MỤC LỤC Ngân Hàng TMCP Á Châu – Quản trị rủi ro tín dụng Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa Hà Nội – Quản trị rủi ro tín dụng MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 3 6CHƯƠNG I 6GIỚI[.]
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I 6
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI 6
1 Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 6
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 6
1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập 7
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong sơ đồ 8
1.4 Các hoạt động chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 10
2 Kết quả hoạt động kinh doanh 10
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam 10
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 12
2.3 Một số kết quả nổi bật khác của NHNo&PTNT VN 13
CHƯƠNG II 15
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA 15
1 Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa 15
1.1 Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa 15
1.2 Đặc điểm khách hàng 22
2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNN và NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa 24
2.1 Nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 24
2.2 Nhận định rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 25
2.3 Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 27
Trang 22.4 Các giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Đống Đa 30 2.5 Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa 37 CHƯƠNG III 50 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO&PTNT CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA- HÀ NỘI 50
1 Định hướng, mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa trong tương lai 50 1.1 Định hướng phát triển kinh doanh trong tương lai 50 1.2 Mục tiêu kinh doanh cụ thể năm 2015 51
2 Một số giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Đống Đa 52 KẾT LUẬN 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nước, Ngân hàng đóng một vaitrò rất quan trọng Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tếchỉ có thể phát triển nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệuquả, không thể tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàngyếu kém và lạc hậu Vì vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạtđộng có hiệu quả trong điều hòa lưu thông tiền tệ
Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt độngtín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huyđộng vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phầnkinh tế phát triển ổn định và ngược lại
Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lốiphát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước, đã tạo tiền đềcho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế Thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thíchnghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọngkhông thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế
Trong những năm qua hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biếntích cực Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránhkhỏi đối với các thành phần kinh tế Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trungthực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay dosuy thoái kinh tế đều có thể biến một khoản vay chất lượng thành một khoản nợkhó đòi Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gâynên cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động, cũng như tạo điềukiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng có hành vi chiếmđoạt tài sản của nhà nước Đây là mối đe dọa mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phảiđương đầu
Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của việc điều hành, quản lý các Ngânhàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng
Trang 4ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và hợp tác
xã, hộ gia đình, cá nhân nói riêng
Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề nêu trên, sau một thời giannghiên cứu và tìm hiểu em xin được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to
tín dụng qua đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa Hà Nội - Thực trạng và Giải pháp”.
Trang 5BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA CHƯƠNG:
Chương1 : Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa - Hà Nội.
Chương 2: Trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa - Hà Nội.
Chương 3: Trình bày những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa - Hà Nội.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Ngô Thị Việt Nga - Giảng viêntrường Đại học Kinh tế Quốc Dân, cùng các cô chú, anh chị tại Ngân hàng nôngnghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Đống Đa - Hà Nội đã tận tìnhgiúp đỡ em hoàn thành tiểu luận này
Em xin chân thành cảm ơn !
Trang 6CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TẠI NHNo&PTNT CHI
NHÁNH ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI
1 Khái quát về NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Đại hội đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI vào tháng 12 năm 1986 đã đề rađường lối đổi mới, nền kinh tế được chuyển từ cơ chế bao cấp tập trung sang cơ chếthị trường định hướng XHCN Hệ thống Ngân hàng từ đó được coi là khâu thenchốt trong quá trình đổi mới, vì Ngân hàng được xem là cốt lõi phản ảnh sức khỏecủa nền kinh tế
Năm 1988: Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã được thành lậptheo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chínhphủ) về việc hình thành các ngân hàng chuyên doanh, trong đó Ngân hàng Phát triểnNông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn
Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành trên cơ sởtiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nước: tất cả các Chi nhánh của Ngân hàng Nhà nướchuyện, phòng tín dụng nông nghiệp, quỹ tiết kiệm của các Chi nhánh Ngân hàngNhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Namđược hình thành trên cơ sở được tiếp nhận Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàngĐầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị khác Khi được thành lập thìNgân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đã gặp vô vàn khó khăn hơn các Ngânhàng thương mại khác
Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ)
đã ký Quyết định số 400/CT về việc thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Namthay thế cho Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệpViệt Nam là một Ngân hàng thương mại(NHTM) đa năng, hoạt động chủ yếu trênlĩnh vực nông ,lâm, ngư, diêm nghiệp, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập
và tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước pháp luật
Trang 7Tháng 8/1990 Ban Lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam
đã phê duyệt và lựa chọn mẫu biểu trưng lôgô có 9 hạt lúa vàng uốn cong theo hìnhđất nước chữ S dựa trên nền khung vuông hai màu xanh lá cây và màu nâu đất gồm
có dòng chữ viền 2 cạnh: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam Nghị quyết kỳ họpthứ XXIV của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt Nam đã công bố chính thức
về việc lựa chọn lôgô kể trên là biểu trưng của NHNo&PTNT Việt Nam trong nước
và quốc tế
Ngày 22/12/1992 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã có Quyết định số 603/NH-QĐ, về việc thành lập các Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại các tỉnh,thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam gồm 3 Sở giao dịch (SGD Itại Hà nội, SGD II tại Văn phòng đại diện ở khu vực miền Nam, SGD III tại Vănphòng miền Trung) và 43 Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tại tỉnh, thành phố
Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa là Chi nhánh cấp hai củaNHNo&PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triểnkinh tế trên địa bàn quận và góp phần mở rộng quy mô hoạt động của NH Thànhphố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng Từ ngày 01/04/2008 chi nhánh ngânhàng chuyển sang mô hình NH cấp một trực thuộc NHNN&PTNT VN, đặt tại số
211 Phố Xã Đàn, Phường Nam Đồng, Quận Đống Đa, TP Hà Nội
1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của đơn vị thực tập
Phòng
Kế toán
- Ngân quỹ
Phòng Giao dịch
PhòngKiểm tra,kiểm soátnội bộ Phó giám đốc Phó giám đốc
Trang 8Cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa tổng số là 34CBCCVC, trong đó có: 01 Giám đốc và 03 Phó Giám đốc chiếm 9,1%, phòng kếhoạch kinh doanh: 10 đồng chí chiếm 30,3%, phòng kế toán ngân quỹ: 11 đồng chíchiếm 33,3%, phòng giao dịch: 9 đồng chí chiếm 27,3%.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong sơ đồ
Có thể thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy của Chi nhánh chỉ có 4 phòng chuyênmôn nghiệp vụ và các phòng giao dịch Việc sắp xếp cán bộ của Chi nhánh cơ bảnhợp lý tạo điều kiện cho cán bộ phát huy được năng lực chuyên môn và khả năngtiếp cận khách hàng
* Lãnh đạo: Giám đốc và Phó Giám đốc có chức năng, nhiệm vụ:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch và điều hành công việc hoạt động kinhdoanh của Chi nhánh theo sự chỉ đạo của NHNN.VN, của Cấp ủy chính quyền địaphương và của NHo&PTNT Việt Nam
- Kịp thời phổ biến và kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách, các Chỉ thịNghị định ,Thông tư hướng đẫn của ngành đến cán bộ công nhân viên Chi nhánh
- Bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ và chăm lo đời sống cho cán bộcông chức viên chức trong Chi nhánh
* Phòng Kinh doanh:
- Xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách và có kế hoạch từng bước
mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp, cá nhân, hộ sản xuất trên địa bàn
- Tiếp nhận, thẩm định và trực tiếp cho vay các dự án và chương trình vay vốncủa các doanh nghiệp theo các quy định của NHTW, cũng như của NH cấp trên
- Thường xuyên kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của các doanh nghiệpvay vốn, phân loại nợ…để tìm biện pháp đảm bảo thu hồi nợ đúng hạn
- Lập báo cáo theo định kỳ và theo yêu cầu của Lãnh đạo Chi nhánh
- Thực hiện các nghiệp vụ khác được Lãnh đạo Chi nhánh giao
* Phòng Kế toán - Ngân quỹ:
- Là đầu mối giao dịch với khách hàng về các dịch vụ thanh toán tiền, nhậnchi trả tiết kiệm, thu chi tiền mặt… bảo đảm an toàn, chứng từ nhanh chóng, kịpthời quản lý và lưu trữ hồ sơ chứng từ
Trang 9- Kiểm tra, kiểm soát, thực hiện chế độ chính sách và tuân thủ các nguyêntắc, chế độ thủ tục kế toán theo quy định của ngành và của Nhà nước.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ kho quỹ và theo quy định của ngành,nâng cao nghiệp vụ để phát hiện và thu giữ tiền giả, báo cáo Lãnh đạo bảo đảm antoàn kho quỹ
- Thực hiện sửa chữa, mua sắm tài sản cố định và các nhiệm vụ khác theo sựphân công của Lãnh đạo Chi nhánh
* Phòng Hành chính - Nhân sự:
- Xây dựng công tác hàng tháng, quý của Chi nhánh và có trách nhiệmthường xuyên đôn đốc việc thực hiện Chương trình đã được Giám đốc Chi nhánhphê duyệt Tư vấn pháp chế trong việc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kết hợpđồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động, hành chínhliên quan đến cán bộ , nhân viên và tài sản của ngân hàng
- Đầu mối quan hệ với các cơ quan tư pháp của địa phương Lưu trữ văn bảnpháp luật liên quan hoạt động tại chi nhánh, định chế của ngân hàng Phân tích đánhgiá văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động tại Chi nhánh
- Dự thảo đường lối làm việc tại đơn vị và mối quan hệ với tổ chức Đảng,Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc địa bàn Tham gia đề xuất mở rộng mạng lưới,chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lưới, hoàn tất hồ sơ, thủ tục liên quan phònggiao dịch chi nhánh
- Trực tiếp định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các phòngchuyên môn nghiệp vụ và các phòng giao dịch trong Chi nhánh.Thực hiện công tácthi đua, khen thưởng của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm trachuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao
- Tổ bảo vệ trực thuộc phòng Hành chính- Nhân sự: có nhiệm vụ bảo đảm antoàn tài sản tại Chi nhánh, đặc biệt là đảm bảo tuyệt đối an toàn kho quỹ
* Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ:
- Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình côngtác kiểm tra, kiểm soát của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa Tuân thủ tuyệt đối
sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam
Trang 10- Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu cho Giám đốc giải quyết đơn thưthuộc thẩm quyền Làm nhiệm vụ thường trực Ban chống tham nhũng, tham mưucho lãnh đạo trong hoạt động chống tham nhũng, tham ô, lãng phí, thực hành tiếtkiệm tại đơn vị mình.
- Phát hiện những vấn đề chưa đúng về pháp chế trong các văn bản do Giámđốc Chi nhánh ban hành, tham gia ý kiến, phối hợp với các phòng ban theo chứcnăng, nhiệm vụ của phòng
* Tám phòng giao dịch: Nằm ở các địa điểm khác nhau trong quận, có nhiệm
vụ chính làm đầu mối giao dịch với khác hàng, tạo điều kiện thuận lợi nhất chokhách hàng đến gửi tiền, mở tài khoản giao dịch
1.4 Các hoạt động chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Hoạt động của NHNo&PTNT Đống Đa cũng như nhiều các ngân hàng khácrất đa dạng, sau đây là các hoạt động chính của ngân hàng:
- Huy động tiền gửi và cho vay ngắn, trung và dài hạn với mọi thành phầnkinh tế và dân cư có đủ điều kiện vay vốn theo quy định bằng Việt Nam đồng vàngoại tệ
- Cho vay tài trợ hoạt động xuất nhập khẩu, phục vụ đời sống cán bộ côngnhân viên thuộc doanh nghiệp nhà nước
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, mở thư tín dụngL/C cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh và tái bảo lãnh trong vàngoài nước hoạt động tại Việt Nam
- Kinh doanh ngoại hối : Mua bán ngoại tệ các loại
- Kinh doanh chứng khoán và làm môi giới phát hành chứng khoán chokhách hàng
- Cho vay, cầm cố thế chấp các giấy tờ có giá
- Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại
2 Kết quả hoạt động kinh doanh 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam
Tình hình kinh tế trong năm 2014 đã có nhiều khởi sắc, nhưng chưa thực sựphục hồi Tăng trưởng tiếp tục tăng dần qua các quý, GDP cũng tăng cao hơn so với
Trang 11cùng kỳ năm trước Do vậy tăng trưởng cuối năm 2014 đạt 5,98% cao hơn so vớimức dự báo ban đầu của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (5,3%), Một số chỉ sốkinh tế vĩ mô chính có dấu hiệu khả quan hơn như sản xuất, xuất khẩu, lạm phát,vốn đầu tư FDI Thị trường tiền tệ - ngoại hối tiếp tục ổn định, không có nhiều biếnđộng trong năm Tình hình kinh tế tại Thủ Đô Hà Nội kinh tế tăng trưởng có dấuhiệu phục hồi, cho vay các ngành lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng quý saucao hơn quý trước Tuy nhiên trong điều kiện kinh tế có nhiều khó khăn hơn dự báođầu năm, tình hình nhập khẩu vật tư, nguyên liệu trang thiết bị giảm làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến sản xuất kinh doanh và xuất khẩu Lạm phát tuy được kiềm chế nhưngvẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng trở lại Thị trường bất động sản tuy có chuyển biếnsong còn chậm Từ những thuận lợi và khó khăn trên ảnh hưởng không nhỏ đến kếtquả hoạt động công tác ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam.
Bảng 1: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch
Chỉ tiêu
Kế hoạch năm 2014 (tỷ đồng)
Thực hiện năm
2014 (tỷ đồng)
% thực hiện so với kế hoạch
Năm 2013 ( tỷ đồng)
% Tăng giảm năm
2014 so năm 2013
(Nguồn: Báo cáo của NHNo&PTNT Việt Nam năm 2013-2014)
Qua bảng số liệu trên cho ta thấy:
* Về tăng trưởng quy mô của NHNo&PTNT Việt Nam: Tổng tài sản năm
2014 tăng 10,56% so với năm 2013; tổng dư nợ tín dụng năm 2014 mới đạt 99% so
Trang 12với kế hoạch, nhưng vẫn tăng trưởng 9,92% so với năm 2013; huy động tiền gửikhách hàng năm 2014 đạt 103,04% so với kế hoạch, tăng trưởng 10,94% so với năm2013.
*Về mặt lợi nhuận, NHNo&PTNT Việt Nam đã thực hiện vượt mức kế
hoạch với 3.338 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 101 tỷ đồng so với kế hoạch;
và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý Cụ thể, ROA NHNo&PTNT Việt Nam tiếptục đạt trên 0,33% và ROE đạt 31,8% Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngàymột đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2014 hoạt động tín dụng chiếm 20%,hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm37% trên tổng lợi nhuận trước thuế Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên,NHNo&PTNT Việt Nam tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước
Cụ thể, năm 2014 nộp ngân sách 835 tỷ đồng, cao hơn 49 tỷ đồng so với năm 2013
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Kể từ khi thành lập năm 2000 đến nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đađang dần phát triển và luôn giữ vững sự tăng trưởng ổn định Và điều này được thểhiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau:
Năm 2013
Năm 2014
( Nguồn: Báo cáo tài chính của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa)
Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh củaChi nhánh khá hiệu quả và đa số các chỉ tiêu năm sau đều tăng hơn năm trước,ngoại trừ năm 2014 dự nợ tín dụng giảm 6,31% so với năm 2013
Trang 13Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy độngđược nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình Trong tình hình cạnh tranh về lãisuất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu, ) như hiện naythì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấykhả năng huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa vẫn giữ tốc độ tăngdần qua các năm: cuối năm 2014 đạt 2.475 tỷ đồng, số tuyệt đối tăng 657 tỷ đồng(tăng 36,14%) so với năm 2011, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm
từ dân cư tăng đáng kể Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vàoNHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa ngày càng cao Nguyên nhân là do ngân hàng
đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạtcho từng địa bàn và tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo, maketing sảnphẩm; triển khai thực hiện các biện pháp huy động vốn tại Chi nhánh, thực hiệngiao kế hoạch đến từng phòng nghiệp vụ theo tháng quý năm Giao chỉ tiêu huyđộng vốn bình quân đến cán bộ, nhân viên theo thứ tự cấp bậc, tối thiểu bình quân 3
tỷ đồng tiết kiệm dân cư Thực hiện cơ chế khen thưởng huy động nguồn theo quyđịnh của NHNo&PTNT Việt Nam Thực hiện nghiêm túc trần lãi suất theo quyđịnh
Tuy nhiên công tác huy động nguồn vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống
Đa trên địa bàn còn một số tồn tại hạn chế: Nguồn vốn huy động từ dân cư chưa caovẫn còn tồn tại nguồn vốn huy động lãi suất cao
2.3 Một số kết quả nổi bật khác của NHNo&PTNT VN
Vai trò chủ lực:
- Giữ vai trò chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn, qua các thời kỳ pháttriển, NHNo&PTNT VN luôn thực hiện tốt đầu tư cho “tam nông” với dư nợ cholĩnh vực này luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế
- Trên 80% hộ nông dân khắp cả nước được tiếp cận vốn và các dịch vụ củaNHNo&PTNT VN, qua đó góp phần đưa kinh tế nông thôn phát triển, tạo ra hàngchục triệu việc làm, thêm nhiều ngành nghề mới, tăng thu nhập cho người dân
- Từ khi được triển khai đi vào cuộc sống, Nghị định 41 đã mở ra cơ hộithoát nghèo, làm giàu cho nhiều nông dân, là đòn bẩy hiệu quả trong phát triển nông
Trang 14nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới Điều quan trọng hơn là, việc thựchiện Nghị định 41 còn góp phần đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen” vốn hoành hành ởnhiều vùng quê trong suốt thời gian dài.
Những chương trình nhân văn:
- Trong thực hiện tín dụng chính sách, NHNo&PTNT triển khai các chươngtrình kinh tế, chương trình tín dụng của Chính phủ như: chương trình hỗ trợ đối vớilĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lương thực, cà phê; cho vay tạm trữ thu mua lươngthực theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định 373a/QĐ-TTg ngày 15/3/2014 củaThủ tướng Chính phủ ; chương trình cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch theoQuyết định số 63/2010/QĐ-TTg và Quyết định số 65/2010/QĐ-TTg của Chính phủ
- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, NHNo&PTNTbắt đầu triển khai cho vay thí điểm ở 11 xã thực hiện xây dựng nông thôn mới vào năm
2011 và từ tháng 4/2012 tiến hành cho vay trên diện rộng trong toàn quốc Đến31/12/2013, doanh số cho vay xây dựng nông thôn mới của NHNo&PTNT đạt 122.621
tỷ đồng, là tổ chức tín dụng dẫn đầu về cho vay chương trình này
- Đến 30/6/2014, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn củaNHNo&PTNT đạt 384.201 tỷ đồng, chiếm 71,6% tổng dư nợ cho vay Dư nợ cho vaycác chương trình đều tăng trưởng tốt; dư nợ cho vay hộ sản xuất và cá nhân tăng 2,6%
Trang 15CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM
1.1.1.Tình hình huy động vốn
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản của NHTM nhằm tạo lập và duy trìnguồn vốn kinh doanh cho ngân hàng Huy động vốn bao gồm các hình thức hoạtđộng khác nhau nhằm thu hút vốn từ các tổ chức, cá nhân, các thành phần kháctrong nền kinh tế để phục vụ cho mục đích kinh doanh
Huy động vốn (HĐV) là hoạt động nhằm tạo ra nguồn vốn cho ngân hàng,hình thành tài sản nợ cho ngân hàng Huy động vốn là hoạt động nền tảng cho sựhoạt động và phát triển của ngân hàng Ngân hàng có thể dùng nhiều hình thức huyđộng vốn khác nhau
Công tác huy động vốn được NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa mở rộngvới nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như: Huy động tiền gửi dân cư và tiềngửi các tổ chức với cơ cấu thời gian tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn, pháthành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi Các hình thức này có hiệu quả trong việc giatăng nguồn vốn, giảm tỷ trọng vốn do ngân sách nhà nước cấp trong tổng nguồnvốn của ngân hàng Năm 2011 tồng nguốn vốn huy động của NHNo&PTNT Chinhánh Đống Đa là 1.818 tỷ đồng và tăng dần trong các năm tiếp theo đến năm 2014tổng nguồn vốn huy động tăng 36,14% so với năm 2011 và đạt con số là 2.475 tỷđồng Từ năm 2011 đến năm 2014 có nhiều biến động với nền kinh tế nói chung vàvới ngành ngân hàng nói riêng nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân 4 năm vẫn đạt
Trang 1613,6%, kết quả thể hiện như sau:
Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2012
so với năm 2011 (%)
Giá trị
Năm
2013 so với năm 2012(%
)
Giá trị
Năm
2014 so với năm 2013(% )
I Theo TPKT: 1.81
8 2.16
2.19 2
2.47 5
1 Tiền gửi không kỳ
Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao, năm
2014 chiếm 72,24 %/tổng nguồn vốn và tăng trưởng đều qua các năm
Huy động vốn cơ cấu theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn hầu hết của các tổ chức kinh tế để phục vụ nhu cầuthanh toán vì vậy có tăng nhưng với lượng tăng không đáng kể, năm 2014 chỉ đạt
494 tỷ đồng, chiếm 19,96%/ tổng nguồn vốn
Trang 17- Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là do các bộ phận trong dân cư có nguồn tiềnnhàn rỗi muốn gửi tiền để hưởng lãi suất cao, chính vì vậy họ thường chọn nhữngloại tiền gửi có kỳ hạn Đó chính là lý do các ngân hàng thường cạnh tranh nhau vềmức lãi suất đối với loại tiền gửi này, thông qua đó huy động được mức vốn lớn,cần thiết cho các nhu cầu về tín dụng Kết quả 4 năm tại NHNo&PTNT Chi nhánhĐống đa loại tiền gửi có kỳ hạn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệtnăm 2014 đạt 1981 tỷ đồng, tăng 544 tỷ đồng (37,86%) so với năm 2011.
- Kết quả huy động vốn theo loại tiền như sau:
Bảng 4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền
Tỷ trọn
g (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọn g (%)
Trang 18được kết quả như trên NHNo&PTNT Đống Đa đã thực hiện đa dạng hoá các hìnhthức huy động vốn, đáp ứng nhiều sản phẩm dịch vụ cho khách hàng như: huy độngtiết kiệm bậc thang, tiệt kiệm khuyến mãi cho khách hàng có số dư tiền gửi lớn, tiếtkiệm dự thưởng.
Tóm lại: Công tác huy động vốn, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt giữa cácNgân hàng thương mại trong việc đưa ra các mức lãi suất hấp dẫn, nhưng vì thườngxuyên quan tâm chất lượng dịch vụ, kết hợp tốt chính sách khách hàng cho nên nguồnvốn huy động của Ngân hàng NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa luôn đạt ở mức cao.Nhờ lượng vốn huy động rất dồi dào, Ngân hàng sẽ lấy đó để làm cơ sở để thực hiệnviệc cho vay dễ dàng và thuận lợi hơn
Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn qua các năm
Vốn huy động/tổng tài sản 176,85% 125,58% 134,31% 135,32%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa)
Tuy năm 2014 là năm nhiều biến động: Ảnh hưởng của sự kiện Biển Đông,giá dầu song ngân hàng vẫn duy trì được tỷ lệ vốn huy động/tổng tài sản là135,32% so với năm 2011 thì tỷ lệ này giảm 41,53% Có thể thấy tốc độ tăng củatổng vốn huy động tăng nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản và tổng dư nợ cũngtăng cùng với tốc độ này do tỷ lệ tổng dư nợ/ tổng tài sản cũng không biến đổinhiều Tổng dư nợ tính trên vốn huy động trên 68,7%, còn lại số vốn huy động chưađược dùng để cho vay chỉ còn 31,3% Điều này cho thấy Chi nhánh thu được lợinhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
Trang 19Bảng 6: Tình hình cho khách hàng vay theo các thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa-HN)
Phân loại theo các thành phần kinh tế cho vay: Cho vay các doanh nghiệp,
hộ gia đình, cá nhân, Hợp tác xã, trong đó NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa chủyếu cho vay các doanh nghiệp , Công ty cổ phần và Công ty TNHH, cá nhân, kếtquả hoạt động qua các năm đều tăng trưởng Dư nợ năm 2014 cho thấy: cho vay caonhất là khách hàng doanh nghiệp và công ty chiếm tỷ lệ 87,25%, kế đến là kháchhàng cá nhân vay chiếm tỷ lệ 12,35% và phần còn lại là dư nợ cho vay hợp tác xã.Khách hàng của ngân hàng mở rộng và phát triển đến mọi thành phần kinh tế Vớichính sách hợp lý, Ngân hàng đã và đang xây dựng cho mình một đội ngũ kháchhàng đa dạng, đông đảo, vững mạnh và gắn bó với ngân hàng
Bảng 7: Cho vay theo ngành nghề kinh doanh
Đơn vị: Triệu đồng
2012
Năm 2013 Năm 2014
Công nghiệp chế biến, chế
Trang 20Vân tải kho bãi 19.279 9.450 25.689 12.451
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa)
Qua bảng trên ta thấy NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa - HN cho vay đa dạng
các ngành kinh doanh trong đó chủ yếu cho vay các ngành: Xây dựng, Sản xuất vàphân phối điện, Hoạt động xuất nhập khẩu, Hoạt động tiêu dùng và chi tiêu cá nhânbằng thẻ chiếm tỷ trọng cao và tăng trưởng trong 4 năm liền… cao hơn so vớinhững ngành nông nghiệp, lâm nghiệp
Bảng 8: Cho vay theo thời hạn của NHNo & PTNT Đống Đa
Trang 21Dư nợ dài hạn 251 -4,6% 260 +3,59% 261 +0,38%
(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Đống Đa
3 năm 2012, 2013, 2014)
Nếu phân tích theo thời hạn cho vay thì tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn
cao, năm 2013 chiếm 55% và đến năm 2014 chiếm 56% so với tổng dư nợ cho vay,trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng trung và dài hạn chỉ đạt 45% trong năm 2013
và đến năm 2014 đạt 44% Bởi vì về khía cạnh thời hạn thì những món vay có thờihạn càng dài thì càng ẩn chứa nhiều rủi ro Cho nên ngân hàng luôn có xu hướngdịch chuyển tăng tỷ trọng nợ vay ngắn hạn để thu hồi, quay vòng vốn nhanh đặcbiệt là trong điều kiện kinh tế phát triển nhanh, có nhiều biến động và cạnh tranhnhư hiện nay
Bảng 9: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
Chỉ
tiêu
Tổng dư nợ tín dụng
(tỷ đồng)
(USD)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Có thể theo dõi vào biểu đồ sau:
Biểu đồ 1 Cơ cấu dư nợ theo loại tiền
Trang 22Phân tích theo loại tiền tệ cho vay thì hình thức cho vay bằng đồng Việt
Nam chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay Năm 2013 chiếm 85,6%, và đếnnăm 2014 chiếm 91,4% tổng dư nợ cho vay Tỷ lệ giải ngân bằng ngoại tệ khôngđáng kể so với tổng dư nợ
Phần phân tích dư nợ tín dụng ở trên cho thấy sự tăng trưởng khá cao của chỉtiêu này trong thời gian qua Tuy nhiên, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay khônglại phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tín dụng, thể hiện tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánhqua các năm như sau:
Biểu đồ 2 Tỉ lệ nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh giảm dần từng năm, nguyên nhân là do Chinhánh đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo điều hành của NHNN Việt Nam về các giảipháp cho hoạt động tín dụng, chủ trương nâng cao chất lượng tín dụng Thực hiện
Trang 23phân loại khách hàng, cho vay có chọn lọc, nâng cao chất lượng thẩm định, công táckiểm soát sau cho vay Tập trung ưu tiên cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộsản xuất kinh doanh có hiệu quả, cá nhân vay tiêu dùng và các dự án có hiệu quảtrên địa bàn thành phố Tập trung nguồn lực cho công tác thu hồi nợ gốc lãi đến hạn
và quá hạn Chỉ đạo thực hiên nghiêm túc chủ trương của Chính phủ, của Ngành vềgiải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh
Tuy nhiên công tác thu hồi nợ xấu, nợ xử lý rủi ro đạt kết quả không cao donhiều nguyên nhân: khách hàng kinh doanh khó khăn chỉ có thể giảm dư nợ dần, tàisản thế chấp là bất động sản xử lý chậm, bên cạnh đó một số cán bộ chưa nỗ lựctrong thu hồi nợ
- Cho vay tín chấp (không có tài sản đảm bảo): vay phát triển nông nghiệp,nông thôn; thấu chi tài khoản
Trang 24* Tài trợ xuất khẩu: tài trợ thu mua dự trữ, tài trợ xuất nhập khẩu trọn gói,
tài trợ xuất khẩu trước khi giao hàng…
* Tài trợ tài sản cố định - dự án: tài trợ tài sản cố định/dự án, cho vay mua
xe thế chấp bằng chính xe mua
* Các chương trình tài trợ đặc biệt cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
* Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh trong nước, bảo lãnh quốc tế.
2 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNN
và NHNo&PTNT chi nhánh Đống Đa
2.1 Nội dung cơ bản của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
2.1.1 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng đối với khách hàng
Rủi ro tín dụng của khách hàng sẽ được quản lý với nguyên tắc toàn diện vàliên tục bao gồm những giai đoạn có khả năng phát sinh ra rủi ro tín dụng, thôngqua những quy định cụ thể liên quan đến từng loại nghiệp vụ tín dụng
- Giới hạn cấp tín dụng đối với từng khách hàng: tuân thủ quy định về giớihạn cho vay, bảo lãnh đối với từng khách hàng theo quy định của Ngân hàng nhànước và NHNo&PTNT Việt Nam
- Giới hạn tín dụng đối với những khách hàng là doanh nghiệp: thực hiệnviệc xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm lượng hóa các mức độ rủi ro của từng kháchhàng, xác định rõ giới hạn tín dụng nhằm quản lý được tổng mức độ rủi ro tín dụng.Xếp hạng tín dụng nội bộ gồm có 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC,
C, D, với những khách hàng có mức xếp hạng tín dụng từ CC trở xuống sẽ khôngđược cho vay Cơ cấu điểm, mức điểm, kỹ thuật chấm điểm được áp dụng trong xếphạng tín dụng sẽ được cải tiến liên tục thông qua thực tiễn và triển khai để phù hợpvới thực tế
Trang 25- Hạn chế cấp tín dụng đối với khách hàng: tuân thủ các quy định của phápluật các trường hợp không được cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng, đồng thờiphải thực hiện chủ trương giảm dư nợ tín dụng và hạn chế cấp tín dụng mới đối vớicác khách hàng có dấu hiệu của rủi ro.
2.1.2 Chính sách phân bổ tín dụng
- Phân bổ dựa theo vùng địa lý: thực hiện việc phân chia phạm vi cấp tíndụng dựa theo khu vực địa lý trên cơ sở năng lực, vị trí của từng Chi nhánh; ưu tiênviệc mở rộng hoạt động tín dụng ở những nơi có điều kiện mở rộng tín dụng và chấtlượng tín dụng được bảo đảm, khống chế dư nợ tín dụng tối đa đối với các chinhánh có chất lượng tín dụng không đảm bảo
- Phân chia theo kỳ hạn vay và loại tiền vay: bảo đảm được sự phù hợp giữa
cơ cấu kỳ hạn và loại tiền vay với cơ cấu nguồn vốn
- Phân bổ theo các loại hình sản phẩm, đối tượng là khách hàng, mặt hànghoặc lĩnh vực đầu tư: đa dạng hóa được các sản phẩm vay theo nguyên tắc là hạnchế tối đa được rủi ro, đa dạng hóa đối với các đối tượng khách hàng nhằm giảmthiểu hóa rủi ro có thể xảy ra, đa dạng hóa được mặt hàng và lĩnh vực đầu tư trênnguyên tắc phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế
2.1.3 Thẩm quyền phán quyết
Thẩm quyền phán quyết bao gồm các thẩm quyền phê duyệt của giới hạn tíndụng, thẩm quyền ra quyết định cấp tín dụng, thẩm quyền ký kết hợp đồng tín dụng.Các thẩm quyền này sẽ được phân dựa theo từng cấp bậc trong NHNo&PTNT (Giámđốc, Phó Giám đốc phụ trách tín dụng, các Trưởng/phó phòng chức năng tại chi nhánhhoặc phòng giao dịch)
2.1.4 Chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
NHNo&PTNT thực hiện việc phân loại nợ theo quy định của NHNN, đặcbiệt là những khoản nợ xấu sẽ được tăng cường phân loại nợ, đánh giá đúng khảnăng trả nợ với tần suất nhiều hơn để phục vụ tốt công tác quản lý chất lượng vàhạn chế rủi ro tín dụng Định hướng của NHNo&PTNT trong thời gian tới sẽ thực
Trang 26hiện phân loại nợ trên cơ sở xếp hạng của khách hàng và tiến tới sẽ trích lập dựphòng theo thông lệ quốc tế tốt nhất.
2.1.5 Chính sách thanh tra giám sát hoạt động tín dụng
Tổ chức các hoạt động thanh tra kiểm tra giám sát với hoạt động tín dụng,thực hiện các báo cáo theo định kỳ về chất lượng tín dụng của toàn hệ thống để cóthể đánh giá được công tác quản lý rủi ro, đồng thời đề xuất được các biện pháp để
có thể nâng cao chất lượng tín dụng
2.2 Nhận định rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Ngân hàng ra đời và phát triển gắn liền với sự ra đời và phát triển của nềnkinh tế hàng hoá để giải quyết nhu cầu phân phối vốn, nhu cầu thanh toán … phục
vụ cho phát triển, mở rộng sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, cá nhân vớiđặc thù kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ Vì vậy, hoạt động ngân hàng chứa đựngnhiều tiềm ẩn rủi ro mà chúng ta khó có thể lường trước được Nguyên nhân củanhững tiềm ẩn rủi ro này là do ngân hàng là một trung gian tài chính, huy động vốnnhàn rỗi trong nền kinh tế với lãi suất thấp, sau đó cho các tổ chức kinh tế, cá nhânvay lại với lãi suất cao để thu lợi nhuận Nếu ngân hàng không đáp ứng đủ vốn chonền kinh tế hoặc huy động đủ vốn nhưng không có thị trường để cho vay thì ngânhàng hoạt động kém hiệu quả, sẽ dẫn đến rủi ro
Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm, có liên quan đến nhiều lĩnhvực khác nhau của nền kinh tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan vàchủ quan như kinh tế, chính trị, xã hội … Từ đó cũng gây ra những thiệt hại khôngnhỏ cho ngân hàng Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn
và cho vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanhngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý… Vì vậy có thể thấyrằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng Ngoài ra, các ngân hàng đang hoạt động trong cơchế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng với nhau hoặc giữa các
tổ chức tín dụng, dẫn đến việc cạnh tranh về lãi suất để huy động được vốn, làm cholãi suất huy động vốn cao hơn lãi suất cho vay cũng là một trong những nguyênnhân gây ra rủi ro cho ngân hàng
Trang 27Do đặc thù kinh doanh của ngân hàng nên có rất nhiều loại rủi ro: rủi ro lãisuất, rủi ro ngoại hối, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng… Trong số tất cả các loạirủi ro kể trên thì rủi ro trong hoạt động tín dụng là loại rủi ro lớn nhất và phức tạpnhất, đang diễn ra ở mức đáng quan tâm
Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy
đủ cả gốc lẫn lãi của khoản cho vay, hoặc là việc thanh toán nợ gốc và lãi khôngđúng kỳ hạn Rủi ro tín dụng không chỉ giới hạn ở hoạt động cho vay, mà còn baogồm nhiều hoạt động mang tính chất tín dụng khác của ngân hàng như bảo lãnh,cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, tíndụng thuê mua, đồng tài trợ …
Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọi ngânhàng.Trên thực tế, hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện pháp phòng ngừa
và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân,có nguyên nhân chủ quan và kháchquan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đối với ngân hàng
Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa - Hà
Nội được thể hiện dưới các dạng: “Nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn”.
Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ trong hạn và Ngân hàng đánh giá là có đủ
khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn, các khoản nợ quá hạn dưới 10ngày và Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn vàthu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng hạn còn lại
Nợ cần chú ý là các khoản nợ quà hạn từ 10 đến 90 ngày, các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu mà Ngân hàng đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cácgốc và lãi đúng thời hạn được điều chỉnh lần đầu
Nợ dưới tiêu chuẩn là các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày, các khoản
nợ được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả
nợ lần đầu được phân loại vào nhóm 2, các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi dokhách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng
Nợ nghi ngờ là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày, các khoản nợ cơ
cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày tính theo thời hạn trả nợ được
Trang 28cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai
Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản
nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu mà quá hạn từ 90 ngày trở lên tính theo thờihạn trả đã được cơ cấu lại lần đầu, các khoản nợ cơ cấu lại lần hai mà quá hạn tínhtheo thời hạn trả đã được cơ cấu lại lần hai, các khoản nợ cơ cấu lại lần ba trở lên,
nợ khoanh và các khoản nợ chờ xử lý
2.3 Phân tích rủi ro tín dụng tại NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa
Việc phân loại nợ và lập dự phòng rủi ro tín dụng được thực hiện theo Quyếtđịnh số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 và Thông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 14/6/2010 của Thống đốc NHNN Việt Nam
Dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong hoạt động tín dụng, nhưng trênthực tế, vấn đề nợ quá hạn cũng là một vấn đề mà NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa -
Hà Nội cần phải quan tâm vì công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ
tiêu “nợ quá hạn”, khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên trên 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ
ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao và đây cũng là nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Bảng 10: Nhóm các khoản nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa- Hà
Trang 29- Nợ đủ tiêu chuẩn vẫn chiếm tỷ lệ cao và tăng trưởng qua các năm, năm
2014 nợ đủ tiêu chuẩn tăng 5,61% so với năm 2011, chiếm 61,91%/tổng dư nợ
- Nợ cần chú ý và nợ có khả năng mất vốn năm 2013 và năm 2014 giảm sovới các năm trước
( Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo&PTNT Đống Đa 4 năm)
Nợ xấu/tổng dư nợ của NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa năm 2014 giảm
xuống chỉ còn 3,2%, giảm nhiều so với 2 năm trước, trong khi tỷ lệ nợ xấu của toànngành cao hơn, cho thấy việc kiểm soát nợ xấu của ngân hàng tốt
Do đề phòng rủi ro phát sinh khi mà các khoản nợ xấu tăng lên như vậy,ngân hàng đã tăng điều kiện cho vay đối với khách hàng, làm giảm dư nợ cho vay/tổng vốn huy động Điều này cho thấy NHNo&PTNT Chi nhánh Đống Đa đang cónhững bước đi chắc chắn, vừa ngăn ngừa rủi ro vừa nâng cao chất lượng các khoảnvay, mặc dù sẽ làm giảm lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng
Mặt khác tỷ lệ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ xấu cũng tăng lên
chứng tỏ sự chủ động phòng ngừa của ngân hàng là rất cao Việc tính dự phòng cụthể được căn cứ trên các tỷ lệ áp dụng cho từng nhóm nợ như sau:
Trang 30Nợ nghi ngờ 50
( Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013)
Dự phòng cụ thể được tính theo số dư các khoản cho vay từng khách hàng tạingày 30 tháng 11 hàng năm trừ đi giá trị của tài sản đảm bảo Giá trị của tài sản đảmbảo được xác định theo các quy định của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vàThông tư số 14/2014/TT-NHNN ngày 14/6/2010
Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, dự phòng chung phảiđược lập bằng 0,75% tổng số dư tại ngày 30 tháng 11 của các khoản cho vay kháchhàng, không bao gồm các khoản cho vay khách hàng được phân loại vào nhóm nợ cókhả năng mất vốn Mức dự phòng chung này được yêu cầu phải đạt được trong vòng 5năm kể từ ngày Quyết định có hiệu lực
Trang 31Bảng 13: Tỷ lệ trích lập dự phòng Đơn vị: %
Hệ số an toàn
VCSH/Tổng tài
Hệ số an toàn vốn (vốn tự có/tổng tài sản có rủi ro - CAR) là một chỉ tiêu
quan trọng phản ánh năng lực tài chính của các ngân hàng Chỉ tiêu này được dùng
để xác định khả năng của ngân hàng trong việc thanh toán các khoản nợ có thời hạn
và đối mặt với các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành Đây cũng là mộttrong 5 tiêu chuẩn quan trọng nhất mà các ngân hàng thương mại phải đáp ứng đểđảm bảo an toàn hoạt động, theo định hướng quản lý rủi ro của Ngân hàng Nhànước theo từng thời kỳ
Như vậy có thể thấy khả năng phòng tránh và đối mặt với rủi ro tín dụng củaChi nhánh là rất cao Rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng đang ở mức cao, đáng longại Vấn đề đặt ra với ngân hàng là vừa làm sao duy trì được mức an toàn mà vẫn sửdụng tốt nguồn vốn huy động, làm tăng doanh thu từ hoạt động tín dụng cho ngânhàng
2.4 Các giải pháp thực hiện quản trị rủi ro tín dụng của Agribank Chi nhánh Đống Đa
Rủi ro tín dụng xuất phát từ các hoạt động tín dụng khi khách hàng vay, viphạm các điều kiện của hợp đồng tín dụng làm giảm hay mất giá trị của tài sản có
Để duy trì rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất, từ nhiều năm nay ngân hàng đã thựchiện chính sách tín dụng thận trọng Bên cạnh việc quyết định cấp tín dụng hoặc bảolãnh, HĐTD còn quyết định các vấn đề về chính sách tín dụng, quản lý rủi ro tíndụng, hạn mức phán quyết của các ban tín dụng Nguyên tắc cấp tín dụng là sự nhấttrí 100% của các thành viên xét duyệt Các khách hàng vay cá nhân, hộ gia đình vàdoanh nghiệp đều được xếp hạng trong quá trình thẩm định Sau khi thẩm định,phân tích và định lượng rủi ro, các hạn mức tín dụng hoặc các khoản vay độc lập sẽđược cấp cho từng khách hàng Ngoài ra, Chi nhánh Đống Đa - Hà Nội luôn nghiêmtúc thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo đúng quy định của NHNN vớimức trích lập đủ các khoản nợ quá hạn theo quyết định của HĐTD
Trang 32Tỷ lệ nợ xấu của Agribank cuối năm 2014 giảm còn 3,2% chứng tỏ tập thể
và CBVC Chi nhánh cũng đã nỗ lực và quyết tâm giảm nợ xấu, Chất lượng tíndụng năm 2014 của Chi nhánh được nâng lên
Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ngân hàng được thực hiện tốt.Trong khi nhiều NHTM bị tác động mạnh bởi quy định mới của NHNN là giảm tỷ
lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn, đồng thời thay đổitheo hướng thắt chặt cách tính toán
2.4.1 Về Quy trình tín dụng
Để thực hiện được mục tiêu rút ngắn thời gian làm thủ tục cho vay nhằmphục vụ khách hàng nhanh chóng và đảm bảo an toàn vốn vay đòi hỏi phải tuân thủmột cách nghiêm ngặt quy trình tín dụng đã đề ra
Quy trình tín dụng tại Agribank Việt Nam được thực hiện như sau:
* Cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng
Cơ cấu tổ chức của hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT (Hội sở, Sở giao dịch, chi nhánh) được tổ chức thành 4 khối cơ bản quy trình cho vay Tuỳ theo từng quy mô của hoạt động ngân hàng cùng với tính chất của loại hình cho vay, một bộ phận có thể thực hiện một hoặc một số khâu của quy trình cho vay.
Phòng tín dụng Phân tích tín dụng Quyết định
tín dụng
Dịch vụ khách hàng
Khối phòng tín dụng: thiết lập cũng như duy trì và phát triển mối quan hệtoàn diện với khách hàng để có thể cung cấp được các sản phẩm tín dụng và các sản
Giám đốc chi nhánh/phó giám đốc chịu trách nhiệm tín dụng Tổng Giám đốc/
phó tổng giám đốc phụ trách tín dụng
Hội đồng tín dụng
Hội đồng thành viên
Bộ phận quản lý tín dụng
Bộ phận Dịch vụ khách hàng
Trang 33phẩm dịch vụ khác của ngân hàng cho khách hàng; phải chịu trách nhiệm lập tờtrình thẩm định và tín dụng trình (hoặc chuyển cho Khối phân tích tín dụng thẩmđịnh trước khi trình) xin cấp quyết định tín dụng.
Khối phân tích tín dụng: tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng đượcchuyển sang từ Khối phòng tín dụng, thực hiện quá trình phân tích, thẩm định mộtcách độc lập để có thể đưa ra các nhận xét đánh giá và ý kiến đề xuất cho vay hoặckhông cho vay
Khối quyết định tín dụng: Là cấp ra quyết định cuối cùng về việc có quyếtđịnh cho vay hay không cho vay chỉ trong thẩm quyền quyết định tín dụng củamình Giám đốc uỷ quyền quyết định tín dụng cho phó giám đốc phụ trách tín dụngtrong ngân hàng theo quy định về uỷ quyền quyết định tín dụng do Giám đốc banhành
Khối dịch vụ khách hàng: Tiếp nhận các hồ sơ vay vốn đã được cấp có thẩmqyền của Khối quyết định tín dụng phê duyệt cho vay và thực hiện các công tácquản lý tiền vay như: ký kết hợp đồng, giải ngân, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạntrả nợ, chuyển nợ quá hạn, thu nợ, lãi, phí…
Quy trình cho vay cụ thể gồm 11 bước:
Bước 1: Tiếp thị khách hàng vay vốn
- Những cán bộ tín dụng sẽ chủ động tiếp thị khách hàng, tìm hiểu những nhucầu tín dụng của khách hàng, cân nhắc xem có phù hợp với chính sách tín dụng củaNHNo&PTNT hay không để chào bán sản phẩm tín dụng thích hợp
- Lập nên báo cáo tiếp thị
Bước 2: Tiếp nhận nhu cầu vay vốn và hướng dẫn khách hàng thủ tục vay vốn
- Khi khách hàng có những nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp sản phẩm tíndụng, nhân viên quan hệ khách hàng trao đổi và xác định nội dung: tìm hiểu kỹ hoạtđộng kinh doanh của khách hàng, các phương thức hoạt động; mục đích vay vốn…
- Đề xuất cấp tín dụng cho khách hàng có hợp lý không
- Nếu phù hợp sẽ hướng dẫn chi tiết khách hàng lập hồ sơ
- Trình cấp lên Trưởng phó phòng
Trang 34Bước 3: Thẩm định hồ sơ tín dụng
- Nội dung thẩm định: Hồ sơ pháp lí, năng lực của khách hàng có như cầuvốn, khả năng tài chính, tình hình sản xuất và bán hàng của khách hàng cần vay
- Phân tích về khả năng tài chính khách hàng
- Phân tích thẩm định dự án đầu tư, phương án kinh doanh
- Đánh giá quan hệ khách hàng với ngân hàng cùng với các tổ chức tín dụngkhác
- Đánh giá được lợi ích của ngân hàng nếu khoản vay đó được phê duyệt:ước tính số tiền lãi, phí có thể thu từ hoản vay đó
- Phân tích và thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay
-Trình hội đồng tín dụng hoặc giám đốc, phó giám đốc kí duyệt cho vay
Bước 4: Quyết định tín dụng
Sau khi tiếp nhận tờ trình thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do cấptrưởng phòng trình, cấp có thẩm quyền quyết sẽ định kiểm tra lại các thông tin tại tờtrình, đánh giá rõ ràng tính khả thi, hiệu quả của khoản vay để ra quyết định
Bước 5: Hoàn tất các thủ tục trước khi giải ngân
- Thông báo khách hàng hoàn tất và bổ sung các hồ sơ
- Lập nên hợp đồng tín dụng
- Lập hợp đồng đảm bảo tiền vay
- Công chứng hợp đồng bảo đảm tiền vay
- Đăng ký để giao dịch đảm bảo
- Tiếp nhận hồ sơ TSĐB, nhập kho TSĐB
- Nhập tài khoản ngoại bảng của Ngân hàng
Bước 6: Lập và chuyển hồ sơ giải ngân
- Nhân viên quản lý tín dụng có trách nhiệm: thiết lập khế ước nhận nợ, kiểm tra
kỹ sự phù hợp giữa các chứng từ rút vốn vay và tất cả các điều kiện cho vay
- Sau khi lập hồ sơ được giải ngân, nhân viên quản lý tín dụng sẽ chuyển hồ
sơ giải ngân cho phòng giao dịch để thực hiện việc giải ngân và hạch toán
Bước 7: Theo dõi và kiểm tra sau khi giải ngân
- Theo dõi lượng tiền vay