nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

80 734 2
nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố tam kỳ tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC KHÓA 2010 - 2014 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Duy Phương Bùi Thanh Bình Lớp: K34D - HCNN Huế, 03/2014  Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô trong Khoa Luật - Đai học Huế trong suốt thời gian qua đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức bổ ích. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy giáo - Tiến só Nguyễn Duy Phương, người đã tận tình chỉ dẫn, góp ý, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam và Phòng Y tế thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian thu thập số liệu để hoàn thành đề tài này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế và những thiếu sót khi thực hiện khóa luận này. Kính mong Quý thầy giáo, cô giáo đóng góp ý kiến để khóa luận hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Hueỏ, thaựng 3 naờm 2014 Sinh vieõn Buứi Thanh Bỡnh MỤC LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU 8 1. Tính cấp thiết của đề tài 8 2. Tình hình nghiên cứu 11 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 12 4. Đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu 13 5. Phạm vi nghiên cứu 14 6. Cơ cấu khóa luận 14 B. PHẦN NỘI DUNG 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 15 1.1. GIỚI THIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA Ở NƯỚC TA 15 1.1.1. Khái niệm thanh tra 15 1.1.2. Cơ cấu tổ chức thanh tra nhà nước 16 1.1.3. Nguyên tắc của hoạt động thanh tra 18 1.1.4. Trình tự của cuộc thanh tra 19 1.1.5. Hoạt động của thanh tra chuyên ngành 24 1.2. KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 27 1.2.1. Một số khái niệm liên quan 27 1.2.2. Nguyên nhân của việc mất an toàn vệ sinh thực phẩm 28 1.2.3. Tầm quan trọng của vệ sinh an toàn thực phẩm 29 1.2.4. Hệ thống tổ chức quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm 30 1.2.5. Ý nghĩa của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm 34 1.3. QUI ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 35 1.3.1. Tổ chức thanh tra 36 1.3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục, Thanh tra chi Cục 38 1.3.3. Các chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 39 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ TỪ NĂM 2012 - 2013 43 2.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ TAM KỲ 43 2.2. THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ 44 2.2.1. Hoạt động sản xuất chế biến, kinh doanh, dịch vụ ăn uống 44 2.2.2. Ngộ độc thực phẩm 47 2.3. CÔNG TÁC THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ 48 2.3.1. Thẩm quyền thanh tra 48 2.3.2. Hoạt động thanh tra, phát hiện và xử lý của lực lượng thanh tra 49 Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VÀ KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ 60 3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ. .60 3.1.1. Ưu điểm 60 3.1.2. Hạn chế 61 3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA TÌNH TRẠNG VI PHẠM VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ 61 3.2.1. Nguyên nhân chủ quan 61 3.2.2. Nguyên nhân khách quan 66 3.3. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM VÀ CÔNG TÁC THANH TRA TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ 67 3.3.1. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố 67 3.3.2. Giải pháp khắc phục những tồn tại hạn chế trong hoạt động thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ 74 C. KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 NHỮNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN 1. ATTP : An toàn thực phẩm 2. BCĐLN : Ban chỉ đạo liên ngành 3. VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thực phẩm là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể, đảm bảo sức khỏe con người nhưng đồng thời cũng là nguồn có thể gây bệnh nếu không đảm bảo vệ sinh. Không có thực phẩm nào được coi là có giá trị dinh dưỡng nếu nó không đảm bảo vệ sinh. Về lâu dài thực phẩm không những có tác động thường xuyên đối với sức khỏe mỗi con người mà còn ảnh hưởng lâu dài đến nòi giống của dân tộc. Ngày nay, sự bùng nổ dân số cùng với đô thị hóa nhanh dẫn đến thay đổi thói quen ăn uống của nhân dân, thúc đẩy phát triển dịch vụ ăn uống trên hè phố tràn lan, các sản phẩm thực phẩm chế biến ngày càng nhiều, các bếp ăn tập thể gia tăng dẫn đến khó có thể đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, sự gia tăng nhanh dân số còn làm khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, trong đó nguồn nước sạch sử dụng cho sinh hoạtăn uống thiếu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ là việc ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, chế biến thực phẩm làm cho nguy cơ thực phẩm bị nhiễm bẩn ngày càng tăng do lượng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất bảo quản trong rau, quả, tồn dư thuốc thú y trong thịt, thực phẩm sử dụng công nghệ gen, sử dụng nhiều hóa chất độc hại, phụ gia không cho phép, cũng như nhiều quy trình không đảm bảo vệ sinh gây khó khăn cho công tác quản lý, kiểm soát; việc sử dụng các chất phụ gia trong sản xuất trở nên phổ biến, các loại phẩm màu, đường hóa học đang bị lạm dụng trong pha chế nước giải khát, sản xuất bánh kẹo, chế biến thức ăn sẵn như thịt quay, giò chả, ô mai … dẫn đến những vụ ngộ độc hàng loạt. Sự hội nhập quốc tế dẫn đến các loại thực phẩm sản xuất, chế biến từ nước ngoài nhập vào Việt Nam ngày càng nhiều chủng loại khó được kiểm soát. Bên cạnh đó việc bảo quản lượng thực thực phẩm không đúng quy cách tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển cũng dẫn đến các vụ ngộ độc thực phẩm. Bước vào thế kỷ 21, trong cuộc Cách mạng về dinh dưỡng, nhân loại đều mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc với một chế độ dinh dưỡng tốt hơn để được sống lâu hơn. Ngày nay, so với một thế kỷ trước đây, người ta có thể hy vọng sống lâu hơn hàng chục năm. Điều đó cho thấy vấn đề bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vị trí quan trọng trong công tác bảo vệ sức khỏe nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh, duy trì và phát triển nòi giống, tăng cường sức lao động, học tập, thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, văn hóa xã hội và thể hiện nếp sống văn minh. Mặc dù cho đến nay đã có khá nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong công tác bảo vệan toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như biện pháp về quản lý giáo dục như ban hành luật, điều lệ và thanh tra giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), nhưng các bệnh do không đảm bảo VSATTP vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, lương thực, thực phẩm chính là nguyên nhân đã gây ra khoảng 50% các trường hợp tử vong đối với con người trên toàn thế giới hiện nay. Ngay đối với các nước phát triển, việc ngộ độc do lương thực, thực phẩm luôn luôn là vấn đề bức xúc và hết sức gay cấn. Ở Việt Nam, theo số liệu của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế, số lượng các vụ ngộ độc thực phẩm cũng như số người bị nhiễm độc thực phẩm còn khá cao, đặc biệt là các trường hợp mắc bệnh nhiễm trùng bởi thực phẩm. Riêng năm 2012 trên cả nước đã xảy ra 168 vụ với số người mắc lên tới 5.541 người, 34 người tử vong; số người tử vong có thay đổi qua các năm và đều nằm ở mức cao. Năm 2013, tính đến 6 tháng đầu năm, cả nước đã xảy ra 98 vụ ngộ độc thực phẩm làm 4.600 người bị ngộ độc, trong đó 16 người tử vong.[14] 9 Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, việc sản xuất và chế biến các loại thực phẩm có chất lượng cao, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời đáp ứng đầy đủ sở thích của người tiêu dùng là một yêu cầu có tính chất sống còn của nền kinh tế. Điều này càng trở nên bức bách hơn khi chúng ta phải thực hiện thỏa thuận AFTA và khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO. Lộ trình hội nhập với sự cạnh tranh hết sức khốc liệt của nền kinh tế thị trường, chất lượng các hàng hóa nói chung và chất lượng các loại thực phẩm nói riêng, đặc biệt là chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, lại càng có một vai trò hết sức quan trọng và có một ý nghĩa quyết định trong sự sống còn của một cơ sở hay một doanh nghiệp. Đứng trước một thực trạng đáng lo ngại và những yêu cầu bức thiết từ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã và đang đặt ra các biện pháp ngăn chặn tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm mục tiêu giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, hình thành hệ thống chăm sóc sức khỏe đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở và thói quen giữ gìn sức khỏe của nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết 46/NQ-TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới đã chỉ rõ: “ Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ”[3]. Trên tinh thần chỉ đạo của Đảng, các biện pháp mà nhà nước đặt ra nhằm điều chỉnh vấn 10 [...]... chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm 35 1.3.1 Tổ chức thanh tra 1.3.1.1 Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành y tế Thanh tra vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục) giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản... Phần nội dung Chương 1 Cơ sở lý luận về thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Chương 2 Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam từ năm 2012-2013 Chương 3 Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác thanh tra và khắc phục tình trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ C Kết luận Tài liệu tham khảo 14 B... nhà nước 1.1.2.1 Thanh tra hành chính Cơ quan thanh tra hành chính bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ); Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh) ; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện) Thanh tra Chính phủ là cơ quan của Chính phủ,... Nguyên tắc trong hoạt động thanh tra là những tư tưởng, định hướng chủ đạo, đúng đắn, khách quan và khoa học, được quy định trong pháp luật thanh tra mà các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra, cán bộ, thanh tra viên phải tuân theo trong quá trình hoạt động thanh tra Hoạt động thanh tra do Đoàn thanh tra, Thanh tra viên và người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thực hiện... KẾT THÚC THANH TRA 1 Thực hiện thời hạn thanh tra Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn vị theo đúng thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có) 2 Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị, Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự... nghĩa của hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm Qua công tác thanh tra, lực lượng thanh tra phát hiện và ngăn chặn kịp thời như những hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm nói riêng Có thể thấy hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh chế biến thực phẩm thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ nhỏ lẻ, vừa phải cho đến tầm cỡ các doanh nghiệp... khảo sát Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc chánh thanh tra ra quyết định thanh tra, đồng thời phê duyệt kế hoạch thanh tra Quyết định thanh tra phải thể hiện rõ tên cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân là đối tượng thanh tra; nội dung, thời kỳ và thời hạn thanh tra; thành lập Đoàn thanh tra 5 Chuẩn bị triển khai thanh tra Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm: Thông... hoạt động thanh tra Thanh tra là một chức năng của quản lý và hoạt động thanh tra là một khâu của hoạt động quản lý nhà nước Để hoạt động thanh trahiệu lực và hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra, phù hợp với hoạt động quản lý nhà nước thì vấn đề đầu tiên là chủ thể quản lý phải xác định được đầy đủ và đúng đắn những nguyên tắc cơ bản làm cơ sở cho hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra nhà nước... nghiệp cao hơn Nhóm nguyên tắc này là cách thức để cơ quan thanh tra và cán bộ, công chức trong ngành Thanh tra tự hoàn thiện mình, kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả hoạt động thanh tra được nâng cao 18 Việc thanh tra phải không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ... chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm 30 1.2.4.1 Các cơ quan quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm ở Trung ương Cục An toàn vệ sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước, thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này trên phạm . sở lý luận về thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm. Chương 2. Thực trạng hoạt động thanh tra trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm tại thành phố Tam Kỳ - Quảng Nam từ năm 2012-2013. Chương. 2014 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ - TỈNH QUẢNG NAM Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: TS. Nguyễn Duy Phương Bùi Thanh. của Thanh tra Cục, Thanh tra chi Cục 38 1.3.3. Các chế tài xử phạt vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm 39 Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG LĨNH VỰC VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI THÀNH

Ngày đăng: 11/04/2014, 17:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan