1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh niên đi bụi - Thực trạng và giải pháp

9 1,4K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 31,82 KB

Nội dung

Luận Văn: Thanh niên đi bụi - Thực trạng và giải pháp

Thanh niên bỏ nhà đi bụi – ngun nhân giải pháp.1.Lý do chọn đề tài: Xã hội hiện đại càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, hiện tượng thanh niên bỏ nhà đi bụi đang trở thành một “phong trào” ngày càng có xu hướng gia tăng. Đặc biệt nguy hiểm là các em gái tham gia vào trào lưu này ngày càng nhiều. Đây khơng những là một vấn đề làm đau đầu các bậc phụ huynh, mà còn là vấn đề bức thiết của xã hội. Hiện nay, trên các phương tiện thong tin đại chúng đang nói rất nhiều về vấn đề này. Chỉ cần cái “click” chuột là đã có thể đọc được cả tá những bài viết về vấn đề thanh niên bỏ nhà đi bụi. Nó còn hiện hữu ngay xung quanh chúng ta mà tơi đã từng bắt gặp 1 vài trường hợp. Vì vậy, trong bài viết này, tơi khơng đi vào phần thực trạng mà tìm hiểu ngun nhân gốc rễ của vấn đề, từ đó đưa ra 1 vài khuyến nghị về giải pháp nhằm góp phần hạn chế tình trạng này.Nếu như trước kia, người ta thường nghĩ thanh niên bỏ nhà đi bụi phần lớn là con em các gia đình có hồn cảnh khó khăn thiếu sự kiểm sốt của cha mẹ thì nay đa số thanh niên bỏ nhà đi lại thuộc các gia đình khá giả, các em dược học hành tử tế, thậm chí được cho là ngoan ngỗn. Thoạt nghe, tưởng như là một nghịch lý, tuy nhiên điều này cũng có ngun nhân sâu xa của nó.Thanh niên là động lực phát triển của đất nước. Tuy nhiên khi đã rời bỏ tổ ấm gia đình, đa số các em phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc như: Nghiện ngập, trở thành tội phạm, bị xâm hại… theo Thượng tá Nguyễn Hữu Tồn, Phó trưởng phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội(PC14) Cơng an Thành Phố Hồ Chí Minh: Thanh niên ở độ tuổi 15- 18 có tâm sinh lý phức tạp, nhạy cảm, muốn chứng tỏ bản thân mình nên dễ bị kích động, lợi dụng. Do đó, chỉ vì những mâu thuẫn đơn giản nhỏ nhặt trong sinh hoạt đã hoạt động theo cảm tính dẫn tới hành vi lệch lạc. Khi rời bỏ gia đình, để tồn tại, nhóm tuổi này rất dễ trở thành nhóm đối tượng có nguy cơ hoạt động phạm tội, trở thành”cung” phát sinh tội phạm. Đặc biệt hiện nay còn xuất hiện tình trạng thanh niên bỏ nhà đi theo từng nhóm, gồm cả nam nữ. Chúng biến đêm thành ngày, ăn chơi thác loạn với nhau trong nhà nghỉ rẻ tiền như vợ chồng. Vì vậy hơn bao giờ hết, cần phải gióng hồi chuông cảnh báo ngăn chặn kịp thời tình trạng thanh niên bỏ nhà đi bụi.Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: thanh niên bỏ nhà đi bụi – nguyên nhân giải pháp.2. Mục đích nghiên cứu:Trong bài viết này, tôi đi tìm hiểu phân tích những nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụi tù các góc nhìn khác nhau. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân, tôi khuyến nghị các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này phần nào giúp cho các gia đình có con em bỏi nhà đi bụi trờ về cải thiện tình hình quản lý giáo dục các em tốt hơn để các em không bỏ nhà đi nữa có lối sống tốt hơn. 3. Nội dung chính: Thanh niên bỏ nhà đi bụi đang trở thành một “phong trào” gây nhức nhối trong xã hội ngày càng có xu hướng gia tăng. Cụ thể, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh mội số thanh niên có thể bị lợi dụng hoặc có nguy cơ hoạt động phạm tội là gần 8000 người, trong đó có 641 thanh niên bỏ học không nghề nghiệp bỏ nhà sống lang thang quậy phá. Sự hư hỏng tính chất côn đồ của các đối tượng thanh niên gia tăng khi thiếu tiền ăn chơi. Chúng lập băng nhóm, xung danh rồi sẵn sàng lao vào con đường chộm cắp, cướp giật, cướp của, giết người … Thậm trí nhiều em còn bị xâm hại. Vậy đâu là nguyên nhân giải pháp của vân đề này? 3.1. Nguyên nhân của tình trạng thanh niên bỏ nhà đi bụi.Có rất nhiều nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụị. Tuy nhiên tôi sẽ nhóm chúng thành 2 nhóm chính: Nguyên nhân chủ quan nguyên nhân khách quan.3.1.1. Nguyên nhân chủ quan:Tuổi mới lớn có nhiều chuyển biến phức tạp về tâm lý rất dế bị khích động. Các em rất cần sự quan tâm chỉ bào của người thân. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại các bậc phụ huynh thường mải kiếm tiền cứ nghĩ chỉ cần chu cấp đầy đủ một cuộc sống vật chất cho con cái là quá đủ rồi. Thậm chí, cả tuần lễ gia đình không có lấy một buổi xum họp đầy đủ dù chỉ là một bứa cơm chung. Mỗi người mỗi việc, không ai có thì giờ hỏi han, quan tâm chuyện học hành, về những khúc mắc của con cái nên sẽ rất dễ nảy sinh tâm lý cả thấy mình đơn độc không cần cho ai ở các em. Vì vậy dù các em có học hành ngoan ngoãn đi chăng nữa thì cũng “ muốn bỏ nhà đi vài ba hôm xem ba mẹ có còn thương mình nứa hay không” (P.A) Khi bố mẹ không đáp ứng một như cầu gì đó của các em thì chúng luôn dùng chiêu bài “đi bụi” để đe dọa gây áp lực đối với bố mẹ. Bố mẹ các em có thể đáp ứng một lần, nhiều lần nhưng sẽ làm cho các em hư hỏng đến một lần nào đó không thể đáp ứng nhu cầu của các em thì chúng càng dễ bỏ nhà đi bụi hơn. Có nhiều em bỏ nhá đi bụi là muốn chứng tỏ bản lĩnh, muốn chứng tỏ mình đã lớn. Khi xảy ra bất hòa giữa cha mẹ con cái, mẹ có lớ nói “có giỏi thì mày cứ bước ra khỏi nhà này… ” vậy là các em bỏ nhà đi muốn xin việc làm để tự nuôi mình. Nhưng em còn nhỏ tuổi, chưa có kinh nhiệm nên rất dễ xa vào cạm bẫy.Hiện nay, có nhiều em còn coi bỏ nhà đi bụi là một “mốt thời thượng” nên đã rủ nhau đi theo phong trào. Chẳng hạn như nhóm của L gồm 8 người ở trường THPT L.Q.Đ rủ nhau đi bụi vì thích làm dân sành điệu “đi nhiều đâm ra nhiện luôn, hễ một tuần không được đi chơi over night với hội bạn là thấy thiếu một cái gì đó . ” mà những địa điểm nhóm này hay đến là quán bar, vũ trường. Đây là môi trường đầy cạm bẫy tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, còn có một bộ phận các em bỏ nhà đi bụi vì nghiện internet. Có nhiều em bỏ nhà đi bụi để đi làm phục vụ ở quán cơm quán càfe lấy tiền kiếm được để chơi game. Hoặc một số em bỏ nhà đi vị bạn ảo trên mạng rủ đi hay vì tiếng gọi của tình yêu ảo… Như vậy, các em bỏ nhà đi bụi đều có trung một tâm lý muốn mọi người chú ý tới mình muốn mọi người thấy là mình đã lớn có thể làm được mọi thứ muốn sành điệu hơn bạn bè cùng trang lứa. 3.1.2. Nguyên nhân khách quan * Nguyên nhân từ phía gia đình Có nhiều nguyên nhân khiến các em quyết định bỏ nhà đi nhưng nguyên nhân chính vấn là các em sống trong gia đình không hạnh phúc, quan hệ giữa bố mẹ con cái không tốt hoặc cha mẹ mải lo kiếm tiền xem nhẹ việc giáo dục con cái.Khi gia đình không còn hạnh phúc, bố mẹ các em nảy sinh mâu thuẫn dẫn đến ly hôn cả hai không ai quan tâm đến cuộc sống của con. Các em sẽ thấy chán nản có cảm giác bị bỏ rơi, mất lòng tin ở cha mẹ muốn bỏ nhà đi bụi. Lại có nhiều gia đình, bố mẹ mải lo kiếm tiền không quan tâm đến con cái xem nhẹ việc giáo dục con cái cho đến khi chúng bỏ nhà đi mới lo lắng đi tìm việc chăm lo, quan tâm giáo dục thì cũng đã muộn. Vì trong thời gian các em bỏ đi một trong số này đã bị nhiếm một số thói hư tật xấu của xã hội. Khi đó việc giáo dục các em trở nên khó khăn hơn. Điển hình như trường hợp của Vũ Thế Thạch, em từng là học sinh chăm ngoan của 1 ngôi trường phổ thông nổi tiếng đất Hà thành. Sinh ra trong 1 gia đình nhung lụa, bố là chủ 1 doanh nghiệp, mẹ là chủ 1 tiệm vàng. Nhưng từ ngày bố mẹ Thạch có bồ, ngày nào Thạch cũng chứng kiến những trận cãi xúc xiểm của bố mẹ. Bố mẹ em ly hôn, em ở với mẹ. từ ngày đó việc học hành xa sút rồi bỏ học triền miên ăn cắp tiền của mẹ em bỏ nhà bi bụi. Giờ đây, em đã trở thành 1 tay cờ bạc, cá cược hạng “ siêu” trên vùng đất cảng, là “đại ca” chốn giang hồ. bên cạnh kiểu đi bụi để giải sầu để phá đời ở những em có hoàn cảnh gia đình khá giả nhưng thiếu sự quan tâm của bố mẹ thì cũng có nhiều trường hợp bỏ học đi lang thang kiếm sống vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, éo le có như các em mồ côi, gia đình neo đơn. Như vậy, gia đình là yếu tố rất quan trọng. Khi cha mẹ không tâm đến con cái tức là đồng nghĩa với việc đẩy con em mình ra khỏi nhà.* Nguyên nhân từ phía nhà trường.Nhà trường cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụi. Có nhiều em bỏ nhà đi vì áp lực học tập: Bị điểm kém, bị đuổi học… Các em sợ về nhà bố mẹ mắng nên bỏ nhà đi bụi. Bên cạnh đó, nhà trường cũng chưa giáo dục cho các em về kỹ năng sống, các em vẫn chưa lường hết được những cạm bẫy ngoài xã hội. hiện nay, các em học sinh cùng lớp rất nhà bỏ nhà đi bụi tập thể.*Nguyên nhân từ phía xã hội:Xã hội càng hiện đại thì càng có nhiều hiểu nguy rình rập. Internet phát triển tạo ra 1 mạng lưới quan hệ xã hội ảo. Các em rất dễ bị các đối tượng trên mạng rủ rê lôi kéo bỏ nhà đi bụi. Rồi các em còn bị bạn bè rủ đi bụi theo “ phong trào” không đi bụi thì không chứng tỏ được “ bản lĩnh”.Tiểu kết: Như vậy, có rất nhiều nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụi. Trong đó, nguyên nhân từ phía gia đình là mấu chốt quan trong nhất. Ở vào lứa tuổi chuyển biến khá phức tạp về tâm lý nhạy cảm nhất trong quá trình hình thành nhân cách, nếu không được người lớn quan tâm ngăn chặn kịp thời thì các em sẽ tự đánh mất mình lúc nào không hay. Do vậy cần phải có những biện pháp đề ra.3.2 Một vài khuyến nghị về giải pháp.32.1.Về phía gia đình:Tạo dụng một gia đình hạnh phúc nề nếp là biện pháp hữu hiệu nhất ngăn chặn con đường lầm lạc của các em. Ở bất kỳ lứa tuổi nào, các em cũng khát khao một tổ ấm gia đình hòa thuận, hạnh phúc, được cha mẹ hiểu biết quan tâm chăm sóc. Mỗi một tổ ấm gia đình cần có kỹ năng chăm sóc, vun đắp hạnh phúc mỗi ngày, trong đó các cặp vợ chồng khi giải quyết những mỗi bất hòa với nhau nên đặt đứa con của mình làm “trung tâm”. Để từ đó có lựa trọn những cách hành xử sao cho đứa trẻ không cảm thấy tổn thương, không mất lòng tin ở cha mẹ không muốn rời bỏ tổ ấm của mình ra đi. Chỉ có khi đó, những bậc phụ huynh ấy mới thực sự là “lá chắn” cho con mình cũng là cách để bảo vệ các em trước những cạn bấy hiểm họa mà xã hội đang rình rập. Nếu như các em dùng chiêu “dọa” đi bụi như một thứ vũ khí để ra yêu sách, tỏ thái độ phản kháng hoặc làm “ phép thử” khi cảm thấy bố mẹ không hiểu mình, hoặc muốn tạo áp lực để thỏa mãn một nhu cầu nào đó thì các bậc phụ huynh cần phải bình tĩnh khéo léo cư xử để các em không bỏ nhà đi. Nến bố mẹ tỏ ra lo sợ thì đứa trẻ sẽ càng tỏ ra củng cố ý định của nó. Vì vậy, khi trẻ xung đột các bậc cha mẹ nên bình tính lắng nghe con giải thích, đánh giá đúng mức độ sai phạm của các em. Sau đó để các em tự đưa ra giải pháp khắc phục cha mẹ đồng ý. Như vậy, bạn sẽ hạ nhiệt dập tắt ý định “làm khó” bố mẹ của các em qua đó bố mẹ cũng hiểu tính tình gần gũi các con nhiều hơn. Tuyệt đối không nên thách thức bằng những câu nói: “Có giỏi thì mày cứ đi cho tao xem”, hay “đã bước ra khỏi nhà này thì đừng bao giờ về nữa” … Đối với gia đình có các em bỏ nhà đi bụi trở về. cha mẹ không nên qua lo lắng là con sẽ bỏ nhà đi nứa mà chiều theo ý con bằng mọi giá. Điều này có nghĩa là trẻ có nguy cơ làm quen với lối sống buông thả, vô kỷ luật dễ trở thành đối tượng chiêu dụ bởi những thành phần bất hảo trong xã hội. Các thành viên trong gia đình cần có những điểm thay đổi để sinh hoạt trong gia đình khả quan hơn, quan hệ trong gia đình được cải thiện. Tuy nhiên, thói quen của con người ta không dễ gì thay đổi. Do vậy, ngoài quyết tâm ra các thành viên còn cần kỹ năng hợp tác với nhau thì sự thay đổi mới thành công. Sự thay đổi này cần phải làm dần dần mang tình đếu đặn.Như vậy, cần phải tạo dụng một gia đình hạnh phúc, nền nếp cha mẹ cần phải có những cư xử hợp lý khéo léo thì gia đình mới hòa thuận, êm ấm, con cái ngoan ngoãn.3.2.2. Về phía nhà trường: Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ thường xuyên với gia đình để có thể ngăn chặn những biểu hiện bất thường của con em mình ngay từ đầu; đồng thời siết chặt quản lý các em hơn nữa để các em chuên tâm học hành, không bỏ học, chơi bời lêu lổng. Bên cạnh đó, nhà trường cần lồng nghép các tiết học về kỹ năng sống vào chương trình học để giáo dục giúp các em tiếp cận với xã hội ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Nhà trường cần phát hiện kịp thời có biện pháp kết hợp với gia đình nhằm giáo dục các em hay bỏ học, chơi bời tránh tình trang các em rủ rê lôi kéo các bạn khác.3.2.3. Về phía xã hội: Cần siết chặt quản lý hơn nữa đối với các của hàng kinh doanh internet. Có các biện pháp nhằm hạn chế các hoạt động kinh doanh thâu đêm. Các quán internet kinh doanh thâu đêm thường trở thành địa điểm đi bụi của các em hoặc từ đây nảy sinh nguy cơ các em bỏ nhà đi bụi. Cần mở rộng tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiên truyền thông đại chúng về tình trang thanh niên bỏ nhà đi bụi, nên nên các trường hợp điển hình về các em bỏ nhà đi bụi đã dẫn đến hậu quả xấu như: Tệ nạn xã hội, bị xâm hại… để răn đe các em giúp các bậc phụ huynh giáo dục con em mình tốt hơn.Cần mở rộng mạng lưới các tổng đài chuyên tư vấn về vấn đề này để các bậc phụ huynh được tư vấn, giúp họ tháo gỡ vấn đề của gia đình mình, con em mình. Các chuyên gia tư vấn sẽ như người bạn tin cậy của các bặc phụ huynh cũng như các em khi có vấn đề thắc mắc cần có lời khuyên hướng giải quyết.Cần tạo cơ hội việc làm cho những thanh niên thôi học. Khi họ có việc làm thì sẽ không còn “ nhàn cư vi bất thiện”. Từ đó họ cũng có thu nhập có cuộc sống tốt hơn. Đối với các em có hoàn cảnh gia đình neo đơn thì cúng cần có những chính sách hỗ trợ, giúp đỡ gia đình các em làm ăn kinh tế, tạo cơ hội việc làm cho các thành viên có khả năng lao động. nến như các em còn trong độ tuổi đi học mà có như cầu học tiếp thì cần phải có sự giúp đỡ từ phía xã hội, đặc biệt là từ các gia đình anh em, họ hàng, làng xóm. Từ đó, các em sẽ không phải bỏ học đi lang thang kiếm sống.Tiểu kết: Sự giáo dục trong gia đình nhà trường là yếu tốt quan trọng giúp các em nhận thức đúng đắn hình thành nhân cách tốt. Vì vậy, gia đình nhà trường cần phải phối hợp chặt chẽ thường xuyên hơn nữa trong việc giáo dục quản lý các em. Ngoài ra cần phải phối hợp tốt với xã hội thì vấn đề sẽ được giải quyết một cách toàn diện hơn. Như thế, gia đình, nhà trường xã hội sẽ kết hợp thành một tam giác giáo dục chặt chẽ hiệu quả. 4. Kết luận:Bác Hồ từng nói: “một năm bắt đầu từ mùa xuân, một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”. Như vậy, nên ở tuổi thanh niên mà tư dưỡng tốt thì sau này sẽ trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại nếu tu dưỡng không tốt sẽ hỏng cả đời người sẽ trở thành những phần tử bất hảo của xã hội vì “một đời bắt đầu từ tuổi trẻ”. Chính vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụi từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế khắc phục tình trạng này. Có nhiều lý do khiến các em bỏ nhà đi bụi. Tuy nhiên, nguyên nhân chính vấn suất phát từ phía gia đình các em như: Gia đình không hạnh phúc, quan hệ giứa cha mẹ con cái không tốt hoặc cha mẹ mải lo kiếm tiền, xem nhẹ việc giáo dục con cái mà ở lứa tuổi các em tâm lý rất nhạy cảm có nhiều biến động rễ bị kích động nên các em là đối tượng rễ bị lợi dụng xâm hại nhất. Do đó gia đình cần phải quan tâm, giáo dục các em nhiều hơn nữa. Đặc biệt là cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường xã hội trong việc giáo dục tạo cơ hội phát triển cho các em. Có như vậy mới hạn chế được tình trạng các em bỏ nhà đi bụi đang gia tăng như biện nay. . báo và ngăn chặn kịp thời tình trạng thanh niên bỏ nhà đi bụi. Từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: thanh niên bỏ nhà đi bụi – nguyên nhân và giải. nguyên nhân và giải pháp của vân đề này? 3.1. Nguyên nhân của tình trạng thanh niên bỏ nhà đi bụi. Có rất nhiều nguyên nhân khiến thanh niên bỏ nhà đi bụị.

Ngày đăng: 25/12/2012, 10:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w