đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của việt nam về cấp điện áp 22kv giai đoạn 1994 - 2020 và những giải pháp thực hiện. áp dụng cải tạo và phát triển lưới điện trung áp
Trang 1PHƯƠNG VĂN HẢI
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP -
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT NGÀNH: THIẾT BỊ, MẠNG VÀ NHÀ MÁY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP CỦA VIỆT NAM VỀ CẤP ĐIỆN ÁP 22KV GIAI ĐOẠN 1994 - 2020 VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ÁP DỤNG CẢI TẠO VÀ PHÁT TRIỂN LƯỚI ĐIỆN TRUNG ÁP THÀNH PHỐ SƠN TÂY- TỈNH HÀ TÂY GIAI ĐOẠN ĐẾN 2015
Học viên: Phương Văn Hải
Người HD khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Thống
Trang 3Học viên: Phương Văn Hải LỚP: CH - K8
Chuyên ngành: Thiết bị, Mạng và Nhà máy
Người HD khoa học: PGS.TS Đặng Quốc Thống
Ngày giao đề tài: 01/11/2007 Ngày hoàn thành: 30/4/2008
KHOA ĐT SAU ĐẠI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN HỌC VIÊN
Trang 4Tôi cam đoan công trình nghiên cứu này là của tôi Các số liệu và kết quả được nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong công trình khác
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các tác giả của các công trình nghiên cứu, các tác giả của các tài liệu mà tôi trích dẫn, tham khảo để hoàn thành luận văn này
Ngày 30 tháng 4 năm 2008 Tác giả luận văn
Phương văn Hải
Trang 5PGS.TS Đặng Quốc Thống
Người thầy giáo mẫu mực, tâm huyết tận tụy với nghề, với sự nghiệp phát triển giáo dục cũng nhưtrong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Người đã quan tâm, giúp đỡ để tác giả xây dựng và hoàn thành bản luận văn này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Bộ Môn Hệ Thống Điện - Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, các anh chị công tác tại Ban nguồn, Ban lưới, Ban kinh doanh của -Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam đã
giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian tác giả thực hiện luận văn
Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều trong việc nghiên cứu, học hỏi nhưng vì thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu khá phức tạp nên bản luận văn này không tránh khỏi thiếu sót Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp
Xin chân thành cảm ơn !
Tác giả luận văn
Phương văn Hải
Trang 6STT ViÕt t¾t DiÔn gi¶i 1 TBA Tr¹m biÕn ¸p
Trang 7Bảng 1-1 Công suất thiết kế các nhà máy điện tính đến 31/12/2006 Việt Nam Bảng 1-2 Sản lượng điện sản xuất theo nguồn tính đến 31/12/2006 Việt Nam Bảng 1-3 Thống kê khối lượng đường dây cao áp , siêu cao áp Việt Nam Bảng 1-4a Thống kê khối lượng trạm biến áp cao áp , siêu cao áp Việt Nam Bảng1-4b Tổng hợp hiện trạng khối lượng lưới điện trung áp Việt Nam (12/2006) Bảng 1-5 Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1998 ÷ 2007 Việt Nam
Bảng 1-6 Kịch bản phát triển kinh tế đến năm 2020 Việt Nam
Bảng 1-7 Tống hợp kết quả dự báo phát triển dân số giai đoạn 2003÷ 2020 Việt Nam
Bảng 1- 8 Dự báo nhu cầu điện toàn quốcđến 2010 Việt Nam.
Bảng 1-9 Tổng hợp khối lượng xây dựng lưới trung áp giai đoạn 2006÷2020 Việt Nam
Bảng 2.1Tỷ lệ tổn thất điện năng lưới điện trung áp Việt Nam các năm qua Bảng 2 2 Thống kê sự cố lưới điện trung áp qua các năm của Việt Nam Bảng 2-3 Tổng hợp quá trình phát triển lưới điện trung áp Việt Nam: Bảng 2-4 So sánh tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm và lưới trung áp: Bảng 3.1 Tổng hợp khối lượng lưới trung áp Quận Hoàn Kiếm
Bảng 3.2 Hiện trạng tải và tổn thất điện áp các tuyến đường dây Q Hoàn Kiếm Bảng 3.3 Dự báo nhu cầu điện, dung lượng TBA phân phối đến năm 2020 Quận Hoàn Kiếm
Bảng 3.4 Nguồn cấp cho Quận Hoàn Kiếm Phương án I
Bảng 3.5 Nguồn cấp điện cho Quận Hoàn Kiếm phương án III Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án Quận Hoàn Kiếm Bảng 3.7 Tổng hợp khối lượng trung áp Quận Phú Nhuận
Bảng 3 8 Hiện trạng tải , tổn thất điện áp các đường dây 15kV Quận Phú Nhuận Bảng 3.9 Dự báo nhu cầu điện, dung lượng TBA phân phối đến năm 2020 Quận Phú Nhuận
Trang 8Bảng 3 12 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án Quận Phú Nhuận Bảng 3.13 Tổng hợp khối lượng lưới trung áp huyện Đông Hưng
Bảng 3.14 Hiện trạng các tuyến đường dây cấp điện cho huyện Đông Hưng
Bảng 3.15 Dự báo nhu cầu điện, dung lượng TBA phân phối đến năm 2020 huyện Đông Hưng
Bảng 3.16 nguồn cấp điện cho huyện Đông Hưng phương án II Bảng 3.17 Nguồn cấp điện cho huyện Đông Hưng, phương án III: Bảng 3.18 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án huyện Đông Hưng: Bảng 3.19 Tổng hợp khối lượng điện trung áp huyện Diên Khánh
Bảng 3 20 Hiện trạng các tuyến đường dây cấp điện cho huyện Diên Khánh Bảng 3.21 Dự báo nhu cầu điện, dung lượng TBA phân phối đến 2020 huyện Diên Khánh
Bảng 3.22 Nguồn cấp điện cho Huyện Diên Khánh phương án III: Bảng 3.23 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án huyện Diên Khánh Bảng 3.24 Tổng hợp khối lượng lưới điện trung áp Huyện Vị Xuyên
Bảng 3.25 Hiện trạng các tuyến đường dây cấp điện cho Huyện Vị Xuyên
Bảng 3.26 Dự báo nhu cầu điện, dung lượng TBA phân phối đến năm 2020 Huyện Vị Xuyên
Bảng 3.27 Nguồn cầp điện cho Huyện Vị Xuyên phương án I Bảng 3.28 Nguồn cấp điện cho Huyện Vị Xuyên phương án II: Bảng 3.29 Nguồn cấp điện cho Huyện Vị Xuyên phương án III Bảng 3 30 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án Huyện Vị Xuyên Bảng 3 31 Tổng hợp khối lượng lưới điện trung áp Huyện Krông Nô
Bảng 3 32 Hiện trạng các tuyến đường dây cấp điện cho Huyện Krông Nô
Trang 9Bảng 3.34 Nguồn cấp điện cho Huyện Krông Nô phương án I Bảng 3.35 Nguồn cấp điện cho Huyện Krông Nô phương án II Bảng 3.36 Nguồn cấp điện cho Huyện Krông Nô phương án III
Bảng 3.37 Tổng hợp kết quả tính toán các phương án Huyện Krông Nô Bảng 4.1 Các dạng trạm nguồn áp dụng trong giai đoạn quá độ
Bảng 4.2 Các dạng TBA phân phối áp dụng trong giai đoạn quá độ
Bảng 5.1 Kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2006 TP Sơn Tây Bảng 5.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội tổng hợp giai đoạn đến 2015 TP Sơn Tây Bảng 5.3 Hiện trạng đường dây trung áp TP Sơn Tây
Bảng 5.4 Hiện trạng trạm biến áp trung áp TP Sơn Tây
Bảng 5 5 Kết quả tính toán nhu cầu điện các phụ tải toàn thành phố Sơn Tây Bảng 5.6 Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm hàng năm TP Sơn Tây Bảng 5.7 So sánh điện thương phẩm Thành phố Sơn Tây với Tỉnh Hà Tây Bảng 5.8 Phân vùng phụ tải Thành Phố Sơn Tây đến 2015
Bảng 5.9 Khối lượng cải tạo TBA phân phối Thành Phố Sơn Tây đến 2015: Bảng 5.10 Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn đến năm 2015 TP Sơn Tây
Trang 10Hình 1-1 Cơ cấu nguồn theo công suất đặt Hình 1-2 Tỷ trọng nguồn theo sản lượng điện
Hình 1-3 Biểu đồ tỷ trọng các đường dây áp trung áp toàn quốc Hình 1-4 Biểu đồ tỷ trọng các trạm biến áp lưới trung áp toàn quốc
Hình 1.5 Đồ thị tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 1997-2006 Việt NamHình 2.1 Biểu đồ tình trạng các cấp điện áp lưới trung áp khu vực miền Bắc Hình 2.2 Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện áp trung áp khu vực miền Nam Hình 2.3 Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện trung áp khu vực miền Trung
Trang 11Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương I: Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam
1.1 Hiện trạng nguồn điện 4
1.2 Hiện trạng lưới điện 8
1.2.1 Hệ thống truyền tải 8
1.2.2 Hệ thống lưới phân phối 10
1.3 Nhu cầu tăng trưởng phụ tải 12
1.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội 12
1.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 13
1.3.3 Tổng quan về nhu cầu điện và khối lượng xây dựng lưới điện trung áp đến năm 2020 của Việt Nam 13
Chương II: Hiện trạng lưới điện trung áp Việt Nam.2.1 Hiện trạng lưới điện trung áp (miền Bắc, Trung, Nam) 16
2.1.1 Lưới điện trung áp khu vực miền Bắc 16
2.1.1.1 Đặc điểm chung 16
2.1.1.2 Lưới điện trung áp ở một số khu vực điển hình 18
2.1.2 Lưới điện trung áp khu vực miền Nam 21
2.1.2.1 Đặc điểm chung 21
2.1.2.2 Lưới điện trung áp một số khu vực điển hình 22
2.1.3 Lưới điện trung áp khu vực miền Trung 23
2.1.3.1 Đặc điểm chung 24
2.1.3.2 Lưới trung áp ở các khu vực điển hình 25
2.1.4 Tổn thất điện năng lưới điện trung áp các năm qua 27
2.1.5 Thống kê tình hình sự cố lưới điện trung áp 28
Trang 122.3 Kết luận và kiến nghị 33
Chương III: Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi lưới điện trung áp về cấp 22KV trong giai đoạn vừa qua, phương hướng phát triển đến năm 2020.3.1 Phương pháp luận, công cụ đánh giá hiệu quả kinh tế- kĩ thuật 35
3.1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật 35
3.1.2 Tiêu chuẩn kinh tế 35
3.1.2.1 Chỉ tiêu tỉ số lợi nhuận / chi phí (B/C) 36
3.1.2.2 Thời gian hoà vốn (TP) 36
3.1.2.3 Tỷ lệ hoàn vốn nội tại ( IRR ) 37
3.1.2.4 Chỉ tiêu hiện tại của lãi ròng (NPV) 38
3.1.2.5 Chi phí biên dài hạn (LRMC) 39
3.1.3 Phương pháp nghiên cứu trong đề tài 40
3.1.4 Những lý thuyết và công cụ sử dụng đánh giá 41
3.1.4.1 Dự báo nhu cầu phụ tải 41
3.1.4.2 Tóm tắt nội dung một vài phương pháp dự báo nhu cầu điện 41
3.1.5 Xây dựng hàm chi phí tính toán hàng năm cho lưới điện trung áp 43
3.1.5.1 Một vài giả thiết khi tính toán 43
3.1.5.2 Tổng vốn đầu tư để xây dựng hệ thống cung cấp điện 44
3.1.5.3 Chi phí vận hành bảo dưỡng 44
3.1.5.4 Chi phí tổn thất điện năng 44
3.1.6 Các điều kiện đưa vào sử dụng đánh giá 45
3.1.6.1 Đơn giá xây dựng 45
3.1.6.2 Giá điện 45
3.1.6.3 Hệ số chiết khấu, năm gốc quy đổi 45 3.1.6.4 Thời gian sử dụng công suất lớn nhất và thời gian tổn thất công suất lớn
Trang 133.2.1 Tính toán cho khu vực mật độ phụ tải cao 48
3.2.1.1 Tính toán cho khu vực quận Hoàn Kiếm 48
3.2.1.2 Tính toán cho khu vực Quận Phú Nhuận 55
3.2.1.3 Nhận xét về kết quả tính toán cho các khu vực có mật độ phụ tải cao 59
3.2.2 Tính toán cho khu vực có mật độ phụ tải trung bình 60
3.2.2.1 Tính toán cho khu vực huyện Đông Hưng 60
3.2.2.2 Tính toán cho khu vực huyện Diên Khánh 66
3.2.2.3 Nhận xét kết quả tính toán khu vực mật độ phụ tải trung bì nh 71
3.3.3 Tính toán cho khu vực có mật độ phụ tải thấp 73
3.2.3.1 Tính toán cho Huyện Vị Xuyên - Tỉnh Hà Giang 73
3.2.3.2 Tính toán cho khu vực Huyện Krông Nô 80
3.2.3.3 Nhận xét kết quả tính toán cho khu vực có mật độ phụ tải thấp 86
Chương IV: Các giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cấp trung áp về 22KV giai đoạn đến năm 2020.4.1 Đặt vấn đề 86
4.2 Các giải pháp thực hiện trong giai đoạn đến năm 2020 90
4.2.4.2 Lưới trung áp khu vực điện áp 15,10,6 kV 94
4.3 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện áp lưới trung áp 94
4.3.1 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện áp khu vực miền Bắc 94
4.3.2 Lộ trình giảm thiểu số cấp điện khu vực miền Trung và miền Nam 95
Trang 145.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội Thành phố Sơn Tây 97
5.1.1 Đặc điểm tình hình 97
5.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Sơn Tây 98
5.1.3 Phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của Thành Phố Sơn Tây giai đoạn đến năm 2015 98
5.2 Hiện trạng lưới điện trung áp Thành phố Sơn Tây 100
5.2.1 Nguồn và trung tâm cấp điện 100
5.2.2 Hệ thống lưới điện trung áp 100
5.2.3 Nhận xét về lưới điện và tình hình cung cấp điện hiện tại 101
5.2.4 Dự báo nhu cầu điện và phân vùng phụ tải 101
5.2.4.1 Lựa chọn phương pháp dự báo nhu cầu điện 101
5.2.4.2 Phân vùng phụ tải 104
5 3 Tình hình chuyển đổi lưới điện trung áp Thành Phố Sơn Tây về cấp điện áp 22KV giai đoạn đến năm 2015 105
5.3.1 Quá trình xây dựng và cải tạo lưới điện trung áp Thành Phố Sơn Tây 105
5.3.2 Tổng hợp vốn đầu tư xây mới, cải tạo lưới điện toàn Thành Phố giai đoạn đến năm 2015 109
5.4 Các giải pháp thực hiện chuyển đổi lưới điện trung áp Thành Phố Sơn Tây về cấp điện áp 22KV giai đoạn đến năm 2015 110
5.4.1 Đặt vấn đề 110
5.4.2 Các giải pháp thực hiện trong giai đoạn đến 2015 110
Chương VI: Kết luận chung 113 Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 15Hiện tại ở nước ta do điều kiện lịch sử để lại, lưới điện trung áp tồn tại khá nhiều cấp điện áp ( 35,22,15,10,6) KV
Miền Bắc trước đây sử dụng các thiết bị chủ yếu của Liên Xô cũ với các cấp điện áp 6, 20,35 KV
Miền Nam chủ yếu sử dụng thiết bị của các nước Mỹ, Nhật, Pháp với cấp điện áp 15 KV
Miền Trung lưới điện mang cả 2 đặc điểm của miền Bắc và miền Nam trong đó cấp điện áp 15,22 KV chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với lưới 6,10 KV
Hiện trạng này đã và đang không đảm bảo được tính hợp lý trong vận hành và tính kinh tế của hệ thống điện
Xuất phát từ vấn đề trên, việc nghiên cứu lựa chọn cấp điện áp lưới trung áp hợp lý đối với nước ta đã được đặt ra và tiến hành nghiên cứu từ thập niên 1970 cho đến ngày 24/3/1993 Bộ Năng lượng nay là Bộ Công nghiệp có quyết định số 149 NL/ KHKT chọn cấp điện áp chuẩn lưới trung áp cho toàn quốc là 22 KV
Việc lựa chọn cấp điện áp trung áp hợp lý có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn rất lớn cụ thể mang lại nhiều lợi ích như :
1- Giảm thiểu và tiến tới ngăn ngừa nguy cơ về sự tồn tại lâu dài lưới điện trung áp nhiều cấp gây khó khăn cho công tác vận hành, chế tạo thiết bị, cung cấp vật tư đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế
Trang 162- Do sớm lựa chọn cấp điện áp hợp lý, nên việc đồng nhất cấp lưới điện trung áp đạt hiệu quả kinh tế cao, giảm bớt khó khăn chi phí do khối lượng lưới trung áp của việt nam hiện nay chưa lớn
3- Chí phí chuyển đối cấp điện áp trung áp về cấp điện áp lựa chọn sẽ được bù đắp lại bằng lợi ích do giảm tổn thất điện năng, giảm chi phí vận hành, giảm đầu tư lưới điện ở giai đoạn sau, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện
Có hai phương pháp để chuyển đổi khu vực lưới trung áp đã và đang phát triển về cấp điện áp lựa chọn:
1- Tập trung nguồn vốn đầu tư thiết bị để cải tạo dứt điểm, nhanh gọn trên phạm vi rộng với mục đích trong thời gian ngắn chuyển về cấp điện áp lựa chọn
2- Thực hiện từng bước tuỳ theo sự phát triển của lưới điện với phương thức tiến hành cải tạo dứt điểm trên phạm vi nhỏ Việc cải tạo trên phạm vị tỉnh, huyện có thể kéo dài hàng chục năm, dựa trên cơ sở tận dụng tối đa hiệu quả vật tư thiết bị, khoanh vùng nhỏ cải tạo lưới hiện hữu về cấp điện áp lựa chọn, luân chuyển vật tư thiết bị từ vùng cải tạo bổ sung cho vùng chưa cải tạo
Nhìn chung mỗi phương pháp trên có những ưu nhược điểm riêng phụ thuộc vào vốn đầu tư hiện trạng lưới điện và mật độ phụ tải khu vực đó
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích đánh giá hiệu quả chuyển đổi lưới điện trung áp của Việt Nam về cấp điện áp 22 KV trong giai đoạn 1994 đến nay và giải pháp thực hiện trong thời gian đến 2020, áp dụng kết quả nghiên cứu để tính toán cải tạo và phát triển lưới trung áp của thành p hố Sơn Tây- Tỉnh Hà tây
Đề tài đi sâu nghiên cứu phương pháp phát triển, cải tạo lưới trung áp theo định hướng chuyển đổi về cấp điện áp 22KV đã chọn với hy vọng giúp cơ quan hoạch định chiến lược, cơ quan tư vấn, các đơn vị vận hành lưới điện, xây dựng chiến lược tổng thể phát triển lưới điện trung áp trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các chỉ
Trang 17tiêu kỹ thuật với hiệu quả kinh tế lớn nhất, từng bước chuyển đổi các cấp điện áp trung áp về cấp điện áp 22 KV cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam Nội dung nghiên cứu của bản luận văn về lưới điện trung áp của Việt Nam bao gồm:
Chương 1- Tổng quan về hệ thống điện Việt Nam Chương 2- Hiện trạng lưới điện trung áp Việt nam
Chương 3- Đánh giá hiệu quả của việc chuyển đổi lưới điện trung áp về cấp điện áp
22KV trong giai đoạn vừa qua, phương hướng thực hiện đến giai đoạn 2020
Chương 4- Các giải pháp thực hiện việc chuyển đổi cấp trung áp về 22KV giai
Trang 18Để đáp ứng nhu cầu điện năng của nền kinh tế quốc dân Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam đã triển khai kế hoạch:
- Đầu tư phát triển các nguồn điện kinh tế như Thuỷ điện, Khí đồng hành, Than khai thác tại chỗ
- Phát triển hợp lý các nguồn năng lượng mới để cấp cho các vùng không có điện lưới
- Nâng cấp các nhà máy điện cũ , cải tiến công tác quản lý, áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu suất các nhà máy, đảm bảo tính ổn định vận hành của nhà máy
Trang 19Bảng 1-1 Công suất thiết kế các nhà máy điện tính đến 31/12/2006
Tổng công suất đặt toàn hệ thống điện Việt Nam
Trang 20Phú Mỹ 4 450
( Nguồn: Báo cáo nguồn điện – ban nguồn EVN)
Hình 1-1 Cơ cấu nguồn theo công suất đặt
Trang 21Bảng 1-2 Sản lƣợng điện sản xuất theo nguồn tính đến 31/12/2006
(Triệu kWh)
( Nguồn: Báo cáo nguồn điện – ban nguồn EVN)
Hình 1-2 Tỷ trọng nguồn theo sản lƣợng điện
Trang 221.2 Hiện trạng lưới điện : 1.2.1 Hệ thống truyền tải:
Hiện nay hệ thống truyền tải điện Việt Nam gồm ba cấp điện áp 500 KV, 220 KV và 110 KV Sự phát triển của hệ thống truyền tải trong giai đoạn đến năm 2006 được mô tả bảng 1-3 và bảng 1-4
Bảng 1-3 Thống kê khối lượng đường dây cao áp , siêu cao áp
Trang 23( Nguồn: B áo cáo lưới điện trung áp – ban lưới EVN)
Bảng 1-4a Thống kê khối lượng trạm biến áp cao áp , siêu cao áp
( Nguồn: B áo cáo lưới điện cao áp – ban lưới EVN)
Lưới điện 500 KV, 220 KV và một số lưới điện 110 KV quan trọng do bốn công ty truyền tải 1,2,3,4 quản lý vận hành còn hầu hết lưới điện 110 KV do các công ty điện lực tự quản lý trên địa bàn mình
Trang 241.2.2 Hệ thống lưới phân phối:
Do điều kiện lịch sử để lại hiện nay hệ thống lưới phân phối của Việt Nam bao gồm nhiều cấp điện áp khác nhau, cả thành thị và nông thôn do tám Công ty điện lực trực thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam quản lý
Bảng1.4bTổng hợp hiện trạng khối lượng lưới điện trung áp Việt nam 12/2006
(Điện áp vận hành)
Đơn vị
trung
Miền Nam
Trang 253 Lưới điện 15KV MVA 8.403 0 526 7.877
III TB A trung gian
( Nguồn: Báo cáo lưới điện trung áp – ban lưới EVN)
Lưới điện trung áp Việt Nam phát triển từ đầu thế kỷ 20, bắt đầu là điện áp 3KV, 6 KV với cấp điện áp 35 KV là cấp truyền tải
Do nhu cầu sử dụng điện tăng cấp điện áp 10 KV được ứng dụng ở miền Bắc và cấp điện áp 15 KV được sử dụng ở miền Nam trong giai đoạn 1960÷ 1970, sau đó cấp điện áp 35 KV được sử dụng như cấp phân phối
Theo thống kê lưới điện trung áp toàn quốc hiện đang vận hành năm cấp điện áp là 35KV, 22KV, 15KV, 10 KV, 6 KV
Hình 1-3 Biểu đồ tỷ trọng các đường dây áp trung áp toàn quốc
ĐƯƠNG DÂY
6 KV; 3,6; 4% 10 KV; 16,6; 17%
15 KV; 16,8; 17%22 KV; 37,5; 37%
35 KV; 25,5; 25% 6 KV10 KV15 KV22 KV35 KV
Trang 26Hình 1-4 Biểu đồ tỷ trọng các trạm biến áp lưới trung áp toàn quốc
TRAM BIÊN AP
6 KV; 7,6; 8%
10 KV; 12,6; 13%
15 KV; 28,4; 28%22 KV; 37,7; 37%
35 KV; 13,7; 14% 6 KV10 KV15 KV22 KV35 KV
+ Lưới 35KV : tồn tại khắp toàn quốc trừ khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tuy nhiên khối lượng lưới 35 KV ở miền Bắc chiếm tỷ trọng cao (87,9 %), miền Trung (9,3%), miền Nam ( 2,8%)
+ Lưới 22 KV: Có mặt hầu khắp toàn quốc, tỷ lệ lưới 22 KV ( theo dung lượng trạm biến áp ) ở mỗi địa phương khác nhau
Ví dụ: Công ty Điện Lực 1 (12%), Công ty Điện Lực 2 (84,3%), Công ty Điện Lực 3 (63,9%), Công ty Điện Lực Hà Nội (42,5%), Công ty Điện Lực TP Hồ Chí Minh (0,1%)
+ Lưới 15 KV: Chủ yếu tập trung ở miền Nam (82,4%) và miền Trung (15,6%) + Lưới 10 KV: Tập trung chủ yếu là miền Bắc (74,8%), miền Trung chiếm tỷ lệ (25,2%)
+ Lưới 6 KV: Tập trung chủ yếu là miền Bắc (92,8%), miền Trung chiếm tỷ lệ (7,2%)
Đánh giá chung lưới điện trung áp Việt nam trước đây và hiện nay vẫn mang tính đặc trưng phân miền khá rõ nét
1.3 Nhu cầu tăng trưởng phụ tải:
1.3.1 Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội:
Trang 27Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được thành tựu nổi bật, đã đưa nước ta ra khỏi khủng khoảng kinh tế xã hội, tạo tiền đề quan trọng để bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Bảng 1- 5 Tốc độ tăng trưởng GDP trong giai đoạn 1998 ÷ 2007
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Tốc độ tăngGDP (%năm)
1.3.2 Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020:
Triển vọng phát triển kinh tế nước ta từ nay đến năm 2020, dựa vào phân tích tình hình kinh tế trong nước cũng như nhận định về xu hướng phát triển kinh tế toàn khu vực, kết hợp các chỉ tiêu kinh tế theo nghị quyết kỳ họp thứ 2 quốc hội khoá XII và dự báo sơ bộ mới nhất của Viện Chiến Lược Phát Triển- Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư cho thấy nền kinh tế Việt Nam có xu hướng tăng trưởng theo kịch bản bảng 1 -6
Bảng 1-6 Kịch bản phát triẻn kinh tế đến năm 2020
Báng 1-7 Tống hợp kết quả dự báo phát triển dân số giai đoạn 2003÷ 2020
1.3.3 Tổng quan về nhu cầu điện và khối lượng xây dựng lưới trung áp đến năm 2020 của Việt Nam:
Giai đoạn 1997 đến năm 2006 tốc độ tăng trưởng đ iện thương phẩm được biểu thị bằng đồ thị dưới đây
Hình 1.5: Đồ thị tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm 1997-2006
Trang 28Căn cứ vào báo cáo phương án tiến độ nguồn và dự thảo quy hoạch tổng sơ đồ phát triển điện lực VI, dự báo nhu cầu cho toàn quốc, các vùng miền được thể hiện bảng sau:
Bảng 1- 8: Dự báo nhu cầu điện toàn quốcđến 2010
Điện TP (GWh)
Điện SX (GWh)
Điện TP (GWh)
P(max) Điện TP (GWh)
P(max) Điện TP (GWh)
( Nguồn: Tổng sơ đồ VI kịch bản cơ sở -Viện Năng Lượng)
Theo kết quả dự báo tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2006 đến 2010 là 15,5%/ năm
Theo tổng sơ đồ phát triển điện lực VI kịch bản cơ sở, đến năm 2015 điện thương phẩm toàn quốc là 150,862 tỷ KWh, Pmax = 29.282 MW, tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 9,9 %/ năm Năm 2020 điện thương phẩm toàn quốc là 240,131 tỷ kWh , Pmax = 45.322 MW tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm là 9,7 %/ năm
Trang 29Mức gia tăng nhu cầu công suất Pmax giai đoạn 2006÷2010 là 14,7 %/ năm, giai đoạn 2011÷2020 là 9,1 %/ năm
Để đáp ứng tốc độ tăng trưởng nhu cầu phụ tải dự kiến trong giai đoạn tới cần xây dựng khối lượng đường dây và trạm biến áp trung áp cho cả nước, từng vùng miền đến năm 2020 thể hiện bảng sau
Bảng 1-9 Tổng hợp khối lượng xây dựng lưới trung áp giai đoạn 2006÷2020
ĐDK (Km)
TBA (MVA)
ĐDK (Km)
TBA (MVA)
ĐDK (Km)
TBA (MVA)
ĐDK (Km)
TBA (MVA)
Tổng 237.208 49.337 81.352 22.540 43.358 7.264 112.489 19.533 ( Nguồn: Dự thảo tổng sơ đồ VI- Viện Năng Lượng)
Trang 30Hình 2.1: Biểu đồ tình trạng các cấp điện áp lưới trung áp khu vực miền Bắc
ĐƯƠNG DÂY
6 KV; 7,4; 7%
10 KV; 30; 30%
22 KV; 6,5; 7%35 KV; 56,1; 56%
6 KV10 KV22 KV35 KV
TRAM BIÊN AP
6 KV; 17,2; 17%
10 KV; 27,6; 28%22 KV; 23,5; 24%
10 KV22 KV35 KV
- Lưới 35 KV vừa làm nhiệm vụ truyền tải thông qua các trạm trung gian 35/ 22,10,6 KV vừa đóng vai trò phân phối cho các phụ tải thông qua các trạm 35/0,4KV
- Lưới 10 KV được xây dựng từ những năm 1960-1970 tập trung ở thị trấn (đối với
Trang 31các tỉnh miền núi) và vùng nông thôn, thành phố nhỏ (khu vực đồng bằng sông Hồng)
- Lưới 6 KV được xây dựng cách đây 60 - 70 năm ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Việt Trì,Vinh
Riêng với lưới điện 22 KV mới được phát triển trong những năm gần đây tại thành phố lớn và một vài khu vực nông thôn
Đối với lưới trung áp miền Bắc cấu trúc lưới điện không đồng nhất và thể hiện theo từng khu vực
Khu vực miền núi:
Các tỉnh miền núi có mức độ phụ tải nhỏ , bán kính cấp điện các trạm xa nguồn do vậy khối lượng lưới 35 KV chiếm tỉ trọng cao ( 70 - 80 %)
Tuy nhiên lưới 35 KV ở miền núi hiện nay phần lớn không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật do một số nguyên nhân như sau:
- Lưới điện 35 KV gồm nhiều loại dây dẫn có tiết diện từ AC-35,50,70,95,120 chắp vá, nhiều đường dây xây dựng đã nhiều năm hiện nay đã xuống cấp
- Nhiều tuyến mang tải lớn, bán kính cấp điện quá dài ví dụ như khu vực các tỉnh Lai Châu, Hà Giang, Bắc Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Cạn gây tổn thất điện áp và điện năng cao
- Lưới 35 KV vừa làm nhiệm vụ truyền tải, phân phối trên các đường dây 35KV thường có nhiều trạm 35/0,4 KV đấu trực tiếp trong khi đó thường không có máy cắt phân đoạn đầy đủ
Khu vực nông thôn, đồng bằng:
- Lưới điện trung áp khu vực này được hình thành từ những năm 1954 và sử dụng 2 cấp điện áp 35 KV và 10(6) KV Giai đoạn đầu cấp 35 KV truyền tải, 10(6) KV là cấp phân phối Từ năm 1990 trở lại đây mật độ phụ tải tăng nhanh cùng với lưới 10(6) KV và các trạm trung gian 35/10(6) KV bị quá tải, nên lưới 35 KV trở thành cấp phân phối
- Tỷ trọng lưới 10(6) KV chiếm tỷ trọng cao (70 - 80%) , lưới 35 KV chiếm tỷ trọng thấp hơn (20 - 30%)
Trang 32- Hiện trạng phần lớn các trạm trung gian 35/10 KV đang vận hành đầy tải và quá tải Các trạm trung gian này đã được xây dựng từ trước năm 1994 do đó các thiết bị trong trạm đều lạc hậu và xuống cấp gây khó khăn cho việc cấp điện cho các hộ phụ tải
- Chất lượng lưới 10(6) KV chưa đảm bảo độ an toàn cung cấp điện do xây dựng từ lâu, tiết diện đường dây lại nhỏ (AC-35,50,70,95)
- Nhiều tuyến mang tải cao, bán kính cấp điện lớn
- Lưới điện được xây dựng trong giai đoạn 1960-1985 chủ yếu phục vụ phát triển nông nghiệp (phục vụ các trạm bơm, chế biến thức ăn gia súc )
- Giai đoạn 1985-1994 thời kỳ này phong trào đầu tư xây dựng lưới điện theo hình thức nhân dân và nhà nước cùng làm Do vốn đầu tư xây dựng hạn chế cùng với sự phát triển không theo quy hoạch cho nên chất lượng lưới điện không cao
- Lưới điện 35 KV gồm 399 Km (chiếm 16% theo khối lượng đường dây trung áp), 638 trạm /324,06MVA (chiếm 11,34 % theo dung lượng TBA phân phối)
Nhưng trong thời gian qua lưới 35 KV không phát triển có xu hướng giảm
- Lưới 22 KV gồm 770 Km (chiếm 31,1% theo khối lượng đường dây trung áp), 1.833 trạm / 1058,74 MVA(chiếm 41,16% theo dung lượng TBA phân phối)
Trang 33- Lưới 10 KV gồm 460 Km (chiếm 18,5% theo khối lượng đường dây trung áp), 1093 trạm / 515,152 MVA (chiếm 19,5 % theo dung lượng TBA phân phối)
- Lưới 6 KV bao gồm 850 Km (chiếm 34,4% theo khối lượng đường dây trung áp), 1.888 trạm / 738,55 MVA (chiếm 28% theo dung lượng TBA phân phối)
Trong thời gian qua hệ thống lưới điện phân phối 6,10 KV, đặc biệt là lưới 6 KV đang được đầu tư cải tạo nâng cấp lên 22KV khá nhanh hiện tại trên toàn thành phố số trạm biến áp đang vận hành lưới 6 KV chiếm 28 % (năm 2000 là 53,6 %), số trạm đang vận hành lưới 10 KV chiếm 19,5% (năm 2000 là 25,4% ).Số trạm biến áp đang vận hành ở cấp 22 KV chiếm 40,1% (so với năm 2000 chỉ có 3,5%) Nhờ được cải tạo nâng cấp, chất lượng lưới trung áp trong địa bàn thành phố đã được cải thiện đáng kể , tỷ lệ tổn thất giảm từ 10,9 % năm 2000 xuống còn 9,13 % năm 2004 và 8,7% năm 2006
Tuy nhiên hệ thống lưới trung áp còn nhiều cấp điện áp 6,10,22,35KV tiếp tục gây khó khăn lớn trong quản lí vận hành và hạn chế nhiều khả năng linh hoạt trong cung cấp điện khi lưới điện bị sự cố
Trang 34- Lưới 10 KV gồm 1362 Km (chiếm 30% theo khối lượng đường dây trung áp), 1452 trạm /236.490 KVA (chiếm 71,2% theo dung lượng TBA phân phối )
Lưới điện 10 KV tỉnh Thái Bình xây dựng từ lâu, nguồn vốn xây dựng hạn hẹp, việc xây dựng chưa được quy chuẩn cho nên lưới 10 KV trên địa bàn tỉnh chủ yếu dùng cột chữ H , dây dẫn tiết diện nhỏ(AC-35,50), hiện nay mang tải lớn , tổn thất điện áp lưới điện cao Trên địa bàn tỉnh có 7 lộ 10KV tổn thất điện áp trên 10% ,có 11 lộ tổn thất trên 6% dẫn tới nhiều khu vực lưới 10 KV không đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
- Quy trình hình thành việc cải tạo lưới điện 10 KV thành 22 KV của tỉnh là tương đối khó khăn, đòi hỏi nguồn vốn lớn
- Lưới 22 KV gồm 131 Km (chiếm 9,98 % theo khối lượng đường dây trung áp), 19 trạm / 2.840 KVA (chiếm 5% theo dung lượng TBA phân phối)
Lưới điện 22 KV mới chỉ sử dụng ở thị trấn Việt Quang huyện Bắc Dung (2 lộ 471 và 473) Đặc điểm lưới 22 KV là bán kính cấp điện nhỏ, công suất sử dụng nhỏ - Lưới 10 KV gồm 63,4km (chiếm 4,82 % theo khối lượng đường dây trung áp), 142 trạm / 28.570 KVA chiếm 50,6% theo dung lượng TBA phân phối
Lưới điện 10 KV có mặt ở 6 thị trấn của 6 huyện và thị xã Hà Giang với đặc điểm là lưới 10 KV khu vực thị xã Hà Giang tương đối nặng tải, phần lớn được thiết kế theo quy chuẩn 22 KV nên dễ thực hiện việc chuyển đổi thành cấp điện áp 22 KV (trong
Trang 35142 trạm biến áp có 76 TBA / 16.716 KVA có đầu 22 KV) Còn một số các khu vực khác lưới 10 KV tải tương đối nhẹ và trong thời gian qua lưới 10 KV ở các khu vực này hầu như không phát triển mà chủ yếu phát triển lưới 35 KV
2.1.2 Lưới điện trung áp khu vực miền Nam: 2.1.2.1 Đặc điểm chung:
Lưới điện tồn tại 3 cấp điện áp 35,22,15 KV , lưới điện 15 KV và 22 KV có trung tính nối đất trực tiếp với hệ thống 3 pha 4 dây
Lưới điện 35 KV được xây dựng sau 1975 Tuy nhiê n tới nay khối lượng lưới 35 KV rất nhỏ Lưới 35 KV có nhiệm vụ chuyền tải từ trạm nguồn cung cấp cho các TBA trung gian 35/15,22 KV Lưới 35 KV có kết cấu 3 pha 3 dây trung tính cách ly hoặc nối đất qua cuộn dập hồ quang
Hình 2.2: Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện áp trung áp khu vực miền Nam
TRAM BIÊN AP
15 KV; 56,4; 56%22 KV; 43,5; 44%
35 KV; 0,1; 0%
15 KV22 KV35 KV
Trang 36Trong thời gian qua lưới 22 KV các tỉnh miền Nam phát triển mạnh mẽ, nếu không tính 2 khu vực thành phố Hồ CHí Minh và tỉnh Đồng Nai , lưới 22 KV khu vực Công ty điện lực 2 quản lí chiếm 84,3% theo dung lượng trạm biến áp phân phối và 73% theo khối lượng đường dây
Mặt khác ở khu vực này lưới 15 KV hầu hết được thiết kế theo tiêu chuẩn 22 KV do vậy khu vực này việc chuyển đổi thành lưới 22 KV là rất thuận lợi Hầu hết các tỉnh miền Nam trừ thành phố Hồ Chí Mi nh theo kế hoạch hết năm 2008 lưới 15 KV cơ bản chuyển thành lưới 22 KV
Chất lượng lưới trung áp tại các tỉnh miền Nam về cơ bản có chất lượng tốt hơn lưới trung áp các tỉnh miền Bắc với tuyến đường dây được xây dựng theo tiêu chuẩn 22 KV tiết diện dây lớn để dự phòng cho những năm tiếp theo
2.1.2.2 Lưới điện trung áp một số khu vực điển hình: * Thành phố Hồ Chí Minh:
Năm 2005 điện thương phẩm là 9,85 tỷ KWh năm 2006 là 11,17 tỷ KWh lưới điện trung áp có 2 cấp điện áp là 15,22 KV trong đó lưới 22 KV được xây dựng tại huyện Củ Chi , các quận huyện khác vận hành ở cấp điện áp 15 KV
- Lưới 22 KV được xây dựng theo tiêu chuẩn 22 KV Đường dây chiếm tỷ trọng 40,3%, TBA chiếm 63,7 % với tổng chiều dài 13,57 Km, TBA có 18 MBA/7.196 MVA
- Lưới 15 KV được thiết kế theo tiêu chuẩn cấp 22 KV có chiều dài đường dây là 1636 Km, TBA có 161.05 MBA/ 3.403 MVA
- Lưới điện được thiết kế cấp điện áp 15 KV và vận hành cấp điện áp 15 KV có chiều dài đường dây 2.445 Km chiếm 59% ,TBA có 595 MBA/ 1.938 MVA chiếm tỷ trọng 36,4% theo dung lượng Mặc dù lưới điện trung áp thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế ở cấp điện áp 22 KV rất nhiều đặc biệt là khu vực ngoại thành, các quận ven đô, tuy nhiên việc chuyển đổi lưới điện 15KV sang vận hành 22 KV là rất chậm Nguyên nhân là tình trạng xen kẽ giữa lưới được thiết kế ở cấp điện áp 15 KV và cấp 22 KV
Tỉnh Cà Mau:
Trang 37Năm 2005 điện thương phẩm toàn tỉnh là 387 tỷ KWh năm 2006 là 474 tỷ KWh
Trên địa bàn tỉnh tồn tại 2 cấp điện áp 35,22 KV
Năm 1997 Điện lực Cà Mau chuyển đổi lưới 15, 20 KV thành lưới 22 KV đến năm 2002 đã hoàn thành việc chuyển đổi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 3.404 Km đường dây, 3.585 TBA phân phối / 173.330 KVA
Sau khi thực hiện nâng cấp lưới điện 15, 20 KV thành lưới 22KV, tình hình lưới điện vận hành ổn định và an toàn, đồng thời chất lượng điện áp được cải thiện đáng kể , góp phần làm giảm tổn thất điện năng Cụ thể tổn thất điện năng lúc chưa cải tạo là 12,77%, năm 2002 thực hiện còn 9,69% giảm được 3,08 % trong khi đó tốc độ tăng trưởng điện thành phẩm các năm từ 1997- 2006 là 22,5%
Qua số liệu phân tích ở trên ta thấy được bài toán lợi nhuận khi cải tạo lưới 15,20KV thành 22 KV
- Lưới xây dựng theo tiêu chuẩn 22KV vận hành ở cấp 15 KV đường dây có chiều dài 1.076 chiếm tỷ trọng 34% ,TBA có công suất 928, 85 MVA chiếm tỷ trọng 61,5%
- Lưới điện thiết kế 15 KV vận hành 15 KV có chiều dài 200 Km chiếm tỷ trọng 7% , TBA có 355 trạm /500 máy công suất 42.205 MVA (chiếm tỷ trọng 3%)
Hiện nay tỉnh Đồng Nai đang đẩy mạnh việc đầu tư các trạm nguồn có đầu 22 KV dự kiến hết 2008 sẽ hoàn thành chương trình cải tạo lưới trung áp 22KV
2.1.3 Lưới điện trung áp khu vực miền Trung:
Trang 382.1.3.1 Đặc điểm chung:
Lưới điện miền Trung mang cả 2 đặc điểm của lưới điện miền Bắc và miền Nam trong đó cấp điện áp 15, 22 KV chiếm tỷ trọng nhiều hơn cả , lưới 10,6 KV chiếm tỷ trọng nhỏ Mặt khác lưới khu vực miền Trung chủ yếu phát triển sau năm 1994 do vậy cơ bản lưới 15,20,6 KV được thiết kế theo tiêu chuẩn 22KV
- Lưới 35,10, 6 KV có kết cấu 3 pha 3 dây trung tính cách điện (lưới 35 KV có thể nối đất qua cuộn dập hồ quang )
- Lưới 22,15 KV có kết cấu 3 pha 3 dây trung tính nối đất trực tiếp hoặc nối đất qua trở kháng (lưới 22 KV thành phố Huế).Trong một vài năm gần đây công ty điện lực 3 đang triển khai thí điểm xây dựng và cải tạo lưới điện theo kết cấu 3 pha 4 dây cho một số nơi có điện trở cao
Nhu cầu phát triển lưới điện 1 pha lớn như các tỉnh Tây Nguyên, Khánh Hoà , Phú Yên
Hình 2.3 Biểu đồ tỷ trọng các cấp điện trung áp khu vực miền Trung
ĐƯƠNG DÂY
6 KV; 2,6; 3% 10 KV; 19,8; 20%
15 KV; 20,2; 20%22 KV; 45,2; 45%
35 KV; 12,2; 12%6 KV10 KV15 KV22 KV35 KV
TRAM BIÊN AP
6 KV; 4,6; 5%10 KV; 10,6; 11%15 KV; 15,1; 15%22 KV; 63,9; 63%
35 KV; 5,8; 6% 6 KV10 KV15 KV22 KV35 KV
Trang 39- Lưới 35 KV khu vực miền Trung chủ yếu làm nhiệm vụ truyền tải từ trạm nguồn 110 KV, các nguồn thuỷ điện, diesel cấp điện cho các trạm biến áp trung gian 35/22,15,20,6 KV
- Lưới 22 KV vận hành ở cấp 22 KV và được thiết kế ở cấp 22 KV từ năm 1995 trở lại đây, đồng bộ với việc thực hiện quyết định của Bộ Công Nghiệp về việc lựa chọn cấp điện áp trung áp là 22 KV và phát triển lưới điện quốc gia đưa điện về các tỉnh miền Trung, lưới 22 KV phát triển mạnh mẽ chiếm tỷ trọng cao nhất khu vực miền Trung (chiếm tỷ trọng từ 80-90%)
- Lưới điện thiết kế ở các cấp 15,10,6KV chủ yếu được xây dựng từ trước 1995 tại các khu vực cung cấp Diesel và các thuỷ điện nhỏ Do vậy lưới 15,10,6 KV khu vực miền Trung có tỷ trọng nhỏ
Qua các số liệu thống kê cho thấy việc cải tạo lưới điện trung áp thành 22 KV ở các tỉnh miền Trung là tương đối thuận lợi vốn cải tạo thành 22 KV là không nhiều do khu vực này khi có nguồn 22 KV chỉ cần chuyển nấc phân áp máy biến áp, thay chống sét van là có thể chuyển đổi thành lưới 22 KV
2.1.3.2 Lưới trung áp ở các khu vực điển hình: * Tỉnh Khánh Hoà:
Năm 2005 điện thương phẩm toàn tỉnh là 703 triệu KWh, năm 2006 là 811 triệu KWh Trên địa bàn tỉnh có 4 cấp điện trung áp bao gồm 35,22,15,6 KV
- Lưới 35 KV và các TBA trung gian gồm 186 Km đường dây chiếm 11,3% khối lượng đường dây trung áp và 10 trạm / 14 máy / 66,6 MVA , 44 trạm/52 máy có công suất 25,615 MVA chiếm tỷ trọng 7,4 % dung lượng TBA phân phối
Đặc điểm của lưới 35KV tỉnh Khánh Hoà là đường dây tiết diện lớn AC-300,240, 150,120 các trạn biến áp trung gian vận hành ở mức độ vừa tải
- Lưới điện 22 KV đường dây có tổng chiều dài 770 Km chiếm 47 % lưới t rung áp, TBA có 1.175 trạm/241,72 MVA chiếm tỷ trọng 63,5% dung lượng TBA Trong những năm vừa qua thực hiện chương trình cải tạo lưới 6,15 thành 22 KV phát triển mạnh mẽ
Trang 40- Lưới điện 15 KV đường dây có chiều dài 668 Km chiếm tỷ trọng 40.8% lưới điện trung áp, TBA có 832 trạm /102, 98 MVA chiếm tỷ trọng 27% dung lượng TBA, Lưới 15 KV cơ bản được thiết kế theo quy chuẩn 22 KV
- Lưới 6 KV đường dây có tổng chiều dài 12,7 Km chiếm 7,8% lưới trung áp, TBA có 119 trạm /35,84 MVA chiếm tỷ trọng 9,4 % dung lượng TBA Theo kế hoạch đến hết 2007 sẽ chuyển đổi toàn bộ 6 KV thành lưới 22 KV
Đặc điểm của lưới 35 KV là đường dây tiết diện lớn như AC-300,240,150,120, các TBA trung gian vận hành ở mức độ vùa tải
- Lưới 22 KV gồm đường dây dài 2.536 Km chiếm tỷ trọng 86% lưới trung áp, 1.583 trạm / 213,2 MVA chiếm tỷ trọng 82,1% dung lượng TBA
- Lưới 10 KV gồm đường dây dài 10,8 Km, 4 trạm/0,38 MVA
- Lưới 6 KV gồm đường dây dài 9 Km , 20 trạm / 938 MVA theo kế hoạch đến hết năm 2007 sẽ chuyển đổi toàn bộ lưới 6,10 KV thành lưới 22 KV
- Lưới 22 KV gồm đường dây có chiều dài 1.771 Km chiếm 68% khối lượng lưới trung áp, 1.354 trạm /176,1 MVA chiếm tỷ trọng 75,5 % dung lượng TBA
- Lưới 10 KV gồm đường dây có chiều dài 446 Km chiếm tỷ trọng 17,1% và 310 trạm / 47,27 MVA chiếm tỷ trọng 20,5% dung lượng TBA