Chính sách thay đổi tổng cầu sang trọng cung
Chủ biên: Phạm Thế Anh cùng các tác giả: Đinh Tuấn Minh và Nguyễn Thị Minh KINH TẾ VIỆT NAM: TỪ CHÍNH SÁCH ỔN ĐỊNH TỔNG CẦU SANG CHÍNH SÁCH TRỌNG CUNG ĐỂ THÚC ĐẨY TĂNG TRƯỞNG DÀI HẠN Tháng 2 năm 2013 2 Lời cảm ơn Báo cáo này nằm trong chương trình Nghiên cứu Kinh tế Việt Nam thường niên được tài trợ bởi trường Đại học Kinh tế Quốc. Các tác giả xin chân thành cảm ơn tập thể Ban Giám hiệu và Phòng Quản lý Khoa học, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, đã tạo điều kiện thuận lợi và động viên trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Mọi quan điểm trong nghiên cứu là độc lập và các thiếu sót thuộc trách nhiệm của các tác giả. Các tác giả mong nhận được các ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc để ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về hòm thư điện tử: pham.theanh@yahoo.com. 3 Các tác giả Phạm Thế Anh (Chủ biên, tác giả Chương 1 và Chương 2), nhận bằng Thạc sỹ và Tiến sỹ Kinh tế tại trường Đại học Tổng hợp Manchester, Anh Quốc. TS. Phạm Thế Anh là giảng viên Khoa Kinh tế học kiêm Quyền viện trưởng Viện Chính sách Công & Quản lý, trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông Phạm Thế Anh còn là Kinh tế trưởng tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Quân Đội (MBS). Hiện Phạm Thế Anh đang tham gia chương trình nghiên cứu sau Tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Columbia, Hoa kỳ. Ông có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu và tư vấn kinh tế tại nhiều tổ chức trong và ngoài nước. Lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm tăng trưởng kinh tế, chính sách kinh tế vĩ mô và chu kì kinh doanh, lạm phát và chính sách tiền tệ. Đặc biệt, TS. Phạm Thế Anh là chuyên gia trong lĩnh vực sử dụng mô hình cân bằng tổng thể động và kĩ thuật phân tích chuỗi thời gian trong phân tích và dự báo kinh tế. Email: Pham.TheAnh@yahoo.com Đinh Tuấn Minh (Tác giả Chương 3 và đồng tác giả phần 1 Chương 1), tham dự chương trình Tiến sỹ Kinh tế về đổi mới công nghệ phối hợp giữa trường Đại học Tổng hợp Maastricht, Hà Lan và trường Đại học Liên hiệp quốc (United Nations University) từ năm 1999 đến 2005. Ông nhận bằng Thạc sỹ công nghệ tại Học viện Công nghệ châu Á (AIT), Thái Lan. Ông Đinh Tuấn Minh hiện là thành viên nhiều nhóm tư vấn của các cơ quan hoạch định và giám sát vĩ mô. Bên cạnh đó, ông Đinh Tuấn Minh còn là Trưởng bộ phận phân tích kinh tế, Văn phòng CEO, Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB). Lĩnh vực nghiên cứu chính của Đinh Tuấn Minh là Kinh tế học trường phái Áo, kinh tế công, kinh tế học thể chế, kinh tế đổi mới công nghệ và kinh tế tổ chức ngành. Đinh Tuấn Minh nổi tiếng trong giới kinh tế với tư cách một người cổ vũ mạnh mẽ cho kinh tế thị trường bằng nhiều phương thức và cách tiếp cận khác nhau. Email: DinhTuanMinh.maastricht@gmail.com Nguyễn Thị Minh (Tác giả Chương 4), nhận bằng Thạc sỹ Kinh tế Ứng dụng tại trường Đại học Tổng hợp Adelaide và Tiến sỹ Kinh tế tại Trường Đại học Flinders, Úc. PGS. TS. Nguyễn Thị Minh hiện đang là Trưởng Bộ môn Toán Kinh tế, Khoa Toán kinh tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ngoài ra, PGS. TS Nguyễn Thị Minh còn giữ cương vị Phó Tổng thư ký hội Toán Ứng dụng Việt Nam. Lĩnh vực nghiên cứu chính của PGS. TS. Nguyễn Thị Minh là phân tích định lượng, kinh tế vĩ mô và toán ứng dụng. Email: minhkthn@gmail.com 4 Lời giới thiệu Kinh tế Việt Nam năm 2012 đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc hạ nhiệt lạm phát, cân bằng cán cân thương mại và ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, nhiều rủi ro vĩ mô vẫn còn tồn tại khi nền kinh tế đang phải đối mặt với nguy cơ tốc độ tăng trưởng tiềm năng suy giảm dần trong dài hạn. Những thành tựu ổn định vĩ mô trong năm 2012 có được là nhờ chính sách bình ổn tổng cầu của nền kinh tế trong cả năm 2011 và 2012. Các thành phần quan trọng của tổng cầu như đầu tư cố định của doanh nghiệp và tiêu dùng của cả khu vực nhà nước và tư nhân đều có tốc độ tăng rất thấp trong hai năm vừa qua. Tỷ trọng đầu tư toàn xã hội so với GDP chỉ còn 34,6% năm 2011 và 33,5% năm 2012, thấp hơn rất nhiều mức trên 40% trong những năm trước đó. Tốc độ tăng đầu tư cố định của doanh nghiệp tiếp tục có mức tăng thấp năm thứ hai liên tiếp, với tốc độ tăng xấp xỉ 4,1%. Nếu loại trừ yếu tố giá thì biến số này thậm chí giảm 6,0% so với năm 2011. Tốc độ tăng cầu tiêu dùng của cả khu vực nhà nước và tư nhân lần lượt tăng 18,5% và 16,3%, giảm so với mức 27,1% và 23,7% tương ứng của năm 2011. Chính sách bình ổn tổng cầu được thực hiện thông qua chính sách tiền tệ và tài khóa. Tốc độ tăng cung tiền (M2) năm 2011 đã được giảm mạnh xuống còn 9,27% và 9 tháng đầu năm 2012 vẫn ở dưới mức 10% (mặc dù cả năm 2012 tăng tới 22,4%), kéo theo tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ ở mức 10,9% và năm 2012 ở mức 8,91%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trên dưới 30% trong các năm trước đó. Tổng chi ngân sách (không bao gồm chi trả nợ gốc) cũng đã được cắt giảm chỉ ở mức 33,5% GDP năm 2011 và 28,7% năm 2012 so với các mức từ 37% đến xấp xỉ 40% trong các năm 2007-2010. Tuy nhiên, chính sách bình ổn tổng cầu không giải quyết được những yếu kém nội tại của nền kinh tế. Năng suất nhân tố tổng hợp của nền kinh tế tăng rất thấp trong những năm vừa qua, và thậm chí giảm trong giai đoạn 2008-2010. Đây là nguyên nhân khiến cho thành phần tăng trưởng GDP dài hạn của Việt Nam tiếp tục xu thế giảm dần trong những năm gần đây. Với việc các chương trình tái cơ cấu nền kinh tế được triển khai chậm chạp thì không có gì ngạc nhiên khi tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế liên tục suy giảm trong hai năm vừa qua do Chính phủ buộc phải tiến hành các chính sách thu hẹp tổng cầu để kiểm soát lạm phát. Chính sách bình ổn tổng cầu chỉ như những liều thuốc xoa dịu tạm thời các triệu chứng mà không trị được tận gốc căn bệnh của nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng đã đến thời điểm Việt Nam cần chuyển mạnh mẽ sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng kinh tế trong khi vẫn đảm bảo duy trì được lạm phát ở mức thấp. Chính sách trọng cung, được chính quyền Reagan đưa ra trong thập niên 1980s, đã giúp Mỹ vượt qua những đợt đình lạm triền miên trong thập kỷ trước đó. Chính sách trọng cung dựa trên ba trụ cột. Thứ nhất, chính phủ cần giảm mạnh các mức thuế và phí để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư kinh doanh và mở rộng thị trường, còn 5 người tiêu dùng tăng tiết kiệm và tiêu dùng. Thứ hai, chính phủ cần tiến hành mạnh mẽ các biện pháp giải điều tiết, cải thiện thị trường vốn và dỡ bỏ kiểm soát giá cả để tạo dựng một môi trường thông thoáng, giúp cho cung và cầu nhanh chóng gặp nhau và qua đó duy trì trạng thái cân bằng. Và cuối cùng, chính sách tiền tệ cần trung tính và ổn định, tức là thiên về đảm bảo thanh khoản (liquidity) cho nền kinh tế thay vì liên tục mở rộng hay thu hẹp để điều chỉnh tổng cầu. Ba nội dung tái cơ cấu hiện nay mà Chính phủ Việt Nam đang theo đuổi là tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng – ngân hàng, và tái cơ cấu khu vực doanh nghiệp nhà nước đều thuộc những nội dung của chính sách trọng cung. Chính vì vậy, để thực hiện thành công ba chương trình tái cơ cấu này, Việt Nam cần hiểu được nền tảng tư duy chính sách mà mình đang theo đuổi và cần thực hiện thêm một số các chính sách khác nữa để tạo ra một chỉnh thể chính sách đồng bộ tạo đà tăng trưởng bền vững cho nền kinh tế. Chúng tôi tin rằng bối cảnh kinh tế Việt Nam lúc này rất thích hợp để áp dụng chính sách trọng cung. Tổng mức thu ngân sách của Việt Nam còn ở mức cao nên còn nhiều dư địa để giảm các mức thuế miễn là các chương trình cắt giảm chi tiêu công được thực hiện một cách song hành. Khu vực doanh nghiệp nhà nước còn lớn nên có thể đẩy mạnh chính sách cổ phần hóa để thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài. Nhiều ngành vẫn còn rất nhiều rào cản điều tiết nên có có dỡ bỏ. Thị trường vốn vẫn còn sơ khai nên còn nhiều dư địa cải thiện, đặc biệt để thu hút nhà đầu tư nước ngoài. Việc kiểm soát giá vẫn còn được áp dụng cho quá nhiều mặt hàng, gây méo mó quan hệ cung cầu, nên có thể thả nổi. Ngoài ra, chính phủ có thể áp dụng các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào cải tiến công nghệ, đầu tư vào giáo dục đại học và dạy nghề để cải thiện năng suất cho nền kinh tế. Với những nhận định như vậy về thực trạng của nền kinh tế năm 2012 và triển vọng của nền kinh tế trong năm 2013, chúng tôi – nhóm tác giả thuộc trường Đại học Kinh tế Quốc dân – đã cho ra đời báo cáo Kinh tế Việt Nam với chủ đề Từ chính sách ổn định tổng cầu sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng trưởng dài hạn. Báo cáo bao gồm 4 chương hoàn chỉnh, tương đối độc lập với nhau, nhưng đều dẫn đến các lập luận bổ trợ nhau cho chủ đề mà báo cáo muốn truyền tải thông điệp. Cụ thể, Chương 1 tập trung phân tích toàn diện thực trạng nền kinh tế năm 2012 và đánh giá triển vọng của nền kinh tế trong năm 2013. Các dự báo kinh tế sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng được thực hiện trong chương này. Chúng tôi cho rằng năm 2012, Chính phủ đã thành công trong việc kiềm chế lạm phát và duy trì tỷ giá ổn định. Tuy nhiên, mức lãi suất cho vay không hạ được xuống như mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ nợ xấu tăng cao và lượng tồn kho lớn trong khu vực bất động sản. Ngoài ra, thâm hụt ngân sách cao khiến một lượng vốn lớn bị hấp thụ bởi khu vực công cũng là một nguyên nhân quan trọng. Ngân hàng Nhà nước có thể rơi vào tình thế “lưỡng nan” khi đứng giữa hai mục tiêu kiềm chế lạm phát 6 và giải quyết nợ xấu thông qua các biện pháp tăng cung tiền bắt đầu từ cuối 2012 và trong năm 2013. Để kiềm chế lạm phát như ở mức 2012 thì rất khó xử lý nợ xấu đơn thuần bằng biện pháp tiền tệ. Do vậy, tăng trưởng tín dụng cũng khó có thể cải thiện so với năm 2012. Với các ràng buộc về chi tiêu của người dân và đầu tư tư nhân chưa thể cải thiện, nguy cơ giá cả trong nước tăng do giá hàng hóa thế giới tăng khi các nền kinh tế lớn nới lỏng tiền tệ, nợ công và thâm hụt ngân sách ở mức cao, và năng lực sản xuất của các khu vực kinh tế vẫn yếu kém, chúng tôi cho rằng chính sách kích thích tổng cầu bằng biện pháp tiền tệ hay tài khoá để cải thiện tăng trưởng sẽ khiến Việt Nam quay trở lại thời kỳ bất ổn. Hay nói cách khác, chúng tôi tin rằng chính sách kích cầu bằng biện pháp nới lỏng tiền tệ và tài khoá không phải là một lựa chọn khôn ngoan cho Việt Nam ở thời điểm hiện nay. Để duy trì lạm phát thấp và ổn định trong dài hạn thì tốc độ cung tiền hàng năm nên được duy trì ở mức 15% và hạ xuống thấp hơn nữa khi tốc độ lưu chuyển tiền tệ tăng lên (do hệ thống tín dụng hoạt động hiệu quả hơn). Với kịch bản nền kinh tế không có những thay đổi đáng kể về cơ cấu kinh tế, các mô hình định lượng của chúng tôi dự báo lạm phát trung bình của năm 2013 sẽ cao hơn của năm 2012, ở mức 9%, trong khi tăng trưởng GDP sẽ ở mức thấp hơn, chỉ khoảng 4,89%. Chương 2, 3 và 4 tập trung chuyên sâu các vấn đề liên quan đến con đường bình ổn và thúc đẩy tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế. Trong Chương 2, chúng tôi sẽ thực hiện đánh giá vai trò của các chính sách quản lý tổng cầu đối với tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua. Các chính sách quản lý tổng cầu được xem xét ở đây bao gồm chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ. Trong đó, chính sách tài khoá được thể hiện qua biến đầu tư công còn chính sách tiền tệ được thể hiện qua biến cung tiền. Các phân tích định lượng của chúng tôi cho thấy sự gia tăng các biến số này ít có tác động đến tăng trưởng kinh tế mà chủ yếu gây ra lạm phát cao và bất ổn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Xem xét các giới hạn của tổng cầu và tiềm năng cải thiện tổng cung, chúng tôi cho rằng đây là thời điểm thích hợp để Việt Nam chuyển sang chính sách trọng cung. Chúng tôi đề xuất một loạt các giải pháp để cải thiện tổng cung của Việt Nam bao gồm các chính sách giảm thuế để kích thích đầu tư tư nhân; các chính sách cổ phần hóa khu vực doanh nghiệp nhà nước; các chính sách tăng cường cạnh tranh, giải điều tiết và dỡ bỏ kiểm soát giá cả; các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào đổi mới công nghệ, giáo dục đại học và dạy nghề; và các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh để thu hút đầu tư nước ngoài. Chương 3 tập trung vào các giải pháp tái cấu trúc triệt để khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Để mổ xẻ khu vực này và đưa ra các chính sách tái cấu trúc, chúng tôi tiếp cận từ hai trường phái kinh tế: tân cổ điển và thể chế mới. Sự yếu kém của khu vực DNNN của Việt Nam là rất rõ ràng và là điều đã được bàn thảo trong nhiều nghiên cứu trước đây nên chúng tôi không đề cập nhiều trong chương này. Có ba thông điệp chính sách chính mà chương này muốn truyền tải. Thứ nhất, không tồn tại cơ sở lý thuyết vững chắc nào từ góc độ kinh tế học vi mô để cho rằng DNNN sẽ ưu việt hơn doanh nghiệp tư nhân trong việc thực hiện các chính sách phát triển 7 kinh tế cũng như phúc lợi xã hội. Việc sử dụng DNNN như là một công cụ chính sách kinh tế chỉ là một lựa chọn có chính tất chủ quan của các cơ quan nhà nước. Hệ quả của nhận định trên là Chính phủ hoàn toàn có thể để cho các doanh nghiệp tư nhân tham gia vào các lĩnh vực hiện đang được dành cho khu vực DNNN mà không sợ ảnh hưởng đến các chính sách phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội. Thứ hai, do tính chất sở hữu “phái sinh” của khu vực DNNN nên để khu vực này hoạt động hiệu quả, chí ít là bằng so với các doanh nghiệp tư nhân, thì nó phải có qui mô đủ nhỏ (theo kinh nghiệm thế giới là nên dưới 10-12% GDP) và phải được quản lý tập trung vào một vài đầu mối để sao cho chi phí giao dịch tại các doanh nghiệp này cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân. Và thứ ba, để DNNN có thể hoạt động cạnh tranh được với các doanh nghiệp tư nhân thì cần phân biệt rõ ràng vai trò quản gia (stewardship) của người đại diện vốn nhà nước với vai trò của người quản lý DNNN. Trong khi người quản gia phải là người làm việc theo tinh thần liêm chính, thu vén bảo tồn vốn cho chủ (tức của nhân dân thông qua nhà nước) thì người quản lý làm việc theo tiêu chí lợi ích cá nhân, theo đó lương bổng của họ được hưởng theo thành quả và uy tín mà họ xác lập được trên thị trường nhân sự quản lý. Chương 4 tập trung vào đo lường năng suất, mổ xẻ các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất đồng thời đưa ra các giải pháp để cải thiện năng suất, và do vậy là tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế Việt Nam. Ở tầm vĩ mô, năng suất cho biết hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế, nó cho phép đánh giá được năng lực cạnh tranh của một nền kinh tế trong mối quan hệ so sánh với các nền kinh tế khác. Ở tầm vi mô, bức tranh về năng suất giữa các ngành kinh tế hay các doanh nghiệp cho biết sức khỏe của mỗi bộ phận cấu thành của nền kinh tế, từ đó có thể đưa ra những sách lược phù hợp nhằm phục vụ cho quá trình tái cơ cấu của các doanh nghiệp, của ngành, cũng như của toàn nền kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả của tổng thể nền kinh tế. Các phân tích định lượng của chúng tôi cho thấy, thứ nhất, mọi chỉ số MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KINH TẾ VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG 12 1. Thị trường tiền tệ và tài sản 13 1.1 Chính sách tiền tệ 13 1.2 Khu vực ngân hàng và các điều kiện tín dụng 14 1.3 Thị trường tài chính 16 1.4 Triển vọng thị trường tiền tệ và tài sản 20 2. Giá cả và lạm phát 21 2.1 Giá cả tiêu dùng 21 2.2 Chi phí và giá cả quốc tế 22 3.3 Triển vọng lạm phát 23 3. Tổng cầu và sản xuất 24 3.1 Tổng cầu trong nước 24 8 3.2 Kinh tế thế giới và thương mại & đầu tư quốc tế của Việt Nam 25 3.3 Sản lượng 27 3.4 Lao động và năng suất của nền kinh tế 29 3.5 Triển vọng tăng trưởng 29 4. Thâm hụt ngân sách và nợ công 31 4.1 Thu chi ngân sách 31 4.2 Nợ công 33 4.3 Triển vọng nợ công 35 5. Dự báo tăng trưởng và lạm phát 39 5.1 Phương pháp đơn chuỗi – mô hình ARMA (Autoregressive Moving Average) 39 5.2 Phương pháp đa chuỗi – mô hình VAR (Vector Autoregression) 40 5.3 Ước lượng và dự báo 41 Tài liệu tham khảo 43 CHƯƠNG 2: LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM: KÍCH CẦU HAY CẢI THIỆN TỔNG CUNG TIỀM NĂNG? 44 1. Dẫn nhập 44 2. Lạm phát, tăng trưởng và các chính sách quản lý tổng cầu 44 2.1 Trung bình và độ lệch chuẩn 44 2.2 Phân rã các chuỗi số 45 2.3 Phân tích hồi quy 46 3. Các chính sách trọng cung 48 3.1 Lý thuyết kinh tế học trọng cung và kinh nghiệm thực tiễn 48 3.2 Các khuyến nghị chính sách trọng cung cho Việt Nam 50 Tài liệu tham khảo 57 CHƯƠNG 3: TÁI CẤU TRÚC TRIỆT ĐỂ KHU VỰC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC ĐỂ TẠO ĐÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 59 1. Dẫn nhập 59 2. Vị trí DNNN trong nền kinh tế từ góc nhìn của các lý thuyết kinh tế 60 2.1 Lý thuyết kinh tế học phúc lợi về DNNN 60 2.2 Lý thuyết kinh tế học thể chế mới về DNNN và tái cơ cấu khu vực DNNN 63 2.3 Kinh nghiệm cải cách khu vực DNNN 66 3. Đánh giá vai trò của khu vực DNNN ở Việt Nam 68 3.1 DNNN vẫn chiếm một vị trí rất lớn trong nền kinh tế 68 3.2 Xu hướng chuyển đổi DNNN chững lại từ năm 2009 68 3.3 Kết quả hoạt động của khu vực DNNN không thực sự tốt 70 3.4 Các ưu đãi cho DNNN 72 3.5 Đánh giá vai trò của DNNN trong nền kinh tế 73 3.6 Quá trình cải cách khu vực DNNN trong thời gian gần đây 74 9 4. Các chính sách để cải cách triệt để khu vực DNNN tạo đà tăng trưởng kinh tế 77 Tài liệu tham khảo 81 CHƯƠNG 4: NĂNG SUẤT VÀ CHÍNH SÁCH TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT Ở VIỆT NAM 84 1. Dẫn nhập 84 2. Năng suất và các thước đo năng suất 84 2.1 Các thước đo năng suất 84 2.2 Đo lường năng suất nhân tố tổng hợp 86 3. Năng suất các ngành kinh tế của Việt Nam 90 3.1 Năng suất của toàn nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp 90 3.2 Mức thâm dụng vốn tăng nhanh 92 3.3 Lao động và vốn dịch chuyển mạnh đến một số ngành dịch vụ 93 3.4 Năng suất nhân tố tổng hợp theo ngành kinh tế 95 4. Một số đề xuất chính sách nhằm thúc đẩy năng suất 98 Tài liệu tham khảo 100 10 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1: Lãi suất, cung tiền và tín dụng 14 Hình 1.2: Lãi suất liên ngân hàng và thị trường mở (OMO) 15 Hình 1.3: Các thị trường tài sản 17 Hình 1.4: Lạm phát Việt Nam 2003–2012 21 Hình 1.5: Giá cả và chi phí quốc tế 23 Hình 1.6: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003–2012 25 Hình 1.7: Kinh tế thế giới và thương mại & đầu tư quốc tế của ViệtNam 26 Hình 1.8: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2003–2012 28 Hình 1.9: Lao động và năng suất lao động trong các ngành kinh tế Việt Nam 2003–2012 29 Hình 1.10: Thu chi ngân sách nhà nước 2003–2012 32 Hình 1.11: Cấu trúc nợ của Việt Nam (% GDP) tính đến cuối năm 2011 34 Hình 1.12: Dự báo tỉ lệ nợ công/GDP giai đoạn 2012–2020 38 Hình 1.13: Kết quả dự báo tăng trưởng và lạm phát 2013 42 Hình 2.1: Phân rã chuỗi thời gian theo xu hướng dài hạn và biến động chu kì 46 Hình 3.1: Tỷ trọng nền kinh tế theo chi phí và lợi ích của các công cụ can thiệp 61 Hình 3.2 Lựa chọn các hình thức tổ chức cung cấp dịch vụ công 64 Hình 3.3: Lao động trong các khu vực doanh nghiệp 69 Hình 3.4: Hiệu quả hoạt động của DNNN 71 Hình 4.1: Năng suất, đóng góp của năng suất vào tăng trưởng, và mức độ thâm dụng vốn 91 [...]... Bên cạnh đó, tổng cầu sẽ tiếp tục có mức tăng vừa phải do thâm hụt ngân sách cao, sức ép lạm phát và sự hồi phục chậm của kinh tế thế giới 4 Thâm hụt ngân sách và nợ công 4.1 Thu chi ngân sách Thâm hụt ngân sách hàng năm được xác định bằng chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi ngân sách của chính quyền trung ương và địa phương Trong năm 2012, ước tính tổng thu và tổng chi ngân sách của chính phủ Việt... kích cầu quy mô lớn thông qua chính sách tài khoá Các kích thích tài khoá quy mô lớn, thay vì giúp nền kinh tế tăng trưởng cao, sẽ chủ yếu dẫn đến lạm phát trong dài hạn do nền kinh tế đã ở quanh mức tăng trưởng tiềm năng của nó Do vậy, thay vì kích thích toàn bộ các thành phần của tổng cầu, Chính phủ nên thực hiện việc hoán đổi cơ cấu tổng cầu theo hướng giảm tiêu dùng và đầu tư công, chuyển sang. .. định bởi các chính sách quản lý tổng cầu, các cú sốc tạm thời về cầu hàng hoá trên thị trường quốc tế, các cú sốc giá cả nguyên vật liệu đầu vào, v.v Có thể thấy, xu hướng tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam đã giảm đáng kể trong giai đoạn 2008–2012 so với giai đoạn 2003–2007 trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế thế giới và suy giảm kinh tế trong nước.5 Các chính sách kích thích tổng cầu như trong... hiện hành 16,4 29,8 11,7 19,4 28,0 16,4 35.0 Giá cả GDP thực 25.0 Tổng đầu tư 8.5 6.3 5.3 6.0 6.8 5.9 5.0 8.2 8.2 7.3 8.2 8.4 5.0 7.8 2003 Thương mại ròng 7.3 10.0 6.7 15.0 8.2 22.1 20.0 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 0.0 (b) Đóng góp vào tăng trưởng tổng cầu (%) (a) Các thành phần của tổng cầu (% thay đổi) Tiêu dùng nhà nước Tổng 30.0 10.8 2009 35,2 20.9 2008 16,3 11.9 03-07 Tiêu dùng tư... định lượng Các chủ đề chính được tập trung phân tích bao gồm: (1) Thị trường tiền tệ và tài sản; (2) Giá cả và lạm phát; (3) Tổng cầu và sản xuất và; (4) Thâm hụt ngân sách và nợ công Ngoài ra, chương này cũng thực hiện việc dự báo tăng trưởng và lạm phát cho năm 2013 sử dụng các mô hình định lượng khác nhau Về tổng thể chúng tôi cho rằng năm 2012, Chính phủ đã thành công trong chính sách bình ổn vĩ mô... đẩy tăng trưởng tín dụng của NHNN trong năm 2013, mặc dù được cho là sẽ thận trọng, nhưng ít nhiều sẽ làm cung tiền, và do vậy là tổng cầu của nền kinh tế tăng cao hơn so với năm 2012 Do đó, với mức tăng cao hơn của tổng cầu trong nước, lạm phát của năm 2013 được dự kiến sẽ cao hơn so với lạm phát của năm 2012 Bên cạnh yếu tố cầu tăng cao hơn, việc dự kiến tiếp tục điều chỉnh tăng giá một số mặt hàng...DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Trung bình và độ lệch chuẩn của lạm phát, tăng trưởng và chính sách vĩ mô (%) .45 Bảng 2.2: Kết quả hồi quy 47 Bảng 3.1: Cơ cấu tổng nguồn vốn của các DNNN phi tài chính (%) 69 Bảng 3.2: Tỷ suất lợi nhuận của các DNNN phi tài chính .72 Bảng 4.1: Một số phương pháp chính trong tính toán – ước lượng TFP ... việc thực thi các chính sách hạn chế tổng cầu cũng đã dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ tại các thị trường tài sản như bất động sản và chứng khoán Thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến tồn kho lớn và là một trong những nguyên nhân chính khiến nợ xấu của hệ thống tín dụng tăng cao Hậu quả là, để tránh rủi ro, các ngân hàng thay vì đẩy mạnh tín dụng thì lại bỏ tiền vào mua trái phiếu Chính phủ và tín phiếu... dụng chính sách kích thích tổng cầu bằng biện pháp tiền tệ hay tài khóa để giải quyết nợ xấu cũng như để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Để duy trì lạm phát thấp và ổn định trong dài hạn, tốc độ tăng cung tiền hàng năm nên được duy trì ở mức 15% và hạ xuống thấp hơn nữa khi tốc độ lưu chuyển tiền tệ tăng lên (do hệ thống tín dụng hoạt động hiệu quả hơn) Với kịch bản nền kinh tế không có những thay đổi. .. phát triển kinh tế Hai thị trường tài sản là chứng khoán và bất động sản đều bị suy giảm mạnh bởi chính sách tiền tệ và tài khóa trong năm 2012 Sự phục hồi của hai thị trường này phụ thuộc rất lớn vào niềm tin của nhà đầu tư với chính sách tái cơ cấu nền kinh tế của Chính phủ Nếu như không có các chính sách tái cơ cấu kinh tế rõ ràng trong năm 2013 thì rất có thể hai thị trường này sẽ tiếp 20 tục trầm . các chính sách quản lý tổng cầu đối với tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam trong hơn một thập kỷ vừa qua. Các chính sách quản lý tổng cầu được xem xét ở đây bao gồm chính sách tài khoá và chính. Việt Nam cần chuyển mạnh mẽ sang chính sách trọng cung để thúc đẩy tăng kinh tế trong khi vẫn đảm bảo duy trì được lạm phát ở mức thấp. Chính sách trọng cung, được chính quyền Reagan đưa ra. 2.3 Phân tích hồi quy 46 3. Các chính sách trọng cung 48 3.1 Lý thuyết kinh tế học trọng cung và kinh nghiệm thực tiễn 48 3.2 Các khuyến nghị chính sách trọng cung cho Việt Nam 50 Tài liệu