1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu tại việt nam

107 368 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Chủ nhiệm đề tài: ThS. Phạm Hưng 9125 HÀ NỘI, 2011 BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG TÂM THÔNG TIN CÔNG NGHIỆP & THƯƠNG MẠI BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM Thực hiện theo Hợp đồng số 84.11.RD/HĐ-KHCN ngày 14 tháng 03 năm 2011 giữa Bộ Công Thương và Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại Chủ nhiệm đề tài: Các thành viên tham gia: Ths. Phạm Hưng Lê Mai Thanh Trần Thị Huyền ThS.Nguyễn Thu Hường ThS. Tô Kiều Oanh Phạm Huyền Trang Nguyễn Xuân Hòa Hµ néi, 2011 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng Việt AFI Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Hoa Kỳ ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa EU Liên minh châu Âu FAO Tổ chức nông lương thế giới FDA Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FOB Giao hàng tại cảng xếp hàng GAP Thực hành canh tác tốt ha héc ta HACCP Điểm kiểm soát tới hạn mối nguy hại đối với hàng thực phẩm INC Hiệp hội Hạt ăn được và trái cây khô quốc tế IPM Phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ thực vật tổng hợp ITC Trung tâm Thương mại Quốc tế PTNT Phát triển nông thôn SPS Tiêu chuẩn về kiểm dịch động thực vật TBT Tiêu chuẩn về hàng rào kỹ thuật VietGAP Chương trình GAP Việt Nam XK Xuất khẩu XTTM Xúc tiến thương mại VINACAS Hiệp hội Điều Việt Nam VN Việt Nam USD Đô la Mỹ WRAP Chương trình trách nhiệm sản xuất toàn cầu WTO Tổ chức Thương mại thế giới MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỀU THẾ GIỚI 5 1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ mặt hàng điều thế giới những năm gần đây 5 1.1.1. Tình hình sản xuất, chế biến 5 1.1.1.1 Sản xuất 5 1.1.1.2. Chế biến 10 1.1.2. Thương mại mặt hàng điều trên thị trường thế giới 15 1.1.2.1. Xuất khẩu 15 1.1.2.2. Nhập khẩu 20 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu 22 1.2.1. Yếu tố chính sách 22 1.2.1.1. Chính sách về đất đai 22 1.2.1.2 Chính sách về đầu tư 23 1.2.1.3 Chính sách về khoa học công nghệ 25 1.2.1.4 Chính sách thị trường và xúc tiến thương mại 25 1.2.1.5 Chính sách về nguồn nhân lực 26 1.2.1.6. Các chính sách khác 27 1.2.2. Các yếu tố liên quan đến sản xuất 27 1.2.2.1. Chính sách xây dựng vùng nguyên liệu 27 1.2.2.2. Chính sách hỗ trợ kỹ thuật 28 1.2.3. Các yếu tố liên quan đến thị trường và sản phẩm 29 1.2.3.1. Về tiêu chuẩn sản phẩm 29 1.2.3.2. Về các tiêu chuẩn khác 30 Chương 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU VÀ KHẢ NĂNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU VIỆT NAM 31 2.1. Một số nét về tình hình sản xuất mặt hàng điều của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2010 31 2.1.1. Về sản xuất 31 2.1.2. Về bảo quản sau thu hoạch và chế biến 36 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2011 40 2.2.1. Về lượng và kim ngạch xuất khẩu 40 2.2.2. Giá xuất khẩu mặt hàng điều 41 2.2.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu 44 2.3. Thực trạng khả năng nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều xuất khẩu Việt Nam 48 2.3.1. Trong quá trình sản xuất, chế biến 49 2.3.1.1. Trong quá trình sản xuất điều thô nguyên liệu 49 2.3.1.2. Trong hoạt động chế biến 50 2.3.2. Trong quá trình tham gia xuất khẩu 52 2.3.3. Một số chính sách liên quan đến phát triển sản xuất, xuất khẩu điều của Việt Nam 54 2.4. Đánh giá chung về thực trạng sản xuất, xuất khẩu và khả năng nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều Việt Nam 57 2.4.1. Những kết quả đạt được 57 2.4.2. Những tồn tại, hạn chế 59 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 62 3.1 Cơ hội và thách thức trong việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam 62 3.1.1 Cơ hội 63 3.1.2. Thách thức 64 3.2. Một số định hướng lớn nhằm phát triển xuất khẩunâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam 66 3.2.1. Định hướng và dự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam đến 2015 66 3.2.1.1. Định hướng 66 3.2.1.2 Dự báo phát triển xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam đến 2015 69 3.2.2. Định hướng về việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam 71 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập 72 3.3.1. Nhóm giải pháp đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan 73 3.3.2. Nhóm các giải pháp đối với doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều 84 3.3.3. Nhóm các giải pháp đối với Hiệp hội ngành hàng và Hiệp hội doanh nghiệp 90 3.4. Một số kiến nghị 93 3.4.1. Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành liên quan 93 3.4.2. Kiến nghị với người sản xuấtcác doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều 94 3.4.3. Kiến nghị với Hiệp hội Điều Việt Nam và Hiệp hội doanh nghiệp NVV Việt Nam 95 3.4.4. Với các tổ chức khoa học công nghệ có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng điều 96 KẾT LUẬN 97 PHỤ LỤC 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ Bảng Bảng 1.1: Các quốc gia trồng điều phân theo châu lục 5 Bảng 1.2: Diện tích trồng điều của một số nước trên thế giới 6 Bảng 1.3: Diện tích trồng điều của Ấn Độ 2006 – 2010 6 Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng điều của Braxin 2006 - 2010 7 Bảng 1.5: Diện tích trồng điều của Việt Nam 2006 - 2010 8 Bảng 1.6: Sản lượng điều thô của các nước sản xuất chính trên thế giới 9 Bảng 1.7: Xuất khẩu hạt điều của Việt Nam 2006 - 2011 16 Bảng 1.8: Xuất khẩu hạt điều của Ấn Độ 2006 - 2010 17 Bảng 1.9: Xuất khẩu hạt điều của các nước xuất khẩu chính trên thế giới 18 Bảng 1.10: Giá XK hạt điều của các nước XK điều chính trên thế giới 20 Bảng 1.11: Lượng và giá trị NK điều của các nước NK chính trên thế giới 21 Bảng 2.1: Diện tích và sản lượng điều của Việt Nam 2006 – 2010 32 Bảng 2.2: Diện tích điều Việt Nam phân theo địa phương 2006 - 2010 34 Bảng 2.3: Sản lượng hạt điều Việt Nam 2006 – 2010 35 Bảng 2.4: Năng suất điềuViệt Nam các năm 2006 - 2010 35 Bảng 2.5: Năng suất điều tại một số địa phương giai đoạn 2006 - 2010 36 Bảng 2.6: Lượng và kim ngạch xuất khẩu điều Việt Nam 2006 - 2011 40 Bảng 2.7: Diễn biến giá XK mặt hàng điều của Việt Nam 2006 -2011 41 Bảng 2.8: Giá XK trung mặt hàng điều VN với một số nước khác 42 Bảng 2.9: Giá hạt điều xuất khẩu của Việt Nam tuần giữa tháng 10/2011 43 Bảng 2.10: Kim ngạch XK hạt điều VN sang các thị trường chủ yếu 2006-2011 45 Bảng 2.11: Xuất khẩu hạt điều của VN sang Trung Quốc 2006 - 2011 47 Bảng 2.12: Xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam sang Hà Lan 2006 – 2011 47 Bảng 3.1: Dự báo kim ngạch XK mặt hàng điều VN giai đoạn đến 2015 70 Biểu đồ Biểu đồ 1.1: Thị trường xuất khẩu điều thô của Bờ Biển Ngà năm 2010 14 Biểu đồ 1.2: Sản lượng điều nhân thế giới 2004 - 2011 15 Biểu đồ 1.3: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung 16 Biểu đồ 1.4: Lượng và giá hạt điều XK của các nước XK chính 2010 19 Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng điều Việt Nam phân theo vùng năm 2010 33 Biểu đồ 2.2: Lượng điều xuất khẩu của Việt Nam 2010 theo thị trường 40 Biểu đồ 2.3: Kim ngạch XK điều Việt Nam 2010 theo thị trường 45 Sơ đồ 2.1: Tổng quan các bước chế biến mặt hàng điều tại Việt Nam 51 Biểu đồ 2.4: Đánh giá năng lực tham gia của VN vào chuỗi giá trị điều toàn cầu 53 1 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam hiện là một trong ba quốc gia (Ấn Độ, Việt Nam, Brazil) sản xuất, chế biến và xuất khẩu mặt hàng điều hàng đầu thế giới. Lượng điều nhân xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 chiếm tới 54% lượng nhân điều thương mại toàn cầu. Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, năm 2010, Việt Nam có 391,4 ngàn héc ta (ha) trồng điều (trong đó, Bình Phước là địa phương có diện tích trồng điều nhiều lớn nhất cả nước với 155,7 ngàn ha (chiếm 40,85%), Đồng Nai trồng 50,4 ngàn ha, Đắc Lắc trồng 29,9 ngàn ha, các tỉnh khác như: Bình Thuận, Đắc Nông, Bình Định… với diện tích khoảng trên dưới 20 ngàn ha). Trong giai đoạn 2006 - 2010, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao cả về số lượng lẫn kim ngạch. Năm 2006, Việt Nam đã xuất khẩu được 128 ngàn tấn điều nhân, đạt kim ngạch 503,9 triệu USD. Năm 2007, các con số tương ứng là 154,7 ngàn tấn và 645,1 triệu USD. Năm 2008 là năm thành công của ngành điều Việt Nam. Trong năm này, điều Việt Nam được mùa, kết hợp với giá điều thế giới tăng cao nên cả nước đã xuất khẩu 160,8 ngàn tấn điều nhân, kim ngạch xuất khẩu đạt 915,8 triệu USD. Năm 2009, các doanh nghiệp ngành điều cả nước đã xuất khẩu được 177,2 ngàn tấn (tăng 15% so với lượng xuất khẩu năm 2008) nhưng giá trị chỉ đạt khoảng 846,6 triệu USD (giảm khoảng 7,5% so với năm trước). Năm 2010, với lượng xuất khẩu đạt 194,6 ngàn tấn và kim ngạch đạt 1.134,7 triệu USD, Vi ệt Nam tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu thế giới về xuất khẩu mặt hàng điều. Tính đến hết tháng 11 năm 2011, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam đã đạt khối lượng 161 nghìn tấn, kim ngạch đạt gần 1,34 tỷ USD (giảm 9,3% về lượng nhưng vẫn tăng 31,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2010, chiếm 1,53% trong tổng kim ng ạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước, đạt 80,5% kế hoạch năm 2011). Như vậy, xuất khẩu điều cả năm 2011 có thể đạt 177,8 nghìn tấn, kim ngạch ước tính đạt 1,47 tỷ USD, tuy giảm 8,6% về khối lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng xấp xỉ 30% so với năm 2010. 2 Nhìn chung, sự gia tăng liên tục của khối lượng và giá trị xuất khẩu đã chứng tỏ năng lực sản xuất, chế biến mặt hàng điều của Việt Nam đang không ngừng được cải thiện. Hơn nữa, giá điều xuất khẩu trên thị trường thế giới tăng trong những năm gần đây đã kích thích việc trồng, chăm sóc cây điề u để có năng suất và sản lượng cao, đồng thời, hoạt động chế biến điều trong nước cũng theo đó có nhiều thuận lợi cả về nguồn nguyên liệu, đầu tư đổi mới công nghệ… để chế biến điều nhân xuất khẩu. Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2010, mặt hàng điều Việt Nam đã được xuất kh ẩu sang 83 thị trường ở hầu khắp các châu lục (chiếm 35,22% giá trị xuất khẩu điều nhân của thế giới). Mặt hàng điều Việt Nam hiện đã thâm nhập vào hầu khắp các thị trường tiêu thụ điều chính trên thế giới, đặc biệt là các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, ATVSTP, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường như: Hoa Kỳ, EU, Canađa, Úc Đ ây được coi là thành công lớn của ngành điều Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm và thâm nhập thị trường. Từ đầu năm 2011 đến nay, xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam vẫn tập trung chủ yếu vào các thị trường truyền thống như: Hoa Kỳ (chiếm 36%), Trung Quốc (17%), Hà Lan (16%) Trong giai đoạn 2006 - 2010, giá trị gia tăng xuất khẩu mặt hàng điều Việt Nam được đánh giá là đạt m ức tăng trưởng khá do các doanh nghiệp ngành điều đã nỗ lực trong việc nâng cao giá trị gia tăng từ các khâu sản xuất nguyên liệu thô, chế biến, tăng cường áp dụng các biện pháp marketing và xúc tiến thương mại để mặt hàng điều có thể thâm nhập hiệu quả vào các thị trường lớn, có giá xuất khẩugiá trị gia tăng xuất khẩu ngày càng cao. Tuy nhiên, sự tham gia của mặt hàng điều Việt Nam vào chu ỗi giá trị mặt hàng điều toàn cầu vẫn đang ở mức thấp, các mặt hàng điều xuất khẩu chưa được đa dạng, chủ yếu ở dạng điều nhân. Các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài sau khi nhập khẩu điều nhân của Việt Nam sẽ tiếp tục chế biến sâu thành các sản phẩm có thể sử dụng ngay để phục ngườ i tiêu dùng và tạo giá trị gia tăng cao tại các công đoạn này. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, chế biến, xuất khẩunâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu trong bối cảnh hội nhập và tự do hóa thương 3 mại trên phạm vi toàn cầu, việc thực hiện đề tài "Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam" là rất cần thiết. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu của các tổ chức, chuyên gia quốc tế về phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩucác vấn đề liên quan đến giá trị gia tăng mặt hàng điều như: Andrew Sleigh and Hans von Lewinski, China: Moving Up the Value Chain, Outlook Journal, September 2006; Andrew W. Shepherd, Approaches to linking producers to markets, FAO, 2007; Anthony M.Zola, The Role of Global Value Chains in Agribusiness SME Development in the GMS, Group Meeting on Promoting SMEs Participation in GVC in GMS, 2006; International Trade Centre, Statisstic Database, 2007, 2008, 2009, 2010; Jodie Keane (2008), A ‘New’ Approach to Global Value Chain Analysis, Overseas Development Institue… Ở trong nước, đã có một số nghiên cứu và bài viết có liên quan đến thự c trạng và triển vọng phát triển sản xuấtxuất khẩu mặt hàng điều của Việt Nam như: Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam”, Hà Nội, 2008 - 2010; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Chương trình xúc tiến thương mại của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đo ạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2020", Hà Nội 2009; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Đề án phát triển thương mại hàng nông lâm thủy sản đến 2015, tầm nhìn 2020, Hà nội, 2/2009; Bộ Nông nghiệp & PTNT, Báo cáo tổng kết hoạt động ngành Nông nghiệp & PTNT các năm từ 2006 đến 2010; Bộ Công Thương, Học viện Hành chính quốc gia, Đánh giá tác động sau 2 năm gia nhập WTO đối với kinh tế Việt Nam - Ngành cà phê ca cao, hồ tiêu, hạt điều, Hà Nộ i, 2008; TS. Nguyễn Đình Long & TS. Đoàn Quang Thiệu, Viện CS và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, Thực trạng ngành điều Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành điều thế giới, Hà Nội 2008; TS.Nguyễn Sinh Cúc, Tổng cục Thống kê, Thực trạng sản xuất, chế biến hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam dưới giác độ tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, Hà Nội 2009; Hiệp hội Điều Việt Nam, “Ngành Điều Việt Nam chính thức gia nhập câu lạc bộ "Xuất khẩu 1 tỷ USD", Hà Nội 12/2010; Hồng Nhung, Để cây điều phát triển 4 bền vững, Báo Đồng Nai 22/02/2011; Bản tin của Hiệp hội Điều Việt Nam các năm 2006 đến 2010; Các website: www.vinacas.com.vn ; www.agroviet.vn; www.vinanet.vn ; www.vietrade.gov.vn; www.uncomtrade; www.ITC … Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống thực trạng sản xuất, chế biến, xuất khẩu và việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của nước ta trong những năm gần đây và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Mục tiêu chính của Đề tài là: Nghiên cứu đề xu ất các giải pháp nâng cao giá trị gia tăng cho mặt hàng điều xuất khẩu. Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều của nước ta và các chính sách, cơ chế của Nhà nước liên quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam. Do giới hạn về nhiều m ặt, Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động sản xuất, chế biến, xuất khẩu mặt hàng điều của Việt Namcác chính sách, cơ chế của Nhà nước liên quan đến việc nâng cao giá trị gia tăng đối với mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam từ 2006 đến nay và dự báo cho những năm tiếp theo. Để thực hiện việc nghiên cứu Đề tài, một số ph ương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng kết hợp là: Thu thập số liệu, tài liệu, khảo sát thực chứng, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp chuyên gia Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của Đề tài được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về thị trường mặt hàng điều thế giới Chương 2: Thực trạng sản xuấ t, xuất khẩu và khả năng nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều xuất khẩu Việt Nam Chương 3: Các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới [...]... VIỆC NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI MẶT HÀNG ĐIỀU XUẤT KHẨU 1.2.1 Yếu tố chính sách 1.2.1.1 Chính sách về đất đai Đất đai là nhân tố quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông sản hàng hóa với quy mô lớn Đây là yêu cầu quan trọng khi các quốc gia tham gia vào thị trường hàng nông sản toàn cầu trong bối cảnh hội nhập Để đáp ứng yêu cầu nêu trên, các nước sản xuất, xuất khẩu. .. vừa nhập khẩu cả điều nhân thành phẩm về phân loại, chế biến lại rồi tái xuất với giá cao hơn Với công nghệ chế biến khá hiện đại và khả năng chế biến sâu tạo ra các loại mặt hàng chế biến từ hạt điều đạt tiêu chuẩn về chất lượng, đảm bảo các quy định về ATVSTP… nên giá xuất khẩu mặt hàng điều của họ luôn đạt mức cao nhất trong số các nhà sản xuấtxuất khẩu hạt điều trên thế giới 1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH... ra yêu cầu khá cao trong kiểm soát chất lượng, kiểm soát các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội đối với mặt hàng điềucác sản phẩm từ hạt điềuđòi hỏi các nước xuất khẩu phải tuân thủ nghiêm ngặt Đặc biệt, trên thị trường mặt hàng điều thế giới, Đức và Hà Lan vừa là các nhà nhập khẩu vừa là các nhà xuất khẩu hạt điều lớn Các doanh nghiệp ngành điều của các nước này vừa nhập khẩu điều thô nguyên... trong nước dồi dào b/ Về giá hạt điều xuất khẩu Trong 3 nước xuất khẩu hạt điều chính trên thế giới, hạt điều Việt Nam hiện có giá cao hơn so với giá hạt điều của Ấn Độ và Braxin Năm 2008, hạt điều của Việt Namgiá trung bình là 5.694 USD/tấn trong khi đó, hạt điều Ấn Độ và Braxin chỉ có giá trung bình là 5.336 USD/tấn và 5.537 USD/tấn Sang năm 2009, giá hạt điều của Việt Nam chỉ còn 4.734 USD/tấn,... 1.1.2.1 Xuất khẩu a/ Các nước xuất khẩu chính Ba nước xuất khẩu mặt hàng điều chính trên thế giới là Việt Nam, Ấn Độ và Braxin với tổng lượng điều nhân xuất khẩu lên tới trên 360 ngàn tấn/năm (chiếm trên 70% tổng lượng điều giao dịch trên thế giới) 15 Biểu đồ 1.3: Lượng điều xuất khẩu thế giới năm 2010 theo nguồn cung Các nước khác 29,80% Ấn Độ 25,48% Braxin 9,50% Việt Nam 35,22% Nguồn: FAO, 2010 Với ưu... Braxin (với mức giá trung bình 4.851 USD/tấn) nhưng vẫn cao hơn Ấn Độ (với trung bình 4.506 USD/tấn) Đến năm 2010, giá xuất khẩu của các nước đều cải thiện hơn so với năm trước, nhưng giá trung bình xuất khẩu của Việt Nam vẫn thấp hơn giá xuất khẩu của Braxin, Hà Lan và Đức, chỉ cao hơn giá trung bình xuất khẩu của Ấn Độ và Tanzania (xem biểu đồ 1.4) Biểu đồ 1.4: Lượng và giá hạt điều XK của các nước... trồng và xuất khẩu hạt điều nguyên liệu hàng đầu trên thế giới Năm 2010, Bờ Biển Ngà xuất khẩu được 350 ngàn tấn điều thô với kim ngạch xuất khẩu 289,5 triệu USD (tăng 2,83% về lượng và tăng 73,9% về trị giá so với năm 2009) Giá điều xuất khẩu bình quân của Bờ Biển Ngà là 827,3 USD/tấn Ấn Độ tiếp tục là quốc gia nhập khẩu điều thô lớn nhất từ Bờ Biển Ngà, (chiếm 64,4% thị phần), sau đó là Việt Nam chiếm... hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các trang trại quy mô lớn, sản xuất theo hình thức thâm canh, chuyên canh cao thì người trồng điều mới có đủ điều kiện để đưa khoa học kỹ thuật và phương pháp quản lý hiện đại vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng điều nguyên liệu cung cấp cho hoạt động chế biến điều nhân và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm điều xuất khẩu 1.2.1.2 Chính... của các chính sách khác, việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu còn phụ thuộc khá lớn vào chính sách về nguồn nhân lực phục vụ ngành điều của mỗi chính phủ Nguồn nhân lực có vai trò thúc đẩy nâng cao giá trị gia tăng ngành điều của các quốc gia (bao gồm: Các cán bộ quản lý vĩ mô và quản lý doanh nghiệp, người trồng, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, chế biến và thương mại ngành điều) ... biến và thương mại ngành điều) cần được đào tạo chuyên sâu, có hiểu biết cao về công đoạn 26 sản xuất và xuất khẩu mặt hàng điều và có khả năng ứng xử linh hoạt trước những diến biến mới của thị trường mặt hàng điều cả trong và ngoài nước Vì vậy, để nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu, Chính phủ các nước cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua hoạt động khuyến nông, khuyến công, . điều Việt Nam đến 2015 69 3.2.2. Định hướng về việc nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu của Việt Nam 71 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị gia tăng mặt hàng điều xuất khẩu. ngạch xuất khẩu 40 2.2.2. Giá xuất khẩu mặt hàng điều 41 2.2.3. Thị trường xuất khẩu chủ yếu 44 2.3. Thực trạng khả năng nâng cao giá trị gia tăng của mặt hàng điều xuất khẩu Việt Nam 48 2.3.1 xuất khẩu và giá trị gia tăng xuất khẩu ngày càng cao. Tuy nhiên, sự tham gia của mặt hàng điều Việt Nam vào chu ỗi giá trị mặt hàng điều toàn cầu vẫn đang ở mức thấp, các mặt hàng điều xuất khẩu

Ngày đăng: 15/04/2014, 09:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w