1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

10 560 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 29,01 KB

Nội dung

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Tính đến cuối tháng 5/2002 cả nước thu thêm 209 dự án mới được cấp phép đầu tư thông qua với tổng số vốn đăng ký 394 triệu USD. Trong đó ngành công nghiệp và xây dựng 164 dự án với số vốn đăng ký 322 triệu USD chiếm 82% tổng số vốn đăng ký. Riêng trong công nghiệp nặng 59 dự án, dầu khí 2 dự án. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp đã chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số vốn đầu tư nước ngoài mới cấp giấy phép và theo đó là hàng loạt công nghệ tiên tiến được chuyển giao vào trong nước phục vụ đắc lực cho việc phát triển công nghiệp trong nước. Điều này đã phù hợp với chính sách ưu tiên thu hút vốn và công nghệ đầu tư nước ngoài vào các ngành sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng tạo tiền đề để CNH - HĐH nền kinh tế[31]. 2.3.4. Chuyển giao công nghệ qua nhập cư của các chuyên gia Đây là kênh CGCN vô hình, hầu như không thông qua các hợp đồng thương mại nên bên nhận không phải chịu những hạn chế do bên giao hoặc chính phủ chuyển giao áp đặt. Bằng kênh chuyển giao này chúng ta có thể nhận được những công nghệ cần thiết trong khoảng thời gian ngắn nhất với giá rẻ mà chúng ta không thể nào đạt được bằng các kênh CGCN khác. Kênh chuyển giao này có tiềm năng lớn với Việt Nam bởi vì: - Việt Nam là một trong số ít nước đang phát triển có nhiều người định cư ở nước ngoài đã trở thành chuyên gia có trình độ khá cao, họ đang sống và làm việc tại nhiều nước công nghiệp phát triển như Mỹ, EU, Canada, Nhật Bản - Do tránh được những thủ tục hành chính phức tạp nên quá trình CGCN theo kênh này thường được rút ngắn vì không qua hợp đồng CGCN giá chuyển giao thường khá rẻ do tiết kiệm chi phí đào tạo và giảm được nhiều phụ phí bắt buộc trong kênh chuyển giao công nghệ theo hợp đồng. Tuy nhiên CGCN theo kênh này có những nhược điểm: - Phía Việt Nam phải chấp nhận rủi ro cao, do chuyển giao không thông qua hợp đồng nên không có các điều khoản đảm bảo, bảo hành bằng hợp đồng. [31] Báo công nghiệp và thương mại số 27/2002. VŨ THẾ ANH, A1 CN9 50 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - Mỗi chuyên gia (Việt kiều) thường chỉ nắm được một số yếu tố công nghệ nhất định, do đó bên nhận (doanh nghiệp trong nước) nếu không có sự chuẩn bị chu đáo và không thu hút được một nhóm chuyên gia đông đủ thì kết quả rất hạn chế. - Khả năng đảm bảo điều kiện làm việc cần thiết, thuận lợi cho các chuyên gia Việt kiều ở Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển nên có thể sẽ ảnh hưởng lớn tới năng lực của các chuyên gia và trong nhiều trường hợp bản thân họ cũng khó yên tâm làm việc lâu dài ở trong nước. Tóm lại kênh CGCN này cho đến nay chưa thể là một kênh chính thức có thể áp dụng rộng rãi mà tạm thời nên coi là một nguồn bổ sung. Trước mắt có thể tranh thủ kênh CGCN này trong một số trường hợp mà có những vấn đề không thể hoặc không tiện xử lý bằng chuyển giao theo các kênh khác. Qua nghiên cứu thực trạng và phân tích các kênh CGCN nước ngoài vào Việt Nam cho phép chúng ta rút ra những kết luận sau: - Mỗi kênh CGCN đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Mỗi kênh thích hợp với một số mục tiêu và một số điều kiều kiện nhất định, không có kênh nào tuyệt đối xấu hay tuyệt đối tốt. - Trong lúc công nghệ nội sinh còn nghèo nàn CGCN từ nước ngoài là kênh chủ yếu để phát triển công nghệ thì không hạn chế vào một kênh mà cần tranh thủ sử dụng hợp lý tất cả các kênh. Tuy nhiên chúng ta cần cố gắng tạo ra điều kiện cần thiết để có thể mở rộng CGCN theo kênh: chuyển giao công nghệ theo hợp đồng “thuần tuý” và liên doanh với nước ngoài trong đó phía Việt Nam chiếm đa số vốn (đây là những kênh có khả năng giúp bên nhận - Việt Nam - thực sự nâng cao năng lực công nghệ và chủ động hơn trong việc sử dụng năng lực đó theo mục tiêu của mình). - Để có thể mở rộng quy mô và hiệu quả CGCN của mỗi kênh, Nhà nước cần thực thi một số biện pháp cần thiết nhằm phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế của từng kênh. VŨ THẾ ANH, A1 CN9 51 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM II. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1. Những thuận lợi Sau khi Đảng và Nhà nước khởi xướng công cuộc đổi mới vào năm 1986 đất nước ta đã trải qua những biến đổi sâu sắc. Nền kinh tế quốc dân dần dần ổn định và duy trì tăng trưởng ở tốc độ cao. Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, trong những năm qua tình hình nghiên cứu và phát triển công nghệnước ta có những bước tiến rõ nét, trong đó hoạt động CGCN từ nước ngoài vào Việt Nam đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung. Hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đã góp phần đáng kể cho việc tăng năng lực sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành trong các doanh nghiệp, làm thay đổi cục diện của nền sản xuất theo hướng có lợi cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước. Trong công nghiệp nhờ CGCN nước ngoài vào trong nước, một mặt chúng ta đã rút ngắn được tụt hậu về trình độ của một số ngành chủ chốt trong nền kinh tế so với các nước, mặt khác chúng ta đã dần làm chủ công nghệ tiên tiến trong các ngành đó, tạo ra một sức sống mới cho ngành công nghiệp Việt Nam. Những kết quả đó phải kể đến thành công trong lĩnh vực công nghệ thông tin, viễn thông điện tử, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghiệp chế biến thực phẩm, khai thác dầu khí Ngoài ra, qua hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam chúng ta đã tạo ra được những ngành sản xuất hoàn toàn mới như công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp tự động hoá chính xác cao. Trong nông nghiệp thông qua hoạt động CGCN là nhờ áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ đó như công nghệ về lai chọn giống vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh, thuỷ lợi, công nghệ lúa lai và các giống lúa cao sản mới, kỹ thuật cấy mô Việt Nam đã đạt được một bước nhảy vọt về tổng sản lượng lương thực và năng suất cây trồng. Trong hơn 10 năm qua năng suất lúa bình quân đã tăng gấp đôi, tương đương năng suất của phần lớn các nước trong khu vực, từ đó đã đưa VŨ THẾ ANH, A1 CN9 52 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Việt Nam liên tiếp trở thành quốc gia đứng ở vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam ngày nay đã đóng một vai trò không thể thiếu được trong sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển khoa học công nghệ nói riêng. Hầu như mọi thành công của mỗi doanh nghiệp hay mỗi lĩnh vực sản xuất đều không tách rời hoạt động CGCN dù ở mức độ trực tiếp hay gián tiếp, dù ít hay nhiều. Trong những năm gần đây hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Do có được những điều kiện thuận lợi cơ bản mà hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam ngày càng được phát triển và mở rộng hơn. Những điều kiện thuận lợi mà chúng ta có được bao gồm những điều kiện sau: - Thứ nhất, CGCN nước ngoài vào Việt Nam là một hoạt động được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú trọng ưu tiên trong sách lược phát triển khoa học công nghệ trong công cuộc CNH - HĐH đất nước. - Thứ hai, Việt Nam là một trong các nước đang phát triển năng động nằm trong tâm điểm phát triển của thế giới, chính vì lẽ đó mà nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tương đối lớn và ổn định. Kéo theo đó là hàng loạt công nghệ sản xuất của các chủ đầu tư nước ngoài được chuyển giao vào Việt Nam thông qua con đường CGCN góp vốn của phía nước ngoài. - Thứ ba, do lợi thế của người đi sau, Việt Nam sẽ có những bài học kinh nghiệm vô cùng quý báu về CGCN từ những thành công hay những thất bại của các nước đi trước. Vì thế chúng ta sẽ tạo cho mình những chính sách và giải pháp hợp lý về CGCN nước ngoài vào trong nước, không ngừng nâng cao hiệu quả CGCN và quan trọng hơn là có thể nhanh chóng làm chủ được tiến bộ khoa học trên thế giới tiến tới xây dựng một nền khoa học công nghệ nội sinh phát triển. - Thứ tư, xét về dân tộc tính Việt Nam là một quốc gia có một lực lượng lao động trẻ tương đối dồi dào. Hơn nữa đa số lực lượng lao động này đã và đang VŨ THẾ ANH, A1 CN9 53 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM được đào tạo cơ bản và ngày càng được hoàn thiện hơn theo sát yêu cầu thực tế về yêu cầu phát triển của đất nước, cộng với những đức tính cần cù thông minh sáng tạo sẵn có của người Việt, chắc chắn rằng đây sẽ là một điều kiện vô cùng thuận lợi cho việc thực hiện CGCN nước ngoài vào Việt Nam và đẩy nhanh tiến trình phát triển khoa học công nghệ trong nước. 2. Những hạn chế, khó khăn, thách thức và nguyên nhân 2.1. Những hạn chế, khó khăn và thách thức Mặc dù hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam đã đem lại một số thành tựu nhất định cho việc phát triển kinh tế và khoa học công nghệ trong nước, song những thành tựu đó còn rất khiêm tốn. Phải nói rằng hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam chưa mang lại kết quả mong muốn và còn tồn tại những hạn chế, khó khăn và thách thức sau: - Chưa đáp ứng được mục tiêu chung về phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Cụ thể nó chưa thực sự tạo nên sức cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế, chưa đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy một số ngành kinh tế trọng điểm, ngành hàng phục vụ xuất khẩu mà chỉ dừng lại ở một vài lĩnh vực nhỏ hẹp tách biệt độc lập. - Công nghệ tiên tiến chủ yếu được chuyển giao vào các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc doanh nghiệp liên doanh phía nước ngoài chiếm đa số vốn, điều này chỉ làm tăng các nguồn lực công nghệ trên lãnh thổ Việt Nam, chứ không làm tăng năng lực công nghệ của các công ty Việt Namcông dân Việt Nam. - Công nghệ được chuyển giao còn chắp vá, chưa đồng bộ, công nghệ chủ yếu chỉ ở dạng trung bình so với các nước trong khu vực, và hầu như không thể tái chuyển giao. - Công nghệ được chuyển giao cho các công ty Việt Nam chưa thực sự phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, gây ô nhiễm môi trường và tác hại xấu tới sức khoẻ người lao động. VŨ THẾ ANH, A1 CN9 54 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - Giá của công nghệ được chuyển giao thường cao hơn rất nhiều so với gía trị thực có của công nghệ, và đã gây thua thiệt cho Việt Nam không nhỏ. - Hoạt động CGCN nước ngoài chưa có vai trò thực sự trong việc thúc đẩy hoạt động R&D, ứng dụng và phát triển công nghệ nội sinh, cũng như tạo ra một số lĩnh vực công nghệ mũi nhọn trong nước. - Trong nhiều trường hợp, hoạt động CGCN nước ngoài vào Việt Nam thường bị đồng nhất với việc nhập khẩu máy móc thiết bị mà không tính đến yếu tố phần mềm kèm theo như vấn đề đào tạo, bí quyết sản xuất, nghiên cứu thị trường. Điều này làm cho công nghệ được chuyển giao không phát huy được tác dụng vốn có, thậm chí gây tốn kém cho phía Việt Nam về chi phí chuyển giao, chi phí loại bỏ công nghệ đang có. 2.2. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn và thách thức trong hoạt động chuyển giao công nghệ nước ngoài vào Việt Nam - Điều kiện về cơ sở vật chất để tiếp nhận công nghệ chuyển giao còn hạn chế. Nền kinh tế Việt Nam vốn là nền kinh tế kém phát triển và chúng ta phải gánh chịu hậu quả nặng nề của hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, và chính sách cấm vận kéo dài của Mỹ đã làm nền kinh tế vốn kém phát triển lại càng kém phát triển hơn. Điều đó đương nhiên gây cho Việt Nam những khó khăn to lớn trong việc xây dựng hạ tầng cơ sở cho nền kinh tế nói chung, và cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu triển khai và CGCN nói riêng. Việt Nam chưa đủ điều kiện về cơ sở vật chất để thu hút công nghệ tiên tiến trên thế giới. - Các hoạt động hỗ trợ CGCN như nghiên cứu triển khai, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhân lực (trong lĩnh vực kỹ thuật và quản lý) chưa tạo được bước đột phá. - Sự hạn chế về vốn (kể cả vốn tự có lẫn vốn cho vay) đã làm chậm tốc độ, giảm quy mô và hiệu quả của CGCN. Thông thường, những doanh nghiệp nào càng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh thì sức ép và nhu cầu về đổi mới công nghệ đặt ra càng lớn. Tuy nhiên các doanh nghiệp này luôn gặp phải cái vòng luẩn quẩn: Doanh nghiệp VŨ THẾ ANH, A1 CN9 55 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM luôn thiếu vốn để đổi mới công nghệ, muốn vậy doanh nghiệp phải vay ngân hàng, nhưng nợ phải trả trước đó của doanh nghiệp với ngân hàng lớn, muốn vay mới, doanh nghiệp phải dùng tài sản hoặc dùng phương án kinh doanh để thế chấp song cả hai phương án này đều bị hạn chế bởi lẽ tài sản dùng thế chấp không đáng kể, phương án kinh doanh thường có độ rủi ro cao do vậy khó được ngân hàng chấp nhận. Vì vậy doanh nghiệp phải tính đến phương án liên doanh liên kết trong và ngoài nước. Vốn trong nước của chúng ta còn hạn chế, do vậy các doanh nghiệp phải tính đến khả năng vay vốn của chính đối tác liên doanh (phía nước ngoài) để chuyển giao công nghệ. Trong trường hợp này phía nước ngoài lợi dụng yếu tố các doanh nghiệp Việt Nam cần vốn để gây sức ép về công nghệ. Bên chuyển giao hoàn toàn nắm quyền chủ động chuyển giao cái gì, chuyển giao như thế nào. Do vậy việc Việt Nam phải chấp nhận những công nghệ có trình độ kỹ thuật không cao do chính đối tác chuyển giao hoặc giới thiệu với mức giá cao là điều dễ hiểu. - Các doanh nghiệp thường phải chịu sức ép về vấn đề giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động trong quá trình CGCN. Do vậy việc CGCN không chỉ là vấn đề kỹ thuật đơn thuần mà nó liên quan đến việc làm thu nhập của người lao động mà thông thường ít doanh nghiệp dám đổi mới công nghệ một cách triệt để. - Quy mô và sự biến động của thị trường cũng có những ảnh hưởng lớn tới CGCN. Việc dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp Việt Nam thường liên doanh với nước ngoài để nhập khẩu công nghệ ngoài lý do thiếu vốn ra, còn lý do sâu xa khác là các doanh nghiệp nước ta không xâm nhập được vào thị trường quốc tế và phải nhờ vào sự bao tiêu của phía nước ngoài (tình trạng này phổ biến đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chủ yếu cho các nước XHCN trước đây từ sau sự kiện chính trị 1989-1991). Do phải trông chờ vào sự bao tiêu của nước ngoài vì vậy ta phải hoàn toàn phụ thuộc vào họ, và đương nhiên để có sản phẩm đáp ứng được nhu cầu khách hàng thì phải có công nghệ tương ứng sản xuất ra sản phẩm đó, không có cách nào khác chúng ta phải nhập khẩu thiết bị công nghệ VŨ THẾ ANH, A1 CN9 56 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM của nước bao tiêu. Trong hoàn cảnh bị động đó thì khó có thể có được công nghệ hiện đại. Chưa có sự nhất quán về chính sách liên quan đến hoạt động CGCN giữa các ngành các địa phương, giữa trung ương và địa phương. Mặc dù đã có chiến lược về phát triển công nghệ mang tầm quốc gia và có tính thời đại, song ở từng ngành từng địa phương chưa có nhận thức đúng về CGCN, chưa có chính sách đồng bộ về CGCN. Các chính sách về quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước TW chưa nhất quán, chưa theo kịp sự phát triển đa dạng của các vấn đề CGCN ngày nay. - Còn nhiều yếu kém về năng lực và phẩm chất của đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực CGCN. Về năng lực thể hiện, các cơ quan quản lý, các đối tác Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức thông tin về nghiệp vụ CGCN, trong khi đó các đối tác nước ngoài - bên giao công nghệ - đã có mấy chục năm kinh nghiệm trong CGCN quốc tế (họ là những người đã từng và vẫn đang là bên nhận công nghệ, đã trải qua những bài học thành công thất bại trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình CGCN). Do đó phía nước ngoài sẽ am hiểu hơn ta về lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lợi của công nghệ, có thông tin đầy đủ hơn ta về chu kỳ sống của công nghệ, về những cải tiến đổi mới đã đang hoặc sẽ diễn ra, từ đó họ luôn giành được lợi thế áp đảo trong quá trình CGCN cho phía Việt Nam. Do sự yếu kém về phẩm chất, mà không ít cán bộ phụ trách, cán bộ có thẩm quyền trong việc quyết định mua thiết bị công nghệ của ta đã bị phía nước ngoài lợi dụng mua chuộc. Điều đó ít nhiều là nguyên nhân dẫn tới công nghệ được chuyển giao lạc hậu, cũ nát, giá cao bất thường. Để hạn chế và khắc phục những yếu kém nêu trên trong quá trình CGCN nước ngoài vào Việt Nam, và đồng thời để nâng cao hiệu quả của công nghệ được chuyển giao, đòi hỏi chúng ta phải phối hợp một cách hài hoà tổng thể các chính sách biện pháp liên quan đến phát triển và CGCN vừa ở tầm vĩ mô và ở tầm vi mô. VŨ THẾ ANH, A1 CN9 57 . kênh. VŨ THẾ ANH, A1 CN9 51 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM II. ĐÁNH GIÁ CHUNG HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 1 CN9 54 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM - Giá của công nghệ được chuyển giao thường cao hơn rất nhiều so với gía trị thực có của công nghệ, và. năng suất của phần lớn các nước trong khu vực, từ đó đã đưa VŨ THẾ ANH, A1 CN9 52 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM Việt Nam liên tiếp trở thành

Ngày đăng: 13/04/2014, 02:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w