1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

14 901 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Phần 1Tóm tắt: Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố: vốn, lao động và năng s

Trang 1

Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Phần 1)

Tóm tắt: Theo mô hình tăng trưởng Tân cổ điển, tăng trưởng GDP được hình thành từ ba yếu tố:

vốn, lao động và năng suất tổng hợp nhân tố (TFP - Total Factor Productivity) TFP phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động Tăng TFP gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động… Cùng với lượng đầu vào như nhau, lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào việc cải tiến chất lượng của lao động, của vốn và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực này Lý thuyết của Solow (1994) khẳng định tăng vốn và lao động có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế ngắn hạn, phù hợp với giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa, còn tăng TFP mới là nguồn gốc tăng trưởng trong dài hạn Bài viết này phân tích đóng góp của TFP đối với tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế, các nhân tố tác động đến TFP trong thời gian qua ở nước ta, từ đó đề xuất một số khuyến nghị chính sách.

1 Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (1) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động từ bên ngoài; (2) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (4) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; và (5) tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo

Từ những quan điểm và khái niệm đã nêu ở trên, có thể khái quát một nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng thể hiện qua các đặc trưng sau:

(i) Tốc độ tăng trưởng cao và được duy trì trong một thời gian dài

(ii) Phát triển có hiệu quả, thể hiện qua năng suất lao động, năng suất tài sản cao và ổn định, hệ

số ICOR phù hợp, và đóng góp của TFP cao

(iii) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng nâng cao hiệu quả, phù hợp với thực tiễn của nền kinh tế trong mỗi thời kỳ

(iv) Nền kinh tế có tính cạnh tranh cao

(v) Tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo hài hòa đời sống xã hội

(vi) Tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái

(vii) Quản lý hiệu quả của nhà nước

Tổng hợp những vấn đề được trình bày ở trên, có thể đưa ra một sơ đồ tóm tắt như sau

Trang 2

Hình 1 Các nội dung phân tích số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế

2 Tốc độ tăng trưởng của kinh tế Việt nam thời kỳ đổi mới

Trong gần 25 năm qua kể từ khi đổi mới nền kinh tế, Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế liên tục với tốc độ cao So với thời kỳ trước đổi mới (1976-1985) với tăng trưởng đạt khoảng 2%/ năm, thời kỳ 5 năm ngay sau khi đổi mới (1986-1990), nền kinh tế nước ta đã có tốc độ tăng trưởng gần gấp đôi, đạt xấp xỉ 3,9%/năm Tốc độ tăng trưởng bình quân năm thời kỳ 5 năm ngay sau đó (1991-1995) lại tiếp tục hơn gấp đôi thời kỳ trước (đạt khoảng 8,2%), các thời kì

1996-2000 đạt 7,0%, 2001-2005 (7,5%), và thời kì gần đây nhất 2006-2009 đạt 7,0% Tính bình quân trong cả giai đoạn từ 1991 đến 2009, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt trên 7,4%/năm, là tốc độ tăng thuộc loại cao và ổn định so với các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới Tính đến nay, thời gian tăng trưởng kinh tế liên tục của Việt Nam đã đạt 29 năm, vượt kỷ lục 23 năm của Hàn Quốc Như vậy, có thể khẳng định tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sau ngày đổi mới là vô cùng ấn tượng và rất đáng tự hào Nếu như năm 1991, GDP bình quân đầu người của Việt Nam theo PPP chưa bằng 1/2 của Philippines hay Indonesia, chỉ đạt khoảng 1/5 của Thái Lan, hơn 1/10 của Malaysia; thì các con số tương ứng này đã tăng lên đáng kể sau 17 năm, lần lượt xấp xỉ các mức 3/4, 1/3 và 1/5 Tuy nhiên, nếu so sánh với Trung Quốc, chúng ta lại đang có sự tụt hậu đáng kể, khi GDP bình quân đầu người tính bằng PPP năm 2008 chưa bằng 50% của nước này, trong khi sự chênh lệch chỉ vào khoảng 20% vào năm 1991 Năm 2008, mức GDP bình quân đầu người của Việt Nam đạt 17,1 triệu đồng, tương đương 1.040 USD theo tỷ giá hối đoái và 2.784 USD theo tỷ giá sức mua tương đương (PPP) (IMF, 2009) Đây vẫn là những con số thấp xa so với mức bình quân chung của khu vực, của châu Á, cũng như của toàn thế giới

Như vậy, để đưa đất nước sớm thoát khỏi khu vực các quốc gia có thu nhập thấp, Việt Nam cần phải duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong dài hạn, và điều này chỉ có thể đạt được nếu sự tăng trưởng đó là tăng trưởng bền vững, tăng trưởng có chất lượng cao

3 Đóng góp của TFP đối với tăng trưởng kinh tế

Sử dụng cách tiếp cận hạch toán tăng trưởng, Hình 2 mô tả đóng góp của vốn, lao động và TFP vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1991-2009 Có thể thấy một số nhận định sau về xu hướng tăng trưởng của GDP (Y) và các yếu tố vốn (K), lao động (L), TFP ở nước ta như sau:

Trang 3

Hình 2 Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP, 1991-2009

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Trước hết, tốc độ tăng trưởng của vốn ngày càng cao, điều này hoàn toàn phù hợp với số liệu về đầu tư và tích lũy tài sản của nước ta hiện nay và các nhận định về tăng trưởng dựa nhiều vào vốn của nền kinh tế trong thời gian gần đây Theo quy luật năng suất cận biên giảm dần, sự gia tăng của vốn vật chất cuối cùng sẽ làm giảm năng suất cận biên của vốn Tuy nhiên, nếu so sánh thêm với các số liệu về năng suất lao động ở Việt Nam thì tỷ lệ vốn/lao động tăng lên có thể làm tăng năng suất lao động: năng suất lao động xã hội (theo giá so sánh) đã tăng từ 4,6 triệu năm

1991 lên 10,8 triệu VND/người năm 2009, với tốc độ tăng trưởng bình quân là 4,9%/năm

Thứ hai, tăng trưởng TFP tính được có xu thế biến động rất giống GDP (mặc dù khoảng cách giữa hai đường tăng trưởng này dường như ngày càng xa nhau) Cũng giống tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng TFP có thể được chia thành bốn thời kỳ 1991-1995, 1996-2000, 2001-2005, 2006-2009 Điều này chứng tỏ tăng trưởng TFP chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh Để đánh giá được chính xác hơn vai trò của TFP đối với tăng trưởng kinh tế, cần loại bỏ tác động của chu

kỳ kinh doanh ra khỏi tăng trưởng TFP bằng phương pháp Wharton.[1]

Trang 4

Hình 3 Phương pháp Wharton để loại bỏ tác động của chu kỳ kinh doanh khỏi TFPG

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Hình 3 cho thấy 1996 là năm mà đường song song với đường xu thế giao với đường biểu diễn chuỗi K/Y, điều này có nghĩa vào năm 1996 nền kinh tế đạt mức sử dụng năng lực cao nhất trong toàn giai đoạn 1991-2009, vì vậy 1996 được giả định là năm nền kinh tế đạt tới mức toàn dụng các nguồn lực Từ đây, ta tính được sản lượng tiềm năng Y*, mức độ sử dụng nguồn lực Y/ Y* và tác động của chu kỳ kinh doanh (tốc độ tăng của Y/Y*)

Bảng 1 Tính tốc độ tăng trưởng TFP và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh

Đơn vị: %

Ghi chú: TFPG là tốc độ tăng trưởng TFP, TFPG* = TFPG - %∆Y/Y* là tốc độ tăng trưởng TFP

sau khi loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh

Trang 5

Hình 4 Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh, 1991-2009

Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả.

Ước lượng TFPG* (TFPG đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh) được thể hiện ở Bảng 2 và Hình

4, qua đó cho chúng ta thấy rõ 4 giai đoạn của TFPG* trong thời kỳ 1991-2009 như sau:

Giai đoạn 1991-1996: TFPG* tiến bộ vượt bậc (từ -2,3 lên 3,3), thể hiện sự thành công bước đầu của quá trình đổi mới, với việc nền kinh tế mở cửa ra thế giới, xuất khẩu và FDI tăng trưởng nhanh chóng và đất nước bắt đầu được nhận ODA Điều này góp phần khẳng định vai trò tích cực của thương mại và đầu tư nước ngoài đối với hiệu quả kỹ thuật – công nghệ, thành phần quan trọng của TFP

Giai đoạn 1997-2000: TFPG* vẫn ở mức tương đối cao, nhưng có chiều hướng giảm (từ 3,27 xuống 2,21) Đây cũng là giai đoạn tăng trưởng kinh tế giảm sút do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ của khu vực

Giai đoạn 2001-2007: TFPG* có xu hướng tăng nhẹ (từ 2,39 lên 3,69), cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế, cả về tốc độ tăng trưởng cũng như hiệu quả kinh tế

Giai đoạn 2008-2009: TFPG* của Việt Nam giảm (từ 3,06 xuống 2,57) cùng cuộc suy thoái kinh

tế thế giới trong thời gian gần đây

[1] Xem thêm Trần Thọ Đạt (2004) về cách tính TFPG, K/Y*, Y/Y*

4 Tác động của các nhân tố tới tăng trưởng TFP

Tăng trưởng TFP chịu tác động bởi nhiều nhân tố, những nhân tố này được chia thành 3 nhóm: (1) môi trường kinh tế vĩ mô; (2) phân bổ lại các nguồn lực, và (3) vốn con người và đổi mới công nghệ Tất nhiên việc chia nhóm này chỉ mang tính chất tương đối bởi quan hệ tác động qua lại gián tiếp giữa các nhân tố với nhau Thông qua các phân tích mô tả bằng đồ thị và phương pháp tính hệ số tương quan dưới đây, có thể nhận biết tác động của các nhân tố này tới tăng trưởng TFP[1] và qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới tăng trưởng GDP.[2]

Trang 6

4.1 Môi trường kinh tế vĩ mô

Trước hết, đổi mới kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô có tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng TFP

Ổn định kinh tế vĩ mô (với tỷ lệ lạm phát được coi như một thước đo) có tác động tới tăng trưởng TFP (trực tiếp) và GDP (gián tiếp) Khi giá cả tăng nhanh và bất ổn, các tín hiệu thị trường bị méo mó và tăng trưởng TFP suy giảm Lập luận này được thể hiện qua Hình 5: khi CPI giảm (vào các năm 1993, 1996) thì TFPG đạt đỉnh của mỗi giai đoạn Trong giai đoạn 2001-2006, CPI tương đối ổn định ở mức dưới 10%, thì TFPG không có nhiều biến động với xu hướng tăng nhẹ Thời kỳ lạm phát cao (năm 2008) lại bắt đầu đánh dấu chiều hướng đi xuống của TFPG

Hình 5 Tăng trưởng GDP, TFP* và tỷ lệ lạm phát (CPI), 1991-2009

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

4.2 Phân bổ lại các nguồn lực

Hiệu quả kinh tế được nâng cao nếu các nguồn lực như lao động, đầu tư giữa các khu vực, sự thay đổi trong cơ cấu thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài được phân bổ tốt hơn

Cơ cấu lao động

Cách thức ước lượng tăng trưởng TFP luôn đi với giả định rằng yếu tố năng suất lao động là đồng nhất, nhưng trong thực tế, có các loại lao động khác nhau trong nền kinh tế Với tổng số lao động nhất định, thì sự thay đổi phân bố lao động chắc chắn tác động tới tăng trưởng sản lượng thông qua tăng trưởng TFP Hình 6 thể hiện tốc độ tăng lao động của ba khu vực Tăng trưởng lao động trong khu vực nông nghiệp ổn định nhất, với mức thấp dưới 3%/năm, nhưng có sự giảm sút đáng kể trong 10 năm trở lại đây (thể hiện ở tốc độ tăng trưởng âm vào các năm 2000,

2006 và 2010 trong Hình 6) Lực lượng lao động khu vực công nghiệp biến động mạnh hơn, đặc biệt có tốc độ tăng cao vào năm 2000 và 2010 Ngoại trừ giai đoạn 2001-2009, lao động của khu vực dịch vụ luôn có mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực Sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng lao động của ba khu vực dẫn đến thay đổi cơ cấu lao động: xu hướng giảm dần của khu vực nông nghiệp (từ 73% xuống 48% trong thời kỳ 1991-2010), và sự gia tăng của khu vực công nghiệp (từ 11% lên 22%) và dịch vụ (từ 16% lên 29%) trong tỷ trọng lao động kinh tế quốc dân Tuy nhiên, gần ½ lực lượng lao động Việt Nam vẫn làm việc trong các ngành nông, lâm nghiệp

và thủy sản trong khi ngành công nghiệp – xây dựng chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn là 22% năm 2010

Trang 7

Hình 6 Tốc độ tăng lao động của các khu vực trong nền kinh tế, 1991-2010

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bên cạnh đó, năng suất lao động (đo bằng GDP bình quân lao động) của ba khu vực cũng có sự khác biệt Năng suất lao động của khu vực nông nghiệp hầu như không biến động trong khi khu vực công nghiệp gia tăng mạnh mẽ, đặc biệt trong giai đoạn trước năm 2000 Tăng trưởng năng suất lao động của khu vực dịch vụ thấp hơn khu vực công nghiệp, nhưng vẫn cao hơn khu vực nông nghiệp rất nhiều Điều này chứng minh rằng có sự phân bổ lại lực lượng lao động từ khu vực nông nghiệp sang hai khu vực còn lại, và từ khu vực dịch vụ sang khu vực công nghiệp từ sau năm 1995 (mốc đánh dấu năng suất lao động của khu vực công nghiệp vượt qua khu vực dịch vụ) Sự dịch chuyển cơ cấu lao động như vậy đã góp phần làm tăng năng suất lao động chung và qua đó tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế

Hình 7 Năng suất lao động trong ba khu vực, 1991-2009

Nguồn: Tính toán và tổng hợp từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Có thể kiểm chứng điều này thông qua hệ số tương quan giữa cơ cấu lao động của từng khu vực với TFPG: hệ số dương với khu vực công nghiệp và dịch vụ; hệ số âm với khu vực nông nghiệp

Trang 8

Bảng 4 Tương quan giữa cơ cấu lao động và TFPG

Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Cơ cấu vốn

Các nguồn vốn khác nhau cũng có tác động khác nhau đến tăng trưởng TFP Các nguồn vốn trong nước bao gồm: vốn tư nhân và vốn nhà nước, trong đó vốn nhà nước lại được chia thành vốn ngân sách, vốn vay và vốn của các doanh nghiệp nhà nước

Bảng 5 Tương quan giữa cơ cấu vốn và TFPG

Đơn vị: %

Trang 9

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Bảng 5 cho biết tỷ trọng của mỗi loại vốn trong tổng đầu tư trong nước, tốc độ tăng trưởng TFP

và hệ số tương quan giữa tăng trưởng TFP với tỷ trọng các loại vốn, có tính đến hiệu ứng độ trễ của đầu tư Một số kết luận có thể rút ra như sau:

Trước hết, đầu tư tư nhân có tác động tích cực đến TFPG trong ngắn hạn, bởi đây có thể coi là một loại vốn năng động, giúp tăng khả năng huy động các nguồn lực và thúc đẩy cạnh tranh Trong dài hạn (tính độ trễ của đầu tư), nguồn vốn tư nhân thực sự thúc đẩy nâng cao hiệu quả kỹ thuật của nền kinh tế, thể hiện qua hệ số tương quan dương với TFPG

Thứ hai, nguồn vốn ngân sách tác động ngược chiều đến TFPG, và chỉ mang lại hiệu quả kỹ thuật cho nền kinh tế sau 1-2 năm đầu tư Điều này không khó hiểu khi chúng ta biết rằng hiệu quả đầu tư của loại vốn này khá thấp, và thông thường nhà nước dành vốn ngân sách chủ yếu vào xây dựng cơ sở hạ tầng, vốn chỉ đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội sau một thời gian nhất định

Thứ ba, vốn vay của nhà nước có tương quan âm với TFPG Chính phủ thường vay vốn ở mức lãi suất ưu đãi, và sử dụng vốn này vào xây dựng cơ sở hạ tầng, cũng như sản xuất các loại hàng hóa có lợi thế cạnh tranh Tuy nhiên, trong dài hạn, dấu âm trong mối quan hệ giữa TFPG

và vốn vay của nhà nước là sự cảnh báo về tính hiệu quả của loại vốn này

Thứ tư, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước tác động tích cực đến TFPG trong thời kỳ

1995-2009, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nhà nước đã được nâng cao nhờ việc chính phủ tái cơ cấu doanh nghiệp doanh nghiệp theo hướng tăng quyền tự chủ Tuy vậy, sau hai năm, đầu tư của doanh nghiệp nhà nước lại có mối tương quan âm đối với TFPG, thể hiện tính hiệu quả công nghệ chưa được phát huy trong dài hạn

Những phân tích trên đây cho thấy bức tranh tổng quát về mối quan hệ giữa các nguồn đầu tư trong nước với tăng trưởng TFP Sự gia tăng đầu tư của khu vực tư nhân có tác động tích cực đến nền kinh tế trong dài hạn, trong khi các nguồn vốn còn lại của khu vực nhà nước dường như không đóng góp cho sự gia tăng hiệu quả công nghệ trong suốt giai đoạn 1995-2009

Thương mại quốc tế

Trang 10

Có thể phân tích tác động của thương mại quốc tế đến tăng trưởng TFP thông qua các thước đo

độ mở của nền kinh tế như tỷ lệ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP; tỷ lệ xuất khẩu trên GDP; và tỷ lệ nhập khẩu trên GDP Các hệ số tương quan được thể hiện trong Bảng 6 cho chúng ta nhận thấy tác động tích cực của xuất nhập khẩu đến TFPG

Bảng 6 Tương quan giữa thương mại quốc tế và TFPG

Đơn vị: %

Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê

Tuy nhiên, khi xem xét về cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta, cần phải nhìn nhận hai thực tế sau:

(1) Gần 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế, bao gồm các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu thô, nhiên liệu… Bên cạnh đó, trong nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế, thì phần nguyên vật liệu phải nhập khẩu là rất lớn (ví

dụ chiếm đến 70-80% giá trị xuất khẩu ở các mặt hàng dệt may), nên giá trị giá tăng được tạo ra thấp, không mang lại nhiều lợi ích cho việc tăng hiệu quả công nghệ

(2) Tỷ lệ nhập khẩu các loại hàng hóa đã qua chế biến rất cao, trong đó tỷ trọng hàng hóa tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu tăng từ 6,7% (2004) lên 9,3% (2009) Cơ cấu nhập khẩu này có thể không giúp nâng cao năng lực sản xuất trong nước, trong khi lại có thể tác động tiêu cực đến các ngành kinh doanh trong nước

Bởi vậy, khi nền kinh tế đạt đến trình độ phát triển nhất định, thì sự chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu của Việt Nam là cần thiết để có thể thúc đẩy hơn nữa tác động tích cực của thương mại quốc tế đến tăng trưởng TFP Có thể thấy điều này qua hệ số giảm dần của thương mại quốc tế theo thời gian

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Ngày đăng: 10/04/2014, 14:40

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(1) Cục Sở hữu trí tuệ (2010), Báo cáo Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2009, [http://noip.gov.vn/noip/resource.nsf/vwResourceList/72E38432D5123C20472577EA000DA5B7/$FILE/statistic_vn.rar] Link
(2) GSO (2010), Tình hình kinh tế- xã hội năm 2010, [http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=413&thangtk=12/2010] Link
(4) Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (2010), Đóng góp của yếu tố khoa học và công nghêê vào TFP và tốc độ tăng GDP, Đề tài nghiên cứu khoa học Khác
(5) Trần Thọ Đạt (2002), ‘Determinants of TFP growth in Vietnam in the period 1986-2000’, Survey Report – APO Khác
(6) Trần Thọ Đạt (2010), Tăng trưởng kinh tế thời kỳ đổi mới ở Việt Nam (sách chuyên khảo), Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
(7) Trần Thọ Đạt, “Tổng quan về chất lượng tăng trưởng và đánh giá về chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam“, Hội thảo “Chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt nam“, tháng 1 năm 2011 Khác
(8) Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), Vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng các tỉnh, thành phố Việt Nam giai đoạn 2000-2004, Nxb. Kinh tế Quốc dân Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1. Các nội dung phân tích số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 1. Các nội dung phân tích số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế (Trang 2)
Hình 2. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP, 1991-2009 - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 2. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP, 1991-2009 (Trang 3)
Hình 3. Phương pháp Wharton để loại bỏ tác động của chu kỳ kinh doanh khỏi TFPG - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 3. Phương pháp Wharton để loại bỏ tác động của chu kỳ kinh doanh khỏi TFPG (Trang 4)
Hình 3 cho thấy 1996 là năm mà đường song song với đường xu thế giao với đường biểu diễn chuỗi K/Y, điều này có nghĩa vào năm 1996 nền kinh tế đạt mức sử dụng năng lực cao nhất trong toàn giai đoạn 1991-2009, vì vậy 1996 được giả định là năm nền kinh tế đ - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 3 cho thấy 1996 là năm mà đường song song với đường xu thế giao với đường biểu diễn chuỗi K/Y, điều này có nghĩa vào năm 1996 nền kinh tế đạt mức sử dụng năng lực cao nhất trong toàn giai đoạn 1991-2009, vì vậy 1996 được giả định là năm nền kinh tế đ (Trang 4)
Hình 4. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh, 1991-2009 - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 4. Tăng trưởng GDP, vốn, lao động và TFP đã loại bỏ yếu tố chu kỳ kinh doanh, 1991-2009 (Trang 5)
Hình 5. Tăng trưởng GDP, TFP* và tỷ lệ lạm phát (CPI), 1991-2009 - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 5. Tăng trưởng GDP, TFP* và tỷ lệ lạm phát (CPI), 1991-2009 (Trang 6)
Hình 6. Tốc độ tăng lao động của các khu vực trong nền kinh tế, 1991-2010 - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 6. Tốc độ tăng lao động của các khu vực trong nền kinh tế, 1991-2010 (Trang 7)
Hình 7. Năng suất lao động trong ba khu vực, 1991-2009 - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Hình 7. Năng suất lao động trong ba khu vực, 1991-2009 (Trang 7)
Bảng 4. Tương quan giữa cơ cấu lao động và TFPG - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 4. Tương quan giữa cơ cấu lao động và TFPG (Trang 8)
Bảng 5 cho biết tỷ trọng của mỗi loại vốn trong tổng đầu tư trong nước, tốc độ tăng trưởng TFP - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 5 cho biết tỷ trọng của mỗi loại vốn trong tổng đầu tư trong nước, tốc độ tăng trưởng TFP (Trang 9)
Bảng 6. Tương quan giữa thương mại quốc tế và TFPG - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 6. Tương quan giữa thương mại quốc tế và TFPG (Trang 10)
Bảng 7. Vốn con người và tăng trưởng TFP - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 7. Vốn con người và tăng trưởng TFP (Trang 11)
Bảng 8. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng TFP - Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam
Bảng 8. Đóng góp của các yếu tố vào tăng trưởng TFP (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w