1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

230 1,2K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Các Khu Kinh Tế Mở Và Các Đặc Khu Kinh Tế Ở Việt Nam Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Tác giả Võ Đại Lược, Lê Văn Sang, Trần Văn Tùng, Hoàng Thanh Nhàn, Bùi Trường Giang, Nguyễn Đăng Dung, Lê Văn Cương, Đặng Phương Hoa, Nguyễn Trần Quế, Cốc Nguyên Dương
Trường học Bộ Khoa Học Và Công Nghệ
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 230
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

Các tác giả Tsuchiya Takeo, Ohara Ken, Nakano Kenji Nhật Bản đã viết những bài giới thiệu các khu mậu dịch tự do với các nội dung chủ yếu về quá trình hình thành các khu này ở châu Á, sự

Trang 1

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CHƯƠNG TRÌNH KX01/06-10

ĐỀ TÀI KX01.07/06-10

XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ MỞ

VÀ CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Chủ nhiệm đề tài: Võ Đại Lược Những người tham gia:

Lê Văn Sang Trần Văn Tùng Hoàng Thanh Nhàn Bùi Trường Giang Nguyễn Đăng Dung

Lê Văn Cương Đặng Phương Hoa Nguyễn Trần Quế Cốc Nguyên Dương

8110

HÀ NỘI – 2010

Trang 2

Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHU KINH TẾ TỰ DO 13

I.2 Quan niệm mới về thế hệ FEZ mới 16

II.1 Tình hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): Nền tảng của dòng lý

II.2 Lý thuyết Thương mại Mới (NTT): Bổ sung thuyết phục cho cơ sở lý luận về

II.3 Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới (NEG): Hình thành không gian tập trung kinh tế

là điều kiện cần thiết để tạo dựng và phát huy hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô

24

III VAI TRÒ CỦA CÁC FEZ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP

III.1 Mô hình FEZ giúp tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia 32III.2 Các FEZ tạo ra “cực tăng trưởng” mới 33III.3 Các FEZ/SEZ giúp định vị nền kinh tế quốc dân trong chuỗi giá trị toàn cầu 34III.4 Các FEZ/SEZ là cửa ngõ hấp thu, sản sinh doanh nghiệp, tri thức và công nghệ

III.5 Các FEZ/SEZ là công cụ đổi mới thể chế phát triển và tạo ra “đột phá phát

triển”: Vai trò của các thành phố trong mối quan hệ giữa đo thị hoá và tăng trưởng

kinh tế

42

III.6 Mô hình FEZ/SEZ là môi trường thể nghiệm thể chế quản trị nhà nước hiện đại 45III.7 Phát triển FEZ/SEZ là hình thành “một nền kinh tế phát triển hiện đại” bên

IV NHỮNG YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ THÀNH BẠI CỦA MÔ HÌNH FEZ 45

Trang 3

IV.1 Đúc rút từ những thông lệ tốt trên thế giới 46IV.2 Thể chế quản trị FEZ: Động lực chính dẫn tới thành công của một FEZ 48

V MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH FEZ VÀO VIỆT NAM 50Chương II: CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO THẾ GIỚI 54

I LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO THẾ GIỚI 54

II 1 Khuyến khích thuế của khu kinh tế tự do 66

II 2 Về chính sách đất đai và cổ phần 68

II 3 Việc lưu thông tiền tệ của khu kinh tế tự do 72

II 4 Chính sách tiêu thụ tại chỗ sản phẩm của các doanh nghiệp thuộc khu kinh tế

II 5 Vệ hệ thống nghiệp vụ bảo hộ thuế linh hoạt của các khu kinh tế tự do 79

II 6 Về vấn đề giá thành xã hội đối với ô nhiễm môi trường khu kinh tế tự do 85

Chương III: VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ

II ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÀNH VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM

95

II 2 Tình hình hoạt động của các khu kinh tế ở Việt Nam và một số nhận xét 103

III NHỮNG TIÊU CHÍ VÀ VIỆC XÂY DỰNG CÁC KHU KINH TẾ TỰ DO Ở

VIỆT NAM

106

V.VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CÁC ĐẶC KHU KINH TẾ Ở VIỆT NAM 112

I NHỮNG QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG THỂ CHẾ KINH TẾ

CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ DO

122

Trang 4

I 1 Thể chế kinh tế của các khu kinh tế tự do phải là đặc thù khác biệt với thể ché kinh tế

áp dụng chung cho cả nước

122

I 2 Tại sao cần có tính thị trường tự do hơn? 122

I 3 Tính quốc tế cao hơn 123

I 4 Tính hiện đại hơn 123

I 5 Những khu khu kinh tế tự do cần có những ưu đãi cao hơn không? 124

I 6 Những khu khu kinh tế tự do của Việt Nam có thể có những đặc điểm riêng không? 124

VII NHỮNG THỂ CHẾ VỀ XUẤT NHẬP CẢNH, CƯ TRÚ VÀ HẢI QUAN 138

IX THỂ CHẾ KINH TẾ CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU KINH TẾ TỰ DO Ở

VIỆT NAM

142

Chương V: VẤN ĐỀ LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM CHO CÁC LOẠI HÌNH KHU

KINH TẾ TỰ DO VÀ CÁC TUYẾN PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM

150

I 1 Những tiêu chí cho việc lựa chọn địa điểm 148

I 3 Đánh giá về địa chấn, nguồn nước, khí hậu 152

I 4 Những địa điểm có thể lựa chọn làm các đặc khu kinh tế tổng hợp 154

I 5 Những địa điểm có thể lựa chọn làm các đặc khu kinh tế chuyên ngành 155

I 6 Việc xác định các tỉnh và thành phố mở cửa 155

II XÁC ĐỊNH CÁC TUYẾN PHÁT TRIỂN GẮN VỚI CÁC KHU KINH TẾ

TỰ DO

156

II 1 Những đặc trưng của các tuyến phát triển 157

Chương VI: NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG VẬN ĐỘNG ĐẦU TƯ 178

I VẬN ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO NƯỚC VÀ KHU VỰC 178

Trang 5

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

FEZ Khu kinh tế tự do

UN-ESCVH UB Kinh tế xã hội vùng Tây Á Liên Hợp quốc

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

WTO Tổ chức thương mại thế giới

ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á

BCHTƯ Ban chấp hành Trung ương

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng I.1 Những bước tiến trong nghiên cứu lý thuyết về tầm quan trọng

Bảng I.2 Các mối quan hệ dựa trên giả thiết giữa trường hợp tập trung kinh

tế nội ngành và liên ngành với tăng trưởng kinh tế 40Bảng III.1 Số lượng văn bản pháp quy về các khu chế xuất, khu công

nghiệp, khu kinh tế cửa khấu và khu kinh tế

89

Bảng III.2 Số lượng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa

khẩu và khu kinh tế (2008)

90

Bảng III.4 Tóm tắt một số chính sách ưu đãi ở 3 khu: Phú Quốc, Dung Quất

Trang 7

MỞ ĐẦU

Đề tài KX01.07/06.10 “Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” đã được phê duyệt ngày 1/12/2007

Mục tiêu của đề tài là:

- Làm rõ tiêu chí của khu kinh tế tự do trong điều kiện mới trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của một số nước châu Á và trên thế giới

- Đánh giá thực trạng việc xây dựng các khu kinh tế mở, khu thương mại tự do ở Việt Nam

- Xây dựng định hướng phát triển cụ thể các khu kinh tế mở, đặc khu kinh tế ở Việt Nam

Tính cấp thiết của đề tài:

Trên thế giới từ Âu sang Á đã có hàng trăm khu kinh tế tự do các loại, ngay tại khu vực Đông Á, các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, một số nước Đông Nam Á đã xây dựng hàng chục khu kinh tế tự do đa dạng Những khu kinh tế tự

do này đã là những cửa mở lớn thu hút các nguồn lực bên ngoài và đã tạo ra những điểm tăng trưởng nổi bật có sức lan toả mạnh mẽ Dường như không có nước phát triển nào lại không có các khu kinh tế tự do, và các khu kinh tế tự do thực tế đã trở thành yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển của các nền kinh tế

Việt Nam tuy đã có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu, khu kinh tế …, nhưng tất cả các khu này đều chưa đáp ứng được các yêu cầu của một khu kinh tế tự do, đặc biệt là về thể chế

Do vậy cần có sự nghiên cứu cả về lý luận và thực tế, đánh giá các điều kiện cụ thể của Việt Nam để từ đó đề xuất những định hướng cần thiết cho việc xây dựng các khu kinh tế tự do ở Việt Nam ngang tầm quốc tế và khu vực

Tổng quan các tài liệu đã nghiên cứu

1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trang 8

Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nước ngoài đặc biệt là ở các nước Châu Á Dưới đây xin giới thiệu một số tư liệu chủ yếu

Năm 1977 Trung tâm Các nguồn lực Châu Á - Thái Bình Dương đã cho xuất bản một ấn phẩm đặc biệt chuyên về khu kinh tế tự do (Viện KTTG đã dịch ra tiếng Việt) Các tác giả Tsuchiya Takeo, Ohara Ken, Nakano Kenji (Nhật Bản) đã viết những bài giới thiệu các khu mậu dịch tự do với các nội dung chủ yếu về quá trình hình thành các khu này ở châu Á, sự phát triển của chúng, cơ chế hoạt động, các chính sách ưu đãi, bộ máy điều hành và điều đáng chú ý là các tác giả đã xem các khu kinh tế tự do là một bộ phận của chính sách công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Tuy nhiên có thể thấy là ngày nay dù như một số nước châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan… đã kết thúc công nghiệp hoá, nhưng vẫn tiếp tục thực thi việc phát triển các khu kinh tế tự do

Tháng 4/2004 đã diễn ra một hội thảo quốc tế về khu thương mại tự do tại Cairô (Ai Cập) Trong hội thảo này đã có nhiều báo cáo khoa học có thể tóm tắt một số nội dung chính là:

- Mục tiêu của các khu kinh tế tự do luôn là: thu hút đầu tư, tạo việc làm tăng thu nhập ngoại tệ, phát triển xuất khẩu, nâng cấp công nghệ nội địa, chuyển giao công nghệ và tay nghề, phát triển công nghệ hiện đại, hỗ trợ các vùng tụt hậu, thậm chí giúp khởi động toàn bộ nền kinh tế

- Đánh giá các đặc khu kinh tế, chính sách mở cửa ven biển của Trung Quốc, đã nhấn mạnh tới: các ưu đãi đặc biệt cho FDI, chính sách thương mại của đặc khu có tính độc lập hơn, đặc khu hoạt động trên 4 nguyên tắc – chủ yếu dựa vào FDI, hình thức cơ bản là liên doanh và 100% vốn nước ngoài, phục vụ chủ yếu cho xuất khẩu, hoạt động kinh tế chủ yếu theo diễn biến thị trường, các đặc khu này đã rất thành công

- Các yếu tố cơ bản tạo nên thành công là: ý chí chính trị, địa điểm thuận lợi, mối quan hệ tốt giữa nội địa và quốc tế, vốn con ngưòi tốt, phối hợp với cải cách tổng thể Trung Quốc Hai điểm được nhiều người nhấn mạnh là vị trí và thể chế hành chính và kinh tế

Trang 9

- Các khu kinh tế tự do của Mỹ, Nhật, Anh, Pháp đã được đề cập và đánh giá là phù hợp với cuộc cải cách thương mại, các khu kinh tế tự do của Mỹ được xem là thành công nhất

- Phân biệt khu kinh tế tự do cũ và khu kinh tế tự do mới, các khu kinh tế tự do

cũ chủ yếu dựa vào các ưu đãi thuế quan, các khu kinh tế tự do mới chủ yếu dựa vào lợi thế về thể chế, về cơ sở hạ tầng, về vị trí và nguồn nhân lực Lợi thế về thuế quan

sẽ mất đi, nhưng các lợi thế khác sẽ gia tăng

2 Các nghiên cứu trong nước

Ở trong nước cho đến nay có những công trình nghiên cứu công bố đã tập trung vào một số nhóm vấn đề sau đây:

Các tác giả TS Nguyễn Minh Hằng, TS Nguyễn Thế Tăng (Viện Nghiên cứu Trung Quốc) và một số tác giả như Bạch Minh Huyền (Bộ Tài Chính), Nguyễn Xuân Kinh (Bộ Thương mại) đã có những nghiên cứu về các đặc khu kinh tế, các thành phố

mở cửa và các khu ưu đãi thuế quan của Trung Quốc Những nghiên cứu này đã làm

rõ những vấn đề sau quá trình ra đời và phát triển của các đặc khu kinh tế, các chính sách ưu đãi, bộ máy quản lý, cơ chế điều hành, một số thành tựu và những nguyên nhân

Những đặc khu kinh tế Trung Quốc theo các tác giả có những đặc điểm chính sau:

- Tất cả đều ở ven biển, đều có cảng quốc tế, hoặc gần cảng quốc tế, ở trong thành phố lớn, hay gần các thành phố lớn, rất tập trung chẳng hạn Trung Quốc có 5 đặc khu, thì tập trung ở Quảng Châu 3 đặc khu: Thẩm Quyến, Chu Hải và Sán Dầu Nghĩa là đặc khu ở đâu là do lợi thế địa kinh tế quy định, chứ không phân đều cho các địa phương, không theo yêu cầu chính trị

- Diện tích lớn khoảng từ 17km2 đến 34.500km2 như Hải Nam với dân số hàng triệu người, tuy khi mới bắt đầu quy mô đa số thường nhỏ khoảng vài ba vạn người

- Mục tiêu là: thu hút vốn nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, liên kết với nội địa, là các “phòng thí nghiệm” để cải cách thể chế, liên kết mạnh với Hồng Công, Đài Loan

- Nhà nước hỗ trợ: vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, ưu đãi

Trang 10

Nhà nước hỗ trợ: vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ban đầu, ưu dãi về thuế xuất nhập khẩu, sử dụng đất; khuyến khích tự do tuyển dụng lao động qua thị trường lao động v.v

- Đánh giá chung các đặc khu này đều thành công, đặc biệt là thu hút FDI, xuất khẩu, tạo việc làm;

Các tác giả viết về khu kinh tế tự do ở ASEAN, Đài Loan và Hàn Quốc, như Ngô Thị Trinh, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Hoa Hữu Lân v.v các nước ASEAN có các khu kinh tế tự do là Malaixia có nhiều nhất 9 khu, Philippin và Singapore có 6 - 7 khu, Thái Lan và Inđônêxia mỗi nước chỉ có 1 khu Diện tích của các khu này khoảng 27 - 500 ha, nhỏ hơn Trung Quốc nhiều Các khu kinh tế tự do này theo các tác giả đã tập trung vào 3 nhóm sản phẩm: lắp ráp điện tử, máy móc; dệt may; khai thác tài nguyên, hầu như không có những khu kinh tế tự do có tính tổng hợp như Trung Quốc Chính sách ưu đãi của Nhà nước về các mặt nói chung đã không cao hơn Trung Quốc Các tác giả đã rút ra một số nhận xét quan trọng như những điều kiện đảm bảo sự thành công là:

- Phải có kế hoạch tốt, bao gồm kế hoạch xây dựng, phát triển, vận động quảng cáo, xây dựng thể chế…

- Đảm bảo tốt nhu cầu về cơ sở hạ tầng, dịch vụ

- Xây dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, chi phí thấp

- Vận hành, quản lý nhanh nhậy, gọn nhẹ

- Thực hiện tốt liên kết với nội địa

Các tác giả đã xếp loại các quốc gia thành công là: Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc; các nước không thành công là Thái Lan và Philippin

3 Những dự án nghiên cứu về các khu kinh tế mở ở Việt Nam, gồm dự án xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, dự án xây dựng đặc khu kinh tế Phú Quốc (do GS.Nguyễn Mại chủ trì) Đề tài nghiên cứu cấp bộ do GS.TSKH Nguyễn Quang Thái làm chủ nhiệm Về chủ đề xây dựng các đặc khu kinh tế ở Việt Nam thuộc Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam Những dự án này đã nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước, một vài đặc khu kinh tế Trung Quốc như Thâm Quyến, hay Su Bích (Philipin), đồng thời đã nêu ra những tiêu chí để lựa chọn địa điểm xây dựng khu kinh

Trang 11

tế mở và đã trình lên Chính phủ 11 địa điểm phân bố từ Bắc chí Nam, và cuối cùng đã chọn Chu Lai là khu vực thí điểm xây dựng khu kinh tế mở Vì nhiều lý do thể chế kinh tế và hành chính của khu kinh tế mở Chu Lai chỉ được xác định trong khuôn khổ luật pháp hiện hành, nghĩa là với những ưu đãi và vượt trội ngang với những quy định thể chế cho các khu kinh tế cửa khẩu Như vậy về thực chất khu kinh tế Chu Lai chưa phải là khu kinh tế mở, mà chỉ là khu kinh tế cửa khẩu Các khu kinh tế được thành lập về sau này như Phú Quốc, Lăng Cô, Nhơn Hội … có thể đã được hưởng một khung thể chế có phần nào đó thông thoáng hơn, nhưng về cơ bản vẫn chưa ngang tầm với thể chế của các khu kinh tế tự do, đặc khu kinh tế trong khu vực

Như vậy có thể nói là đến nay Việt Nam chưa có các đặc khu kinh tế, các khu kinh tế tự do với đúng nghĩa của nó, chưa có một chính sách mở cửa các vùng ven biển phù hợp

Đề tài đã được triển khai nghiên cứu theo kế hoạch được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt

- Đã tổ chức đi nghiên cứu khảo sát tại Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Khánh Hoà, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Quốc…

- Đã đi nghiên cứu khảo sát các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Chu Hải, Tô Châu, Thiên Tân, Phố Đông, Thượng Hải ở Trung Quốc

- Đã tổ chức dịch những tài liệu nước ngoài quan trọng có liên quan đến đề tài,

đã xuất bản 2 cuốn sách về Đặc khu kinh tế Thâm Quyến, về các khu kinh tế tự do của DuBai và Hàn Quốc

- Đã tổ chức một số cuộc Hội thảo tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh

- Đã có một số kiến nghị với các cơ quan Chính phủ, Đảng như: “Báo cáo về các vấn đề kinh tế của Phú Yên và Khánh Hoà”, báo cáo này đã được Thủ tướng chỉ thị cho các Bộ nghiên cứu, đề xuất các giải pháp thực hiện các đề xuất kiến nghị của báo cáo

Trang 12

Báo cáo kiến nghị về vấn đề “Xây dựng đô thị quốc tế ở Việt Nam”, đã Thủ tướng giao cho Bộ xây dựng nghiên cứu Bộ xây dựng đã có tờ trình thủ tướng đánh giá cao những ý tưởng kiến nghị của báo cáo

Báo cáo kiến nghị về “Xây dựng các khu kinh tế mở ở vùng ven biển Việt Nam”

đã được Thủ tướng giao cho Bộ Kế hoạch đầu tư nghiên cứu và đề xuất giải pháp Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài đã hoàn thành báo cáo tổng quan với 6 chương:

1 Những vấn đề lý luận cơ bản về khu kinh tế tự do

2 Các khu kinh tế tự do trên thế giới

3 Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam

4 Thể chế kinh tế cho các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam

5 Vấn đề lựa chọn địa điểm và xác định các tuyến phát triển gắn với các khu kinh tế tự do ở Việt Nam

6 Những định hướng vận động đầu tư

Trang 13

Chương I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHU KINH TẾ TỰ DO

I KHUNG KHÁI NIỆM VỀ “KHU KINH TẾ TỰ DO” (FEZ):

Các khu tự do (FZ), khu kinh tế tự do (FEZ), đặc khu kinh tế (SEZ) - gọi tắt là các FEZ - chính là sản phẩm của quá trình gia tăng quan hệ kinh tế quốc tế và khu vực Tuy nhiên, các FEZ thường được xác lập trong một vùng lãnh thổ chính trị và địa lý nhất định trong một quốc gia hoặc tại các vùng xuyên biên giới giữa các quốc gia với nhau Do nội hàm của các FEZ rất khác nhau, đặc biệt là về diện tích, phạm vi

và cấp độ ‘tự do”, nên có thể khẳng định cho tới nay chưa có một định nghĩa thống nhất cho khái niệm “Khu Kinh tế Tự do” (Free Economic Zone – FEZ) trong giới

nghiên cứu lý luận và thực tiễn về mô hình FEZ Song có một điểm chung là khái niệm FEZ dùng để chỉ một không gian kinh tế cụ thể có môi trường đầu tư, kinh

doanh “thoáng hơn” những quy định chung áp dụng ở cấp độ toàn nền kinh tế quốc

I.1 Quan niệm cũ về Khu Kinh tế Tự do (FEZ):

Trong nền thương mại thế giới kể từ sau Thế chiến II, khi mức thuế quan còn cao thì các thuật ngữ như “Khu tự do” (Free Zone), “Khu phi thuế quan” (Duty Free Zone), Khu Thương mại Tự do (Free Trade Zone), “Khu Chế xuất” (Export Processing Zone) v.v được sử dụng khá đa dạng để chỉ một khu vực hay một không gian lãnh thổ xác định của một quốc gia (hoặc một vài quốc gia) có môi trường thương mại, thuế quan và kinh doanh khác tự do hơn, thông thoáng hơn so với mức

áp dụng chung trong cả (các) quốc gia đó

Trang 14

Theo khái niệm nêu trong Công ước quốc tế về thuận lợi hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan ký tại Thành phố Kyoto ngày 18/05/1973, khái niệm “Vùng tự do” hay

“Khu tự do” (Free Zone) được sử dụng để chỉ “một vùng lãnh thổ xác định của một

quốc gia, trong đó hàng hoá được hưởng những đối xử ngoài phạm vi áp dụng của các quy định chung đối với lãnh thổ hải quan quốc gia, nghĩa là không thuộc diện bị đánh thuế quan và kiểm tra hải quan thông thường”

Theo Herbert Grubel (1984), một chuyên gia nghiên cứu về FEZ, một khu kinh

tế tự do (free economic zone) là “một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh

tế trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân”.1

Trong một nghiên cứu về các “Khu tự do” (Free Zone) tại Tây Á của ủy ban Kinh tế-xã hội vùng Tây Á thuộc Liên hợp quốc (UN-ESCWA) năm 1995, Uỷ ban đã

đưa ra khái niệm: “Khu kinh tế tự do (free economic zone) là khu vực được quy hoạch không phải áp dụng các mức thuế quan và kiểm soát nhập khẩu nhằm tạo một môi trường hấp dẫn đầu tư, công nghệ, xúc tiến xuất khẩu và cơ hội việc làm”.2 Qua các định nghĩa trên, có một đặc điểm chung nổi bật là quốc gia hình thành các khu vực kinh tế, thương mại tự do không áp dụng những luật lệ về thuế tiêu thụ đặc biêt, thuế quan hay các quy định hạn chế hoạt động ngoại thương đối với hàng hoá ra vào các khu tự do này cũng như các hoạt động kinh tế trong đó

Công ty Tài chính quốc tế (IFC) trong nghiên cứu của mình (FIAS, 2008) định

nghĩa: “Các đặc khu kinh tế (SEZ) được định nghĩa khái quát là những khu vực được phân định ranh giới địa lý và được quản lý bởi một cơ quan duy nhất, cùng cấp các khuyến khích “đối với các doanh nghiệp có cơ sở vật chất nằm trong khu” (FIAS,

2008, trang 2)

Theo định nghĩa của Hàn Quốc (IFEZ) vào cuối thập kỷ 1990, Khu Kinh tế Đặc biệt hay Đặc khu Kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) là một vùng địa lý cụ thể (của quốc gia) có luật pháp kinh tế khác và tự do hơn so với các luật pháp kinh tế áp

1 Herbert Grubel (1984): “Free Economic Zone: Good or Bad?”, Aussenwirtschaft, 39, Jahrgang, 1984: 43

Trang 15

dụng chung cho quốc gia đó Mục đích hình thành FEZ thường là để tăng dòng đầu

tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào một quốc gia nào đó Như vậy, khái niệm và tiếp

cận mục đích của FEZ/SEZ tại Hàn Quốc khá hẹp và cụ thể Điều này xuất phát từ bối cảnh hậu khủng hoảng 1997-1999, lúc đó Chính phủ Hàn Quốc cho rằng cần phải có những nguồn lực đầu tư mới phục vụ tăng trưởng kinh tế hậu khủng hoảng, do đó quan điểm phát triển “các khu vực kinh tế tự do và đặc biệt” đã trở thành tư duy chiến lược của Chính phủ Hàn Quốc nhằm tăng tính hấp dẫn của nền kinh tế Hàn Quốc trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài

Theo định nghĩa của Lít-va, quy định trong Luật về cơ sở hình thành Khu Kinh

tế Tự do (Law on Basis of Creation of Free Economic Zone) ban hành ngày 28/06/1995, Khu Kinh tế Tự do là “một vùng lãnh thổ được quy hoạch cho các hoạt động kinh tế và tài chính, trong đó các điều kiện pháp lý và kinh tế đặc biệt về hoạt động của các chủ thể kinh tế được áp dụng Không một người dân sinh sống thường trú nào được ở trong vùng lãnh thổ này” Định nghĩa này đưa ra năm 1995, phản ánh

quan niệm truyền thống về hình thành một FEZ, theo đó chủ yếu tập trung vào những

ưu đãi đặc biệt vào một vùng quy hoạch nhất định và chưa hề tính tới sự dịch chuyển lao động và nguồn lực tự nhiên quốc tế

Luật Thuế của Liên bang Nga năm 1993 (the 1993 Tax Code of Russian Federation) thì tiếp cận hẹp hơn về khái niệm “Khu kinh tế tự do” trên góc độ thuế

quan và chế độ thuế, theo đó “Khu kinh tế tự do và các kho hàng tự do là các hệ thống chế độ thuế (tax regime) trong đó hàng nước ngoài được lưu kho và sử dụng trong ranh giới các vùng lãnh thổ hay khu nhà (mặt bằng) xác định mà không chịu thuế quan, các sắc thuế cũng như không phải áp dụng các biện pháp chính sách kinh

tế đối với các hàng hoá nêu trên, và hàng hoá của Nga được lưu kho và sử dụng theo các điều kiện áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu theo quy định của chế độ hải quan hàng xuất khẩu và theo trình tự quy định bởi Luật Thuế” Theo điều khoản này thì

cách tiếp cận Khu kinh tế tự do ở đây gần với quan niệm về các “khu chế xuất”, phù hợp với mô hình “đặc khu kinh tế - SEZ” của các thập kỷ 1980, 1990 của Thế kỷ XX Theo FIAS (2008), dù tồn tại dưới tên gọi hay khái niệm nào, về cơ bản có 5 loại hình đặc khu kinh tế, gồm (1) Khu Thương mại Tự do (FTZ); (2) Khu Chế xuất

Trang 16

(EPZ); (3) Cảng Tự do (FP); (4) Khu doanh nghiệp (EZ); và (5) Khu Chế xuất mở rộng (Xem FIAS, 2008, Hộp 1 và 2) Cho dù là không có một định nghĩa chuẩn duy nhất cho khái niệm FEZ, nội hàm khái niệm của một FEZ phải đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Một khu vực có phân định ranh giới địa lý;

- Một cơ quan quản lý và hành chính duy nhất;

- Mang lại lợi ích trên cơ sở có trụ sở, cơ sở vật chất nằm trong ranh giới khu;

- Có khu hải quan riêng biệt (lợi ích từ miễn thuế quan) và các thủ tục tinh giản Như vậy, các định nghĩa, khái niệm, thuật ngữ dùng để chỉ thế hệ các “Khu Kinh

tế Tự do” từ đầu những năm 1990 trở về trước thường mang hai nội hàm căn bản là:

- Một vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền quốc gia được quy hoạch riêng;

- Không phải áp dụng các quy định về thuế quan, thương mại, đầu tư chung cho

cả nền kinh tế, mà áp dụng các quy định “tự do hơn” được ban hành riêng cho FEZ;

Các khái niệm này cũng phản ánh đúng thực tiễn và nội hàm của các quan hệ thương mại, đầu tư quốc tế của giai đoạn trước thập kỷ 1990, khi hàng rào thuế quan trung bình của thế giới còn tương đối cao và môi trường cho sự dịch chuyển tự do hơn

của các nhân tố sản xuất chủ yếu như vốn, công nghệ và đặc biệt là lao động chưa thông thoáng và đa dạng như hiện nay, đặc biệt là kể từ khi Tổ chức Thương mại Thế

giới (WTO) ra đời năm 1995 với sự bùng nổ của hàng loạt các sáng kiến, lộ trình hình thành các Khu vực mậu dịch tự do, các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA/RTA)

I.2 Quan niệm mới về thế hệ FEZ mới:

Để phản ánh sự tiến hoá của mô hình FEZ theo yêu cầu phát triển, Văn phòng Quy hoạch FEZ thuộc Chính phủ Hàn Quốc (2009) đã đưa ra một quan niệm hết sức

ngắn gọn về FEZ như sau: “Khu Kinh tế tự do (FEZ) là một khu vực đặc biệt được quy hoạch để tạo ra môi trường tối ưu cho các công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh toàn cầu…”

Trang 17

Khu Kinh tế Tự do theo quan niệm này sẽ hình thành trong nó (1) Chuỗi/nhóm

các công ty toàn cầu (global company) thông qua việc cung cấp những hệ thống kinh tế-xã hội tiên tiến và nhiều khuyến khích khác nhau và (2) Những thành phố đẳng

cấp quốc tế (world-class city) bằng cách xây dựng những sân bay, bến cảng và cơ sở

văn phòng tối tân cũng như các trường học, bệnh viên và cơ sở du lịch chất lượng cao”.3 Rõ ràng theo quan niệm mới về các FEZ, Khu Kinh tế Tự do không chỉ là nơi

để sản xuất, kinh doanh mà còn để sinh sống Như vậy, khái niệm FEZ ngày nay còn bao hàm cả việc phát triển các thành phố, khu đô thị quốc tế

Nghiên cứu của Meng (2003) mở rộng định nghĩa về các FEZ thuộc thế hệ mới

trên cả khía cạnh chức năng và mục tiêu chính trị: “nhằm hiện thực các mục tiêu kinh

tế và chính trị nhất định, FEZ là một khu vực địa lý xác định trong một nước hoặc ở

vùng xuyên biên giới giữa một số nước với nhau, nơi các hoạt động kinh tế nhất định được cho phép một cách đặc biệt và hoạt động thương mại tự do và các chính sách và đặc quyền ưu đãi là khác với những những khu vực còn lại của đất nước FEZ có quy

mô từ nhỏ tới lớn, từ quy mô một khu trong một nước cho tới một vùng xuyên biên giới giữa hai hay nhiều nước, từ một khu kinh tế cho tới một khu kinh tế và hành chính và hơn nữa là một khu kinh tế và chính trị” (Meng, 2003, trang 18).4

Khái niệm FEZ địa phương: Khái niệm FEZ không chỉ được tiếp cận ở cấp độ

quốc gia, nền kinh tế quốc dân mà còn được phát triển thành khái niệm FEZ ở cấp độ vùng kinh tế (cấp tỉnh, thành, vùng địa lý kinh tế) hay cấp địa phương Theo đó khái

niệm “Khu vực kinh tế tự do địa phương” (local FEZ) hay “Khu vực Kinh tế Tự do vùng” (regional FEZ) đã được các giới học thuật và các nhà lý luận đưa ra để phản

ánh thực tiễn phát triển của các FEZ ở nhiều cấp độ chính quyền và không gian kinh

tế khác nhau Lúc đầu, khái niệm “FEZ địa phương” không khác gì khái niệm “FEZ quốc gia” ở những nội hàm cốt lõi, có chăng chỉ khác nhau ở khả năng và năng lực của các chính quyền điạ phương, vùng kinh tế so với chính quyền trung ương Gần đây, khái niệm “FEZ địa phương”, “FEZ vùng” để phản ánh sự khác nhau căn bản

3 Nguồn: FEZ Planning Office, Government of Korea,

http://www.fez.gov.kr/_html/fez_eng/whats_fez.jsp#go1

4 Định nghĩa này của Meng (2003) phản ánh rất sát những bước phát triển mới của mô hình SEZ tại Trung Quốc, khi mới đây Chính phủ Trung ương cho phép Đặc khu Kinh tế Thâm Quyến thử nghiệm phát triển thành một Đặc khu Chính trị Thâm Quyến (Special Political Zone – SPZ)

Trang 18

giữa những mô hình FEZ mới ở cấp địa phương, vùng kinh tế, so với mô hình FEZ quốc gia do chính quyền trung ương xây dựng

Quan niệm mới về “FEZ địa phương” đang được dùng để chỉ những “đột phá vượt trước” hay “mô hình thay thế” những mô hình FEZ quốc gia đã trở nên “lạc hậu” tương đối trong cuộc cạnh tranh toàn cầu ngày nay Như vậy, khái niệm “FEZ

địa phương” ở cấp tỉnh thành hay vùng kinh tế một mặt phản ánh quan điểm “vượt

trước” của một số chính quyền địa phương trong xây dựng các FEZ phục vụ hội nhập

và phát triển của địa phương mình, mặt khác nó cũng phản ánh quan điểm “thể

nghiệm” các thể chế FEZ hiện đại, các thể chế phát triển ưu việt của chính quyền

trung ương ở cấp độ địa phương, tỉnh thành, vùng kinh tế nào đó, trước khi áp dụng rộng rãi trên cấp độ toàn quốc gia

Rõ ràng là cho tới nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau được sử dụng cho khái niệm “Khu Kinh tế Tự do” (FEZ), song tất cả các định nghĩa đều bao gồm hai thành

tố chính cấu tạo nên nội hàm của khái niệm FEZ: Một là lãnh thổ địa lý và hai là nội

hàm kinh tế của FEZ đó Từ các định nghĩa có thể rút rằng vị trí địa lý và mức độ

quốc tế hóa về luật lệ và thể chế của một Khu Kinh tế Tự do là hai nhân tố quyết định

sự khác biệt và khả năng thành công khi so sánh các FEZ với nhau

II CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH FEZ:

Việc hình thành các Khu Kinh tế tự do (FEZ) đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của các quốc gia đang phát triển muốn bắt kịp và thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình” nói riêng Chính sách xây dựng các FEZ để tạo ra những nền tảng phát triển, đột phá phát triển kinh tế

đã có một lịch sử khá dài Nếu nhìn là tiến trình này thì đâu là những nền tảng lý thuyết và cơ sở lý luận cho sự ra đời và phát triển của các FEZ trong nền kinh tế thế giới cũng như nhiều nền kinh tế quốc dân

II.1 Tình hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economies of Scale): Nền tảng của dòng lý thuyết về FEZ

Sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế thế giới, của mỗi quốc gia đều hàm chứa những đột phá về ý tưởng và tư duy phát triển Nếu như trong bối cảnh phát triển của

Trang 19

Thế kỷ 19 và Thế kỷ 20, những đột phá ý tưởng về “phân công lao động”, về “bàn tay

vô hình” làm nền tảng cho sự bùng nổ phát triển tại hàng loạt quốc gia, thì trong Thế

kỷ 21 ngày nay người ta lại thấy giới hạn của chính những ý tưởng đó trước bối cảnh của nền khoa học công nghệ mới và xu thế toàn cầu hoá gia tăng Những thành tựu của Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ lần thứ ba – kỷ nguyên công nghệ thông tin truyền thông và kỹ thuật số - vừa làm nền tảng cho làn sóng toàn cầu hoá hiện nay, vừa cùng làn sóng này tạo ra những quan điểm phát triển mới nhằm đưa sự phát triển

và thịnh vượng của thế giới và mỗi quốc gia lên một nấc thang cao hơn

Giới lãnh đạo của nhiều quốc gia phát triển đang đứng trước yêu cầu tìm ra những động lực tăng trưởng mới cho quốc gia mình dựa trên một nền tảng tri thức, công nghệ, năng suất và sức cạnh tranh cao hơn Giới khoa học kinh tế thì đang tìm tòi và tổng kết những nền tảng lý luận phát triển mới để làm cơ sở khoa học cho bối cảnh phát triển mới nêu trên Trong quá trình đó, có một dòng lý luận đã hình thành

và đang ngày càng được củng cố bằng thực tiễn phát triển sống động tại nhiều quốc

gia phát triển và đang phát triển Đó chính là dòng lý thuyết về Tính hiệu quả kinh tế

theo quy mô (Economies of Scale)

Một trong những khái niệm và quy luật kinh tế được thừa nhận rộng rãi trong các sách giáo khoa, trong nhà xưởng và từ thực tiễn phát triển kinh tế của nhiều quốc

gia là khái niệm “phân công lao động” và đi kèm với nó là quy luật quy mô càng tăng thì hiệu suất kinh tế giảm dần – hay còn gọi là hiệu suất giảm dần do quy mô

(diminishing returns to scale) Điều này có nghĩa quá trình phân công lao động đến một mức độ nào đó sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế kỳ vọng hay hiệu suất kinh tế

bị giảm dần theo quy mô sản xuất và tiêu dùng Nhà kinh tế học người Anh Adam

Smith trong tác phẩm kinh điển “Của cải của các dân tộc” (1776) đã từng nhận định rằng sự phân công lao động bị giới hạn bởi dung lượng thị trường Ông cũng cho rằng không phải tất cả các hoạt động (kinh tế) có được hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô (increasing returns to scale) Do đó, để vượt qua giới hạn bởi dung lượng thị

trường, phải tìm kiếm và khai thác các động lực tăng trưởng mang lại hiệu suất tăng dần theo quy mô

Trang 20

Hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô (Increasing returns to scale): Động lực tập trung hoạt động kinh tế (Agglomeration)

Để tìm ra những động lực tăng trưởng mới, bài toán đặt ra cho giới tham mưu chính sách phát triển là làm thế nào để xác định những hoạt động (kinh tế) có hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô và đâu là những nhân tố thúc đẩy hiệu suất kinh tế tăng dần theo quy mô? Từ những cơ sở lý luận về “Hiệu quả kinh tế theo quy mô” và thực tiễn phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới trong hai thế kỷ qua, phần viết dưới đây sẽ chứng minh mô hình các khu tự do (Free Zone - FZ) hay các Khu Kinh tế

Tự do (Free Economic Zone - FEZ) chính là một trong những đáp số chính cho quá trình giải bài toán trên

Trở lại với dòng lý thuyết về ‘hiệu quả kinh tế từ quy mô” – sau đậy gọi tắt là

“hiệu quả quy mô” (scale economies), giới khoa học kinh tế đã khá thống nhất với

nhau về khái niệm và các phạm trù cơ bản khi phân tích những lợi ích mang lại khi quy mô (hoạt động kinh tế) tăng lên, theo đó hiệu quả kinh tế từ quy mô có thể chia thành hai nhóm chính: Hiệu quả bên trong (internal economies) và Hiệu quả bên ngoài (external economies)

Hiệu quả quy mô bên trong có được từ những hiệu ứng về tiền tệ và kỹ thuật

công nghệ, cụ thể là từ việc mở rộng quy mô nhà xưởng sản xuất để khai thác tốt hơn các chi phí cố định, theo nghĩa chi phí trung bình giảm vì chi phí cố định trên đầu sản phẩm giảm dần, hay từ việc đổi mới công nghệ để vận hành hoạt động sản xuất hiệu quả hơn về mặt thời gian Cách thức mua đầu vào sản xuất khối lượng lớn để có triết khấu giá, đầu tư trang thiết bị kỹ thuật vận hành nhà máy hiệu quả hay phương thức sản xuất hàng loạt chính là các hoạt động kinh tế nhằm khai thác hiệu quả kinh tế quy

mô bên trong này Hầu hết các quốc gia có nền kinh tế sản xuất hàng hoá đều đã và đang khai thác yếu tố này cho tăng trưởng kinh tế

Hiệu quả kinh tế quy mô bên ngoài – hay còn gọi là hiệu quả tập trung kinh tế

(Agglomeration Economies)5 là phạm trù thứ hai dùng để chỉ những hiệu ứng ngoại lai (externalities) giúp tăng hiệu quả kinh tế khi quy mô tăng dần Điều này có nghĩa

Trang 21

hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô là nhờ các yếu tố từ bên ngoài tác động vào hoạt động kinh tế

Hiệu quả tập trung hoạt động kinh tế (gọi tắt là Hiệu quả tập trung kinh tế)

chính là hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ sự tập trung về mặt không gian của các hoạt động và tác nhân kinh tế Các nhà lý thuyết chia Hiệu quả tập trung kinh tế thành hai loại chính gồm6:

Thứ nhất, Hiệu quả kinh tế nội ngành (địa phương hoá / Localization

Economies): là hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ việc tập trung một

số lượng lớn các công ty, các tác nhân kinh tế trong cùng một ngành nghề vào cùng

một địa điểm hay không gian kinh tế Như vậy, hiệu quả này có được từ sự tương tác của các công ty, các tác nhân kinh tế trong nội bộ ngành (within-industry)

Hiệu quả kinh tế nội ngành bao gồm các hiệu ứng ngoại lai về kỹ thuật và lan tỏa tri thức (ngoại ứng MAR) đối với một ngành cụ thể, khi năng suất hay tăng trưởng của một công ty trong một ngành nhất định và tại một vùng nhất định được cho là làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khác trong cùng ngành đó (van Oort, 2004) Các hiệu ứng ngoại lai và lan toả ở đây gồm: sự hình thành nguồn lao động kỹ năng, việc sản sinh ra các ý tưởng dựa trên quá trình tích luỹ vốn con người và quá trình giao tiếp trực diện, và sự sãn có của các dịch vụ đầu vào chuyên môn hoá

Thứ hai, Hiệu quả kinh tế liên ngành (đô thị hoá / Urbanization Economies): là

hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô có được từ việc tập trung số lượng lớn các

công ty, các tác nhân kinh tế từ nhiều ngành nghề khác nhau vào cùng một địa điểm

hay không gian kinh tế Như vậy, hiệu quả này có được từ sự tương tác của các công

ty, các tác nhân kinh tế giữa các ngành nghề với nhau (between-industry)

Hiệu quả kinh tế liên ngành (đô thị hoá) phản ánh các hiệu ứng ngoại lai đối với các doanh nghiệp từ các ngành nghề khác nhau, như là hệ quả tiết kiệm được từ hoạt động trên quy mô lớn của cả thành phố (van Oort, 2004) Điều này cho thấy hiệu quả kinh tế theo quy mô đi kèm với các yếu tố vị trí địa lý tổng thể như cơ sở hạ tầng tốt,

6 Nếu tiếp cận từ góc độ tiêu dùng thì việc tập trung các hoạt động kinh tế còn tạo ra Hiệu ứng ngoại lại tiêu dùng (Consumption Externalities), tuy nhiên trong khung khổ phân tích này bài viết chỉ tập trung tiếp

cận từ góc độ hoạt động sản xuất, trừ những phần phân tích đề cập cụ thể khác

Trang 22

thát độ cộng đồng thuận lợi, các mức trợ cấp và tín dụng thuế, và các yếu tố kinh

tế-xã hội thuận lợi Những yếu tố kể trên không thuộc về riêng ngành cụ thể nào, mà thuận lợi chung cho bất kỳ ngành nghề nào Chính điều này mang lại tính đa dạng trong ngành và cũng là lý do tại sao các vùng đô thị có các loại ngành nghề hết sức đa dạng

Chính sự “tập trung về mặt không gian” đã tạo nên những dạng thức bố trí hoạt

động kinh tế như các thành phố (city), các cụm ngành nghề, chuỗi công nghiệp, khu kinh tế (gọi tắt là cụm công nghiệp – industry cluster) và các trung tâm sản xuất, trung tâm việc làm trong các thành phố, đô thị Đây cũng chính là những khái niệm được sử dụng trong các phân tích ở phần sau về vai trò của các FEZ trong việc khai thác hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô vào quá trình đột phá phát triển tại nhiều quốc gia

II.2 Lý thuyết Thương mại Mới (NTT): Bổ sung thuyết phục cho cơ sở lý luận về mô hình FEZ

Sự phân biệt các FEZ/SEZ hình thành vào các thập kỷ 1980 và 1990 với các mô hình FEZ trong 10 năm qua và đang được xây dựng là để phản ánh những bước tiến căn bản trong thực tiễn phát triển các FEZ trên thế giới cũng như tác động của chúng tới những bước tiến mới trong lý luận về FEZ/SEZ Về nền tảng lý thuyết, trường phái Lý thuyết Thương mại Mới (nhà kinh tế đạt giải Nobel GS Paul Krugman là tiên phong) và Lý thuyết Lợi thế Cạnh tranh quốc gia (Michael Porter là tiên phong) đều

đã chỉ ra rằng những giả định7 làm nền tảng cho các lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế so sánh (Comparative Advantage) của yếu tố sản xuất là không thực tế trong

nhiều ngành công nghiệp, không giống và có ít liên hệ với hoạt động cạnh tranh trên thực tế

Từ góc nhìn của Lý thuyết Thương mại Mới (New Trade Theory-NTT): Giải

thưởng Nobel Kinh tế năm 2008 dành cho GS Paul Krugman (ĐH Princetion, Hoa Kỳ) chính là sự ghi nhận tư cách tiên phòng và là người đặt nền móng đầu tiên cho

7 Đó là những giả định như không tồn tại lợi thế kinh tế nhờ quy mô, công nghệ ở mọi nơi là giống nhau, các sản phẩm y hệt nhau và lượng yếu tố sản xuất quốc gia là cố định, các yếu tố sản xuất như lao động có tay nghề; không có chi phí vận tải, và vốn tư bản không luân chuyển giữa các quốc gia Rõ ràng những giả định này không còn phù hợp trong bối cảnh gia tăng quốc tế hoá, khu vực hoá sản xuất, đầu tư, thương mại,

Trang 23

trường phái Lý thuyết Thương Mại Mới (NTT).8 Ngay từ những năm 1970, GS Paul

Krugman đã có những nghiên cứu phân tích về “hiệu quả kinh tế theo quy mô”

(economies of scale), theo đó trong công trình đăng trên Tạp chí Kinh tế quốc tế

(Journal of International Economics) năm 1979, GS Paul Krugman đã quan sát thấy rằng người tiêu dùng thích nhiều thương hiệu, nhãn hiệu khác nhau và hoạt động sản xuất thiên về “hiệu quả kinh tế theo quy mô” Trái với những lý luận truyền thống của

lý thuyết thương mại dựa trên lợi thế so sánh về hiệu suất giảm dần theo quy mô,

nghiên cứu của GS Paul Krugman đã chỉ ra sự tồn tại của “hiệu suất theo quy mô” (returns to scale) và nó có thể tăng dần theo quy mô Đây chính là điều hấp dẫn các

doanh nghiệp về hiệu quả kinh tế nhờ tăng quy mô sản xuất Trong một nghiên cứu của mình (1996), ông đã nhận xét rằng thế hệ nghiên cứu kinh học quốc tế trước ông

đã hoàn toàn lờ đi vấn đề “hiệu suất theo quy mô”, ông nhận thấy ý tưởng cho rằng

thương mại có thể phản ánh sự ưu trội của chuyên môn hoá theo hiệu suất tăng dần

đối với lợi thế so sánh không hề thấy đâu trong các nghiên cứu của thế hệ trước, thay vào đó quan điểm thống trị lúc đó lại là hiệu suất tăng dần sẽ làm thay đổi dạng thức của lợi thế so sánh

Song yếu tố “hiệu quả kinh tế theo quy mô” sẽ không mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nếu trải rộng hoạt động sản xuất của mình trên toàn cầu, do vậy sự lựa

chọn ở đây là phải tập trung hoạt động sản xuất vào một số cơ sở, nhà máy nhất định

và tại một hay một số quốc gia nhất định Lô-gích lý luận này góp phần giải thích tại

sao mỗi quốc gia chỉ cần chuyên môn hoá (specialization) sản xuất một vài thương

hiệu, nhãn hiệu của một chủng loại sản phẩm nào đó, thay vì phải sản xuất các chủng loại sản phẩm khác nhau của nhiều dòng sản phẩm Đây chính là sự phát triển lô-gích

8 Lý Thuyết Thương mại Mới không phải trọng tâm phân tích trong phần viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những nội dung liên quan tới sự hình thành lý luận về FEZ/SEZ Về Lý thuyết Thương mại Mới, nguyên bản các công trình tiêu biểu, đóng góp vào Giải Nobel của GS Paul Krugman và các bình luận về

đóng góp của ông, có thể tham khảo thêm: Paul Krugman & Maurice Obstfeld (2006): “International Economics: Theory and Practice”, 7th Edition, ISBN 0321293835; Paul Krugman (1979): “Increasing returns, monopolistic competition, and international trade”, Journal of International Economics 9, pp 469- 79; Paul Krugman (1980): “Scale economies, production differentiation, and the pattern of trade”,

American Economic Review 70, pp.950-59; Paul Krugman (1981): “Intra-industry specialization and the gains from trade”, Journal of Political Economy 89, pp 959-73; Paul Krugman and Elhanan Helpman (May

1985): “Market Structure and Foreign Trade: Increasing returns, imperfect competition, and the international economy”, ISBN 2062081504; Paul Krugman (1991a): “Increasing returns and economic geography”, Journal of Political Economy 99, pp.483-99; Paul Krugman (Aug 1991b): “Geography and Trade”, Gaston Eyskens Lecture Series; Paul Krugman, Mashashisa Fujita, Anthony Venables (1999): “The Spatial Economy – Cities, regional and international trade”, MIT Press, ISBN 0262062046

Trang 24

lý luận về vai trò của hiệu quả kinh tế theo quy mô trong hoạt động thương mại trong

công trình nghiên cứu của ông về “hiệu suất tăng dần và địa lý kinh tế” năm 1991

Ông lập luận rằng nếu hoạt động thương mại được thúc đẩy chủ yếu bằng hiệu quả kinh tế theo quy mô, thì các vùng miền tập trung nhiều hoạt động sản xuất nhất sẽ có lãi hơn và như vậy lại càng thu hút thêm hoạt động sản xuất Điều này có nghĩa hoạt động sản xuất sẽ không rải rác khắp toàn cầu mà sẽ được tập trung vào một số quốc gia, một số vùng miền và một số thành phố, những nơi có mật độ dân số tăng lên song mức thu nhập cũng sẽ cao hơn

Đây cũng là nền tảng lý luận chính lý giải cho sự ra đời của hàng loạt các FEZ/SEZ khác nhau trên thế giới, cũng như luận giải căn nguyên thành bại của các

mô hình FEZ/SEZ, bởi chỉ những mô hình FEZ/SEZ đáp ứng được “hiệu quả kinh tế theo quy mô”, “hiệu suất tăng dần theo quy mô”, có độ tập trung hoá và chuyên môn hoá hoạt động kinh tế đủ lớn, mang lại cho doanh nghiệp vị thế chiến lược trên thị trường cũng như thoả mãn được chiến lược toàn cầu của doanh nghiệp thì mới có khả năng thành công cao

II.3 Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới (NEG): Hình thành không gian tập trung kinh tế là điều kiện cần thiết để tạo dựng và phát huy hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô

Hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại lai: Động lực quyết định hình thành không gian tập trung kinh tế

Lý do xuất hiện sự tập trung các hoạt động kinh tế vào một không gian địa lý nhất định đã được nhiều thế hệ kinh tế gia nghiên cứu, với nhận định khá thống nhất rằng sự tập trung này xuất hiện vì kỳ vọng về sự tồn tại của các hiệu quả kinh tế tăng

dần theo quy mô và mang tính ngoại lai - gọi tắt là hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại

lai (externational increasing returns) Theo đó, hiệu ứng kinh tế liên ngành (đô thị

hoá) sẽ có được cùng với quá trình hình thành và mở rộng của các thành phố, trong khi hiệu ứng kinh tế nội ngành (địa phương hoá) sẽ có được từ quá trình hình thành các cụm và chuỗi ngành nghề (industrial clusters) theo một không gian lãnh thổ nhất định Như vậy, một trong những cơ sở hình thành các thành phố (city) hay các cụm

Trang 25

ngành nghề (cluster) chính là sự tồn tại của hiệu suất kinh tế tăng dần ngoại lai - hay

chính là Hiệu quả tập trung kinh tế (agglomeration economies)

Ngay từ cuối Thế kỷ 19, nhận định mang tính “mở đường” về Hiệu quả tập

trung kinh tế của Afred Marshall (1890) đã chỉ ra rằng: “Những người công nhân có

kỹ năng ngành nghề cụ thể thường thu hút về địa điểm có sự tập trung (hoạt động kinh tế) lớn hơn”, (WDR, 2009, tr.128) Theo đó, ông chỉ ra ba động lực dẫn tới sự

hình thành của các cụm công nghiệp (industry cluster) gồm: (a) chia sẻ đầu vào sản xuất, (b) cộng gộp thị trường lao động và (c) lan tỏa tri thức.9 Lập luận này của ông

đã được hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm sau này minh chứng, như các nghiên

cứu của Jaffe et al (1993), Holmes (1999) , Costa và Kahn (2001)

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu gần đây như Kim (1995) và Glaeser et al

(2001) cũng bổ sung cho lý luận của Marshall và cách tiếp cận tân cổ điển, khi chứng

minh những lợi thế tự nhiên (natural advantage) như là một động lực khác tạo nên

hiệu quả tập trung kinh tế Quan điểm này cũng được P Krugman chia sẻ khi cho

rằng nhiều thành phố, cụm công nghiệp hình thành do “ngẫu nhiên” (by chance), hay

diễn đạt cụ thể hơn là nhờ vị trí địa lý tự nhiên “trời cho”

Nếu như các nghiên cứu của Marshall (1890, 1920) đã phân tích hiệu quả kinh

tế nội ngành (địa phương hoá) đi kèm với quá trình tập trung không gian hoạt động của một ngành kinh tế nhất định, thì nghiên cứu của Jacobs (1969) đã đưa ra ý tưởng

về quy mô và tính đa dạng của thành phố như là các yếu tố tạo ra hiệu quả kinh tế liên ngành (đô thị hoá) Đây được coi là các công trình đặt nền móng cho những bước tiến của dòng lý thuyết về hiệu quả kinh tế nhờ quy mô trong suốt 4 thập kỷ qua (Bảng I.1)

Bảng I.1: Những bước tiến trong nghiên cứu lý thuyết về tầm quan trọng của

hiệu quả kinh tế nhờ quy mô Phân ngành

Tác giả/công trình chính

Trang 26

và ly tâm

Krugman (1980, 1981); Ethier (1982); Helpman

& Krugman (1985); Grossman

sự phân bố hoạt động kinh tế theo không gian và

sự tăng trưởng của các thành phố

Krugman (1991);

Fujita, Krugman

& Venables (1999);

Henderson (1999)

có thể không giảm xuống theo thời gian và tại sao các mức độ thịnh vượng giữa các quốc gia không hội tụ

Trang 27

Lý thuyết Địa lý Kinh tế Mới (New Economic Geography – NEG) mà Krugman

(1991); Fujita, Krugman & Venables (1999), Henderson (1999), v.v… phát triển trong thập kỷ 1990 có vai trò đặc biệt thuyết phục trong việc bổ sung và mở rộng sự phân tích về quá trình tập trung kinh tế so với các ý tưởng của Marshall (1890) và Jacobs (1969) trước đó Với NEG, các tác giả đã chỉ ra một loạt các tác nhân dẫn dắt

quá trình tập trung hoạt động kinh tế vào một không gian địa lý như: Thứ nhất, sự sẵn

có nhiều hơn của hoạt động đời sống của người tiêu dùng tại các thành phố lớn; Thứ hai, lợi thế tự nhiên cũng lý giải được hiệu quả kinh tế theo quy mô nội ngành và liên ngành; Thứ ba, hiệu quả kinh tế bên trong gắn với các chi phí giao dịch có thể đưa

đến sự tập trung hoạt động kinh tế tự thân Các nghiên cứu thực nghiệm của Head và Mayer (2004), Rosenthal và Strange (2001) đã cung cấp bằng chứng về những hiệu ứng “tập trung kinh tế” kể trên của Lý thuyết NEG

Nghiên cứu gần đây của Fujita và Mori (2005) cũng xác định bốn thành tố cơ bản của lý thuyết NEG, gồm: (1) Mô hình hoá cân bằng tổng thể của nền kinh tế không gian, nhằm phân biệt với ngành địa lý kinh tế và các lý thuyết về vị trí địa lý truyền thống khác; (2) Hiệu suất kinh tế tăng dần ở cấp độ các nhà sản xuất đơn lẻ dẫn tới cạnh tranh không hoàn hảo; (3) chi phí vận tải, nhân tố quyết định việc lựa chọn địa điểm của doanh nghiệp; và (4) sự di chuyển của nhà sản xuất và người tiêu

dùng dẫn tới sự tập trung hoạt động kinh tế Fujita và Mori (2005) đã chỉ ra rằng Mô hình Trung tâm-Ngoại vi (CPM) của Krugman (1991a) đã đưa ra khung khổ cốt yếu

cho lý thuyết NEG, đồng thời đã minh họa vai trò của bốn thành tố trên trong một cấu trúc không gian địa lý kinh tế biến đổi

Nghiên cứu trước đó của Fujita và Thisse (1996) thì đưa ra bốn quan sát về cơ

sở hình thành các không gian kinh tế tập trung cũng như các cụm ngành kinh tế là:

Thứ nhất, sự tồn tại của các hiệu quả kinh tế từ quy mô ở cấp độ công ty là nhân tố

quyết định trong việc luận giải về sự xuất hiện của các không gian kinh tế tập trung

Thứ hai, chi phí vận tải giảm ở mức “lịch sử” đã thúc đẩy xu hướng gia tăng tập trung hoạt động kinh tế vào những không gian, địa điểm nhất định Thứ ba, quy mô dân số cũng là một biến quyết định quan trọng đối với cấu trúc đô thị của nền kinh tế Cuối cùng, yếu tố lịch sử có vai trò đối với sự phát triển của địa lý kinh tế, khi những điều

Trang 28

kiện ban đầu đóng vai trò cơ bản cho sự lựa chọn chính sách phát triển vùng Trong phân tích của mình, hai tác giả đã chỉ ra rằng có vô số những trạng thái cân bằng trong quá trình diễn ra sự tập trung hoạt động kinh tế vào một địa điểm hay không gian địa lý Vai trò của nhà nước ở đây chính là tạo điều kiện cho trạng thái cân bằng

“tốt nhất” hay “tối ưu” xuất hiện Như vậy, các lý thuyết trình bày ở trên đã cùng đưa

ra một thông điệp rằng để tạo ra và phát huy các loại hiệu quả kinh tế tăng dần theo quy mô thì nhất thiết phải hình thành được các không gian kinh tế tập trung

Vai trò của hiệu suất kinh tế tăng dần nhờ quy mô đồng thời là cơ sở chính cho việc luận giải quá trình phân bố địa lý của các hoạt động kinh tế Trước Lý thuyết NEG, một loạt các nhà lý thuyết phát triển đã lý giải quá trình tích tụ và tập trung hoạt

động kinh tế để hình thành nên các thành phố và các quận công nghiệp (industrial

district), như lý thuyết về “Cú hích lớn” (big push) của Rosentein-Rodan (1943), lý

thuyết về “Cực tăng trưởng” (Growth poles) của Perroux (1955), lý thuyết về “tính

nhân quả quay vòng và tích luỹ” (circular and cumulative causation) của Myrdal (1957), hay lý thuyết về “liên kết xuôi dòng và liên kết ngược dòng” (forward and backward linkages) của Hirshman (1958)

Ví dụ, theo Myrdal (1957), hiệu ứng nhân quả quay vòng đối với quá trình tập

trung hoạt động của các công ty và công nhân có được thông qua việc cung ứng đa dạng chủng loại hàng hoá làm tăng thu nhập thực tế của người công nhân – hay còn

gọi là các hoạt động liên kết xuôi dòng (forward linkages), hay thông qua việc số

lượng người tiêu dùng lớn hơn là tăng sự hấp dẫn đối với các công ty – hay còn gọi là

các hoạt động liên kết ngược dòng (backward linkages) Cùng với các phân tích sâu hơn của Hirshman (1958) về các hiệu ứng liên kết nêu trên, các nhà lý thuyết đã

chứng minh rằng các hiệu quả kinh tế quy mô (scale economies) tại cấp độ công ty đơn lẻ đã được tích hợp và chuyển hoá thành hiệu suất kinh tế tăng dần (increasing returns) ở cấp độ một vùng địa lý

Theo các nghiên cứu của Glaeser et al (1992); Mills và McDonald (1992);

Moulaert và Djellal (1995), ở cấp độ vùng thì tăng trưởng kinh tế và sự phát triển

công nghệ chịu ảnh hưởng mạnh từ hiệu quả kinh tế có được từ sự cận kề về không

Trang 29

gian địa lý (geographical promixity) và các hiệu ứng ngoại lai đi kèm Bằng việc lựa

chọn địa điểm doanh nghiệp gần hay cùng với nhiều loại doanh nghiệp với nhiều ngành nghề khác nhau trong các không gian kinh tế tập trung hoặc trong các FEZ, doanh nghiệp đó sẽ có khả năng tiếp cận hoạt động kinh doanh và các dịch vụ, nhà cung cấp, nhà phân phối, các tổ chức nghiên cứu …v.v nhanh và dễ dàng và với chi phí giao thông vận tải thấp Trong trường hợp khác, các doanh nghiệp hay chi nhánh trong cùng ngành có thể chia sẻ nguồn cung đầu vào sản xuất, dịch vụ hoặc chuyên môn hoá sản xuất để thu được hiệu quả kinh tế theo quy mô Những chi phí liên quan tới hệ thống cơ sở hạ tầng dùng chung hay các chi phí đầu tư cố định khác cũng giúp doanh nghiệp đó thu được các hiệu quả khác

Câu hỏi tiếp theo là một khi quá trình phân bố địa lý của các hoạt động tập trung kinh tế diễn ra, thì cấu trúc không gian của sự phân bố tập trung đó sẽ là như thế nào?

Các nhà lý thuyết kinh tế học đô thị đã chỉ ra rằng có hai xu hướng trái ngược nhau:

Đó là (a) các xung lực hướng tâm và (b) các xung lực ly tâm của quá trình tập trung hoạt động kinh tế Khi các công ty lựa chọn tập trung vào các vùng trung tâm của thị trường, thì chính quá trình cạnh tranh các vùng thị trường tạo ra xung lực hướng tâm (centripetal forces) Nhưng trong trường hợp các chủng loại sản phẩm là đủ khác biệt

và khi chi phí vận tải là đủ thấp, thì chính sự phân tán về không gian của nhu cầu lại trở thành xung lực ly tâm (centrifugal forces) Như vậy, sẽ luôn có mối quan hệ đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế nhờ quy mô với chi phí vận tải trong quá trình tổ chức các thị trường về mặt địa lý Những quan sát này sẽ giúp lý giải tại sao quá trình tập trung hoạt động kinh tế vào một không gian kinh tế nhất định đến một mức độ nào đó sẽ

kéo theo quá trình phân tán các hoạt động kinh tế ra các không gian lân cận

Lý thuyết vị trí địa lý (location theory) nhìn từ góc độ hiệu quả tập trung kinh tế: Khi chúng ta đã dần thống nhất với nhau về những yếu tố thúc đẩy quá trình

tập trung hoạt động kinh tế và vai trò của không gian tập trung kinh tế đối với tăng trưởng và việc làm, câu hỏi tiếp theo sẽ là tại sao một địa điểm hay địa bàn hoạt động kinh tế lại quan trọng với ngành này mà không quan trọng với ngành khác? Hay đâu

là những yếu tố quyết định sự phân bố địa lý (vị trí địa lý hay địa điểm) của một hay một nhóm ngành kinh tế nào đó? Nghiên cứu của Brulhart (1998) đã chia các lý

Trang 30

thuyết về vị trí địa lý thành ba cách tiếp cận chính, thuộc (a) Lý thuyết tân cổ điển, (b)

Lý thuyết thương mại mới và (c) Lý thuyết địa lý kinh tế mới (NEG).10 Phần này trình bày so sánh các cách tiếp cận nhằm bổ sung cho những phân tích ở phần II.2 về Lý

thuyết địa lý kinh tế mới

Cách tiếp cận tân cổ điển đề cập tới giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, với các giả thiết về môi trường cạnh tranh hoàn hảo, sản phẩm giống nhau và hiệu suất kinh

tế không tăng dần theo quy mô Theo đó, việc xác định vị trí địa lý của một ngành

kinh tế mang tính ngoại sinh – hay còn gọi là “đặc điểm thứ nhất” (first nature) theo

Cronon (1991) và Krugman (1993a) - khái niệm này hàm chỉ một phân bố không gian xác định về nguồn lực tự nhiên, khí hậu, công nghệ và các nhân tố sản xuất

Cách tiếp cận của lý thuyết NEG thì ngược lại, cho rằng vị trí địa lý của một

ngành được xác định một cách nội sinh - hay còn gọi là “đặc điểm thứ hai” (second

nature) theo Cronon (1991) và Krugman (1993a) – khi sự phân bố không gian của các hoạt động kinh tế là độc lập với lợi thế tự nhiên (Ottaviano và Thisse, 2005) Đặc điểm thứ hai này bao hàm các giả thiết về tính dịch chuyển của các nhân tố sản xuất và/hoặc doanh nghiệp, các hiệu ứng ngoại lai về tiền tệ và kỹ thuật, và các mối liên kết đầu vào-đầu ra Chính đặc điểm thứ hai này đã dẫn tới các nhánh lý thuyết về vị trí địa lý ngành và được gộp dưới một cái tên chung là lý thuyết địa lý kinh tế mới (NEG) Những yếu tố cấu thành đặc điểm thứ hai kể trên cũng chính là những nhân tố quyết định vị trí địa lý của một hay một nhóm ngành thông qua các quá trình tập trung hoạt động kinh tế tự thân (Brulhart, 1998) Các quá trình tự thân này, đến lượt nó lại thúc đẩy sự hình thành các cụm doanh nghiệp, chuỗi ngành nghề, dẫn tới sự chuyên môn hoá nội ngành, liên ngành cũng như toàn vùng ngày càng cao

III VAI TRÒ CỦA CÁC FEZ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA:

Dựa trên những lý thuyết và lý luận mới về vai trò, nội hàm FEZ trong bối cảnh phát triển ngày nay, phần viết sẽ tiếp cận tư duy mới về FEZ dựa trên các phân tích về

10 Mặc dù các công trình của Fujita (1988), Krugman (1991a, b, 1993b), và Venables (1996) được coi là tiên phong của Lý thuyết Địa ký kinh tế mới, song các khái niệm của NEG đã được bàn đến trong các công trình của các nhà lý thuyết về vị trí địa lý trước đó như của von Th#nen (1826), Weber (1909), Marshall

Trang 31

hiệu ứng kỳ vọng, các chi phí-lợi ích của FEZ đem lại cho quá trình phát triển của quốc gia hình thành các FEZ/SEZ Các góc độ về cơ sở ra đời; mục tiêu hình thành; lựa chọn vị trí; cấu trúc ngành nghề kinh tế và trình độ công nghệ; khung khổ chính sách; vấn đề hành chính và quản trị; và vai trò của FEZ đối với hội nhập và phát triển cũng sẽ được đề cập phân tích ở các mức độ khác nhau

Nghiên cứu của Wall (1993) đã khái quát hoá lý do các quốc gia hình thành các

khu kinh tế tự do là: “việc phát triển quỹ đất và cung ứng các dịch vụ tiện ích chung mang lại hiệu quả kinh tế từ quy mô và hiệu quả kinh tế tập trung ngoại ứng thông qua quá trình các ngành nghề khác nhau tụ lại với nhau Hơn nữa, các chính phủ có thể muốn áp dụng một hạn chế nào đó về mặt địa lý đối với phạm vi hiệu lực của một

số chính sách nào đó và giới hạn các hoạt động nhất định trong những khu vực địa lý xác định” (Wall, 1993, trang 248) Nhận định về ý định của chính phủ trong việc hình

thành FEZ là phù hợp với thực tiễn “mở cửa từ từ” của các nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc và Việt Nam

Các tác động kinh tế cụ thể mà FEZ có tiềm năng mang lại cho quốc gia đó gồm hai loại: Về tác động “tĩnh” gồm: (a) Tạo việc làm và thu nhập trực tiếp; (b) Đa dạng hoá và gia tăng xuất khẩu; (c) Tạo nguồn thu ngoại tệ; (d) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; (d) Tạo nguồn thu ngân sách nhà nước Mặc dù khó đo lường hơn, các lợi ích “động” gồm: (e) tạo việc làm gián tiếp; (f) Nâng cấp kỹ năng lao động; (g) Tạo

việc làm cho phụ nữ; (h) Chuyển giao công nghệ; (i) Hiệu ứng “thử nghiệm” qua việc

Trang 32

Tuy nhiên, đi kèm với các lợi ích tiềm tàng nêu trên là hàng loạt các vấn đề kinh tế-xã hội có thể nảy sinh như: (1) Phụ thuộc vào các hoạt động nhập khẩu đầu vào với giá trị gia tăng xuất khẩu thấp; (2) Rơi vào các hoạt động lắp ráp kỹ năng thấp; (3) Sao nhãng các nỗ lực cải cách trên phạm vi toàn quốc gia (World Bank, 1992); (4) Thu hút phải loại vốn FDI công nghệ thấp, kỹ năng thấp và hoạt động quá tự do; (5) Phân biệt đối xử với phụ nữ và trả tiền công lao động thấp; (6) Cho phép các công ty thoái thác khỏi các điều kiện an toàn và y tế lao động tồi của nhà xưởng; (7) Nới lỏng các tiêu chuẩn kiểm soát về môi trường để thu hút cả những ngành gây ô nhiễm (FIAS, 2008, trang 33)

Có thể thấy mục đích tổng thể của bất kỳ dự án hay mô hình FEZ/SEZ nào đều phục vụ quá trình phát triển nhanh và bền vững của quốc gia đó Tuy nhiên, với mỗi quốc gia thì lý luận và thực tiễn chính sách FEZ/SEZ có khác nhau về động cơ, vai trò của các FEZ/SEZ đối với quá trình hội nhập, phát triển và cạnh tranh toàn cầu Thế hệ của các FEZ/SEZ thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990 của Thế kỷ XX chủ yếu nhằm mục đích tạo ra những vùng ưu đãi thuế quan và điều kiện đầu tư kinh doanh tự do hơn mức chung áp dụng cho toàn quốc để thu hút mạnh vốn đầu tư và công nghệ nước ngoài

III.1 Mô hình FEZ giúp tạo lợi thế cạnh tranh quốc gia:

Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh quốc gia của GS Michael Porter (ĐH Havard,

Hoa Kỳ -1990) cùng các cộng sự xuất hiện vào đầu thập kỷ 1990 cũng góp phần phát triển cho các lý thuyết thương mại nói chung và bổ khuyết cho những câu hỏi lớn còn chưa có lời giải về hội nhập và cạnh tranh toàn cầu Khoảng trống mà Lý thuyết Thương mại Mới để lại là nó chưa giúp lý giải những lựa chọn ở cấp vi mô cũng như gắn kết những chính sách vĩ mô với những hoạt động của doanh nghiệp trong thương mại quốc tế Trường phái lý thuyết về “lợi thế cạnh tranh” và “lợi thế cạnh tranh quốc gia” giúp trả lời câu hỏi làm thế nào để có được lợi thế cạnh tranh bên cạnh những lợi thế so sánh sẵn có? Quốc gia nào, doanh nghiệp nào sẽ tận dụng được những lợi thế cạnh tranh này và cụ thể ở những ngành kinh tế nào? Lý thuyết này giúp định vị một quốc gia, vùng miền hay thành phố trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, từ đó gợi mở

Trang 33

những định hướng để quốc gia, vùng miền hay thành phố đó tham gia hiệu quả nhất vào cuộc cạnh tranh này

III.2 Các FEZ tạo ra “cực tăng trưởng” mới:

Thế hệ các FEZ/SEZ từ giữa thập kỷ 1990 đến nay đã hướng tới mục đích đưa nền kinh tế quốc gia hội nhập toàn diện hơn vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế, hình

thành nên các “cửa ngõ” mời gọi các nguồn lực ưu việt nhất của thế giới vào quốc gia

mình nhằm tồn tại và chiến thắng trong cuộc cạnh tranh toàn cầu Với các quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hoá, ở nấc thang phát triển trung bình của thế giới,

thì việc hình thành các FEZ/SEZ là để tạo ra các “cực tăng trưởng mới” phục vụ trực

tiếp quá trình bắt kịp sự phát triển toàn cầu

Quan sát thực tiễn hình thành và phát triển các Đặc khu Kinh tế (SEZ) của Trung Quốc suốt từ thập kỷ 1980 đến nay cung cấp thêm cho lý luận về FEZ những tổng kết hết sức thuyết phục Trung Quốc bắt đầu xây dựng những Đặc khu Kinh tế đầu tiên ở vùng duyên hải phía Nam vào đầu thấp kỷ 1980, sau đó xây dựng thêm các SEZ ở vùng phái Bắc rồi tiến sâu và vùng nội địa từ giữa thập kỷ 1990 Lúc đầu mục đích hình thành các SEZ của Chính phủ Trung Quốc chủ yếu là để biến các vùng

duyên hải thành những “cửa sổ mở ra thế giới”, thu hút vốn và công nghệ sử dụng

nhiều lao động từ bên ngoài để phục vụ phát triển bên trong, phục vụ chính sách phát triển công nghiệp vùng và giải quyết việc làm cho dân Cho tới nay, mô hình phát

triển các SEZ/FEZ của Trung Quốc đã hướng đến trở thành các “cực tăng trưởng kinh tế” mới, thu hút các ngành công nghiệp có hàm lượng vốn và công nghệ cao, góp

phần xây dựng một nền kinh tê mở tại Trung Quốc và đạt trình độ phát triển tiên tiến của thế giới

Về lợi ích kỳ vọng của FEZ/SEZ, có thể thấy rằng bất kỳ quá trình mở cửa và hội

nhập nào đều kỳ vọng sẽ mang vào vốn và công nghệ mới phục vụ phát triển bên trong Cụ thể với mô hình FEZ/SEZ, quốc gia hình thành các FEZ/SEZ thường kỳ vọng những lợi ích về việc làm mới, lượng FDI mới, dòng ngoại hối mới, chuyển giao công nghệ và kỹ năng mới v.v và tất cả những nhân tố này đóng góp sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước Một lợi ích sâu xa hơn chính là kỳ vọng biến các

FEZ/SEZ trở thành “điểm tựa” để một quốc gia, một dân tộc bước ra thế giới, tương

Trang 34

tác và giao thoa với cộng đồng quốc tế nhiều hơn, thuận lợi hơn và hiệu quả hơn trong một thế giới toàn cầu hoá đa chiều, đa cấp độ và đa hình thức

III.3 Các FEZ/SEZ giúp định vị nền kinh tế quốc dân trong chuỗi giá trị toàn cầu:

a) Thu hút đầu tư (trực tiếp) nước ngoài:

Các quốc gia kể cả phát triển lẫn đang phát triển đều có nhu cầu thu hút dòng vốn nước ngoài phục vụ tăng trưởng và phát triển Vậy đâu là luận cứ để kỳ vọng các

mô hình FEZ/SEZ sẽ có lợi thế ưu trội hơn và thành công các chính sách, luật lệ áp dụng chung cho toàn nền kinh tế trong việc thu hút đầu tư (trực tiếp) nước ngoài? Cùng với các nghiên cứu của Paul Krugman về “hiệu quả kinh tế từ quy mô”, “hiệu suất tăng dần nhờ quy mô” và những phân tích về “địa lý kinh tế mới” (NEG), các nghiên cứu lý thuyết về FDI và các tập đoàn đa quốc gia (MNC) cho thấy các mô hình thể chế kinh tế mới như FEZ/SEZ đáp ứng được nhiều lợi ích kỳ vọng của các công ty, tập đoàn đầu tư quốc tế, và do đó tăng cường khả năng và vị thế của một quốc gia trong cuộc cạnh tranh dòng vốn quốc tế ngày càng khốc liệt

Các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm về mối quan hệ giữa địa lý kinh tế và

đầu tư quốc tế đã khá nhất quán trong nhận định: Khoảng cách và dung lượng thị

trường là những yếu tố cực kỳ quyết định sự lựa chọn địa điểm thành lập chi nhánh ở

nước ngoài của các công ty, tập đoàn có hoạt động đầu tư xuyên quốc gia Bên cạnh

đó, các nghiên cứu thực nghiệm cũng chỉ ra từ thập kỷ 1990 đến nay xu hướng dòng FDI toàn cầu vào các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển đang tăng lên, mặc dù tỷ trọng FDI vào các nước phát triển vẫn chiếm đa số Xu hướng này phản ánh tính chất

và động cơ cũng như chủ thể của các dòng đầu tư quốc tế đang thay đổi, theo nghĩa này chúng ta có thể xác định được vai trò của các FEZ/SEZ trong sự biến đổi này Nghiên cứu của Shatz và Venables (2000) đã phân tích rõ động cơ của các tập đoàn đa quốc gia khi lựa chọn địa điểm đầu tư ở nước ngoài, theo đó có hai lý do

chính khi một công ty đầu tư ra nước ngoài: Một là để khai thác thị trường nội địa của nước nhận đầu tư (còn gọi là FDI liên kết ngang) Hai là để giảm thiểu chi phí đầu vào sản xuất của mình (còn gọi là FDI liên kết dọc) Xuất phát từ hai động cơ này,

Trang 35

các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhìn chung đa số dòng FDI vào các nước phát triển là để khai thác thị trường tại chỗ (FDI liên kết ngang), còn dòng FDI vào các nền kinh tế đang phát triển là để tiết giảm chi phí đầu vào sản xuất (FDI liên kết dọc) Đặc điểm của các FDI liên kết ngang là tìm kiếm điều kiện tiếp cận thị trường nước nhận đầu tư rộng mở hơn, thay vì xuất khẩu trực tiếp hàng hoá sang thị trường đó, do vậy các công ty sẽ cân nhắc giữa các chi phí cố định để xây dựng cơ sở sản xuất tại địa điểm nước ngoài với các chi phí khả biến tiết giảm được từ chi phí vận tải hay mức thuế quan áp dụng Bên cạnh đó, các công ty đầu tư trực tiếp vào một nước cũng phải tính tới các chi phí phát sinh khi vận hành tại nước nhận đầu tư, ví dụ như chi phí liên quan tới thủ tục hành chính, các quy định điều tiết hoạt động FDI, các sắc thuế áp dụng và sự điều chỉnh chính sách trong nước Những phân tích lợi ích-chi phí trên đây

là những cơ sở hữu ích cho các quốc gia có ý định thu hút FDI liên kết ngang từ các

MNC Rõ ràng, quốc gia nào tạo được một môi trường đầu tư kinh doanh với chi phí

giao dịch tối ưu nhất sẽ có lợi thế cạnh tranh thu hút FDI toàn cầu

Các nghiên cứu thuộc trường phái Lý Thuyết Thương mại Mới về hiệu suất tăng dần và cấu trúc thị trường như nghiên cứu của Smith (1987), Horstmann và Markusen (1987) hay Markusen và Venables (1998) còn chỉ ra rằng lợi ích của FDI liên kết ngang đối với công ty tiến hành đầu tư còn lớn hơn những tính toán đơn thuần về chi phí ròng tiết giảm được, bởi vì một khi hình thành được cơ sở sản xuất tại một thị

trường nước ngoài nào đó thì công ty đã xác lập được một vị thế chiến lược trên thị

trường đó Nếu đó là một cấu trúc thị trường độc quyền nhóm, thì doanh số của một hãng sẽ phụ thuộc vào chi phí cận biên của các hãng đối thủ còn lại Và nếu một hãng

có thể giảm chi phí cận biên của mình thì nó sẽ khiến các hãng đối thủ bị giảm doanh

số Đây chính là lợi thế cạnh tranh của hãng tiến hành FDI vì cam kết đầu tư mới được đón nhận như là tín hiệu tăng cung vào thị trường nội địa (nước nhận đầu tư) và

nó làm thay đổi hành vi của các đối thủ cạnh tranh trong thị trường Những phân tích trên đây hàm ý rằng việc canh tranh thu hút FDI nói chung, đặc biệt là các FDI liên kết ngang, và thu hút FDI bằng các FEZ/SEZ sẽ thành công hơn nếu các FEZ/SEZ đó giúp các công ty đến đầu tư xác lập được một vị trí chiến lược trên thị trường

Trang 36

Đối với các FDI liên kết dọc, động cơ chủ yếu của các MNC là tận dụng lợi thế

về nguồn tài nguyên, nhân tố sản xuất của quốc gia nhận đầu tư, theo đó công ty sẽ chuyển dịch một số công đoạn sản xuất ra nước ngoài giàu tài nguyên và có chi phí sản xuất, lao động thấp để rồi xuất khẩu sản phẩm cuối cùng sang nước thứ ba hoặc tái xuất về thị trường nước đầu tư Khi chia hoạt động sản xuất thành các công đoạn

và mỗi công đoạn đặt tại một quốc gia/địa điểm có chi phí đầu vào tối ưu nhất như

vậy thì các MNC sẽ phải tính tới hai yếu tố hết sức quyết định là chi phí vận tải và hay chi phí đa quốc gia hoá (chi phí chia nhỏ quy trình sản xuất sang các địa

điểm/quốc gia khác nhau)

b) Định vị quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu:

Các nghiên cứu của Ralete và Sachs (1998), Venables và Limao (1999) đã cho thấy rõ ràng những địa điểm đầu tư FDI liên kết dọc càng xa trung tâm (đại bản doanh của hoạt động sản xuất) thì càng không hấp dẫn vì các chi phí vận tải sẽ trở nên quá cao Phân tích của Ralete và Sachs (1998) cũng chỉ ra mức độ chi phí vận tải mà các công ty đầu tư ra nước ngoài có thể chịu đựng được Về tổng thể, việc liệu một dự án đầu tư có được quyết định đặt tại một nước nào đó phụ thuộc vào mức độ thâm dụng nhân tố sản xuất tại chỗ của dự án đó so với mức độ này của các hàng hoá xuất khẩu khác từ quốc gia tiếp nhận dự án; cũng như tần suất vận tải các nhân tố sản xuất của

dự án so với tần xuất này của các hàng hoá xuất nhập khẩu khác từ quốc gia tiếp nhận

dự án Nếu giá thành của các nhân tố sản xuất được thâm dụng cao cho hàng xuất khẩu của một nước thì mức chi phí sẽ thấp, theo đó các dự án đầu tư cũng thâm dụng các nhân tố sản xuất đó sẽ được quyết định đầu tự tại nước đó cho dù khoảng cách có

Trang 37

việc chia nhỏ công đoạn sản xuất của các MNC sẽ có lợi thế và khả năng trở thành địa

điểm được lựa chọn đầu tư Nhìn từ các MNC, nếu FEZ/SEZ nào tương thích nhất

với các mạng lưới sản xuất, phân phối, cung ứng dịch vụ toàn cầu và khu vực của họ thì sẽ được lựa chọn

Một hướng nghiên cứu cũng hết sức quan trọng đối với vấn đề lựa chọn địa điểm đầu tư và những lập luận về quá trình tích tụ và tích hợp các dự án FDI thành

các không gian, các cụm cơ sở sản xuất và dịch vụ gần kề nhau (agglomeration) Các

nghiên cứu thực nghiệm và tình huống điển hình đã cho thấy về mặt không gian sản xuất, các dự án FDI có xu hướng tích tụ thành các cụm tuyến cơ sở sản xuất và dịch

vụ (cluster) hơn là các bố cục sản xuất khác Bên cạnh những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm chuyên sâu về cụm tuyến ngành nghề, doanh nghiệp (industrial cluster) của M Porter (1990) và các đồng nghiệp sẽ được trình bày riêng, một số nghiên cứu khác (Audrétche, 1998) đã cho thấy mặc dù nhiều nước, nhiều địa điểm có một số lợi thế về nguồn lực nhân tố sản xuất nào đó và về dung lượng thị trường, song dòng vốn FDI lại chỉ lựa chọn một số địa điểm nhất định Loại trừ những khác biệt về khung khổ pháp luật và thể chế, rõ ràng các hiệu ứng liên kết giữa các dự án FDI đã thúc đẩy

xu hướng tích tụ và tích hợp các dự án thành các tổ hợp, cụm cơ sở sản xuất và dịch

vụ Điều này khiến cho các dự án FDI có xu hướng được đặt gần nhau, tập trung vào một vùng lãnh thổ nhất định, tiếp bước các dự án đã thành công trước đó để tạo ra và

có được các hiệu ứng lan toả về R&D, tận dụng được lợi thế về các chi phí giao dịch sẵn có, các thông lệ tốt và giảm thiểu chi phí tìm hiểu, học hỏi ban đầu

Nghiên cứu của Akifumi Kuchiki (2005, 2006) đã tiến thêm một bước khi thử lý giải điều gì quyết định sự thành công của một cụm công nghiệp có FDI hay chính sách kinh tế vĩ mô tác động thế nào tới quyết định đầu từ vào các cụm công nghiệp của các MNC Theo Kuchiki (2005), về chính sách tỷ giá: Nếu tỷ giá ngoại hối giữa đồng tiền của nước trụ sở của một MNC trong ngành có lợi nhuận biên giảm dần theo quy mô với (đồng tiền của) một quốc gia đang phát triển mà tăng, thì hoạt động sản xuất tại nước đang phát triển sẽ tăng; Nếu thời hạn đầu tư là dài hơn, thì tỷ giá ngoại hối của đồng tiền nước MNC đóng trụ sở chính (với đồng tiền nước nhân đầu tư) cần được định giá lại để tạo điều kiện cho MNC đầu tư thêm vào nước đang phát triển đó;

Trang 38

Về rủi ro quốc gia: Nếu thời gian đầu tư là dài hơn, thì rủi ro của quốc gia đang phát triển đó sẽ giảm; Về thuế thu nhập doanh nghiệp: Nước nhận đầu tư có thể sử dụng (giảm) thuế doanh nghiệp để bù đắp mức độ rủi ro quốc gia cao Những phân tích này

cho phép quốc gia muốn thu hút FDI hiểu được “khẩu vị” của các nhà đầu tư quốc tế

để điều chỉnh chính sách trong nước cũng như thiết kế những khuyến khích đầu tư phù hợp, đặc biệt là những khuyến khích áp dụng trong các FEZ/SEZ sao cho mang tính “vượt trội” so với các FEZ/SEZ khác

Với riêng chính sách hình thành các tổ hợp công nghiệp hay cụm ngành nghề (industrial cluster policy), nghiên cứu của Akifumi Kuchiki (2006) phân tích các yếu

tố nào đóng vai trò quyết định trong quá trình hình thành một cụm công nghiệp, mà theo định nghĩa của Hàn Quốc đây chính là bộ phận hữu cơ quan trọng nhất quyết định sự thành công của các FEZ/SEZ ngày nay Theo phân tích của Ông, vai trò của Chính phủ trong hoạch định chính sách phát triển cụm công nghiệp cũng như chiến

lược của các MNC về quản lý chuỗi giá trị (value chain management) là hai yếu tố

tương tác với nhau quyết định sự thành bại của một tổ hợp công nghiệp Cụ thể, chiến lược quản lý chuỗi giá trị của các MNC quyết định việc triển khai xây dựng các (nhà mày) cơ sở kinh doanh và như vậy chính sách phát triển các tổ hợp công nghiệp (ngành nghề) phải nhất quán và tương hợp với chiến lược quản lý chuỗi giá trị nêu trên

Cách tiếp cận biểu đồ phát triển (Flowchart Approach) trình bày trong nghiên

cứu của Kuchiki (2006) cho phép xác định được phương thức tích tụ và tích hợp của các công ty, từ đó cho phép tìm ra các yếu tố quyết định việc triển khai một chính sách phát triển các tổ hợp công nghiệp (ngành nghề) Bằng cách nghiên cứu so sánh các trường hợp hãng Toyota, Denso đầu tư ở Thành phố Thiên Tân (Trung Quốc) và Canon đầu tư ở Miền Bắc Việt Nam, tác giả đã chỉ ra ba yếu tố quyết định việc thực thi chính sách phát triển tổ hợp công nghiệp (ngành nghề) của một quốc gia là (1) các khu công nghiệp; (2) xây dựng năng lực; và (3) các công ty chủ đạo (anchor firm) Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy có hai yếu tố tác động tích cực tới quá trình hình thành một tổ hợp công nghiệp (ngành nghề) là (4) mối quan hệ kiểu Keiretsu giữa một công ty chủ đạo với các công ty liên quan và (5) hiệu quả kinh tế từ quy mô Như

Trang 39

vậy, cách tiếp cận mới của Kuchiki trong phân tích vấn đề phát triển tổ hợp công nghiệp tại một quốc gia đã góp phần quan trọng trong việc hình thành các khung khổ phân tích các nhân tố quyết định sự thành bại của phát triển một tổ hợp công nghiệp nói riêng và của một FEZ/SEZ nói riêng

III.4 Các FEZ/SEZ là cửa ngõ hấp thu, sản sinh doanh nghiệp, tri thức và công nghệ toàn cầu:

Vai trò của hiệu quả tập trung kinh tế không chỉ dừng lại ở việc thu hút sự tích

tụ của các doanh nghiệp hiện có vào một không gian nhất định, mà còn nuôi dưỡng sự

ra đời của các doanh nghiệp mới Phần phân tích dưới đây cung cấp luận cứ cho nhận định về vai trò của các FEZ/SEZ trong việc thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sự hình thành các doanh nghiệp mới Các nghiên cứu của Hoover và Vernon (1959); Leone và Struyk (1976) hay Fagg (1980) v.v đã đưa ra “giả thuyết về lò ấp doanh nghiệp” (incubator hypothesis) để chứng minh cho vai trò trên

Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Romer (1986) và Lucas (1988) đã nhận định rằng việc đầu tư cho tri thức chắc chắn sẽ mang lại sự lan toả đối với các tác nhân

trong nền kinh tế Đấy chính là “hiệu ứng lan toả tri thức” mà Marshall đã nêu ra từ

năm 1920 Dựa trên các lý thuyết này, nghiên cứu của Rosenthal và Strange (2003); Stuart và Sorenson (2003) đã chứng minh vai trò của hiệu quả tập trung kinh tế đối với các mức độ gia nhập thị trường khác nhau của các công ty công nghệ cao Như vậy, các hiệu ứng “động” do quá trình tập trung hoạt động kinh tế mang lại, cụ thể ở đây là hiệu ứng lan toả tri thức, là nhân tố chủ yếu giúp lý giải quá trình tiến bộ công nghệ của một ngành kinh tế, một vùng kinh tế hay của một nền kinh tế

Vậy câu hỏi tiếp theo sẽ là sự lan toả tri thức tác động như thế nào tới tăng trưởng kinh tế? Các nghiên cứu của Marshall (1920), Arrow (1962), Romer (1986)

tạo thành giả thiết Marshall-Arrow-Romer - hay gọi chung là Giả thiết MAR - với lập

luận rằng tri thức phần lớn mang tính ngành cụ thể, do đó quá trình chuyên môn hoá nội ngành sẽ thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đưa đến việc hình thành các doanh nghiệp mới Hơn nữa, sự lan toả tri thức nội ngành xuất hiện cùng với các hiệu ứng tập trung hoạt động kinh tế do quá trình chia sẻ đầu vào và thị trường lao động Ngoài

ra, các tác giả cũng coi sức mạnh thị trường nội ngành cũng thúc đẩy tăng trưởng của

Trang 40

doanh nghiệp, vì nó cho phép các doanh nghiệp đổi mới có thể nội sinh hoá phần lớn

các khoản lợi tức Giả thiết tiếp theo do M Porter (1990) đưa ra với quan sát rằng,

mặc dù tri thức chủ yếu mang tình ngành cụ thể, song những hiệu ứng đối với tăng

trưởng kinh tế là do sự cạnh tranh nội ngành mang lại chứ không phải từ sức mạnh

thị trường, vì cạnh tranh buộc doanh nghiệp phải đổi mới nếu muốn tồn tại Mức độ

cạnh tranh cao sẽ làm giảm rào cản gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới

Giải thiết thứ ba do Jacobs (1969) đưa ra và thống nhất với quan điểm của Porter rằng

cạnh tranh thức đẩy tăng trưởng, song Ông cũng khẳng định rằng chính tính đa dạng

của hoạt động kinh tế trong khu vực sẽ mang lại kết cục tăng trưởng cao hơn, bởi

nhiều ý tưởng triển khai trong một ngành cũng có thể áp dụng thành công ở các ngành

khác

Bảng I.2: Các mối quan hệ dựa trên giả thiết giữa trường hợp tập trung kinh tế

nội ngành và liên ngành với tăng trưởng kinh tế Hoạt động kinh tế MAR Porter Jacobs

Nguồn: van Oort & Stam, Agglomeration and Growth, Bảng 1

Dựa trên các phân tích trên, các nghiên cứu của Brakman et al (2001); Fujita và

Thisse, (2002) đã đưa ra nhận định rằng các khu vực đô thị có mật độ dân cư cao hơn

thì tạo ra mức độ khởi nghiệp cao hơn và do đó mang lại tăng trưởng việc làm cao

hơn Tuy nhiên, khi phân tích sâu vai trò của hiệu quả đô thị hoá (liên ngành) và hiệu

quả địa phương hoá (nội ngành) đối với tăng trưởng việc làm và tính năng động của

doanh nghiệp, các kết quả là không đồng nhất Một mặt, các nghiên cứu của Glaeser

et al (1992) và Feldman và Audretsch (1999) cho thấy tăng trưởng việc làm và tính

năng động của doanh nghiệp gia tăng là nhờ tính đa dạng của các hoạt động liên

ngành Trong khi nghiên cứu của Henderson et al (1995), Black và Henderson (1999),

và Beardsell và Henderson (1999) lại lập luận rằng tăng trưởng sẽ cao hơn khi một

Ngày đăng: 17/04/2014, 00:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
43. Kỷ yếu hội thảo khoa học – Khu kinh tế mở Chu Lai – Thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra, Tạp chí Cộng sản.Tỉnh Uỷ Quảng Nam. Tam Kỳ, tháng 12/2-2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khu kinh tế mở Chu Lai – Thực tiễn xây dựng, phát triển và những vấn đề đặt ra
44. TS. Hoa Hữu Lân, Các mô hình kinh tế tự do ở một số nước Châu Á, đề tài khoa học cấp bộ, HN 7/2000, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các mô hình kinh tế tự do ở một số nước Châu Á
46. TS. Nguyễn Xuân Cường, Vai trò của vùng Chu Giang mở rộng trong thực hiện sáng kiến mới về cực tăng trưởng Trung Quốc – ASEAN, đề tài cấp bộ, Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của vùng Chu Giang mở rộng trong thực hiện sáng kiến mới về cực tăng trưởng Trung Quốc – ASEAN
47. Ban chỉ đạo xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai. Báo cáo về đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về đặc khu kinh tế và khu kinh tế mở
27. Business Times, It’s, official: Riau islands get FTZ status-for 70 yrs, 23 Aug 07 http://app.mfa.gov.sg/pr/read_ content.asp? View, 8005 Link
28. Business Times, It’s offica: Riau island get FTZ status – for 70 yrs, 23 Aug 07 http://app.mfa.gov.sg/pr/read _ content.asp?View,8005 Link
29. Center for Strategic and Internatonal Studies (CSIS), Batam free trade zone: A blueprint for national economic recoveryhttp://www.csis.or.id/events _ past _view.asp?id=9 &tab=2 Link
33. Indonesia Investment Coordinating Board http://www.bkmp.go.id/ Link
34. Indonesia Investment Coordinating Board http://www.bkmp.go.id/ Link
39. PT SIER http://sier-pier.com/index-e.asp 40. PT SIER http://sier-pier.com/index-e.asp Link
1. Miklos (siszarlk (2005)), Some Specific features of European FEZ, Vgtmiki@uni-miskolc.hu Khác
2. Georgi Rancher (2003), FTZ in Southeast Europe Achieving Genniue Regional Economic Integration, International Policy Fellowship, www.Wikipedia Khác
3. London Dockland FEZ, www.Wikipedia 4. Odesa FEZ, www.Wikipedia Khác
10. Sam Vaknin (2003), Free Economic Zones Eastern and central Europe, www.Wikipedia, The Free Encyclopedia Khác
11. Robert J.Rolfe (1991), The Challenge of FEZ in central and Eastern Europe, Journal of International Business studies. Vol.22N3 Khác
13. Henry.N (1999), Growth of Asilicon Empire, Dec.27-1999 Khác
14. Annual Silicon Valley Study says Local Government must Become key Catalyst in Driving Region’s Growth Oct-11,2000 Khác
15. Silicon Valley’s Skilled Immigrants: Generating Jobs and wealth of California 6-1999, Issue 21 Khác
16. Tax Policy, Silicon Valley Leadership Group, Report 2008 Khác
17. Carl Guardino and lezlee westine: R&D tax credit worth more to state than its cost, Silicon Valley Letdership Group, Report 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng I.2: Các mối quan hệ dựa trên giả thiết giữa trường hợp tập trung kinh tế - Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng I.2: Các mối quan hệ dựa trên giả thiết giữa trường hợp tập trung kinh tế (Trang 40)
Bảng III.1: Số lượng văn bản pháp quy về các khu chế xuất, khu công nghiệp, - Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng III.1: Số lượng văn bản pháp quy về các khu chế xuất, khu công nghiệp, (Trang 89)
Bảng III.2: Số lượng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu - Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng III.2: Số lượng các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu (Trang 90)
Bảng III.3: Các khu kinh tế ở Việt Nam - Xây dựng các khu kinh tế mở và đặc khu kinh tế ở việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
ng III.3: Các khu kinh tế ở Việt Nam (Trang 95)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w