1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP

14 4K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 50,48 KB

Nội dung

Chương 3: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP 3.1 Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm của doanh nghiệp 3.1.1 Mục đích của việc xác định địa điểm - Mục đích là tìm thêm những địa điểm mới để xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, đại lý, của hàng mới,… tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi sau này và góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. - Địa điểm xây dựng doanh nghiệp có ảnh hưởng lâu dài đến hoạt động và lợi ích của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội và dân cư trong vùng, góp phần củng cố và thúc đẩy doaanh nghiệp phát triển. - Một số lựa chọn của doanh nghiệp khi tiến hành xác định địa điểm: + Mở thêm các doanh nghiệp, chi nhánh, phân xưởng,… mới ở các địa điểm mới, trong khi vẫn duy trì năng lực hiện có. + Mở thêm, đồng thời tăng qui mô sản xuất của doanh nghiệp. + Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng sản xuất mới. 3.1.2 Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm - Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc với khách hàng, nâng cao khả năng thu hút khách hàng, thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường mới, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển,tăng doanh thu và lợi nhuận. - Xác định địa điểm doanh nghiệp là biện pháp quan trọng giảm giá thành sản phẩm. - Tạo ra một trong những nguồn lực mũi nhọn của doanh nghiệp vì đã xác định, lựa chọn những khu vực có điều kiện tài nguyên, môi trường kinh doanh thuận lợi và khai thác tốt các lợi thế mang lại.  Việc xác định địa điểm của doanh nghiệp có ý nghĩa chiến lược, rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, nếu lựa chọn không phù hợp sẽ rất khó sửa chữa, tốn kém nhiều chi phí và thời gian. 3.2 Các Bước Tiến Hành Chọn Địa Điểm Bước 1. Xác định khu vực địa điểm - Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm của doanh nghiệp. - Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến địa điểm doanh nghiệp - Xây dựng những phương án định vị khác nhau: + Đối với doanh nghiêp sản xuất công nghiệp: giảm tối thiểu các khoản chi phí. + Đối với doanh nghiệp dịch vụ, các cửa hàng bán lẻ: tăng tối đa thu nhập. + Đối với các kho hàng, kho phân phối: giảm phí tổn và nâng cao tốc độ giao hàng.  Tối đa hóa lợi nhuận. Bước 2. Xác định địa điểm cụ thể - Tính toán các chỉ tiêu về mặt kinh tế, lượng hóa các yếu tố có thể hoặc đánh giá đầy đủ về mặt định tính các yếu tố dựa trên các chuẩn mực đã đề ra. - Liên quan đến đất đai, mặt bằng, điều tra, khảo sát, thiết kế, dự toán công trình, tổ chức xây lắp và hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết. 3.3 Các Nhân Tố ảnh Hưởng Đến Việc Chọn Địa Điểm 3.3.1 Các điều kiện tự nhiên + Địa hình + Địa chất + Khí tượng, thủy văn + Tài nguyên + Môi trường sinh thái  Đảm bảo doanh nghiệp hoạt động bình thường, không ảnh hưởng đến kết cấu xây dựng và môi trường sinh thái 3.3.2 Các điều kiện xã hội + Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương: dân số, dân sinh, phong tục tập quán, các chính sách phát triển kinh tế, thái độ của chính quyền, khả năng cung cấp lao động, thái độ và năng suất lao động + Các hoạt động kinh tế của địa phương: Nông nghiệp, công nghiệp, buôn bán, khả năng cung cấp lương thực thực phẩm và dịch vụ. + Trình độ văn hóa, kỹ thuật: Số học sinh - sinh viên, số kỹ sư, công nhân lành nghề, các cơ sở văn hóa vui chơi, giải trí. + Cấu trúc hạ tầng của địa phương: “điện - đường - trường - trạm”, hệ thống giáo dục, nước sinh hoạt, khách sạn, nhà ở,…  Tranh thủ sự đồng tình của chính quyền cơ sở và người dân. 3.3.3 Các nhân tố kinh tế 3.3.3.1Gần thị trường tiêu thụ - Các doanh nghiệp dịch vụ: khách sạn, bệnh viện, trạm thông tin nhiên liệu, vận tải hành khách, cửa hàng,… - Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng khó vận chuyển như hoa tươi, cây cảnh, hàng đông lạnh, cồng kềnh, dễ vỡ, dễ thối,… - Các doanh nghiệp mà sản phẩm tăng trọng trong quá trình sản xuất như rượu, bia, nước giải khát,… 3.3.3.2 Gần nguồn nguyên liệu - Chủng loại, số lượng và qui mô nguồn nguyên liệu - Chất lượng và đặc điểm của nguyên liệu + Các doanh nghiệp mà sản phẩm giảm trọng trong quá trình sản xuất: + Các doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu tại chỗ, nguyên liệu tươi sống: 3.3.3.3 Nhân tố vận chuyển - Chi phí vận chuyển chiếm đến 25% giá bán, nhất là các sản phẩm cồng kềnh, trọng lượng lớn và khó bảo quản trong quá trình vận chuyển. - Bao gồm chi phí vận chuyển nguyên vật liệu đến nơi sản xuất và sản phẩm đến nơi tiêu thụ. 3.3.3.4 Gần nguồn nhân công - Nguồn nhân công tại địa phương và từ nơi khác. - Giá thuê nhân công chưa phải là yếu tố quyết định. - Thái độ làm việc và năng suất là yếu tố quan trọng hàng đầu. 3.4 Các Phương Pháp Xác Định Địa Điểm 3.4.1 Phương pháp cho điểm có trọng số Các bước thực hiện: 1. Lập bảng kê các yếu tố ảnh hưởng cần xem xét 2. Xác định trọng số cho từng yếu tố tùy theo mức độ quan trọng của nó đối với mục tiêu của doanh nghiệp. 3. Xác định thang điểm: 1 -> 10 hoặc 1 -> 100. 4. Ban lãnh đạo tiến hành cho điểm theo thang điểm đã qui định. 5. Lấy số điểm của từng yếu tố nhân với trọng số của nó. Tổng số điểm đạt được của từng địa điểm được đưa ra so sánh. 6. Kết luận về địa điểm được lựa chọn với số điểm tối đa. Nếu chưa kết luận được thì có thể tiến hành thêm các tính toán định lượng. Ví dụ 1: Một doanh nghiệp thủy sản cần lựa chọn một địa điểm để xây dựng nhà máy. Doanh nghiệp đang cân nhắc việc lựa chọn một trong 2 địa điểm thuộc hai tỉnh X và Y. Sau quá trình điều tra, dùng phương pháp cho điểm có trọng số để so sánh hai địa điểm này, các chuyên gia đánh giá hai điểm như sau: Yếu tố Trọng số Điểm số Điểm có trọng số X Y X Y Nguyên liệu 0,30 75 60 22,5 18,0 Thị trường 0,25 70 60 17,5 15,0 Nhân công 0,20 75 55 15,0 11,0 Năng suất lao động 0,15 60 90 9,0 13,5 Kinh tế-xã hội 0,10 50 70 5,0 7,0 Tổng số 1,00 69,0 64,5 Qua kết quả tính toán trên, ta nên chọn địa điểm X để xây dựng nhà máy vì có tổng số điểm đánh giá cao hơn địa điểm Y. 3.4.2 Phương pháp điểm hòa vốn - Phương pháp này xét đến mối quan hệ giữa chi phí và sản lượng. - Các phương trình xác định điểm hòa vốn: y 1 = ax (1) y 2 = bx + c (2) Trong đó: + a: giá bán một sản phẩm (đ/cái) + b: Biến phí tính cho một sản phẩm (đ/cái) + c: Định phí tính cho 1 năm (đ/năm) + x: Số sản phẩm bán ra trong một năm (cái/năm)  Địa điểm của doanh nghiệp có tác động rất lớn đến định phí và biến phí  sử dụng phương trình 2 để xác định địa điểm của doanh nghiệp. Ví dụ 2: Doanh nghiệp A cần một một địa điểm để xây dựng nhà máy sản xuất máy công nghiệp loại nhỏ. Có 3 địa điểm được đưa ra để điều tra, tính toán và so sánh là X, Y, Z theo bảng sau: Địa điểm Định phí hàng năm Biến phí một sản phẩm X 300 0,75 Y 600 0,45 Z 1.100 0,25 Doanh nghiệp A nên chọn địa điểm nào để xây dựng nhà máy? Trường hợp 1: Khi công suất đã được xác định Dự kiến doanh nghiệp A sản xuất 2000 sản phẩm/ năm. Khi đó: y X = 0,75*2000 + 300 =1.800 triệu đồng y Y = 0,45*2000 + 600 = 1.500 triệu đồng y Z = 0,25*2000 + 1.100 = 1.600 triệu đồng  Địa điểm Y có chi phí nhỏ nhất  nên chọn Y để xây dựng nhà máy. Trường hợp 2: Khi công suất chưa được xác định: - Sử dụng phương trình tổng chi phí của 3 địa điểm và vẽ sơ đồ của chúng lên đồ thị: y X = 0,75*x + 300 y Y = 0,45*x + 600 y Z = 0,25*x + 1.100 [...]... công suất nhỏ hơn 1.000 sản phẩm/năm thì ta nên chọn địa điểm X + Nếu công suất từ 1.000 đến 2.500 sản phẩm/năm thì ta nên chọn địa điểm Y + Nếu công suất lớn hơn 2.500 sản phẩm/năm thì ta nên chọn địa điểm Z 3.4.3 Phương pháp tọa độ một chiều - Đối với các doanh nghiệp đã có sẵn một số nhà máy sản xuất nằm trên một trục nào đó, nay muốn chọn một địa điểm để xây thêm một nhà máy mới  Cần phối hợp các... (mỗi hộp số nặng 80 kg) nhà máy muốn tìm một địa điểm trên quốc lộ 1A để lập một kho phân phối Kho này nên đặt ở đâu? 3.4.4 Phương pháp tọa độ hai chiều - Đối với các doanh nghiệp có các cơ sở, nhà máy sản xuất không nằm trên một trục mà vị trí của chúng phân tán nhiều nơi  Dùng phương pháp tọa độ hai chiều có xét tương quan vận chuyển hàng hóa để xác định địa điểm nhà máy mới Công thức tính tọa độ nhà... thức tính tọa độ nhà máy mới: Cx = ∑Widix/W Cy = ∑Widiy/W Trong đó: + Cx: Tọa độ x của nhà máy mới + Cy: Tọa độ y của nhà máy mới + dix: Tọa độ x của nhà máy i hiện có + diy: Tọa độ y của nhà máy i hiện có + Wi: Lượng vận chuyển đến nhà máy i + W: Tổng lượng vận chuyển đến tất cả các nhà máy i Ví dụ 4: Kho hàng phân phối của nhà máy sản xuất thức ăn nuôi tôm A được đặt ở tọa độ (48; 52) và cung cấp hàng... chọn một địa điểm để xây thêm một nhà máy mới  Cần phối hợp các nhà máy hiện có với nhà máy mới  Dùng phương pháp tọa độ một chiều để xét tương quan vận chuyển giữa các nhà máy cũ và mới - Công thức xác định tọa độ: L = ∑Widi/W Trong đó: L: Tọa độ cơ sở mới (km) Wi: Lượng vận chuyển đến cơ sở i (I = 1, 2, 3,…,n) di: Tọa độ cơ sở i (km) so với tọa độ gốc (nhà máy) W: Tổng lượng vận chuyển phải chở đến... các đại lý được ghi nhận như sau: Các đại lý 1 2 3 4 5 Tọa độ (x;y) (38;25) (68;45) (31;72) (58;55) (78;34) Lượng vận chuyển/tháng 200 300 400 100 100 Nếu anh/chị là giám đốc công ty, anh/chị có quyết định xây kho mới để thay thế kho hiện hữu hay không? . Chương 3: XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP 3. 1 Mục đích và tầm quan trọng của việc xác định địa điểm của doanh nghiệp 3. 1.1 Mục đích của việc xác định địa điểm - Mục đích. gian. 3. 2 Các Bước Tiến Hành Chọn Địa Điểm Bước 1. Xác định khu vực địa điểm - Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các phương án xác định địa điểm của doanh nghiệp. - Xác định. Đóng cửa doanh nghiệp ở một vùng và chuyển sang vùng sản xuất mới. 3. 1.2 Tầm quan trọng của việc xác định địa điểm - Xác định địa điểm doanh nghiệp hợp lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp xúc

Ngày đăng: 15/04/2014, 21:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w