Khủng hoảng kinh tế thế giới và những tác động
Trang 1Mục lục
Trang 2Lời nói đầu
Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế Trong lịch sự phát triển của nhân loại đã xảy ra không ít các cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội Nếu như trong sản xuất hàng hóa giản đơn, với sự phát triển của chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ đã làm xuất hiện khả năng nổ ra khủng hoảng kinh tế, thì đến chủ nghĩa tư bản, khi nền sản xuất đã xã hội hóa cao độ, khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi Nhắc đến đại khủng hoảng kinh tế thế giới, ta không thể không nhắc đến cuộc khủng hoảng năm 1929 – 1933 Hậu quả mà nó để lại cho cả nhân loại là vô cùng to lớn Sau thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, cùng với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỷ thuật, chủ nghĩa tư bản được xác lập khắp nơi trên thế giới, giai cấp tư sản thắng thế về kinh tế và ngày càng củng cố vai trò thống trị của mình Với bản chất bóc lột, giai cấp tư sản đã không từ bỏ bất cứ thủ đoạn tàn bạo nào để đạt được mục đích lợi nhuận Chính việc chay theo lợi nhuận bất chấp các quy luật khách quan, trong lòng xã hội tư bản nảy sinh những mâu thuẫn ngày càng gay gắt Đó là mâu thuẩn giữa các giai cấp đối kháng về lợi ích: giai cấp tư sản và vô sản, các tầng lớp nhân dân lao động Những mâu thuẫn trong phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã tạo ra khủng hoảng này trong nền kinh tế thế giới.
Những cuộc khủng hoảng tiếp theo đó, mặc dù quy mô và tính chất đã mở rộng hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng 1029 – 1933, nhưng xét về tác động sâu sắc thì cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 vẫn để lại nhiều hậu quả nhất.
Trang 3Chương 1: Khái quát chung về khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế, là sự suy giảm các hoạt động kinh tế kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế.
Một định nghĩa khác với cách hiểu ngày nay là trong học thuyết Kinh tế chính trị của Mác-Lênin Từ ngữ chỉ này khoảng thời gian biến chuyển rất nhanh sang giai đoạn suy thoái kinh tế Bài viết này chủ yếu về khái niệm Khủng hoảng kinh tế của Karl Marx vốn vẫn được dùng thịnh hành trong Kinh tế chính trị Marx Khủng hoảng kinh tế đề cập đến quá trình tái sản xuất đang bị suy sụp tạm thời Thời gian khủng hoảng làm những xung đột giữa các giai tầng trong xã hội thêm căng thẳng, đồng thời nó tái khởi động một quá trình tích tụ tư bản mới.
Nhiều nhà quan sát sự áp dụng của học thuyết Marx cho rằng tự bản thân Karl Marx không đưa ra kết luận cuối cùng về bản chất của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản Thực vậy, những nghiên cứu của ông gợi ý nhiều lý luận khác nhau mà tất cả chúng đều gây tranh cãi Một đặc điểm chủ yếu của những lý luận này là khủng hoảng không phải ngẫu nhiên và không tự nhiên mà nó bắt nguồn từ bản chất của chủ nghĩa tư bản với vai trò là một hình thái xã hội Marx viết, “cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản”.
Những lý luận này bao gồm:
1 Xu hướng suy giảm tỷ suất lợi nhuận Tích tụ tư bản gắn liền xu hướng
chung của mức độ tập trung tư bản Điều này tự nó làm giảm tỷ suất lợi nhuận rồi kìm hãm chủ nghĩa tư bản và có thể đưa đến khủng hoảng.
2 Tiêu thụ dưới mức Nếu giai cấp tư sản thắng thế trong cuộc đấu tranh
giai cấp với mục đích cắt giảm tiền lương và bóc lột thêm lao động, nhờ đó tăng tỷ suất giá trị thặng dư, khi đó nền kinh tế tư bản đối mặt với vấn đề thường xuyên là nhu cầu tiêu dùng không tương xứng với quy mô sản xuất và tổng cầu không tương xứng với tổng cung.
3 Sức ép lợi nhuận từ lao động Tích tụ tư bản có thể đẩy nhu cầu thuê
mướn tăng lên và làm tăng tiền lương Nếu tiền lương tăng cao sẽ ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và khi đạt đến một mức độ nhất định sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Về mặt lý luận, ít nhất những quan điểm trên không mâu thuẫn với nhau và có thể đóng vai trò là những nội dung trong một học thuyết tổng hợp về khủng hoảng kinh tế.
Trang 4Chương 2: Các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn trên thế giới1 Cuộc đại khủng hoảng kinh tế tiền tệ từ năm 1929 – 1933
Khủng hoảng kinh tế thường xảy ra trong xã hội tư bản, nhưng cuộc khủng hoảng kinh tế lần này rất nghiêm trọng và rất sâu sắc, vì nó kéo dài, bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế.
Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản.
Diễn biến:
Tháng 9 - 1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản giàu nhất Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ.
Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá : cà phê, sữa, lúa mì, thịt, v.v bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán giá hạ.
Cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nươc` tư bản chủ nghĩa khác Ở Anh, sản lượng gang năm 1931 sụt mất 50% , thép cũng sụt gần 50% , thương nghiệp sụt 60% Ở Pháp, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ cuối năm 1930và kéo dài đến năm 1936, sản lượng công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp 40%, ngoại thương 60%, thu nhập quốc dân 30% Ở Đức, đến năm 1930, sản lượng công nghiệp giảm 77% Ở các nước Ba Lan, Ý, Ru-ma-ni, Nhật, đều có khủng hoảng kinh tế.- Để cứu vãn tình hình, chính phủ các nước tư bản thi hành một số chính sách như đánh thuế nhập cảng nặng để hạn chế hàng hoá nước ngoài vào, lấy tiền trong ngân quỹ nhà nước trợ cấp cho các nhà tư bản Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này.Cuộc khủng hoảng kéo dài trong 4 năm, đến năm 1933 thì chấm dứt.
Hậu quả:
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế, đời sống nhân dân thật là khốn khổ.
Thứ nhất là nạn thất nghiệp Ở Mĩ, năm 1933, có 17 triệu người thất nghiệp, đó là chưa kể vô số nông dân bị phá sản, phải bỏ ruộng vườn đi ra thành phố sống lang thang Ở Anh, năm 1931, có 3 triệu người thất nghiệp Ở các nước khác cũng xảy ra tình trạng ấy.
Thứ hai là tiền lương bị giảm xuống rất nhiều Ở Mĩ, lương công nhân công nghiệp chỉ còn 56 % Ở Anh lương giảm còn 66%; ở Pháp lương giảm từ 30 đến 40% Đó là chưa kể giá đồng bạc sụt xuống làm cho tiền lương thực tế càng bị giảm sút hơn Ở Pháp, mức thu nhập của nông dân giảm 2,7 lần và hàng vạn
Trang 5nông dân bị vỡ nợ và phá sản Do đó đời sống của nhân dân lao động rất cùng cực Năm 1931, riêng thành phố Niu-ooc ( Mĩ ) có hàng nghìn người chết đói.Bị đẩy đến bước cùng cực, công nhân và nhân dân lao động nổi dậy đấu tranh Ở Mĩ năm 1930 có 2 vạn công nhân biểu tình thị uy, từ năm 1929-1933, có 3 triệu rưỡi công nhân tham gia bãi công Ở Đức, năm 1930, 15 vạn công nhân bãi công, năm 1933, 35 vạn công nhân mỏ bãi công.Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng lớn nhất trong những cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra từ xưa đến nay, kéo dài gần 4 năm Sau đó là thời kì tiêu điều Nền kinh tế tư bản vừa hồi phục lại đôi chút, thì lại lâm vào một cuộc khủng hoảng kinh tế mới 1937- 1938.
Khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn giai cấp giữa tư bản và vô sản, giữa nông dân lao động với địa chủ, phú nông trở nên gay gắt Và một cao trào cách mạng mới lại đến Giai cấp thống trị các nước tư bản phải tăng cường chuyên chính, hạn chế tự do dân chủ và ở một số nước, phải đi tới biện pháp cực đoan là thiết lập chế độ phát xít.
Khủng hoảng kinh tế thế giới cũng làm cho mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thị trường trở nên cực kì gay gắt Các đế quốc tích cực chuẩn bị chiến tranh để chia lại thế giới Chiến tranh thế giới thứ hai vì thế cuối cùng đã bùng nổ.
Trang 62 Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1970
Khủng hoảng dầu mỏ 1973 bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (gồm các nước Ả Rập trong OPEC cùng với Ai Cập và Syria) quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây Âu) Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu Một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng này, đó chính là Nhật Bản.
1973, cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng chưa từng có bùng nổ rồi nhiều cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế, tài chính, tiền tệ… tiếp diễn theo sau đó, mở đầu cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại những vấn đề bức thiết phải giải quyết như: sự bùng nổ dân số và hiểm hoạ vơi cạn dần những tài nguyên thiên nhiên cung cấp cho sự sống của con người; yêu cầu đổi mới, thích nghi về kinh tế, chính trị, xã hội trước sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học – kỹ thuật và sự giao lưu, hợp tác quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ theo xu thế quốc tế hoá cao…
Bắt đầu diễn ra từ ngày 17 tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ (gồm các nước Ả Rập trong OPEC cùng với Ai Cập và Syria) quyết định ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur chống lại Ai Cập và Syria (gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây Âu) Sự kiện này đã khiến giá dầu thế giới tăng cao đột ngột và gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 có quy mô toàn cầu.Cuộc Chiến tranh Yom Kippur, Ramadan War hay Chiến tranh tháng 10 (tiếng Do Thái: םירופיכה םוי תמחלמ; transliterated: Milkhemet Yom HaKipurim or תמחלמ
רופיכ , Milkhemet Yom Kipur; Ả Rập: ربوتكأ برح; transliterated: ħarb October or نيرشت برح, ħarb Tishrin), cũng còn gọi là Chiến tranh A Rập-Israel 1973 và Chiến tranh A Rập-Israel thứ tư, là cuộc chiến diễn ra từ 6 cho tới 26 tháng 10 năm 1973 bởi liên minh các quốc gia A Rập dẫn đầu bởi Ai Cập và Syria chống lại Israel Cuộcc chiến khởi phát khi quân Ai Cập và Syria bất ngờ đồng loạt tấn công Israel trong ngày lễ Yom Kippur, ngày lễ sám hối thiêng liêng của người Do thái Ai Cập và Syria vượt qua tuyến ngưng bắn tại bán đảo Sinai và Cao nguyên Golan, vốn bị Israel chiếm năm 1967 trong cuộc Chiến tranh Sáu ngày.Quân Ai Cập và Syria chiến thắng trong vòng 24–48 giờ đầu, sau đó tình hình xoay chuyển theo hướng có lợi cho Israel Tới tuần thứ hai của cuộc chiến, quân
Trang 7Syria đã bị đánh bật khỏi Cao nguyên Golan Tại Sinai, quân Israel đánh vào chỗ nối tiếp hai đạo quân Ai Cập, vượt kênh đào Suez (là tuyến ngưng bắn trước đó), cắt đứt Quân đoàn 3 Ai Cập, trước khi lệnh ngưng bắn của Liên Hiệp Quốc có hiệu lực
Cuộc chiến có ảnh hưởng sâu rộng vì nhiều lý do khác nhau Thế giới A Rập, vốn bị đánh thua đau trong cuộc chiến tranh Sáu ngày, phấn chấn về mặt tâm lý bởi một chuỗi thắng lợi lúc mở màn cuộc chiến Tâm lý này mở đường cho cho quá trình đàm phán hòa bình tiếp đó, và cũng khởi đầu cho các chính sách tự do hóa của Ai Cập Hiệp định hòa bình Trại David (1978) dẫn đến việc bình thường hóa quan hệ giữa Ai Cập và Israel—lần đầu tiên một quốc gia Ả Rập công nhận quốc gia Do thái Ai Cập, vốn đã bắt đầu xa lánh Liên Xô, sau đó tách hoàn toàn khỏi khu vực ảnh hưởng của Liên Xô (cũ).
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng dầu mỏ 1973 là "cuộc chiến tranh Yom Kippur" (Yom Kippur là tên ngày lễ lớn nhất của người Do thái- lễ Sám hối) xảy ra ngày 06/10/1973 Đây là cuộc chiến tranh giữa một bên là Ai Cập-Syria cùng các đồng minh thuộc thế giới Ả Rập và một bên là Israel cùng các đồng minh chính là Mỹ, Nhật và một số nước trong EU hiện nay Trong cuộc chiến tranh này, một động thái hỗ trợ chiến tranh quân sự của bên Ai Cập-Syria chính là việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel từ 10/1973 tới 4/1974, việc này đã đc "Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ"(Các nước Ả Rập trong OPEC, Ai Cập và Syria) thực hiện rất tốt
Có một tài liệu khác thì lại cho biết nguyên nhân khác của cuộc khủng hoảng 1973:
Cuối năm 1973, một cuộc khủng hoảng dầu lửa bắt nguồn từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh chỉ trong mấy tháng đã “cuốn sạch” một nửa bán cầu rộng lớn Tuy nhiên, điều mà mọi người không biết đến chính là, sự bùng nổ cuộc khủng hoảng này trên thực tế là hậu quả các hãng dầu mỏ lớn và các nhà đầu cơ tài chính của Anh – Mỹ đã nhúng tay vào dưới sự ủng hộ của chính phủ.
Chinanews ngày 3/9 đưa tin, một học giả chính trị Đức đã dùng lịch sử khoa học thiết thực để phân tích, vén bức màn bí mật về việc các nước phương Tây (chủ yếu là Anh, Mỹ) sử dụng vũ khí dầu mỏ để tạo dựng sự bá quyền toàn cầu của mình.
Trang 8Tháng 5/1973, 84 chính trị gia và giới tài chính hàng đầu thế giới đã tề tựu tại hòn đảo du lịch Baden của gia tộc Wallenberg, Thụy Điển Trong cuộc họp bí mật do “Câu lạc bộ Bilderberg” tổ chức, ông Levy đại diện cho phía Mỹ đã miêu tả sinh động những lợi ích thu được của các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC, tức là viễn cảnh tăng trưởng gấp 4 lần từ nguồn lợi dầu mỏ Cuộc gặp mặt tập thể này nhằm thao túng dòng chảy đô la dầu mỏ sắp xảy ra.
Từ năm 1945 đến nay, do các công ty dầu mỏ của Mỹ thống lĩnh thị trường năng lượng, đồng USD với tiêu chuẩn định giá dầu mỏ đã trở thành thông lệ quốc tế Do đó, với việc giá dầu quốc tế đột nhiên tăng mạnh cũng đồng nghĩa với việc lượng nhu cầu đồng USD dùng để thu mua dầu mỏ cũng đã tăng theo Để hành động, họ đã quyết định sử dụng vũ khí quyền lực tối cao để khống chế dòng chảy dầu mỏ của thế giới.
Ngày 6/10/1973, cuộc “chiến tranh Yom Kippur” tại Trung Đông bùng nổ và hậu quả của nó vô cùng nghiêm trọng Thậm chí kiểu “ngoại giao con thoi” của cựu Ngoại trưởng Mỹ Kissinger trên thực tế đều sắp xếp dựa trên cương lĩnh của hội nghị Baden Kết quả, nước sản xuất dầu mỏ Ả rập cũng đã trở thành “nạn nhân bất đắc dĩ”, còn tổ hợp lợi nhuận Anh – Mỹ đáng ra phải chịu trách nhiệm lại bình an vô sự núp đằng sau.
Ngày 16/10/1973, OPEC quyết định nâng giá dầu mỏ từ 3,01USD/thùng lên 5,11USD/thùng, biên độ tăng lên tới 70% (đến giữa năm thứ hai, con số này đạt gần 12USD) Ngày hôm sau, các nước thành viên OPEC chính thức tuyên bố ngừng xuất khẩu dầu mỏ cho Mỹ và Hà Lan Cho đến lúc đấy, cuộc khủng hoảng dầu lửa lần thứ nhất làm chấn động lịch sử thế giới bùng phát toàn diện.Diễn biến:
Trong giai đoạn khủng hoảng dầu mỏ, tại nhiều bang mỗi người dân chỉ được phép mua một lượng xăng dầu nhất định giá xăng trung bình tại Mỹ cũng tăng 86% chỉ trong 1 năm từ 1973-1974
Không dừng lại ở đó, khủng hoảng dầu mỏ đã tạo ra thay đổi lớn trong chính sách của phương tây, trong đó chú trọng tìm kiếm và bảo tồn năng lượng tự nhiên, cũng như đặt ra các quy định tiền tệ chặt chẽ hơn để chống lạm phát Trái lại, biến cố trên góp phần thay đổi đáng kể vị thế chính trị, kinh tế của các nước xuất khẩu dầu, đặc biệt các quốc gia Ả-rập tại khu vực Trung Đông.
Trang 9Một vụ đổ vỡ nữa xảy đến với thị trường chứng khứng toàn cầu vào năm 74 Chỉ số FT30 của Sở giao dịch chứng khoán London (khi ấy tương đương với chỉ số Dow Jones) mất 73% giá trị, khiến đồng đô la Mỹ mất giá và làm cuộc khủng hoảng dầu lửa 1973 thêm tồi tệ.
1973-Kết quả là với việc dầu mỏ khan hiếm ở các quốc gia phương Tây mà nhu cầu thì quá lớn,cuộc khủng hoảng làm tăng giá dầu thô gấp 4 lần vào năm 1973 dẫn đến giá dầu đã tăng vòn vọt trong một thời gian ngắn lên đến gần 100$/thùng Chính cuộc khủng hoảng năng lượng này đã gây ra cuộc khủng hoảng kinh tế 1973-1975 trên quy mô toàn cầu
Trang 103 Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 – 2009
Khủng hoảng tài chính 2007-2010 là một cuộc khủng hoảng bao gồm sự đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng, tình trạng đói tín dụng, tình trạng sụt giá chứng khoán và mất giá tiền tệ quy mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, có nguồn gốc từ khủng hoảng tài chính ở Hoa Kỳ.
Bong bóng nhà ở cùng với giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm 2008 Thông qua quan hệ tài chính nói riêng và kinh tế nói chung mật thiết của Hoa Kỳ với nhiều nước Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới, dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới.
Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009:
Hoa Kỳ là điểm xuất phát và là trung tâm của cuộc khủng hoảng Ngay khi bong bóng nhà ở vỡ cuối năm 2005, kinh tế Hoa Kỳ bắt đầu tăng trưởng chậm lại Tuy nhiên, bong bóng vỡ đã dẫn tới các khoản vay không trả nổi của người đầu tư nhà ở đối với các tổ chức tài chính ở nước này Giữa năm 2007, những tổ chức tài chính đầu tiên của Hoa Kỳ liên quan đến tín dụng nhà ở thứ cấp bị phá sản Giá chứng khoán Hoa Kỳ bắt đầu giảm dần Sự đổ vỡ tài chính lên đến cực điểm vào tháng 10 năm 2008 khi ngay cả những ngân hàng khổng lồ và lâu đời từng sống sót qua những cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế trước đây, như
Lehman Brothers, Morgan Stanley, Citigroup, AIG, … cũng lâm nạn Tình trạng đói tín dụng xuất hiện làm cho khu vực kinh tế thực của Hoa Kỳ cũng rơi vào tình thế khó khăn, điển hình là cuộc Khủng hoảng ngành chế tạo ô tô Hoa Kỳ 2008-2010.
Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones lúc đóng cửa ngày 9 tháng 3 năm 2009 là 6.547,05, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 1997 Chỉ trong vòng 6 tuần lễ, chỉ số này sụt tới 20%.
Nhiều tổ chức tài chính của các nước phát triển, nhất là các nước ở châu Âu, cũng tham gia vào thị trường tín dụng nhà ở thứ cấp ở Hoa Kỳ Chính vì vậy, bóng bóng nhà ở của Hoa Kỳ bị vỡ cũng làm các tổ chức tài chính này gặp nguy hiểm tương tự như các tổ chức tài chính của Hoa Kỳ Những nước châu Âu bị rối loạn tài chính nặng nhất là Anh, Iceland, Ireland, Bỉ và Tây Ban Nha.Ngay từ tháng 9 năm 2007, Northern Rock của Anh bị tình trạng đột biến rút tiền gửi và hậu quả là phải chịu quốc hữu hóa Đột biến rút tiền gửi còn làm căng thẳng các ngân hàng khác của nước này Sang năm 2008, đến lượt
Bradford & Bingley plc của Anh phải chịu chia nhỏ thành 2 công ty riêng biệt Các ngân hàng khác phải chịu đổi chủ sở hữu bao gồm Catholic Building