HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HO CHf MINH
Tổng quan đề tài khoa học cấp Bộ năm 2003
NÂNG CAO Si HIỆU QUÁ QUẦN LÝ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VƠÍ KINH TẾ TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH
Cơ quan chủ trì : Phân viện TP.Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm đề tài : PGS.TS Hễ Trọng Viện Thư ký đê tài : Ths Phạm Chí Thành
Tháng 9 năm 2004
Trang 2
PHAN MG ĐẦU
1 Tính cấp thiết cuả đề tài
Đường lối đổi mới, phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phẩn theo định hướng XHCN ở nước ta đã tạo nên sự chuyển biến cơ bản, toàn
diện, sâu sắc với những thành tựu hết sức to lớn về sẩn xuất và đời sống
Trong đó, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, đóng góp ngày càng lớn vào
kết quả phát triển chung của nền kinh tế Chỉ tính riêng trong 2 năm (2000-
2001) sau khi có Luật Doanh nghiệp ra đời, cả nước có 35.457 doanh nghiệp
tư nhân mới đăng ký kinh doanh với số vốn 40.455 tỷ đổng, nâng tổng số
doanh nghiệp tư nhân (thời điểm đầu năm 2002) lên 74.393 doanh nghiệp
với tổng số vốn đầu tư chiếm 24,3% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội Tính đến dau thang 9/2003 số doanh nghiệp tư nhân có tới 72.601 với số vốn
khoảng 9,5 tỷ USD Khu vực kinh tế tư nhân đóng góp 42,3% GDP (trong khi khu vực doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 39% GDP), đóng góp 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm (không kể nông - lâm - ngư
nghiệp) khoảng 25% chỗ làm việc trong tòan bộ doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế
Quan điểm về sự tổn tại, phát triển lâu dài của kinh tế tư nhân nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nhằm phát huy vai trò tích cực của nó
đã được Dang ta xác định ngày một rõ hơn Văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng (tháng 4-2001) ghi rõ:”Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế quốc dân; phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến
Trang 3Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX (tháng 3/2002) tiếp tục khẳng định sự tổn tại lâu đài và vai trò to lớn của kinh tế tư nhân trong đường lối chiến
lược phát triển nền kinh tế thị trường với cơ cấu nhiều thành phần, định
hướng XHCN ở nước ta
Đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa với cơ cấu nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tham gia (mà kinh tế tư nhân là bộ phận quan
trọng) chính là nhằm giải phóng tiểm năng, nguồn lực trong tòan xã hội, huy động rộng rãi các yếu tế sản xuất ở mỗi vùng, địa phương nhằm đẩy mạnh
sản xuất, tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh
Thành phố Hồ Chí Minh là địa bàn có khu vực kinh tế tư nhân lớn nhất
cả nước về số lượng doanh nghiệp (chiếm 30%), quy mô đầu tư cũng như
truyền thống năng động trong sản xuất kinh đoanh Những năm qua, kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hề Chí Minh đã góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của nên kinh tế, đóng góp khoảng 36% GDP của thành phố, giải quyết hàng ngàn chỗ làm việc, góp phần ổn định kinh tế - xã hội (Đến
nay, thành phố Hồ Chí Minh có 33.198 đoanh nghiệp tư nhân đăng ký kinh
doanh với tổng số vốn đăng ký: 35.727 tỷ đồng và hơn 276.000 hộ kinh doanh cá thể)
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, đóng góp ấy, kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, tiêu cực như:
- Chưa huy động, tận dụng hết tiểm năng, nguồn lực (vốn, cơ sở vật chất,
lực lượng lao động, tri thức quản lý, các ngành nghề ) cho đầu tư phát
triển
- Cơ cấu đầu tư chưa hướng mạnh vào lĩnh vực sản xuất, thiên về kinh
Trang 4- Cdn nhiéu hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh như: trốn thuế, lậu thuế, cạnh tranh không lành mạnh, kinh doanh phi pháp
Tình hình đó đang rất cần có sự nghiên cứu, khảo sát đánh giá về mặt quản lý nhà nước nhằm tìm kiếm phương hướng, giải pháp thích hợp va kha thi nhất là về kiểm soát, hướng dẫn để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân ở
thành phố Hồ Chí Minh thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển, đáp ứng yêu
cầu và mục tiêu đã định
Đề tài nghiên cứu này chính là nhằm góp phân thực hiện vấn để dang
đặt ra như nói trên
2 Tình hình nghiên cứu về đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố về việc tổ chức, quản
lý nhằm phát huy vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển nền
kinh tế theo con đường XHCN, mà để tài này có thể tham khảo, kế thừa
như:
- Diệu Hương, Dương Tiểu Lâm: Khu vực kinh tế tư nhân Trung Quốc,
chính sách, quá trình phát triển và những trở ngại trước mắt-Tạp chí
nghiên cứu kinh tế, số 287, tháng 4/2002
- Kinh tế tư nhân, bộ phận cấu thành của nền kinh tế định hướng Xã
hội chủ nghĩa — Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, số 3/2002
Trang 5hóa
trên
Sự tổn tại và phát triển tất yếu của kinh tế tư nhân ở Việt Nam - Tạp
chí phát triển kinh tế, số 149, tháng 3/2003
GS TS Hồ Văn Vĩnh (chủ biên): Kinh tế tư nhân và quản lý nhà nước
đối với kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay NXB Chính trị quốc gia H.2003
Để tài khoa học cấp nhà nước Chủ nhiệm: GS.TS Nguyễn Thanh
Tuyển: Sở hữu tư nhân, kinh tế tư nhân và các loại hình kinh tế tư
nhân: Bản chất, vị trí, vai trò của nó trong nên kinh tế thị trường định
hướng XHCN ở Việt Nam
TS.Hà Huy Thành (chủ biên): Thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ và tư
bản tư nhân, lý luận và chính sách NXB Chính trị quốc gia H.2002 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh: Dự thảo chương trình phát
triển kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố
Hồ Chí Minh tháng 4/2002 v.v
Tuy nhiên, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân trên địa bàn thành phố Hỗ Chí Minh nhằm tìm giải pháp
thích hợp, khả thi để phát huy vai trò tích cực của nó, thúc đẩy sản xuất hàng
phát triển ở khu vực và cả nền kinh tế Đây chính là cái mới về mặt
khoa học và là sự đóng góp (về nhận thức và thực tiễn) của công trình nghiên cứu này
3 Mục tiêu của để tài:
Đánh giá đúng thực trạng về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong mơi trường, hồn cảnh hoạt động
Trang 6Đề xuất phương hướng và giải pháp thích hợp, khả thi nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quán lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân, phát huy vai trò
tích cực của nó, thúc đẩy sản xuất phát triển, vì sự nghiệp dân giàu, nước
mạnh trên địa bàn thành phố và cả nước
4 Giới han và pham vỉ nghiên cứu
Chủ để ”Quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ” có tầm rộng lớn, sâu sắc cả về mặt nhận thức lý luận, quan điểm, đường lối lẫn phạm vi thực
tiễn cÂn khảo sát, phân tích Song do khả năng, điều kiện và kinh phí thực
hiện, để tài này xin giới hạn phạm vi nghiên cứu: Đối tượng khảo sát, phân
tích là doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần,
hộ sản xuất kinh doanh cá thể hoạt động trên địa bàn thành phố Hê Chí
Minh, không để cập đến lĩnh vực nông nghiệp Góc độ nghiên cứu, xem xét chú trọng về mặt tổ chức quản lý, tìm giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước nhằm phát huy vai trò tích cực của kinh tế tư nhân thúc
đẩy sản xuất hàng hóa phát triển theo con đường kinh tế thị trường định
hướng XHCN
5 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp phổ biến của chủ nghĩa Mác-Lênin như duy vật
biện chứng, phân tích và tổng hợp, trừn tượng hóa khoa học để tài này chú
trọng sử dụng các phương pháp: phân tích thống kê, điều tra khảo sát thực
tế, so sánh - suy lý - dự báo
6 Cái mới về mặt khoa học của công trình nghiên cứu này là:
- Góp phần làm sáng tổ sâu sắc hơn (bằng lý luận và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh) về sự tổn tại tất yếu, lâu dài và vai trò to lớn, hết
Trang 7trường định hướng XHCN Từ đó, khẳng định sự cần thiết phải tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phát huy vai trò đó
của kinh tế tư nhân
- Từ phân tích thực trạng kinh tế tư nhân thành phố Hổ Chí Minh, rút
ra những vấn để cần giải quyết về mặt quản lý nhà nước, cùng với
những kiến nghị có căn cứ xác đáng, có ý nghĩa phổ quát cho việc
cải tiến quản lý nhà nước đối với kinh tế tứ nhân như: Không nên tiếp cận đối tượng quản lý ở đây theo sự phân định thành phần kinh tế, mà thay bằng khu vực kinh tế tư nhân Không nên (và không thể) phân định thành phần kinh tế cá thể, tiểu chú và thành phần kinh tế tư bản tư nhân mà nên gộp chung là kinh tế tư hữu (hay kinh tế tư nhân) Không phải kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là “nên
tang” mà là Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo đối với sự phát triển
nền kinh tế thông qua lực lượng vật chất của nhà nước và quyên lực
hành chính của Nhà nước, trong đó kinh tế tư nhân là lực lượng cơ
bản tạo lập nền tầng của nền kinh tế quốc dân v.v
- Những giải pháp được tác giả để xuất về cải tiến quản lý nhà nước
đối với kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh là có căn cứ khoa học tin cập, thiết thực, khả thi và có thể phù hợp , cần thiết cho nhiều
địa phương trên cả nước
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục các bảng số liệu thống kê, nội dung chính của để tài được trình bày qua 3
Trang 8Chương I: Kinh tế tư nhân, vai trò của nó và sự cần thiết nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước ở thành phố Hồ Chí
Minh
1 Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần định
hướng XHCN Ở nước ta
1.1 Kinh tế tứ nhân, tính tất yếu khách quan và quan điểm của Dang ta về sự tổn tại, phát triển kinh tế tư nhân
1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp phát triển nên kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN ở nước ta
2 Kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh trong sự phát triển kinh tế, xã
hội dudi su quan lý của Nhà nước
Chương II: Thực trạng về quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh và những vấn đề đang đặt ra
1 Đặc điểm về lịch sử và môi trường kinh tế - xã hội quan hệ đến quản
lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh
2 Thực trạng về quản lý nhà nước đối với hoạt động của kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh và nguyên nhân của nó
3 Những vấn để đang đặt ra cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý, để phát huy vai trò của kinh tế tư nhân thúc đẩy sản xuất và đời sống phát triển
Chương III: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân thúc đẩy kinh tế
- xã hội phát triển trên địa bàn Tp Hê Chí Minh (đến
Trang 93
Quan điểm và mục tiêu cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh (đến năm 2005 và 2010)
Phương hướng cơ bản về cải tiến, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản
lý nhà nước đối với kinh tế tư nhân ở thành phố Hồ Chí Minh
Trang 10CHUONG 1
KINH TE TU NHAN, VAI TRO CUA NO VA SU CAN THIET
NANG CAO HIEU LUC, HIEU QUA QUAN LY NHA NUGC
Ở TP HỒ CHÍ MINH
1 Kinh tế tư nhân trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
định hướng XHCN
1.1 Kinh tế tử nhân, tính tất yếu khách quan và quan điểm của Đẳng
ta về sự tôn tại, phát triển kinh tế tư nhân
Có nhiều cách tiếp cận, và theo đó, có nhiều quan điểm khác nhau
về kinh tế tư nhân; Đề tài này quan niệm như sau:
Kinh tế tứ nhân là tổng thể các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ra đời
và tổn tại trên cơ sở sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, bao gồm kinh tế
cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân Nó tổn tại dưới các hình thức tổ chức
kinh tế được thành lập hợp pháp, có tử cách pháp nhân, đăng ký sẵn xuất
kinh doanh ở những lĩnh vực, ngành nghề nhất định, như: doanh nghiệp tư
nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh cá thể, v.v
Sự tôn tại và phát triển kinh tế tứ nhân ở nước ta hiện nay là một tất
yếu khách quan, hợp quy luật Đó là do:
- Yêu cầu của quy luật: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất Mà ở nước ta biện nay, trình độ lực
Trang 11tế với trình độ xã hội hóa khác nhau C.Mac đã từng chỉ rõ rằng: không
thể tùy tiện xóa bỏ một quan hệ sản xuất nào đó khi lực lượng sẵn xuất
chưa đòi hỏi Đại hội lần thứ VI của Đảng ta cũng khẳng định:”Lực lượng
sản xuất không chỉ bị kìm hãm khi quan hệ sản xuất lạc hậu, mà nó cũng
bị kìm hãm khi quan hệ sản xuất bị đẩy lên vượt trước yêu cầu của lực
lượng sản xuất ”; Qua đó khẳng định sự tổn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta
- Đặc trưng của thời kỳ quá độ là thời kỳ cùng tổn tại lâu dài và
đấu tranh chuyển hóa lẫn nhau giữa những yếu tố, thành phần, bộ phận của nên kinh tế cũ, tư hữu, với những yếu tố, thành phần, bộ phận của nên kinh tế mới xây dựng, công hữu Nên kinh tế tư nhân là thành tố
quan trọng, không thể thiếu của nền kinh tế thời kỳ quá độ nước ta
- Sự tổn tại khách quan của kinh tế hàng hóa cùng với xu thế và đặc điểm thời đại về mở rộng kinh tế quốc tế là môi trường và điểu kiện cho kinh tế tí nhân phát huy các ưu thế, hiệu quả của mình cho nền kinh tế,
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà
Đêng thời, mặt khác sự tổn tại và phát triển kinh tế tư nhân ở nước
ta còn là một đòi hỏi bức thiết của thực tiễn xây dựng, phát triển đất
nước, đó là nhằm: huy động rộng rãi tiểm năng, nguồn lực trong tòan xã hội (nhất là về vốn đầu tư, lực lượng lao động, tư liệu sản xuất, các ngành
nghề, ) cùng với kinh nghiệm quản lý, tính năng động, nhạy bén, linh
hoạt, sáng tạo của kinh tế tư nhân, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động,
đóng góp cho ngân sách nhà nước thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh”
Trang 12Trong thực tế lịch sử, kinh tế tư hữu ra đời, tổn tại và phát triển liên
tục qua hàng triệu năm, từ khi loài người ra khỏi “xã hội bầy, đàn”, cho
đến nay và chắc chắn còn rất lâu nữa, nó vẫn là lực lượng cơ bản của sự tiến hóa nhân loại mà chưa có gì thay thế được Điều đó bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của mỗi con người, mỗi thời đại là lợi ích vật chất - vừa là
mục tiêu vừa là điều kiện, động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội Bởi
một chân lý giản đơn là không ai có thể sống bằng không khí và nước lã mà không cần đến lợi ích vật chất, không cần chiếm hữu của cải vật chất
cho minh (!)
Chính sự tìm kiếm, tranh giành của cải vật chất (vào cuối xã hội cộng sản nguyên thủy) đã làm xuất hiện chế độ tư hữu, mà gia đình là tế
bào đặc trưng của nó, đưa đến sự phân hóa xã hội thành những bộ phận,
tầng lớp, giai cấp khác nhau Sự mâu thuẫn đối kháng nhau về lợi ích là cơ sở của đấu tranh giai cấp và sự xuất hiện nhà nước làm công cụ bảo vệ lợi ích của giai cấp nắm thế lực thống trị trong xã hội Mâu thuẫn và đấu tranh lẫn nhau giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị (mà nguồn gốc bên trong là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất - hạt
nhân của nó là chế độ sở hữu) đưa đến các cuộc cách mạng xã hội, hình
thành các phương thức sản xuất kế tiếp nhau: chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa
Như vậy, sở hữu tư nhân và kinh tế tư nhân đã, đang và sẽ còn là nên tảng của các nền kinh tế Đến nay, nó vẫn chưa hết vai trò lịch sử, chưa thể xóa bỏ hay thay thế bằng một cái gì khác!
Trước đây, do nhận thức sai lầm về mô hình CNXH và con đường
tiến lên CNXH ở Việt Nam nên Đảng ta đã từng để ra đường lối xây
dựng CNXH với chủ trương “công hữu hóa, xóa bó tư hữu”, coi tư hữu,
Trang 13kinh tế tư nhân là “phi chủ nghĩa xã hội ” là đối tượng của cách mạng
XHCN cần phải cải tạo, loại bỏ
Thời kỳ 1954-1975, công cuộc cải tạo XHCN và xây dựng cơ sở vật
chất cho CNXH ở Miễn Bắc đồng thời làm hậu phương lớn cho tiển tuyến lớn Miễn Nam, với cơ chế quản lý tập trung, hành chính, bao cấp, kinh tế
tư nhân gần như không được phép tổn tại Đến năm 1960, Miễn Bắc cơ
bản hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp Ruộng đất, trâu bò, nông cụ của
các hộ gia đình đều trở thành sở hữu tập thể, chỉ được giữ lại 5% gọi là
“đất rau” Nhưng trên thực tế, 5% đất rau này lại đáp ứng 70% đời sống
thu nhập của các hộ gia đình, trong khi sản xuất nông nghiệp đi vào sa
sút
Thời kỳ 1975-1986, Miễn Nam được giải phóng, công cuộc cải tạo
XHCN được tiến hành quyết liệt “xóa - chuyển”, đến năm 1978 tòan bộ
giai cấp tư sản ở Miễn Nam đã bị xóa bỏ, đồng thời đẩy mạnh tập thể
hóa nông nghiệp Mặc dù vậy, các hình thức sản xuất, buôn bán của tư nhân vẫn lén lút thực hiện dưới dạng “kinh tế ngầm”
Nhìn chung, chính đường lối kinh tế mang nặng tính chủ quan, nóng vội muốn sớm có CNXH một cách duy ý chí, vi phạm quy luật khách
quan - nhất là quy luật: Quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ phát
triển của lực lương sản xuất - đã triệt tiêu động lực sản xuất, đưa đất nước vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng, đòi hỏi tất yếu phải
đổi mới
Từ đường lối đổi mới (Đại hội VI của Đảng, 1986) nhất là đổi mới tư duy lý luận về mô hình CNXH và con đường tiến lên CNXH ở Việt Nam
với tinh thần khoa học và cách mang, Dang ta chủ trương: Xây dựng và
phát triển nền kinh tế hàng hóa định hướng XHCN với cơ cấu nhiều hình
Trang 14thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế tham gia Trong đó, kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo và cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế nước nhà; kinh tế tư nhân (bao gồm kinh tế cá
thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân) là bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tổn tại lâu dài, bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt đối xử, quan hệ với các thành phẩn kinh tế khác
trong cơ chế thị trường bằng hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, được tự do
đầu tứ họat động kinh doanh theo pháp luật, không bị giới hạn về quy
mô, địa bàn, trình độ công nghệ, được nhà nước tạo điều kiện và khuyến
khích phát triển trong lĩnh vực sản xuất có lợi cho quốc kế dân sinh mà pháp luật không cấm để làm giàu cho mình và cho đất nước
Quan điểm đó được thể hiện trong Nghị quyết hội nghị BCH TW lần 5 Khóa IX (tháng 3/2002) của Đảng :” Kinh tế tư nhân là bộ phận cấu thành quan trọng của nên kinh tế quốc dân Phát triển kinh tế tư nhân là vấn để chiến lược lâu dài trong phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
định hướng xã hội chủ nghĩa”
Nhờ vậy, trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật Doanh nghiệp
ra đời (tháng 01/2000), kinh tế tư nhân đã có bước tăng trưởng lớn Số
lượng doanh nghiệp tư nhân đăng ký của cả nước tăng nhanh qua các
năm: Năm 1991: 132 doanh nghiệp, năm 1999: 42.393 doanh nghiệp, đến
tháng 10/2001: 66.780 doanh nghiệp và đến cuối năm 2003 là khoảng
120.000 doanh nghiệp “”, Riêng số doanh nghiệp tử nhân được thành lập
mới từ sau khi có luật doanh nghiệp là 46.185 doanh nghiệp với số vốn đăng ký: 54.737 tỷ VNĐ Hiện nay, kinh tế tư nhân đóng góp 42% GDP
toàn xã hội (trong khi doanh nghiệp nhà nước là 39%), chiếm 56,3% tổng
Trang 15số lao động có việc làm thường xuyên của toàn xã hội, chiếm 20% tổng thu ngân sách Nhà nước, chiếm 30% kim ngạch xuất nhập khẩu (Số liệu
Tổng cục thống kê năm 2001) Tiểm năng phát triển kinh tế tư nhân hiện
còn rất lớn, cả về nguồn vốn đầu tư, lao động, ngành nghề, quan hệ thị trường (ước tính nguồn vốn tư nhân có thể huy động còn khoảng 8 tỷ
USD, chưa kể mỗi năm thân nhân gửi về nước 2,4 tý USD)
Theo tinh thần đó, các ngành, các địa phương thực hiện nhất quán
chính sách đối với kinh tế tư nhân, tạo lập môi trường và điểu kiện thuận lợi, an toàn, tin cậy, hấp dẫn để thu hút các nguồn đâu tư (cả ở trong và ngòai nước) phù hợp với yêu cầu, khả năng, hoàn cảnh cụ thể của mình
để thúc đẩy sản xuất phát triển, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng
trưởng và phát triển kinh tế - xã hội theo phương hướng và mục tiêu đã
định
Dĩ nhiên, bên cạnh mặt tích cực đóng góp, kinh tế tư nhân cũng đễ gây ra những mặt tiêu cực, hạn chế như chạy theo lợi nhuận tối đa bất chấp thủ đoạn, phương tiện, trốn thuế, lậu thuế, kinh doanh hàng gian,
hàng giả gây tổn hại đối với môi trường văn hóa xã hội và môi trường sinh thái v.v nên rất cần tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước (các cấp, các cơ quan chức năng) bằng các công cụ quản lý vĩ
mô như luật pháp, chính sách, kế hoạch với các phương pháp: hành
chính, kinh tế, tư tưởng để kinh tế tư nhân họat động lành mạnh, đúng
hướng, thực hiện mục tiên chung mà Đẳng và Nhà nước đề ra
1.2 Vai trò của kinh tế tư nhân trong quá trình phát triển nên kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần định hướng XHCN
Để làm nên sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh
sản xuất hàng hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã định, không thể
Trang 16không quan tâm huy động và phát triển kinh tế tư nhân - bộ phận quan
trọng cấu thành nền kinh tế thị trường định hướng XHCN :
Kinh tế tư nhân có vai trò to lớn trong việc: huy động nguồn vốn đâu tư rộng rãi trong nhân dân cho phát triển sản xuất, tạo ra nhiều của cải
hàng hóa cho xã hội, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm và đời sống cho người lao động, tạo động lực và môi trường cạnh tranh sống động, linh hoạt, sáng tạo cho sự phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa các ngành sản xuất và thực hiện đường lối “chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế”
Vai trò đó của kinh tế tư nhân được thể hiện trên các mặt cụ thể như
sau:
1.2.1 Huy động nguôn vốn trong xã hội cho đâu tư phát triển
Nguồn vốn cho đầu tư phát triển từ khu vực kinh tế tư nhân đã được
huy động tăng lên liên tục trong những năm qua Năm 1990 mới có 3.544
tỷ đồng, năm 1999 tăng lên 21.000 tỷ đồng Đặc biệt trong 4 năm qua, từ
khi có Luật Doanh nghiệp ra đời (từ năm 2000 đến tháng 7/2003) tổng
vốn của các đoanh nghiệp tư nhân đăng ký đạt 145.000 tỷ đồng, tức gần bằng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước trong cùng thời kỳ; cao
hơn vốn đầu tư nước ngòai, cao gấp 4 lần so với tổng vốn đầu tư của
doanh nghiệp tư nhân 9 năm trước đó cộng lại
Từ năm 2000 - 2003 tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực tư nhân trong
tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng lên nhanh chóng: từ 20% năm 2000 lên
25% năm 2001, lên 25,3% năm 2002 và khoắng 27% năm 2003 (
®) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Báo cáo đánh giá tình hình thí hành Luật Doanh nghiệp,H tháng 10/2003,
trang 5,6
Trang 17Cơ cấu đầu tư toàn xã hội (%) Từ NSNN DNNN Tư nhân Vốn EDI 1995 25,6 9,7 30,8 33,9 1998 36,9 16,7 21,3 25,1 2001 24,7 16,7 24,0 34,6 2002 56,2 25,3 18,5 2003 56,5 26,7 16,8
Nguồn: Báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư năm 2002; tính toán theo số liệu của Báo cáo Chính phả trình Quốc hội 14/11/2001 và số liệu thống kê năm 2003 của Tổng cục Thống kê
Vai trò của kinh tế tư nhân về huy động vốn đầu tư phát triển như trên,
được thể hiện qua tình hình một số địa phương (để minh họa) như sau:
Tp Hé Chí Minh đến cuối năm 1991 mới có 300 doanh nghiệp, công ty
tư nhân, thì đến năm 1996 đã có 8.115 doanh nghiệp tư nhân, năm 1999 có 13.082 doanh nghiệp và đến tháng 6/2001 đã lên tới 21.912 doanh nghiệp với số vốn đăng ký đạt 17.534 tỷ đồng Trong những năm 1996 - 2000, GDP
của thành phố tăng bình quân 10,2%/năm trong đó khu vực kinh tế tư nhân
đóng góp 3,0% (khu vực kinh tế nhà nước: 4,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngòai: 3,1%) Khu vực kinh tế tư nhân đã đóng góp cho ngân sách của thành
phố đạt tý trọng trung bình từ 18% + 22% tổng thu nội địa và thu hút đến 76,5% lực lượng lao động đang làm việc trên địa bàn
Tỉnh Đồng Nai đến tháng 6/2001 đã có 1.885 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký 4.391 tỷ đồng Tính đến năm 2000, kinh tế tư nhân trên địa bàn
Trang 18tinh Déng Nai da chiếm tỷ trọng 18,2% kim ngạch xuất khẩu nội địa, đóng
góp 14% trong tổng thu ngân sách của tỉnh và giải quyết 13,75% tổng lao
động có việc làm trên địa bàn tỉnh
Tỉnh Bình Dương đến cuối năm 2001 đã có 1.418 đoanh nghiệp với tổng
số vốn đầu tư là 4.067 tỷ đồng, chỉ riêng trong lĩnh vực công nghiệp kinh tế
tư nhân đã tạo ra 6.466 tỷ đồng, chiếm 33,4% tổng giá trị sản lượng cơng
nghiệp tồn tỉnh
Như vậy, từ khi có chủ trương phát triển kinh tế nhiễu thành phân của
Dang, đặc biệt từ khi có Luật Doanh nghiệp tư nhân, Luật Công ty (năm 1990), Luật Doanh nghiệp (năm 2000), mặc dù có những bước thăng trầm nhất định nhưng khu vực kinh tế tư nhân đã từng bước khẳng định được vị trí,
vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Kinh tế tư nhân
ngày càng có những đóng góp quan trọng vào mức tăng trưởng chung của
nền kinh tế, đặc biệt là đóng góp vào sự họat động năng động của nền kinh
tế, giải quyết việc làm cho đông đảo người lao động
1.2.2 Thúc đẩy sản xuất và đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương
Khu vực kinh tế tư nhân có mặt rộng khắp các vùng trong cả nước, họat động ở hâu hết các ngành kinh tế, tạo ra lượng sản phẩm lớn, đa dang, phong phú, đáp ứng phần cơ bản đời sống của các tầng lớp nhân dân
Những năm qua chính sự phát triển của kinh tế tư nhân đã góp phần quyết định trong việc cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của
các vùng dân cư và toàn xã hội, đổng thời đóng góp không nhỏ và ngày
càng tăng vào nguồn thu ngân sách nhà nước và GDP
Trang 19Dong g6p cua kinh té tw nhan (%GDP) 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 Khu vực nhà nước 39,9 {40,5 |40,0 |387 [385 |38,46 |38,3 Khu vực tư nhân 601 |59,5 |600 |ó13 |615 |15 |617 Nông nghiệp: 278 |258 258 |254 [24,5 {23,2 | 23,0
Khu vực nhà nước 13 |J1L2 |ll J10 |lo J09 lo¿
Khu vực tư nhân 26,5 |246 |247 |244 |236 |223 {22,1 Công nghiệp và d.vụ: |29,7 | 32,1 |325 |345 |36/7 381 |38,5 Khu vực nhà nước 144 |154 |154 |15,5 |164 |16,8 |17,1 Khu vực tư nhân 153 |16,7 {17,1 |19,0 20,3 1213 [21,4 Dịch vụ: 425 |422 |417 1401 |387 |38,6 |38,5 Khu vực nhà nước 243 1239 1235 1222 |212 |20,7 | 20,3 Khu vực tư nhân 183 |18/2 |18,2 |179 117,6 |18,0 118,2
Nguồn: IMF Coumutry Report No.03/362, December 2003
Theo số liệu của Tổng cục thuế, khu vực kinh tế tư nhân đã nộp vào
ngân sách nhà nước: Năm 2000 là 11.003 tỷ đồng, chiếm 16,1% tổng thu
ngân sách; năm 2001 nộp 11.075 tỷ đồng chiếm 14,8% tổng thu ngân sách
® Các loại hình doanh nghiệp tư nhân đã đóng góp vào ngân sách nhà nước
với tỷ lệ ngày một tăng: Năm 2001 là 6,4%; năm 2002 là 7% (trong khi tỷ lệ
tương ứng của doanh nghiệp nhà nước là 21,6% và 23,4%; các doanh nghiệp
EDI là 5,2% va 6%) Đồng thời các doanh nghiệp dân doanh đang đóng góp
Trang 20phần quan trọng vào ngân sách địa phương, chẳng hạn như ở Tp Hé Chi Minh 14 15%, Tién Giang 24%, Déng Tháp 16%, Gia Lai 22%, Ninh Bình
19%, Thái Nguyên 17%, Quảng Nam 22%, Bình Định 33% ?
Ngoài ra, các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân còn đóng góp
không nhỏ vào các phong trào ủng hộ xây dựng các công trình công cộng
như cầu, đường, trường học, trạm xá, khu văn hóa, thể thao, nhà tình nghĩa, nhà tình thương, các quỹ khuyến học, vì người nghèo v.ơ3 các địa phương
1.2.3 Tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất,
thực hiện dân chủ hóa kinh tế, kích thích và thúc đẩy sẵn xuất phát triển
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển đa đạng về hình thức sở hữu với các
trình độ xã hội hóa về sở hữu, về quản lý và về phân phối tạo nên sự phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở các ngành, ca”c lĩnh vực
sản xuất từ đó tạo khả năng huy động rộng rãi tiểm năng nguồn lực, động lực trong toàn xã hội để đẩy mạnh sản xuất, tạo ra nhiều của cải làm giàu
cho mình và cho đất nước (khắc phục tình trạng trì trệ, triệt tiêu động lực ở
người lao động trong nền kinh tế tập trung, bao cấp, “công hữu hóa, xóa tư
hữu” trước đây)
Các loại hình tổ chức của kinh tế tr nhân được tự đo phát triển, Nhà nước tạo điểu kiện và khuyến khích đầu tư sản xuất kinh doanh, được luật pháp bảo hộ và quy định là biểu hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế trong xã hội ta Từ đó, nó khơi dậy và phát huy tính năng động, nhạy bén, cần cù, sáng tạo của quần chúng nhân dân trong lao động và sản xuất, thúc đẩy nền
kinh tế hàng hóa phát triển, góp phần to lớn vào sự nghiệp đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
Trang 21Đồng thời mặt khác, quá trình dân chủ hóa đời sống kinh tế được mở
rộng như nói trên sẽ tác động và đòi hỏi sự cái tiến về tổ chức, quản lý của
nhà nước theo hướng hiện đại, văn minh, tiến bộ, cũng như thúc đẩy, nâng
cao đời sống văn hóa, dân trí và tinh thần trong tòan xã hội
1.2.4 Kinh tế tư nhân phái triển góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả, hiện đại
Ưu thế nổi trội của các doanh nghiệp tư nhân là: năng động, nhạy bén,
linh hoạt trong đầu tư sản xuất kinh doanh, nắm bắt và đáp ứng nhanh nhạy
nhu cầu thị trường để tìm kiếm hiệu quả, lợi nhuận Do vậy, họ luôn tìm
kiếm, phát hiện ngành, lĩnh vực, mặt hàng xã hội đang thiếu, đang cần đầu tư sản xuất, đồng thời không ngừng cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm để có ưu thế trong cạnh tranh và thu được nhiều lợi nhuận từ đó thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
hợp lý, ngày càng hiện đại
Ở nước ta hiện nay, kinh tế tư nhân chiếm tuyệt đại bộ phận của ngành
nông - lâm - ngư nghiệp cũng như của kinh tế nông thôn Sự phát triển của kinh tế tư nhân ở đây như: phân vùng chuyên canh, ứng đụng công nghệ sinh
học (giống cây, con mới, phương pháp canh tác tiên tiến), cơ giới hóa sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, điện khí hóa nông thôn, mở
rộng các ngành nghề Từ đó, tỷ trọng ngành nông nghiệp (bao gồm lâm,
ngư nghiệp) trong cơ cấu các ngành kinh tế giảm (tuy số lượng tuyệt đối vẫn
tăng) và tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nền kinh tế Thực tiễn những năm qua cho thấy điều đó,
như sau:
Cơ cấu ngành nghề kinh tế trong GDP qua các năm (đơn vị tính %)
Trang 22Năm | Tổng sản phẩm trong | Nông nghiệp | Công nghiệp Dịch vụ nước (Tỷ đồng) và xây dựng 1990 41.955 38,74 22,67 38,59 1995 228.892 27,18 28,76 44,06 1998 361.017 25,78 32,49 41,73 2000 441.646 24,53 36,73 38,74 2002 536.098 22,99 38,55 38,46
Nguôn: Tổng cục Thống kê-Niên giám thống kê 2002 Đồng thời với sự phát triển của kinh tế tư nhân thúc đẩy sản xuất nông phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường nội địa và quốc tế, thực hiện thủy lợi
hóa và xây dựng đường giao thông nông thôn, phát triển thông tin liên lạc, các khu thương mại, địch vụ, vui chơi giải trí từ đó làm thay đổi bộ mặt văn hóa nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại Đó cũng chính là góp
phần to lớn vào việc thực hiện đường lối công nghiệp hóa nông nghiệp, hiện
đại hóa nông thôn của Đẳng trong giai đoạn hiện nay
1.2.5 Giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động và phát triển
nguồn nhân lực
Khu vực kinh tế tư nhân phát triển khắp các vùng của đất nước tạo khả năng to lớn trong giải quyết việc làm và đời sống của người lao động (nhất là trong hoàn cảnh thiếu việc làm gay gắt, gần 7% trên cả nước hiện nay)
Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển (chủ yếu là do kinh tế tư nhân) sẽ giải
phóng lực lượng lao động chuyển sang các ngành nghề khác trong công
nghiệp, dịch vụ, từ đó hình thành dân cơ cấu lao động hợp lý giữa các ngành,
các vùng theo hướng hiện đại, hiệu quả, góp phần thực hiện mục tiêu: Đến
Trang 23năm 2010 chỉ còn 50% lao động nông nghiệp mà Nghị quyết Đại hội IX của
Đảng đã để ra
Trong cơ chế cạnh tranh thị trường, để nâng cao chất lượng sản phẩm,
hiệu quả kinh doanh, kinh tế tư nhân (hiện sử dụng đại bộ phận lưc lượng lao
động xã hội) phải tìm mọi cách: tuyển chọn, bổi đưỡng, đào tạo nâng cao
trình độ, năng lực, tay nghề của người lao động, cũng như bố trí sử dụng hợp
lý, khoa học Từ đó, góp phần to lớn vào sự phát triển lực lượng lao động
xã hội, đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Một vài số liệu thực tiễn chứng mình cho điều nói trên:
Lao động trong khu vực kinh tế tư nhân là 21.017.326 người, chiếm
56,3% lao động có việc làm thường xuyên trong toàn xã hội (số liệu năm
2000) Riêng trong lĩnh vực phi nông nghiệp, số lao động thuộc kinh tế tư
nhân năm 2000 là 4.643.844 người, tăng 20,12% so với năm 1996 Tính riêng
trong 4 năm (1997-2000) khu vực kinh tế tư nhân thu hút thêm 997.000 lao
động, gấp 6,6 lần so với khu vực kinh tế nhà nước và từ năm 2000 đến 2003, khu vực kinh tế tư nhân đã tạo ra gần 2 triệu chỗ làm việc mới cho người lao
động, với trình độ kỹ năng lao động, tay nghề ngày một cao hon,
1.2.6 Góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, hiện đại hóa sản
xuất
Sự phát triển của kinh tế tư nhân tạo ra khối lượng (và chiếm tỷ trọng) lớn về hàng xuất khẩu (nhất là nông, lậm, thủy, hải sản, hàng thủ công mỹ nghệ ), đồng thời mở rộng khả năng và là đối tác thu hút các nguồn vốn
đầu tư từ nước ngòai vào Việt Nam (hiện nay mỗi năm tiển từ nước ngòai
gửi về cho người thân ở Việt Nam khoảng 2,7 tỷ USD phần lớn trong đó là
Trang 24cho đâu tư sản xuất kinh doanh), nhập về máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến qua đó tạo tiền để khai thác, tận dụng các tiểm năng, nguồn lực rộng lớn trong nhân đân cho phát triển sản xuất, góp phần hiện đại hóa nền kinh
4
te
Hiện nay, có nhiều công ty của người Việt Nam ở nước ngoài dang
muốn đầu tư về quê hương Nếu Nhà nước ta có chính sách cởi mở về phát
triển kinh tế tư nhân và tạo môi trường an toàn, tin cậy, hấp dẫn đối với họ thì đây sẽ là một nguồn ngoại lực không nhỏ góp phần đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nước nhà
Thực hiện đường lối và mục tiêu về mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng và đầy đủ vào các tổ chức kinh tế thế giới AFTA, AFEC, WTO của Đảng và Nhà nước đã để ra, không thể thiếu sự đóng góp ngày càng to lớn của các doanh
nghiệp tư nhân Thực tiễn đang chứng tỏ năng lực và sức vươn lên mạnh mẽ
của kinh tế tư nhân trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bằng sự nhạy bén, linh
hoạt, sáng tạo, sẵn sàng bứt phá, chấp nhận rủi ro trong cơ chế thị trường
để tìm kiếm hiệu quả, lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh của mình
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng từ 2,4 tý USD năm 1990 lên 14,6 tỷ USD năm 2000 (tức tăng 5,6 lần trong 10 năm và bình quân hàng
năm tăng 18,4%) Năm 2003, kim ngạch xuất khẩu đạt 19,843 tỷ USD, đứng
vào hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo, càfê, hạt điểu, hồ tiêu “ trong đó, kinh tế tư nhân đóng góp phần chú yếu Chẳng hạn, năm 2001, khu vực kinh tế tư nhân phi nông nghiệp nhập khẩu trực tiếp 3,336 tỷ USD và xuất khẩu đạt 2,851 tỷ USD Theo báo cáo của Bộ Thương mại, khu vực kinh tế
tư nhân đóng góp gần một nửa tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước v.v
Trang 25Nhìn chung, khu vực kinh tế tư nhân đã và đang có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, trên tất cả các ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, kinh tế, văn hóa trong nước và quốc tế
Tuy nhiên, những kết quả, thành tựu đạt được vừa qua của kinh tế tư nhân là chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực cũng như vị trí, vai trò và
yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay mà nó đáng được có và
cần phải có Những hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tư nhân (đang cần sớm được khắc phục) biểu hiện:
- Phần lớn các doanh nghiệp tư nhân đều có quy mô nhỏ, nên khả năng
cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường, chống đỡ vượt qua những biến động, rủi ro, bất trắc trong sản xuất kinh doanh bị hạn chế Hiện có tới 87,2% doanh
nghiệp tư nhân có mức vốn dưới 1 tỷ đồng Trong đó, doanh nghiệp có mức
vốn đưới 100 triệu đồng chiếm tới 29,4% Chỉ có 1% số doanh nghiệp có mức vốn trên 10 tỷ đổng và 0,1% có mức vốn trên 100 tỷ déng
- Tñnh độ trang bị kỹ thuật công nghệ lạc hậu ơ5ng sản phẩm thấp, giá
thành cao, dẫn đến sức cạnh tranh và hiệu quả thấp
Số liệu điều tra cho thấy như sau: Đơn vị tính:% Đối tượng khảo sát Công ty DN tư nhân Tiêu chí KT-CN TNHH
Trang thiết bị hiện đại 24 25
Trang 26- Trinh d6 học vấn và quản lý: Khu vực kinh tế tư nhân, số người lao động có trình độ đại học trở lên chỉ chiếm 5,13% Số chủ đoanh nghiệp có trình độ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 31,2% trong tổng số các chủ doanh nghiệp Có tới 48,4% số chủ doanh nghiệp không có bằng cấp chuyên mồn
về lĩnh vực kinh doanh của mình””
- Tuyệt đại bộ phận doanh nghiệp tư nhân đều thiếu mặt bằng hoạt
động, (nhỏ bé, phải thuê mướn ) nên gặp nhiều khó khăn về mở rộng san xuất kinh đoanh Cũng như, phần lớn các doanh nghiệp thiếu bạn hàng, thị
trường truyền thống, ổn định để phát triển sản xuất
- Cơ chế chính sách (về tín dụng, thuế, quota, kiểm tra ) và tâm lý xã hội vẫn chưa thật thuận lợi, thơng thống nhằm hỗ trợ và khuyến khích kinh
tế tư nhân hăng hái đầu tư, phát triển v.v
- Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực kinh tế tư nhân còn nhiều mặt hạn chế, cũng như chưa phát triển tương xứng với tiểm năng vốn có của
nó Trong đó, vai trò tổ chức quản lý của Nhà nước, nhất là ở cấp địa
phương, có vị trí và ý nghĩa hết sức quan trọng
- Việc xem xét, khảo sát, đánh giá đúng mội trường, hoàn cảnh cụ thể
về tổ chức, quản lý nhà nước đối với họat động của kinh tế tư nhân, những thành tựu, đóng góp và những hạn chế, yếu kém của nó, cùng nguyê nhân của những thực trạng ấy nhằm tìm biện pháp tháo gỡ, thúc đẩy kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển đúng hướng, hiệu quả hơn nữa đang là một yêu cầu cần thiết và bức bách cả ở tầm vĩ mô và ở từng địa phương cụ thể ở nước ta
hiện nay
0:2) Dẫn theo Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 3/2000:”Động thái phát triển kinh tế tư nhân Việt Nam
giai đọan 1990-2000”
Trang 272 Kinh tế tư nhân thành phố Hồ Chí Minh trong sự phát triển kinh tế
xã hội, dưới sự quản lý của nhà nước
2.1.1 Vài nét khái quát về tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí
Minh quan hé đến sự hoạt động, phái triển của kinh tế tứ nhân
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học
công nghệ, thương mại, tài chính và dịch vụ của khu vực và cả nước Thành
phố Hồ Chí Minh nằm ở miền Đông Nam bộ giàu có và nhiều tiểm năng,
trước giải phóng được ví là “Hòn ngọc viễn Đông” Diện tích tự nhiên
2.095,01 km” (bằng 0,6% điện tích đất tự nhiên cả nước) dân số năm 2002 là 5.449.217 người (bằng 6,8% dân số cả nước) trong đó 67% nội thành, 33%
ngoại thành, 83,5% ở thành thị và 16,5% ở nông thôn
Bang 1: Vi tri Thanh phố Hồ Chí Minh so với cả nước (%) | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 1 Diện tích tự nhiên 0,6 0,6 0,6 0,6 2 Dân số | 6,6 L 6,7 6,7 6,8 3 Tổng sản phẩm trong nước 17,2 17,2} 17,6} 18,0
4 Giá trị sản xuất công nghiệp 29,4 29,0 29,4 29,6
Trang 28Thanh phd H6 Chi Minh ciing dudc xdc định là bạt nhân của địa bàn
trọng điểm phía Nam (bao gồm thành phố Hồ Chi Minh, Binh Duong, Déng
Nai và Bà Rịa Vũng Tàu), có vị trí địa lý hết sức thuận lợi, nằm giáp ranh
các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long là nơi cung cấp nguồn nghuyên liệu, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ Thành phố Hồ Chí Minh có hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt và đồng bộ, với hệ thống
giao thông đường bộ, đường thủy, đường hàng không và hệ thống thông tin liên lạc tương đối hiện đại, đông dân nhất nước và là nơi có tỷ lệ người có
việc làm tương đối cao Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thị trường, tạo khá năng phát triển tốt các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng tiêu đùng, hàng xuất khẩu, các ngành hàng cần sử dụng nhiều lao
động
Thành phố Hê Chí Minh có truyền thống hoạt động kinh tế năng động
nhất của cả nước, luôn có nhiễu cơ hội để các nhà đoanh nghiệp đâu tu, hoạt
động và phát triển
Thành phố Hô Chí Minh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm: Thành phố Hỗổ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và Bình Dương), đây là một cực phát triển của nền kinh tế cả nước, có tác động lôi
kéo cả khu vực phía Nam cùng phát triển
Thời gian qua vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có những bước phát triển vược bậc trên cơ sở dựa vào các lợi thế và nguồn lực sẵn có cộng với
tác động tích cực của công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế trên phạm vi
cả nước, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh có vai trò đặc biệt quan trọng
Trang 29Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng GDP của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 30Khu vuc If (công 38,9% 49,7% 28.8% | 41,1% 55,5% 34,5% nghiệp-xây dựng) Khu vực II 57,8% 44,4% 441% | 54,6% 39,2% 40,1% (Dịch vụ) |
Nguân: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 31Nguôn: Cục thống kê Thành phố Hà Chí Minh
Trong vùng KTTĐPN, thành phố Hỗ Chí Minh đóng vai trò trung tâm Giá trị sản lượng công nghiệp thành phố năm 2002 là 76,90 ngàn tỷ đồng,
gấp 2.2 lân Bà Rịa-Vũng Tàu, 3,7 lần Hà Nội và 4 lần Đồng Nai Biểu 3: Tỷ trọng GDP của thành phố, VKTTĐPN so với cả nước vào năm 2005 (dự báo) Thành phố Hồ Chí Minh 19,1% Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 40,3% Tỷ trọng của Tp.HCM so với cả nước vào năm 2005 E1 Đã Tp.Hồ Chí Minh Các vùng khác Tỷ trọng của VKTTĐPN so với cả nước vào năm 2005 VKTTDPN Các vùng khác Nguồn: Cục thống kê thành phd Hé Chi Minh
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng GDP, công nghiệp và dịch vụ của Tp.HCM,
VKTTĐPN và cả nước giai đoạn 2001-2010
30
Trang 33Dựa vào Quy hoạch phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam,
thành phố Hỗ Chí Minh đã, đang và sẽ đóng vai trò trung tâm, đồng thời là
trung tâm lớn của cả nước
Trong giai đoạn 2001-2010, Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vị trí
quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
Trang 342 Dich vu của thành | 81%- phố so với| 82% VKTTDPN 80% Nguôn: Cục thống kê Tp.HCM
Về công nghiệp: Thành phế Hồ Chí Minh đến năm 2010 vẫn sẽ là một
trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước và của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phế Hổ Chí Minh là địa phương đâu tiên tập trung phát triển các ngành cơ khí gia dụng, sản xuất phương tiện vận tải, chế tạo máy, chế tạo thiết bị công nghệ, điện tử và các ngành công nghệ cao khác
vừa theo chiều rộng, vừa theo chiểu sâu, tạo tốc độ tăng giá trị sản lượng
cao, đồng thời nâng dẫn tỷ lệ giá trị gia tăng trong xuất khẩu
Trong ngành công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh, sự tăng trưởng
chủ yếu sẽ dựa vào công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, xây dựng, sản xuất và phân phối điện, nước, khí đốt, trong đó quan trọng nhất là công nghiệp chế biến với tỷ trọng chiếm đến 86,2% giá trị gia tăng của khu vực
công nghiệp
Đâu tr vào Thành phế Hồ Chí Minh sẽ hưởng được các lợi thế sẵn có như: nguồn lao động, cơ sở vật chất, dịch vụ phát triển và thị trưởng tiêu thụ
rộng lớn
Về dịch vụ: Với những đặc điểm và lợi thế riêng có của mình, hoạt động thương mại - địch vụ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò
quan trọng đặc biệt Nó không những phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu
dùng tại Thành phố Hé Chi Minh mà còn cho cả khu vực rộng lớn Với việc
hình thành mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cùng sức mạnh về tài chính, thương
Trang 35nghiệp Thanh phố Hồ Chí Minh chi phối hầu hết hoạt động sản xuất kinh
doanh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và ra cả các tỉnh miễn Tây
Nam Bộ
Một thành phố có số dân trên 8 triệu người vào năm 2010 và mức sống tương đối cao (thu nhập bình quân/đầu người vào năm 2010 là trên
3.000USD), sẽ là nơi tiêu thụ các loại hàng hóa và dịch vụ lớn nhất cả nước Từ nay đến năm 2010, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn là đầu mối xuất
nhập khẩu lớn nhất của cả nước với hệ thống cảng biển khá phát triển Việc
hình thành các hệ thống giao thông quan trọng như tuyến đường Đông - Tây,
đường Xuyên Á, cũng như việc mở rộng các tuyến đường trọng yếu trên địa
bàn thành phố đã mở ra cơ hội gia tăng hoạt động thương mại địch vụ trên dia ban nay
Với lợi thế về vị trí dia ly, co sé ha ting và điều kiện sinh hoạt, vui chơi
giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh trong tương lai vẫn là nơi hấp dẫn mạnh các
nhà đầu tư nước ngoài và cả nước đến sinh sống, mua sắm và vui chơi, du lịch v.V
Có thể nói rằng Thành phố Hồ Chí Minh có vị trí, vai trò đặc biệt quan
trọng đối với sự phát triển của tòan bộ nền kinh tế, với những lợi thế, tiểm năng, nguồn lực lớn chưa được khai thác, tận dụng triệt để Giải quyết yêu cầu đó, cần phải có sự tham gia của tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế, trong đó, kinh tế tư nhân phải được chú trọng và giữ vai trò hết
sức quan trọng
2.2 Vai trò kinh tế tư nhân trong sự phát triển kinh tế - xã hội dưới sự
quản lý của Nhà nước ở Thành phố Hồ Chí Minh
Quá trình thực hiện đường lối của Đảng về xây dựng và phát triển nền
kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của nhà nước theo định
Trang 36hướng xã hội chủ nghĩa, khu vực kinh tế tư nhân trên địa bàn Thanh phố Hồ
Chí Minh đã phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và được tổ chức
dưới các loại hình: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn,
Trang 37Dưới sự quản lý, chỉ đạo triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch sát
sao của chính quyền thành phố, các cấp, các ngành, đến nay, khu vực kinh tế
tư nhân trên địa bàn đã thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của
kinh tế thành phố và có nhiều đóng góp tích cực vào tăng trưởng GDP, nhất
là tạo việc làm mới cho người lao động Ví dụ: kinh tế hộ sản xuất kinh
doanh cá thể, tuy quy mô nhỏ, nhưng số lượng lớn, nắm bắt nhanh nhu cầu thị trường, nên chỉ riêng số hộ này đã tham gia giải quyết được 40% số việc làm cho tổng số lao động trên toàn thành phố
Bảng 5: Đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân vào kinh tế của thành phố
Giá trị (tỷ đồng) Cơ cấu
CHÍ TIỂU Tổng số „ _ | Ñinhtế | Tổng | Kinh tế „
tư nhân số tư nhân GDP 76.660 27.190 100 35,5
Đóng góp vào tăng trưởng GDP 9,3 2,9
Giá trị sẵn xuất công nghiệp 85.319 19.052 100 22,3
Giá trị sản xuất thương mại 11.303 6.906 100 61,1 Giá trị sản xuất khách sạn, nhà 6.627 5.116 100 77,2 hang Giá trị sản xuất vận tải, kho bãi và 10.854 1.986 100 18,3
thông tin liên lạc
Trang 38Các khoản thu nội dia
15.031 2.110 100 14,0
Nguôn: Sở Kế hoạch & Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh
Kinh tế tư nhân đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế chung của thành phố Nếu không xét đến kinh tế quốc doanh trung ương trên địa
bàn thành phố thì tổng sản phẩm GDP trên địa bàn của kinh tế ngoài quốc
doanh, trong đó chủ yếu là kinh tế tư nhân vượt trội hơn kinh tế quốc doanh địa phương Bảng 6: GDP theo giá năm 1994 của kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Kinh tế quốc doanh Kinh tế ngồi quốc doanh 1997 §.120 15.665 1998 8.368 16.747 1999 8.452 17.714 2000 8.936 18.778 2001 8.691 21.322 2002 9.477 23.852 2003 10.465 26.752
Nguôn: Cục thống kê Thành phố Hô Chi Minh 2003
Kinh tế tư nhân hiện đang đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút lao
động trên địa bàn thành phố, đã giải quyết việc làm, nâng cao đời sống cho
Trang 39nhiều người lao động Khu vực kinh tế này hiện chiếm 73% lao động đang
có việc làm Năm 2001 trong lĩnh vực nông nghiệp có 136.971 lao động, thì
tuyệt đại đa số thuộc khu vực kinh tế tư nhân, quốc doanh không đáng kể
Trong lĩnh vực công nghiệp có 768.064 lao động thì kinh tế t nhân chiếm 353.504 lao động (cá thể 186.632 lao động, các doanh nghiệp 167.872 lao
động) tức gần bằng 50% tổng số lao động công nghiệp Trong lĩnh vực
thương mại-dịch vụ có 612.500 lao động thì quốc doanh chỉ có 48.662 lao động Bảng 7: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố (giá thực tế) Đơn vị tính: tỷ đồng Thành phần kinh tế 2000 2001 2002 2003 Kinh tế nhà nước 10452| 10.989| 12.733} 14.259 Kinh tế tập thể 969 1296| 1.639 1.889 Kinh tế tư nhân và cá thể 45.666 48.925 | 55.834 60.311 Có vốn đầu tư nước ngoài 901 1.110 1.515 1.487
Nguôn: Niên giám thống kê 2003
Đạt được những thành tựu trên là nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng,
sự vận dụng sáng tạo và chỉ đạo sát sao của chính quyền thành phố, cùng
với ý thức, tỉnh thân cách mạng của nhân dân tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mạnh dạn bỏ vốn đầu tư, huy động lực lượng lao động, phát triển các loại hình doanh nghiệp để làm ra của cải ngày càng nhiễu, làm giàu cho mình và cho xã hội
Trang 40
Kinh nghiệm phát triển khu vực kinh tế tư nhân của Trung Quốc
Bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của kinh tế tự nhân Trung Quốc là việc Hiến pháp trung Quốc sửa đổi năm 1999 đã “chính thức thừa nhận tầm quan trọng như nhau của khu vực kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế
nhà nước”, thừa nhận đây đủ vai trò của khu vực kinh tế tư nhân không hạn
chế vế quy mô, bình đẳng với các thành phần kinh tế khác Như vậy, trong quá trình phát triển kinh tế tư nhân Trung Quốc xuất hiện 3 dấu mốc quan trọng: Từ chỗ “chưa được thừa nhận” (trước 1988) đến chỗ “được chính thức
công nhận nhưng chưa đóng vai trò bổ sung” (năm 1988) và cuối cùng “được
chính thức công nhận và có vai trò bình đẳng với kinh tế nhà nước” (năm
1999)
Khu vực kinh tế tự nhân đã phát triển thành một thành phần quan trong
trong nên kinh tế Trung Quốc Tỷ lệ GDP của khu vực ngoài nhà nước đạt 71% trong đó doanh nghiệp tập thể chiếm 30% (TVES) Hơn 40% còn lại do khu vực tư nhân trong nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp Theo số liệu của Tổng cục Hành chính công thương Trung Quốc
dua ra tai dién dan phát triển doanh nghiệp tứ nhân Trung Quốc tại Hồng Kông thì đến tháng 9/2001 Trung Quốc có tổng số 1.880.000 doanh nghiệp tư
nhân với số vốn đăng ký là 1.500 tỷ nhân dân tệ, thu hút trên 20 triệu lao
động
Trong giai đoạn cái cách mở của hiện nay Chính phú Trung Quốc chủ
trương tiếp tục thực hiện chính sách giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước
xuống khoảng dưới 20% GDP trong thời gian 5-10 năm tới và coi doanh nghiệp nhà nước là công cụ cơ bản để kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, nhưng đồng thời thừa nhận khu vực tw nhân là động lực tăng trưởng kinh tế