1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khủng hoảng kinh tế thế giới ,cơ hội phát triển

7 221 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 215,67 KB

Nội dung

Phạm Hải Phương ,DH24HT01 TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ,CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 1. Khủng hoảng kinh tế và sự vươn lên của Trung Quốc Tháng 10/2008, đỉnh điểm của sự đổ vỡ tài chính Hoa Kì diễn ra với sự sụp đổ của ngân hàng lâu năm Lehman Brothers kéo theo các tổ chức tín dụng ,ngân hàng khác như Morgan Stanley ,AIG,Citigroup … cũng rơi vào tình trạng lâm nguy. Tình trạng đó làm cho khu vực kinh tế của Hoa Kì cũng rơi vào tình trạng khó khăn, điển hình là cuộc khủng hoảng của ngành chế tạo ô tô năm 2008 dẫn đến sự phá sản của hai đại gia ngành sản xuất ô tô Hoa Kì là General Motor và Chrysler. Sau đó thông qua hệ thống tài chính ,kinh tế mật thiết của Hoa Kì đối với các quốc gia trên thế giới ,cuộc khủng hoảng từ Hoa Kì đã lan rộng ra nhiều nước gây nên tình trạng suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở toàn cầu.Mặc dù Hoa Kì ,Nhật Bản, các nước khối EU và nhiều nước khác đã đồng loạt đưa ra nhiều biện pháp cứu nguy như các gói cứu trợ hàng trăm tỉ đô la ,giảm lãi suất tín dụng ,thế nhưng cuộc khủng hoảng vẫn kéo theo nó một giai đoạn suy thoái có tác động tiêu cực tới mọi quốc gia trên thế giới. Năm 2009 ,sự phát triển vững vàng của các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia với nhịp độ tăng trưởng tốt được duy trì làm cả thế giới ngạc nhiên.Đặc biệt nền kinh tế Trung Quốc thậm chí còn mạnh lên sau khủng hoảng.Theo dự báo tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt 8% trong năm nay ,xuất khẩu cũng đã phục hồi về mức đầu năm 2008, trong khi dự trữ ngoại hối đạt mức kỉ lục :2300 tỷ USD. Phạm Hải Phương ,DH24HT01 Quay lại năm 2008 ,Trung Quốc với nền kinh tế có tỉ trọng xuất khẩu lớn, khủng hoảng kinh tế khiến cho hàng chục ngàn xí nghiệp xuất khẩu mất thị trường ,tình trạng phá sản diễn ra khiến cho cơn lũ lao động thất nghiệp đổ về nông thôn, tình cảnh cũng vô cùng khó khăn.Vậy nguyên nhân nào dẫn tới sự phát triển mạnh của Trung Quốc sau khủng hoảng ? Trước hết, do là một nước chưa mở cửa thị trường tài chính như các nước phát triển, khủng hoảng kinh tế tác động vào Trung Quốc không giống các nước phương Tây.Trung Quốc chịu ảnh hưởng nhiều ở nền kinh tế ,nhưng ít bị ảnh hưởng ở hệ thống tài chính.Vì không phải tái cơ cấu hệ thống tài chính, Trung Quốc có thể tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế với biện pháp như gói kích cầu 4.000 tỷ CNY . Bên cạnh đó, ta cần chú ý tới sự khác biệt của gói kích thích kinh tế của Trung Quốc so với các nước phương Tây Khác với gói kích cầu của chính phủ Hoa Kì, tập chung vào hoạt động tiêu dùng dưới dạng trợ cấp, chăm sóc y tế ….Trung Quốc ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các ngành công nghê phục vụ cho tăng trưởng kinh tế trong tương lai: 200 tỷ USD xây dựng đường sắt Bắc Kinh-Thượng Hải, làm thêm 44.000 ngàn dặm đường mới và xây dựng thêm 100 sân bay trong thập kỉ tới, đầu tư mạnh vào các nguồn năng lượng thay thế như năng lượng mặt trời, công nghệ pin Ngoài ra Trung Quốc còn đẩy nhanh công việc tái thiết các nơi bị thiên tai, động đất ,thực hiện các công trình phúc lợi xã hội nhằm tăng thu nhập, phúc lợi cho nông thôn… Hiệu quả của gói kích cầu ,trước hết mở rộng thị trường trong nước thay thế sự sụt giảm của thị trường xuất khẩu, giải quyết tình phần nào trạng thất nghiệp gia tăng.Ngoài ra gói kích cầu còn nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế tạo động lực để phát triển mạnh mẽ sau khủng hoảng. Phạm Hải Phương ,DH24HT01 Trước bài học của Trung Quốc, các quốc khác đều muốn biến khủng hoảng thành thời cơ của mình. Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tại Diễn đàn cấp cao về tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu đối với xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của khu vực châu Á – Thái Bình Dương ,phó thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng phát biểu: “Việt Nam coi thách thức là cơ hội, đề ra các biện pháp kích thích kinh tế sao cho người nghèo là nhóm được hưởng lợi chính.” Thế nhưng đâu là cơ hội cho Việt Nam trong khủng hoảng ? 2. Cơ hội nào cho Việt Nam ? 2.1. Tình trạng kinh tế Việt Nam trước và trong khủng hoảng Tình hình kinh tế của nước ta những năm gần đây nếu so với thời kì bao cấp thì đã đạt được những bước tiến dài. Việt Nam trở thành một trong những nước tăng trưởng nhanh nhất thế giới với tốc tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình 8%/năm. Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập có hiệu quả với thế giới. Kim ngạch xuất khẩu tăng 20%/năm liên tục trong nhiều năm qua.Giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đương 60% GDP cả nước. Tuy nhiên, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa chưa vững chắc. Lao động trong khu vực nông nghiêp còn chiếm trên 60%, lao động trong khu vực công nghiệp phần lớn là lao động giản đơn, kỹ thuật thấp và chủ yếu nằm trong ngành nghề gia công may mặc, thủy hải sản sơ chế .Những ngành công nghệ cao như điện tử, phần mềm vi tính chiếm tỉ lệ thấp trong cơ cấu xuất khẩu. Mặt khác, ta chưa hình thành được chuỗi sản xuất giá trị gia tăng từ khâu nguyên liệu ban đầu đến khâu sản phẩm hàng hóa tiêu dùng.Do đó doanh số tăng nhưng hiệu quả kinh tế kém .Hệ quả là ta thường nhập siêu, nên dự trữ ngoại tệ thấp, không đủ sức chống đỡ khủng hoảng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng của ta chưa được đầu tư đúng mức và đồng bộ, cơ chế quả lý rườm ra và luật lệ đảm bảo cho việc vận hành kinh tế còn nhiều bất cập, thiếu ổn định gây khó khăn lớn cho việc phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bước vào giai đoạn khủng hoảng,nước ta cũng chịu ảnh hưởng mạnh, toàn diện và phức tạp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.Những chỉ số kinh tế - xã hội năm 2008 biến động theo hướng không có lợi cho phát triển, lạm phát tăng liên tục tới 22%/năm, nhập siêu tăng mạnh lên 17 tỷ USD/năm, giá thép, giá gạo, giá dầu biến động rất lớn. Tăng trưởng GDP giảm liên tục qua các quý, kéo xuống còn 6,25%/năm. Sự biến đổi phức tạp từ thị trường tài chính vì sự mất cân bằng giữa lượng tiền lưu thông và khối lượng hàng hóa hiện có, tỷ giá hối đoái giữa VND và USD có lúc không thuận. Thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán mất giá liên tục.Hiện nay, Chính phủ đang nỗ lực thực hiện nhóm 5 giải pháp để tiếp tục giải quyết tình hình suy giảm kinh tế. Ðến thời điểm hiện tại, tuy đã thu được Phạm Hải Phương ,DH24HT01 kết quả bước đầu về sản xuất kinh doanh, tài chính và an sinh xã hội nhưng nền kinh tế vẫn có những dấu hiệu làm chúng ta chưa yên lòng. 2.2. Cơ hội tái cấu trúc nền kinh tế Cuộc khủng hoảng lần này đã khiến tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ rõ như đầu tư kém hiệu quả, hàm lượng tri thức của nền kinh tế thấp, chất gia công của nền sản xuất còn ở mức rất cao do đó giá trị thặng dư thấp, tăng trưởng chủ yếu dựa vào gia tăng đầu tư đặc biệt là đầu tư công. Bên cạnh đó ưu tiên phát triền của Chính phủ cho các thành phần kinh tế khá thiên lệch khi các tập đoàn nhà nước được hưởng quá nhiều ưu đãi tới mức độ không thể giải thích nổi nếu so sánh với hiệu quả hoạt động của chúng trong khi thành phần năng động nhất của nền kinh tếkinh tế tư nhân không được quan tâm đúng mức. Điều đó cho thấy tư duy và mô hình tăng trưởng đã không còn phù hợp, chúng ta cần một cuộc “đại phẫu thuật” nền kinh tế để phân bổ, sắp xếp lại nguồn lực, lựa chọn hướng đi đúng đắn cho thời kì hậu khủng hoảng. Tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước:Theo thống kê của Ban đổi mới doanh nghiệp, các DNNN đang chiếm giữ tới 80% lượng vốn tín dụng của các ngân hàng trong nước; 70% vốn vay nước ngoài, trong khi chỉ tạo ra 40% GDP, chưa kể trong 40% GDP ấy, phần lớn có được nhờ đặc quyền khai thác các tài nguyên quốc gia. Năm 2008 tổng số nợ của các doanh nghiệp nhà nước lên tới 181.000 tỷ đồng tương đương 10 tỷ USD. Tiêu biểu cho vấn đề này là tập đoàn Vinashin, là tập hợp của hàng trăm doanh nghiệp trong lĩnh vực đóng tàu, được ưu tiên khai thác 750 triệu USD từ nguồn tiền bán trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên trái ngược với sự ưu đãi đó, Vinashin đầu tư vốn vào lãnh vực tài chính ,vốn không phải là thế mạnh của tập đoàn này, và kết quả thu được là những khoản lỗ hàng trăm tỉ đồng . Phạm Hải Phương ,DH24HT01 Sự bất bình đẳng trong việc đầu phân bổ nguồn lực là vật cản khiến cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có cơ hội phát triển. Đã đến lúc cần phải triệt để cải tổ khu vực kinh tế nhà nước để tăng hiệu quả cho việc tận dụng các nguồn lực quốc gia. Đầu tư cho nông thôn: Trong 5 năm 2001-2005 tổng đầu tư cho nông nghiệp nông thôn mới đạt 113.116 tỷ đồng, đáp ứng khoảng 17% nhu cầu. Trong khi nông nghiệp vẫn chiếm 22% trong GDP thì chi tiêu công cho nông nghiệp chỉ đạt 6-7% ngân sách Nhà nước hay 1-1,5% GDP và đang giảm tiếp (năm 2005 là 7,9% thì năm 2007 chỉ còn 6,7%. Trước mắt cần ưu tiên cho cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nguồn nhân lực và đảm bảo an sinh xã hội. Nhưng để đầu tư có hiệu quả nhanh cần chú ý đến chống tham nhũng vì đầu tư cho xây dựng cơ bản trong nông nghiệp còn bị thất thoát rất lớn. Bên cạnh đó việc sửa đổi luật đất đai có lợi cho nông dân và các biện pháp hiệu quả bảo vệ đất nông nghiệp, ổn định quy hoạch đất nông nghiệp sẽ mang tính quyết định đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư của nông dân vào nông nghiệp. Song song với việc thực hiện các gói kích thích về tài chính, cần cấp thiết hoàn thiện và phát triển các thể chế thị trường và thể chế nông thôn, cải cách hành chính để tạo môi trường cho các đầu tư tài chính phát huy tác dụng. Giai đoạn hậu khủng hoảng, Việt nam có chỗ dựa vững chắc là nông nghiệp nên chắc chắn kích thích cho nông nghiệp phát triển sẽ không chỉ đảm bảo kinh tế phát triển mà còn ổn định an sinh xã hội. Phát triển công nghệ và nguồn nhân lực: Cần chuyển dịch từ sản xuất những sản phẩm dựa quá nhiều vào khai thác tài nguyên khoáng sản thâm dụng lao động rẻ… sang những ngành nghề chế biến sử dụng công nghệ cao, thâm dụng vốn lớn để đạt những giá trị tăng cao hơn, nâng cao thu nhập cho người dân. Song song đó cần đổi mới cách đánh giá và phát triển nguồn nhân lực để tạo ra tầng lớp tinh hoa với phương châm ít mà tinh và lực lượng lao động chất lượng cao dồi dào nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Cần cải thiện chất lượng giáo dục đại học và đào tạo nghề ,theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa toàn diện đồng bộ trên cơ sở tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Đồng thời đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục … Phát triển cơ sở hạ tầng:Xây dựng và cải tạo lại hệ thống giao thông, xác định các tuyến trục quốc lộ, đường cao tốc giao thông bộ, đường săt, sân bay, bến cảng cho cả nước và cho khu vực. Nhằm phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Các tuyến đường hiện có gắn vào hệ thống mới này. Phạm Hải Phương ,DH24HT01 Đầu tư phát triển ngành năng lượng, và năng lương thay thế , khắc phục tình trạng thiếu điện… 3. Kết luận Nhìn lại cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997, Hàn Quốc đã tiến hành chính sách cải cách mạnh mẽ trong hàng loạt các lĩnh vực như pháp luật tài chính doanh nghiệp… Kết quả là 4 năm sau tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc đạt tới 8.6% và kéo dài và kéo dài cho đến gần đây. Trong khi đó các nước như Thái Lan, Indonesia, Philiphin đã không tiến hành cải cách nên nền kinh tế rơi vào tình trạng trầm lắng kéo dài với tốc độ tăng trưởng thấp. Vậy sau đợt khũng hoảng lần này , Việt Nam có vươn lên mạnh mẽ như Hàn Quốc hay vẫn tiếp tục là một nước nghèo với nền kinh tế gia công và tận dụng lao động phu thuộc rất nhiều vô khả năng tận dụng cơ hội cũng hoảng để phát triển kinh tế . Tuy nhiên, việc tận dụng thời cơ trong khủng hoảng không phải là một công việc dễ dàng, cần phải có nỗ lực quyết tâm cao và thái độ thẳng thắn nhìn nhận sai lầm thiếu sót để khắc phục triệt để .Tránh tình trạng áp dụng cải cách nửa vời theo kiểu “bình mới rượu cũ” hay chạy theo những cơ hội viển vông sẽ dẫn tới tình trạng xấu hơn cho nền kinh tế . TÀI LIỆU THAM KHẢO  Sách “Giáo trình nguyên lí kinh tế vĩ mô”  Báo Tuanvietnam.net  Báo VnExpress.net  Báo VnEconomy.vn  Báo VnTrades.com Phạm Hải Phương ,DH24HT01 . Phạm Hải Phương ,DH24HT01 TIỂU LUẬN KINH TẾ VĨ MÔ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ,CƠ HỘI PHÁT TRIỂN 1. Khủng hoảng kinh tế và sự vươn lên của Trung Quốc Tháng 10/2008, đỉnh điểm. mạnh, toàn diện và phức tạp từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Những chỉ số kinh tế - xã hội năm 2008 biến động theo hướng không có lợi cho phát triển, lạm phát tăng liên tục tới 22%/năm, nhập. nhân nào dẫn tới sự phát triển mạnh của Trung Quốc sau khủng hoảng ? Trước hết, do là một nước chưa mở cửa thị trường tài chính như các nước phát triển, khủng hoảng kinh tế tác động vào Trung

Ngày đăng: 17/04/2014, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w