1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và giải pháp phát triển sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

107 1,2K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,89 MB

Nội dung

Thực trạng và giải pháp phát triển sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện : Lê Thị Bích An Lớp : Nhật 1

Khóa : 44E Giáo viên hướng dẫn : PGS TS Phạm Duy Liên

Hà Nội - 2009

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: Tổng quan về SGDHH .4

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của SGDHH 4

1.2 Khái niệm và đặc điểm của SGDHH 5

1.2.1 Khái niệm về SGDHH 5

1.2.1 Đặc điểm của SGDHH 7

1.3 Vai trò của SGDHH 8

1.3.1 Thể hiện quan hệ cung cầu về một số mặt hàng trong một thời gian nhất định 8

1.3.2 Tạo tính thanh khoản cho hàng hóa 8

1.3.3 Giá niêm yết tại SGDHH là cơ sở tham khảo về giá cả trên thị trường 9

1.3.4 Hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh 9

1.4 Điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển SGDHH 10

1.4.1 Phải có nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường 10

1.4.2 Phải có hệ thống pháp lý đầy đủ , chặt chẽ 10

1.4.3 Có số lượng lớn các bên tham gia giao dịch 11

1.4.4 Hàng hóa cần được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của quốc tế 11

1.4.5 Phải có hệ thống thanh toán hiện đại 12

1.4.6 Phải có một thị trường giao ngay hoạt động có hiệu quả 12

1.4.7 Có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước 12

1.4.8 Có quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng 13

1.5 Các thành viên của SGDHH 13

1.5.1 Thành viên môi giới 14

1.5.2 Thành viên kinh doanh 15

1.5.3 Các nhà đầu tư mua và bán gián tiếp tại SGDHH 17

1.5.4 Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến SGDHH 17

1.6 Hàng hóa trên SGDHH 18

1.7 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của SGDHH 18

1.7.1 Nguyên tắc công khai 18

1.7.2 Nguyên tắc trung gian 19

1.7.3 Nguyên tắc đấu giá 19

Trang 3

1.8 Các hoạt động mua bán cơ b ản tại SGDHH 21

1.9 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển một số SGDHH trên thế giới 23

1.9.1 Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo – TOCOM 23

1.9.2 Sàn giao dịch hàng hóa Dalian – DCE 31

CHƯƠNG 2: Thực trạng Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam .35

2.1 Quá trình xây dựng và hoàn thiện quản lý Nhà nước đối với SGDHH 35

2.1.1 Pháp luật điều chỉnh 35

2.1.2 Quản lý Nhà nước đối với SGDHH 36

2.2 Điều kiện thành lập SGDHH t ại Việt Nam 39

2.3 Quá trình hình thành và phát triển SGDHH ở Việt Nam 41

2.3.1 Chợ đầu mối 41

2.3.2 Một số sàn giao dịch hàng hóa đầu tiên tại Việt Nam 42

2.3.2.1 Sàn giao dịch hạt điều 43

2.3.2.2 Trung tâm Giao dịch thủy sản Cần Giờ 43

2.3.3 Trung tâm gao dịch cà phê Buôn Ma Thuật 46

2.3.3.1 Giới thiệu chung về Trung tâm gao dịch cà phê Buôn Ma Thuật 46

2.3.3.2 Đặc điểm của BCEC 52

2.3.3.3 Thành viên của BCEC 53

2.3.3.4 Cơ chế hoạt động của BCEC 55

2.3.3.5 Tình hình giao dịch của BCEC trong thời gian gần đây 63

2.4 Đánh giá chung về thực trạng SGDHH ở Việt Nam trong thời gian vừa qua 65

2.4.1 Hệ thống pháp luật 65

2.4.2 Hợp đồng 65

2.4.3 Quản lý 67

2.4.4 Hàng hóa 68

2.4.5 Sự hạn chế trong phương thức mới của người tham gia 69

CHƯƠNG 3: Giải pháp phát triển cho SGDHH tại Việt Nam .71

3.1 Triển vọng phát triển của SGDHH tại Việt Nam 71

Trang 4

3.1.1 Những cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập 71

3.1.2 Nền kinh tế Việt Nam – một nền kinh tế đang và sẽ phát triển mạnh 75

3.2 Định hướng phát triển SGDHH tại Việt Nam 82

3.3 Giải pháp phát triển SGDHH t ại Việt Nam 84

3.3.1 Tăng cường công tác tạo hàng cho SGDHH 84

3.3.2 Xây dựng và củng cố cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin phục vụ giao dịch và thanh toán 91

3.3.3 Nâng cao nhận thức doanh nghiệp và tích cực đào tạo nguồn nhân lực 94

3.3.4 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý 97

3.3.5 Hội nhập quốc tê về SGDHH 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 100

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Asia-Pacific Economic Cooperation

ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á

Association of Southeast Asian Nations

BCEC Trung tâm giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuật

BUONMATHUOT coffee exchange center

C-Com Trung tâm giao dịch hàng hóa

Central Japan Commodty Exchange – Osaka

CEA Tổ chức giao lưu thương mại

Commodity Exchange Act

Cholimex

Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Chợ Lớn

DCE Sàn giao dịch hàng hóa Dalian, Trung quốc

Dalian Commodity Exchange

FCM Ủy ban thương gia

FDI Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

Foreign Direct Investment

FIA Tổ chức công nghiệp hàng hóa tương lai - Mỹ

Future Industry Asociation

Trang 6

FOA Tổ chức giao dịch tương lai và quyền chọn – Anh

Future and Option Asociation

LIFFE Sàn giao dịch của thị trường London

Tiêu chuẩn Việt Nam

TOCOM Sở giao dịch háng hóa Tokyo , Nhật Bản

Tokyo Commodity Exchange

Trung tâm giao dịch

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài:

Thời gian qua, các loại thị trường như thị trường tài chính, thị trường hàng hóa, thị trường dịch vụ… ở nước ta đã được mở rộng và phát triển Chúng ta đã có nhiều mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh như cà phê, cao su, gạo, chè Nhiều loại hình kinh doanh mới đã được du nhập nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng, của các nhà đầu tư như nhượng quyền thương mại, bán hàng trực tuyến, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, sản phẩm tài chính Nhưng bên cạnh những thuận lợi đó, các nhà sản xuất, xuất khẩu hàng hóa, nhất là nông sản của chúng ta còn gặp quá nhiều rủi ro, nhất là những rủi ro do sự biến động nhanh về giá cả nông sản khi tham gia xuất khẩu, mà người chịu nhiều rủi ro nhất chính là những nhà sản xuất, xuất khẩu

cà phê, cao su, gạo Do đó, xây dựng một thị trường giao dịch mới để hạn chế rủi ro, tạo ra kênh đầu tư mới cho các nhà đầu tư trên thị trường là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển và hội nhập sâu hơn nữa của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới Đó là việc phải xây dựng Sở giao dịch hàng hóa nông sản Tuy nhiên, không phải có nhu cầu là có thể xây dựng được Sở giao dịch hàng hóa, nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện bắt buộc theo các quy luật nhất định, bởi vì hoạt động mua bán hàng hóa thông qua Sở giao dịch là một vấn đề khá phức tạp Để hình thành được Sở giao dịch đã khó nhưng để duy trì nó hoạt động có hiệu quả, phát huy được tác dụng mong muốn còn khó hơn nhiều

Phương thức giao dịch trên SGDHH vẫn còn chưa phổ biến ở Việt Nam Mặc dù pháp luật quy định về SGDHH đã ra đời được hơn 2 năm và việc hình thành một số trung tâm giao dịch hàng hóa ở Miền Nam , nhưng hoạt động

Trang 8

diễn ra ở đó chưa đáp ứng với vai trò thực sự của một SGDHH hiện đại và vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục

Xây dựng được một SGDHH hiện đại và hoạt động hiệu quả ở Việt Nam sẽ không chỉ g iúp phát triển hoạt động xuất nhập khẩu , trao đổi hàng hóa trong và ngoài nước mà còn kích thích phát triển , cải tiến và nâng cao chất lượng, số lượng cũng như chủng loại của hàng hóa , đồng thời giá c ả hình thành một cách hợp lý khách quan do thị trường đấu giá cạnh tranh công khai minh bạch và sẽ tránh được tình trạng ép giá giữa người mua và người bán Xuất phát từ thực tế trên , với mong muốn nâng cao vai trò của SGDHH

tại Việt Nam , e đã lựa chọn đề tài : “Thực trạng và giải pháp phát triển Sở

giao dịch hàng hóa tại Việt Nam ” làm đề tài nghiên c ứu cho khoá luận tốt

nghiệp Đề tài tập trung nghiên cứu cái nhìn tổng quát nhất về mô hình

SGDHH, và thực trạng hoạt đ ộng giao dịch tại SGDHH tại Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp phù hợp

2 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu mà đề tài hướng tới là giúp mọi người có cái nhìn tổng quan về SGDHH , vai trò , những điều kiện cần thiế t để hình thành và phát triển của SGDHH Đề tài tập trung phân tích tình hình các SGDHH ở Việt Nam và có dẫn chiếu một số SGDHH nổi tiếng trên thế giới nhằm so sánh, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm để từ đó đề xuất một số giải pháp để phát triển SGDHH ở nước ta

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan tới SGDHH , các văn bản pháp luật trong và ngoài nước quy định về SGDHH , thực trạng các hoạt động giao dịch diễn trên SGDHH ra trong và ngoài nước và giải pháp thúc đẩy SGDHH hoạt động có hiệu quả

Trang 9

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu những vấn đề liên

quan tới SGDHH tại Việt Nam như lịch sử ra đờ i, hệ thống pháp luật điều chỉnh, điều kiện để thành lập và thực trạng hoạt động của một số SGDHH tại Việt Nam Trong đó chú trọng nhất đến Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, bởi đây là mô hình SGDHH hiện đại nhất và cho đến giờ là mô hình chuẩn hóa đầu tiên về SGDHH ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tai sử dụng phương pháp duy vật biện chứng , phân tích kinh tế , tiếp cận hệ thống , suy luận lôgic , tổng hợp thống kê , so sánh đán h giá để phục

vụ mục đích nghiên cứu

5 Bố cục khóa luận:

Ngoài phần lời mở đầu và kết luận, khóa luận đợc kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về SGDHH

Chương 2: Thực trạng SGDHH tại Việt Nam

Chương 3: Giải pháp phát triển cho SGDHH tại Việt Nam

Nhân dịp này, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn tới các thầy cô giáo trường Đại học Ngoại thương đã hết lòng dạy bảo và giúp đỡ chúng em trong suốt bốn năm học vừa qua Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS TS Phạm Duy Liên – người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ

em hoàn thành khóa luận này

Mặc dù đã nỗ lực cố gắng để hoàn thành khoá luận một cách tốt nhất song do năng lực và khả năng tiếp cận thực tế hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu và viết khoá luận, em không tránh khỏi những thiếu sót Do đó,

em mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá luận được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn

Trang 10

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SGDHH

1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của SGDHH

SGDHH là một loại thị trường đặc biệt được hình thành và phát triển đã

từ lâu ở những nước có nền kinh tế thị trường SGDHH là một trong những tổ chức giao dịch mua bán cổ truyền nhất trong thương mại , trong tiếng Anh SGDHH có nhiều tên gọi khác nhau như : Commodity Exchange, Commodity Future Market, Corn Exchange,… SGDHH xuất hiện ở châu Âu từ thế kỷ 11 đến thể kỷ 14 và nó được phát hiện ở Nhật Bản vào thế kỷ 17, SGDHH hiện đại bắt nguồn ở Chicago, Mỹ giữa thế kỷ 19

Trên thế giới hiện nay có trên 40 quốc gia có SGDHH hiện đại được nối mạng giao dịch toàn cầu , chủ yếu tập trung ở các nước phát triển có tiềm lực kinh tế mạnh hoặc có các hàng hóa mũi nhọn như : Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Nga, Trung Quốc , Nam Phi ,… Trong khối ASEAN thì có Philipin , Indonesia, Malaysia, Singapore cũng đã có SGDHH Ngoài ra , nhiều nước đã tổ chức được các SGDHH hoạt động trong phạm vi trong nước

Như vậy có thể thấy rằng ban đầu SGDHH là thị trường hàng hóa tập trung đầu tiên ra đời để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ nông sản của nông dân , giúp họ tránh được những rủi ro cho hàng hóa nông sản Dần dần , các cơ sở giao dịch đã vượt xa khỏi giới hạ n ban đầu trở thành một trong những công cụ đầu tư hữu hiệu nhất trong ngành tài chính Yếu tố này của Sở giao dịch đến các giai đoạn sau trở thành tiền đề để thiết lập nên những Sàn giao dịch khác , hình thành nên một ch uỗi các sở trên thế giới Có thể kể đến các Sở giao dịch nổi tiếng trên thế giới như : Brazilian Mercantile and Futures Exchange –

BMF (Brazil); CME Group - CME (Chicago, US); New York Mercantile Exchange – NYMEX (New York, US); NYSE Euronext (Europe); London Metal Exchange – LME (London, UK); Risk Management Exchange – RMX (Hannover, Deutschland); Australian Securities Exchange – ASX (Sydney,

Trang 11

Australia); Tokyo Commodity Exchange – TOCOM (Tokyo,Japan); Singapore Commodity Exchange – SICOM (Singapore); Dalian Commodity Exchange - DCE (Dalian,China);…

SGDHH ngày nay đã phát huy được những thế mạnh trong nền kinh tế của các nước phát triển và đang phát triển Sự thay đổi giá của các hàng hóa giao dịch tại SGDHH chuyển biến từng giây một và gây ảnh hưởng không chỉ đối với nền kinh tế của một quốc gia đơn lẻ mà cả với nền kinh tế của khu vực

và hợp đồng quyền chọn Ngoài ra còn có những h ợp đồng phức tạp hơn bao gồm cả những quy định về t ỉ giá, phí môi trư ờng, điều khoản hoán đ ổi và chi phí vận chuyển

Trao đổi hàng hóa tương lai một mặt hàng nào đó nghĩa là việc thỏa thuận thời gian giao nhận một món hàng nào đó Một nông dân trồng ngô có thể bán hợp đồng kỳ hạn mua ngô của mình cho một bên nào đó từ khi ngô còn chưa thu hoạch và đảm bảo giá bán khi đó sẽ không thay đổi như khi ký hợp đồng Việc mua bán hợp đồng kỳ hạn giúp người nông dân tránh khỏi nguy cơ mất giá hàng hóa còn bên mua hàng tránh được việc giá tăng Các nhà đầu tư sẽ mua các hợp đồng kỳ hạn rồi bán lại cho bên mua hàng để thu lợi nhuận chênh lệch

Trang 12

Kỳ hạn của một mặt hàng làm nổi rõ hai yếu tố cơ bản Trước tiên, giá trị thực của mặt hàng đó phải tồn tại Thứ hai, bên mua hàng phải dự đoán được hàng hóa đó sẽ tăng giá theo thời gian Khi có khả năng này, bên mua hàng sẽ

ký hợp đồng với bên bán để mua hàng với mức giá không chỉ đủ để đem lại lợi nhuận cho họ tại thời điểm đó mà còn giúp tạo ra nhiều lãi hơn khi giá trị món hàng đó tăng lên theo thời gian Hình thức đầu tư vào kỳ hạn của hàng hóa là hoạt động kinh doanh sôi động nhất trên thị trường hiện nay Mặc dù cũng tiềm ẩn một số nguy cơ rủi ro nhưng thị trường này ít biến động hơn những thị trường khác Ngoại trừ trong trường h ợp thiên tai hay những biến động quá lớn, còn hầu hết trong các trường hợp giá trị thực của hàng hóa có thể dự đoán được

Còn theo Luật về SGDHH của Nhật năm 2005, SGDHH cũng được đề cập tới là một tổ chức chỉ đ ạo những doanh nghiệp kinh doanh mua bán hàng hóa, giúp mở cửa thị trường cần thiết cho vi ệc tiến hành những trao đổi hàng hóa hay xác định nh ững chỉ số hàng hóa cũng như việc kiểm định chất lượng những mặt hàng trong danh sách , đảm bảo việc giao hàng và thanh toán Giao dịch mua bán hàng hóa trên thị trường có th ể phân chia thành 2 loại căn cứ vào đối tượng, đó là:

+ Các giao dịch mua bán hàng hóa hiện hữu

+ Các giao dịch mua bán hàng hóa mà người bán sẽ sản xuất hoặc mua hàng hóa sau khi quan hệ mua bán được thiết lập (mua bán hàng hóa tương lai hay còn được gọi là mua khống - bán khống)

Khái niệm mua bán hàng hóa trong tương lai được đề cập trong Luật Thương mại năm 2005 với tên gọi là mua bán hàng hóa qua SGDHH Mua bán hàng hóa qua SGDHH được hiểu là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận việc thực hiện mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua SGDHH theo những tiêu chuẩn của SGDHH với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác

Trang 13

định tại thời điểm trong tương lai1

Theo Nghị định s ố: 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH ,

thì SGDHH được định nghĩa là : “SGDHH là pháp nhân được thành lập và

hoạt động dưới hình thức Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp và quy định của Nghị định này.”

Nói tóm lại , SGDHH có thể hiểu là một một trung tâm của hoạt động

mua bán hàng hóa tương lai có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để hoạt động, tiến hành giao dịch mua bán hàng hóa , niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm

1.2.1 Đặc điểm của SGDHH

SGDHH trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi, chuyển nhượng các loại hàng hóa (trung và dài hạn), qua đó các chủ thể nắm giấy tờ mua bán sở hữu hàng hóa

Xét về bản chất thì SGDHH có những đặc điểm như sau:

- Có cơ sở hạ tầng nhất định về mặt bằng, hạ tầng công nghệ thông tin để tập trung và phân phối các hàng hóa…

- Có người môi giới chuyên nghiệp thoả mãn các tiêu chí định trước

- Hàng hoá tham gia giao dịch được định chuẩn chất lượng (bắt buộc), thông thường hàng hóa được mua bán là những mặt hàng có tính chất đồng loại Có phẩm chất rõ ràng như : kim loại , ngũ cốc , cà phê, cao su… Thông thường SGDHH kinh doanh một mặt hàng cá biệt , tức là chỉ giao dịch một món hàng cụ th ể Nhưng cũng có SGDHH tiến hành đồn g thời các giao dịch đối với một số nhóm hàng (chẳng hạn vừa giao dịch nông sản , vừa giao dịch kim loại)

- Hình thức giao kết phải thể hiện bằng hợp đồng

1

Khoản 1, Điều 63, Luật Thương mại, 2005

Trang 14

- Thanh toán bù trừ qua trung gian Thông thường việc thanh toán sẽ được ủy thác qua một ngân hàng

- Có nhiều người bán và nhiều người mua Thông qua SGDHH, người mua có thể tìm được sản phẩm mong muốn với số lượng lớn, chất lượng tốt, còn người bán có thể bán hàng hóa của mình với một mức giá hợp lý nhất

Ngoài ra, SGDHH cũng được coi là định chế tài chính trực tiếp: cả chủ

thế cung và cầu đều tham gia thị trường một cách trực tiếp hoặc thông qua thành viên kinh doanh Tại Sở giao dịch, hàng hóa giao dịch sẽ có những quy định nghiêm ngặt mà tất cả các thành viên đều phải tuân thủ Qua đó làm thị trường hoạt động minh bạch, công khai, chất lượng cao hơn SGDHH với tư cách là thành viên tham gia thị trường, bởi vậy bản thân SGDHH luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên tham gia và có những hoạt động hợp lý bảo vệ người tham gia thị trường khác SGDHH còn có vai trò là một trong những công cụ quản lý tài chính của chính phủ, thông qua SGDHH chính phủ

có thể thực thi các chính sách kinh tế của mình dễ dàng và nhanh chóng phát huy hiệu quả hơn

1.3 Vai trò của SGDHH

1.3.1 Thể hiện quan hệ cung cầu về một số mặt hàng trong một thời gian nhất định

Do tính ưu việt, chuyên môn hóa cao của SGDHH cho nên việc thông

kê lượng mua, lượng bán trong một khoảng thời gian nhất định là dễ dàng, có tính chính xác Việc thể hiện chính xác quan hệ cung cầu qua từng thời kỳ này giúp tất cả các bên liên quan đến thị trường như: nhà cung cấp, nhà vận chuyển, nhà thanh toán, các thành viên của SGDHH, và nhà nước để có những quyết định đúng đắn cho việc sản xuất, và đưa ra các chiến lược kinh doanh hay quản lý của mình

1.3.2 Tạo tính thanh khoản cho hàng hóa

SGDHH là nơi tập trung nhiều người mua và nhiều người bán, chính vì vậy việc trao đổi, mua bán hàng hóa diễn ra sẽ nhanh chóng , dễ dàng hơn

Trang 15

Hơn nữa, hàng hóa tại SGDHH đã được các cơ quan chức năng kiểm định về

cả mặt định tính và mặt định lượng, việc mua bán diễn ra có sử dụng những công nghệ kỹ thuật hiện đại từ khâu giao nhận đến khâu thanh toán rất thuận lợi cho các bên Bởi vậy tính thanh khoản của hàng hóa tại SGDHH sẽ là điều vượt trội so với các hình thức giao dịch thông thường khác như chợ, các đầu mối thuần túy

1.3.3 Giá niêm yết tại SGDHH là cơ sở tham khảo về giá cả trên thị trường

Việc các doanh nghiệp hay các cá nhân muốn mua hàng nhưng không mua được hàng hóa trên SGDHH mà phải mua hàng hóa từ thị trường bên ngoài, khi đó giá cả được xác định tại SGDHH là căn cứ quan trọng để hình thành nên giá cả bên ngoài Hơn nữa, các hàng hóa mà không giao dịch qua SGDHH mà được mua bán bên ngoài thì việc hình thành giá cả bên ngoài đó vẫn phụ thuộc lớn vào giá cả tại SGDHH Việc tăng hay giảm giá cả hàng hóa tại SGDHH cũng ảnh hưởng đến việc tăng hay giảm giá cả hàng hóa ngoài Sở giao dịch

1.3.4 Hạn chế rủi ro cho các nhà kinh doanh

Đối với bên bán, họ sẽ bán trước hàng hóa bằng hợp đồng giao sau nếu

lo ngại rằng giá hàng hóa sẽ rớt quá thấp Đặc biệt với mặt hàng nông sản có tính chất không ổn định và cũng khó dự đoán về sản lượng cũng như chất lượng do chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố tự nhiên bên ngoài Ví dụ như một mặt hàng nông sản nào đó được mùa, sản lượng tăng nhiều hơn so với cùng kỳ, như vậy nếu như các hình thức giao dịch thông thường, giá bán sẽ giảm, người nông dân rất ít được lợi từ vụ mùa bội thu của mình Nhưng nếu giao dịch tại SGDHH người nông dân không những giảm được phần lớn rủi

ro cho khâu phân phối sản phẩm mà còn có thể thu được lợi lớn từ các hợp đồng giao sau đã ký kết với mức giá ổn định trước

Trang 16

Còn ngược lại với bên mua, nếu người mua không muốn mua với giá quá cao, họ sẽ mua trước bằng hợp đồng giao sau ở một mức giá định trước Phòng trường hợp có thể dự đoán rằng giá sẽ tăng cao trong thời gian tới, việc

ký hợp đồng mua bán trước sẽ rất có lợi và hạn chế được rủi ro giá cả

Ngoài ra, đối với hoạt động xuất nhập khẩu, thì việc tham gia vào Sở giao dịch cũng giúp cho các đơn vị kinh doanh có thể hạn chế thấp nhất mức rủi ro, nhất là với các rủi ro do thay đổi tỷ giá Nhà nhập khẩu nếu dự đoán đồng ngoại tệ thanh toán lên giá, sẽ mua trước bằng hợp đồng giao sau Khi đó nhà nhập khẩu sẽ vẫn có thể mua được hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng tốt mà vẫn thu được một khoản lãi do chênh lệch tỷ giá này

1.4 Điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển SGDHH

1.4.1 Phải có nền kinh tế vận hành theo quy luật thị trường

Trong nền kinh tế vận hành theo quy luậ t thị trường , giá cả hàng hóa được phản ánh trung thực, khách quan , và chính xác Vì rằng, trên Sở giao dịch giá cả hàng hóa luôn biến động từng giờ theo giá của thị trường Chỉ khi giá hàng hóa tự do thay đổi, phản ánh đúng quy luật thị trường, không có một bàn tay nào có thể tác động, nhằm điều chỉnh, hoặc bóp méo thì lúc đó, độ chênh lệch, rủi ro về giá của mặt hàng mới được giảm thiểu Điều này đáp ứng được mục tiêu chủ đạo của Sở giao dịch là chia sẻ rủi ro về giá cho thành viên khi tham gia thị trường Và chỉ khi đó, Sở giao dịch mới có thể phát huy

được hết vai trò của nó, mang lại hiệu quả cao nhất cho các bên tham gia

1.4.2 Phải có hệ thống pháp lý đầy đủ , chặt chẽ

Xây dựng SGDHH không chỉ đơn thuần là việc tạo lập thị trường và cứ thế đưa nó vào giao dịch Hoạt động tại các Sở giao dịch vô cùng phức tạp, chứa đựng những rủi ro, những biến động bất ngờ, có thể mang lại cho người này lợi nhuận khổng lồ, nhưng cũng có thể khiến cho người khác thua lỗ Các

Trang 17

vấn đề như tính pháp lý của chủ thể tham gia giao dịch, của chính Sở giao dịch, các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán, vấn đề về thanh toán, giải quyết tranh chấp, nghĩa vụ nộp thuế đều cần có quy định cụ thể trong những văn bản luật chính thức Do đó, muốn xây dựng một sở giao dịch, duy trì nó hoạt động hiệu quả thì cần có hành lang pháp lý đồng bộ điều chỉnh riêng hoạt động mua bán qua Sở giao dịch

1.4.3 Có số lượng lớn các bên tham gia giao dịch

Một thị trường mạnh là thị trường tập trung nhiều người mua và người bán Khi đó nâng cao hoạt động và giá trị của hàng hóa hơn , đồng thời cũng giúp các nhà đầu tư có nhiều khả năng lựa chọn hơn , từ đó sẽ khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm , tính cạnh tranh trên thị trường Hơn nữa, một trong những vai trò của SGDHH là phản ánh cung cầu của thị trường về mặt hàng được giao dịch tại Sở Mà điều này sẽ không thể được thể hiện đầy đủ nếu số lượng tham gia mua bán trên SGDHH ch ỉ là thiểu số trên thị trường, thì sẽ không đủ để nói lên diễn biến của thị trường Hiện nay, những Sở giao dịch được đánh giá là thành công và có uy tín trên thế giới đều là những Sở giao dịch có số lượng thành viên tham gia rất lớn

1.4.4 Hàng hóa cần được tiêu chuẩn hóa theo tiêu chuẩn của quốc tế

Đây là những đòi hỏi quan trọng vì rằng trên thị trường giao dịch, chủ yếu là giao dịch giao sau , người mua và người bán không có cơ hội gặp gỡ trực tiếp để giao dịch với nhau, tất cả đều thông qua vai trò của trung gian môi giới, đặt lệnh và vai trò đầu mối khớp lệnh của SGDHH Do đó để đảm bảo quyền cũng như lợi ích chính đáng của các chủ thể tham gia giao dịch thì mỗi Sở giao dịch đều đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng, khối lượng, quy cách của từng loại hàng hóa trước khi đưa vào giao dịch Tiêu chuẩn hóa trên Sở giao dịch cũng là một dịp thuận tiện để Nhà nước tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế,

Trang 18

đồng thời nâng cao quy mô sản xuất để tiến tới một nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng, năng suất cao và có chất lượng, tránh sự sản xuất thiếu tập trung

1.4.5 Phải có hệ thống thanh toán hiện đại

Vì rằng có đến 98% giao dịch qua sở được thanh lý trước ngày đáo hạn của hợp đồng Đây là một thực tế, người tham gia giao dịch phải đóng phí giao dịch và nộp tiền bảo chứng, số tiền ký quỹ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào khối lượng giao dịch, vào số lượng hợp đồng được giao dịch của chủ thể Hơn nữa, bởi phương pháp giao dịch kỹ thuật hiện đại của SGDHH , các nhà đầu tư có thể ngồi tại nhà đặt lệnh và ký kết hợp đồng điện tử Điều đó kéo theo sự cần thiết phải có một hệ thống thanh toán an toàn và đảm bảo Mỗi ngày có hàng triệu giao dịch được thực hiện có liên quan đến việc thanh toán tại Sở giao dịch đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán chính xác hiện đại, thu hút và tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư

1.4.6 Phải có một thị trường giao ngay hoạt động có hiệu quả

Mặc dù chỉ có 2% giao dịch được thanh lý vào ngày đáo hạn nhưng chúng ta muốn xây dựng được thị trường này chúng ta phải có một thị trường giao ngay hoạt động có hiệu quả Khi các quyết định của nhà đầu tư trên Sở giao dịch phụ thuộc nhiều vào các thông tin liên quan đến giá cả từ thị trường giao ngay và ngược lại các thông tin từ Sở giao dịch là cơ sở để các bên thực hiện giao dịch trên thị trường giao ngay Chính tính chất hai chiều đó làm cho giữa thị trường mua bán hàng hóa qua sở giao dịch và thị trường giao ngay phụ thuộc lẫn nhau Do đó, khi xây dựng Sở giao dịch hàng hóa không thể không tính đến vai trò của thị trường giao ngay

1.4.7 Có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước

Trang 19

Cần có nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, vận hành thị trường Vì rằng, đây là một thị trường có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thương mại và tài chính, rủi ro trên thị trường có thể đến bất cứ lúc nào, trong khi đó chúng ta lại hoàn toàn chưa có kinh nghi ệm vận hành nó Do đó, đòi hỏi khi xây dựng thị trường này, chúng ta phải có chính sách đào tạo để có được nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tham gia vận hành Sở giao dịch và là những nhà môi giới, tư vấn chuyên nghiệp

1.4.8 Có quan hệ hợp tác quốc tế sâu rộng

Trong quá trình toàn cầu hóa, thị trường của mỗi quốc gia là m ột bộ phận của thị trường quốc tế, do đó khi xây dựng Sở giao d ịch nông sản chúng

ta phải học tập kinh nghiệm, mô hình tổ chức, cách thức quản lý, điều hành…

từ các Sở giao dịch nước ngoài , để vận dụng một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện của nước m ình Hơn nữa, với việc gắn kết các thị trường thông qua hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu, các thông tin từ thị trường quốc tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước, những biến động mang tính quốc tế tất yếu sẽ tác động đến tất cả thị trường, do đó nhu cầu hợp tác quốc

tế là một đòi hỏi tất yếu để xây dựng thị trường tại SGDHH

1.5 Các thành viên của SGDHH

Thành viên của SGDHH bao gồm: thành viên môi giới và thành viên

kinh doanh Khách hàng của SGDHH bao gồm các nhà đầu tư mua và bán

hàng hóa gián tiếp thông qua thành viên kinh doanh của SGDHH

SGDHH được thành lập và hoạt động có liên quan tới nhiều các bộ ban ngành, tổ chức liên quan khác Nhìn chung , hầu hết các SGDHH trên thế giới đều có cấu trúc như nhau , và ở Việt Na m cũng có c ấu trúc giống như các SGDHH lớn trên thế giới như TOCOM (Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo -

Nhật), NYMEX (Sàn giao dịch hàng hóa New York - Mỹ), hay DCE (Sàn giao dịch hàng hóa Dalian - Trung Quốc ) Cấu trúc về các thành viên và các

Trang 20

cơ quan, tổ chức liên quan c ủa SGDHH có thể được mô tả qua hình vẽ dưới đây:

Đối với mỗi quốc gia , quy mô và tổ chức khác nhau mà có những quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên của SGDHH là khác nhau Ở Việt Nam, Nghị định s ố 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH và Thông tư 03/2009/TT- BCT của Bộ Công Thương cụ thể hơn về Nghị định đã quy định cụ thể về

điều kiện , lĩnh vực hoạt động cũn g như quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên tại SGDHH như sau :

1.5.1 Thành viên môi giới

Chỉ các thành viên môi giới mới được thực hiện các hoạt động môi giới mua bán hàng hoá qua SGDHH Theo Nghị định s ố 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH của Việt Nam, thành viên môi giới phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh

Trang 21

nghiệp

 Vốn pháp định là 5 tỷ đồng trở lên

 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

 Hoạt động tuân thủ theo Điều lệ hoạt động của SGDHH

Nghĩa vụ của nhà môi giới:

 Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoàn thành việc môi giới

 Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được mô giới

 Chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của các bên được môi giới, nhưng không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ

 Không được tham gia hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới

Quyền của nhà môi giới:

Nhà môi giới có quyền hưởng thù lao cho hoạt động môi giới của mình phát sinh từ thời điểm ký kết hợp đồng môi giới Ngoài ra, nhà môi giới

có thể được hưởng một số quyền lợi khác được ghi cụ thể trong hợp đồng

1.5.2 Thành viên kinh doanh

Chỉ những thành viên kinh doanh của SGDHH mới được thực hiện các hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH Nghị định s ố 158/2006/NĐ-CP cũng nêu rõ các điều kiện cụ thể mà mỗi thành viên kinh doanh cần phải đáp ứng đầy đủ, đó là:

 Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh

Trang 22

nghiệp

 Vốn pháp định là 75 tỷ đồng trở lên

 Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải có bằng đại học, cử nhân trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp

 Hoạt động tuân thủ theo Điều lệ hoạt động của SGDHH

Quyền của thành viên kinh doanh:

 Thành viên kinh doanh có quyền thực hiện các hoạt động tự doanh hoặc nhận uỷ thác mua bán hàng hoá qua SGDHH cho khách hàng

 Yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo thực hiện giao dịch trong trường hợp nhận uỷ thác thực hiện việc mua bán hàng hoá qua SGDHH cho khách hàng

 Các quyền khác quy định trong điều lệ hoạt động của SGDHH

Nghĩa vụ của thành viên kinh doanh:

 Thực hiện nghiêm chỉnh và đầy đủ các nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch qua SGDHH

 Ký quỹ bảo đảm tư cách thành viên, ký quỹ giao dịch trước khi thực hiện các giao dịch qua SGDHH

 Nộp phí thành viên, phí giao dịch và các loại phí khác theo quy định của Điều lệ hoạt động của SGDHH

 Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột lợi ích trong nội bộ và trong giao dịch

 Trong trường hợp nhận uỷ thác, phải ký kết hợp đồng uỷ thác bằng văn bản với khách hàng và chỉ được thực hiện giao dịch cho khách hàng khi nhận được lệnh uỷ thác giao dịch từ khách hàng

 Cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời thông tin cho khách hàng

 Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác

Trang 23

các giao dịch cho khách hàng và cho chính mình

 Ưu tiên thực hiện lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng trước lệnh giao dịch của chính mình

 Giao dịch trung thực và công bằng, vì lợi ích của khách hàng

 Đảm bảo hạch toán riêng hoạt động mua bán hàng hóa qua SGDHH của từng khách hàng và của chính mình

Như vậy, có thể thấy sự khác biệt của thành viên môi giới và thành viên kinh doanh Điều kiện để trở thành thành viên kinh doanh phức tạp và đòi hỏi nhiều vốn, kinh nghiệm và kỹ thuật hơn thành viên môi giới Bởi vậy mà bên cạnh hoạt động môi giới như thành viên môi giới thì thành viên kinh doanh còn có thể tự mình tham gia vào thị trường với tư cách là nhà đầu tư

1.5.3 Các nhà đầu tư mua và bán gián tiếp tại SGDHH

Vì điều kiện để trở thành thành viên kinh doanh của SGDHH đòi hỏi quy

mô rất lớn về vốn, kỹ thuật…bởi vậy các nhà đầu tư ph ải hoạt động dưới hình thức ủy quyền cho các thành viên kinh doanh hoặc qua môi giới Các nhà đầu

tư mua và bán gián tiếp tại SGDHH gồm có:

 Bên cung cấp hàng hóa: những nhà xuất khẩu hàng hóa, những người nông dân, những chủ trang trại lớn có hàng hóa đủ tiêu chuẩn để giao dịch tại SGDHH …

 Bên mua hàng: cá nhân, tổ chức, các DN nhập khẩu nước ngoài

1.5.4 Các cơ quan, tổ chức có liên quan đến SGDHH

 Cơ quan quản lý nhà nước: thủ tướng chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư, Ngân hàng nhà nước

 Cơ quan tự quản: SGDHH, Hiệp hội các nhà kinh doanh

 Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ, trung tâm giao nhận hàng hóa

 Tổ chức đánh giá kiểm định chất lượng hàng hóa

Trang 24

1.6 Hàng hóa trên SGDHH

Mỗi quốc gia có quy định riêng về hàng hóa giao dịch trên SGDHH Trong mỗi thời kỳ , sẽ có danh mục hàng hóa được giao dịch , số lượng, tiêu chuẩn hàng hóa giao dịch cũng sẽ được đơn vị quản lý trực thuộc quyết định để phù hợp với điều kiện và chính sách của từng quốc gia

Ở Việt Nam , danh mục hàng hóa được phép giao dịch mua bán qua SGDHH được Bộ trưởng Bộ Công Thương công bố cụ thể trong từng thời kỳ Điều này đồng nghĩa rằng SGDHH chỉ có thể tổ chức thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hóa thuộc danh mục hàng hoá do Bộ trưởng Bộ Công thương quy định Chất lượng, đơn vị đo lường và các tiêu chuẩn khác của hàng hoá phải được SGDHH công bố công khai, chính xác và phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường hiện hành

1.7 Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của SGDHH

1.7.1 Nguyên tắc công khai

SGDHH phải xây dựng trên cơ sở hệ thống thông tin công bố tốt Theo luật định, các chủ thể tham gia có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực và kịp thời những thong tin có liên quan tới nhà cung cấp, thời gian…qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, và các tổ chức có lien quan Việc khai thác thông tin phải thỏa mãn các điệu kiện như:

Chính xác: những thông tin công khai nhưng không xác thực hoặc

không tin cậy có thể dẫn tới những quyết định đầu tư sai lầm của các nhà đầu

tư, ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư, vi phạm nguyên tắc Do đó đòi hỏi thông tin được công bố cần phải chính xác

Kịp thời: nếu các thông tin được công khai nhưng không kịp thời,

chạm chễ, lạc hậu thì sẽ làm các nhà đầu tư mất cơ hội hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư

Trang 25

Dễ tiếp cận: nghĩa là công khai thông tin trên SGDHH nhưng phải dễ

tiếp cận cho nhà đầu tư Chính vì vậy, SGDHH ở các nước trên thế giới đã sử dụng rất nhiều phương tiện để công khai thông tin như báo chí, phát thanh truyền hình, mạng lưới thông tin của SGDHH

Nguyên tắc công khai nhằm bảo vệ nhà đầu tư, song đồng thời nó cũng có hàm nghĩa rằng, một khi đã được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác thì người đầu tư phải chịu trách nhiệm về các quyết định đầu tư của mình

1.7.2 Nguyên tắc trung gian

Theo nguyên tắc này, những người mua bán cuối cùng sẽ không giao dịch trực tiếp với nhau, họ chỉ cần biết người môi giới của họ, vì mọi hoạt động đề thông qua trung gian môi giới Trên SGDHH các giao dịch được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian của các SGDHH là các thành viên môi giới hay thành viên kinh doanh Bản thân thành viên kinh doanh cũng là một nhà đầu tư, xong thành viên kinh doanh cũng nhận sự ủy thác của các nhà đầu

tư khác Các nhà đầu tư gián tiếp chưa đủ điều kiện để trở thành viên kinh doanh của SGDHH muốn giao dịch tại sở phải ủy thác cho thành viên kinh doanh Việc giao dịch được ưu tiên cho các nhà đầu tư gián tiếp khác trước thành viên kinh doanh

1.7.3 Nguyên tắc đấu giá

Mọi việc mua bán trên SGDHH đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá Nguyên tắc đấu giá dựa trên mối quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định Căn cứ vào các phương thức đấu giá, có các loại đấu gia như sau:

tiếp tại SGDHH để thương lượng giá

trực tiếp mà việc thương lượng giá được thực hiện gián tiếp thông hệ thống điện thoại và mạng máy tính

Trang 26

Đấu giá tự động: Là hình thức đấu giá thông qua mạng máy tính nối

giữa máy chủ của Sở giao dịch với hệ thống máy tính của các thành viên Các lệnh mua, bán được truyền đến máy chủ, máy chủ tự động khớp các lệnh mua

- bán có giá phù hợp và thông báo kết quả cho thành viên có đặt lệnh đặt hàng được thực hiện

Căn cứ vào thời gian đấu giá, có hình thức đấu giá định kỳ và đấu giá liên tục:

một mức giá duy nhất bằng cách tập hợp tất cả các đơn đặt hàng mua và bán trong một khoảng thời gian nhất định Đấu giá định kỳ là phương thức xác định mức giá cân bằng giữa cung và cầu Phương thức đấu giá này rất có hiệu quả trong việc hạn chế biến động giá quá mức phát sinh từ việc phối hợp các đơn đặt hàng được chuyển tới thị trường một các bất thường như trong trường hợp đấu giá liên tục Tuy nhiên phương thức này không phản ánh kịp thời những hông tin về thị trường và hạn chế kịp thời của các giao dịch Do vậy, hình thức này chỉ thích hợp với giai đoạn đầu của SGDHH khi số lượng khách hàng và khối lượng giao dịch nhỏ, không sôi động

tiến hành liên tục bằng cách phối hợp các đơn đặt hàng của khách hàng ngay khi có đơn đặt hàng có thể phối hợp được Đặc điểm của đấu giá liên tục là giá cả được xác định qua sự phản ứng tức thời của thông tin các nhà đ ầu tư có thể nhanh chóng phản ứng lại trước những thay đổi trên thị trường Hình thức đấu giá này thích hợp với những thị trường có khối lượng giao dịch lớn với nhiều đơn đặt hàng

Khi thực hiện nguyên tắc đấu giá, bao giờ cũng phải tuân thủ theo các thứ tự ưu tiên về giá (Giá đặt mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất), về thời gian, về khách hàng (ưu tiên các nhà đầu tư cá nhân trước), về quy mô đặt lệnh hàng (cùng một mức giá, ưu tiên các lệnh có khối lượng lớn hơn)

Trang 27

Mỗi nguyên tắc đưa ra nhằm đảm bảo lợi ích của mỗi chủ thể tham gia

Sở giao dịch một cách tối đa Và mỗi nguyên tắc đó đều có tính chất bắt buộc tất cả các thành viên, bởi vậy tất cả các nguyên tắc đều được quy định rõ ràng,

cụ thể trong điều lệ, quy chế hoạt động của SGDHH

1.8 Các hoạt động mua bán cơ b ản tại SGDHH

Để tiến hành giao dịch tại SGDHH, nếu không là thành viên kinh doanh của sở, thì khách hàng phải ủy nhiệm mua hoặc bán hàng hóa và nộp tiền đảm bảo ban đầu tại SGDHH Nội dung của giấy ủy nhiệm được đăng ký vào một quyển sổ và được chuyển tới người thư ký Khi giao dịch, người môi giới hay thành viên kinh doanh được ủy quyền ký hợp đồng mua bán tại sở Nhân viên của Sở giao dịch hàng hóa sẽ ghi chép và niêm yết giá (Quotation) Nếu đến cuối ngày giao dịch nào đó không có hợp đồng thì nhân viên sẽ ghi lên giá công bố chữ “N” (Nominal – có nghĩa là danh nghĩa) Còn nếu hợp đồng được thành lập, thì sẽ tiến hành vận chuyển hàng hóa theo đúng thời hạn ghi trong hợp đồng Con đường vận chuyển của hàng hóa từ tay người bán đến tay người mua thông thường được thể hiện như sau:

Hàng hóa sẽ được vận chuyển nhờ trung tâm giao nhận sau đó được kiểm tra chất lượng cũng như số lượng (bởi hàng hóa giao dịch tại SGDHH đòi hỏi nghiêm ngặt, chính xác về quy cách sản phẩm) Sau đó, chỉ những sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn mà SGDHH yêu cầu mới tiếp tục đư ợc gửi vào kho

Trang 28

lưu trữ hàng hóa của SGDHH Khi hợp đồng được hình thành, đến thời điểm thanh toán, bên mua hàng sẽ thanh toán qua trung tâm thanh toán (thường là các ngân hàng thương mại do SGDHH đã chỉ định trước) Người mua thanh toán tiền hàng xong, hàng hóa sẽ nhanh chóng được vận chuyển qua trung tâm giao nhận tới nơi theo yêu cầu của người mua hàng

Thông thường các giao dịch tại SGDHH diễn ra theo hai hình thức đó là:

Giao dịch kỳ hạn & Giao dịch giao ngay

Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction) là giao dịch trong đó giá cả

được ấn định vào lúc ký kết hợp đồng nhưng việc giao hàng và thanh toán đều được tiến hành theo một kỳ hạn nhất định, nhằm mục đích thu lợi nhuận do chênh lệch giá giữa lúc ký kết hợp đồng và lúc giao hàng Thường người bán hàng dự đoán rằng giá sẽ giảm trong thời gian tới, sẽ bán theo hợp đồng kỳ hạn để giảm rủi ro do giảm giá Thuật ngữ chuyên môn gọi người đầu cơ này

là “Bear” (gấu) – đầu cơ giá xuống Còn ngược khi dự đoán được giá lên, người mua hàng sẽ ký hợp đồng kỳ hạn, nhằm mua được hàng giá thấp trong thời gian tới Người đầu cơ này được gọi là “Bull” (Bò đực) – đầu cơ giá xuống Vì nội dung như vậy, giao dịch này còn gọi là “giao dịch kh ống” (Fectia transaction)

Một câu hỏi đặt ra là: nếu trong trường hợp giá cả biến động không đúng như dự đoán của mình, như vậy nhà đầu tư có thể bị lỗ rất lớn, vậy nhà đầu tư sẽ phải làm gì để giảm rủi ro tối đa nhất? Trong trường hợp này, bên dự đoán không đúng có thể đề nghị đối phương hoãn ngày thanh toán đến kỳ hạn sau và xin trả đối phương một khoản tiền bù Khoản tiền bù mà bên mua phải bỏ ra gọi là “bù hoãn mua” (Contango) Khoản tiền bù mà bên bán phải

bỏ ra gọi là “bù hoãn bán” (Backnardation)

Giao dịch giao ngay (Spot transaction) là giao dịch trong đó hàng hóa

được giao ngay và trả tiền ngay vào lúc ký kết hợp đồng Hợp đồng giao ngay

Trang 29

được ký trên cơ sở theo h ợp đồng mẫu của Sở giao dịch giữa người có sẵn hàng muốn giao ngay với người có nhu cầu gấp, cần được giao ngay Vì vậy đó là hợp đồng hiện vật Giá cả mua bán ở đây là giá cả giao ngay (Spot price hoặc Spot quotation) Giao dịch này chiếm tỷ trọng nhỏ (chỉ khoảng 10%) 2trong các giao dịch tại Sở giao dịch

1.9 Kinh nghiệm xây dựng và phát triển một số SGDHH trên thế giới 1.9.1 Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo – TOCOM

Sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (Tokyo Commodity Exchange) – TOCOM là sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Nhật Bản, và cũng là một trong những sàn giao dịch hàng hóa nổi tiếng tại châu Á và trên thế giới TOCOM được thành lập tại Tokyo vào tháng 11, 1984 TOCOM là sự sát nhập của ba Sàn giao dịch đó là Sàn giao dịch hàng dệt may Tokyo (thành lập tháng 2 năm 1951), Sàn giao dịch cao su Tokyo (thành lập tháng 12 năm 1952) và Sàn giao dịch Vàng Tokyo (thành lập tháng 2 năm 1982) TOCOM được thành lập với tư cách là một công ty cổ phần v ới tổng số vốn điều lệ của TOCOM là 1.989 tỷ Yên (tương đương 19,89 tỷ USD)

Ở Nhật có 4 SGDHH lớn đó là : Sở giao dịch TOCOM, Sở giao dịch TGE (Tokyo Grain Exchange – Yokohama), Trung tâm giao dịch hàng hóa C -Com (Central Japan Commodty Exchange – Osaka), Sở giao dịch Kansai (Kansai Commodies Exchange – Fukuoka) Trong đó TOCOM chiếm tỷ trọng lớn nhất cả về quy mô và số lượng hợp đồng được giao dịch Số lượng giao dịch tại sàn TOCOM so với tổng lượng giao dịch tại Nhật bản chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 74% toàn thị trường:

2

Giáo trình Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Vũ Hữu Tửu 2006, trang 41

Trang 30

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/profile/

So sánh số lượng hợp đồng giao dịch và trị giá giao dịch qua các năm từ

1998 đến 2007 của Sở giao dịch TOCOM với các Sở giao dịch khác tại Nhật

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/profile/

Trang 31

TOCOM có số lượng thành viên lớn:

Các thành viên của TOCOM gồm có: 49 thành viên môi giới, 25 thành viên kinh doanh, 25 thành viên thường và 42 thành viên liên kết, hợp tác Mỗi thành viên có những quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau Bởi vậy cách thức họ thực hiện giao dịch cũng khác nhau, có thể là trực tiếp hoặc có thể là gián tiếp:

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/profile/member/member.html

Sự đa dạng và chuyên môn hóa của các thành viên và số lượng cũng như

quy mô lớn giúp cho TOCOM hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều

Quy trình kỹ thuật hiện đại:

Cách thức tiến hành giao dịch tại sàn TOCOM được thực hiện hoàn toàn qua hệ thống thiết bị kỹ thuật hiện đại, tự động Hệ thống giao dịch diễn ra

Trang 32

bằng nhiều phương thức : hoặc đến trực tiếp Sở giao dịch hoặc gửi lệnh qua mạng internet với độ an toàn tuyệt đối Nhà đầu tư có thể thông q ua các công

ty thành viên (thành viên môi giới , thành viên kinh doanh hay chính là những Sở giao dịch của TOCOM) để đặt lệnh như sơ đồ sau :

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/guide/index.html

Trang 33

Nhà đầu tư gửi lệnh của mình bằng điện thoại hoặc fax đến công ty thành

viên Tại các công ty thành viên , hệ thống máy tính sẽ xử lý thông tin , trao đổi thông qua mạng Lan rồi từ đó sẽ gửi lệnh đến trung tâm giao dịch chính của TOCOM Trong một thời gian nhất định , hệ thống sẽ khớp lệnh giao dịch và sẽ công bố kết quả lên bàng điện tử , và truyền

Cách thức đặt lệnh đối với nhà đầu tư nước ngoài:

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/nyumon/index.html

Hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài cũng giống như các nhà đầu tư trong nước, đều có thể trực tiế p hoặc gián tiếp thông qua môi giới tham gia Sở giao dịch dễ dàng, thuận tiện Bởi vậy mà số lượng thành viên nước ngoài tăng lên đáng kể trong những năm gần đây Cụ thể từ năm 2001 đến năm 2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoà i đã ký kết trên 43000 hợp đồng được giao dịch thành công

Trang 34

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/historical/index.html

Hợp tác quốc tế sâu rộng:

Ngày 1 tháng 4 năm 2008, TOCOM đã trở thành thành viên thứ 99 của

tổ chức giao lưu thương mại CEA (Commodity Exchange Act ) Ngoài ra TOCOM cũng hợp tác với nhiều sàn giao dịch nổi tiếng khác trên thế giới như Sở giao dịch hàng hóa Chicago , Mỹ; Sở giao dịch hàng hóa Dalian , Trung Quốc, và một số sàn giao dịch khác tại Ấn Độ , Anh, Mỹ,

Hàng hóa đa dạng về chủng loại, đạt tiêu chuẩn quốc tế:

Các hàng hóa được giao dịch tại TOCOM là: cao su, dầu lửa, nhôm, xăng dầu, kim loại Palladium, bạc, vàng, dầu thô, bạch kim Sự đa dạng hóa các mặt hàng giao dịch tại Sở giúp Sở giao dịch hoạt động linh hoạt hơn , đảm bảo và duy trì hoạt động mọi lúc vì có sự bổ trợ từ các mặ t hàng cho nhau Tỷ trọng của các hàng hóa này được xác định trước trong vòng một năm dựa theo các tiêu trí xác định như cán cân của thị trường tiền mặt, lượng nhập khẩu của năm trước và lãi xuất trung bình của tháng cuối cùng của năm trước tại thị

Trang 35

trường giao dịch sàn TOCOM Tỷ trọng đó mỗi năm sẽ khác nhau và thường được bắt đầu từ ngày làm việc đầu tiên của tháng 6 đến hết tháng 5 năm sau Theo công bố mới nhất, tỷ trọng hàng hóa của sàn TOCOM cho đến tháng 5 năm 2009 là:

Tỷ trọng khối lượng (Từ tháng 6 năm 2008 đến tháng 5 năm 2009)

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/profile/

Cụ thể trong sàn TOCOM, các mặt hàng được giao dịch chiếm tỷ trọng lớn vẫn là kim loại và dầu hỏa Theo số liệu thống kê mới nhất, do ảnh hưởng của giá dầu tăng mạnh trong thời gian trước tháng 2 năm 2008, giao dịch dầu giảm, bởi vậy các nhà đầu tư có xu hướng đổ xô sang giao dịch kim loại Tổng lượng giao dịch được về kim loại vào tháng 2 - 2008 lên tới trên 150000 hợp đồng

Trang 36

Nguồn: http://www.tocom.or.jp/historical/index.html

Thời gian giao dịch có biên độ lớn:

Thời gian giao dịch của sàn là 9:00-11:00 và 12:30-17:30 Thời gian này phù hợp với thời gian giao dịch của một cố Sàn giao dịch lớn trên thế giới , từ đó tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài và mở rộng hợp tác quốc tế Hơn nữa, tất cả các hợp đồng giao dịch được thành lập đều thông qua thiết bị điện tử hi ện đại, bởi vậy giao dịch diễn ra nhanh chóng ngay cả đối với nhà đầu tư nước ngoài

Có thể nói , làm nên sự thành công của SGDHH TOCOM , Nhật là tổng hợp các yếu tố hay những điều kiện tốt nhất cho việc thành lập một SGDHH nói chung Bao gồm: đội ngủ quản lý tốt , thành viên đủ lớn , có kinh nghiệm

và chuyên môn cao , hệ thống kỹ thuật ch ặt chẽ, điều lệ phù hợp với xu hướng phát triển của SGDHH tại Nhật

Trang 37

1.9.2 Sàn giao dịch hàng hóa Dalian – DCE

Sàn giao dịch hàng hóa Dalian (Dalian Commodity Exchange ) – DCE,

là một trong ba sàn giao dịch hàng hóa lớn nhất Trung Quốc, đó là Sàn giao

dịch ZCE (Zhengzhou Commodity Exchange) năm 1990 và Sở giao dịch Thượng Hải (Shanghai Commodity Exchange ) thành lập năm 1997

DCE được thành lập vào ngày 28 tháng 2 năm 1993 tại Dalian, Trung Quốc Là một tổ chức tự quản và phi lợi nhuận, DCE đã phát triển mạnh mẽ kể từ khi thành lập và trở thành sàn giao dịch hàng nông sản lớn nhất Trung Quốc

Đa dạng hóa sản phẩm:

Sản phẩm được giao dịch tại DCE khá đa dạng là các s ản phẩm nông nghiệp bao gồm: ngũ cốc, đậu tương loại 1, đậu tương loại 2, bột tương và nước tương, dầu cọ và lúa mạch… Hiện nay, DCE đã phát triển và đứng thứ hai trên thế giới về giá trị giao dịch ngũ cốc Bảng số liệu tổ chức giao dịch tương lai và quyền chọn FOA dưới đây cho thấy sản lượng giao dịch đậu tương của DCE đã vươn lên vị trí đứng đầu trong danh sách 20 mặt hàng giao dịch lớn nhất trên thế giới năm 2007:

Trang 38

Nguồn: http://www.dce.com.cn/portal/en/index.jsp

Tích cực mở rộng hợp tác quốc tế:

Trong những năm gần đây, DCE tích cực mở rộng hợp tác quốc tế, và trở thành m ột trong những thành viên sáng lập của hai tổ chức công nghiệp hàng hóa tương lai Mỹ - FIA và tổ chức giao dịch hàng hóa tương lai, quyền chọn Anh - FOA DCE đã hợp tác trên 10 sàn giao dịch nước ngoài trong đó

có sở giao dịch Chicago lớn nhất thế giới để chia sẽ thông tin và cùng nhau phát triển thị trường mới

Tích cực phát triển một thị trường tin cậy và hiện đại:

Trang 39

Trong 15 năm qua, DCE đã xây dựng nên một thị trường đáng tin cậy cho các nhà đầu tư, đảm bảo về giá cả và hạn chế các rủi ro trong nghiệp vụ quản lý của mình Giá của mặt hàng đậu tương và ngũ cốc tại DCE là giá tiêu chuẩn của thị trường nội địa Trung Quốc DCE còn giúp bảo vệ người nông dân trong việc ổn định giá, tạo thuận lợi cho khâu phân phối sản phẩm nông nghiệp trên thị trường, do đó DCE cũng góp phần trong việc cái cách hóa thị trường nông sản Trung Quốc, và thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường của Trung Quốc Tính đến năm 2007, tổng giá trị giao dịch đạt tới 1,52

tỷ lô (10,15 triệu MT) tương đương 39,7 triệu nhân dân tệ

Nguồn: http://www.dce.com.cn/portal/en/index.jsp

Trong thời gian tới DCE tiếp tục phát triển với mục tiêu trở thành trung tâm giao dịch thương mại toàn cầu với đội ngũ tài năng và dịch vụ công nghệ vượt trội của mình Bên cạnh thế mạnh về hàng nông sản của mình, DCE đang có kế hoạch mở rộng tính cạnh tranh bằng việc giao dịch các mặt hàng phi nông sản

Mục tiêu phát triển đúng đắn, hợp lý có giá trị thực tiễn:

Trang 40

Với sự thiết lập của thị trường bền vững và lành mạnh, DCE đã đặt ra 1

số những quy luật dẫn đường cho sự phát triển của sàn giao dịch, được tóm tắt

trong phát biểu sau: “1 mục tiêu, 2 thay đổi và 3 định hướng”

 “ 1 mục tiêu” là chúng ta sẽ xây dựng DCE thành 1 thị trường đa chức năng có thể góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia và thiết lập giá cả với tác động toàn cầu, tạo ra bước nhảy vọt mới với nguồn lực, sự điều hành, công nghệ và dịch vụ đều là hạng nhất của chúng ta

 “2 thay đổi” ở đây gồm có:

- Thay đổi từ nền kinh tế buôn bán hàng hóa nông nghiệp thành kinh tế trao đổi hàng hóa tương lai (hoàn toàn)

- Thay đổi từ thị trường khu vực, địa phương sang thị trường quốc gia và quốc tế

 “3 định hướng” bao gồm: bằng cách định hướng chúng ta theo thế giới, theo tương lai và theo thị trường, chúng ta sẽ cải thiện khả năng dịch vụ, khả năng cách tân, đổi mới, và khả năng cạnh tranh và đưa DCE lên 1 tầm cao mới

Có thể thấy , TOCOM và DCE là các SGDHH hiện đại xứng đáng là

mô hình SGDHH cho nước ta học tập Nếu như TOCOM là một SGDHH từ một quốc gia đã phát t riển - Nhật Bản cho ta những mô hình kỹ thuật hiện đại , phương pháp quản lý hiệu quả , thì DCE là một SGDHH từ một quốc gia đang phát triển - Trung Quốc có đặc điểm phát triển kinh tế và đặc biệt mặt hàng nông sản khá tươ ng đồng với Việt Nam , xứng đáng cho ta học tập về chiến lược cũng như định hướng phát triển từng giai đoạn để xây dựng một SGDHH hiện đại và hiệu quả

Ngày đăng: 17/04/2014, 13:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Thị Ngọc Anh , “Nông sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập” , Tạp chí Thương mại , 2006, Số 45 - Trang 6-8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nông sản Việt Nam trước yêu cầu hội nhập
2. Hải Đăng , “Vắng như chợ Thủy sản Cần giờ” 08 Tháng mười 2005, vietbao.vn,http://vietbao.vn/Kinh-te/Vang-nhu-cho-thuy-san-Can-Gio/40101990/87/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vắng nhƣ chợ Thủy sản Cần giờ
5. Nguyễn Văn Nam , “Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả”, NXB Thống kê, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sàn giao dịch nông sản với việc giảm rủi ro về giá cả
Nhà XB: NXB Thống kê
6. Hoàng Ngân , “Chợ nông sản : Biết người, Biết ta ...” trên trang báo agroinfo, ngày 23/06/2007.http://www.agro.gov.vn/news/newsDetail.asp?targetID=2905 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chợ nông sản : Biết người, Biết ta
9. Nguyễn Xuân Trƣ ờng, “Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc” , Tạp chí Quản lý Kinh tế , 2005, Số 4 - Trang 65-69 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sản nghiệp hóa nông nghiệp ở Trung Quốc
12. Geore A. Fontanills, “Getting started in Commodities”, 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Getting started in Commodities
13. Lâm Giang , “Vietnam Agricultural Exports” , báo VN economic News , 1996. Số 34 – Trang 16-17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vietnam Agricultural Exports
14. “Japan commodities exchage Law”, 2005 III. Một số website Sách, tạp chí
Tiêu đề: Japan commodities exchage Law
4. Luật Thương mại Việt Nam 2005, Chương II , mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Khác
7. Nghị định s ố: 158/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua SGDHH Khác
8. Thông tư 03/2009/TT-BCT, 10/03/2009 của Bộ Công Thương Khác
10. PGS Vũ Hữu Tửu , 2003, Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương , NXB Giáo dục Khác
11. Poetsolvers, Commodity Trading for Start-ups, 2009 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê chi tiết tình hình tháng  4 nhƣ sau: - Thực trạng và giải pháp phát triển sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Bảng th ống kê chi tiết tình hình tháng 4 nhƣ sau: (Trang 70)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w