1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo

15 902 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 255,7 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO Họ tên : Đỗ Đức Toàn Số thứ tự : 96 Giảng viên : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội, tháng 7/2010 Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO PHẨM CHẤT TẠO NÊN MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO Họ tên : Đỗ Đức Toàn Số thứ tự : 96 Giảng viên : TS. Lê Thị Thu Thủy Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 2 MỤC LỤC NỘI DUNG 3 1. C Ơ Sở LÝ LUậN 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Các học thuyết về lãnh đạo 3 1.2.1. Lý thuyết hành vi 3 1.2.2. Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống 4 2. C ÁC PHẩM CHấT TạO NÊN MộT NHÀ LÃNH ĐạO 5 KẾT LUẬN 13 Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 3 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái ni ệm Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, động viên các nhóm hay cá nhân đóng góp vào thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức mà họ là thành viên. Khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo có thể xuất phát từ vị trí của họ trong tổ chức, nhưng cũng có thể từ chính họ. Lãnh đạo và quản lý là hai phạm trù hoàn t oàn khác biệt: - Người quản lý thích hợp với tính phức tạp trong tổ chức. Một người quản lý giỏi là người biết đưa ra mệnh lệnh và kiên định để hoàn thành kế hoạch chính thức được đề ra, biết thiết kế cơ cấu tổ chức cứng nhắc và điều khiển kết quả theo kế hoạch. - Người lãnh đạo phải biết thích ứng với thay đổi, người lãnh đạo đề ra đường hướng với tầm nhìn rộng trong tương lai. N gười lãnh đạo biết liên kết mọi người lại và truyền sức mạnh để họ vượt qua những khó khăn. 1.2. Các học thuyết về lãnh đạo 1.2.1. Lý thuyết hành vi Những nghiên cứu của Đại học Ohio, đại học Michigan cho thấy người lãnh đạo có hai dạng hành vi chính. Thứ nhất là hành vi quan tâm đến con người, thể hiện qua việc tôn trọng cấp dưới, quan tâm đến nhu cầu của họ, lắng nghe những đề nghị của họ, bảo vệ lợi ích cho họ và đối xử công bằng. Thứ hai là quan tâm đến công việc. Người lãnh đạo theo dạng hành vi này sẽ phân công nhiệm vụ cho cấp dưới một cách cụ thể, xác định rõ nhiệm vụ và quy trình thực hiện, tuân thủ luật lệ, quy định của công ty. Lý thuyết hành vi cho ta thấy: N gười lãnh đạo có cả hai hành vi cùng lúc và đều ở mức cao sẽ thành công trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, phong cách lãnh đạo tốt nhất còn phụ thuộc vào tình huống. Điều này có Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 4 nghĩa khi tình huống thay đổi thì phong cách lãnh đạo cũng cần thay đổi cho phù hợp. 1.2.2. Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống Các thuyết lãnh đạo theo tình huống giả định rằng người lãnh đạo hiệu quả phải vừa sáng suốt và vừa linh động. Quan điểm này dựa trên ý kiến phong cách lãnh đạo phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào tình huống. Các mô hình lãnh đạo theo tình huống được đưa ra rất nhiều trong đó nổi bật nên các mô hình của Fiedler, Hersey và Blanchard, và lý thuyết lãnh đạo đường dẫn-mục tiêu. - Mô hình của Fiedler: Mô hình lãnh đạo này cho rằng kết quả làm việc của nhóm có hiệu quả hay không là phụ thuộc vào phong cách lãnh đạo. Trong mô hình này, Fiedler giả định rằng phong cách của người lãnh đạo là không thay đổi và ông đưa ra những cách lãnh đạo cũng như các dạng tình huống khác nhau. - Học thuyết tình huống của Hersey và Blanchard: Trong học thuyết này, tình huống liên quan đến mức độ ‘sẵn sàng’ của cấp dưới. Tính sẵn sàng ở đây được định nghĩa là mức độ mà cấp dưới có khả năng hoàn thành nhiệm vụ và sẵn lòng hoàn thành nhiệm vụ. Cũng giống mô hình của Fiedler sẽ có 2 dạng phong cách lãnh đạo chính là chú trọng nhiệm vụ và chú trọng quan hệ. Tuy nhiên, Hersey và Blanchard lại tiếp tục chia 2 dạng lãnh đạo này thành 4 hình thức lãnh đạo cụ thể tuỳ theo tính sẵn sàng của nhân viên: chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia và ủy quyền. Tùy theo mức độ sẵn sàng của cấp dưới mà người lãnh đạo có thể áp dụng hình thức chỉ đạo, hướng dẫn, tham gia hay ủy quyền. - Lý thuy ết đường dẫn-mục tiêu: Trong nhiều nhiều học thuy ết lãnh đạo tình huống được đề xuất, lý thuyết đường dẫn-mục tiêu do Robert H ouse khởi xướng được coi là phù hợp nhất. Lý thuyết này dựa trên lý thuyết kỳ vọng trong động viên vì nó liên quan nhiều phong cách lãnh đạo đối với từng nhân viên và từng tình huống cụ thể. Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 5 Theo lý thuyết này, phong cách lãnh đạo được chia thành các dạng: chỉ huy, hỗ trợ, tham gia, định hướng thành tựu. 2. Các phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo Lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những vị trí quan trọng bậc nhất trong một công ty. Để đạt được vị trí này rất khó và dường như việc duy trì nó càng ngày càng trở nên khó hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Cuộc cạnh tranh đối với các tài năng lãnh đạo càng ngày càng khốc liệt hơn. Có thể nối tất cả những vấn đề của nền kinh tế đều xuất phát từ vấn đề của các nhà lãnh đạo Điều đó là một hiện thực cơ bản trong môi trường kinh doanh từ xưa cho tới nay. Các doanh nghiệp có thể cạnh tranh một cách tốt nhất trong môi trường kinh doanh toàn cầu nếu họ có ngoài một đội ngũ nhân viên nǎng động là một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm làm việc. Để có thể trở thành một nhà lãnh đạo nói chung và một nhà lãnh đạo tài ba thì ngoài những phẩm chất của một nhà quản lý giỏi các nhà lãnh đạo cần có các phẩm chất như: có tầm nhìn xa, luôn luôn lắng nghe, chấp nhận khó khăn và thách thức. Đây có thể coi là chìa khoá để vươn tới thành công của nhà lãnh đạo. Nhìn chung, có thể chia các kỹ năng và phẩm chất của một người lãnh đạo giỏi thành bốn nhóm như sơ đồ sau: Kỹ năng quản lý Phẩm chất cá nhân tốt Bề dày thành tích Kỹ năng làm việc N gư ời lãnh đạo Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 6 Các phẩm chất cần có để tạo nên một nhà lãnh đạo: o Tự tin o Quyết đoán o Có tầm nhìn xa o Biết lắng nghe và khiêm tốn o Cam kết giữ lời hứa o Chấp nhận thách thức o Thừa nhận sai lầm o Dám chịu trách nhiệm o Quan tâm đến cấp dưới o Có tính tuân thủ triệt để a. Tự tin Một điều hết sức đơn giản nhưng lại hiển nhiên đúng đó là: Nếu ngay cả bạn cũng không tin vào chính mình thì làm sao người khác có thể tin được bạn. Tự tin là hoàn toàn tin tưởng vào bản thân, là nhận thức và nắm rõ được bản thân mình, tuy nhiên không có nghĩa là tin tưởng bản thân một cách mù quáng. Và điều quan trọng là bạn phải rèn cho mình có được thói quen luôn khẳng định bản thân mình trước người khác. Bất kể khi làm một công việc nào đó, hoặc nói một câu gì đó, bạn nên tạo cho người khác có ấn tượng là “Công việc này tôi sẽ làm t hật tốt” hoặc “Tôi sẽ trình bày vấn đề một cách vừa vặn” Cứ duy trì thói quen này đến một ngày nào đó bạn sẽ phát hiện ra mình đã có đủ tự tin đối mặt với cuộc sống. Bạn có thể luyện tập để tăng sự tự tin, điều này là cần thiết, mỗi cá nhân có phương pháp khác nhau để luyện tập trong đó một số biện pháp phổ biến như: - Tìm hiểu, phát hiện ra những ưu điểm của bản thân như: Sở trường của bạn là gì? Bạn đã làm những việc gì có ích cho xã hội? Trước đây mọi người đã từng biểu dương, ca ngợi bạn về điều gì? Bạn đã được giáo dục như thế nào có điểm gì đáng nổi bật không ?… Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 7 - Khẳng định năng lực của bản thân: Biết mình sẽ làm việc đó thật tốt đồng nghĩa với việc bạn đã tự khẳng định năng lực của bản thân và khi đó bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn. Mỗi một ngày tìm ra 3 việc mà bạn cảm thấy thành công. Không nên coi thành công là phải làm một việc gì đó thật trọng đại, nó có thể là những việc hết sức đời thường. - Tính xem mình đã làm được những việc gì: liệt kê những việc bạn đã làm được, bạn sẽ thấy hài lòng về bản thân và thấy tự tin hơn. - Rèn luyện một vài sở thích: Tìm xem trong những ưu điểm, sở thích của mình một lĩnh vực nào đó để rèn luyện phát triển và biến điều đó thành sở trường riêng của mình. Ví dụ: đánh đàn ghita, chơi piano, làm bánh gato, cắt tóc, bơi lội, hay đơn giản chỉ là nhớ tên một bộ phim nào đó… - Làm đẹp cho bản thân: Hãy tạo ấn tượng cho người khác bằng cách ăn mặc sạch sẽ, sáng sủa, vừa mắt, tự nhiên, thoải mái, mang tính quần chúng… - Tìm một thần tượng hoặc xây dựng một hình tượng mẫu cho mình: bạn hãy coi đó là hình mẫu để học tập những cái hay, cái phù hợp. b. Quyết đoán Bạn có gặp khó khăn khi nói "không" lúc bạn thật sự muốn? Bạn có khuynh hướng chiều theo ý người khác vì bạn ngại không thể nói điều bạn muốn nói? Nếu điều này xảy ra ở bạn thì bạn cần tìm cách làm mình thêm quyết đoán hơn. Quyết đoán không phải là độc đoán. Quyết đoán là luôn bảo vệ cho những điều bạn muốn nhưng không bỏ mặc quyền lợi của người khác. Bạn có thể tập tính quyết đoán bằng cách dành thời gian để phân tích thật ra bạn cảm thấy như thế nào. Hãy thành thật với chính mình. Nếu một nhóm bạn cùng đi ăn trưa và mọi người đều gọi món mì, bạn không phải máy móc gọi theo họ món đó. Nếu bạn muốn gọi món phở chẳng hạn, bạn cứ cảm thấy thoải mái mà làm thế. Thay vì có nguy cơ bị trêu chọc vì bỗng dưng trở thành "người chơi nổi", bạn sẽ ngạc nhiên trước việc có nhiều người đổi món cho bữa trưa giống như bạn cho mà xem. Đừng sợ bị người khác trêu chọc, bạn chỉ đơn giản thể Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 8 hiện điều mình muốn và ao ước, trong trường hợp này là bạn muốn món phở chứ không phải mì. Một cách khác giúp bạn thêm quyết đoán trong cuộc sống là luôn tự chủ. Điều này có nghĩa là bạn hãy giữ bình tĩnh tối đa khi đối mặt với những tình huống kịch tính. Bạn càng tự chủ bao nhiêu thì bạn càng quyết đoán bấy nhiêu. Và chỉ khi tự chủ, bạn mới có thể quyết đoán được. Hãy giữ sự sáng suốt và đừng để người khác chọc giận mình. Bạn có thể kiểm soát mình - và hãy luôn như thế. Khi có những xung đột trong cuộc sống, như nó vốn thế, sự thoả hiệp có thể là một giải pháp hiệu qủa để giải quyết vấn đề giữa hai hay nhiều người. Những người quyết đoán thường là những người thành công trên hầu hết mọi phương diện của cuộc sống, đặc biệt khi có cạnh tranh. bạn có thể đứng trên quan điểm của mình và không để bị chi phối bởi những người có thể lợi dụng bạn. Đồng thời quy ết đoán là tôn trọng cảm xúc và ý kiến người khác. c. Có tầm nhìn xa Sự thành bại của doanh nghiệp phụ thuộc tài năng của nhà lãnh đạo bởi sự quyết đoán và tầm nhìn xa trông rộng của người lãnh đạo. Bởi xã hội có nhiều biến chuyển, xu thế phát triển có nhiều thay đổi đòi hòi nhà lãnh đạo phải có tầm nhìn chiến lược thực tế, vạch địch rõ ràng mục tiêu và những khó khăn, thuận lợi trước mắt để đưa ra kế hoạch tiến triển công việc. Bạn sẽ thấy mọi vấn đề trở lên đơn giản hơn khi bạn đã biết nó sẽ diễn ra như thế nào do đó tiên liệu được những vấn đề có tính đón đầu trước khi những vấn đề này trở thành phổ biến trên thương trường. Các nhà lãnh đạo phải học hỏi không ngừng nghỉ việc cập nhật kịp thời những kiến thức hiện đại và thông tin xã hội, thông tin thương trường liên quan là một đòi hỏi bắt buộc trong thế giới phẳng, nếu họ không muốn bị rớt khỏi cuộc chơi. Nếu không có khả năng phán đoán tương lai t hì sẽ rất khó để đưa ra t ầm nhìn, chiến lược phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tính quyết đoán trong mọi công việc sẽ giúp cho họ có những quyết định kịp thời và sáng suốt. Giảng viên: TS. Lê Thị Thu Thủy Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 9 d. Biết lắng nghe và khiêm tốn Trên thực tế, lắng nghe là một trong những điều quan trọng nhất mà tất cả các nhà lãnh đạo cần có. Khả năng này còn quan trọng hơn các kỹ năng khác mà song hành với diễn thuyết, phát biểu. Biết cách lắng nghe thì bạn sẽ nhận được ý kiến phản hồi từ rất nhiều người mà bạn có thể quan tâm đến trong công việc hay chính cương vị lãnh đạo mà bạn đang gánh vác. Do đó lắng nghe chứng tỏ một hình thức tổ chức khá thuận lợi cho việc phát biểu trước quần chúng Dành thời gian lắng nghe ý kiến của các nhân viên là cách dễ dàng nhất giúp lãnh đạo thể hiện được sự quan tâm và quan hệ thân thiện giữa sếp và nhân viên. Đó cũng là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa quan hệ cấp trên và cấp dưới. Trước hết, bạn phải hiểu rằng mọi người đều có nhu cầu được lắng nghe, và bạn là lãnh đạo bạn càng cần phải lắng nghe. Khi bạn lắng nghe tích cực và tham gia vào câu chuyện thì bạn sẽ biết chuyện gì đang xảy ra, hơn nữa nhân viên của bạn sẽ không có cảm giác rằng bạn là người cái gì cũng biết và không chịu nghe ai cả. Kỹ năng lắng nghe có thể học hỏi dần dần. Trước hết bạn hãy khuyến khích nhân viên của bạn nói, khi họ kết thúc câu chuyện bạn đừng vội quay câu chuyện về phía mình, mà tiếp tục câu chuyện của nhân viên bằng ánh mắt, nụ cười, thái độ, nét mặt của bạn, hỏi những câu hỏi xung quanh câu chuyện mà hai người đang trao đổi. Ai cũng t hích nói chuyện với người biết lắng nghe. Là lãnh đạo, điều này càng đúng! e. Cam kết giữ lời hứa Người đáng tin cậy là người mà người khác có thể tin tưởng được. Họ là người mà lời nói và việc làm lúc nào cũng đi đôi với nhau. Một người lãnh đạo đáng tin cậy s ẽ giữ đúng lời khi hứa khen thưởng cho tập thể, luôn ở cạnh nhân viên khi nhân viên cần. Một người trở nên đáng tin cậy khi họ biết người khác kỳ vọng điều đó ở họ. [...]... trong doanh nghiệp của m ình một người lãnh đạo với đầy đủ những phẩm chất tốt đ ẹp Với những phẩm chất đó ngư ời lãnh đạo sẽ góp phần thúc đẩy sự p hát triển của một doanh nghiệp nói nói riêng và của nên kinh tế nói chung Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 13 Giảng viên: TS Lê T hị Thu Thủy TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Lê Thị Thu Thủy, Slide bài giảng môn Kỹ năng lãnh đạo (2) Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành... đột ngột hoặc thành công một cách nhanh chóng Họ khó có thể thực hiện sự cải tổ trong bất kỳ một lĩnh vực nào, nếu chưa có hiểu biết sâu sắc về văn hoá củ a tổ chức đó Ngược lại, m ột nhà lãnh đạo nhất nhất tuân th ủ những nguyên tắc của nền văn hoá cũ, cũng sẽ gặp nhiều nguy hiểm Họ rất dễ đánh mất tính chất đặc trưng trong phong cách lãnh đạo của m ình Vậy nếu là một nhà lãnh đạo, bạn cần làm gì để... chính là cách m à những nhà lãnh đạo t hành công chinh phục môi trư ờng làm việc mới và cấp dư ới của mình Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 12 Giảng viên: TS Lê T hị Thu Thủy KẾT LUẬN Quản lý học hiện đại coi lãnh đạomột trong các chứ c n ăng quan trọng của quản lý Tro ng cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đ iều hành luôn trọng dụng những người có khả năng lãnh đạo Nhà quản lý nào cũng đều... gì để thành công trong vai diễn cân bằng đầy khó khăn này? Một mặt, bạn cần tiếp tục duy trì được tố chất cá nhân trong phong cách lãnh đạo của mình và biết thể hiện con người thực của mình một cách khéo léo: bạn là ai, bạn từ đâu đến, điều gì đã làm nên thành công của bạn ngày hôm nay? Bên cạnh việc t iếp t ục duy trì “cái tôi” trong lãnh đạo, bạn cần phải có nhữ ng hành động, dù là nhỏ nhất để thể... là một ngư ời trong cuộc Điều quan trọng nhất trong cách tuân thủ nhữ ng nguyên tắc m ang m àu sắc văn hóa doanh nghiệp ở những nhà lãnh đạo này là sự Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 11 Giảng viên: TS Lê T hị Thu Thủy kết hợp hài hòa thái độ tôn trọng những gì đã có và bản chất lãnh đạo đích thực của m ình Song cũng có nhiều CEO đã rất thành công trong việc thay đổi nền văn hoá của cả một. .. bớt g Thừa nhận sai lầm của mình Dù là ngư ời lãnh đạo tài giỏi đi nữa thì đôi khi sai lầm vẫn xảy ra Nhữ ng lúc như vậy ngư ời lãnh đạo cần thừ a nhận sai lầm của m ình một cách khéo léo để không mất đi cái uy nhưng vẫn giữ đư ợc sự chân thành Khi đó nhân viên sẽ cảm thấy thông cảm với sếp và nhanh chóng cùng sếp giải quyết khó khăn Người lãnh đạo không nên quá phụ thuộc vào nhận xét hay đánh giá của... lớn những nhà lãnh đạo đều muốn đư ợc nhìn nhận như một n gười đáng tin cậy, điều này tốn không ít thời gian và công sức của họ trong quá trình làm việc Họ phải làm điều đó ngay cả trong nhữ ng tình huống không cần thiết hoặc đôi khi không được ghi n hận vì họ hiểu rằng, chỉ một lần m ất đi sự tin tưởng của nhân viên, họ sẽ không bao giờ có thể gây dựng lại f Chấp nhận thách thức Người lãnh đạo luôn... TÀI LIỆU THAM KHẢO (1) Lê Thị Thu Thủy, Slide bài giảng môn Kỹ năng lãnh đạo (2) Tạ Thị Hồng Hạnh, Hành vi tổ chức, Trường đại học Mở TP.HCM (3) Nhà lãnh đạo hàng đầu [http://lanhdao.net/default.aspx?tabid=440&ID=123721&CateID=431] (4) Sáu phẩm chất lãnh đạo đáng quý [http://lanhdao.net/default.asp x?t abid=440& ID=123820& CateID=431] Lớp Cao học QTKD K6.2 - Đại học Ngoại Thương 14 ... công việc, nhưng đừng quên một cấp trên tốt là phải biết quan tâm đ ến cấp dưới của m ình M ỗi một nhân viên là một kho t àng tri thức độc đáo, mà nếu cấp trên khéo léo sẽ biết khai thác để đóng góp cho tổ chức Trong một tập thể nhân viên của một tổ chức, trư ớc khi đến làm cho bạn, họ là những con người ho àn toàn xa lạ N guyên nhân nào đã gắn kết họ lại cùng lao động, cùng vì một mục tiêu phát triển... một cá nhân riêng biệt, có tính cách và trình độ khác nhau Từ những ý tưởng, rồi sự nhạy bén và tâm huy ết với công việc, tất cả đó là những gì họ có thể làm để giúp doanh nghiệp thành công và phát triển Nhân viên là t ài sản quý nhất của tổ chức Hãy là n hà lãnh đạo khéo léo, để nhân viên của bạn sẽ hết lòng vì công việc, vì thành công chung của tổ chức j Có tính tuân thủ triệt để Những nhà lãnh đạo . một đội ngũ nhân viên nǎng động là một đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm làm việc. Để có thể trở thành một nhà lãnh đạo nói chung và một nhà lãnh đạo tài ba thì ngoài những phẩm chất của một. LÝ LUậN 3 1.1. Khái niệm 3 1.2. Các học thuyết về lãnh đạo 3 1.2.1. Lý thuyết hành vi 3 1.2.2. Lý thuyết lãnh đạo theo tình huống 4 2. C ÁC PHẩM CHấT TạO NÊN MộT NHÀ LÃNH ĐạO 5 KẾT LUẬN. tham gia, định hướng thành tựu. 2. Các phẩm chất tạo nên một nhà lãnh đạo Lãnh đạo doanh nghiệp là một trong những vị trí quan trọng bậc nhất trong một công ty. Để đạt được vị trí này rất

Ngày đăng: 16/04/2014, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w