1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên

99 1,7K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 10,53 MB

Nội dung

Trong các sản phẩm dệt may hiện nay,các sản phẩm được gia công bằng vải dệt kim tương đối nhiều .Trước khi cắt may việc đầu tiên là phải kiểm tra vải dệt kim trên các máy kiểm tra vải dệ

Trang 1

BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY GIA LÂM

===== *** =====

gia l©m

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ,CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA VẢI DỆT KIM TỰ ĐỊNH BIÊN

Mã số : 104.10 RD./HĐ - KHCN

Chủ nhiệm đề tài: KS Đào Duy Hưng

8299

Hà nội 12-2010

Trang 2

BỘ CÔNG THƯƠNG CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ MAY GIA LÂM

===== *** =====

gia l©m

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI:

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ CHẾ TẠO MÁY KIỂM TRA VẢI DỆT KIM TỰ ĐỊNH BIÊN

Thực hiện theo hợp đồng số : 104.10 RD/HĐ - KHCN

Ngµy 25 th¸ng 02 n¨m 2010 gi÷a Bé c«ng th−¬ng vµ c«ng ty cæ phÇn c¬ khÝ

may Gia L©m

Danh sách những người thực hiện chính:

1 Đào Duy Hưng Kỹ sư cơ khí-

chủ nhiệm đề tài Cty CP cơ khí may gia lâm

2 Vũ Tất Tiến Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

3 Trần Đắc Oánh Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

4 Nguyễn Đỗ Hùng Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

5 Phạm Văn Quỳnh Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

6 Vũ Trọng Đại Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

7 Nguyễn Văn Xuân Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

8 Bùi Thị Kim Cúc Kỹ Sư cơ khí Cty CP cơ khí may gia lâm

Hà nội 12-2010

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã

xuất hiện hàng loạt các thiết bị hiện đại trong tất cả các lĩnh vực.Trong công

nghiệp,ngành may mặc đang đòi hỏi phát triển với tốc độ cao về năng suát và chất

lượng để đáp ứng cho xuất khẩu và thị trường tiêu dùng trong nước.Muốn vậy phải

ứng dụng công nghệ mới và các trang thiết bị phụ trợ vào trong quá trình sản xuất

May công nghiệp hiện nay sử dụng rất nhiều các trang thiết bị từ các máy

móc cơ khí hoá đến các máy móc được ứng dụng các kỹ thuật tin học tiên tiến ngày

càng nhiều trong các Công ty may ở trong nước

Trong xu thế hội nhập quốc tế,trước những cơ hội và thách thức mới,ngành

dệt may Việt Nam đã đặt ra các mục tiêu cơ bản trong chiến lược của ngành.Bên

cạnh mục tiêu tăng kim ngạch xuất khẩu và thu hút lao động,mục tiêu quan trọng

hàng đầu là nâng cao giá trị nội địa trên sản phẩm dệt may.Nói cách khác ,mục tiêu

của ngành là nội địa hoá một số vật tư,trang thiết bị ,sản xuất chế tạo hoàn chỉnh

một số loại máy ở trong nước thay thế hàng nhập ngoại.Có như vậy mới có thể đáp

ứng được kịp thời cho sản xuất của các Công ty trong nước,góp phần giảm giá

thành sản phẩm

Trong các sản phẩm dệt may hiện nay,các sản phẩm được gia công bằng vải

dệt kim tương đối nhiều Trước khi cắt may việc đầu tiên là phải kiểm tra vải dệt

kim trên các máy kiểm tra vải dệt kim để dò khuyết tật như rách,lỗi vải,loang

mầu…Để loại bỏ chúng.Các máy kiểm tra vải dệt kim hiện nay đều phải mua của

nước ngoài.Qua khảo sát một số mẫu máy của Trung quốc,Hàn quốc,Nhật bản

…Công ty cổ phần cơ khí may gia lâm khẳng định sẽ nghiên cứu thiết kế và chế tạo

được máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên với chất lượng tương đương máy nhập

ngoại,đồng thời giá bán chỉ bằng 70 ÷ 80% máy nhập ngoại chế tạo tại Trung

quốc,tạo được việc làm góp phần cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên trong

công ty

Năm 2010 Công ty đã được Bộ giao nhiệm vụ thực hiện đề tài “Nghiên cứu

Trang 4

Mục lục.

Lời nói đầu

Mục lục

Chương I: Tổng quan tài liệu

Chương II: Thực nghiệm

1 Tổng quan về nhu cầu xử dụng máy kiểm tra vải dệt kim tự

định biên

2 Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy và các yêu cầu kỹ

thuật của máy

2.1 Nguyên lý truyền động của máy

2.2 Nguyên lý làm việc của máy

3 Nghiên cứu tính toán,thiết kế lựa chọn vật liệu

3.1 Hệ thống thân máy

3.1.1 Cụm cuộn vải

3.1.2 Cụm kiểm vải

3.1.3 Cụm tở vải

3.2 Hệ thống truyền động và hệ thống định biên vải

3.3 Hệ thống trục lô và dàn con lăn

3.3.1 Hệ thống trục lô

3.3.2 Các con lăn

3.4 Nghiên cứu thiết kế hệ thống điện máy

3.4.1 Thiết bị đo chiều dài vải

3.4.2 Cảm biến quang điện phản xạ khuếch tán

Trang 5

3.4.3 Sơ đồ điện

3.5 Chế tạo,lắp ráp,chạy thử, đánh giá chất lượng máy,so sánh

đối chiếu với máy mẫu

Chương III:Kết luận

Giới thiệu máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên -

ký hiệu:CKM:01-08DKDB-01

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1:Bản vẽ chung và các bản vẽ thân máy

Trang 6

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trong những năm gần đây ngành dệt may trong nước ngày càng phát

triển.Các công ty dệt may đều trang bị thêm nhiều máy móc,thiết bị để nâng cao

năng suất và chất lượng sản phẩm.Qua khảo sát tình hình sản xuất thực tế ở các

Công ty dệt may như:Công ty may 10,Công ty may Đức giang,May Việt tiến,Công

ty dệt kim Đông xuân,Công ty dệt may Huế… Chúng tôi nhận thấy tại các công ty

này đều sử dụng máy kiểm tra vải để kiểm tra lỗi vải,loang màu…Các máy kiểm tra

vải này có nhiều kiểu thuộc nhiều nước khác nhau Có máy chỉ kiểm tra được các

loại vải thường,vải dệt bông mà không kiểm tra được vải dệt kim,có máy kiểm tra

được vải dệt kim nhưng lại không có cơ cấu định biên (Do đó mép cuộn vải khi

cuộn lại không được phẳng).Thời gian gần đây tại một số công ty dệt may có mua

về máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên Loại máy này có thể kiểm tra được lỗi

vải,loang màu…Và đo chính xác chiều dài cuộn vải của các loại vải thường,vải sợi

bông,vải dệt kim có độ co dãn lớn…Máy có bộ phận tự định biên nên mép cuộn vải

khi cuộn lại rất phẳng,đẹp.Loại máy này do Trung quốc sản xuất,trong nước chưa

có cơ sở nào nghiên cứu sản xuất.Nắm bắt được tình hình trên Công ty CP cơ khí

may Gia lâm đã tiếp cận nghiên cứu một số mẫu máy nhập của nước ngoài ,sau khi

nghiên cứu kỹ Công ty nhận thấy với khả năng của mình công ty sẽ nghiên cứu chế

tạo được máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên đạt các thông số kỹ thuật tương

đương như máy cùng loại của Trung quốc nhưng giá thành chỉ bằng 70 ÷ 80%

Đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vải dệt kim tự định

biên” thực hiện trong thời gian 1 năm (từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010)

Mục tiêu của đề tài:

- Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên đạt các

thông số kỹ thuật tương đương như máy WT – 90 của Trung Quốc

- Giá thành chế tạo bằng 70 ÷ 80% giá thành máy cùng loại của Trung Quốc

Nội dung đề tài:

- Nghiên cứu tổng quan về nhu cầu thị trường

Trang 7

- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy và các yêu cầu kỹ thuật của máy

- Nghiên cứu tính toán,thiết kế ,lựa chọn vật liệu để chế tạo:

+ Hệ thống thân máy

+ Hệ thống truyền động

+ Hệ thống định biên vải

+ Hệ thống trục lô cuộn vải và dàn con lăn tở vải

- Nghiên cứu thiết kế và lắp đặt hệ thống điện toàn máy

- Chế tạo,lắp đặt,thử nghiệm đánh giá chất lượng máy

Phương pháp nghiên cứu:

- Nghiên cứu các máy kiểm tra vải của nước ngoài như máy kiểm tra vải

DK-KI-92W (Hàn Quốc) máy kiểm tra vải UZ-900AS (Thái Lan),máy kiểm tra vải

STT-4000,WT90 (Trung Quốc)… Phân tích ưu,nhược điểm của từng loại máy rồi chọn

ra mẫu máy thích hợp để nghiên cứu thiết kế chế tạo.Trong các loại máy trên thì

máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên kiểu WT90G của Trung Quốc là phù hợp với

khả năng chế tạo tại Công ty CP cơ khí may Gia lâm và có các tính năng kỹ thuật

đáp ứng được yêu cầu của các công ty dệt may trong nước.Do đó chúng tôi đã chọn

máy WT 90G của Trung Quốc làm máy mẫu để thiết kế máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên CKM01-08DKDB-01;Tuy nhiên có thay đổi một số bộ phận,một số chi

tiết để mở rộng tính năng của máy,phù hợp với khả năng công nghệ chế tạo tại công

ty và xử dụng các vật tư sẵn có trên thị trường Việt Nam

- Các bước tiến hành:Nghiên cứu mẫu chọn ra mẫu máy thích hợp ,sơ đồ nguyên lý

máy,thiết kế bản vẽ tổng thể,thiết kế các cụm chi tiết máy,thiết kế các chi tiết,thiết

kế các sơ đồ điện điều khiển

+ Lập lược trình công nghệ gia công các chi tiết và thiết kế các trang bị công

nghệ

+ Mua sắm vật tư

+ Chế tạo các chi tiết

+ Lắp ráp,chạy thử,kiểm nghiệm,hiệu chỉnh để máy đạt được các yêu cầu kỹ

thuật đề ra

Trang 8

+ Chỉnh lý hoàn thiện hồ sơ kỹ thuật

+ Tổng kết nghiệm thu đề tài

Trang 9

Chương II

THỰC NGHIỆM

1 - Tổng quan về nhu cầu xử dụng máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên

Quá trình may được thực hiện từ nguyên liệu (vải) ở dạng tấm,cuộn,…Bao

gồm nhiều nguyên công cơ bản như:Kiểm tra nguyên liệu,trải vải,cắt ,may,thùa

khuy, đính cúc,là ép,bao gói,vận chuyển sản phẩm

Trong may công nghiệp để thực hiện các nguyên công trên phải xử dụng các

thiết bị công nghệ may.Các thiết bị may công nghiệp có nhiều loại khác nhau và

chia thành năm nhóm chủ yếu

- Thiết bị tạo mẫu và thiết kế mẫu

- Thiết bị kiểm tra và cắt nguyên liệu

- Thiết bị công nghệ may

- Thiết bị gia công nhiệt,hơi (Là-ép)bán thành phẩm và thành phẩm

- Thiết bị vận chuyển, bao gói

Như vậy trong các công ty may trước khi mang vải đi cắt phải kiểm tra vải trên

các máy kiểm tra vải chuyên dùng để phát hiện các lỗi của vải.Các lỗi của vải dệt

kim rất khác nhau về bản chất và ngoại quan và thường thể hiện trên mặt vải.Các lỗi vải có thể xuất hiện không chỉ do quá trình dệt mà còn do chất lượng sợi,chất lượng

nhuộm và hoàn tất

- Các lỗi vải liên quan đến sợi

+ Lỗi vải không đồng đều cục bộ(Mặt vải có những chỗ bị dày,mỏng không

đồng đều) tương ứng với một đoạn sợi mà độ mảnh thực sự thấp hơn hoặc cao hơn

phần còn lại của sợi.Nguyên nhân mắc lỗi này là do sử dụng sợi bông không đều thể hiện ở mức đáng kể về độ không đều đoạn dài.( Độ dày,mỏng trên đoạn dài hàng

km)

+ Vết bẩn bông:Các vết bản đậm màu,không thể phát hiện được trên vải bông

mộc mà chỉ xuất hiện sau nhuộm màu nhạt.Nguyên nhân là do lẫn các tạp chất bẩn

trong bông nguyên liệu

Trang 10

+ Thủng vải: Trên mặt vải có những lỗ thủng có thể do nhiều nguyên nhân:

Do mối nối trên sợi,do các vị trí kém bền trên sợi,lực căng sợi quá cao,sợi quá

khô,cái dẫn sợi đặt sai…

+ Mối nối: Có mối nối xuất hiện trên mặt vải,nguyên nhân do mối nối sợi

không phù hợp

+ Tụt vải: Vải bị tụt cục bộ khi nhiều kim kế tiếp bị mất vòng sợi.Hiện tượng

tụt vải do nhiều nguyên nhân: Sợi bị đứt tại mỏ cấp sợi do sợi kém bền hoặc bông

bám chặt lỗ cấp sợi,các vòng sợi bị đứt do lực kéo cuộn vải quá mạnh hoặc tại các

vị trí sợi kém bền,lực căng sợi quá cao,mỏ cấp sợi đặt không đúng …

+ Vết bẩn dầu: Vết bẩn dầu máy cục bộ có thể nhìn thấy sau khi hoàn

tất.Nguyên nhân có thể do hệ thống phun dầu bị hỏng,dầu quá nhiều…

+ Mất sợi: Lỗi sợi bị mất mà có thể tạo nên khi một hàng vòng của vải dệt dệt kim được tạo thành bởi hai sợi trở lên.Có thể do các nguyên nhân sau: Xâu sợi

sai,bộ cấp sợi bị hỏng,sợi bị đứt tại vòng khuyên dẫn sợi do sợi kém bền

+ Sợi ngoại lai: Các sọc kẻ mầu theo qui luật mà xuất hiện sau khi nhuộm khi

một sợi ngoại lai khác hẳn các sợi xử dụng thông thường được dệt vào một cách

ngẫu nhiên.Nguyên nhân: Do công nhân cẩu thả,có các quả sợi khác loại nhưng

cùng mầu trên giàn sợi

- Các lỗi liên quan đến hoàn tất:

+ Lỗi lệch mầu,lỗi loang mầu: Do lỗi trong quá trình nhuộm

+ Các đốm và vết bẩn khác nhau :Do xử dụng xe để vải bẩn (xe bị gỉ,dính

dầu…) vải được đặt trong môi trường không vệ sinh,các máy hoàn tất không được

làm sạch hoặc làm sạch không đúng…

+ Sợi bị kéo rút: Do các mũi nhọn trên các trục dẫn trong dệt(Trục kéo cuộn)

hoặc hoàn tất ,vải được lưu giữ trong các điều kiện không phù hợp…

+ Vải bị mài sờn,rách:Do vải bị kẹt và bị mài sờn trong máy nhuộm do lực

ma sát mạnh của các trục

Các máy dệt kim thế hệ mới được thiết kế với các thiết bị phụ trợ để đảm bảo

lỗi vải ít nhất trong khi dệt chẳng hạn như hệ thống đảm bảo vệ sinh và hút bụi giàn

Trang 11

cấp sợi,hệ thống loại bỏ xơ bông bay,thiết bị phun dầu chính xác,thiết bị phát hiện

lỗi vải.Tuy nhiên,một số lỗi vải không thể phát hiện được bằng thiết bị này mà vẫn

phải kiểm tra vải sau khi dệt,thiết bị kiểm tra lỗi vải có thể phát hiện các lỗi thủng

vải và các lỗi bỏ mũi dệt,nhưng thỉnh thoảng không đủ tin cậy và phải được tháo ra

khỏi máy trong trường hợp vải có cấu trúc đặc biệt bởi vì cấu trúc đặc biệt của vải

có thể bị cảm biến nhầm là lỗi.Một số lỗi khác không thể phát hiện trong khi dệt mà

chỉ được phát hiện sau khi vải được để hồi phục về trạng thái tự nhiên hoặc sau khi

hoàn tất chẳng hạn như lỗi xiên vải và lỗi lệch màu

Việc kiểm tra của con người bằng cách xử dụng máy kiểm tra vải được duy

trì cho đến nay là cách kiểm tra được xử dụng phổ biến nhất để phát hiện lỗi của vải

sau khi dệt và hoàn tất

Qua khảo sát thực tế tại các Công ty may trước khi mang vải đi cắt đều phải

kiểm tra vải trên các máy kiểm tra vải chuyên dùng để phát hiện các lỗi của vải,loại

bỏ các đoạn vải có lỗi nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm may.Như vậy nhu

cầu về máy kiểm tra vải ở thi trường trong nước là rất lớn.Hiện nay nhu cầu các sản

phẩm may bằng vải dệt kim rất lớn,do đó lượng máy kiểm tra vải dệt kim cũng đòi

hỏi nhiều tương ứng

2/ Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy và các yêu cầu kỹ thuật của máy

2.1.Nguyên lý truyền động của máy (Xem H.1 Sơ đồ động).(Trang 11)

Máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên có 6 cụm truyền động

2.1.1.Cụm tở vải:

Chuyển động từ động cơ 1 (Động cơ liền hộp số N=0,75W;n2 = 120 vg/ph) được

truyền động tới hai trục quả lô tở vải Φ140 và hai trục quả lô kéo vải Φ140 nhờ các

bộ phận truyền động xích t=12.7 với cùng tỷ số truyền 1

tv

n D

Trong đó:

Trang 13

ntv: Tốc độ quay của quả lô tở vải ( nkv = 120Vg/ph)

1000

120 140 14

,

3

ph m

2.1.2 Cụm kiểm vải: Chuyển động từ động cơ 2(Động cơ liền hộp số

N=0,75kw;n2=120vg/ph) được truyền tới hai trục lô kéo vải Φ118 nhờ bộ truyền

động xích t=12,7 với tỷ số truyền

28 , 1

kv

n D

Dkv: Đường kính quả lô kéo vải ( Dkv = 118mm)

nkv: Tốc độ quay của quả lô kéo vải ( Nkv = 154,2Vg/ph)

1000

2 , 154 118 14

,

3

ph m

2.1.3 Cụm cuộn vải:

Chuyển động từ động cơ 3 (Động cơ liền hộp số N=0,75kw;n2=120vg/ph)

được truyền tới trục quả lô cuộn vải chủ động Φ140 nhờ bộ truyền động xích t=12.7

cv

n D

Trong đó:

Dcv: Đường kính quả lô cuộn vải ( Dcv = 140mm)

ncv: Tốc độ quay của quả lô cuộn vải ( ncv = 120Vg/ph)

1000

120 140 14

,

3

ph m

Chuyển động từ quả lô cuộn vải chủ động Φ140 truyền sang quả lô cuộn vải

bị động Φ140 bằng bộ biến tốc (Bánh đai hai nửa) loại 05 ABP(AP-125;BP-124)

đai 1422 V 240/163 truyền động đai Nhờ có bộ truyền động đai biến tốc mà ta có

thể điều chỉnh để thay đổi tốc độ của quả lô cuộn vải bị động Φ140 cho phù hợp với

từng loại vải kiểm tra để đạt được độ cứng (Độ cuộn chặt hay lỏng) của cuộn vải

theo yêu cầu

2.1.4 Cụm trục giãn vải:

trục giãn vải là chi tiết dùng để trải các cạnh xoăn và mép gấp của vải dệt kim

và các loại vải đàn hồi.Khi vải trượt trên mặt trục giãn vải đang quay,nhờ các cạnh

của dây xoắn (Dạng lò xo) nổi lên trên mặt trục giãn mà vải được trải phẳng ra

Trong máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên có hai cụn trục giãn vải có cấu

tạo giống nhau

Trục giãn vải phía sau nhận chuyển động quay từ động cơ 4 (N=0,25kw;

n=1400 vg/ph) qua bộ truyền đai có 0 , 5

Trang 14

Trục gión vải phớa trước nhận chuyển động từ động cơ 5 (N=0,25kw ;n=1400

vg/ph) qua bộ truyền đai cú 0 , 5

Để cho một cạnh cuộn vải được phẳng, đẹp khi cuộn lại sau khi kiểm tra vải

trờn mỏy kiểm tra vải dệt kim tự định biờn ta phải thiết kế,chế tạo lắp đặt cơ cấu

định biờn

Muốn định biờn được thỡ cụm cuộn vải mang hai quả lụ cuộn vải Φ140 phải

cú khả năng di chuyển tịnh tiến qua lại trờn 4 bỏnh xe và thanh ray dẫn hướng

Động cơ định biờn(ĐC6) được gắn cố định với thõn dưới Động cơ định biờn (loại

4RK25RGN-CM cú hộp giảm tốc loại 4LF 465-MSK) là loại động cơ đảo chiều, ở

hộp giảm tốc cú thanh răng di chuyển tịnh tiến qua lại tuỳ theo chiều quay của động

cơ.Cụm cuộn vải gắn với hai đầu thanh răng sẽ di chuyển qua lại cựng với thanh

răng Để điều khiển chiều quay của động cơ định biờn theo mức độ xụ lệch của vải

ta phải mắc vải qua cụm sen so 1

A=5 ữ 10mm Sen so 1A Sen so 1B Sen so 1C

H2 - Sơ đồ nguyên lý lắp đặt hệ thống sen so 1

Sen so 1A : Làm việc khi bị vải che

Sen so 1B : Làm việc khi khụng bị vải che

Sen so 1C : Làm việc khi bị vải che

Khi vải kiểm lồng qua sen so 1A thỡ sen so 1A hoạt động mới đúng điện cấp cho

sen so 1B và sen so 1C.Nếu vải lồng qua mà mộp cuộn vải chưa tới sen so 1B thỡ

sen so 1B làm việc điều khiển cho động cơ 6 quay ngược chiều kim đồng hồ,bỏnh

răng quay đẩy thanh răng (gắn với cụm cuộn vải) tiến sang trỏi

Trang 15

Bánh răng Thanh răng Động cơ định biên 6

H3 - Sơ đồ nguyên lý động cơ định biên 6.

Khi mộp vải kiểm tre khuất sen so 1C (lỳc đú sen so 1B đó bị vải che nờn khụng

làm việc nữa)thỡ sen so 1C làm việc điều khiển cho động cơ 6 quay cựng chiều kim

đồng hồ bỏnh răng đẩy thanh răng sang phải,khi mộp cuộn vải ra khỏi sen so 1C và

sen so 1B thỡ sen so 1C ngừng hoạt động cũn sen so 1B hoạt động làm cho động cơ

6 quay ngược chiều kim đồng hồ bỏnh răng đẩy thanh răng sang trỏi…Quỏ trỡnh cứ

lặp đi lặp lại như vậy làm cho mộp cuộn vải cuộn lại sau khi kiểm tra được phẳng

2.2.Sơ đồ nguyờn lý làm việc của mỏy

(Xem H.1: Sơ đồ nguyờn lý mỏy)

Mỏy cú thể kiểm tra được vải dạng cuộn và vải dạng xếp

- Cỏch luồn vải:

+ Vải dạng cuộn: Đặt cuộn vải vào giữa 2 quả lụ tở vải Φ140 (Đặt cõn xứng ở giữa

mỏy) định vị 2 đầu cuộn vải bằng 2 cữ chặn vải,luồn vải qua quả lụ kộo vải Φ140

qua trục căng vải 1 ,qua trục gión vải,vắt lờn quả lụ Φ118,xuống bàn kiểm vải,qua

quả lụ kộo vải Φ118,vắt qua trục căng vải 2,qua trục dẫn hướng,trục gión vải phớa

trước rồi cuộn vài vũng vào lừi giấy Đặt lừi giấy vào khe hở giữa 2 quả lụ cuộn vải

Φ140.Hai đầu lừi giấy được chặn bằng 2 cữ chặn vải

+ Vải dạng xếp: Vải dạng xếp được đặt trờn xe hoặc trờn tấm phẳng phớa sau

mỏy.Vải được vắt qua 2 quả lụ kộo vải Φ140,qua trục căng vải,trục gión vải,tới quả

lụ kộo vải Φ118 xuống bàn kiểm vải,qua quả lụ kộo vải Φ118,vắt qua trục căng

vải,qua trục dẫn hướng,trục gión vải phớa trước,rồi cuộn vài vũng vào lừi giấy Đặt

lừi giấy vào khe hở giữa 2 quả lụ cuộn vải Φ140.Hai đầu lừi giấy được chặn bằng 2

cữ chặn vải

- Thực hiện quỏ trỡnh kiểm tra:

Đạp bàn đạp,mỏy hoạt động.Cuộn vải cuộn một số vũng ban đầu để ổn

định,dừng đạp bàn đạp,mỏy ngừng hoạt động.Vặn cụng tắc ở nỳt chế độ làm việc

(Cụng tắc 4) từ vị trớ chạy tay sang vị trớ chạy tự động Ấn nỳt chế độ chạy thuận

(nỳt 10) sau đú ấn nỳt chế độ chạy (nỳt 9).Mỏy chạy thuận thực hiện quỏ trỡnh kiểm

tra vải.Tuỳ theo lỗi vải nhiều hay ớt mà ta điều chỉnh vận tốc (chiết ỏp 5) cho phự

hợp.Khi phỏt hiện lỗi vải ta nhấn nỳt dừng chạy (nỳt 8) để tạm dừng mỏy và thực

hiện đỏnh dấu lỗi Đỏnh dấu lỗi xong ta lại ấn nỳt chế độ chạy(nỳt 9) mỏy tiếp tục

hoạt động

Trường hợp phỏt hiện lỗi vải mà dừng mỏy khụng kịp vị trớ lỗi vải đó chạy khỏi

bàn mỏy xuống phớa dưới,ta chuyển sang chế độ chạy ngược bằng cỏch ấn nỳt chạy

ngược (nỳt 11) rồi ấn nỳt chế độ chạy (nỳt 9) mỏy chạy ngược,vải chạy ngược lại và thực hiện đỏnh dấu lỗi

Trang 16

- Trước khi luồn vải tuỳ theo vị trí của cụm bàn máy định biên hiện tại đang vượt

sang bên trái hay bên phải của máy mà ta ấn công tắc sang phải (nút 13) hay ấn

công tắc sang trái (nút 12) để dịch chuyển cụm cuộn vải vào giữa máy.(Khi đó công

tắc 4 ở chế độ chạy tay)

- Tuỳ theo khổ vải mà di chuyển cụm sen so 1 vào vị trí mép cuộn vải

- Khi ở chế độ tự động máy kiểm tra gần hết vải tức là vải vượt qua sen so 2 (hoặc

sen so 3)máy sẽ tự động dừng vì ở chế độ tự động khi có vải kéo qua che sen so

2(hoặc sen so 3) thì lúc đó sen so 2(hoặc sen so 3) mới làm việc đóng điện cho máy

hoạt động.Khi đó ta phải di chuyển công tắc chế độ làm việc (công tắc 4) từ chế độ

tự động sang chế độ chạy tay rồi đạp bàn đạp cho máy kiểm tra hết số vải còn lại

- Khi cần đo chiều dài vải kiểm tra ta bấm nút bộ đếm về 0 (nút 06) rồi bấm nút

đồng hồ đếm(nút 07).Khi kiểm tra vải máy tự đo chiều dài vải và hiển thị trên đồng

hồ

- Máy có cơ cấu tự điều chỉnh tốc độ của động cơ tở vải(ĐC1) và động cơ kéo

vải(ĐC2) bằng cơ cấu tự xoay chiết áp 1 và chiết áp 2

+ Tự xoay chiết áp 1(điều chỉnh tốc độ động cơ tở vải ĐC1)

Ví dụ khi vận tốc của quả lô kéo vải Φ140 nhỏ hơn vận tốc quả lô kéo vải Φ118 thì

trục căng vải 1 được vải kéo quay lên trên,chuyển động quay này được truyền tới

núm vặn chiết áp 1 qua bộ truyền xích

vận tốc của quả lô kéo vải Φ118 thì vải ở chỗ trục căng vải1 bị trùng xuống,trục

căng vải 1 quay xuống dưới,chuyển động quay này được truyền tới núm vặn chiết

vải Φ140 giảm đi.Quá trình cứ tiếp tục lặp như vậy

+ Tự xoay chiết áp 2(điều chỉnh tốc độ động cơ kéo vải ĐC2)

Ví dụ khi vận tốc của quả lô kéo vải Φ118 nhỏ hơn vận tốc của quả lô cuộn vải

Φ140 thì trục căng vải 2 được kéo quay lên trên,chuyển động này được truyền tới

núm vặn chiết áp 2 qua bộ truyền động xích

10

50

=

i làm núm vặn chiết áp quay cùng chiều kim đồng hồ,tốc độ của động cơ kéo vải(ĐC2) được điều chỉnh tăng lên

làm vận tốc của quả lô kéo vải Φ118 tăng lên cho đến khi vận tốc của quả lô kéo vải Φ118 lớn hơn vận tốc của quả lô cuộn vải Φ140 thì trục căng vải 2 được kéo quay

xuống dưới,chuyển động này được truyền tới núm vặn chiết áp 2 qua bộ truyền

động xích

10

50

=

i làm núm vặn chiết áp 2 quay ngược chiều kim đồng hồ,tốc độ

của động cơ kéo vải(ĐC2) được điều chỉnh nhỏ đi,làm vận tốc của quả lô kéo vải

Φ118 giảm đi…

Quá trình cứ tiếp tục lặp lại như vậy

Trang 17

- Tuỳ theo từng loại vải và tuỳ theo yêu cầu mà ta có thể điều chỉnh độ chặt(hay còn

gọi là độ cứng) của cuộn vải Điều chỉnh độ chặt của cuộn vải bằng cách điều chỉnh

tốc độ của quả lô bị động Φ140 nhờ bộ truyền động đai biến tốc truyền chuyển

động từ quả lô cuộn vải chủ động Φ140 sang quả lô cuộn vải bị động Φ140 (thường

nbị động=1,05nchủ động)

3 Nghiên cứu tính toán thiết kế,lựa chọn vật liệu để chế tạo

3.1 Hệ thống thân máy:

Do có khối lượng và kích thước tương đối lớn (Dài x Rộng x Cao = 2900 x 2850

x 2000) do đó để thuận tiện cho quá trình chế tạo,lắp ráp và vận chuyển ta thiết kế

máy gồm nhiều cụm chi tiết:

- Cụm cuộn vải

- Cụm kiểm tra vải

- Cụm tở vải

Các cụm chi tiết này được liên kết với nhau bằng các bu lông M12,các dây điện đi

qua các cụm được nối với nhau bằng các giắc cắm để thuận tiện cho việc căn chỉnh

khi lắp đặt máy,các cụm máy ta đều thiết kế có bu lông chân chống

3.1.1.Cụm cuộn vải

Gồm hai cụm: Cụm thân dưới cụm định biên và cụm cuộn vải

- Cụm thân dưới cụm định biên (KH:01-00):

Gồm 2 vỉ hồi(KH:01-03)được chế tạo bằng thép CT3 S=5 và S=4.Kết cấu

hàn.Chúng được nối với nhau nhờ 2 thanh giằng ngang (KH:01-04) là thép hộp

60x120 S=2,5 ở giữa 2 vỉ hồi có lắp cụm thanh gạt chân(KH:01-07-00) để điều

khiển hoạt động của máy khi máy ở chế độ chạy tay.TRên 2 thanh giằng ngang có

lắp 2 cụm bánh xe trước (KH:01-08-00) và 2 cụm bánh xe sau (KH:01-11-00) 4

bánh xe có nhiệm vụ đỡ và dẫn hướng cụm cuộn vải đặt ở trên chuyển động tịnh

tiến qua lại.Để cụm cuộn vải chuyển động được nhẹ nhàng,êm các bánh xe được

chế tạo bằng nhựa cây PA.Hai bánh xe sau có rãnh ăn khớp với thanh ray dẫn

hướng ở cụm cuộn vải trên thanh giằng ngang phía sau ta lắp động cơ định biên

(ĐC6) vào giá động cơ (KH:01-09-00)

(Xem các bản vẽ ở phụ lục 1Các bản

vẽ:00-00;01-00;01-03;01-04;01-07-00;01-08-00;01-11-00)

Cụm cuộn vải:(KH:02-00)

Khung (KH:02-05-00) Cụm cuộn vải gồm có vỉ hồi trái(KH:02-05-01) và vỉ hồi

phải (KH:02-05-02) nối với nhau bằng thanh giằng ngang trước(KH:02-05-04) và

thanh giằng ngang sau (KH:02-05-05).2 vỉ hồi là kết cấu hàn được làm bằng thép

CT3 S=4 và S=5,các thanh giằng ngang là thép hộp 60x120 S=2,5.Trên thanh

giằng ngang sau có hàn 2 thanh dẫn hướng S=5 (KH:02-05-05-01)và 2 bích

(KH:02-05-05-02) để bắt với thanh răng của động cơ định biên

Ở khung cụm cuộn vải có lắp giằng ngang trước (KH:02-04-00)để đỡ cụm cữ

chặn vải(KH:02-13-00).Chi tiết giằng ngang trước và các chi tiết cụm cữ chặn vải

đều được làm bằng INOX (thép hộp 20x40 S=1,2 và thép inox tấm S=2;S=4) để

Trang 18

(Xem các bản vẽ ở phụ lục 1.Các bản

vẽ:02-00;02-04;02-05;02-05-01;02-05-02;02-05-04;02-05-05;02-13-00;02-13-01-00)

3.1.2 Cụm kiểm vải

Gồm các cụm chính sau: Cụm hộp soi vải (Đèn dưới),cụm đèn soi vải (Đèn

trên),vách cụm kéo vải,vách cụm kiểm vải và thanh giằng

- Cụm hộp soi vải (KH:03-03-00)

Khung hộp soi vải (KH:03-03-01-00) được chế tạo bằng thép góc L40x40.Hộp

soi vải làm bằng tôn CT3 S=1.5 uốn rồi hàn thành hộp.Các đèn soi vải được lắp ở

đáy hộp.Để thuận tiện cho việc sửa chữa thay thế bóng đèn,đáy hộp là cánh cửa có

thể đóng mở dễ dàng.Phía trên khung hộp soi vải là mặt bàn(KH:03-03-10),chế tạo

bằng gỗ Mêlamin S=18 kích thước 2387x925 ở giữa khoét lỗ (KT:2267x560) có đặt

tấm mi ca đục và kính mài mờ để cho ánh sáng từ đèn soi rọi lên vải tản đều không

bị chói mắt.Cụm hộp soi vải lắp với vách cụm kiểm vải bằng các bu lông M8

Vách cụm kéo vải gồm 2 chi tiết:Vách cụm kéo vải phải (KH:03-10P-01-00) và

vách cụm kéo vải trái (KH:03-10T-01-00).Các vách cụm kéo vải được chế tạo bằng

tôn CT3 S=5 và S=4 là kết cấu hàn,phù hợp với khả năng công nghệ chế tạo tại

công ty.Các vách cụm kéo vải được lắp ráp với cụm kiểm vải nhờ các bu lông

M12,bao che cụm kéo vải được làm bằng tôn CT3 S=1,5 uốn rồi hàn với nhau

thành một hộp cứng

(Xem các bản vẽ ở phụ lục 1.Các bản vẽ:03-10P-01-00;03-10T-01-00;03-10-02)

- Vách cụm kiểm vải:

Vách cụm cuộn vải gồm 2 cụm chi tiết:Vách phải cụm cuộn

vải(KH:03-11P-00)và vách trái cụm cuộn vải (KH:03-11T-00).Để thuận tiện cho việc chế tạo,lắp

ráp và vận chuyển mỗi cụm vách cuộn vải được thiết kế gồm 2 phần:Phần thân dưới

và phần thân trên.Hai phần này được ghép với nhau bằng các bu lông M12.Các chi

tiết được chế tạo bằng tôn CT3 S=5 và S=4 chúng được uốn rồi hàn với nhau.Phía

dưới của thân dưới có lắp bu lông chân chống để thuận tiện cho việc căn chỉnh khi

lắp đặt.Phía ngoài các vách có lắp bao che chế tạo bằng tôn CT3 S=1,5 uốn rồi hàn

với nhau thành hộp cứng

(Xem các bản vẽ ở phụ lục 1.Các bản vẽ:

03-11-00;03-11-01-00P;03-11-02;03-11P-03-00;03-11T-03-00;03-11-04.)

3.1.3 Cụm tở vải

Thân cụm tở vải gồm 2 vỉ hồi (KH:05-02),chúng là một kết cấu hàn bằng tôn

CT3 S=5 và S=4.Chúng được nối với nhau nhờ 2 thanh giằng (KH:5-05-04)phía

Trang 19

trờn được lắp 2 quả lụ tở vải Φ140 (KH:05-03-00).Phớa dưới cú lắp bu lụng chõn

chống để tiện cho việc căn chỉnh khi lắp đặt.Chỳng được lắp với vỏch cụm kiểm vải

nhờ cỏc bu lụng M12.Bao che ngoài được làm bằng tụn CT3 S=1,5

(Xem cỏc bản vẽ ở phụ lục 1.Cỏc bản vẽ: 05-01;05-02.)

3.2.Hệ thống truyền động và hệ thống định biờn vải

Nguyờn lý truyền động và cụm định biờn vải của mỏy đó được trỡnh bày tỉ mỉ ở

mục 2.1.Khi lắp đặt ta phải điều chỉnh tốc độ của động cơ tở vải,động cơ kộo vải và

động cơ cuộn vải cho phự hợp.Tốc độ động cơ điều chỉnh bằng cỏc biến tần

Chuyển động từ động cơ tới cỏc quả lụ được thực hiện nhờ bộ truyền động

xớch.Xớch DS40 cú bước t = 12.7 cỏc bỏnh xớch Z = 14 và Z = 18 được chế tạo bằng

thộp 45,phần răng được tụi cao tần đạt độ cứng 40 ữ 45HRC

Động cơ định biờn (loại 4RK25RGN – CM,cú hộp giảm tốc loại 4LF465-MBK)

được lắp cố định trờn thanh giằng ngang 04) nhờ giỏ đỡ động cơ

(KH:01-09-00).Giỏ đỡ động cơ làm bằng tụn CT3 S=8 hàn với nhau

Ba chiếc cảm biến của bộ phận định biờn được lắp vào giỏ bắt cảm biến

(KH:02-13-06-03)được làm bằng tụn CT3 S=2

(Cỏc bản vẽ xem ở phụ lục 2.Cỏc bản vẽ:

01-09;02-08;02-09-00;02-13-06;02-13-06-03;02-13-06-04)

3.3 Hệ thống trục lụ và dàn con lăn

3.3.1 Hệ thống trục lụ: Mỏy gồm cú 8 trục lụ cao su

- Trục lụ tở vải: Trục lụ tở vải gồm 2 quả lụ đường kớnh Φ140

H4 - Sơ đồ nguyên lý tở vải

Quả lụ chủ động nhận chuyển động từ động cơ tở vải (Xem H.1) chuyển

Trang 20

xích(t=12.7) với tỉ số truyền i = 1.Hai quả lô có đường kính bằng nhau (Φ140)và

quay cùng một vận tốc do đó vận tốc dài của chúng bằng nhau

Cuộn vải đặt trên khe hở giữa hai quả lô,nhờ có ma sát giữa cuộn vải và quả

lô nên khi quả lô quay,cuộn vải cũng quay theo,vải sẽ được tở ra.Vải tở ra được vắt

qua các quả lô kéo vải và các con lăn (Xem H.1) rồi được cuộn lại

- Trục lô cuộn vải

ncđ - tốc độ quay của quả lô chủ động Φ140

nbđ – tốc độ quay của quả lô bị động Φ140

Ta cuộn vải vài vòng vào lõi cuộn vải rồi đặt cuộn vải vào khe hở giữa quả lô chủ

động Φ140 và quả lô bị động Φ140.Quả lô chủ động Φ140 nhận chuyển động từ

động cơ cuộn vải 3 (xem H.1)qua bộ truyền động xích (t=12.7) với tỉ số truyền i =

1.Chuyển động từ quả lô chủ động Φ140 truyền sang quả lô bị động Φ140 nhờ bộ

truyền động đai biến tốc (Các bánh đai là bánh đai hai nửa) Khi điều chỉnh bộ biến

tốc thì tốc độ của quả lô bị động sẽ thay đổi.(thường nbđ = 1.05ncđ).Điều chỉnh tốc

độ quay của quả lô bị động để điều chỉnh độ chặt (hay còn gọi là độ cứng)của cuộn

vải

Các quả lô cao su hiện đang sử dụng trong các máy móc trong ngành dệt may

được thiết kế theo 3 phương án:

- Trục lô cao su chế tạo bằng ống thép dày (S ≅ 8mm),tiện rồi mài tròn ngoài,cuốn

băng cao su nhám ở ngoài

- Trục lô cao su chế tạo bằng ống thép mỏng (S = 2,5mm) đắp com po zít ra

ngoài,mài tròn ngoài rồi cuốn băng cao su nhám ra ngoài

- Trục lô cao su chế tạo bằng ống thép mỏng (S=2,5mm) đem đắp cao su bên

ngoài,mài tròn ngoài(cao su có độ cứng 30 ÷ 50 Xo,xốp ,ma sát)

Trang 21

Trong 3 phương án trên thì chúng tôi chọn phương án 2 để chế tạo trục quả

lô.Lõi quả lô chế tạo bằng ống thép mỏng S = 2.5 (Quả lô Φ140 lõi là ống thép

Φ126,8 x2,5;Quả lô Φ118 lõi là thép ống Φ108 x 2,5)mỗi đầu có 2 bích bằng tôn

CT3 S = 10mm và đầu trục bằng thép 45,bên ngoài ống thép đắp com po zít,mài

tròn ngoài ống để đảm bảo đồng tâm với hai đầu trục lắp gối bi tự lựa,sau đó cuốn

băng nhám cao su bên ngoài ống.Chế tạo quả lô theo phương án này rất phù hợp với khả năng chế tạo tại công ty,sử dụng được các vật tư sẵn có trên thị trường,phương

pháp gia công đơn giản,giá thành chế tạo thấp.Khi băng nhám cao su bị mòn có thể

tháo băng nhám cao su cũ ra rồi cuốn băng nhám cao su mới vào rất dễ dàng

(Các bản vẽ xem ở phụ lục 3.Các bản vẽ :02-03;03-01;03-13-00)

3.3.2.Các con lăn (Sơ đồ các con lăn xem H.1)

- Trục giãn vải (KH:02-11-00):Như ta đã biết trục giãn vải là chi tiết dùng để trải

các cạnh xoăn và mép gấp của vải dệt kim và các vải loại đàn hồi.Khi vải bị kéo

trượt trên mặt trục giãn vải đang quay,nhờ các cạnh của dây xoắn (dạng lò so) nổi

lên trên mặt trục giãn vải mà vải được trải phẳng ra

Ở các máy kiểm tra vải khổ rộng (B≥2000mm)thì trục giãn vải thường làm

bằng ống thép Inox Φ60 trên đó có cuốn dây inox Φ6 bước t = 30mm.(2 đầu

mối).Muốn cuốn được dây Φ6 thì máy phải có kết cấu cứng vững,trục giãn vải khi

cuốn xong thường bị cong,việc nắn chỉnh rất khó khăn,mất thời gian.Để phù hợp

với khả năng công nghệ chế tạo tại công ty ,đơn giản cho quá trình chế tạo,chúng

tôi thay dây inoxΦ6 bằng dây đai tròn Φ6 (vật liệu là nhựa tổng hợp).Lực cuốn dây

đai tròn Φ6 rất nhỏ,trục không bị cong dễ dàng đạt yêu cầu kỹ thuật đề ra.Trục giãn

vải được làm bằng ống inox Φ60 x 3 hai đầu ống là 2 đầu trục bằng thép 45 để lắp

gối bi tự lựa.Trên bề mặt ống Φ60 tiện rãnh xoắn sâu 0,5mm bước xoắn t =

30mm.(hai đầu mối),tại các rãnh xoắn đó ta cuốn dây đai tròn Φ6 lên.Đầu dây đai

tròn được giữ chặt bằng các vít M6

- Con lăn bị động (KH:02-12-00):

Con lăn bị động để đổi hướng di chuyển của vải.Con lăn làm bằng ống inox

Φ50,hai đầu ống lắp vòng bi 6204,trục con lăn bằng thép 45 lắp cố định với thân

máy

- Trục căng vải hay con lăn điều chỉnh (KH:03-04-00):

Cụm con lăn điều chỉnh có nhiệm vụ tự điều chỉnh tốc độ của động cơ tở vải và

động cơ kéo vải (trình bày ở mục 2.2).Nó bao gồm quả đối trọng (KH:03-04-01) lắp trên tay quay (KH:03-04-02) ,(quả đối trọng có thể điều chỉnh vị trí trên tay quay để

thay đổi mô men quay),trục quay (KH:03-04-03)hai đầu có lắp vòng bi tự lựa

UCFL205 gắn trên thân máy,ở giữa trục có lắp hai tay đòn (KH:03-04-04) đầu tay

đòn có lắp trục của con lăn điều chỉnh (KH:03-04-08) con lăn làm bằng ống

Φ50,hai đầu ống có lắp vòng bi.Như vậy con lăn có thể quay quanh trục của nó

đồng thời có thể quay dao động quanh trục quay của cụm con lăn điều chỉnh.Đầu

kia của trục quay lắp bánh xích (KH:03-04-06),bánh xích này truyền chuyển động

quay tới bánh xích gắn ở đầu chiết áp điều chỉnh tốc độ của động cơ

- Cụm trục căng vải (KH:03-09-00)

Trang 22

Khi kiểm tra vải dệt kim dạng xếp,vải được vắt qua trục căng vải.Trục căng vải

là ống inox Φ25 được uốn cong với bỏn kớnh R ≅ 2300,nú cú nhiệm vụ trải phẳng

vải ra

(Xem cỏc bản vẽ ở phụ lục 3.Cỏc bản

vẽ:02-11-00;02-12-00;03-04-00;03-09-00;03-09-01)

3.4 Nghiờn cứu thiết kế hệ thống điện mỏy

Dựa vào nguyờn lý hoạt động và yờu cầu cụ thể của mỏy mà ta thiết kế hệ

thống điện điều khiển mỏy.Khi thiết kế điện ta phải chỳ ý sử dụng cỏc linh kiện điện

H.6 - Sơ đồ nguyên lý bộ đo chiều dài vải kiểm ở mặt đồng hồ điện tử.

- Hàng số trờn:Chỉ chiều dài vải đang kiểm (m)

- Hàng số dưới: Đặt chiều dài vải cần kiểm (m)

Thiết bị đo chiều dài vải kiểm là thiết bị điện tử,nú thực chất là bộ mó hoỏ vũng

quay tương đối (Ký hiệu là ENC-1-1-T-24).Khi cần đo chiều dài vải kiểm ta đặt bộ

bỏnh xe lờn trờn mặt vải kiểm khi vải kiểm di chuyển thỡ bỏnh xe quay theo.Bỏnh

xe cú đường kớnh là D = 79,62 do đú chu vi của bỏnh xe là S = Π.D = 3,14.79,62 =

250mm.Như vậy khi vải kiểm di chuyển được 250mm thỡ bỏnh xe quay 1

vũng.Chiều dài vải kiểm được hiển thị trờn hàng số trờn của mặt đồng hồ điện tử

Ưu điểm của bộ đo chiều dài vải kiểm kiểu cơ điện tử là cú thể đặt được chiều

dài vải kiểm cần thiết khi kiểm tra vải,nghĩa là khi kiểm tra vải hết chiều dài vải

kiểm tra mà ta đặt lỳc đầu thỡ mỏy sẽ tự động dừng

Trang 23

Vớ dụ: Cần kiểm tra 120m vải ở hàng số dưới của mặt đồng hồ điện tử ta đặt số

120.Khi mỏy chạy trị số đo sẽ lần lượt hiện ra ở hàng số trờn khi đến số 120 thỡ mỏy

sẽ tự động dừng.Người cụng nhõn cú thể cắt 120 m vải đú ra

3.4.2.Cảm biến quang điện phản xạ khuếch tỏn;

Trong mỏy kiểm tra vải dệt kim tự định biờn ta cú lắp 3 sen so là cảm biến

quang điện phản xạ khuếch tỏn

Nguyờn lý cấu tạo của cảm biến quang điện phản xạ khuếch tỏn:

Cảm biến quang điện bao gồm 2 phần:

- Nguồn phỏt sỏng(hay bộ phỏt) E

- Bộ nhận ỏnh sỏng R

Bộ phỏt sẽ phỏt ra ỏnh sỏng,hướng ỏnh sỏng tới bộ nhận.Phần tử chủ yếu của bộ

phỏt là một búng đốn nhỏ hay một LED.Ánh sỏng phỏt ra cú thể là ỏnh sỏng trụng

thấy hay ỏnh sỏng hồng ngoại khụng trụng thấy.Ánh sỏng thường được tập trung

qua hệ thấu kớnh bờn ngoài hay ở ngay đầu LED rồi hướng tới bộ nhận

Phần tử chủ yếu của bộ nhận là đi ốt quang hoặc điện trở quang,hoặc tran zi to

quang hoặc thyristo quang…Khi cỏc phần tử này bị ỏnh sỏng chiếu vào,điện trở của

chỳng thay đổi hoặc chỳng làm thụng mạch và từ đú tỏc động đến mạch ngoài

Bộ phỏt E và bộ nhận R trong cảm biến quang điện cú thể tỏch rời nhau hoặc

ghộp trong cựng một khối.Trong H.7 là sơ đồ nguyờn lý hoạt động của cảm biến

quang điện phản xạ khuếch tỏn.Bỡnh thường khi chưa cú đối tượng nhận biết thỡ ỏnh

sỏng từ bộ phỏt E sẽ đi thẳng,bộ nhận R chưa bị ỏnh sỏng tỏc động nờn cảm biến

chưa làm việc Khi đối tượng nhận biết xuất hiện thỡ ỏnh sỏng từ bộ phỏt E khi gặp

đối tượng nhận biết sẽ phản xạ khuếch tỏn lại tỏc động lờn bộ nhận R cảm biến sẽ

hoạt động

E R

Đối t−ợng nhận biết

H7 - Sơ đồ nguyên lý hoạt động của cảm biến quang điện phản xạ khuếch tán

Cỏc cảm biến quang điện được xử dụng khỏ rộng rói vỡ nú cú thể phỏt hiện cả vật phi kim loại, khụng cần tiếp xỳc với vật,tuổi thọ cao,khụng rung động và tỏc dụng

nhanh.Nhược điểm của loại cảm biến này là độ chớnh xỏc của tỏc động sẽ bị hạn chế khi mụi trường làm việc gõy ra ảnh hưởng tới luồng ỏnh sỏng (Bụi,khúi…).Trong

mỏy kiểm tra vải dệt kim tự định biờn ta cú lắp 3 sen so là cảm biến quang điện

Trang 24

- Cụm sen so 1:Gồm có 3 sen so (Sen so 1A,sen so 1B và sen so 1C) dùng để điều

khiển hoạt động của động cơ định biên (Xem trình bày nguyên lý hoạt động của

cụm định biên ở mục 2.1.5)

- Sen so 2:Khi kiểm tra vải từ dạng cuộn sang dạng cuộn,lúc vải kéo qua sen so 2

thì sen so 2 bị vải che,nó hoạt động sẽ đóng điện cấp cho động cơ của máy,khi đó

máy mới có thể hoạt động được.Khi vải kiểm tra hết sen so 2 không bị che,máy sẽ

tự động dừng

- Sen so 3:Khi kiểm tra vải từ dạng xếp sang dạng cuộn,lúc vải kéo qua sen so 3 thì

sen so 3 bị vải che,nó hoạt động sẽ đóng điện cấp cho động cơ của máy,khi đó máy

có thể hoạt động được.Khi vải kiểm tra hết sen so 3 không bị che máy sẽ tự động

dừng

3.4.3 Sơ đồ điện

Căn cứ vào nguyên lý hoạt động và yêu cầu cụ thể của máy mà ta thiết kế hệ

thống điều khiển máy

(Xem các bản vẽ phần phụ lục 4.Các bản vẽ:

03-05-00;02-13-06;02-13-06-03;03-01-04…Các bản vẽ sơ đồ điện.)

3.5.Chế tạo,lắp ráp ,chạy thử,đánh giá chất lượng máy,so sánh đối chiếu với

máy mẫu

Phần trên đã trình bày việc nghiên cứu thiết kế chế tạo các bộ phận chính của

máy sau khi chế tạo,lắp ráp,hiệu chỉnh máy đã hoạt động đạt các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra.Máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên do Công ty CP cơ khí may Gia lâm nghiên

cứu thiết kế,chế tạo(Ký hiệu:CKM.01- 08DKĐB-01)về cơ bản dựa trên nguyên lý

cấu tạo của máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên (Ký hiệu:WT-90) của Trung

Quốc nhưng có một số thay đổi theo yêu cầu của Công ty may và cho phù hợp với

khả năng công nghệ chế tạo trong nước phù hợp với vật tư sẵn có trên thị

trường,giảm giá thành và tránh kiện cáo về bản quyền

- Trong tất cả các máy kiểm tra vải hiện nay mặt ngoài của cuộn vải sau khi kiểm

cũng là mặt ngoài của cuộn vải khi đem kiểm.Theo yêu cầu của một số công ty may

thì khi cần họ muốn mặt ngoài của cuộn vải sau khi kiểm là mặt trong của cuộn vải

khi đem kiểm.Muốn làm được điều này,qua nghiên cứu thì phải thay đổi lại sơ đồ

mạch điện có bộ phận đảo chiều quay của động cơ cuộn vải.Trong máy kiểm tra vải

dệt kim tự định biên chúng tôi lắp thêm bộ phận đảo chiều quay của động cơ cuộn

vải.Như vậy đã mở rộng được tính năng của máy,đáp ứng được yêu cầu đa dạng của khách hàng

Ở máy mẫu hộp soi vải là hộp chữ nhật (Kích thước:2230x540x195)làm bằng

thép tấm S=1.5,bên trong lắp 6 bóng đèn L=1.2m – 40W,phía trên là tấm mê ca đục

S=2mm và tấm kính S=8mm mài mờ,ánh sáng rọi lên vải khi trượt trên tấm kính là

ánh sáng mờ,phân tán đều trên mặt vải,khi nhìn không bị chói,dễ phát hiện ra các

lỗi của vải như loang màu hay các lỗi do dệt…Với thiết kế như trên khi đèn soi bị

hỏng cần phải thay thế thì phải tháo nhấc tấm kính S=8mm,kích thước 560mm x

2270mm ra ngoài rồi mới thay được bóng đèn,thao tác như vậy rất nặng nhọc,dễ vỡ

kính.Để thuận tiện cho việc sửa chữa thay thế bóng đèn hay các linh kiện điện bên

trong hộp soi vải,ở đáy hộp soi vải(nơi có lắp bóng đèn và các linh kiện điện )Ta

làm rời ra,gắn với thân hộp soi vải bằng các bản lề và các khóa cài như vậy khi cần

Trang 25

thay thế,sửa chữa ta chỉ việc mở khóa cài,lật tấm đáy hộp soi vải ra.Khi sửa chữa

xong ta đóng tấm đáy hộp soi vải lại,gài khóa cài vào.Thao tác rất nhẹ nhàng an

toàn

- Trục lô cao su ở máy mẫu được chế tạo bằng ống thép dày(S=8mm)tiện rồi mài

tròn ngoài,cuốn băng nhám cao su ở ngoài.Để phù hợp với khả năng chế tạo tại

công ty và giảm giá thành ở máy do công ty thiết kế chế tạo,trục lô cao su được chế

tạo bằng ống thép mỏng(S=2.5mm) rồi đem đắp com po zít ra ngoài,mài tròn

ngoài,rồi cuốn băng nhám cao su ở bên ngoài

- Ở máy mẫu trục giãn vải được làm bằng ống thép Φ60 trên đó cuốn dây inox Φ6

bước t=30mm (hai đầu mối).Muốn cuốn được dây Φ6 thì máy phải có kết cấu cứng

vững,trục giãn vải sau khi cuốn xong thường hay bị cong,việc nắn chỉnh rất khó

khăn,mất thời gian.Do đó để phù hợp với khả năng công nghệ chế tạo tại công ty

,đơn giản cho quá trình chế tạo mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chúng tôi đã thay

dây inox Φ6 bằng dây đai tròn Φ6 (Vật liệu là nhựa tổng hợp ).Lực cuốn dây đai rất

nhỏ,trục không bị cong

Máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên có tỉ lệ nội địa hóa cao (khoảng

65%)bao gồm toàn bộ các chi tiết phải gia công cơ khí:Hệ thống thân máy,hệ thống

trục lô tở vải,kéo vải và cuộn vải,hệ thống giàn con lăn,các bánh xích truyền

động…Các linh kiện phải nhập ngoài của Hàn Quốc,Nhật Bản gồm:Các động

cơ,các biến tần,bộ đo chiều dài vải,các linh kiện điện(Áp to mát,khởi động từ,công

tắc giới hạn hành trình…)…

Trang 26

Chương III

KẾT LUẬN

Máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên thiết kế theo mẫu máy của nước ngoài(có

cải tiến một số bộ phận cho phù hợp với yêu cầu xử dụng của các công ty may trong nước,phù hợp với khả năng công nghệ chế tạo trong nước,xử dụng được các loại vật

tư sẵn có trên thị trường )nên việc tính toán trở nên đơn giản không phải tính toán

xác lập các vấn đề lý thuyết từ ban đầu,không phải tính toán kết cấu và kiểm

nghiệm các chi tiết…Thừa hưởng các kết quả đã được nghiên cứu,tính toán của

nước ngoài do vậy giảm được nhiều thời gian và chi phí cho công tác nghiên

cứu.Máy có tỉ lệ nội địa hóa cao (Khoảng 65%).Các chi tiết máy chế tạo trong nước

nên giảm được chi phí tiền lương,chi phí vận chuyển…Do đó giá thành máy giảm

so với giá thành máy cùng loại nhập ngoại

Giá máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên:

- Máy WT – 90G (Trung Quốc):9.800USD ≅ 191.000.000 đồng

- Máy CKM: 01-08DKĐB-01: 149.000.000 đồng.(Bằng ≅ 78% giá máy cùng loại

của Trung Quốc)

Đối chiếu với mục tiêu và nội dung của đề tài đã đăng ký,nhóm tác giả đã hoàn

thành các nội dung công việc.Cụ thể:

- Nghiên cứu tổng quan về nhu cầu thị trường

- Nghiên cứu nguyên lý hoạt động của máy và các yêu cầu kỹ thuật của máy

- Nghiên cứu tính toán,thiết kế,lựa chọn vật liệu để chế tạo:

+ Hệ thống thân máy

+ Hệ thống truyền động

+ Hệ thống định biên vải

+ Hệ thống trục lô cuộn vải và giàn con lăn tở vải

- Nghiên cứu thiết kế và lắp đặt hệ thống điện toàn máy

- Chế tạo,lắp đặt,thử nghiệm đánh giá chất lượng máy

- Hoàn chỉnh các hồ sơ kỹ thuật,báo cáo tổng kết đề tài

Kết quả nghiên cứu,thiết kế,chế tạo thể hiện bằng sản phẩm cụ thể của đề tài là

01 máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên.Máy đã được lắp đặt chạy thử đạt các chỉ

tiêu kỹ thuật đề ra:

+ Kiểm tra được các loại vải dệt kim dạng cuộn và dạng xếp

+ Mép cuộn vải sau khi kiểm tra phẳng,đẹp

+ Máy chạy được 2 chiều: Chạy thuận và chạy ngược

+ Chỉnh được độ cứng (Độ chặt) cuộn vải

+ Khổ vải kiểm tra được Bmax = 2200mm

+ Đường kính cuộn vải lớn nhất Dmax = 300mm

+ Tốc độ kiểm tra vải (điều chỉnh vô cấp) V = 0÷ 60 m/ph

+ Đo được chiều dài vải kiểm

Trang 27

Máy kiểm tra vải DệT KIM t Ự định biên

Trang 28

MÁY KIỂM TRA VẢI DỆT KIM TỰ ĐỊNH BIÊN

* Động cơ cuộn vải :

- Điện áp đầu vào: 3 pha, U = 220v/380v, 50Hz, n1 = 1400v/ph, n2=120v/ph

- Công suất N = 0,75 Kw

* Động cơ kéo vải :

- Điện áp đầu vào: 3 pha, U = 220v/380v, 50Hz, n1 = 1400v/ph, n2=120v/ph

- Công suất N = 0,75 Kw

* Động cơ tở vải sau máy :

- Điện áp đầu vào: 3 pha, U = 220v/380v, 50Hz, n1 = 1400v/ph, n2=120v/ph

- Công suất N = 0,75 Kw

* Động cơ trục giãn vải phía sau máy :

- Điện áp đầu vào: 3 pha, U = 220v/380v, 50Hz, n= 1400v/ph,

- Công suất N = 0,25 Kw

* Động cơ trục giãn vải trước máy :

- Điện áp đầu vào: 3 pha, U = 220v/380v, 50Hz, n1 = 1400v/ph,

- Công suất N = 0,25 Kw

* Cụm động cơ định biên mép:

- Điện áp 1 pha, U = 220v, 50Hz, VThanh răng = 45mm/giây

- Công suất N = 25 W

2 Tốc độ kiểm tra vải: Từ 0 ⎟ 60 m/ph Điều khiển vô cấp bằng biến tần

3 Khổ vải rộng nhất kiểm được : 2200 mm

4 Đường kính cuộn vải lớn nhất: D = 300 mm

5 Kích thước máy:

- Chiều dài : 2900 mm

- Chiều rộng: 2850 mm

- Chiều cao : 2000 mm

6 Khối lượng máy : 1150 kg

II- TÍNH NĂNG CÔNG DỤNG:

1 Máy kiểm và cuộn các loại vải thành phẩm dệt thoi, vải pha, vải sợi bông, vải

dệt

kim Vải kiểm có thể ở dạng cuộn hoặc dạng xếp

Trang 29

2 Máy kiểm tra được lỗi vải và kiểm tra loang màu nhờ hệ thống đèn ở phía trên

dưới, máy có thể dừng ở bất kỳ vị trí nào, đồng thời báo ngay trị số đo chiều dài

của vải đã kiểm

3 Máy có bộ phận điều chỉnh độ căng chùng vải để phù hợp với các loại vải dày

mỏng và có độ co giãn khác giảm được sai số khi đo

4 Máy được trang bị bộ dò biên tự động bằng động cơ theo cơ cấu bánh răng

thanh

răng, có tác dụng luôn giữ cho mép vải phẳng khi cuộn

5 Máy chạy được 2 chiều: Chạy thuận và chạy nghịch

6 Máy được trang bị hệ thống điện hiện đại, khi chạy hết vải máy tự dừng ( khi để

máy chạy ở chế độ tự động )

7 Tùy theo từng loại vải và tùy theo yêu cầu mà ta có thể điều chỉnh được độ chặt

( hay còn gọi là độ cứng ) của cuộn vải

III– SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ MÁY: ( Xem trang 30 )

IV- VẬN CHUYỂN VÀ LẮP ĐẶT THIẾT BỊ:

1 Vận chuyển: Khi cần vận chuyển máy đi xa, để dễ dàng cho quá trình vận

M12, nối các giắc cắm dây điện với nhau

* Yêu cầu khi lắp đặt:

- Căn chỉnh máy sao cho các trục lô cân bằng theo phương ngang

- Nối tiếp địa cho máy

- Vặn chỉnh các bu lông chân chống cho máy vững chắc

V – VẬN HÀNH MÁY: ( Xem bản vẽ trang 30 và 31 )

1 Kiểm tra, vệ sinh trước khi đưa máy vào làm việc

2 Bật Attomat điện tổng đèn báo nguồn sáng, điện nguồn đã được nối vào máy

3 Tuỳ theo vị trí của cụm bàn máy định biên hiện tại đang ở phía bên trái hay bên

Trang 30

phải của máy mà ta ấn công tắc số (12 hoặc 13) trên bảng điều khiển sang trái hoặc

sang phải để dịch chuyển của cụm bàn máy vào giữa máy

4 Luồn vải:

- Vải dạng cuộn: đặt cuộn vải vào cụm 2 quả lô tở vải sau máy ( đặt cân xứng ở

giữa máy ) định vị 2 đầu cuộn vải bằng 2 cữ chặn vải, luồn vải qua các trục theo sơ

đồ ( xem bản vẽ trang 31 )

- Vải dạng xếp: đặt phía ngoài giá để cuộn vải trên 1 tấm phẳng hoặc trong giá

để

vải, luồn vải qua các trục theo sơ đồ ( xem bản vẽ trang 31 )

5 Thực hiện quá trình kiểm tra:

- Đạp bàn đạp cho máy cuộn một số vòng ban đầu để ổn định sau đó dừng đạp

chạy thuận thực hiện quá trình kiểm tra vải, tuỳ theo vải lỗi nhiều hay ít ta điều

chỉnh chiết áp số (05) để chọn tốc độ cho phù hợp, khi phát hiện lỗi vải nhấn nút bấm

số (08) để tạm dừng máy và thực hiện đánh dấu lỗi Khi đánh dấu lỗi

xong ta lại nhấn nút số ( 09) máy tiếp tục chạy

- Trường hợp phát hiện vải lỗi dừng máy không kịp, vị trí lỗi vải đã chạy khỏi bàn máy xuống phía dưới, ta chuyển sang chế độ chạy ngược ấn nút bấm số (11)

- Khi ở chế độ tự động máy kiểm tra gần hết cuộn vải ( tức vải vượt quá Sensor

2 hoặc Sensor 3 ) máy tự động dừng Xoay nút số (04) sang trái về chế độ chạy tay và đạp công tắc bàn đạp cho máy cuộn hết lượng vải còn lại

Trang 31

- Khi cần đo chiều dài vải kiểm tra ta bấm nút số (06) để khởi động đồng hồ đếm về 0, khi ta chạy kiểm tra máy tự đo chiều dài vải và hiển thị trên đồng hồ, muốn đo cuộn vải mới ta lại bấm nút ( 06)

- Tuỳ theo từng loại vải và tùy theo yêu cầu mà ta có thể điều chỉnh độ chặt

( hay còn gọi là độ cứng ) của cuộn vải Điều chỉnh độ chặt cuộn vải bằng cách

điều chỉnh tốc độ của quả lô cuộn vải bị động Φ140, nhờ bộ truyền động đai biến

Tốc truyền chuyển động từ quả lô cuộn vải chủ động Φ140 sang quả lô cuộn vải

Φ140 ( nbị động = 1,05 nchủ động )

- Khi kiểm tra vải từ dạng cuộn sang dạng cuộn :

+ Nếu muốn mặt ngoài của cuộn vải sau khi cuộn là mặt ngoài của cuộn vải khi

đem cuộn thì ta xoay công tắc ( 03 ) sang phải ( ứng với chữ mặt dưới )

+ Nếu muốn mặt ngoài của cuộn vải sau khi kiểm là mặt trong của cuộn vải khi

đem kiểm thì ta xoay công tắc ( 03 ) sang trái ( ứng với chữ mặt trên )

VI- MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH VẬN

- Do tốc độ của quả lô cuộn vải bị động chưa hợp lý

- Phải vặn núm vặn ở bộ biến tốc để tăng ( hoặc giảm ) tốc độ của quả lô cuộn vải

bị

động

3 Hiện tượng trượt vải:

* Nguyên nhân: Do làm việc lâu ngày các gai trên băng nhám quả lô cao su bị

mòn

nhẵn, ma sát giảm nên không kéo được vải

Trang 32

- Tháo băng nhám cao su trên trục lô và cuốn băng nhám cao su mới thay thế

4 Hiện tượng nhăn vải trên cuộn:

*Nguyên nhân:

+ Do các trục lô và giá để vải lắp đặt chưa song song với nhau

+ Do chưa điều chỉnh độ căng chùng vải thích hợp ( vải chùng thường gây nhăn )

* Khắc phục:

+ Kiểm tra độ song song giữa các trục lô

+ Điều chỉnh giá để vải phía sau song song với các trục lô

+ Khi mắc vải ban đầu chú ý kéo vải cân và đều 2 bên

5 Đai truyền động bị trượt hoặc xích bị chùng:

- Sau một thời gian sử dụng có thể đai truyền động bị trượt không tải được hoặc xích

bị chùng trong quá trình chạy gây ồn, khi đó ta phải tiến hành căng đai và căng xích

VIII-BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ MÁY:

+ Bơm mỡ vào các gối bi, bôi trơn mỡ vào các nhông và xích ( 1 tháng/1 lần )

+ Căng đai, căng xích ( khi đai hoặc xích chùng )

Trang 35

Tài liệu tham khảo

1 Sổ tay thiết kế cơ khí

PGS.Hà Văn Vui,Nguyễn Chỉ Sáng,Phan Đăng Phong

NXB Khoa học và kỹ thuật năm 2008

2 Cẩm nang kỹ thuật cơ khí-Nguyễn Văn Huyền

NXB xây dựng năm 2002

3 Sổ tay công nghệ chế tạo máy.Tập 1-2-3-4

Nguyễn Ngọc Anh-Phan Đình Thuyên-Nguyễn Ngọc Thư-Hà Văn Vui

NXB khoa học và kỹ thuật năm 1979

4 Kim loại học và nhiệt luyện-Nghiêm Hùng

NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1979

5 Dung sai và lắp ghép-Ninh Đức Tốn

NXB giáo dục năm 2004

6 Thiết kế chi tiết máy-Nguyễn Trọng Hiệp,Nguyễn Văn Lẫm

NXB đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1976

7 Chi tiết máy-Nguyễn Trọng Hiệp

NXB đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1969

8 Thiết bị trong công nghiệp may

Nguyễn Trọng Hùng-Nguyễn Phương Hoa

NXB khoa học kỹ thuật năm 2001

9 Tính toán và thiết kế cơ cấu chi tiết máy

Trang 36

Phụ lục 1: Bản vẽ chung và các bản vẽ thân máy

Trang 37

Phụ lục 1: (Tiếp theo)

Trang 38

Phụ lục 1 :(Tiếp theo.)

Trang 39

Phụ lục 1 :(Tiếp theo.)

Trang 40

Phụ lục 1 :(Tiếp theo.)

Ngày đăng: 18/04/2014, 07:21

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

(Xem H.1: Sơ đồ nguyên lý máy). - Nghiên cứu thiết kế chế tạo máy kiểm tra vải dệt kim tự định biên
em H.1: Sơ đồ nguyên lý máy) (Trang 15)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w