CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

12 1.2K 3
CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thông thường sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) trong các hoạt động ở nhà trường là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao, giá trị của SK,KN là ở chỗ tính hiệu quả và khả năng phổ biến rộng rãi.

CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM Thông thường sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) trong các hoạt động ở nhà trường là một trong những lĩnh vực nghiên cứu khoa học có tính thực tiễn cao, giá trị của SK,KN là ở chỗ tính hiệu quả và khả năng phổ biến rộng rãi. Đề tài SK,KN có thể thực hiện trong khoảng thời gian 1 hay nhiều năm, nội dung thường đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó có tính cải tiến, đổi mới hay mang tính nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả làm việc của bản thân mình. Tùy theo tích chất, quy mô và phạm vi ảnh hưởng để có sự đánh giá theo từng cấp cho phù hợp (cấp trường, cấp phòng hay cấp sở). Dù mức độ nào thì cũng nên trình bày SKKN một cách khoa học, bài bản thể hiện được nội dung nghiên cứu, kết quả áp dụng và những vấn đề cần giải quyết tiếp theo, như: những đề xuất để nâng giá trị của đề tài, cách tổ chức áp dụng, nhân rộng Hằng năm, thường vào cuối năm học, các cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, tuy nhiên cách viết đề tài là khác nhau. Để việc viết SK,KN theo thể thức thống nhất và đáp ứng được yêu cầu của một đề tài có tính khoa học, tôi đề xuất một phương án viết như sau: 1.Cấu trúc của đề tài Thường có những phần sau: *Tên SK,KN: Là tiêu đề, cơ bản bao hàm được nội dung của bản SK,KN. 1.1. Mở đầu Phần này trình bày phương pháp tiếp cận đề tài. Nó giúp người đọc biết được lý do chọn đề tài, ý nghĩa của SKKN do mình đề xuất, và tác giả đã làm gì để hoàn thành sáng kiến, kinh nghiệm đó, từ đó đánh giá được mức độ thành công. Do vậy, dàn bài của phần này như sau (khoảng 1 – 3 trang): 1. Lý do chọn SK,KN 2. Lịch sử của SK,KN 3. Mục đích nghiên cứu SK,KN 4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu 5. Giới hạn (phạm vi) nghiên cứu 6. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu. 1.2. Nội dung Đây là phần chính (khoảng 4 – 10 trang). Phần này trình bày tiến trình nghiên cứu và kết quả áp dụng thu được. Dàn bài phần này thường được trình bày dưới dạng các chương, khi phân theo chương thì ít nhất là 3 chương, thông thường chương 1: trình bày các cơ sở lý luận, chương 2: trình bày các nghiên cứu, chương 3: trình bày những kết quả áp dụng, …), nếu bài ngắn có thể trình bày các mục lớn theo số La Mã. Trình bày với văn phong nghiên cứu khoa học: chứng minh chặt chẽ, từ ngữ rõ ràng, chuẩn xác, nếu cần định nghĩa các khái niệm được dùng; nếu trích câu nói của ai (thường là nhà khoa học, học giả, những người có tên tuổi trong giới chuyên môn liên quan với đề tài …) phải dẫn rõ nguồn từ tác giả nào? sách nào? nhà xuất bản nào? năm nào? trang nào? … Câu trích dẫn cần chính xác và viết chữ nghiêng (có thể dùng ký hiệu để giải thích vào cuối trang); nếu chứng minh cũng phải có sức thuyết phục (nên có chứng minh, thí nghiệm kiểm chứng, thực nghiệm, điều tra xã hội học, có số liệu so sánh, đối chiếu với cách làm cũ trước đây, …). Nếu là sáng kiến (có tìm tòi, phát minh) thì phải chứng minh được là trước đó chưa ai tìm ra như của tác giả, và thực nghiệm (hoặc chứng minh) rõ ràng cùng kết quả của nó. Nếu là kinh nghiệm (đúc kết từ thực tiễn) thì cũng tổng kết thành bài học, nếu được, đưa ra quy trình để thực hiện. Tất cả phải khả thi và mang tính phổ biến (nhiều người học được, và khi họ làm đúng quy trình và đều cho ra kết quả như đã tổng kết. Cuối tập sáng kiến, kinh nghiệm thường có phụ lục (hình ảnh, số liệu, sản phẩm, biểu mẫu, văn bản đính kèm, …), và mục lục tài liệu tham khảo đã dùng cho việc viết SK, KN Nói chung, phải biết sắp xếp các ý cho sự diễn đạt mạch lạc, thu hút, lôi cuốn, đặt biệt là thuyết phục người đọc bằng khả năng trình bày kết quả của mình. Sáng kiến, kinh nghiệm tốt cùng với phương pháp diễn đạt tốt sẽ giúp tác giả thành công khi nghiệm thu, đánh giá. 1.3. Kết luận Trong phần này, tác giả đúc kết lại những nội dung chính đã trình bày; đề ra biện pháp để triển khai, áp dụng sáng kiến, kinh nghiệm vào thực tiễn; nêu lên những kiến nghị, đề xuất nếu có và hướng phát triển của đề tài. Phần cuối đề tài nên có ghi rõ Tài liệu tham khảo, Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c của tên tác giả. Mỗi tài liệu tham khảo được viết theo tên tác giả, tên tài liệu tham khảo (in chữ nghiêng), nhà xuất bản, năm xuất bản. Phần mục lục nên ghi vào cuối hoặc đầu đề tài để người đọc dễ theo dõi. 2. Về hình thức sáng kiến, kinh nghiệm: Tất cả được đóng thành tập, không nên quá dày (tối đa 15-20 trang ruột, trừ trường hợp đặc biệt có thể nâng lên thành đề tài nghiên cứu khoa học cấp huyện, tỉnh, quốc gia). Văn bản cần được in một mặt trên giấy trắng khổ giấy A4 (210 X 297cm ), font Unicode kiểu chữ Times New Roman, size 13, định lề trên 2cm, dưới 2cm, lề trái 3cm, lề phải 1,5cm, dãn dòng ở chế độ 1.5 lines. Số trang được đánh chính giữa phần cuối mỗi trang. Trên đây là một phương án đề xuất để viết SKKN. Trong thực tế có những SK, KN có tính đặc thù thì việc trình bày không nhất thiết theo mẫu này, miễn việc trình bày mang tính thuyết phục. Th.s Hoàng Xuân Thủy (Theo web của sở GD&ĐT Quảng Trị) HƯỚNG DẪN VỀ CÁCH VIẾT MỘT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤC Nhiều tài liệu về “phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục” đã đề cập đến các nguyên tắc, phương pháp luận, phương pháp làm đề tài. Nhưng thực tiễn cho thấy có nhiều giáo viên vẫn còn lúng túng trong việc viết một sáng kiến kinh nghiệm giáo dục (SKKNGD), có nhiều giáo viên vẫn thường thắc mắc: “Chúng tôi làm được (tức là thực hiện nhiệm vụ được giao có kết quả tốt, có thành tích), nhưng không biết trình bày, không viết ra được”. Vậy muốn viết một bản SKKNGD, nói cách khác là đúc kết được những việc làm của mình đạt kết quả tốt, giáo viên cần nắm được cách thức thực hiện qui trình sau: 1-Chọn đề tài: Đọc các bản SKKNGD lâu nay, thường có tình trạng đề tài được chọn có nội hàm quá rộng, vượt quá khả năng và thực tế tác giả đã làm, nên nội dung SKKN chưa thể hiện đầy đủ yêu cầu của đề tài. Do đó, bản SKKN đó trở thành hời hợt, chung chung, thậm chí chép lại những tài liệu người khác đã nghiên cứu, đề xuất Vậy căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD và chọn như thế nào cho thích hợp ?Đó là hai vấn đề giáo viên đang đặt ra. Trước hết là căn cứ vào đâu để chọn đề tài SKKNGD ? Có mấy căn cứ sau: - Một là sau năm học, hay nhiều năm học, bản thân giáo viên nhận thấy học sinh mình dạy có tiến bộ rõ rệt, có những biến đổi cụ thể theo chiều hướng phát triển so với thực trạng ban đầu về một mặt nào đó, ví như sự lĩnh hội tri thức bộ môn, thái độ học tập, đạo đức, thể lực Kết quả này đều được đồng nghiệp thừa nhận. Nên giáo viên có thể rút từ kết quả công việc mình làm (hay là thành tích nổi bật của bản thân), thành một đề tài SKKN, rồi để tâm thu thập tư liệu và đúc kết. Thí dụ: Giáo viên X, dạy bộ môn Văn ở lớp 10. Sau 1, 2 năm học, học sinh có tiến bộ rõ rệt về môn này, biểu hiện trong các kỳ kiểm tra chất lượng, thi cử so với các lớp khác. Như vậy, giáo viên X đã thành công trong việc giảng dạy môn Văn 10 và có thể đúc kết thành SKKN. Giáo viên đó chọn được các đề tài xoay quanh nội dung sau: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập môn Văn của học sinh lớp 10 trường THPT A.” hoặc “Những biện pháp giảng dạy môn Văn lớp 10 trường THPT A đạt kết quả tốt” - Đề tài SKKN cũng có thể rút ra từ những vấn đề mà giáo viên thấy lý thú, tâm đắc, muốn tìm cách thực hiện, giải quyết. Thí dụ: Trường ở trên một địa phương có nhiều di tích lịch sử. Giáo viên rất muốn tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp mình tham quan, tìm hiểu, để mở rộng kiến thức, giáo dục đạo đức cho các em. Giáo viên có thể xác định tên đề tài: “Tổ chức, hướng dẫn học sinh lớp 12 tham quan tìm hiểu di tích lịch sử địa phương như thế nào, để giáo dục các em lòng tự hào, yêu quê hương đất nước ?” hoặc: “Mở rộng kiến thức lịch sử cho học sinh lớp 10 trường THPT A, bằng cách tổ chức cho các em tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử địa phương” Khi đã có đề tài rồi thì giáo viên đầu tư suy nghĩ, tìm ra những biện pháp thực hiện. Cuối cùng thấy đạt được kết quả cụ thể, rõ rệt, thì đề tài trở thành một SKKN, cần đúc kết. - Đề tài còn được manh nha từ thực trạng ban đầu của đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, yếu kém giáo viên cần phải tìm cách giải quyết. Thí dụ: được giao chủ nhiệm một lớp 11, giáo viên thấy học sinh rất lười học, biểu hiện rõ trong giờ học trên lớp, chuẩn bị bài ở nhà, ở kết quả kiểm tra kiến thức Giáo viên đã đặt thành đề tài “Thử tìm các biện pháp giáo dục học sinh lớp 11 trường THPT A”. Từ chỗ chểnh mảng trở thành rất chăm chỉ, hứng thú học tập Có đề tài rồi, giáo viên tìm tòi, sáng tạo những biện pháp cụ thể để khắc phục những biểu hiện lười học của học sinh. Dần dần cuối năm học, những biểu hiện ban đầu đó đều biến mất. Các em đạt kết quả học tập tốt và tất cả những giáo viên đó đã làm, những thành công đã đạt cần gia công để đúc kết thành SKKNGD. - Cũng có thể đề tài là những vấn đề nêu lên trong nhiệm vụ năm học mà yêu cầu giáo viên phải thực hiện. Thí dụ một số vấn đề hiện nay ngành Giáo dục đang đặt ra là: “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, hoặc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh hoặc phát huy năng lực tự học của học sinh Giáo viên có thể dựa vào đó để đưa ra những đề tài có nội dung cải tiến phương pháp dạy học, phương pháp công tác, làm sao khắc phục được thói quen “Thầy đọc, trò chép” trong các giờ giảng trên lớp, phát huy tối đa tính độc lập, sáng tạo của học sinh, khai thác được các khả năng tiềm tàng cụ thể của trẻ, mà cách học cũ đã kìm hãm, biết lấy sự tiến bộ của học sinh làm thước đo hiệu quả giáo dục bản thân Ví dụ đề tài: Sử dụng phương pháp dạy học Nêu vấn đề - Ơrixtic (ơrixtic nghĩa là tìm tòi, phát kiến) để nâng cao hiệu quả giảng dạy chương Sự điện li trong chương trình Hoá học 11 THPT, hoặc: Một cách tiếp cận bài trong chương trình Văn học 12 nhằm giúp học sinh tiếp thu bài có hiệu quả Bằng cách trên, có thể gợi ý cho giáo viên hàng loạt đề tài thích hợp, vừa thực hiện được các nhiệm vụ năm học, nâng cao chất lượng giáo dục của trường, vừa phát huy được khả năng sáng tạo, phong cách làm việc khoa học của giáo viên, đẩy mạnh được công tác đúc kết SKKN, NCKHGD. Bây giờ chúng tôi đề cập đến vấn đề thứ hai: “Làm cách nào để chọn được đề tài thích hợp ? ”. Hiện tượng phổ biến hiện nay là giáo viên thường chọn đề tài quá rộng. Nội dung trình bày quá hẹp, nghèo nàn, chung chung, rơi vào tình trạng “Đầu voi, đuôi chuột”, hoặc chắp nhặt tài liệu, kinh nghiệm của người khác, chứ không phải kinh nghiệm của chính tác giả. Một đề tài vượt quá khả năng người viết về trình độ hiểu biết, về thời gian, kinh phí và nhất là về nội dung giáo dục thực tế đã đạt được thì người ta gọi là đề tài chưa thích hợp. Phương pháp lập mô hình theo hiểu hình tháp sau đây, sẽ giúp giáo viên có thể tự chọn cho mình các đề tài SKKN thích hợp: Thoạt đầu, giáo viên nêu lên vấn đề giáo dục mà mình quan tâm, căn cứ vào thực trạng đối tượng học sinh, cần tìm cách giải quyết. Sau đó giáo viên chia vấn đề này thành các vấn đề có nội dung hẹp hơn và cứ tiếp tục chia cho đến khi nào thấy vấn đề đặt ra đã phù hợp, thì chọn vấn đề đó làm đề tài. Mô hình (1) có thể diễn đạt như sau: Thí dụ: A là vấn đề “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh THPT”. Đây là một vấn đề luôn luôn mang tính thời sự của giáo dục, nhưng nội dung rất rộng và đã có nhiều tài liệu, sách vở, nhiều nhà nghiên cứu KHGD đề cập. Các giáo viên cũng đều đã được học trong nhà trường sư phạm, hoặc có thể tìm đọc ở các sách tham khảo. Nội dung trên là cả một công trình nghiên cứu KHGD lớn, đòi hỏi nhiều điều kiện, vượt quá khả năng của một, hoặc một số giáo viên. Vì vậy chúng ta cần chia tiếp vấn đề trên, thành các nhánh nhỏ hơn trên sơ đồ, có nội dung hẹp dần từng mức. Chẳng hạn các nhánh Ah 1 , Ah 2 , Ah n , sẽ biểu đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học phổ thông ở trên lớp, ở nhà, trong giờ nội khoá hay ngoại khoá ”. Vấn đề mới vẫn đang còn quá rộng, nên chúng ta lại “chẻ ” nhỏ thành các nhánh Ah 1 I 1 , Ah 2 I 2 Ah n I n . Vấn đề bây giờ sẽ là: “Phát huy tính tích cực học tập trên lớp (hoặc ở nhà, nội khoá hay ngoại khoá ), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12” Trong thực tế, vấn đề vừa được giới hạn vẫn còn rộng, chưa thích hợp đối với giáo viên, nên chúng ta lại phân thành những nhánh nhỏ: Ah 1 I 2 M 1 , Ah 1 I 2 M 2 Ah 1 I 2 M n . Ký hiệu này đã diễn đạt thành vấn đề: “Phát huy tính tích cực học tập của học sinh phổ thông ở trên lớp, (ở nhà, trong giờ nội khoá hay ngoại khoá ), của học sinh lớp 10, lớp 11, hay lớp 12 về bộ môn Toán, Văn (hay Sử, Địa, Lí, Hoá ). Đến đây, vấn đề A đã được giới hạn thành nhiều vấn đề nhỏ. Giáo viên có thể chọn một trong rất nhiều vấn đề nhỏ trên một đề tài nghiên cứu KHGD, hoặc SKKN của mình. Giáo viên cần sắp xếp, chọn lọc các từ ngữ sao cho chính xác, gọn ghẽ, chặt chẽ, để đặt tên cho đề tài. Nhưng có giáo viên thấy các nhánh sơ đồ trên biểu diễn các vấn đề còn quá rộng, chưa phù hợp với khả năng, trình độ, thời gian, phương tiện hoặc phạm vi công tác của minh, thì họ có thể tiếp tục phân thành các nhánh nhỏ hơn. Chẳng hạn I 1 , I 2 I n , nghĩa là đi vào từng chương, từng bài hoặc từng lớp học cụ thể, phân thành nhánh nhỏ m ’ 1 , m ’ 2 m ’ n có thời hạn hẹp Cuối cùng sơ đồ đã phân ra rất nhiều nhánh. Cuối cùng là một vấn đề đã được giới hạn khá hẹp và cụ thể, giáo viên có thể chọn lấy một trong số các vấn đề đó cho thật phù hợp làm đề tài SKKN hoặc NCKHGD. Kiểu sơ đồ trên hoặc bất cứ kiểu sơ đồ nào khác, cũng cần phải tuân thủ nguyên tắc thiết lập sau: tất cả các nhánh, các bậc đều phải xoay quanh nội dung vấn đề chung đầu tiên nêu ra, không được để nội dung các vấn đề ở các nhánh nhỏ, bậc dưới, mâu thuẫn với nội dung của nhánh trên, bậc trên. Đồng thời sơ đồ phải đảm bảo chặt chẽ tính lôgíc và tính hệ thống của nó. Vậy là, sau khi đã có nhu cầu viết SKKN về một vấn đề nào đó, giáo viên nên sử dụng cách lập sơ đồ hình tháp trên, để chọn đề tài cho phù hợp. Tránh tình trạng đề tài quá rộng, vượt khả năng của mình, nên diễn đạt lúng túng, nội dung chung chung, mơ hồ, mà các Hội đồng KHGD thường gặp khi xét duyệt, xếp loại. 2- Cách trình bày. * Phần hình thức. Một bản SKKNGD, tuy không phải tuân thủ một thể thức khắt khe như công trình NCKHGD, song cũng phải thực hiện theo qui trình nhất định, thì mới thể hiện được giá trị khoa học và thực tiễn của nó, nhằm phân biệt với bản tường trình, kê khai thành tích. Đồng thời cũng thể hiện được mức độ đầu tư mặt sáng tạo của tác giả, giúp các Hội đồng KHGD đánh giá, xếp loại đúng đắng, chính xác. Bản SKKN viết dài hay ngắn là tuỳ vấn đề khả năng của tác giả. Nhưng thường gồm một số trang viết tay, đánh máy hoặc vi tính có đánh số từ trang đầu đến trang cuối, sử dụng giấy cỡ A4 (210 x 297mm), co chữ Vn.Time 13 hoặc 14, dãn dòng ở chế độ 1,5 Line, lề trên trừ 3,5cm, lề dưới 3,0cm, lề trái 3,5cm, lề phải 2,0cm. SKKN có 2 bìa, bìa chính và bìa phụ. Bìa chình bằng giấy cứng. Ở phía trên cùng của trang bìa, phải ghi: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH Ở giữa bìa ghi: Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn A Tổ bộ môn: Trường: Tên đề tài: (viết bằng chữ hoa) Dưới cùng: ghi năm học thực hiện. Mặt trong của trang bìa ghi đề cương của đề tài SKKN, gồm mấy phần sau, mỗi mục cần ghi số trang (từ trang mấy đến trang mấy), để người đọc dễ tìm. * Đề cương của một bản SKKN: - Thứ nhất là ý nghĩa đề tài SKKN: + Ý nghĩa thực tiễn. + Ý nghĩa kinh tế, xã hội (nếu có). - Thứ hai là thực trạng đối tượng học sinh thời điểm ban đầu (là những mặt, những vấn đề tồn tại mà đề tài sẽ giải quyết). - Thứ ba là những điều kiện cụ thể khi thực hiện đề tài. + Nhiệm vụ giáo viên được giao. + Tình hình địa phương, trường, lớp - Thứ tư là nội dung. Cần ghi rõ thứ tự 1,2, 3 tên các biện pháp giáo dục (hay tác động sư phạm) để biến đổi thực trạng ban đầu, theo hướng phát triển. - Phần thứ năm là những kết quả cụ thể qua quá trình thực nghiệm. - Phần cuối cùng là kết luận. Đề cương chỉ cần ghi thứ tự số trang các mục trên, chứ không giải thích, lập luận. * Gợi ý khi thực hiện nội dung đề tài: - Phân tích rõ ý nghĩa của đề tài: + Đề tài nhằm thực hiện nội dung nào của nhiệm vụ năm học, mục tiêu cấp học ? + Nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nào của chất lượng giáo dục của lớp, của trường, hay của địa phương ? + Thực hiện tốt đề tài này, hoặc SKKN nhằm mục đích đưa lại những hiệu quả thực tiễn nào về giáo dục hoặc về kinh tế, xã hội (nếu tác giả: có thể chỉ ra được). - Điều kiện thực hiện đề tài: +Nêu những đặc điểm, khả năng, thuận lợi, khó khăn khi thực hiện đề tài (của bản thân tác giả, của đối tượng học sinh, của địa phương, trường lớp). Một đề tài SKKN cần nêu phần này, nhằm giúp các HĐKH khi đánh giá, xếp loại thấy rõ hơn mức giá trị của nó, trong điều kiện thực tế cụ thể như thế nào. Đồng thời, cần thiết hơn, là khi người khác học tập, vận dụng, cũng phải tính đến những điều kiện thực tế đó, thì mới hy vọng đạt được kết quả. Lâu nay có một số SKKN tốt của cá nhân, đơn vị giáo dục này, nhưng khi học tập, áp dụng đơn vị, cá nhân khác lại không thu được kết quả. Có nhiều nguyên nhân chi phối, trong đó có nguyên nhân SKKN đó được hình thành trong điều kiện nào đó, mà khi vận dụng, người khác lại không có. - Thực trạng ban đầu của đối tượng: Sở dĩ trong các bản SKKN cần phải có phần này là giúp tác giả xác định thật rõ những điểm yếu kém, những tồn tại cụ thể của học sinh, để đề ra những giải pháp được “Trúng đích”. Đồng thời để sử dụng nó làm đối chứng, so sáng với kết quả đạt được cuối cùng, nhằm khẳng định hiệu quả giáo dục của SKKN. Muốn mô tả thực trạng ban đầu một cách khoa học, tác giả cần thực hiện mấy việc sau: - Lập các tiêu chí cụ thể của vấn đề, mà đề tài đặt ra để giải quyết. Thí dụ đề tài: “Tạo hứng thú học toán cho học sinh lớp 10 Trong các giờ giảng trên lớp”. Trước hết tác giả cần nêu rõ tiêu chí của hứng thú học tập môn toán ở trên lớp ?”. Chẳng hạn: Học sinh đi học đầy đủ, hào hứng phát biểu xây dựng bài, tập trung chú ý cao, học bài làm bài đạt kết quả tốt, thích tham gia các buổi ngoại khoá về môn toán Tiêu chí được tác giả xác định càng đầy đủ, chính xác và cụ thể bao nhiêu, thì lựa chọn được các biện pháp giải quyết càng xác đáng, “Trúng đích” bấy nhiêu. Hiệu quả cuối cùng mà bản SKKN trình bày cũng tăng thêm độ tin cậy và sức thuyết phục hơn. - Tác giả cần điều tra cơ bản ban đầu, để có số liệu chính xác về các tiêu chí đã xác định. Chẳng hạn ở đề tài trên, tác giả phải chỉ ra được một cách định lượng trong các giờ học toán trên lớp trung bình có bao nhiêu học sinh vắng mặt, ngủ gật, không chú ý hoặc giả vờ chú ý, không chuẩn bị bài ở nhà, điểm số (kiểm tra chất lượng, học bài ) bao nhiêu - Những biện pháp giáo dục (hoặc tác động sư phạm). Đây là phần chủ yếu, có số trang nhiều nhất của một bản SKKNGD. Cụ thể là: - Ghi rõ từng biện pháp. Thường thường là một hệ thống nhiều biện pháp, tác giả đã tìm tòi, suy nghĩ để sử dụng nó như là các tác động sư phạm, nhằm biến đổi từng mặt của đối tượng (hay từng tiêu chí) theo chiều hướng phát triển. - Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của từng biện pháp. Tác giả nên chứng minh biện pháp giáo dục được sử dụng và dựa trên cơ sở lý luận, đã được các nhà khoa học nghiên cứu, công bố trên các tác phẩm nào mà tác giả đã đọc, đã học được trong trường sư phạm, hoặc ghi chép được trong các lớp bồi dưỡng chuyên đề ? Tác giả cũng cần chỉ ra biện pháp giáo dục đó đã xuất phát từ thực tế nào của đối tượng, đặc điểm tâm lý, sinh lý, hoàn cảnh sinh sống, học tập của học sinh Khi trích dẫn sách, vở, tài liệu, ý kiến của người khác (có hể ghi đại ý hoặc nguyên văn), cần phải có chú thích rõ ràng trong ngoặc đơn bên cạnh, hay ghi xuống phía dưới cùng của trang giấy, phía sau của bản SKKN, theo thể thức; Họ và tên các giả, tên tác phẩm, cơ quan xuất bản, năm xuất bản và số trang. Nêu ý kiến, kinh nghiệm người khác chưa in thành sách, thì ghi thu thập ở đâu, ai cung cấp Phân tích cơ sở lý luận và nhất là cơ sở thực tiễn từng biện pháp của một bản SKKN là một nội dung hết sức quan trọng, thể hiện trình độ sư phạm, khả năng tìm tòi, sáng tạo, chứ không làm một cách hú hoạ, mò mẫm, được chăng hay chớ của tác giả. Đây là phần nội dung, được các Hội đồng KHGD xem xét để đánh giá, xếp loại chất lượng của từng bản SKKN. Sau đây là một thí dụ minh hoạ. Trong bài: “Nâng cao chất lượng giờ học ở nhà của học sinh phổ thông”, tác giả bài viết đề xuất nhiều biện pháp trong đó có biện pháp: “Phụ huynh không nên làm ồn, sai vặt, tắt đèn khi con cái đang học”. Đây là một kinh nghiệm đã được nhiều giáo viên đề cập đến, song chỉ mới dừng lại ở mức cảm tính, trực giác. Tác giả đã biết nâng lên thành một tác động sư phạm, có tính khoa học, bằng cách thực hiện các yêu cầu đã nêu trong mục (b4) ở trên. Trước hết tác giả xác định tiêu chí “Chất lượng học tập là sự tập trung chú ý, khả năng tư duy, mức độ ghi nhớ của học sinh. Nếu các yếu tố trên giảm sút, thì chất lượng học tập cũng sẽ không đạt kết quả “. Để phân tích cơ sở khoa học của biện pháp giáo dục trên, ngoài việc dẫn một số lý luận đã được các sách tâm lý học, giáo dục học đề cập, mà hầu hết giáo viên đều đã được học trong nhà trường sư phạm, tác giả còn sử dụng một số trắc nghiệm đơn giản sau: chia học sinh ra làm 2 nhóm A và B cân bằng nhau (cùng số lượng, cùng trình độ, số nam nữ bằng nhau, thời điểm giống nhau ). Tác giả cho nhóm A học thuộc một đoạn văn mới (các em chưa được đọc), gồm 100 từ. Sau thời gian “t” yêu cầu học sinh ghi lại; ở nhóm B tác giả cũng tiến hành như trên, nhưng khi các em đang học, thì tác giả nói chuyện to (làm ồn), bảo các em làm việc khác (sai vặt) và thỉnh thoảng lại tắt đèn. Số thời gian nhóm B bị phân tán trong học tập là “t”. Kết quả trong “t” giờ, nhóm A nhớ được 48%. Còn nhớm B trong t + t ’ giờ (tác giả bù thêm số thời gian bị phân tán), các em cũng chỉ nhớ được 40,8% (đây là ví dụ). Tiếp theo tác giả cho cả hai nhóm làm một bài toán giống nhau. Nhóm A được yên tĩnh, còn nhóm B bị cản trở như trên và cũng được cộng thêm số thời gian bị cản. Kết quả tư duy của các em như sau (đây là ví dụ): Nhóm Sai các phép tính Sai bảng nhân Sai lời giải Thiếu lời giải không biết cách làm Thiếu thời gian A 8,2% 0% 24,6% 15,1% 12,3% 0% B 83,1% 20,5% 28,7% 24,6% 45% 16,4% Như vậy, nếu giáo viên biết viện dẫn một số lý luận KHGD, sử dụng một vài phương pháp nghiên cứu đơn giản, để chỉ ra cơ sở khoa học và thực tế của những biện pháp mình sử dụng, thì sẽ nâng cao hơn giá trị bản SKKN. Cần lưu ý rằng không phải biện pháp nào cũng đều hoàn toàn mới mẻ, do tác giả đề xuất lần đầu, mà thường đã được giáo viên khác, tác giả khác nói tới. Song nhờ việc phân tích cơ sở thực tiễn của biện pháp, căn cứ vào đặc điểm cụ thể nào (của đối tượng của hoàn cảnh ), để sử dụng biện pháp đó mà thể hiện được sự sáng tạo của tác giả. - Tuỳ theo tình hình thực tế, người viết có thể dẫn ra kết quả một hoặc nhiều mặt, do từng biện pháp giáo dục đem lại. Để làm được việc này, tác giả thường phải sử dụng ở một mức độ nhất định các phương pháp nghiên cứu KHGD như: Trò chuyện với đối tượng, đồng nghiệp, quan sát, phỏng vấn bằng phiếu, làm các trắc nghiệm đơn giản (ra các câu hỏi, bài tập, rồi đánh giá, chấm điểm, so sánh ). - Kết quả cuối cùng: - Là kết quả tổng hợp tác giả thu được nhờ hệ thống những biện pháp giáo dục đã sử dụng. Kết quả này được trình bày bằng các số liệu thật cụ thể, chính xác. Có thể là con số, phần trăm, những lời đánh giá, nhận xét của học sinh, đồng nghiệp phụ huynh, các cấp chỉ đạo Kết quả thường được thể hiện bằng các bảng thống kê, hình vẽ, đồ thị, các câu trích dẫn - So sánh, phân tích kết quả đạt được cuối cùng cới thực trang ban đầu. Khoảng chênh lệch giữa chúng theo chiều hướng phát triển càng lớn, thì chứng tỏ hệ thống các biện pháp giáo dục có hiệu quả càng cao và bản SKKN thực sự có giá trị. - Kết luận: - Tác giả trình bày đề tài đã đạt được những yêu cầu nào, giúp ích gì cho chất lượng giáo dục, sự phát triển của học sinh và việc thực hiện nhiệm vụ được giao. - Trong quá trình tiến hành các biện pháp giáo dục, có những thuận lợi, khó khăn nào, chi phối kết quả của đề tài. - So với yêu cầu, đề tài còn có mặt nào, điểm nào chưa thực hiện được, hoặc thực hiện chưa tốt. - Đề xuất phương hướng cần được nghiên cứu tiếp vận dụng thử trong thời gian tới, để hoàn chỉnh đề tài (nếu thấy cần thiết). Ban chuyên môn MỘT CÁCH HIỂU VỀ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đây là vấn đề tuy đơn giản, nhưng để phân biệt rõ ràng trong khuôn khổ một bài báo thì không dễ chút nào bởi cách hiểu và lí giải các khái niệm trên không phải luôn luôn tương đồng. Người viết bài này hi vọng sẽ góp thêm tiếng nói của mình vào chủ đề rất "rộng" và "mở" mang tính khoa học đang được giáo giới Hà Nội quan tâm. Viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) là viết lại một cách rõ ràng, hệ thống những kinh nghiệm của bản thân đối với công việc mình đảm trách đã mang lại hiệu quả thiết thực, mà nếu người khác không có kinh nghiệm thì không thể đạt được kết quả, hiệu quả công việc như mong muốn. Cho nên, khi viết SKKN, người viết cần nêu, giải quyết từng vấn đề bằng phương pháp, biện pháp thực hiện cụ thể, biết cách đối chiếu so sánh thông qua các số liệu để nêu bật tác dụng của cách làm do kinh nghiệm của bản thân người thực hiện đem lại. Sau khi đã đặt vấn đề, giải quyết vấn đề một cách rõ ràng, người viết phải biết kết luận vấn đề để từ đó nêu khuyến nghị, đề xuất ý kiến… nhằm thỏa mãn những ý tưởng, cách tiếp cận, phát triển và kết luận của SKKN. Tuy nhiên, đối với SKKN, không nhất thiết phải có một số mục như: Lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học (cơ sở lí luận và cơ sở thực tế), tài liệu tham khảo, phụ lục… vì đó là những nội dung, mục… không thể thiếu được của nghiên cứu khoa học (NCKH) mà chúng tôi sẽ trình bày dưới đây. Khác với viết SKKN, làm NCKH là thực hiện một đề tài không còn đơn thuần mang tính chủ quan, cá nhân nữa, mặc dù có thể chỉ một người chủ trì. Vì vậy, đã gọi là đề tài NCKH, ngoài những tiêu chí mang tính nội dung và hình thức, bao giờ cũng phải có cơ sở khoa học - một trong những nội dung cần thiết để tạo nên sự phân biệt cơ bản giữa công trình NCKH và SKKN. Theo Vũ Cao Đàm thì “NCKH là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới, hoặc là sáng tạo phương pháp mới và phương tiện kĩ thuật mới để cải tạo thế giới”. Theo đó, nếu nhìn nhận một cách tổng quát thì NCKH có thể được chia thành 3 loại hình sau: -Phát hiện hoặc phát minh cái mới. -Ứng dụng cái mới vào thực tiễn. -Nhận thức lại, tổng hợp, phân tích những nội dung đã nêu nhưng có bổ sung những điểm mới. Thực tế NCKH của chúng ta hiện nay có lẽ chỉ dừng lại ở mảng ứng dụng và nhận thức lại, sắp xếp thành từng nội dung theo mục đích nghiên cứu trong quá trình làm NCKH. Điều cần thiết và quan trọng là người làm NCKH phải tuân thủ những nội dung, quy định, yêu cầu và quy trình một cách nghiêm túc. Chẳng hạn, cần phải có nhận thức đúng đắn rằng sau mỗi công trình, đề tài NCKH là đóng góp của tác giả, đóng góp thiết thực, cụ thể, dù là rất nhỏ. Để thực hiện được điều đó, mỗi đề tài NCKH cần hội đủ các yếu tố cơ bản sau: Lí do, mục tiêu nghiên cứu, nội dung nghiên cứu (là cái gì?), Lịch sử vấn đề (vấn đề này đã có tác giả nào nghiên cứu và nghiên cứu đến đâu), Cơ sở khoa học (cả lí thuyết và thực tiễn), Phương pháp nghiên cứu, Phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa (lí luận và thực tiễn), Dự kiến những đóng góp của đề tài, Kết luận khoa học, Tài liệu tham khảo (được sắp xếp theo trình tự hoặc hệ thống nhất định, không sắp xếp tùy tiện, phi hệ thống - điều này cũng thể hiện tính khoa học trong NCKH), Phụ lục. Điều quan trọng nữa là người làm nghiên cứu khoa học phải phân biệt rõ ràng phần phụ văn và phần chính văn; kiểu kết luận của văn bản khoa học và kiểu kết luận của văn bản nghệ thuật hoặc hành chính sự nghiệp. Đây là điều không hề đơn giản nhưng không phải không làm được. Quan điểm của chúng tôi là không cần quá chuẩn mực (thực sự rất khó xác định chuẩn lí tưởng trong NCKH mang tính đại cương), quá bác học đến mức đọc xong không ai có thể hiểu nổi, quá dông dài dễ sa đà vào giải thích thuật ngữ, khái niệm… mà sáo rỗng, không có đóng góp gì. Như vậy, SKKN và NCKH có những điểm tương đồng vì đều mang tính cấu trúc và nội dung được thể hiện bằng văn phong nên lập luận phải chặt chẽ, lô gíc, mạch lạc, hệ thống… cho dù mức độ cao, thấp có thể khác nhau. Tuy nhiên, theo quan niệm của chúng tôi, giữa SKKN và NCKH có một số điểm khác nhau cơ bản như sau: SKKN NCKH - Thiên về miêu tả nội dung công việc dựa theo kinh nghiệm cá nhân, theo cách nhìn chủ quan của người thể hiện nhiều hơn. - Không nhất thiết phải có những mục như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục. - Qua thực tiễn, bằng trải nghiệm bản thân, người viết đúc kết kinh nghiệm nhằm giúp mọi người áp dụng dễ dàng để mang lại hiệu quả tốt hơn. - Nghiên cứu vấn đề không những chỉ dựa vào kinh nghiệm của bản thân mà còn phải dựa vào thực tế khách quan để điều chỉnh cho phù hợp. Vì vậy, NCKH phải mang tính khách quan, không phụ thuộc vào bản thân người nghiên cứu. - NCKH nhất thiết phải có những mục như lịch sử vấn đề, cơ sở khoa học, tài liệu tham khảo, phụ lục. - Bằng nhận thức của bản thân, tác giả có thể làm mới một vấn đề dựa trên những cơ sở khoa học (lí luận và thực tiễn) và được thực hiện bằng (những) phương pháp khoa học. TS. Nguyễn Huy Kỷ Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội HƯỚNG DẪN VIẾT ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN NGÀNH: TÊN ĐỀ TÀI: Tên người thực hiện: TP. HỒ CHÍ MINH, ngày 25 tháng 11 năm 2008 ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc oOo NHIỆM VỤ LUẬN VĂN CAO HỌC Họ và tên : Phái : Ngày, tháng, năm sinh : Nơi sinh: Chuyên ngành : Khóa : I. TÊN ĐỀ TÀI : II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: * Nhiệm vụ: * Nội dung : - III. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : Ngày 25 tháng 11 năm 2008 PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG CHUYÊN MÔN CHỦ NHIỆM NGÀNH MỤC LỤC I. ĐẶT VẤN ĐỀ – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI II. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU III. GIỚI HẠN PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU IV. Ý NGHĨA KHOA HỌC – KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA LUẬN VĂN V. ĐỀ CƯƠNG DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN VI. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN LUẬN VĂN VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cách làm 1 đề tài nghiên cứu khoa học !!! PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI Phần I: YÊU CẦU CỦA TIỂU LUẬN - Làm tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập tại trường đại học. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các yêu cầu đó, bao gồm : Yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phương pháp. I.1: Yêu cầu về nội dung - Tiểu luận là một bài tập nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải có liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ chỉ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn. I.2: Yêu cầu về hình thức - Tiểu luận cần được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính: + Tiểu luận được làm trên khổ giấy A4. + In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, nên in 1 mặt. + Số dòng in trong một trang là 26-27 dòng (dãn cách dòng 1,5 lines). + Không nên lạm dụng các tính năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên môn, đặc biệt, không được mắc các lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành xong về nội dung, trước khi in, cần phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in. - Về hình thức, tiểu luận bao gồm các thành phần chính sau: + Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường và khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học. Trang bìa có thể đóng khung cho đẹp. + Trang bìa: Là bản chụp của bìa, in trên giấy bình thường. + Lời cảm ơn (nếu cần) + Mục lục + Phần nội dung chính: Đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận. Phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở mục sau (xem mục II.3). + Danh mục tài liệu tham khảo + Phụ lục (nếu cần) I.3: Yêu cầu về phương pháp - Viết tiểu luận là tập nghiên cứu khoa học, tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó phương pháp sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản. Phần II: CÁC BƯỚC THỰC HIỆN TIỂU LUẬN - Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn, định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian [...]... tiểu luận Người thực hiện tiểu luận cần phải tiến hành: + Nghiên cứu + Làm thí nghiệm + Thực nghiệm + Điều tra + Phỏng vấn, tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích dữ liệu, suy nghĩ và đưa ra những nhận xét, đánh giá, cho từng mục trong tiểu luận Sau đó viết những kết quả nghiên cứu của mình vào tiểu luận - Trước hết nên viết dưới dạng bản thảo tất cả những thông tin, những kết quả có được, những ý... hoặc trên Internet - Các kết quả có được từ các thí nghiệm, thực nghiệm, thực địa, thực tập, điều tra, v.v - Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp thứ tự theo tên tác giả hoặc tên tài liệu II.3: Lập đề cương - Đề cương là cái khung của tiểu luận Đề cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra Ở bước... cho phù hợp với quá trình và kết quả nghiên cứu, đồng thời khiến các phần được liên kết với nhau một cách mạch lạc, rõ ràng Lược bỏ những phần, những ý chưa thật chắc chắn hoặc quá lan man + Sửa chữa lỗi chính tả, câu văn và ý tứ sao cho tiểu luận được trình bày một cách chính xác, dễ hiểu và trong sáng + Chỉnh sửa nội dung và hình thức các bảng, biểu, hình ảnh Nhập Danh mục tài liệu tham khảo + Điều... sửa chữa, sàng lọc, sắp xếp, hoàn chỉnh lại II.5: Hoàn thiện tiểu luận - Sau khi đã viết được hầu hết nội dung tiểu luận, cần phải đọc lại và hoàn thiện tiểu luận Chính trong phần này, việc soạn thảo tiểu luận bằng máy tính sẽ phát huy tác dụng rất tốt Với máy tính, ta có thể thêm, bớt, xóa, sửa văn bản tiểu luận một cách hết sức tự do, có thể chèn các hình ảnh, biểu bảng, sơ đồ, công thức, rất tiện... cương là các nét chính về phương cách giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì Tất nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi - Nói chung, nội dung tiểu luận gồm các phần chính sau: - Phần mở đầu : Trong phần này cần nêu rõ nội dung đề tài nghiên cứu,... thuộc chuyên môn ngành học Mỗi phần nhỏ có thể gồm nhiều mục, thể hiện quá trình giải quyết vấn đề nêu trong đề tài, các kết quả trong quá trình nghiên cứu, các nhận định, đánh giá Phần này có thể được viết nhiều lần, sửa chữa, bổ sung trong suốt quá trình nghiên cứu Đây là phần chủ yếu thể hiện công sức và trình độ nghiên cứu của người thực hiện tiểu luận - Phần kết luận : Trong phần này cần tóm tắt . CÁCH VIẾT SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM Thông thường sáng kiến, kinh nghiệm (SK,KN) trong các hoạt động ở nhà trường là một trong những. vào cuối năm học, các cán bộ, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm để tổng kết và đúc rút kinh nghiệm, tuy nhiên cách viết đề tài là khác nhau. Để việc viết SK,KN theo thể thức thống nhất và đáp. chắp nhặt tài liệu, kinh nghiệm của người khác, chứ không phải kinh nghiệm của chính tác giả. Một đề tài vượt quá khả năng người viết về trình độ hiểu biết, về thời gian, kinh phí và nhất là

Ngày đăng: 16/04/2014, 14:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan