1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Báo cáo thực tập tổng hợp kế toán tiền lương các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần cơ khí tây nội

54 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 651,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC 3DANH MỤC BẢNG BIỂU 4DANH MỤC HÌNH 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6PHẦN MỞ ĐẦU 8PHẦN 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 81 1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập 81 1 1 Tên doanh nghiệ[.]

Trang 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP 8

1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập8

1.1.1 Tên doanh nghiệp 8

1.1.2 Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp 8

1.1.3 Địa chỉ 8

1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp 8

1.1.5 Loại hình doanh nghiệp 9

1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp9

1.2 Khái quát hoạt động sản xuất-kinh doanh của đơn vị thực tập 9

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 9

1.2.2 Quy trình sản xuất – kinh doanh 11

1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh12

1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian gần đây13

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập 14

1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp14

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận 15

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập 15

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: 15

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán 18

1.4.3 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị 20

PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NỘI 22

2.1 Kế toán tiền lương 22

2.1.1 Khái quát chung về lao động sử dụng tại công ty 22

2.1.2 Các hình thức trả lương và chế độ trả lương tại đơn vị thực tập 23

2.1.3 Kế toán chi tiết tiền lương 27

2.1.4 Kế toán tổng hợp tiền lương 41

Trang 2

2.2 Kế toán các khoản trích theo lương 44

2.2.1 Nội dung các khoản trích theo lương tại đơn vị44

2.2.2 Kế toán chi tiêt các khoản trích theo lương 44

2.2.3 Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương 48

PHẦN 3: MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VÀ HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NỘI 50

3.1 Nhận xét chung về kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần

cơ khí Tây Nội 50

3.2 Một số ý kiến đề xuất và hoàn thiện kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty 51

KẾT LUẬN 53

Danh mục tài liệu tham khảo 54

Trang 3

1DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu số 01: Ngành nghề kinh doanh của công ty Tây Nội 9

Biểu số 02: Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tây Nội 13

Biểu số 03: Hợp đồng lao động 27

Biểu số 04: Trích bảng chấm công tháng 01/2014 của công ty cổ phần cơ khí Tây Nội 30

Biểu số 05: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 31

Biểu số 06: Hợp đồng kinh tế của công ty 32

Biểu số 07: Phiếu giao việc 34

Biểu số 08: Trích bảng thanh toán lương tháng 1/2014 của công ty Cổ phần cơ khí Tây Nội 35 Biểu số 09: Trích bảng phụ cấp tiền ăn trưa của công ty cổ phần cơ khí Tây Nội T1/2014 36

Biểu số 10: Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 37

Biểu số 11: Phiếu chi lương BPQL 38

Biểu số 12: Phiếu chi nộp tiền BHXH, BHYT 39

Biểu số 13: Chứng từ ghi sổ số 01 ngày 31/01/2014 40

Biểu số 14: Chứng từ ghi sổ số 02 ngày 31/01/2014 40

Biểu số 15: Chứng từ ghi sổ số 03 ngày 31/01/2014 41

Biểu số 16: Chứng từ ghi sổ số 04 ngày 31/01/2014 41

Biểu số 17: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ năm 2014 42

Biểu số 18: Sổ cái TK 334 năm 2014 43

Biểu số 19: Tỷ lệ các khoản trích theo lương của đơn vị 44

Biểu số 20: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH 45

Biểu số 21: Phiếu chi tiền trợ cấp BHXH 46

Biểu số 22: Bảng thanh toán trợ cấp BHXH 47

Biểu số 23: Chứng từ ghi sổ số 04 ngày 31/09/2014 47

Biểu số 24: Sổ cái TK 338 năm 2014 49

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình số 01: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh 11

Hình số 03: Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp 14

Hình số 04: Tổ chức bộ máy kế toán 16

Hình số 05: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ và ghi số kế toán 20

Trang 5

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Cán bộ công nhân viên CBCNV

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

Hiện nay trong tình hình đất nước ta ngày càng đổi mới và phát triển, nền kinh tếnước ta cũng đang đạt được những bước ngoạt quan trọng dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ: “Đẩymạnh công cuộc đổi mới toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiềuthành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa” Đường lối này đã tạo ra nhiều cơ hội sản xuất kinh doanh chodoanh nghiệp song cũng gây nên không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong việcthực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình Bởi bao giờ các chủ doanh nghiệpcũng bị chi phối bới các quy lật tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường Đó làcác quy luật về giá trị, quy luật thặng dư, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh trên thịtrường

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh các doanh nghiệp không những phải hoạch định được các chiến lược kinh doanhthích ứng mà còn phải tuyển dụng được nguồn nhân lực và phải tạo ra được nhữngđộng lực kích thích người lao động hăng hái, nỗ lực, phấn đấu sáng tạo trong sản xuấttrên cơ sở tối ưu hóa tiền lương của doanh nghiệp Việc tối ưu hóa tiền lương là gópphần cắt giảm các chi phí sản xuất kinh doanh để nâng cao lợi nhuận cho doanhnghiệp

Xuất phát từ vai trò cũng như tầm quan trọng của tiền lương trong sản xuất kinhdoanh thì việc hạch toán tiền lương trong từng doanh nghiệp là điều không thể thiếubởi ở đâu có nhà máy xí nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh thì ở đó có sức laođộng của con người bỏ ra và nó được biểu hiện dưới dạng tiền lương Thông qua kếtoán tiền lương đánh giá được năng lực cạnh tranh cũng như hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Bên cạnh việc trả lương cho người lao động doanh nghiệpcần phải tạo ra sự yên tâm cho người lao động về sức khỏe an toàn lao động Đó chính

là đóng góp BHXH, BHYT và KPCĐ cho người lao động để bảo vệ sức khỏe cũng nhưlợi ích của người lao động để họ yên tâm sản xuất

Do đó Tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ) là các yếu

tố quan trọng kích thích người lao động Để quản lý và sử dụng tốt người lao động đòihỏi công tác hạch toán lao động tiền lương phải chính xác, hợp lý Nếu doanh nghiệpkhông kế hoạch hóa tốt được điều này thì sẽ không tạo ra động lực cho doanh nghiệptrong hiện tại và tương lai tiền lương không còn là một đòn bẩy kinh tế hữu hiệu Khi

đó doanh nghiệp sẽ đứng trước nguy cơ tồn tại hay không tồn tại

Qua đó, có thể thấy rằng tiền lương đóng một vai trò hết sức quan trọng trong kinhdoanh và như vậy công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong công

ty là công tác không thể thiếu được Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề và

Trang 7

nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô Nguyễn Thị Thu Thủy cùng với sự giúp đỡ củacác bác, các chú, anh, chị trong công ty cổ phần cơ khí Tây Nội trong thời gian thực

tập, em quyết định chọn chuyên đề “Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần cơ khí Tây Nội.” để thực hiện báo cáo tốt nghiệp của mình.

Kết cấu bài báo cáo của em gồm 3 phần với nội dung như sau:

- Phần 1: Khái quát chung về công ty cổ phần cơ khí Tây Nội

- Phần 2: Thực trạng nghiệp vụ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lươngtại công ty cổ phần cơ khí Tây Nội

- Phần 3: Một số ý kiến nhận xét và hoàn thiện công tác kế toán tiền lương ,các khoản trích theo lương tại công ty cổ phần cơ khí Tây Nội

Trang 8

PHẦN 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP

1.1 Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập

1.1.1 Tên doanh nghiệp:

Tên Công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NỘI

Tên Công ty viết bằng tiếng nước ngoài: TAY NOI MECHANISM JOINT STOCKCOMPANY

Tên Công ty viết tắt: TANONI., JSC

1.1.2 Giám đốc, kế toán trưởng hiện tại của doanh nghiệp

- Giám đốc: Ông: Nguyễn Bạch Mai

HKTT: số 38, đường Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thànhphố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: số 38, đường Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội

- Kế toán trưởng: Bà: Phạm Thị Kim Trung

HKTT: số 38, đường Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, thànhphố Hà Nội

Chỗ ở hiện tại: số 38, đường Đại Cồ Việt, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng,thành phố Hà Nội

1.1.3 Địa chỉ:

Địa chỉ trụ sở chính: Số 739, đường Tam trinh, phường yên Sở, quận Hoàng Mai, thànhphố Hà Nội

Số điện thoại: 043.6450750 Fax: 043.6452805

Email: cokhitaynoi@gmail.com website:

Hội đồng quản trị Công ty quyết định việc lập hay hủy bỏ chi nhánh, văn phòng đạidiện của Công ty

1.1.4 Cơ sở pháp lý của doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số 0103014495

- Thành lập ngày 6/11/2006

- Vốn điều lệ của công ty: 6.500.000.000 đồng VN (Sáu tỷ năm trăm triệu đồng VN)Trong đó: Vốn bằng tiền là 6.500.000.000 đồng VN (Sáu tỷ năm trăm triệu đồng VN)Vốn bằng tài sản là: Không có

Trang 9

1.1.5 Loại hình doanh nghiệp:

Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp

2005 và các quy định hiện hành khác của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa ViệtNam

1.1.6 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp

Công ty cổ phần cơ khí Tây Nội hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất,lắp ráp các loại máy móc, gia công cơ khí… phục vụ cho xây dựng, sản xuất nôngnghiệp, công nghiệp, giao thông , thủy lợi, vận tải…

Công ty Cổ phần cơ khí Tây Nội từ khi thành lập cho đến nay đã không ngừngphấn đấu vươn lên trở thành một trong những đơn vị kinh doanh có hiệu quả Vớiphương châm đặt chất lượng sản phẩm và tạo niềm tin cho khách hàng công ty luôn hếtmình phục vụ khách hàng, do đó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu về máy móc trongcác ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, vận tải, thủy lợi,…và đónggóp một khoản đáng kể cho ngân sách Nhà nước đồng thời giải quyết được vấn đề đàotạo và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

1.2 Khái quát hoạt động sản xuất-kinh doanh của đơn vị thực tập

1.2.1 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

Công ty kinh doanh những ngành nghề sau:

Biểu số 01: Ngành nghề kinh doanh của công ty Tây Nội

1 Giáo dục nghề nghiệp

Chi tiết: Giáo dục trung cấp chuyên nghiệp; dạy nghề 8532

2 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu

Chi tiết: Các dịch vụ dạy kèm (gia sư); dạy ngoại ngữ và dạy kỹ

năng đàm thoại; đào tạo về sự sống; đào tạo kỹ năng nói trước

công chúng; dạy máy tính

Chi tiết: sản xuất, lắp ráp các sản phẩm cơ khí các loại phục vụ

cho xây dựng, sản xuất nông nghiệp,giao thông, thủy lợi, vận tải;

2599

5 Gia công cơ khí; xử lý và tráng kim loại

Chi tiết: gia công sản phẩm cơ khí và các laoji phục vụ cho xây

dựng, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vận

tải;

2592

6 Buôn bán kim loại và quạng kim loại:

Chi tiết: mua bán sản phẩm cơ khí các loại phục vụ cho xây dựng,

sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, vận tải;

4662

Trang 10

Mua bán sắp thép, nhôm, inox

7 Sản xuất sắt, thép, gang

Chi tiết: Sản xuất sắt, thép, nhôm, inox và vật liệu xây dựng, vậtliệu trang trí nội ngoaị thất công trình;

2410

8 Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết: Mua bán vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội ngoạithất công trình;

4663

9 Sản xuất chuyên dụng khác

Chi tiết: sản xuất các loại máy móc, thiết bị phụ tùng, vật tư, kimkhí điện máy phục vụ cho xây dựng, sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, giao thông, thủy lợi, vận tải;

2829

10 Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng mý khác

Chi tiết: mua bán các loại máy móc, thiết bị phụ tùng, vật tư, kimkhí điện máy phục vụ cho xây dựng, sản xuất nông nghiệp, côngnghiệp, giao thông, thủy lợi, vận tải

Mua bán các mặt hang điện, điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, bưuchính viễn thông, điện thoại, máy móc, thiết bị văn phòng;

4659

11 Lắp đặt máy móc và thiết bị công nghiêp

Chi tiết: lắp đặt thiết bị cơ khí điện;

3320

12 Sản xuất thiết bị điện khác

Chi tiết: Sản xuất các mặt hang điện, điện tử, điện lạnh, điện dândụng, bưu chính viễn thông, điện thoại, máy móc, thiết bị vănphòng;

2790

13 Lắp đặt hệ thống điện

Chi tiết: Lắp đặt các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dândụng, bưu chính viễn thông, điện thoại, máy móc, thiết bị vănphòng;

4321

14 Sửa chữa thiết bị điện

Chi tiết: Sửa chữa các mặt hàng điện, điện tử, điện lạnh, điện dândụng, bưu chính viễn thông, điện thoại, máy móc, thiết bị vănphòng;

Trang 11

Chi tiết: Dịch vụ vận tải hang hóa;

17 Vận tải hành khách đường bộ khác

Chi tiết: Dịch vụ vận chuyển hành khách;

4931

18 Hoạt động thiết kế chuyên dụng

Chi tiết: Trang trí nội ngoại thất công trình

20 Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ

sử dụng đât đi thuê

Chi tiết: Kinh doanh bất động sản

1.2.2 Quy trình sản xuất – kinh doanh

a Sơ đồ quy trình sản xuất – kinh doanh:

Hình số 01: Sơ đồ quy trình sản xuất kinh doanh

Trang 12

b Thuyết minh quy trình

Sau khi công ty nhận được đơn đặt hàng từ phía khách hàng (bản vẽ) sẽ được chuyển đến kho, tại đây chuẩn bị các điều kiện, vật liệu cho sản xuất, lắp ráp từng dạng chi tiết.từng loại máy móc sau đó các vật liệu này sẽ được chuyển đến các phân xưởng gia công để các công nhân thực hiện các thao tác kỹ thuật chuyên môn tạo ra các sản phẩmtheo yêu cầu đơn đặt hàng (đúng với bản vẽ) Cuối cùng, sản phẩm vừa được tạo thành

sẽ được kiểm tra chất lượng trước khi giao hàng cho khách hàng Với những sản phẩm chưa đạt chỉ tiêu chất lượng sau kiểm tra sẽ được đưa lại cho bộ phận gia công sửa chữa lại

1.2.3 Tổ chức sản xuất kinh doanh

Các bộ phận trong công ty tham gia vào thực hiện sản xuất kinh doanh gồm có: phòngkinh doanh, phòng kỹ thuật, phòng sản xuất

Hình số 02: Sơ đồ tổ chức sản xuất kinh doanh

-Phòng kinh doanh:Có nhiệm vụ lập định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng

loại sản phẩm sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và những phát minh sángkiến để cải tạo sản phẩm Đồng thời tiếp nhận các đơn đặt hàng để đưa đến Phòng sảnxuất

Trang 13

+ Chỉ đạo quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, thiết bị vật tư năng lượng đảm bảo cóhiệu quả nhất.

+ Phối hợp với các phòng khác chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất khi cóbiến động theo yêu cầu thị trường

+ Chỉ đạo, thiết kế hệ thống, tổ chức sản xuất trong công ty và tham mưu chogiám đốc về chính sách tiền lương, thu nhập, cơ cấu trong đơn vị sản xuất

-Phòng kỹ thuật:

+ Lập dẫn công nghệ và theo dõi chặt chẽ trong việc chế thử sản phẩm mới Banhành tài liệu hướng dẫn công nghệ chế tạo sản phẩm cho các đơn vị sản xuất Nghiêncứu thiết kế khuôn, mẫu gá lắp để không ngừng cải thiện công nghệ, góp phần ổn địnhchất lượng, tăng năng suất lao động

+ Giúp giám đốc nghiên cứu và sửa lỗi, bổ sung các định mức kỹ thuật sử dụngvật tư

+ Quản lý các tài liệu: Bản vẽ và chỉ dẫn công nghệ

-Phòng kỹ thuật và phòng sản xuất có trách nhiệm giám sát, quản lý các phânxưởng nhỏ hơn giúp quá trình sản xuất diễn ra đạt hiệu quả cao nhất

+ Kho: Có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện, vật liệu cho sản xuất, lắp ráp từngdạng chi tiết từng loại máy móc, và là nơi bảo quản, cất trữ các loại máy nhập về đểbán

+ Phân xưởng gia công: Xác định được các loại đồ cần có để lựa chọn máy chohợp lý, thực hiện các bước công việc gia công tạo sản phẩm, sử dụng các loại máy cầnlàm như máy phay, máy cắt, máy hàn, máy tiện

+ Phân xưởng kiểm tra và chỉnh sửa có nhiệm vụ là kiểm tra chất lượng của sảnphẩm để đưa sản phẩm vào tiêu thụ trên thị trường ở khâu mua vào và bán ra

1.2.4 Khái quát tình hình sản xuất – kinh doanh của đơn vị thực tập trong thời gian gần đây

Biểu số 02: Kết quả tình hình sản xuất kinh doanh của công ty Tây Nội

Trang 14

4.Doanh thu bán

hàng và CCDV Nghìn đồng 1.403.345 1.625.336 1.565.536 1.876.835 1.983.3055.Lợi nhuận từ

quân người lao

động

Nghìn đồng 2.100 2.100 2.200 2.300 2.300

Ta thấy, trong 5 năm gần nhất, công ty cổ phần cơ khí Tây Nội hoạt động khá hiệu quảkhi mà tổng vốn kinh doanh tăng dần qua từng năm, số lượng và thu nhập bình quâncủa người lao động cũng dần được cải thiện Tuy lợi nhuận hàng năm từ hoạt độngkinh doanh của công ty có lúc tăng lúc giảm qua các năm song con số chênh lệch cũngkhông quá lớn

1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của đơn vị thực tập

1.3.1 Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp

Hình số 03: Sơ đồ bộ máy quản lý doanh nghiệp

Phòng kinhdoanh

Phòng kỹthuật

Phòng sảnxuất

Trang 15

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận

Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý, Công ty Cp Cơ khí Tây Nội đã áp dụng mô hìnhquản lý tập trung:

- Giám đốc: Là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty, là người đại

diện cho công ty trước pháp luật và tài sản của Công ty

- Phó giám đốc: Thay mặt giải quyết công việc của giám đốc khi giám đốc vắng

mặt, trực tiếp phụ trách lĩnh vực về hành chính, quản trị trong Công ty

- Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ về các vấn đề quản lý hồ sơ của Công

ty như văn thư, y tế, đời sống, bảo vệ, hội nghị, tiếp khách

- Phòng tài chính kế toán: Chịu trách nhiệm trước giám đốc về quản lý và tổ chức

thực hiện có hiệu quả các nguồn vốn tự có, vốn huy động nhằm phát triển mở rộngsản xuất phù hợp với sự đổi mới của nền kinh tế thị trường

- Phòng kinh doanh: Có nhiệm vụ lập định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng

loại sản phẩm sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và những phát minh sángkiến để cải tạo sản phẩm

- Phòng kỹ thuật: Lập dẫn công nghệ và theo dõi chặt chẽ trong việc chế thử sản

phẩm mới Ban hành tài liệu hướng dẫn công nghệ chế tạo sản phẩm cho các đơn vịsản xuất Nghiên cứu thiết kế khuôn, mẫu gá lắp để không ngừng cải thiện công nghệ,góp phần ổn định chất lượng, tăng năng suất lao động

Giúp giám đốc nghiên cứu và sửa lỗi, bổ sung các định mức kỹ thuật sử dụng vật

tư Quản lý các tài liệu: Bản vẽ và chỉ dẫn công nghệ

- Phòng sản xuất: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kinh doanh sản xuất bán hàng

tháng, hàng quí, năm cho các đơn đặt hàng

Chỉ đạo quản lý, sử dụng nguồn nhân lực, thiết bị vật tư năng lượng đảm bảo cóhiểu quả nhất

Phối hợp với các phòng khác chỉ đạo có hiệu quả nhiệm vụ sản xuất khi có biếnđộng theo yêu cầu thị trường

Chỉ đạo, thiết kế hệ thống, tổ chức sản xuất trong công ty và tham mưu cho giámđốc về chính sách tiền lương, thu nhập, cơ cấu trong đơn vị sản xuất

1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của đơn vị thực tập

1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán:

Hình số 04: Tổ chức bộ máy kế toán

Trang 16

Công ty CP Cơ Khí Tây Nội là một doanh nghiệp hoạt động có tổ chức kế toánriêng, có tư cách pháp nhân đầy đủ, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy địnhhiện hành của nước CHXHCN Việt Nam.

Công tác kế toán được thực hiện bằng phần mềm kế toán Fast2005.edu đã giảmbớt được công việc ghi chép và bộ phận kế toán bớt cồng kềnh

Bộ máy kế toán của Công ty gồm có: Kế toán trưởng; kế toán tổng hợp; kế toánhàng hóa; kế toán công nợ; kế toán vật tư, TSCĐ; kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,tiền lương; thủ quỹ

-Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra các công việc do nhân viên kế

toán thực hiện Đồng thời chịu trách nhiệm trước Giám đốc, tham mưu giúp Giám đốc

về công tác tài chính và phụ trách điều hành chung, phân công công việc cho từng nhânviên

-Kế toán tổng hợp phụ trách công tác tổ hợp số liệu toàn công ty và tính giá thành

sản phẩm, nhập các chứng từ gốc vào máy tính, tập hợp chi phí sản xuất phát sinh đúngđối tượng tính giá thành sản phẩm, tiến hành tổng hợp số liệu để ghi sổ cái và lập cácbáo cáo tài chính gửi cho các cấp có thẩm quyền

Kế toán công nợ

Kế toán vật tư, TSCĐ

Kế toán

TM, TGNH, tiền lương

Thủ quỹ

Nhân viên kế toán thống kê tại các

đơn vị trực thuộc

Trang 17

-Kế toán hàng hóa:

+ Biên chép phản ánh đầy đủ chuẩn xác khối lượng hàng hóa bán ra, tính toánphù hợp trị giá vốn của hàng bán ra và các chi phí nhằm xác định kết quả kinh doanhcủa công ty

+ Cung cấp thông tin kịp thời về tình hình bán hàng phục vụ lãnh đạo, quản lýhoạt động kinh doanh thương mại

+ Kiểm tra thời gian thực hiện kế hoạch bán hàng, kế hoạch lợi nhuận, kỷ luậtthanh toán và quản lý thật chặt tiền bán hàng, kỷ luật thu nộp ngân sách

-Kế toán công nợ: Quản lý toàn bộ công nợ của công ty: Nhận hợp đồng kinh tế

của các bộ phận; nhận đề nghị xác nhận công nợ với khách hàng, nhà cung cấp; xácnhận hóa đơn bán hàng, nhà cung cấp; kiểm tra công nợ; liên lạc thường xuyên với các

bộ phận về tình hình thực hiện hợp đồng; theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng,khi khách hàng trả tiền tách các khoản nợ theo hợp đồng, theo hoá đơn bán hàng; theodõi tình hình thực hiện các hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ trong và ngoài nước củacác bộ phận; đôn đốc và trực tiếp tham gia thu hồi nợ với các khoản công nợ khó đòi,

nợ lâu, và các khoản công nợ trả trước cho nhà cung cấp đã quá thời hạn nhập hànghoặc nhận dịch vụ; định kỳ làm xác nhận công nợ với công ty; theo dõi các khoản vay

cá nhân, tạm ứng của cán bộ trong công ty

-Kế toán vật tư, TSCĐ:

+ Đối với vật tư: theo dõi nhập xuất tồn kho theo từng mặt hàng có trong kho;định kỳđối chiếu kiểm kê giữa kho và sổ theo dõi tồn kho, sau khi kiểm kê phải có biênbản ghi lại đủ hay thiếu quy trách nhiệm để xử lý

+ Đối với TSCĐ:  Tổ chức kế toán ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu một cáchđầy đủ, kịp thời về số lượng, hiện trạng và giá trị tài sản cố định hiện có, tình hìnhtăng, giảm và di chuyển tài sản cố định, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụngtài sản cố định; tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao tài sản cố định vào chiphí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản cố định và chế độ qui định;tham gia lập dự toán sửa chữa lớn tài sản cố định, giám sát việc sửa chữa tài sản cốđịnh; hướng dẫn, kiểm tra các phân xưởng, phòng, ban thực hiện đầy đủ các chứng từghi chép ban đầu về tài sản cố định đúng chế độ, đúng phương pháp; tham gia kiểm kê

và đánh giá lại tài sản cố định theo quy định của nhà nước, lập các báo cáo về tài sản

cố định của công ty; tiến hành phân tích tình hình trang bị, huy động, bảo quản và sửdụng tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của tài sản cố định

-Kế toán TM, TGNH, tiền lương: theo dõi tình hình tiêu thụ và công nợ với người

mua và người bán, tình hình vay nợ, thanh toán tiền vay, tiền lãi gửi, lãi vay, viết phiếuthu, phiếu chi, séc, ủy nhiệm chi; theo dõi tình hình tiền lương và các khoản tạm ứngcủa nhân viên trong công ty

-Thủ quỹ:

Trang 18

+ Cập nhật đầy đủ , chính xác , kịp thời Thu – Chi – Tồn quỹ tiền mặt vào SổQuỹ - báo cáo khi cần cho Giám đốc, Kế toán trưởng

+Thực hiện đúng quy định về trách nhiệm về quản lý quỹ tiền mặt

+ Trực tiếp theo dõi phát sinh quỹ tiền mặt và các khoản lien quan đến tiền mặt

-Nhân viên kế toán trực tiếp thống kê tại các đơn vị sau đó báo lên Kế toán

trưởng và các đơn vị kế toán trực thuộc để liên tục nắm rõ tình hình kế toán tại công ty

1.4.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty theo hình thức tập trung và đang áp dụnghình thức kế toán Chứng từ ghi sổ Đặc trưng cơ bản của hình thức này là tất cả cácnghiệp vụ kế toán tài chính phát sinh đều phải được ghi vào Sổ đăng ký Chứng từ ghi

sổ trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ, sau đó lấy số liệughhi vào trên để ghhi vào Sổ cái theo từng nghiệp vụ phát sinh, hình thức kế toán nàygồm có các loại sổ sau:

+ Chứng từ ghi sổ

+ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

+ Sổ cái

+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết

Nội dung, trình tự ghi sổ:

- Hàng ngày kế toán căn cứ chứng từ kế toán đã kiểm tra để lập chứng từ ghi sổ hoặccăn cứ vào các chứng từ kế toán đã được kiểm tra phân loại để lập bảng Tổng hợpchứng từ kế toán theo từng loại nghiệp vụ, trên cơ sở số liệu của Bảng Tổng hợp chứng

từ kế toán để lập chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ sau khi đã lập xong chuyển cho Kếtoán trưởng ( hoặc người phụ trách kế toán ) duyệt, rồi chuyển cho kế toán tổng hợpđăng ký vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ để ghi số và ngày tháng vào chứng từ ghi sổ.Chứng từ ghi sổ sau khi đã ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ mới được sử dụng đểghi vào sổ cái và các sổ, thẻ kế toán chi tiết

- Sau khi phản ánh tất cả chứng từ ghi sổ đã lập trong tháng vào sổ cái, kế toán tiếnhành cộng số phát sinh nợ, số phát sinh có và tính số dư cuối tháng của từng tài khoản.Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu trên sổ cái được sử dụng lập "Bảng cân đối tàikhoản"

- Đối với các tài khoản phải mở sổ, thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ kế toán, Bảng Tổnghợp chứng từ kế toán kèm theo chứng từ ghi sổ là căn cứ vào sổ, thẻ kế toán chi tiếttheo yêu cầu của từng tài khoản Cuôi tháng tiến hành cộng các sổ, thẻ kế toán chi tiết,lấy kết quả lập Bảng Tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản tổng hợp để đối chiếu với số

Trang 19

liệu trên sổ cái của từng tài khoản đó Các Bảng Tổng hợp chi tiết của từng tài khoảnsau khi đối chiếu được dùng làm căn cứ lập Báo cáo tài chính.

Trang 20

Hình số 05: Sơ đồ trình tự luân chuyển chứng từ và ghi số kế toán.

Ghi chú:

: Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng: Đối chiếu, kiểm tra

1.4.3 Chế độ và chính sách kế toán áp dụng tại đơn vị

Hiện nay toàn bộ công tác kế toán của công ty được thực hiện trên máy vi tính từ khâuvào chứng từ, lập các bút toán định khoản, lên các sổ, thẻ kế toán chi tiết tổng hợp đếnkhâu báo cáo tìa chính Với đặc điểm của công ty, công tác hạch toán kế toán giữ vaitrò quan trọng, thực hiện đầy đủ chức năng kế toán của mình Phản ánh với Giám đốcquá trình hình thành và vận động của tài sản

Sổ, thẻ kế toán chi

tiết

Bảng tổng hợp chi

tiếtChứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối sốphát sinh

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Sổ quỹ

Sổ đăng ký chứng

từ ghi sổ

Bảng tổng hợp kếtoán chứng từ cùng

loạiChứng từ kế toán

Trang 21

Công tác kế toán tại công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toánchứng từ từ khâu lập chứng từ, nhập các thông tin trên chứng từ vào máy đến lập hệthống các báo cáo kế toán với sự trợ giúp của phần mềm máy tính, việc lập báo cáo kếtoán được in ra từ máy đã tiết kiệm phần lớn lao động cho kế toán.

Hiện nay ở công ty đang áp dụng chế độ kế toán mới của sổ kế toán mới của Bộ tàichính, công ty thực hiện hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thườngxuyên, kỳ báo cáo tạm thời là một quý, chính thức là một năm

Toàn bộ công tác kế toán của công ty từ việc ghi sổ kế toán chi tiết tổng hợp đến việclập báo cáo kiểm tra kế toán đề được thực hiện tại phòng kế toán tổng hợp của công ty

Trang 22

2PHẦN 2: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG, CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ TÂY NỘI

2.1 Kế toán tiền lương

2.1.1 Khái quát chung về lao động sử dụng tại công ty

Tính đến thời điểm ngày 01/01/2014 tổng số lao động của công ty là 50 người,bao gồm:

-Kỹ sư xây dựng: 2 người

-Kỹ sư thủy lợi: 1 người

-Kỹ sư giao thông: 1 người

-Kỹ sư điện máy: 4 người

-Kỹ sư nông nghiệp: 2 người

-Trung cấp kinh tế Tài chính kế toán: 2 người

-Công nhân lao động và nhân viên khác: 38 người

Tại công ty Cổ phần cơ khí Tây Nội hiện nay có 2 đối tượng lao động chủ yếu làlao động trực tiếp và lao động gián tiếp

-Lao động trực tiếp: là những lao động trực tiếp thực hiện các hoạt động gia công

các sản phẩm cơ khí tại các phân xưởng

-Lao động gián tiếp: là lao động thuộc khối làm việc trong các phòng ban của

công ty Trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như: Giámđốc, Kế toán

Công ty đang thực hiện chính sách quản lý lao động theo cả thời gian Cụ thể:

a Thời gian làm việc quy định chung cho toàn công ty như sau:

+ Mùa hè: Sáng từ 7h00 đến 11h00

Chiều từ 1h30 đến 5h30

+ Mùa đông: Sáng từ 7h45 đến 11h45

Chiều từ 1h00 đến 5h00

b Nguyên tắc huy động làm thêm giờ và tiền lương cho giờ làm thêm:

Ngoài giờ quy định trên, do yêu cầu công việc và tùy theo nguyện vọng của các

cá nhân công nhân sẽ được hưởng thêm tiền lương theo thỏa thuận giữa người lao độngvới công ty đồng thời vẫn được hưởng chế độ an toàn lao động theo quy định của Luậtlao động nước CHXHCNVN

c Quy định về nghỉ phép, chế độ thanh toán tiền phép, tàu xe đi lại:

Người lao động có 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ phép năm hưởngnguyên lương theo quy định sau:

-12 ngày làm việc đối với cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty

Trang 23

-Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm, tiền tàu xe đi lại trả cho ngườilao động theo Bộ Luật lao động.

-Trong năm, người lao động còn được nghỉ làm việc hưởng lương những ngày lễsau:

+ Tết dương lịch: nghỉ 1 ngày (ngày 01/01 dương lịch)

+ Tết âm lịch: nghỉ 7 ngày (2 ngày cuối năm và 5 ngày đầu năm)

+ Ngày quốc tế lao động: nghỉ 1 ngày (01/05 dương lịch)

+ Ngày Quốc Khánh: nghỉ 1 ngày (02/09 duong lịch)

-Nghỉ việc riêng hưởng lương:

+ Bản thân kết hôn: nghỉ 3 ngày

+ Con kết hôn: nghỉ 1 ngày

+ Bố mẹ (kể cả bên vợ hoặc chồng) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết được nghỉ

+ Người lao động được nghỉ trước và sau khi sinh con cộng lại từ 4 đến 6 tháng

do Bộ lao động quyết định Nếu sinh đôi thì được nghỉ thêm 20 ngày

+ Lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày

60 phút trong thời gian làm việc vẫn hưởng đủ lương

-Đối với những trường hợp khác nghỉ ngày nào sẽ không được tính lương ngàyđó

2.1.2 Các hình thức trả lương và chế độ trả lương tại đơn vị thực tập.

2.1.2.1 Hình thức trả lương

a Đối với cán bộ công nhân viên:

Công ty hiện nay đang áp dụng hình thức trả lương theo thời gian Tiền lương trảtheo thời gian chủ yếu được áp dụng đối với những người làm công tác quản lý Cònđối với công nhân sản xuất chỉ áp dụng ở bộ phận máy móc là chủ yếu hoặc nhữngcông việc không thể tiến hành định mức một cách chặt chẽ và chính xác, hoặc vì tínhchất của sản xuất nếu thực hiện trả công theo sản phẩm sẽ không đảm bảo chất lượngsản phẩm, không đem lại hiệu quả thiết thưc Mặc dù vậy, hình thức trả lương này vẫnphải tuân theo quy luật phân phối lao động mà vấn đề đặt ra là phải chính xác đượckhối lượng công việc mà họ hoàn thành, đây là công việc rất khó bởi kết quả công việckhông thể đo lường một cách chính xác, chỉ có thể xác định một cách tương đối thôngqua bảng chấm công

Trang 24

Bảng chấm công được lập ra trong đó trực tiếp ghi tình hình làm việc của từngngười trong ngày theo quy định Cuối tháng, trưởng bộ phận trực tiếp tổng hợp côngcủa từng người sau đó gửi về phòng kế toán, lao động tiền lương là cơ sở tính lương,tính thưởng cho từng người Bảng chấm công phải công khai tại nơi quy định để mọingười có thể giám sát nhau nhằm tăng cường công tác quản lý về thời gian lao động.Đối với các trường hợp nghỉ việc do ốm đau, thai sản, tại nạn lao động đều phải cóchứng từ nghỉ việc của cơ quan có thẩm quyền như cơ quan y tế.

Quy trình thủ tục tính lương tại công ty:

+ Hàng ngày có nhân viên đi chấm công vào Bảng chấm công có sẵn

+ Dựa vào bảng chấm công sẽ lập lên bảng thanh toán lương đó là lương công typhải trả sau đó trừ đi các khoản giảm trừ (BHXH, BHYT) còn lại là số thực lĩnh

+ Sau bảng thanh toán lương nhân viên kế toán sẽ làm giấy đề nghị thanh toánlương lên Giám đốc công ty

+ Cuối cùng là làm phiếu chi lương để chi lương cho cán bộ công nhân viên

Tại công ty cổ phần cơ khí Tây Nội mức lương mỗi công nhân nhận được là khácnhau tùy vào thỏa thuận giữa công nhân với công ty Theo đó đơn giá tiền lương 1ngày công của mỗi công nhân khác nhau dao động từ 130.000 đến 180.000 VNĐ Mỗicông nhân được công ty trợ cấp tiền ăn trưa 30.000 VNĐ /1 người/1 ngày đối vớinhững ngày làm đủ công Phương tiện đi lại, liên lạc trong phạm vi công việc đượccông ty cung cấp và phí tổn này do công ty chịu trách nhiệm chi trả và không tính vàokhoản lương của người lao động

Công thức tính lương:

Đối với lao động không thuộc văn phòng:

Tiền lương phải trả Tổng số ngày công Đơn giá

1 người lao động = của người lao động x tiền lương

( theo tháng) ( theo tháng) 1 ngày công

Tiền lương phải trả Lương Các khoản Các khoản

Số thực lĩnh= người lao động + thêm - trích theo lương - tạm ứng

(theo tháng) giờ (BHXH,BHYT)

 Đối với nhân viên khối văn phòng: Công thức tính vẫn như khối lao động

trực tiếp tuy nhiên không tính thêm lương thêm giờ vì khối văn phòng không áp dụngchế độ hưởng lương thêm giờ.cụ thể ở công ty hiện nay là bộ phận kế toán Do tínhchất công ty mang tính gia đình và quy mô không lớn nên bộ phận kế toán hiện nay chỉgồm 2 người Trong đó kế toán trưởng Bà Phạm Thị Kim Trung đồng thời là thành

Trang 25

viên Hội đồng quản trị cho nên theo quyết định của công ty Bà Trung nhận được thùlao theo sự thống nhất riêng của Hội đồng Còn lại nhân viên kế toán Vương Thúy Anhnhận mức lương và chế độ theo thỏa thuận với công ty Bà Thúy Anh cũng được hạchtoán chấm công như các nhân viên còn lại, tuy nhiên 1 tháng chỉ làm việc 26 ngàycông.

*Ví dụ: Tính số tiền lương mà anh Nguyễn Văn Thạo được hưởng trong tháng1/2014 như sau:

Anh Thạo trong tháng 1/2014 làm được 22 công, tiền lương mỗi ngày công anhThạo nhận được là 150.000 VNĐ Tháng này anh Thạo làm thêm được 20 giờ tính ra là375.000 VNĐ Như vậy:

Tiền lương phải trả cho anh Thạo = 22 x 150.000 = 3.300.000 VNĐ

Các khoản trích theo lương:

+ BHXH = 3.300.000 x 8% = 264.000 VNĐ

+ BHYT = 3.300.000 x 1,5% = 49.500 VNĐ

Anh Thạo không có các khoản tạm ứng nào khác, Như vậy:

Số thực lĩnh của anh Thạo = 3.300.000 + 375.000 – (264.000 + 49.500)

= 3.360.840 VNĐ

b Đối với các thành viên Hội Đồng quản trị, Giám đốc:

Tại Điều 52 trong Điều lệ công ty cổ phần cơ khí Tây Nội đã quy định rõ về thùlao, tiền lương và lợi ích khác của thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc TổngGiám đốc như sau:

Công ty có quyền trả thù lao, tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, Giámđốc và người quản lý khác theo kết quả và hiệu quả kinh doanh

Trong trường hợp điều lệ công ty không có quy định khác thì thù lao, tiền lương

và lợi ích khác của các thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc được trả thù lao theoquy định sau đây:

-Thành viên Hội đồng quản trị được hưởng thù lao theo quy định và tiền thưởng.Thù lao công việc được tính theo số ngày công cần thiết hoàn thành nhiệm vụ củathành viên Hội đồng quản trị và mức thù lao mỗi ngày Hội đồng quản trị dự tính mứcthù lao của mỗi thành viên theo nguyên tắc nhất trí Tổng mức thù lao của Hội đồngquản trị do Đại cổ đông quyết định tại cuộc họp thường niên

-Thành viên hội đồng quản trị có quyền được thanh toán các chi phí ăn, ở, đi lại

và chi phí hợp lý khác mà họ chi trả khi thực hiện nhiệm vụ được giao

-Giám đốc được trả tiền lương và tiền thưởng Tiền lương của Giám đốc do Hộiđồng quản trị quyết định

Thù lao của thành viên Hội đồng quản trị và tiền lương của Giám đốc và ngườiquản lý khác được tính và chi phí kinh doanh của công ty theo quy định của pháp luật

Trang 26

về thuế thu nhập doanh nghiệp và phải được thể hiện thành mục riêng trong Báo cáo tàichính hàng năm của công ty, phải báo cáo Đại hội đồng cổ đông tại cuộc họp thườngniên.

2.1.2.2 Các chế độ khác về tiền lương tại đơn vị

a) Chế độ thưởng:Hiện nay ở công ty cổ phần cơ khí Tây Nội tạm thời chỉ có

chế độ thưởng Tết nguyên đán Ở chế độ này, mỗi cá nhân vào tháng cuối cùng củanăm (tháng 12 Âm lịch cuối năm) sẽ được thưởng thêm vào mỗi ngày làm việc một sốtiền (hệ số thưởng) từ 3.000 đến 11.000 VNĐ/ngày

b) Chế độ phụ cấp:

Tại công ty chế độ phụ cấp cho mỗi công nhân là 1 ngày sẽ được trợ cấp30.000VNĐ tiền ăn trưa Tuy nhiên khoản này công ty sẽ thanh toán trực tiếp cho nhàhàng phục vụ theo tháng

Trợ cấp BHXH: Đối với cán bộ công nhân viên nghỉ ốm đau theo quy định củaNhà nước, mức lương được thanh toán trong những ngày nghỉ ốm đau theo chế độ quyđịnh bằng 75% lương thỏa thuận đang hưởng

Đối với cán bộ công nhân viên được nghỉ bệnh nghề nghiệp, nghỉ thai sản trongtiêu chuẩn quy định thì mức lương được thanh toán trong những ngày nghỉ bằng 100%lương thỏa thuận đang hưởng và số tiền nghỉ ốm đau thai sản hàng tháng phòng kế toán

sẽ tập hợp và sau đó quyết toán với công ty BHXH thành phố Trên cơ sở giấy vàoviện, ra viện nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản công ty BHXH sẽ có trách nhiệmthanh toán hoàn lại công ty

c) Chế độ làm thêm giờ: ở chế độ này mỗi công nhân khi làm thêm giờ sẽ được

ghi lại số giờ làm thêm trong Bảng chấm công, cuối tháng sẽ tổng hợp lại số giờ làmthêm của mỗi người và tính ra số tiền công làm thêm giờ, số tiền này được cộng vàocũng số tiền được lĩnh của người lao động mà không bị trích BHXH, BHYT Tuynhiên, chế độ này chỉ được áp dụng đối với các cán bộ công nhân viên tham gia vàoquá trình tạo ra sản phẩm, không áp dụng với Giám đốc và nhân viên khối quản lý

Công thức tính lương làm thêm giờ:

Tiền làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương 1 ngày công : 8) x số giờ làm thêm 1tháng

Trong công thức này lấy đơn giá tiền lương 1 ngày công chia cho 8 bởi mỗi ngàycông ty làm việc trong giờ hành chính là 8 tiếng

Ví dụ: ở ví dụ đã nêu ở trên, anh Thạo nhận được tiền lương 1 ngày công là150.000 VNĐ, trong tháng 1 trong Bảng chấm công anh làm thêm được 20 giờ Như

Trang 27

vậy số tiền lương làm thêm của anh Thạo trong tháng 1/2014 sẽ là:150.000 : 8 x 20 =375.000 VNĐ

d) Các chế độ khác

Tại công ty hiện nay, đối với trường hợp công nhân ngừng việc, đối với nghỉ hẳnthì chỉ thanh toán lương đến hết ngày làm cuối cùng của công nhân đó, hiểu đơn giản làcông ty hoạt động theo nguyên tắc làm ngày nào trả lương ngày đó Còn đối với nghỉ

do ốm đau, thai sản,…thì phải có giấy tờ chứng nhận và số tiền chế độ sẽ được chi trảtheo hợp đồng

Đối với trường hợp làm hỏng hóc sản phẩm hoặc thiết bị hay có những hành vi viphạm quy định của công ty thì sẽ chịu các chế độ phạt riêng theo thống nhất của Hộiđồng công ty

2.1.3 Kế toán chi tiết tiền lương

2.1.3.1 Chứng từ sử dụng

 Chứng từ sử dụng theo dõi số lượng lao động

Công ty theo dõi danh sách lao động trực tiếp vào bảng chấm công

Mỗi nhân viên được tuyển dụng sẽ có thời gian thử việc trước khi được nhận vào làmchính thức nếu đạt yêu cầu công việc của công ty

Nhân viên được nhận vào làm chính thức sẽ nhận được quyết định tuyển dụng chínhthức của Giám đốc công ty và có Hợp đồng lao động

Và một bên là Ông/Bà:VƯƠNG THÚY ANH….Quốc tịch:Việt Nam

Sinh ngày 18 tháng 02 năm …1990……… tại…Hà Nội……… Nghề nghiệp:………

Ngày đăng: 24/03/2023, 16:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w