Nó là cơ sở,điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh,đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, sau đó từ trừu tượng hóa đến cụ thể hóa trong tư du để hình thà
Trang 1I Đặt vấn đề
Như chúng ta đả biết, Hóa Học là một khoa học thưc nghiệm chính vì vậy, thí nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu
Thí nghiệm là mô hình đại diện cho hiên thực khách quan Nó là cơ sở,điểm xuất phát cho quá trình học tập - nhận thức của học sinh,(đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, sau đó từ trừu tượng hóa đến cụ thể hóa trong tư
du để hình thành nên khái niệm) Thí nghiệm là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn, là tiêu chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức,hỗ trợ đắc lực cho tư duy sáng tạo nó là phương tiện duy nhất giúp học sinh hình thành kỹ năng , kỹ xảo thực hành và tư duy kỹ thuật
Thí nghiệm giúp học sinh dễ hiểu bài và hiểu sâu sắc hơn.đồng thời còn góp phần rèn luyện cho các em phẩm chất đạo đức của người làm công tác hóa học, từ đó góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh.Với tầm quan trọng như trên,đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng cực hóa hoạt động của học sinh, mỗi người giáo viên phải biếtsư dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học và phát huy hết vai trò của thí nghiệm hóa học
sử dụng có hiệu quả ,khoa học ,góp phần quan trọng trong học tập thí nghiệm tích cực giúp học sinh khai thác nguồn kiến thức ,tìm kiếm nguồn kiến thức mới dưới nhiều hình thức khác nhau Dưới sự điều khiển, chỉ đạo của giáo viên,từ đó giúp học sinh phát huy tính tích cực.Vì vậy, giáo viên phải biết cách
tổ chức,để học sinh tìm ra kiến thức mới một cách phong phú,linh hoạt,tiết học
có hiệu quả tránh nhàm chán mà trở nên sinh động
* Ý nghĩa
Thực tế giảng dạy môn hóa học trong nhiều năm qua phần lớn học sinh chưa biết tiến hành thí nghiệm,chưa phát huy được tính cực của mình.Vì thế chưa phát triển tư duy,óc sáng tạo,hình thành kỹ năng kỹ xảo trong thí nghiệm hóa học Mà theo hướng học tập ngày nay học đi đôi với hành (lý thuyết gắn liền với thực tiễn ).Mà phần lớn các em chỉ chờ đợi những kiến thức sẵn có của giáo viên rồi các em ghi chép một cách máy móc thụ động vì thế dẫn đến tình trạng các em học yếu kém môn hóa học còn nhiều.Ví dụ: các em biết tính chất hóa học của oxi tác dụng với phi kim lưu huỳnh (rắn) tạo ra khí lưu huỳnh đioxit , oxi tác dụng với photpho tạo ra điphotphopentaoxit (P2O5) Hoặc tác dụng với kim loại sắt tạo ra oxit sắt từ (Fe3O4) và tác dụng với hợp chất khí mêtan(CH4) tạo ra khí CO2 và H2O Nhưng khi yêu cầu các em tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng và giải thích hiện tượng hóa học thì các em chưa thực hiện được Hay trường hơp khác, đường cho vào nước khuấy cho tan ta được dung dịch nước đường đây là hiện tượng vật lý từ ví dụ đó yêu cầu học sinh tìm ví dụ khác về hiện tượng vật lý thì các em chưa thực hiện được, vì thế các em không phát huy năng lực tự học và rèn luyện kỹ năng thực hành Hóa Học
Trang 2Song song với sự phát triển của đất nước đòi hỏi các em phải có một kiến thức vững chắc Phải biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn và ngược lại Bên cạnh đó, phải có kỹ năng tiến hành một số thí nghiệm kiểm chứng thí nghiệm học tập cá nhân, thí nghiệm đôi bạn, thí nghiệm theo nhóm nhỏ để tìm ra kiến thức Vận dụng kiến thức giải quyết một số vấn đề có liên quan đến môn học thông qua việc giải các bài tập sách giáo khoa, các bài tập trong chuẩn đã qui định, để giúp các em thực hiện tốt Tôi đã rút ra kinh nghiệm sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực và lòng say mê hứng thú học tập của học sinh và phát triển được tính tìm tòi sáng tạo ở bộ môn Hóa Học 8
II Giải quyết vấn đề
I.Thực trạng của vấn đề
Từ những vấn đề trên cho thấy các em chưa có phương pháp thí nghiệm, chưa biết quan sát hiện tượng thí nghiệm để rút ra kết luận vì các em còn thiếu
tự tin, e ngại cho nên kết quả học tập chưa được nâng cao Do các em mới làm quen với bộ môn hóa học cho nên vấn đề sử dụng thí nghiệm rất lo sợ và lúng túng vì các dụng cụ thí nghiệm dễ dỡ còn hóa chất thì nguy hiểm dễ gây cháy
và bỏng cho nên vấn đề thí nghiệm còn gặp nhiều khó khăn bởi vậy các em chỉ chờ đợi từ phía giáo viên Hoặc có trường hợp giáo viên dạy chai- không sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học chỉ nói lý thuyết suông chẳng hạn như giáo viên cung cấp là: Đường cho vào nước khấy cho tan thu được dung dịch nước đường mà giáo viên không làm thí nghiệm kiểm chứng hoặc không cho học sinh tiến hành thí nghiệm để rút ra kết luận Giáo viên chỉ cho học sinh ghi nhớ thụ động, máy móc cho nên các em chưa biết làm thí nghiệm hóa học, không biết quan sát hiện tượng thí nghiệm Vì vậy tình trạng học tập của học sinh chưa đáp ứng với yêu cầu mong muốn của xã hội ngày nay
* Thuận lợi:
- Giáo viên: Được nhà nước và các cấp quản lý quan tâm trao dồi kiến thức cung cấp tài liệu tự học, tự nghiên cứu.Tạo điều kiện cho giáo viên học các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy Ngoài ra còn được học hỏi trao đổi ở các đồng nghiệp cùng bộ môn hoặc
ở các chuyên môn khác có liên quan.Từ đó giúp tôi sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học tốt hơn và đạt nhiều kết quả nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh
-Học sinh: Phần lớn học sinh có học lực từ trung bình trở lên có ý chí nỗ lực, tích cực, có lòng say mê hứng thú học tập môn Hóa
* Khó khăn:
-Về cơ sở vật chất còn hạn chế (chưa có phòng thí nghiệm riêng biệt )
-Phương tiện: Tranh ảnh còn ít
-Dụng cụ và hóa chất chưa đầy đủ
Trang 3-Một số học sinh còn lười học chưa chịu khó thiếu tự tin trong thí nghiệm hóa học, chưa xác định mục tiêu học tập, thiếu ý chí nghị lực, không phát triển năng lục tự học Chỉ chờ đợi kết quà sẳn có từ phía giáo viên
Với thực trạng như trên, tôi đã cho học sinh thực hiện các câu hỏi bài tập kiểm tra với nội dung như sau:
1.Trong số những quá trình kể dưới đây đâu là hiện tượng hóa học, đâu là hiện tượng vật lý Giải thích
a Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí mùi hắc( khí lưu huỳnh đioxit)
b.Thủy tinh nóng chảy được thổi thành bình cầu
c Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần thành vôi sống( canxi oxit ) và khí cacbon đioxit thoát ra ngoài
d.Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
2.Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động (đặc biệt ở nhiệt độ cao)
3.Đốt cháy hết 9 kim loại Mg trong không khí thu được 15 gam hợp chất Magiê oxit MgO Biết rằng, magiê cháy là xẩy ra phản ứng với khí O2 trong không khí
a.Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra
b.Tính khối lương của khí oxi đã phản ứng
Kết quả như sau:
Số hs
hs
hs
hs
hs
Tỉ lệ
Với kết quả như trên, tôi nhận thấy việc sử dụng thí nghiệm hóa học trong dạy học theo hướng tích cực là hết sức cần thiết Bởi vì, thông qua công việc này sẽ giúp cho học sinh nhận biết các hiện tượng hóa học một cách dễ dàng, chính xác.Đồng thời rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng thí nghiệm, quan sát và giải thích hiện tượng hóa học vì vậy mà phương pháp này đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao hứng thú học tập trong bộ môn Hóa học, và quan trọng hơn là phương pháp này sẽ bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh, có khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống
2.Giải quyết vấn đề
Để giúp học phát huy được tính tích cực ở môn Hóa học 8,giáo viên phải biết lựa chọn các phương pháp thí nghiệm cho phù hợp với từng nội dung bài
Trang 4học, giúp học sinh tự tìm ra kiến thức mới với sự tổ chức, điều khiển của giáo viên Sau đây là một số phương pháp sử dung thí nghiệm hóa học trong dạy học ở bộ môn Hóa 8 mà tôi nhận thấy đã mang lại hiệu quả cao trong thời gian qua Cụ thể như sau:
2.1 Sử dụng thí nghiệm trong bài lí thuyết
Phương pháp thí nghiệm là phương pháp hóa học mang đặc thù của khoa học Hóa Học- khoa học thực nghiệm Thí nghiệm hóa học được sử dụng theo đúng mục đích và là nguồn học sinh khai thác, tìm tòi, phát hiện kiến thức giúp phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo, phát triển năng lực nhận thức và tư duy khoa học hóa học Tuy nhiên khi thực hiện giáo viên có thể gặp một số khó khăn như sau:
-Dụng cụ thí nghiệm thường làm bằng thủy tinh dễ vỡ, hóa chất thuộc loại vật liệu tiêu hao tốn kém
-Những chất thải sau thí nghiệm thường gây ô nhiễm môi trường
-Cần sự chuẩn bị của giáo viên và học sinh nên tốn thời gian
-Nếu không chuẩn bị cẩn thận thí nghiệm không thành công thì sẽ không đạt được yêu cầu của bài học
-Nhiều giáo viên chưa hướng dẫn học sinh khai thác được các hiện tượng thí nghiệm để phát huy tính tích cực và phát triển năng lực cho học sinh sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí
Việc sử dụng thí nghiệm cần hướng tới việc tích cực hóa hoạt động của học sinh, thí nghiệm được coi là tích cực khi nó là nguồn kiến thức để học sinh khai thác tìm kiếm kiến thức mới với nhiều hình thức khác nhau Vì vậy, tùy theo cách sử dụng mà việc thực hiện phương pháp này có những điểm khác nhau
Những thí nghiệm thực hiện theo hướng chứng minh cho lời giảng của giáo viên là những thí nghiệm được sử dụng ít tích cực hơn những thí nghiệm được sử dung theo hướng nghiên cứu Sử dụng thí nghiệm có nhiều mức độ khác nhau:
*.Mức 1(ít tích cực)
Giáo viên: Nêu tính chất hoặc hiện tượng, viết phương trình hóa học minh họa
Giáo viên hoặc một học sinh thực hiện thí nghiệm biểu diễn học sinh quan sát hiện tượng nhưng chỉ để chứng minh có phản ứng xảy ra hoặc một tính chất, một quy luật mà giáo viên đã nêu ra
*.Mức 2 ( tích cực )
Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu: Tính chất hóa học, quy luật chưa biết… Giáo viên hoặc một học sinh biểu diễn thí nghiệm
Học sinh: nghiên cứu thí nghiệm biểu diễn:
-Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm
Trang 5-Học sinh quan sát, mô tả hiện tượng.
-Học sinh giải thích hiện tượng
Học sinh rút ra kết luận (tính chất của chất, một quy luật, một kết luận về khả năng phản ứng)
*.Mức 3 ( rất tích cực)
Giáo viên: nêu hoặc hướng học sinh phát hiện vấn đề cần tìm hiểu như tính chất hóa học, quy luật chưa biết…
Nhóm học sinh nghiên cứu thí nghiệm đồng loạt hoặc không đồng loạt -Học sinh nắm được mục đích của thí nghiệm
-Học sinh làm thí nghiệm
-Học sinh quan sát, mô tả hiện tượng
-Học sinh giải thích hiện tượng
Học sinh rút ra kết luận ( tính chất của chất, một quy luật, một kết luận về khả năng phản ứng…)
Khi sử dụng thí nghiệm hóa học cần lưu ý một số vấn đề sau:
-Chú ý tới mục đích của thí nghiệm
-Điều kiện dụng cụ, hóa chất để chọn nội dung thí nghiệm, cách tiến hành (do giáo viên hay học sinh thực hiện)
-Chú ý hướng dẫn học sinh khai thác một cách có hiệu quả nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức và rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm Vì vậy, trong khi tiến hành thí nghiệm cần thực hiện theo quy trình sau:
*.Đối với giáo viên:
-Chọn thí nghiệm bảo đảm được mục tiêu bài học
-Dễ thành công và an toàn thí nghiệm
-Hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
-Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm, nêu hiện tượng, giải thích rút ra kết luận
*.Đối với học sinh:
-Biết mục đích thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm
-chuẩn bị dụng cụ, hóa chất
-Tiến hành thí nghiệm theo đúng hướng dẫn của giáo viên
-Rút ra kết luận
Khi dạy các bài hình thành kiến thức mới, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng thí nghiệm hóa học theo mức độ 2( tích cực) và mức độ 3(rất tích cực), đã giúp cho học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng Được thể hiện cụ thể như sau:
Ví dụ 1: khi dạy về bài 12: “ Sự biến đổi của chất”
I.Hiện tượng vật lí:
Trang 6Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng thí nghiệm
Học sinh: Quan sát thí nghiệm Rút ra nhận xét
chảy lỏng Đun
Nước đá Nước lỏng Hơi nước
Đông đặc Ngưng tụ
Giáo viên: nhận xét về sự biến đổi của nước trong quá trình trên ?
Học sinh: Trong quá trình trên có sự biến đổi về trạng thái của nước
Giáo viên: Nước có giữ nguyên là chất ban đầu không ?
Học sinh: Vẫn giữ nguyên là chất ban đầu
Giáo viên:Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm
+Hòa tan muối ăn vào nước quan sát
+Đun cạn nước muối quan sát
Học sinh: làm thí nghiệm theo nhóm ghi sơ đồ của quá trình biến đổi +Muối ăn vào nước dung dịch nước muối
+Đun cạn nước muối những hạn muối khan xuất hiện trở lại Giáo viên ghi sơ đồ của quá trình biến đổi
Giáo viên: Qua 2 thí nghiệm trên em có nhận xét gì ?( trạng thái, về chất) Học sinh: Trong các quá trình trên chỉ có sự thay đổi về trạng thái mà không
có sự thay đổi về chất
Giáo viên: Các quá trình biến đổi đó gọi là hiện tượng vật lí Vậy em hiểu như thế nào là hiện tượng vật lí ?
Học sinh: Thảo luận rút ra kết luận: Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí
II.Hiện tượng hóa học:
Giáo viên: Yêu cầu học sinh nêu cách tiến hành
Học sinh: Nêu cách tiền hành thí nghiệm
Giáo viên: Trộn bột S với bột Fe chia 2 phần
Giáo viên: phần 1: Đưa nam châm lại gần nhận xét
Phần 2: Đun nóng mạnh trong ống nghiệm
Học sinh: Quan sát thí nghiệm giáo viên biểu diễn nhận xét
phần 1: Đưa nam châm lại gần thì nam châm hút sắt
Phần 2: Đun hỗn hợp nóng sáng lên chuyển sang màu xám
Giáo viên: Biểu diễn thí nghiệm Yêu cầu học sinh quan sát
Giáo viên: Đưa nam châm lại gần sản phẩm phần 2 Yêu cầu học sinh nhận xét
Học sinh: Sản phẩm không bị nam châm hút
Giáo viên: Đốt sản phẩm Học sinh quan sát Từ đó rút ra kết luận gì ?
Trang 7Học sinh: tự rút ra kết luận: Fe và S đã biến đổi FeS (đó là hợp chất sắt (II) sunfua )
Giáo viên: hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2 đun nóng đường
Học sinh thực hiện theo nhóm
Giáo viên:?Quan sát và nhận xét hiện tượng?
?Các quá trình trên có phải là hiện tượng vật lí không ? Tại sao? Học sinh: Đại diện của các nhóm báo cáo kết quả
-Đường than và nước
-Các quá trình trên không phải là hiện tượng vật lí Vì chất mới xuất hiện khác với chất ban đầu
Giáo viên: Đó là hiện tượng hóa học Vậy hiện tượng hóa học là gì ?
Học sinh: rút ra kết luận hiện tương chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là chất khác
=>Như vậy, với việc sử dụng thí nghiệm trong ví dụ 1 ta sẽ dễ dàng phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tương hóa học và biết được dấu hiệu để nhận biết được một hiện tượng hóa học
Ví dụ 2: Ở bài 24, khi dạy phần II: “ Tính chất hóa học của oxi”, giáo viên
nêu vấn đề: Oxi có những tính chất hóa học gì? chúng ta nghiên cứu thí nghiệm
1.Tác dụng với phi kim
a.Với lưu huỳnh
Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm
Học sinh: Đọc thông tin sách giáo khoa trang 81
Giáo viên: Cho biết hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành thí nghiệm, mục đích của thí nghiệm ?
Học sinh: Quan sát thí nghiệm nhận xét hiện tượng
Giáo viên: Biểu diễn thí nghiệm, yêu cầu học sinh trả lời
Học sinh: 1 học sinh trả lời, học sinh khác nhận xét và bổ sung
Giáo viên: Đưa muỗng sắt chứa 1 ít bột lưu huỳnh vào ngọn lửa đèn cồn nhận xét hiện tượng ?
Học sinh: Không có hiện tương hóa học xẩy ra
Giáo viên: Đưa lưu huỳnh đang cháy vào lọ có chứa khí oxi So sánh các hiện tương lưu huỳnh cháy trong oxi và trong không khí ?
Học sinh: Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ,màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi mãnh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh đioxit SO2 (còn gọi là khí sunfurơ) và rất ít lưu huỳnh trioxit (SO3)
Giáo viên: cho học sinh viết phương trình phản ứng
Học sinh: 1 học sinh lên viết phương trình: S(r) + O2 (k) 0t SO2 (k)
Trang 8b.Với photpho
Giáo viên: yêu cầu học sinh đọc nội dung thí nghiệm sách giáo khoa trang 82 Giáo viên : Cho biết hóa chất, dụng cụ, cách tiến hành và mục đích thí nghiệm ?
Giáo viên: biểu diễn thí nghiệm
+Đưa muỗng sắt chứa photpho đỏ lọ O2 nhận xét
+Đốt cháy photpho đỏ trong không khí rồi đưa nhanh vào lọ có chứa khí oxi nhận xét hiện tượng ?
+So sánh sự cháy của photpho trong không khí và trong khí oxi ? Nhận xét chất tạo thành ở trong lọ ?
Học sinh: Quan sát, thảo luận nhóm tự rút ra kết luận
+Đưa muỗng sắt chứa phot pho đỏ vào lọ chứa khí oxi không có hiện tượng hóa học
+ Đốt cháy P đỏ trong không khí đưa vào lọ O2 hiện tượng phot pho cháy mạnh trong khí oxi dưới ngọn lửa sáng chói
+Sự cháy của P trong oxi mạnh hơn trong không khí, chất tạo thành ở trong lọ là điphot pho pentaoxit
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh viết phương trình
Học sinh: viết phương trình hóa học
4P(r) +5O2 (k) 0t 2P2O5 (r)
Giáo viên: Qua hai thí nghiệm trên em hãy cho biết khả năng phản ứng của khí oxi với phi kim như thế nào?
Học sinh rút ra kết luận: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản ứng hóa học với nhiều phi kim Giáo viên: Thế còn với các chất khác như kim loại, hợp chất thì oxi sẽ phản ứng thế nào giờ sau các em sẽ học
Ví dụ 3: Khi dạy về phương pháp tách chất ra khỏi hỗn hợp tôi đã sử
dụng thí nghiệm như sau:
Giáo viên: yêu cầu học sinh làm thí nghiệm:
-Bỏ muối ăn vào nước khuấy
-Đun cạn hỗn hợp thu được
?Nhận xét kết quả thí nghiệm?
Học sinh: làm thí nghiệm theo nhóm đại diện nhóm báo cáo kết quả
-Bỏ muối ăn vào nước khuấy muối tan
-Đun cạn muối thu được nước muối
Giáo viên: Dựa vào tính chất gì mà ta có thể tách được muối ra khỏi hỗn hợp nước muối?
Học sinh : dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của muối và nước
Trang 9Giáo viên: yêu cầu học sinh làm thí nghiệm tách riêng mỗi chất từ hỗn hợp mưới ăn và cát
Học sinh: Thảo luận, làm thí nghiệm
Giáo viên dựa vào tính chất nào để tách riêng được muối và cát ra khỏi hỗn hợp?
Học sinh: sau khi làm thí nghiệm, học sinh dễ dàng biết được dựa váo tính tan trong nước
Giáo viên: Qua hai thí nghiệm trên, em hãy cho biết nguyên tắc tách một chất ra khỏi hổn hợp?
Học sinh:Rút ra kết luận: Dựa vào tính chất vật lý khác nhau của chất để tách chất ra khỏi hỗn hợp
Ngoài việc sử dụng thí nghiệm trong bài lý thuyết đem lại hiệu quả cao trong quá trình học tập của học sinh, thì trong bài thực hành, thí nghiệm hóa học cũng là một trong những biện pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo trong học tập
2.2 Sử dụng thí nghiệm trong bài thực hành hóa học:
Để phát huy tính tích cục của học sinh, cần có thêm loại bài tập thực nghiệm trong bài thực hành Đặc điểm của bài tập thực nghiệm là học sinh phải nghiên cứu, giải thích lí thuyết trước khi bắt tay vào làm thí nghiệm Do
đó học sinh phải tích cực suy nghĩ, vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết một số vấn đề cụ thể… Đối với dạng bài thực hành này, khi tiến hành cần phải thực hiện theo quy trình sau:
*.Đối với giáo viên:
-Cần chuẩn bị trước dụng cụ và hóa chất đầy đủ phù hợp với tính chất nội dung của bài
-Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn và thành công
-Thí nghiệm dễ thực hiện
-Hướng dẫn học sinh quan sát thí nghiệm; nêu hiện tượng và giải thích hiện tượng
*.Đối với học sinh:
-Thí nghiệm theo sự hướng dẫn, tổ chức của giáo viên
-Thí nghiệm theo nhóm: tích cực, an toàn, thành công
-Học sinh quan sát, mô tả hiện tượng và rút ra kết luận
-Học sinh viết tường trình thí nghiệm
-Học sinh nắm được mục đích, cách tiến hành thí nghiệm
Ví dụ 1 Khi dạy bài: “ Thực hành 2 : Sự lan tỏa của chất”
*.Thí nghiệm 1: Sự lan tỏa của amoniac
Giáo viên: chuẩn bị dụng cụ và hóa chất như sau: Bông thấm, ống nghiệm thủy tinh, nút cao su, giấy quỳ tím
Trang 10Giáo viên: phân phát dụng cụ và hóa chất cho từng nhóm
Học sinh: các nhóm tiến hành thí nghiệm
-Thử trước để thấy amoniac làm quỳ tím tẩm nước đổi sang màu xanh -Bỏ một mẫu giấy quỳ tím tẩm nước vào gần đáy ống nghiệm lấy nút có bông tẫm dung dịch amoniac ghi lại hiện tượng
*Thí nghiệm 2: Sự lan tỏa của kalipemanganat ( thuốc tím ) trong nước Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất như sau: thuốc tím, nước cất, 2 cốc thủy tinh, đũa thủy tinh Phân phát cho các nhóm
Học sinh: Tiến hành thí nghiệm
+Bỏ 1 ít mảnh dụng tinh thể thuốc tím vào cốc ( 1) khuấy đều cho đến khi tan hết
+Lấy 1 ít thuốc tím bỏ vào cốc nước (2), lần này cho từ từ, rơi tùng mảnh Để cốc nước (2) lặng yên không khuấy hay động vào so sánh màu của nước trong 2 cốc
Giáo viên hướng dẫn học sinh viết tường trình theo mẫu bảng sau:
nước đổi sang màu xanh
pemanganat trong nước
-Màu ở cốc 1 có màu tím đậm -Màu ở cốc 2 có màu nhạt hơn cốc 1 Học sinh: hoàn thành
Giáo viên: nhận xét, đánh giá
Ví dụ 2: Dạy bài thực hành 3: “ Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa
học”
*.Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kalipemanganat
Giáo viên: chuẩn bị hóa chất: (0,5 gam) thuốc tím đem chia 3 phần; dụng cụ: ống nghiệm, que diêm, đèn cồn, kẹp ống nghiệm, giá ống nghiệm
Giáo viên: hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm
Học sinh: Thực hiện theo nhóm
+Bỏ một phần vào nước trong ống nghiệm 1 lắc cho tan
+Bỏ 2 phần vào ống nghiệm 2 đun nóng Đưa que đóm cón tàn đỏ vào để thử
Giáo viên: nếu thấy que đóm không bùng cháy thì ngừng đun để nguội ống nghiệm
Học sinh: sau đó đổ nước vào lắc cho tan
Giáo viên: chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không ? Quan sát màu của dung dịch trong 2 ống nghiệm