 Phân loại theo phương pháp hoàn trả

- Cho vay có kỳ hạn: Là loại cho vay có thoả thuận thời hạn trả nợ cụthể theo hợp đồng Cho vay có thời hạn gồm

+ Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ

+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ

+ Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ nhưng không có thời hạn trả nợ cụthể

- Cho vay không có kỳ hạn trả nợ cụ thể: Đối với loại cho vay không

có thời hạn thi ngân hàng yêu cầu người đi vay tự nguyện trả nợ bất cứ lúcnào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý, thời gian này có thể được thoảthuận trong hợp đồng

1.1.4 Các nghiệp vụ tín dụng

 Thấu chi

Trang 13

Thấu chi là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép người vayđược chi trội (vượt) trên số dư tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạnnhất định và trong khoảng thời gian xác định Giới hạn này gọi là giới hạnthấu chi.

Để được thấu chi khách hàng phải làm đơn xin ngân hàng hạn mức thấuchi và thời hạn thấu chi (có thể phải trả phi cam kết cho ngân hàng) Trong quátrình hoạt động, khách hàng có thể kí séc, lập uỷ nhiệm chi, mua thẻ séc vượtquá số dư tiền gửi để chi trả (song trong hạn mức thấu chi) Khi khách hàng cótiền thu nhập về tài khoản tiền gửi ngân hàng sẽ thu nợ gốc và lãi

Thấu chi dưa trên cơ sở thu và chi của khách hàng không phù hợp vềthời gian và quy mô Thời gian và số lượng thiếu có thể được dự đoán dựavào dự đoán ngân quỹ song không chính xác.Do vậy,hình thức cho vay nàytạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình thanh toán : Chủ độngnhanh, kịp thời

Thấu chi là hình thức tín dụng ngắn hạn ,linh hoạt ,thủ tục đơn giản,phần lớn là không có tài sản đảm bảo,có thể cấp cho cả doanh nghiệp lẫn cảnhân vài ngày trong tháng,vài ngày trong năm dùng để trả lương, chi cáckhoản phải nộp ,mua hàng, Hình thức này nhìn chung chi sử dụng đối vớikhách hàng có độ tin cậy cao, thu nhập đều đặn, kì thu nhập ngắn

 Cho vay trực tiếp từng lần

Là hình thức cho vay tương đối phổ biến của ngân hàng đối với kháchhàng không có nhu cầu vay thường xuyên, không có điều kiện được cấp hạnmức thấu chi Một số khách hàng sử dụng vốn chủ sở hữu là chủ yếu, chỉ khi

có nhu cầu thời vụ ,hay mở rộng sản xuất đặc biệt mới vay đến ngân hàng, tức

là vốn từ ngân hàng chỉ tham gia vào một số giai đoạn nhất định của chu kìkinh doanh

Mỗi lần vay khách hàng phải làm đơn và trình ngân hàng phương pháp

Trang 14

sử dụng vốn vay Ngân hàng sẽ phân tích khách hàng và kí hợp đồng cho vay,xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân ,thời hạn trả nợ ,lãi suất và yêucầu đảm bảo nếu cần Mỗi món được tách biệt nhau thành các hồ sơ (khế ướcnhận nợ) khác nhau

Theo từng kì hạn nợ trong hợp đồng ,ngần hàng sẽ thu gốc và lãi Trong quá trình khách hàng sử dụng tiền vay ,ngân hàng sẽ kiểm soát mụcđích và hiệu quả Nếu thấy có dấu hiệu vi phạm hợp đồng ngân hàng sẽ thu

nợ trước hạn hoặc chuyển nợ quá hạn Lãi suất có thể cố định hoặc thả nổitheo thời điểm tính lãi

 Cho vay theo hạn mức

Đây là nghiệp vụ tín dụng theo đó ngân hàng thoả thuận cấp cho kháchhàng hạn mức tín dụng Hạn mức tín dụng có thể tích cho cả kì hoặc cuối kì

Đó là số dư tại thời điểm tính

Hạn mức tín dụng được cấp trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh,nhu cầu vốn và nhu cầu vay vốn của khách hàng

Trong kì khách hàng có thể thực hiện vay_trả nhiều lần, song dư nợkhông được vượt quá hạn mức tín dụng

Mỗi lần vay khách hàng chỉ cần trình bày phương án sử dụng tiền vay,nộp các chứng từ chứng minh, đã mua hàng hoặc dịch vụ và nêu yêu cầu vay.Sau khi kiểm tra tính hợp pháp và hợp lệ của chứng từ, ngân hàng sẽ phát tiềncho khách hàng

Đây là hình thức cho vay thuận tiện cho những khách hàng vay mượnthường xuyên ,vốn vay tham gia thường xuyên vào quá trình sản xuất kinhdoanh Chính nghiệp vụ này ngân hàng không xác định trước kì hạn nợ vàthời hạn tín dụng Khi khách hàng có thu nhập, ngân hàng sẽ thu nợ, do đó tạochủ động quản lý ngân quỹ cho khách hàng Tuy nhiên, do các lần vay khôngtách biệt thành các kì hạn nợ cụ thể nên ngân hàng khó có thể kiểm soát được

Trang 15

hiệu quả sử dụng từng lần vay Ngân hàng chỉ có thể phát hiện vấn đề khikhách hàng nộp báo cáo tài chính hoặc dư nợ lâu không giảm sút.

 Cho vay luân chuyển

Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luân chuyển của hàng hoá Doanhnghiệp khi mua hàng có thể thiếu vốn Ngân hàng có thể cho vay để mua hàng

và sẽ thu nợ khi doanh nghiệp bán hàng Đầu năm hoặc quý, người vay phảilàm đơn xin vay luân chuyển Ngân hàng và khách hàng thoả thuận với nhau

về phương thức vay, hạn mức tín dụng, các nguồn cung cấp hàng hoá và khảnăng tiêu thụ, hạn mức tín dụng có được thoả thuận trong một năm hoặc vàinăm Đây không phải là thời hạn hoàn trả mà là thời hạn để ngân hàng xemxét mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng cũng như tình hình tài chính

về khách hàng

Cho vay luân chuyển thường áp dụng đối với các doanh nghiệp thươngnghiệp hoặc doanh nghiệp sản xuất có chu kì tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệvay -trả thường xuyên với ngân hàng.Cho vay luân chuyển rất thuận tiện chokhách hàng Thủ tục vay chỉ cần thực hiện một lần cho nhiều lần vay Kháchhàng được đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời, vì vậy việc thanh toán cho ngườicung cấp sẽ nhanh gọn

Nếu doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiêu thụ (hàng hoá tồn đọng) thìngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thu hồi vốn do thời hạn của khoản vaykhông được quy định rõ ràng

 Cho vay trả góp

Cho vay trá góp là hình thức tín dụng, theo đó ngân hàng cho phépkhách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng đã thoả thuận Chovay trả góp thường được áp dụng đối với khoản vay trung và dài hạn, tài trợcho tài sản cố định Số tiền trả mỗi lần được tính toán sao cho phù hợp vớikhả năng trả nợ (thường là trừ khấu hao và thu nhập sau thuế của dự án, hoặc

từ thu nhập hàng kì của người tiêu dùng)

Trang 16

Ngân hàng thường cho vay trả góp đối với người tiêu dùng thông quahạn mức nhất định Ngân hàng sẽ thanh toán cho người bán lẻ về số hàng hoá

mà khách hàng đã mua trả góp Các cửa hàng bán lẻ nhận ngay tiền sau khibán hàng từ phía ngân hàng và làm đại lí thu tiền cho ngân hàng ,hoặc kháchhàng trả trực tiếp cho ngân hàng Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho ngườimua (qua đó đến người bán) nhằm khuyến khích tiêu thụ hàng hoá

Cho vay trả góp rủi ro cao do khách hàng thường thế chấp bằng hànghoá mua trả góp Khả năng trả nợ phụ thuộc vào thu nhập đều đặn của ngườivay Nếu người vay mất việc,ốm đau, thu nhập giảm sút thì khả năng thu nợcủa ngân hàng cũng bị ảnh hưởng Chính vì rủi ro cao nên lãi suất cho vay trảgóp thường là cao nhất trong khung lãi suất của ngân hàng

 Cho vay gián tiếp

Phần lớn cho vay của ngân hàng là cho vay trực tiếp Bên cạnh đó ngânhàng cũng phát triển hình thức cho vay gián tiếp Đây là hình thức cho vaythông qua các tổ chức trung gian

Ngân hàng cho vay thông qua các tổ, đội, nhóm, hội như nhóm sảnxuất, hội nông dân, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ… Các tổ chức này thườngliên kết các thành viên theo cùng một mục đích riêng, song chủ yếu là hộ trợnhau,bảo vệ quyền lợi cho mỗi thành viên.Vì vậy ,việc phát triển kinh tế làmgiàu, xoá đói giảm nghèo luôn được các trung gian rất quan tâm

Khách hàng(thường làngười nông dân,người buôn bán nhỏ)

Trang 17

(1) Phân tích tín dụng trước khi vay

(2) Ngân hàng phát tiền vay trực tiếp cho khách hàng

(3) Các tổ chức trung gian thu nợ hộ cho ngân hàng

Ngân hàng cũng có thể cho vay thông qua người bán lẻ các sản phẩmđầu vào của quá trình sản xuất.Việc cho vay này cũng hạn chế người vay sửdụng tiền sai mục đích

Cho vay gian tiếp thường được áp dụng với thị trường có nhiều mónvay nhỏ, người vay phân tán, cách xa ngân hàng Trong trường hợp như vậyqua trung gian có thể tiết kiệm chi phí cho vay (phân tích, giám sát, thu nợ )

Cho vay qua trung gian đều nhằm giảm bớt rủi ro, chi phí của ngân hàng.Tuy nhiên , nó cũng bộc lộ các khiếm khuyết Nhiều trung gian đã lợi dụng vịthế của mình và nếu ngân hàng không kiểm soát tốt sẽ tăng lãi suất cho vay lại,hoặc giữ lấy số tiền của các thành viên khác cho riêng mình Các nhà bán lẻthường lợi dụng để bán hàng kém chất lượng hoặc đắt giá cho người vay vốn

Hình 1.1 Cho vay gián tiếp

Trang 18

(1)Ngân hàng kí hợp đồng tín dụng với người vay (khách hàng)

(2)Người vay mua hàng ( nguyên liệu cho sản xuất, tài sản cố định nhưcây giống, con giống…)

(3)Người bán tập trung các hoá đơn bán hàng gửi lên ngân hàng đềnghị thanh toán Sau đó ngân hàng thu nợ khách hàng

1.2 CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.2.1.Sự cần thiết nâng cao chất lượng tín dụng

Tín dụng là hoạt động mang lại thu nhập lớn nhất cho ngân hàng đồngthời cũng mang lại rủi ro lớn nhất cho hoạt động của NHTM Để hạn chế rủi

ro, giảm bớt thiệt hại, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh các NHTMthường đặt ra yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng Có thể hiểuchất lượng hoạt động tín dụng là vốn của ngân hàng đáp ứng kịp thời cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh để từ đó tạo ra lượng tiền lớn hơn để trang trải mọichi phí, có lợi nhuận và hoàn trả đầy đủ cho ngân hàng cả gốc lẫn lãi đúngthời hạn Vậy, chất lượng hoạt động tín dụng là việc đáp ứng mọi yêu cầukhách hàng phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo sự tồn tại vàphát triển của bản thân ngân hàng

Người ta nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụng dựa trên ba giác độ,

từ phía khách hàng, từ phía xã hội và từ bản thân ngân hàng thương mại Vìvậy việc nâng cao chất lượng phải đảm bảo cả ba góc độ đó

Đối với khách hàng,chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàngthương mại thể hiện thoả mãn được bao nhiêu trong số những yêu cầu của

họ Thường thì khách hàng mong muốn được giải ngân nhanh chống, quytrình thủ tục đơn giản, lãi suất thấp và không muốn bị giám sát từ ngân hàngtrong quá trình sử dụng vốn vay

Từ góc độ nền kinh tế, chất lượng hoạt động tín dụng thể hiện hoạtđộng đó đem lại bao nhiêu lợi ích cho xã hội,có thoả mãn được tiêu thức phát

Trang 19

triển nhanh và bền vững không,có tuân thủ luật pháp không và nó đóng gópvào bao nhiêu phần trăm trong tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Từ bản thân ngân hàng thương mại, Chất lượng tín dụng thể hiện nó cóthoả mãn các kế hoạch, chỉ tiêu của nhà quản lý ngân hàng hay không, cóthoả mãn được các chính sách cạnh tranh của ngân hàng hay không…

Nhìn chung, việc nghiên cứu chất lượng hoạt động tín dụng phải tổnghợp được cả ba yếu tố trên.Trong đó yếu tố xuất phát từ bản thân ngân hàngthương mại đóng vai trò quan trọng nhất

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu định tính

- Đối với khách hàng, chất lượng tín dụng được thể hiện qua các chỉtiêu

- Quy trình thủ tục: đảm bảo quy trình thủ tục nhưng phải nhanh chóng

- Khả năng cung ứng vốn của ngân hàng thương mại đẩy đủ kịp thờiđáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng : không gây sự chậm trễ ách tắc về vốngây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách hàng

- Tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo là cần thiết tuy nhiên nếu quá khắtkhe sẽ làm cho khách hàng khó đáp ứng được

- Chi phí sử dụng vốn hợp lí và chất lượng nghiệp vụ tín dụng tốt

- Các hỗ trợ khác: bên cạnh vốn thì các hỗ trợ khác cũng đóng vai tròquan trọng khác như dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, mở tài khoản

- Đối với ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng được thể hiệnqua các chỉ tiêu

- Hoạt động tín dụng của ngân hàng phải đảm bảo mục tiêu địnhhướng của ngân hàng trong ngắn hạn cũng như dài hạn

- Khả năng thu hút khách hàng, vị trí, vị thế của ngân hàng trên địabản như thế nào

Trang 20

- Khả năng hoàn trả đúng hạn gốc và lãi của người vay

- Cơ sở pháp lý: Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại dựatrên cơ sở quy định của Nhà nước và của Ngân hàng Nhà nước Hoạt độngnày được đánh giá là có chất lượng ngân hàng thương mại đó thực hiện đúngcác quý định trên

- Quý chế cho vay, dựa vào quý chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước

và cụ thể các NHTM còn có quý chế cho vay riêng nữa, nếu quý chế riêng củangân hàng đó hợp lý nó sẽ là nền tảng phát triển của hoạt động tín dụng ngânhàng

Chất lượng quản lí rủi ro tín dụng, mức độ chấp hành các quy định củangân hàng thương mại

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Tỷ lệ nợ quá hạn

Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất đánh giá chất lượng hoạt động tín dụngcủa ngân hàng thương mại Nó được đo bằng tỉ lệ phần trăm giữa nợ quá hạntrên tổng dư nợ Chỉ tiêu này cho biết mỗi 100 đơn vị tiền tệ cho vay thì cóbao nhiêu đon vị không có khả năng thu hồi đúng hạn tại thời điểm xác định

Tỷ lệ này thấp thì nó phản ánh được chất lượng tín dụng càng cao của ngânhàng Nếu tỷ lệ này quá cao thì bản thân ngân hàng sẽ có thể phải đối mặt vớinhững vấn đề bất lợi như bị kiểm soát chặt chẽ từ ngân hàng trung ươngthông quan việc buộc ngân hàng phải tăng dữ trữ bắt buộc,làm giảm khả năngthanh khoản, và có thể đe doạ đến khả năng phá sản của ngân hàng

Trang 21

- Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

- Các khoản nợ được cơ cấu lại trong thời hạn trả nợ theo thời hạn đã

cơ cấu lại

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 2 theo quy định tại khoản

3 khoản 4 điều này

 Nhóm 3 : Nợ dưới tiêu chuẩn

- Các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày

- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theothời hạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 3 theo quy định tại khoản

3 khoản 4 điều này

 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ

- Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày

-Các khoản nợ được cơ cấu lại trong thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngàyđến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 3khoản 4 điều này

 Nhóm 5 : Nợ có khả năng mất vốn

- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày

- Các khoanh nợ khoanh chờ chính phủ xử lý

Trang 22

- Các khoản nợ được cơ cấu lại

- Các khoản nợ khác được phân vào nhóm 5 theo quy định tại khoản

3 khoản 4 điều này

2 - Trường hợp khách hàng trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi theo kì hạn đãđược cơ cấu lại tối thiểu trong vào (01) năm đối với khoản nợ trung và dàihạn, ba tháng đối khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là cókhả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn cơ cấu lại

3- Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một khoản nợ đối với tổchức tín dụng mà bất cứ khoản nợ nào bị chuyển sang nhóm rủi ro cao hơn thì

tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ của khách hàng đó vàonhóm rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro

4- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và cáckhoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ cơ cấu lại)

mà tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vàonhóm có mức rủi ro cao hơn

Về tiêu chí định lượng và định tính phải được xác định để phân loạikhoản vay chính xác Tuỳ vào tình hình thực tế mà tổ chức tín dụng xây dựngcách phân loại riêng cho mình , từ đó có biện pháp quản lí phù hợp

Nếu tỷ lệ nợ quá hạn quá cao thì chứng tỏ ngân hàng hoạt đọng kémhiệu quả và ngược lại Một khi khách hàng không thực hiện đúng hợp đồngtín dụng, để xuất hiện nợ quá hạn có nghĩa là chất lượng khoản tín dụng đó cóvấn đề, xảy ra nguy cơ có khả năng mất vốn Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vàophương thức hoạt động của ngân hàng

Tỷ lệ nợ quá hạn phụ thuộc vào tổng dư nợ chuyển sang nợ quá hạn và

dư nợ tại một thời điểm, thường là cuối quý hoặc cuối năm Để giảm nợ quáhạn các ngân hàng thương mại thường giản số tuyệt đối nợ quá hạn ,nến dư nợquá hạn tăng không đáng kể hoặc vừa giảm dư nợ quá hạn vừa tăng dư nợ tín

Trang 23

dụng Trường hợp không thể giảm nợ quá hạn hoặc giảm không đáng kể cácngân hàng thương mại thường tăng dư nợ tín dụng tức là tăng quy mô tín dụng

Nhóm nợ xấu là nợ quá hạn mang lại nhiều rủi ro cao cho ngân hàng

Do đó tỷ lệ nợ xấu cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngânhàng Các khoản nợ xấu thuộc nhóm 3 đến 5

- Vòng quay vốn tín dụng

Là tỷ lệ doanh số thu nợ và dư nợ bình quân Nó cho biết trong một chu

kỳ trung bình một đồng vốn được quay vòng bao nhiêu lần ,tức là nó tham giavào quá trình lưu thông và sản xuất kinh doanh nhiều hay ít

Doanh số thu nợ

Vòng quay vốn tín dụng = * 100% Mức dư nợ bình quân

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Dư nợ bình quân =

2

Vòng quay vốn tín dụng càng cao, tốc độ luân chuyển vốn càng nhanhchứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do đó hiệu quả tín dụng được nângcao Tuy nhiên vòng quay vốn tín dụng quá nhanh ở kì này so với kì trước cóthể là biểu hiện dư nợ giảm trong kì ,quy mô tín dụng bị thu hẹp, hiệu quảhoạt động tín dụng bị giảm sút

Trang 24

- Chi phí dự phòng / Tổng dư nợ

Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho nhữngtổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiệnhoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết dự phòngrủi ro được hạch toán theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của

tổ chức tín dụng Theo quyết định 493 dự phòng rủi ro bao gồm:

- Dự phòng chung : Là khoản tiền được trích lập để dự phòng chonhững tổn thất chưa xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng

- Hệ số sử dụng vốn huy động

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng của ngân hàng trong việc khai thácnguồn vốn huy động để cho vay Nó được tính bằng tỷ số dư nợ và tổngnguồn vốn huy động

Trang 25

- Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Đây là chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng Lợi nhuận từ hoạt

động tín dụng =

Doanh thu từ hoạtđộng tín dụng -

Chi phí hoạt động tíndụng

Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng

Doanh thu từ hoạt động tín dụng

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho biết 1 đồng doanh thu từ hoạtđộng tín dụng đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ số này càng lớn chứng tỏhiệu quả hoạt động tín dụng tốt

Lợi nhuận từ nghiệp vụ tín dụng

Tổng dư nợ

Doanh thu từ hoạt động tín dụng thường chiếm tỉ trọng lớn nhất tronghoạt động của ngân hàng thương mại Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng càngcao, hệ số sinh lãi trên 1 đồng vốn càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động tíndụng càng lớn

- Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này được đo bằng số tuyệt đối, phẩn ánh số dư của hoạt độngtín dụng tại một thời điểm là bao nhiêu Chỉ tiêu này tăng chứng tỏ khả năng

Trang 26

mở rộng tín dụng của ngân hàng,ngân hàng đã thành công trong việc thu hútkhách hàng, phát triển hoạt động tín dụng và chất lượng tín dụng là tốt Tuynhiên không phải lúc nào việc mở rộng tín dụng cũng phản anh tín hiệu tốt

về chất lượng tín dụng Tổng dư nợ tăng mà tỷ lệ nợ quá hạn không thay đổihoặc có chiều hướng gia tăng điều đó chứng tỏ sự đi xuống của chất lượngtín dụng

Dư nợ bình quân Tổng dư nợ

Dư nợ bình quân một khách hàng cho biết trung bình một khách hàng

có quan hệ tín dụng với ngân hàng có số dư nợ là bao nhiêu

1.2.3 Các nhấn tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng

1.2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan

 Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có tác động rất lớn đến chất lượng hoạt đông tíndụng của ngân hàng Thực vậy, thực trạng nền kinh tế có ảnh hưởng không

Trang 27

nhỏ đến hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Môi trường kinh tếphát triển lành mạnh, các chủ thể tham gia vào nền kinh tế đang hoạt động cóhiệu quả là tiền đề thúc đẩy mở rộng quy mô tín dụng do đó chất lượng hoạtđộng tín dụng cũng được nâng lên Những biến động trong nền kinh tế khó

dự đoán trước, các chuyên gia ,các nhà kinh tế vẫn dự đoán xu thế biến độngcủa nền kinh tế song không phải các dự đoán đó lúc nào cũng đúng Điềuđáng nói là khi những dự đoán không chính xác, khi những diễn biến xảy rangoài dự đoán thì tác động của nó tới hoạt động tín dụng của ngân hàng lànhư thế nào? Các nhà quản lý ngân hàng luôn có kế hoạch quản lý hoạt độngngân hàng của mình thông qua quản lý khe hở lãi suất và dựa vào các dự đoán

để đưa ra những chính sách cho phù hợp Khi các nhà quả lí nhận thấy rằngtrong tương lai lãi suất sẽ giảm xuống và họ quyết định tăng lượng nợ nhạycảm lãi suất vượt quá quy mô tài sản nhạy cảm lãi suất Tuy nhiên khả năng

dự đoán đúng về sự vận động lãi suất là rất thấp và nếu trong thời gian tới lãisuất sẽ tăng lên thi đây là điều xảy ra không tốt vì khi đó giá của các khoảnvay giảm xuống, điều này không những anh hưởng tới lợi nhuận trực tiếp bịgiảm xuống của ngân hàng mà còn anh hưởng tới chất lượng các khoản chovay của ngân hàng

 Khoa học công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ quyết định đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của khách hàng cũng như tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đếnngân hàng Điều đó luôn đặt ra cho ngân hàng và khách hàng của ngân hàngluôn luôn chủ động nắm bắt những thay đổi về khoa học công nghệ

 Môi trường tự nhiên

Thiên tai, hạn hán, lũ lụt,… sẽ ảnh hưởng tới tình hình kinh doanh sảnxuất của khách hàng từ đó nó sẽ tác động tới chất lượng của các khoản cho vay

Trang 28

 Môi trường pháp lý

Yếu tố thuộc về môi trường pháp lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ tớichất lượng hoạt động tín dụng Thực vậy, NHTM là một tổ chức chuyêndoanh tiền tệ, nó cũng chịu sự điều tết chi phối bởi hệ thống luật pháp,nhữngquy định pháp lý của ngân hàng nhà nước Một hệ thống pháp luật thiếu tínhđồng bộ, chưa hoàn thiện sẽ là một cản trở cho hoạt động của các thành phầnkinh tế trong đó có ngân hàng thương mại Bất kỳ những thay đổi nào trong

hệ thống pháp lý đều rất khó đoán trước nó có thể gây ra những tác động rấtkhông tốt đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Một tác độngthường dễ nhận thấy nhất là việc ngân hàng nhà nước tăng dữ trữ bắt buộc đốivới các ngân hàng thương mại điều này làm cho các ngân hàng phải giảmlượng cho vay hoặc bán các giấy tờ có giá để đáp ứng nhu cầu về dữ trữ,việcgiảm lượng cho vay này sẽ làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động tín dụngcủa ngân hàng thương mại

 Môi trường chính trị xã hội

Môi trường chính trị xã hội thuận lợi cũng tạo điều kiện cho mở rộngđầu tư , mở rộng tín dụng Sự bất ổn trong đời sống chính trị xã hội sẽ kéotheo sự bất ổn về hàng loạt các yếu tố mà dễ nhận thấy nhất là sự bất ổn vềkinh tế Một môi trường chính trị xã hội không ổn định sẽ không là môitrường kinh tế hấp dẫn để thu hút đầu tư, do đó việc mở rộng tín dụng gặpkhó khăn, rủi ro cho nền kinh tế và không loại trừ cho hoạt động tín dụngngân hàng

1.2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan

Trong quá trình hoạt động các nhân tố chủ quan thuộc về bản thân ngânhàng thương mại cũng có tác động lớn tới chất lượng của hoạt động tín dụngngân hàng

Trang 29

 Chính sách tín dụng

Các ngân hàng thương mại thường xây dựng cho mình một chính sáchtín dụng riêng để bảo đảm quá trình hoạt động tín dụng có độ rủi ro thấp nhất.Thông thường một chính sách tín dụng phải chỉ ra được các loại hình tíndụng, đối tượng được cấp tín dụng, thời hạn tín dụng, hạn mức tín dụng, kỳhạn trả nợ… áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống Một chính sách tín dụngtốt phải đảm bảo tốt sự tuân thủ về pháp luật hiện hành, phù hợp với mục tiêuđịnh hướng của ngân hàng và phát huy được mọi tiềm năng của ngân hàng.Hoạt động tín dụng sẽ đạt hiệu quả nếu ngân hàng xây dựng được chính sáchdụng đúng đắn, phù hợp Ngược lại, chính sách tín dụng chất lượng của hoạtđộng sẽ chịu tác động không tốt từ chính sách tín dụng đó

 Chất lượng của công tác thẩm định dự án

Thẩm định dự án là 1 khâu quan trọng trước khi ngân hàng quyết địnhcấp tín dụng hay không cấp cho khách hàng Việc thẩm định giúp cho ngânhàng xem xét toàn diện dự án, từ đó xác định rủi ro của dự án , khả năng trả

nợ của khách hàng Chất lượng của công tác thẩm định càng cao thì kéo theochất lượng của hoạt động tín dụng được nâng cao Cũng trong quá trình thẩmđịnh, ngân hàng có thể tư vấn cho khách hàng trong việc hoàn thiện hơn về dự

án, xác định các chỉ tiêu phù hợp với dự án, với khả năng của khách hàngtrong việc hoàn trả nợ

 Công tác tổ chức hoạt động tín dụng

Công tác tổ chức hoạt động tín dụng của ngân hàng phụ thuộc vàonhiều yếu tố như quy mô ngân hàng,chính sách tín dụng , quy mô tíndụng,loại hình tín dụng… Hoạt động tín dụng của ngân hàng càng được tổchức bài bản thì chất lượng hoạt động tín dụng càng được nâng cao Thựcvậy,việc tổ chức hoạt động tín dụng một cách khoa học giúp ngân hàng tiết

Trang 30

kiệm được thời gian, chi phí, phát huy được năng lực của nhân viên, nâng caohiệu quả làm việc do đó nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng

 Chất lượng của đội ngũ nhân sự

Yếu tố quyết định chất lượng tín dụng suy cho cùng vẫn là đội ngũnhân lực của ngân hàng Chính yếu tố con người sẽ tác động trực tiếp lên chấtlượng tín dụng của ngân hàng Đội ngũ cán bộ tín dụng là những con ngườitrực tiếp thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, là người tiến hành thẩm địnhnghiên cứu khách hàng, kiểm tra giám sát các khoản cho vay… Vì nguồnnhân lực có vai trò quan trọng như vậy nên chất lượng nguồn nhân lực có vaitrò quan trọng trong chất lượng của hoạt động tín dụng

1.2.3.3 Các nhân tố khác

Khách hàng là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động tíndụng của ngân hàng Khách hàng kinh doanh thua lỗ, tình hình tài chínhkhông lành mạnh, sử dụng vốn sai mục đích, cố tình trì hoãn trả nợ hay cóchủ tâm lừa đảo …Tất cả những vấn đề đó khi xảy ra đều ảnh hưởng tới khảnăng thu hồi nợ của ngân hàng,nợ quá hạn gia tăng chất lượng của hoạt độngtín dụng sẽ bị ảnh hưởng không tốt

Năng lực của khách hàng bao gồm: Năng lực pháp luật dân sự, nănglực hành vi dân sự nó đảm bảo tính pháp lý cho những văn bản đã kí kết giữangân hàng và khách hàng Năng lực tài chính của khách hàng cũng là yếu tốquan trọng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó đánh giáđược các chỉ tiêu như hệ số thanh toán, cơ cấu đòn bẩy tài chính,khả nănghoàn trả nợ cho ngân hàng … ngoài ra ngân hàng phải đánh giá được nhu cầuthị trường, khả năng cạnh tranh , vòng đời sản phẩm,các tác động khác tớikhách hàng của ngân hàng

Trang 31

Tư cách đạo đức của khách hàng, trong quan hệ tín dụng tư cách đạođức khách hàng quyết định đến thiện chí trả nợ của khách hàng và điều nàyquyết định đến hành động trả nợ của khách hàng

1.2.4 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng và bài học kinh nghiệm cho việt nam

1.2.4.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

 Thái lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, thái lan đã nhanh chóngđưa ra những biện pháp để cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng nhằm nâng caochất lượng tín dụng như sau

- Thái lan tiến hành đóng cửa 52 ngân hàng thương mại và công ty tàichính, tổ chức tiến hành sắp xếp lại các ngân hàng thương mại cho phù hợp hơn

- Các ngân hàng thương mại thái lan cố gắng hơn trong việc nâng caochất lượng tín dụng, phân tán rủi ro bằng cách tập trung vào các giải pháp quyđịnh phân loại và lựa chọn khách hàng ; hạn mức cho vay đối với một kháchhàng không quá 25% vốn tự có ,các khoản nợ ngoại bảng không quá 50%vốn, các ngân hàng thương mại không được đầu tư quá 20% tổng số vốn vào

cổ phần, giấy chứng nhân nợ của một công ty,bên canh đó các ngân hàngthương mại thực hiện 100% dự phòng đối với khoản nợ đáng nghi ngờ

- Chính phủ tiến hành thành lập công ty quản lý tài sản có trách nhiệmquản lý nợ khó đòi, tiến hành thu nợ

Với những kiên quyết trong cải cách ngân hàng, đồng thời với sự trợgiúp của IMF đã giúp thái lan hồi phục sau khủng hoảng

Trang 32

- Xoá bỏ các chi nhánh kinh doanh thua lỗ của các ngân hàng thương mạiquốc doanh, thành lập các ngân hàng thương mại cổ phần ở 300 thành phố

- Năm 1999 thành lập công ty xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ chongân hàng thương mại

Với những nỗ lực trên trung quốc đã từng bước tháo gỡ những tồn tạiyếu kém của hệ thống ngân hàng, nhanh chóng đưa ra các biện pháp nâng caochất lượng tín dụng , tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình ngân hàngnhằm thực hiện xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh trong điều kiện hộinhập quốc tế

1.2.4.2 Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại việt nam trong việc nâng cao chất lượng tín dụng

Việc nâng cao chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại ViệtNam cần phải được sự quan tâm của chính phủ và ngân hàng nhà nước vớicác giải pháp mạnh và tập trung là việc cơ cấu lại các ngân hàng thương mại,sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước

Chính phủ cũng cần ban hành các cơ chế cho các công ty quản lý nợmột cách hiệu quả, giúp cho các ngân hàng thương mại xử lý tốt nợ tồn đọng Bên cạnh đó ngân hàng NN đưa ra các cảnh báo đối với việc đầu tư của các

Trang 33

ngân hàng thương mại nhằm hạn chế những rủi ro tín dụng từ đó nâng caođược chất lượng tín dụng đối với các ngân hàng thương mại, giúp các ngânhàng thương mại phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranhmạnh mẽ thời kỳ hội nhập

Chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại đóng vai trò quantrọng, quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại và cótác động to lớn đến sự phát triển kinh tế- xã hội Việc nghiên cứu về lý luậntín dụng, chất lượng tín dụng cũng như kinh nghiệm nâng cao chất lượng tíndụng ở một số nước trên thế giới là rất cần thiết để có thể áp dụng đối vớithực tiễn hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại việt nam, từ đó để

có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại các ngânhàng thương mại Việt Nam và sau thời gian học tập tại Việt Nam ước mongđược lấy kiến thức mà em đã học tập tại về phục vụ đất nước Cămpuchia của

em để góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội nhằm cải thiện đời sống nhândân Cămpuchia ngày một tốt hơn

Trang 34

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ

NỘI2.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Được thành lập theo quyết định số 51-QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 củaTổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (nay là Thống đốc NHNNViệt Nam), Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trên cơ

sở 28 cán bộ cùng với 21 Công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngưnghiệp được điều động từ Ngân hàng Công- Nông - Thương thành phố HàNội và 12 Chi nhánh Ngân hàng Phát triển nông nghiệp huyện được đổi tên từcác Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện, đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77phố Lạc Trung, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mớiđất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mớiNông thôn ngoại thành Hà Nội, NHNoHN đã nhanh chóng khai thác nguồnvốn để đầu tư cho các Thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho Nôngnghiệp Nhờ có những quyết sách táo bạo, đổi mới nhận thức kiên quyết khắcphục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, NHNoHN đã tập trung sứcgiải quyết hai khó khăn nóng bỏng và trọng tâm này, nhờ vậy chỉ sau hơn hainăm hoạt động, từ năm 1990 trở đi Hà Nội đã có đủ nguồn vốn và tiền mặtthoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng

Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHNoHN

đã chủ động mở rộng màng lưới để huy động vốn và đáp ứng nhu cầu vốn tíndụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành

Trang 35

Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHNoHN

đã bước đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặtkhai thác nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thuchi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác

Ngoài những nhiệm vụ chính NHNoHN đã quan tâm mở rộng các loạihình dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, bảo lãnh, mở L/C nhập khẩu,Phonebanking, tư vấn trong thanh toán Quốc tế, thu tiền tại nhà… mở mangnhiều tiện lợi cho khách hàng và tăng thu dịch vụ cho Ngân hàng, bình quânthu dịch vụ chiếm 7-10% trên tổng thu

Mặc dù còn nhiều khó khăn trở ngại, song NHNoHN kiên quyết thựchiện đổi mới trong cách nghĩ, cách làm, đặc biệt trong chỉ đạo điều hành, từchỗ chỉ quen với cơ chế bao cấp, ỷ lại vào cấp trên, không chú trọng đến chấtlượng kinh doanh, đến nay trọng tâm hàng đầu mà mọi thành viên củaNHNoHN đều thực sự quan tâm là hiệu quả kinh doanh cuối cùng, đặc biệt làchất lượng tín dụng

Đến 31/12/2007 mạng lưới NHNoHN còn 01 hội sở, 12 chi nhánh cấp

Về dư nợ đạt 2.524 tỷ, tăng 156 lần so với thời kỳ đầu, trong đó dư nợtài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng tín dụng được đặc biệt chútrọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNoHN

Trang 36

2.2 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI

Trong những năm qua, tình hình kinh tế trên địa bàn Hà Nội tăngtrưởng khá so với mọi năm, tình hình chính trị ổn định tạo đà phát triển mạnhcho các doanh nghiệp Các doanh nghiệp tích cực đầu tư mới máy móc, côngnghệ, các nguồn thu nhà nước tăng cao Từ những yếu tố trên đã tác động rấtmạnh mẽ đến hoạt động tín dụng Ngân hàng với chiều hướng tích cực, chính

vì thế hoạt động tín dụng của NHNoHN đạt tốc độ tăng trưởng khá tốt Đếnnăm 2008, nền kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó trong cuộc khủng hoàng tàichính toàn cầu, để quản lý và điều chỉnh lượng tiền cung ứng Ngân hàng Nhànước Việt Nam đã nhiều lần thay đổi mức lãi suất cơ bản và Ngân hàng Nhànước Việt Nam để rút tiền ra khỏi lưu thong đã phát hành trái phiếu bắt buộcđối với các NHTM, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn nhưng vì chínhsách kinh doanh và phương hướng hoạt động hợp lý NHNoHN vẫn có đặtđược tốc độ tăng trưởng khá tốt

NHNoHN là một trong những chi nhánh đầu tiên triển khai chương trìnhhiện đại hóa một số Ngân hàng quốc doanh Việt Nam do Ngân hàng Thế giới tàitrợ, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong công tác điều hành và quản lý Ngânhàng, tạo cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng

2.2.1 Về công tác huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội

Với mạng lưới hoạt động rộng lớn và chiến lực thích của Ngân hàng,hoạt động huy động vốn của ngân đã đặt được những bước tăng trưởng nhanhquy mô vốn huy động lớn làm cho Ngân hàng luôn luôn có đủ khả năng đápưnngs nhu cấp của khách hàng Sau là những số liệu về quy mô nguồn vốnhuy động trong bốn năm hoạt động từ năm 2005–2008 của NHNoHN

Trang 37

Bảng 2.1: Nguồn vốn của NHNoHN (2005- 2008)

I Phân theo loại tiền 11.601 12.845 13.822 15.322

II Phân theo thành phần kinh tế 11.601 12.845 13.822 15.322

2 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 4.915 3.854 78% 5.155 105% 6.064 117%

3 Tiền gửi, tiền vay các TCTD khác 402 1.873 466% 1.601 398% 1.144 71%

4 Tiền gửi kho bạc + Vốn khác 3.617 3.485 96% 4.492 127% 2.575 57%

III Phân theo thời gian 11.601 12.845 13.822 15.322

( Nguồn : báo cáo kết quả kinh doanh NHNoHN )

Tình hình huy động vốn của NHNoHN có sự tăng trưởng vượt bậc quacác năm Năm 2006, nguồn vốn của ngân hàng đạt 110% so với năm 2005;năm 2007 đạt 108% so với năm 2006 và năm 2008, nguồn vốn của ngân hàngđạt 111% so với năm 2007

Đạt được kết quả trên là do NHNoHN đã thực hiện nhiều hình thức huyđộng vốn với 12 chi nhánh và 34 điểm giao dịch và nhiều sản phẩm dịch vụtiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiết kiệm bậc thang, tiếtkiệm khuyến mại bằng tiền và hiện vật đối với khách hàng có số dư tiền gửilớn, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm dự thưởng bằng vàng có khuyến mại(NHNoVN phát hành) với nhiều hình thức trả lãi tháng, quý, năm, lãi trước,lãi sau; đồng thời Ngân hàng đã chủ động điều chỉnh lãi suất huy động vốnmột cách linh hoạt, phù hợp lãi suất của các TCTD trên địa bàn, đặc biệt làđiều chỉnh lãi suất huy động vốn ngoại tệ, đã góp phần nâng cao chất lượng,

số lượng huy động vốn từ dân cư Đặc biệt, thông qua công tác trả lương quatài khoản cũng đã tạo nguồn vốn cho ngân hàng Không những cơ sở vật chất,

Trang 38

trang thiết bị đã được chỉnh sửa và thay thế bổ xung, đặc biệt phong cách giaodịch ngày một tốt hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất trong giao dịch.

Nguồn vốn tăng và tạo nguồn ổn định, vững chắc cho hoạt động chovay tăng trưởng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

2.2.2 Hoạt động Cho vay và đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội

Với nguồn vốn huy động được, NHNoHN đã đáp ứng mọi nhu cầu vayvốn của các tổ chức kinh tế và dân cư trên địa bàn Thủ đô Công tác sử dụngvốn được thể hiện rõ hơn thông qua bảng số liệu sau:

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoHN )

Hoạt động cho vay và đầu tư của NHNoHN đều tăng trưởng qua cácnăm Tuy nhiên, năm 2006, dư nợ của giảm 9% so với năm 2005 là doNHNoHN bàn giao 02 chi nhánh cấp 2 trực thuộc (Chương Dương và TâyHồ) về NHNoVN quản lý Thêm vào đó, năm 2006 NHNoHN thực hiện lànhmạnh hóa tín dụng, thực hiện tốt chỉ đạo của NHNoVN là: “Vốn chỉ tập trungchủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thànhphần kinh tế, từng bước nâng cao chất lượng, lành mạnh hóa đầu tư tín dụng”

Trang 39

Ở trong bảng 2.2 ta thấy tổng dư nợ chủ yếu tập trung ở khoan nợ ngắn

và dài hạn ít có trong nợ trung hạn và nợ ngắn hạn có tăng lên liên tục trongnăm 2006 và 2007 nhưng lại giảm ở 2008 và tăng nhanh nợ dài hạn điều đócho thấy tài san của NNHoHN có tính thanh khoản giảm đi

tổng số So với

2005

- Doanh nghiệp nhà nước 970 818 84% 878 107% 659 68%

( Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNoHN )

Vốn tín dụng đã tập trung đầu tư cho các thành phần kinh tế sản xuấtkinh doanh có hiệu quả, có sự mở rộng đầu tư tín dụng vào các doanh nghiệpngoài quốc doanh, đồng thời đã từng bước chuyển dịch cơ cấu đầu tư Năm

2007, NHNoHN đã tích cực tìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệuquả, không phân biệt thành phần kinh tế Năm 2008, mặc dù có nhiều biếnđộng phức tạp về kinh tế, lãi suất biến động tăng song NHNoHN đã tích cựctìm kiếm và lựa chọn các dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thànhphần kinh tế đảm bảo hiệu quả kinh doanh Nhờ đổi mới phong cách giaodịch ,với mức lãi suất cho vay hợp lý nên nhiều khách hàng vẫn quan hệ vayvốn với NHNoHN Mặt khác thực hiện nghiêm túc các văn bản quy định vềđầu tư tín dụng của NHNN và NHNoVN và QĐ 493 QĐ 18 của NHNN Việt

Trang 40

Nam và Quyết định 165 về việc phân loại chất lượng tín dụng, phân loại nợ

và xử lý rủi ro của Tổng giám đốc NHNoVN Nhờ vậy, tổng dư nợ năm 2007của Ngân hàng đã đạt 3.462 tỷ đồng, tăng 1.005 tỷ đồng so với năm 2006 (đạt141% so với dư nợ năm 2006 Năm 2007, Ngân hàng thực hiện chuyển đổi cơcấu đầu tư: tỷ lệ đầu tư cho DNNN năm 2007 chiếm 25% tổng dư nợ củaNgân hàng so với tỷ lệ này năm 2006 là 33%; tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệpngoài quốc doanh năm 2007 đạt 66% tổng dư nợ tăng 13% so với năm 2006,đến năm 2008, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 3,438 tỷ đồng tăng 701 tỷ đồng

so với năm 2007 ( sau khi cắt đi chi nhánh về NHNoVN quản lý)

Ngày đăng: 18/04/2014, 11:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Frederic S.Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội, năm 2001 Khác
2. TS. Phan Thị Thu Hà, Giáo trình ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội, năm 2006 Khác
3. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội, năm 2004 Khác
4. Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà nội, năm 2002 Khác
5.NHNoHN, Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng từ năm 2005 đến năm 2007 Khác
6.NHNoHN, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2005 – 2007 Khác
7. NHNoHN, Báo cáo kết hoạt động kinh doanh năm 2008 và định hướng hoạt động năm 2009 Khác
9. Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX, ngày 12/12/1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11, ngày 17/6/2003 Khác
10. Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QHX, ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH 11, ngày 15/06/2004 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1  Cho vay gián tiếp - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Hình 1.1 Cho vay gián tiếp (Trang 18)
Bảng 2.2:  Dư nợ NHNoHN (2005-2008) - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.2 Dư nợ NHNoHN (2005-2008) (Trang 39)
Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của NHNoHN (2005-2008) - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.3 Tỷ nợ quá hạn của NHNoHN (2005-2008) (Trang 43)
Bảng 2.4: Cơ cấu nợ quá hạn - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.4 Cơ cấu nợ quá hạn (Trang 44)
Bảng 2.5:  Nợ xấu - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.5 Nợ xấu (Trang 46)
Bảng 2.6: Cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006-2008) - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.6 Cơ cấu nợ xấu của NHNoHN (2006-2008) (Trang 47)
Bảng 2.7: Vòng quay vốn tín dụng - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.7 Vòng quay vốn tín dụng (Trang 49)
Bảng 2.8: Hệ số sử dụng vốn huy động - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.8 Hệ số sử dụng vốn huy động (Trang 50)
Bảng 2.9.  Một số chỉ tiêu tổng dư nợ 2005-2008 - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu tổng dư nợ 2005-2008 (Trang 51)
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu khác - [Luận văn] Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hà Nội
Bảng 2.10. Các chỉ tiêu khác (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w