Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 3 ĐÁNH GIÁ GIẢNG VIÊN TẠI ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thị Thu Hương Trung tâm Khảo thí và Kiểm định chất lượng Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Để đảm bảo chất lượng giáo dục, một trong những thành tố rất quan trọng cần quan tâm là chất lượng giảng viên. Do vậy hoạt động đánh giá giảng viên đã được nhiều quốc gia tiên tiến quan tâm. Tại Việt Nam nói chung và Đại học Thái Nguyên nói riêng, hoạt động này đã từng bước được triển khai, song để hoạt động này có hiệu quả hơn trong việc đảm bảo chất lượng và cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, bài viết nêu ra thực trạng của hoạt động đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên, những ưu và nhược điểm, qua đó đề cập một số giải pháp để cải thiện chất lượng hoạt động này. Từ khóa: đánh giá giảng viên, đảm bảo chất lượng. MỞ ĐẦU Quản lý chất lượng đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo đang là một vấn đề được xã hội hết sức quan tâm. Để đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học, cần quan tâm đến rất nhiều thành tố - các thành tố này được đề cập trong 10 tiêu chuẩn cụ thể hóa thành 61 tiêu chí - Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam ban hành năm 2007. Một trong những thành tố quan trọng quyết định chất lượng của quá trình đào tạo chính là chất lượng của giảng viên. Điều này được thể hiện rõ trong Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, có đến 4/10 tiêu chuẩn đề cập đến đánh giá chất lượng giảng viên Tiêu chuẩn 4 “Các hoạt động đào tạo”; Tiêu chuẩn 5: “Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của Nhà trường” và Tiêu chuẩn 6 – “Người học”, Tiêu chuẩn 7 – “Nghiên cứu khoa học”. Luật Giáo dục khẳng định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục”, trong chính sách đổi mới giáo dục đại học 2006 – 2020, Nghị quyết 14 của Chính phủ đã nhấn mạnh: “Xây dựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩm chất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong Phạm Văn Hùng, Tel: 0912 549 099, Email: vanhungkt@gmail.com cách giảng dạy và quản lý tiên tiến”. Để không ngừng nâng cao chất lượng giảng viên, cần liên tục đánh giá giảng viên trên nhiều phương diện, từ đó tìm ra những điểm mạnh cần phát huy, điểm yếu cần khắc phục. Trong bài viết này, chúng tôi muốn nêu ra thực trạng về tình hình đánh giá giảng viên tại các đơn vị thành viên thuộc Đại học Thái Nguyên, từ đó tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đánh giá giảng viên với mục tiêu cuối cùng là không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Thực trạng tình hình đánh giá giảng viên tại Đại học Thái Nguyên Đại học Thái Nguyên có đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy là 2.112 giảng viên trong đó số tiến sĩ khoa học, tiến sĩ là 205, thạc sĩ và tương đương là 956 và giảng viên có trình độ đại học là 951. Cũng như tại các trường đại học khác trong nước, hoạt động đánh giá giảng viên và các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trongĐại học đã được thực hiệnchỉ được thực hiện theo các phương thức sau: Bình xét thi đua, khen thưởng Với hình thức này, các thủ tục thông thường là (1) cá nhân tự nhận xét (2) tổ chuyên môn – đơn vị trực tiếp quản lý cá nhân - nhận xét, góp ý bình bầu (3) khoa, bộ môn trực tiếp quản lý cá nhân nhận xét, góp ý, bình bầu (4)
Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 4 Hội đồng thi đua, khen thưởng Nhà trường họp, nhận xét, bình bầu (5) thông báo kết quả bình bầu tới các đơn vị để các cá nhân biết và có phản hồi. Các thắc mắc được giải đáp, có điều chỉnh để đi đến kết quả cuối cùng (6) Kết quả cuối cùng được Hội đồng thi đua, khen thưởng sử dụng để báo cáo, đề nghị lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền quyết định danh hiệu thi đua và khen thưởng. Giảng viên tham gia các tổ chức đoàn thể như Đảng cộng sản Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên thì mỗi tổ chức này lại có tiêu chí đánh giá riêng. Lãnh đạo bộ môn dự giờ Mỗi năm giảng viên sẽ được lãnh đạo khoa/bộ môn dự giờ từ 1 đến 2 tiết giảng. Thông qua các buổi dự giờ, lãnh đạo khoa/ bộ môn đánh giá việc chuẩn bị bài giảng, phương pháp giảng dạy, giao tiếp với sinh viên của giảng viên. Sinh viên đánh giá Một số đơn vị đã sử dụng hình thức phát phiểu hỏi thu thập ý kiến đánh giá của sinh viên đối với giảng viên nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu của giảng viên và cung cấp những thông tin phản hồi giúp giảng viên cải thiện chất lượng giảng dạy. Việc bình xét thi đua, khen thưởng, các hoạt động dự giờ và tổ chức hoạt động sinh viên đánh giá đã có những tác động tích cực nhất định tới việc hoàn thiện bản thân giảng viên trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng chuyên môn sâu. Song trên thực tế các cách thức đánh giá giảng viên như trên còn bộc lộ một số nhược điểm: 1. Đối với hoạt động bình xét thi đua, dù đã có tiêu chí đánh giá song còn ảnh hưởng của nhiều yếu tổ chủ quan; việc công khai nhận xét cán bộ ở cấp tổ, bộ môn/khoa nhiều khi chưa hoàn toàn thẳng thắn nên kết quả bình xét chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng công tác của giảng viên. Ngoài ra, việc phân chỉ tiêu bao nhiêu phần trăm cán bộ được công nhận là Chiến sĩ thi đua hay Lao động xuất sắc .làm nhiều giảng viên dù đạt được các tiêu chí đề ra song vẫn không đạt được danh hiệu. Điều này làm hạn chế sự phấn đấu của giảng viên khi họ không được động viên kịp thời. 2. Chủ nhiệm khoa/ Bộ môn đánh giá được thực hiệntừ rất lâu nhằm đưa ra các quyết định về chất lượng giảng dạy của giảng viên. Song điểm yếu của hình thức này là độ tin cậy không cao do có thể có sự thiên lệch do quan hệ cá nhân hoặc các thành kiến từ trước; quan niệm cá nhân về các giá trị khác nhau; thiên lệch về các phương pháp giảng dạy (PPGD) khác nhau (Centra, 1993). Các đồng nghiệp và các nhà quản lý có thể tham quan lớp học nhưng thường chỉ có thể một hoặc hai lần trong suốt năm học và không thể đánh giá chính xác được các hoạt độngcủa giáo viên trên lớp. Để có được đánh giá chính xác, cần có sự kết hợp giữa các bên tham gia như tự đánh giá củabản thân giảng viên, đánh giá của sinh viên để có được cái nhìn tổng quan, kết quả đánh giá khách quan, trung thực. 3. Đánh giá của sinh viên có điểm mạnh là cung cấp những thông tin tin cậy và có giá trị về việc giảng dạy trên lớp của giảng viên phục vụ cho hoạt động cải thiện chất lượng giảng dạy và tăng thưởng, lương. Điểm yếu của hoạt động này là đôi khi sinh viên không có đủ khả năng để đánh giá các khía cạnh như hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sự phù hợp của tài liệu được dạy cho môn học (Edith J. Cisneros-Cohernour, 2001) . 4. Chưa có sự thống nhất về bộ tiêu chuẩn, công cụ đánh giá một cách toàn diện giảng viên trong toàn Đại học. Đa số các phiếu hỏi sinh viên đánh giá giảng viên/ môn học chưa được kiểm định về độ tin cậy, độ giá trị, có đơn vị sử dụng bộ phiếu hỏi gồm quá ít các câu hỏi – không đánh giá được đầy đủ các mặt hoạt độngcủa giảng viên, cũng có đơn vị sử dụng bộ phiếu hỏi quá dài, có thể không nhận được câu trả lời thẳng thắn từ sinh viên. Ngoài ra, chưa có phiếu đánh giá về các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên – đây cũng là phần rất quan trọngtrong quá trình đánh giá giảng viên. 5. Hoạt động đánh giá giảng viên còn thiếu một thành phần quan trọng đó chính là bản thân người được đánh giá. Giảng viên cần có
Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 5 tiếng nói riêng trong quá trình đánh giá để có thể nêu những điểm mạnh, điểm yếu và tự nhận xét vềbản thân những sự phấn đấu của mình trong suốt khóa đào tạo. Những kết quả này khi so sánh cùng với các kết quả đánh giá của các bên liên quan sẽ mang lại một đánh giá tổng kết mang tính khách quan và khoa học hơn. 6. Mỗi đơn vị thành viên sử dụng một bộ phiếu hỏi khác nhau, do vậy chưa có một quy trình hướng dẫn chung để đánh giá giảng viên và định hướng cải thiện chất lượng giảng viên cho hệ thống đảm bảo chất lượng củaĐại học. Như vậy, cần xây dựng một bộ công cụ đánh giá giảng viên một cách toàn diện, dùng chung trong toàn Đại học từ đó có những đánh giá chuẩn về những điểm mạnh điểm yếu của giảng viên, tạo nguồn dữ liệu đáng tin cậy để cải thiện chất lượng giảng dạy cũng như nghiên cứu khoa học của giảng viên. Các giải pháp Từ những nhận định về ưu điểm, nhược điểm của các phương pháp đánh giá hiện tại, chúng tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: 1. Xây dựng một bộ công cụ đánh giá giảng viên một cách toàn diện, bao gồm nhiều bên tham gia đánh giá trong đó có: - Sinh viên đánh giá - Giảng viên tự đánh giá - Đồng nghiệp đánh giá - Chủ nhiệm khoa/ bộ môn đánh giá 2. Các nội dung đánh giá: Hoạt động giảng dạy trong môi trường đại học là một hoạt động không thể tách rời hoạt động nghiên cứu khoa học, nó là một quy trình hoạt động tương tác có ảnh hưởng chặt chẽ đến nhau, trong đó nhân tố xúc tác tiểm ẩn nhưng đóng vai trò quyết định mức độ thành đạt trong cả giảng dạy và nghiên cứu khoa học là hoạt động phát triển năng lực chuyên môn của giảng viên, do vậy trong nội dung đánh giá cần bao gồm các nội dung: - Hoạt động giảng dạy - Hoạt động bồi dưỡng chuyên môn - Hoạt động nghiên cứu khoa học 3. Xây dựng quy trình đánh giá áp dụng chung trong toàn Đại học. Xây dựng cơ sở dữ liệu để có cơ sở so sánh, đánh giá sự tiến bộ của giảng viên trong nhiều năm liền. 4. Ra văn bản, hướng dẫn quy trình thực hiện, phương pháp phân tích kết quả chung để các đơn vị, hoặc cá nhân có thể tự áp dụng vào việc phân tích đánh giá kết quả củabản thân nhằm tạo ra sự cải thiện không ngừng trong chất lượng đào tạo. KẾT LUẬN Hoạt động đánh giá giảng viên nếu được thực hiện một cách chính xác, khoa học và công bằng sẽ đạt được những kết quả rất hữu ích trong việc giúp giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp các nhà quản lý ra các quyết định về nhân sự như lương bổng và thăng tiến, giúp trường học lựa chọn giáo viên để trao tặng giải thưởng về giảng dạy, tổ chức đánh giá chương trình đào tạo, giúp sinh viên lựa chọn môn học phù hợp…Hoạt động đánh giá giảng viên đã được thực hiện thường xuyên tại Đại học Thái Nguyên và có những tác động tích cực nhất định tới chất lượng của đội ngũ giảng viên, song để nâng cao hơn nữa hiệu quả của hoạt động này, chúng ta cần có những cải thiện trong quá trình đánh giá như đã đề cập ở phần trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Boyd, Ronald T.C. (1989). Improving teacher evaluations. Practical Assessment, Research & Evaluation, 1 (7), truy cập ngày 30/102007 trên http://PAREonline.net/getvn.asp?v=1&n=7 [2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007) Bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục đại học [3]. Centra, J. A. (1993). Reflective faculty evaluation: Enhancing teaching and determining faculty effectiveness. San Francisco: Josse-Bass. [4]. Chính phủ (2005), Nghị Quyết về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020, 02/11/2005. [5]. Luật Giáo dục (2005), NXB CTQG, Hà Nội. [6]. Mai Thị Quỳnh Lan (2005), Một số ưu và nhược điểm của việc sinh viên đánh giá giảng viên, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia đánh giá hoạt động giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên của ĐHQG tr56-tr60, Nhà xuất bảnĐại học Quốc gia Hà Nội [7]. Marsh, H. W. (1984). Students’ evaluations of university teaching; Dimensionality, reliability, validity, potential biases and utility. Journal of Educational Psychology, 76, 707-754.
Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 6 [8]. Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình và phát triển việc đánh giá giảng viên, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng. Tr180-tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội [9]. Nguyễn Phương Nga và Bùi Kiên Trung (2005), Sinh viên đánh giá hiệu quả giảng dạy, Giáo dục đại học chất lượng và đánh giá. Tr120-tr139, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [10]. Nguyễn Phương Nga (2005), Quá trình hình và phát triển việc đánh giá giảng viên, Giáo dục đại học, một số thành tố của chất lượng. Tr180-tr237, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [11]. Peter Seldin (1999), Using Self-Evaluation: What Works? What Doesn’t, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr97-tr115 [12]. Peter Seldin (1999), Current Practices – good anh bad – Nationally, Changing Practices in Evaluating Teaching, tr1-tr24
Phạm Văn Hùng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 59(11): 3 - 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.Lrc-tnu.edu.vn 7 SUMMARY TEACHER EVALUATION IN THAI NGUYEN UNIVERSITY SITUATION AND SOLUTIONS Pham Van Hung , Nguyen Thi Thu Huong Center for Educational testing and Quality assurance, Thai Nguyen University One of the important elements to assure the quality of education is the quality of teaching staff. Therefore, the evaluation of teaching has been paid high attention by people in many developed countries. In Vietnam in general and in Thai Nguyen University in particular, evaluation of teaching has been carried out. This article reviews the state of the art of the teacher evaluation in Thai Nguyen University: strong points and weak points and discuss the solutions to improve. Key words: Teacher evaluation, quality assurance. Pham Van Hung,Tel: 0912 549 099, Email: vanhungkt@gmail.com
. học khác trong nước, hoạt động đánh giá giảng viên và các hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên trong Đại học đã được thực hiện chỉ được. động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sự phù hợp của tài liệu được dạy cho môn học (Edith J. Cisneros-Cohernour, 2001)... 4. Chưa có sự