1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội)

26 425 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội)

Trang 1

7/2—-

BỘ GIÁO ĐỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUNG TAM KHXH VA NVQG

VIEN KHAO CO HOC

NGUYEN THi DON

Trang 2

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN KHẢO CỔ HỌC

TRUNG TÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN QUỐC GIA

Người hướng dân khoa học: PGS TS ĐÔ VĂN NINH

Phan bién I: GS Tran Quốc Vuong

Truong Dai hoc KHXH&NV- DHOG LIN

Phản biện 2 : TS Nguyễn Đình Chiến

Liên Bdo tàng Lịch sử Việt Nam

Phản biện 3 : TS Trình Cao Tưởng

Liện Khảo cổ học, Trung tâm KHXII&N\'`QG

Luận án được bảo vệ tại:

HOI DONG CHAM LUAN ÁN NHÀ NƯỚC

Họp tại: Viện Khảo cổ học

vaohdi giờ ngày thang năm 2001

Có thé doc ludn an tat:

* Thư viện Quốc gia

Trang 3

MỞ ĐẦU | TINH CAP THIET CUA DE TAI

I.1 Vũ khí là những công cụ vật chất đạc thù, một bộ phận quan

trọng đặc biệt trong nền văn mình vật chất của loài người Trong lịch sử, nhân đân Việt Nam đã anh dũng chống lại nhiều kẻ thù

xâm lược để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc Trong chiến

tranh, con người là yếu tố quyết định, song vũ khí cũng đóng một

vai trò quan trọng Nghiên cứu vũ khí nhằm góp phần tìm hiểu

nguyên nhân thắng lợi của cuộc chiến tranh giữ nước, song tiếc

răng, các di tích đào tạo về võ ở Hà Nội được phi từ thời Lê, nhưng

đến nay vẫn chưa rõ ràng Hiện tại chưa có một công trình chuyên

khảo về vũ khí thời cổ của Việt Nam Vì vậy việc nghiên cứu vũ

khí của mội thời kỳ lịch sử là rất cần thiết

1.2 Những phát hiện khảo cổ học về vũ khí thời kỳ phong kiến ở

Việt Nam rất hiếm hoi, nguồn tư liệu lịch sử để lại cũng rất sơ sài

Việc phát hiện sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh là một điều

kiện rất tốt để có thể nghiên cứu, giải quyết được nhiều vấn để về

loại hình vũ khí, góp phần suy ra trang bị, biên chế tổ chức trong binh chế chí đã được sử liệu ghi chép Cho đến nay, bộ sưu tập vũ

khí Ngọc Khánh mới chỉ được thông báo sơ bộ, chưa có công trình

nghiên cứu chị tiết Rõ ràng, đây là một đòi hồi cấp thiết đối với

việc nghiên cứu lịch sử vũ khí nói riêng và lịch sử đấu tranh giữ

nước nói chung

1.3 Trong nhiều năm công tác tại Sở Văn hố Thơng tin Hà Nội,

tác gia luận án này có cơ may tham gia xác minh, sưu tầm, nghiên

cứu vũ khí phát hiện lẻ tẻ ở Hà Nội, đặc biệt là bộ sưu tập vũ khí

Ngọc Khánh Tác giả đã tham gia xây dựng hồ sơ báo cáo và một

số bài viết liên quan đến bộ sưu tập vũ khí này Việc di sâu nghiên

cứu sưu tập vũ khí Ngọc Khánh nhằm phục vụ trưng bày Bảo tàng

Trang 4

Vai cac ly do trén, tac gia manh dan chon: "Sue tap ví khí thời

Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội)" làm đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành khảo cố học của mình

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CÚU CỬA LUẬN ÁN

2.1 Hệ thống hóa tư liệu và kết quả nghiên cứu từ trước đến nay về hộ sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội), nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thông tin đầy đủ, chính xác nhất về bộ sưu tập này

2.2 Xác định những đặc điểm cơ bản về chất liệu, kỹ thuật, loại hình và chức năng của các loại vũ khí ở Ngọc Khánh; góp phần tìm

hiểu một vài khía cạnh vũ khí quân sự thời Lê trong sự nghiệp xây

dựng lực lượng vũ trang của nước ta

2.3 Đối chiếu với nguồn sử liệu thành văn và các tư liệu vật chất khác, tiến thêm một bước trong việc xác định lịch sử thành lập

những thôn trại tại khu vực này để có thể vững tay giúp cho việc

biên soạn lịch sử Thủ đô giai đoạn cuối Lê đầu Nguyễn

3 ĐỐI TƯỜNG NGHIÊN CỨU VÀ NOI DUNG

CAC VAN ĐỀ CẦN ĐI SÂU GIẢI QUYẾT

3.1 Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là bộ sưu tập vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh (Hà Nội), do các nhà khảo cổ học sưu tầm,

thu thập trước dây, hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng Hà Nội

Luận án cũng đề cập đến những vũ khí đã thu thập được trên địa

bàn Hà Nội có niên đại Lê trung hưng, những di tích, di vật kiến trúc, gốm sứ cùng thời có liên quan đến Giảng Võ trường; những thư tịch cổ, những báo cáo, bài viết về vùng Ngọc Khánh, Giảng

Võ, phía Tây thành Thăng Long

3.2 Nội dung cơ bản của luận án cần ở! sâu giải quyết: Xác định

những đặc điểm cơ bản về bộ sưu tập vũ khí thời lê ở Ngọc Khánh

(Ha Noi) trén cơ sở nghiên cứu chất liệu, kỹ thuật chế tác, các loại

hình, chức năng của chúng Xác định những giá trị của sưu tập vũ khí Ngọc Khánh trong lịch sử vũ khí quân sự thời Lê nói riêng và trong lịch sử phong kiến Việt Nam nói chưng

Trang 5

4 CAC PHUONG PHAP NGHIEN CUU

4.] Luan 4n chu yếu sử dụng phương pháp khảo cé hoc nhu diéu

tra điển đã, sưu tầm, khảo sát, phân loại, miêu tả, đo vẽ, chụp ảnh,

thống kê, biểu đồ về dị tích và dị vật cụ thể

4.2 Trong chừng mực nhất định, luận án sử dụng kết quả phân tích của địa chất học để tìm hiểu đi vật và phế tích kiến trúc liên quan đến sưu tập vũ khí thời Lê

4.3 Luận án vận dụng phương pháp luận khoa học lịch sử, nhất là lịch sử quân sự Mác - Lê nin để phân tích, tìm hiểu giá trị của sưu tập vũ khí Ngọc Khánh trong bối cảnh kinh tế - xã hội thời Lê

5 KẾT QỦA ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN

5.1 Luận án đã tập hợp, thống kê, phân loại, khảo tả chi tiết hiện

trạng, cung cấp tư liệu và những nhận xét bước đầu về đặc điểm vũ

khí thời Lê ở nước ta

5.2 Luan ấn cố gắng giúp người đọc hình dung rõ hơn về loại hình vũ khí, các hoạt động của Giảng Võ trường trong giai đoạn lịch sử thế kỷ XV-XXVIII, góp phần lý giải việc đào tạo, huấn luyện lực lượng quân sự phòng g1ữ đất nước

5.3 Luận án đã góp thêm tư liệu nghiên cứu lịch sử vũ khí thời

Lê, lịch sử Thủ đô Hà Nội, lịch sử quân sự, làm tài liệu tham khảo

và cơ sở khoa học cho việc quy hoạch bao tồn di tích, trưng bày của

Bảo tàng Hà Nội

6 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Mở đầu (5 tr.), chương một (1Š tr.), chương hai (82 tr.), chương ba (18 tr.) và kết luận (Š tr.)

Ngoài ra luận án có các mục : Danh mục các công bố của tác giả luận ấn (I3 công trình), Tài liệu tham khảo (118 tài liệu bằng tiếng Việt, Hán Nôm và Trung Quốc), Phụ luc van ban (67 trang) va Phu luc minh hoa (5 ban dé, 35 ban vé, 40 ban anh) Sau trang bìa có

Lời cam đoan, Mục lục, Bằng các chữ viết tắt, Danh mục các bảng

Trang 6

_ CHUONG MỘT TONG QUAN TU LIEU

(.1 VÀI NÉT VỀ NGỌC KHÁNH - GIẢNG VÕ

Ngọc Khánh giáp với thôn Thủ Lệ ở phía Tây Bắc, Giảng Võ ở phía tây, Kim Mã ở phía nam, Vạn Phúc ở phía đông Ngọc Khánh nằm trên một trong nhiều gò cao nổi lên trên những đầm hồ ở khu

vực này Theo quan niệm của đân gian những thôn trại trên đều thuộc khu vực “Thập tam trại ” và Ngọc Khánh là một trong số 13

trại ấy Thôn Ngọc Khánh là một trong 3 thôn của trại Giang Võ, là thôn nhỏ nằm sát đoạn đường Kim Mã đi Cầu Giấy và được hình

thành muộn hon ca

Ngọc Khánh trước là trại, sau là thôn thuộc xã Giảng Võ, sau mới tách ra thành xã riêng Khu Giảng Võ năm bên trong phạm vi

La Thành và được La Thành bao bọc ở phía tây Thăng Long Toàn hộ khu Giảng Võ thấp trũng hơn mặt đường hiện nay Nhìn vào cảnh quan tự nhiên khu vực Giảng Võ dễ đằng nhận thấy một đặc

trưng nổi bật : sự tồn tại liên tục của một hệ thống đầm, hồ, ao,

ruộng trũng đồng thời với một hệ thống gồ cao nổi lên Suốt một

dải Giảng Võ, Ngọc Khánh, Thủ Lệ, Vạn Phúc, Liễu Giai có

nhiều hồ lớn và những gò cao

Hệ thống đầm hồ Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Giảng Võ có mối quan

hệ cội nguồn và đồng đại với sông Tô Lạch, Kim Ngưu Ô Cầu Cñấy chính là năm ở ngã ba của 2 con sông này Nếu từ ô Chợ Dừa theo đường La Thành di về phía Tây gần sát chân đê chính là làng Giang

Võ Vào khoảng thế ký thứ XIX, Giảng Võ thuộc tổng Nội, huyện

Vĩnh Thuận, Phủ Hoài Đức Từ sau năm 1954, làng Giảng Võ dần

dan trở thành phố Giảng Võ vào năm 1979

1.2 TINH HINH PHAT HIỆN VÀ NGHIÊN CUU

[.2.1 Tình hình phát hiện : Hồ Ngọc Khánh (còn có tên gọi là

Bảo Khánh ), dân gian còn gọi là đầm Ngọc Khánh Hồ này hẳn đã

có từ lâu, vì trong bản đồ vẽ năm I83I gọi là hồ Voi, nãm 1886 gọi

là hồ Bảo Khánh

Trang 7

Cuối năm 1982, UBND Thành phố Hà Nội cho thi công hồ Ngọc

Khánh Công trình khởi công ngày 11/3/1983 Để đảm bảo tiến độ hoàn thành vào cuối năm 1984, công trình được thi công vừa bằng lao động thủ công vừa bằng cơ giới

Sau gần một tháng thi công, ngày 2/4/1983, những di vật khảo cổ đầu tiên đã được phát hiện Đó là một số loại hình vũ khí bằng kim

loại và một số đồ gốm, sành cùng vật liệu kiến trúc bằng gố, đất

nung Ngay 10/4/1983, UBND Quận Ba Đình ra Quyết định giao

trách nhiệm cho Phòng Văn hoá Quận Ba Đình cử người theo dối tình hình phát hiện di vật và di tích văn hoá tại đây Hồ Ngọc

Khánh bát đầu trở thành đốt tượng nghiên cứu khảo cổ học

Di vật được phát hiện ngày càng nhiều về số lượng, phong phú

oại hình, nhiều di vật quan trọng hiếm thấy như vũ khí bằng

kim loại, gạch xây dựng, gỗ kiến trúc, nền kiến trúc và khá nhiều

đổ gốm bị vỡ Tổng số hiện vật ở Ngọc Khánh đang được lưu giữ

trong kho của Bảo tàng Hà Nội là 507 tiêu bản, trong đó có 74 di

vật phế tích kiến trúc và đồ gốm, số còn lại 433 hiện vật là các loại hình vũ khí, đạn đá và các di vật kim loại khác ngoài vũ khí

về

1.2.2 Tình hình nghiên cứu: Luận án điểm qua những thư tịch

biên chép về vũ khí, luyện võ nghệ và việc tổ chức, phiên chế quân

đội thời xưa Các hoạt động có tính chất quân sự điễn ra ở trường

Giảng Võ được sử cũ phi chép khá nhiều

Nước ta suốt những thời Lý - Trần - Lê, Thăng Long thời nào

cũng có một khu vực đào tạo thao luyện quân sự Thư tịch còn ghi

về Xa đình thời Lý Một khu vực luyện tập võ nghệ hình thành từ đó Thời Trần, triều đình đã thành lập Giảng Võ đường Trường võ

bị quốc gia đầu tiên hẳn đã ra đời từ thế ký XIII Thế nhưng cho

đến nay, khảo cổ học vẫn chưa tìm ra được chứng tích đích thực của những khu vực huấn luyện, dào tạo quân sự thời này

Đầu thế ký XV, thư tịch ghi rõ ràng hơn về xứ Diễn võ của quân đô hộ nhà Minh, ở khu vực phía Tây Nam thành Đông Quan có Đình Diễn võ, có doanh quân lính, xung quanh có tường vây, mở 4

cửa Đông Tây Nam Bắc Các nhà nghiên cứu nghĩ tới khu vực

Trang 8

Các nguồn tài liệu cho biết, từ đầu thời Lê, khu vực phía tây Thang Long (bao gốm khu vực Giảng Võ, Kim Mã, Ngọc Khánh) đã trở thành một trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân

sự lớn Khu di tích Giảng Võ phía tây Thăng Long là khu di tích về

một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thể kỷ (từ thế kỷ XV dén thé ky XVII

Luận án cũng điểm lại việc nghiên cứu khu di tích Giảng Võ

phía Tây Thăng Long của các nhà nghiên cứu trong thời gian qua, nhất là về bộ sưu tập vũ khí bằng kim loại phong phú bậc nhất của thời Trung đạt cho phép xác định khu vực này là trường đấu võ thời Lê

Ba cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức xung quanh vấn để di

tích và di vật ở hồ Ngọc Khánh Mội số báo cáo khoa học được viết khá công phu và trình bày trong hội thảo Hội thảo đã đánh giá cao giá trị của sưu tập di vật Ngọc Khánh, là quý hiểm, chưa từng gặp và CÓ giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử quân sự nước nhà, có giá trị đôi với việc biên soạn địa chí, trưng bày của bảo tàng Hà Nội

Song chưa nhất trí về vị trí dị tích Giảng Võ điện xây dựng thời Lê

Thanh Tong

Tt nam 1984 dén nay, việc nghiên cứu về Giảng Võ, về lịch sử

Thăng Long chưa có bước tiến gì lớn Những hiện vật Ngọc Khánh cũng chưa được trưng bày, giới thiệu với đông đảo quần chúng Tác gia luận án này vần kiên trì nghiên cứu sưu tập hiện vật này và

mong muốn góp phần nhỏ vào tiến trình nghiên cứu sưu tập vũ khí thời Lê

1.3 TIEU KET CHUONG MOT

Những phát hiện khảo cổ học ở Ngọc Khánh đã được giới khoa

học đánh siá cao và một số vấn để liên quan đến Giảng Võ đường, Giang Võ điện đã được thảo luận tuy còn những ý kiến chưa thống nhất Việc trở lại với sưu tập vũ khí Ngọc Khánh, hệ thống hoá tư

liệu và bước đầu tìm hiểu đặc trưng, giá trị lịch sử vãn hoá quân sự

của sưu tập này là vấn đề đặt ra trong luận án

Trang 9

CHUONG HAI

BỘ SƯU TẬP VŨ KHÍ THỜI LÊ Ở NGOC KHANH VÀ CÁC SƯU TẬP TƯƠNG TỰ Ở HÀ NỘI

2.1 VŨ KHÍ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHẦN LOẠI VŨ KHÍ

- Vài nét về vũ khí : Sự phát triển vũ khí cổ của nhân lọai có thể

chia làm 2 thời kỳ: Thời kỳ vũ khí sử dụng năng lượng cơ bắp (bạch kh0 và thời kỳ vũ khí sử dụng năng lượng thuốc súng (hoá khí) Bạch khí tồn tại dài nhất, tiến bộ hết sức chậm chạp Hoả khí và bạch khí có thời kỳ song song tồn tại, sau đó hoả khí đã dần dần thay thế cho bạch khí

Trong lịch sử nước ta, trane bị cho quân đội thco hệ bạch khí phát triển tới đỉnh cao vào những thế kỷ XV-XVI, sang thế kỷ X VII hệ bạch khí thu hẹp vào loại vũ khí thông dụng như: Gươm,

mã tấu, kích, giáo, mộc nhẹ và cung nỏ, trong đó đoản dao, mộc

nhẹ phổ biến hơn

Ngay từ thời Lê sơ, mặc dù đất nước thanh bình, nhưng các vua

Lê đều cho răng: “phàm có nhà nước tất có võ bị” và thường xuyên xây dựng quân đội về mặt tô chức và trang bị vũ khí

- Phương pháp phân loại vũ khí là dựa theo chức năng vận

hành và hình dáng của vũ khí: Bạch khí, hoả khí Trong bạch khí lại được chia theo chức năng sử dụng: đánh gần, dánh xa, phòng ngự; trong hoá khí được chia ra: súng, đạn Trong môi loại chức năng lại phân chia nhỏ nữa theo loại hình và tên gọi của nó Ngoài chức năng - loại hình học là chính, tuỳ thuộc vào mỗi loại có thể phân chia theo chất liệu và kỹ thuật chế tác

2.2, PHAN LOAI VA MIEU TA VU KHi NGOC KHANH

Theo tiêu chí trên, luận án đã tiến hành phân chia 338 vũ khí

trong sưu tập ở Ngọc Khánh thành các loại: Bạch khí, hoá khí Một

số loại như bộ phận vũ khí, phác vật vũ khí và định sát được xếp

Trang 10

Các loại vũ khí Số lượng (%) | Tổng số (%) a BACH KHI _ | Vikhidanh gan | 66 (19,52) | Vũ khí đánh xa ⁄4(1597) | 126 (37,27) Vũ khí phòng ngự 6 (1,77) f Súng lệnh 1 (0,29) HOA KHI Đan đá Ree 28 (8,28) ‘| 29 (8,78 (8,78) Bộ phận vũ khí | 37(10,94) _ DI VẬT KHÁC | Phác vậtvũkhí | 26(7,69) | 183(5414) Định sat 120 (35,50) Tong cong 338 (100%) 2.2.1 Bach khí

A Vũ khí dánh gẩn có loại hình phong phú nhất và đặc trưng

nhất của bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh Nó được sử dụng cho bộ

binh và ky bình, đặc biệt với quân đội của một đất nước có truyền

thếng đánh giặc tự vệ và cận chiến như nước ta Vũ khí đánh gần có

33 giáo (S0), 22 mũi trường (33.33%), 7 câu liêm (10,6%), Ì

định ba, T qua và 2 kiếm Trong đó, giáo va mũi trường có số lượng nhiều nhất

Giáo: 7 chiếc có họng tra cán (6 chiếc hình búp đa, I hình ngòi bút), 26 chiếc có chuột tra cán (4 hình lá lúa, 22 giáo có ngạnh) Thống kê kích thước trung bình cho từng loại giáo Loại giáo có

chuôi tra cán có đặc điểm: chuôi dài và có thể cắm được sâu vào cấn; được khoan lỗ để chốt đỉnh ngang qua, có khâu sắt nhằm giữ

cho lưỡi giáo chắc

Mũi trường: 22 chiếc, trung bình nặng 312gr, dài 49,7cm, dùng

để đâm, cán có thể dài đến 4m với đặc điểm chung là việc chốt

đính vào chuôi khi đã tra cán

Câu liêm giáo : ] chiếc, là vũ khí có thể vừa đâm, móc, bổ đối

với kẻ địch Dân gian còn gọi là móc đáp hoặc bồi đòn Câu liêm

Trang 11

Dinh ba: 1 chiéc, cé 2 chac, tao dang nhu mot chiéc sttng trau

đầu sắc nhọn, hai nhánh đều có sống tao lưỡi sắc về hai phía, ở giữa

cánh cung có một lõ tra cán, một khâu gồ lên hình lục lăng

Qua nghi trượng: ! chiếc, phần đầu lưỡi (viện) cong xuống, phần duôi (nạp) cong lên; có mũi nhọn, giữa có sống, đôi bên có

lưỡi song hình dáng vũ khí Đây là loại vũ khí của những đội lính

nghĩ vệ hay dùng Trong dân gian còn gọi là "kích mỏ cú” trong bộ

bát bửu để thờ

Kiếm: 2 chiếc, tồm kiếm ngắn và kiếm dài

B.ÁH khí đánh xa - cô 54 tiêu bản, gồm 7 lao, 46 mũi tên và l

móc câu chùm (còn gọi là móc vất)

- Lao đều thuộc loại 2 ngạnh, trung bình dài 24,5cm, nặng

118 5em

- Móc câu chùm : I cát, dài 20,5cm, nạng 200gr, có hình như một chiếc mỏ neo, có 3 móc hình lưỡi câu, cán có lỗ dùng để buộc

dây Đây là vũ khí dùng để quãng, móc đối phương Khi tác chiến,

chiến binh ném móc câu chùm vào đối phương, giật cho đối thủ

nga ngua hoac quan thuỷ ném kéo thuyền địch để có thể nhảy sang

mà chiến đấu

- Mũi tên: 46 tiêu bản, là thứ vũ khí đánh xa truyền thống rất phổ biến trong bộ vũ khí của dân tộc ta ngay từ thời đại đồng và sat

sớm Kích thước trung bình toàn dài thân 7,lcm, phần chuôi dài 2,5cm

C VÑ khí phòng ngự: Chông rắc (chông củ ấu) : Š cái, trung

bình nặng 1Sgr, mũi dài 6cm, cao 8,5Scm Chông cắm: I chiếc, đài

18,2cm, phần mũi 3,6cm, nặng 8ør Cả 2 đều là vũ khí phòng thủ

rất lợi hại Việc rèn chế rất giản đơn, có thể chế tạo số lượng rất lớn trong thời gian ngắn Khi rắc hoặc cắm, chông sẽ lẫn trong cỏ

không dễ gì phát hiện Quân địch dù là bộ binh hay ky bình đều rất kinh sợ loại vũ khí này

2.2.2 Hoa khí: S⁄p lệnh - ! khẩu, thân dài 39cm, đường kính

nòng 2,4cm, nặng 2,74kg, có khác chữ “Công tự tam bách thập thất

hiệu”, được chia làm 3 phần: nòng, bầu nạp thuốc và phần đuôi

Trang 12

Khẩu súng này có số hiệu của triều đình đúc và cấp phát dùng cho huấn luyện của trường đấu võ xưa 2ø đá: 28 viên (trong sưu tập Ở

Ngọc Khánh) Ngoài ra còn 1054 viên trong sưu tập hiện vật lưu

giữ của kho Báo tàng Hà Nội

2.2.3 Các loại hình khác : Một số bộ phán vĩ khí gồm : 6 mũi

nhọn bịt đầu can, 12 khau sat, 13 chuôi gãy của vũ khí và 6 đầu

nhọn gãy Phác vật vĩ khí: 26 cát, là những thanh sắt có hình dang

và kích thước rất khác nhau, thường có đầu bằng, có vết cát khấc,

nhọn, vết rèn đập, tạo nganh hoặc vết tạo phần chuôi tra cán cho vũ

khí Định sát - 120 tiêu bản, trong đó 25 dinh dai nang 140-169gr

và 95 định ngăn nặng I2-20gr X7 sát: : 10 cục, nặng 40 - 200 gram,

là những phế liệu của lò rèn sất, những cục xỉ lò rèn, tạp chất của

nguyên liệu, xác nhận tại đây có lò rèn để làm vũ khí 1í bài : |

cát (còn gọi là “mộc bài” hay “quân hiệu”), làm bằng gỗ, gần giống

huy chương, có lỗ xỏ dây đeo Một mặt khác chữ “An”, mặt kia là chữ “Đông” lại khác thêm hai chữ nhỏ: bên phải là chữ “kiên”, bên

trái là chữ “vf” Tín bài biểu trưng phân hiệu của một đơn vị quân đội thời đó Than no lam bang gé, con lại một phần dài 38,Scm, có một lễ đục hình chữ nhật rộng 2,5 x 2cm, mặt đối diện vớt lỗ đục

có một chối

2.3 CÁC SƯU TẬP VŨ KHÍ THỜI LÊ KHÁC Ở HÀ NỘI

Luận án trình bày các sưu tập vũ khí thời Lê ở Hà Nội, hiện lưu giữ ở Bảo tầng Lịch sử Việt Nam Đây là nguồn tư liệu bồ sung, đối chiéu quan trọng của luận án Sưu tập gồm: Giáo, câu liêm, định

ba, lao 2 ngạnh và một số súng lệnh, đạn đá

2.4 VAN DE NIEN DAI CUA SUU TAP VU KHÍ NGỌC KHÁNH Việc xác định niên đại tuyệt đối cho bộ sưu tập vũ khí ở hồ

Ngọc Khánh chưa có những chứng cứ khoa học cần và đủ, vì vậy việc xác định niên đạt chỉ là tương đối

Dựa vào một số di tích và di vật phát hiện được và so sánh với dì vật ở các nơi khác, chúng tôi cho rằng, sưu tập này có niên đại thời

Lê Một khung niên đại thời Lê, ngả nhiều về đầu thời Lê Trung Hưng của các di vật gốm đã góp thêm sức nặng cho những kết luận về tổng thé khu di tích Ngọc Khánh - Giảng Võ

Trang 13

2.5 DI TICH KIEN TRUC VA CAC LOAI DI VAT KHAC

2.5.1 Di tích kiến trúc : Tại công trường Ngọc Khánh còn phát

hiện nền một di tích kiến trúc hình vuông, mỗi cạnh khoảng 60m,

nền tôn cao hơn mặt bằng cũ hơn Im; trong đó có những mảnh gạch, ngói vỡ, những thanh gỗ lim dui mé từ nóc sập xuống Nền

được gia cố bằng việc trải một lớp mảnh sành, gạch lại một lớp đất

với ä lớp xen kẽ nhau như vậy, trên cùng lát một lớp gạch vuông Những nơi đặt hòn tầng kê chân cột đều được gia cố từ 12 đến 15 lớp sành, gạch, mảnh bát, lọ sứ Đo gián cách của các hố chân cột này biết rằng kiến trúc có Š gian 2 chái Hai cột cái cách nhau

4.7m, từ cột cái tớ! cột quân 3,7m Như vậy kiến trúc có chiều đài

hướng Đông- Tây khoảng 29,0m, chiều rộng là 12,1m Nền kiến trúc Ngọc Khánh là một kiến trúc lớn xây dựng thời Lê Trung

Hưng

2.5.2 Vật liên kiến trúc : Quanh di tích kiến trúc còn tìm thấy

đá tảng kê chân cột, cây cột lim chưa gia công xong, mới đẽo Số

đo đá tảng và cây cột cho thấy kiến trúc Ngọc Khánh to lớn không thua Đại Bái nếu không nói là hơn Ngoài ra còn gach lát nên, các đầu gỗ thừa được cất bỏ khi cắt cột, chiếc đầm đất bang gé lim, cùng với mảnh đầu rồng đất nung, ngói mũi hai, gach vo là bằng chứng củng cố thêm cho niên đại Lê Trung Hưng của sưu tập vũ khí và niên đại của cả ban thân kiến trúc có thể là Giảng Võ điện được Lê Thánh Tông cho xây dựng từ năm 1481 mà ta được biết qua biên chép trong Đại Việt sử kỹ toàn thịt,

2.5.3 Đó gốm: Hàng tram hiện vật gốm có men hoặc không

tráng men đã được thu thập tại Ngọc Khánh Về loại hình có nhiều

loại: bát, đĩa, bình, vò, hũ, thống Đồ sành như lon sành, rất nhiều

kể cả đồ nguyên vẹn và mảnh vỡ Nhiều chồng bát nung hỏng dính

liền nhau còn cả con kê, không ít mảnh bao nung

Tuyệt đại đồ gốm ở đây có niên đại thời Lê Một số rất ít men

ngọc xanh có thể khiến ta suy nghĩ tới một niên đại sớm hơn song

những hiện vật loại này khơng phải đã hồn toàn vắng bóng ở thời Lê, va lai chúng không phải là hiện vật chủ đạo của sưu tập gốm ở

Trang 14

dây Những chồng phế vật mách bảo sự tồn tại của khu lò nung pốm quanh đây

2.5.4 Lò rèn, lò đúc : Phía Nam lòng hồ Ngọc Khánh phân bố

tập trung những phác vật vi khí, xỉ sắt, định sắt, hòm gỗ, đai sắt,

khuy sất, lồ bễ, then khoá, cùng những đầu mũi tên rời hoặc rï kết

thành khối bằng nắm tay hoặc nhỏ hơn Có thể khẳng định rằng nơi đây có một di chỉ lò rèn Chưa nghĩ tới việc đúc súng thần công cỡ

lớn, nhưng đã có suy nghĩ về việc đúc những khẩu pháo lệnh đã tìm

thấy ở đây

2.6 TIỂU KẾT CHƯƠNG HAI

Luận án đã giới thiệu 338 vũ khí tìm thấy tại công trường hồ

Ngọc khánh Bộ sưu tập phong phú này được phân loại thành bạch khí, hoa khí và các loại hình di vật khác

Từ thống kê phân loại cho thấy, bạch khí chiếm tỷ lệ áp đảo so với hoả khí; phan ánh tình hình trang bị vũ khí chung của quân đội

thời Lê là lấy vũ khí cảm tay, đánh gần là chính Từ đó thấy rằng

bộ bình là bình chủng chủ đạo của quân đội, đồng thời cũng là binh

chủng quyết định của chiến trường |

Tất cả các loại vũ khí này gần như đều được chế tạo bằng

phương pháp rèn đập thô sơ, tại chỗ Chiếc tín bài “An Đông”, cho phép nghĩ tới việc luyện và duyệt các cơ đội ngoại bình các châu

trấn, các xứ tại đây Một lưỡi qua nghi trượng gợi ý rằng có những

cuộc rước vưa, chúa lên điện duyệt thị, ban yến

Dấu tích kiến trúc có quy mô lớn, nền và chân tảng được gia cố cần thận, có đá bó vỉa, gạch lát nên, ngói lợp, đầu rồng đất nung

trang trí đều là những vật liệu xây dựng cung điện khiến ta nghĩ tới

Điện Giảng Võ do vua Lê Thánh Tông cho xây dựng trên bờ hề Hải

Trang 15

CHƯƠNG BA

MOT SO DAC TRUNG CƠ BẢN VÀ

BÌNH GIÁ SƯU TẬP VŨ KHÍ NGỌC KHÁNH

3.1 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VŨ KHÍ NGỌC KHÁNH

3.1.1 Phân bố : Tuyệt đại đa số sưu tập vũ khí sưu tầm được

đều nằm ở nhía bắc của hề Ngọc Khánh, nơi có nền móng kiến trúc cổ, đồng thời là nơi còn ghi đấu một số đi tích kiến trúc như: Hội

Thí trường (Xa Đình), Giảng Vũ Điện, xa hơn chút nữa là Linh Lang tự, Khán Sơn tự Các loại hình bạch khí như giáo, câu liêm,

trường gặp gần di tích Xa Đình và Giảng Võ Điện - gợi ý về khu

bãi tập dượt, còn hoá khí như đạn đá, súng lệnh lại tập trung ở khu

vực có xỉ sắt, khoá chốt cửa ở góc tây bắc - gợi ý về một nơi chế

tạo và khu nhà kho quân đội Phía tây bắc hồ tập trung nhiều loại

đỉnh sắt, đầu mũi tên, đai sắt, then khoá cửa cùng với khá nhiều xi

sắt, rÍ sắt cụm vào một chỗ, gợi ý về một “xưởng” rèn, đúc vũ khí

với các di tích nhà kho, bãi đạn thời cổ

3.1.2 Chất liệu : Chất liệu tạo nên bộ vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh, ngoài sắt ra, thì tre và gễ có vai trò quan trọng không thể

thiếu được, nếu không nói là vai trò quyết định hình thái của vũ

khí Tuy nhiên, ở đây cũng phải kể đến chất liệu đá, một nguyên

liệu đã được người Ngọc Khánh xưa sử dụng chế tạo đạn hình cầu

3.1.3 Kỹ thuật : Đặc trưng kỹ thuật chế tạo vũ khí Ngọc Khánh là rèn đập thủ công đơn giản; kỹ thuật mài giũa là khâu quan trọng

trong khâu hoàn thiện vũ khí Kỹ thuật đúc vũ khí cũng được sử

dụng đúc mũi tên, có thể đúc súng Người thợ Ngọc Khánh xưa có

thể đã sử dụng kỹ thuật đếo, cưa, khoan, tiện và đánh bóng để chế

tác đạn đá

3.1.4 Loại hình: Các bảng phân loại ở chương hai phần nào đã phản ánh đặc trưng cơ bản về loại hình vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh Bạch khí chiếm tuyệt đại đa số: 126 /155 tiêu bản (chiếm 81,292), còn hoả khí chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn 29/155 tiêu bản

Trang 16

Trong bạch khí, chủ yếu là loại vũ khí đánh gần (52,381) và vũ

khí đánh xa (42,85%), còn vũ khí phòng ngự chiếm ty lệ thấp

(4,76%) Con số này gợi ý rằng, vũ khí thời Lê ở Ngọc Khánh thiên về tiến công hơn là phòng ngự, phát huy mạnh hiệu quả ở việc đánh

gần và đánh xa Hoả khí thời này không chỉ ít về số lượng mà còn kém tác dụng giao chiến Súng chỉ là súng lệnh, đạn đá ít có sự sai khác nhau về kích cỡ (nghĩa là ít cỡ súng) Có thể nói, hoá khí thời

Lê đã ra đời, song chưa có ý nghĩa quyết định về hoả lực quân sự

trên chiến trường

Trong vũ khí đánh gần, giáo (502) và mũi trường (33,33%) là

đặc trưng tiêu biểu của vũ khí Ngọc Khánh; trong khi đó các loại

như câu liềm, dinh ba, kiếm và qua chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ Nhìn vào

số lượng các loại hình vũ khí này, khiến chúng ta có thể nhận thấy

trang bị vũ khí thời Lê cơ bản là trang bị cho bộ bình (giáo và mũi trường) và sử dụng chính là đánh gần

Giáo có chuôi tra cán, mũi một ngạnh và giáo có họng tra cán,

thân hình búp đa có thê được coi là loạt hình đặc trưng cho sưu tập vũ khí Ngọc Khánh

Nói tóm lại, bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh có một số đặc trưng

tiếng thể hiện trên các mặt sau: Về phạm vi phân bố tập trung ở

phía bắc hồ, một số loại hình vũ khí tập trung cao có liên quan đến

các di tích khác trong tổng thể di tích ở Ngọc Khánh - Giảng Võ

Chất liệu tạo nên sưu tập vũ khí Ngọc Khánh là sắt và tre, gỗ Tre

và gỗ là một bộ phan không thể thiếu được của vũ khí Ngọc Khánh

Đặc trưng kỹ thuật chế tác vũ khí Ngọc Khánh chủ yếu là rèn đận thủ công, có khả năng mũi tên, súng lệnh được đúc Loại hình vũ

khí Ngọc Khánh rất đa dạng, nhưng tiêu biểu nhất là giáo có họng

tra cán hình búp đa, giáo có chuưõi tra cán một ngạnh, trường có lỗ

chốt ở chuói và mũi tên sắt

3.2 BÌNH GIÁ SƯU TẬP VŨ KHÍ NGỌC KHÁNH

3.2.1 Giá trị lịch sử: Trong Jịch sử thời nào cũng vậy, giải quyết những mâu thuẫn trong cung đình, ngoài xã hội, lực lượng chính cũng vẫn là quân đội

Trang 17

Quanh vấn đề Giảng Võ trường, sử có nhắc tới, thời Lý dựng

điện Giảng Võ ở bên phải điện Tập Hiển; có Xa Đình để làm nơi thao luyện tập phép chiến đấu, phá trận Thời Trần, triểu đình có lập Giang Võ đường, không ai biết và cũng chưa có ai bỏ công sức

đi m để có thể bổ sung được điều gì đó cho lịch sử.Trong thời

gian chiếm đóng của quân Minh có xứ Diễn Võ được chép trong

sách An Nam chí (nguyện) của Cao Hùng Trưng

Bước sang thời Lê, sử sách ghi chép kỹ hơn, gặp nhiều địa danh

nói về việc luyện võ, như Trường đấu võ, Đình Giảng Võ, Điện

Giảng Võ, Sân Giảng Võ, Đài Khán Sơn Trong đó, chúng tôi đặc

biệt chú ý tới mấy địa danh Trường đấu võ, Điện Giảng Võ trong sách Đại việt sứ kỳ toàn thư Sưu tập đi vật Ngọc Khánh có giá trị

khoa học đích thực, nhưng đã gần hai mươi năm chưa được nghiên

cứu đúng với tầm giá trị của nó, trả lại vị trí xứng đáng của nó trong

Địa chí Thăng Long- Hà Nội

3.2.2 Giá trị lịch sử quân sự : Sưu tập vũ khí Ngọc Khánh | bộ sưu tập vũ khí thời phong kiến phong phú nhất đã phát hiện nước ta từ trước tới nay

a Ở Bảo tàng Quân đội trưng bầy rất phong phú, nhưng lại rất thiếu những di vật vũ khí cổ Bao tang lịch sử Việt Nam lưu giữ khá nhiều loại hình bạch khí: giáo, lao, định ba, câu liếm nhưng đa phần đều là hiện vật cận hiện đại Có thể nói, Hà Nội là nơi đầu

tiên có được một sưu tập vũ khí cổ thời Lê để lưu giữ nghiên cứu,

có thé được ghi như một dấu ấn lịch sử trong công cuộc tìm tòi nghiên cứu lịch sử vũ khí của nước ta Sưu tập vũ khí Ngọc Khánh

về cơ bản là bạch khí, phản ánh diện mạo của trang bị quân đội đương thời, xác minh những ghi chép của sách sử các thời thực hiện

chính sách ngụ binh ư nông

Trường Giảng Võ hoạt đệng thường xuyên, nhưng chủ yếu dùng cho cấm binh Những khẩu súng lệnh mang các quân hiệu “Chấn

uy”, “Lôi uy”, “Phấn uy” đã chứng minh điều đó Một số loại vũ

khí khác chứng mình rằng, quân đội ta luôn quán triệt phương

châm “lấy đoán bình chế trường trận” Sưu tập vũ khí Ngọc Khánh

Trang 18

khí là những loại thường gặp trong sinh hoạt hàng ngày của nhân

dan để lao động sản xuất và tự vệ, phù hợp với tính chất chiến tranh

nhân dân Mỗi khi giặc đến, tất cả mọi người có thể tự trang bị vũ

khí gia nhập biên chế cho các cơ đội ra trận Chính dây là yếu tố

quan trọng góp phần vào thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh giữ

nước

Mặc dù bạch khí giữ vai trò chủ đạo trong trang bị của quân đội song sự có mặt của súng lệnh và đạn đá trong sưu tập vũ khí Ngọc

Khánh khiến ta phải lưu tâm đến sự phát triển của hoả khí

Tóm lại, người viết lịch sử quân sự có thể qua sưu tập vũ khí Ngọc Khánh mà có hiểu biết trực quan về vũ khí từ đó lý giải chiến thuật, chiến lược của quân ta thời trước

3.2.3 Giá trị bảo tàng : Người ta đã biết khá nhiều về một

trường học dạy văn Quốc Tử Giám- Hà Nội Thế nhưng hiện nay

chúng ta hầu như chưa biết gì về một trường Giảng Võ vốn cũng tất

quan trọng Thiệt thòi lớn là Giảng Võ chỉ còn là phế tích Tuy nhiên cũng còn rất may mắn là chúng ta đã phát hiện, thu thập được một sưu tập vũ khí Di vật cần được trưng bày trang trọng trong Bảo

tàng, thậm chí còn cần được nhân lên để trưng bày ở nhiều bảo tầng Chắc chăn địa danh Ngọc Khánh rồi sẽ được tô đậm trong bản

đồ Hà Nội cổ Người dân sẽ được biết tới một Giảng võ trường không những qua tham quan bảo tầng mà còn qua những công trình

nghiên cứu sâu sắc đầy đủ, khoa học của những nhà nghiên cứu lịch sử Những phát hiện về trường Giảng Võ là những tư liệu võ

cùng quý giá góp phần đắc lực vào việc giáo dục truyền thống,

nâng cao lòng tự hào dân tộc chẳng những cho người Hà Nội mà

còn cho nhân dân cả nước nói chung

3.2.4 Gợi mở hướng phát hiện các di tích khác : Phát hiện

khoa học về Giảng Võ điện năm 1983 cũng được đánh giá cao ở

chỗ, từ Giảng Võ điện đã suy ra để điều tra khảo cổ học và khẳng định được: đoạn thành do Lê Thánh Tông cho đắp thêm năm 1490,

cửa Bảo Khánh của Đông Kinh, vấn đề Thập tam trại ở phía Tây

Trang 19

be

3.3 TIEU KET CHUGNG BA

Bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh có những đặc trưng riêng về

phạm vi phân bế, về chất liều, kỹ thuật và loại hình

Phát hiện Ngọc Khánh năm 1983, trong đó đáng kể nhất là sưu tập di vật vũ khí, rất đáng được đánh giá cao Từ phát hiện này, phần đất phía Tây thành Thăng Long đã được đánh thức với tầm quan trọng của mình trong quá khứ lịch sử

Cũng từ bộ sưu tập này, người nghiên cứu lịch sử đã bị thu hút vào phát hiện quý giá này mà để tâm tới nghiên cứu về vấn đề rèn luyện; đào tạo quân sự thời cổ hơn nữa, dẫn tới việc xuất hiện một số bài đã đăng tải trên các cơ quan ngôn luận Giới nghiên cứu lịch S su quân sự nói riêng, có điều kiện bằng nghiên cứu trực quan, suy

tx nghĩ về trang bị, từ đó đánh giá chiến thuật chiến lược của ông cha

-~tatröng sự nghiệp đánh giặc, giữ nước thời xưa

EE

_-~

—~_————m—~x=m——

2s Ciới bảo tàng có thêm điều kiện hiện vật để trưng bày nhằm giáo

QC, lng tự hào dân tộc cho nhân dân Về mặt bảo tầng, sưu tập di

“vật pho phú này đã mang lại niềm vui khôn tả cho người cán bộ

“rung “bày Họ có thể tự hào về sự có mặt những di vật độc đáo

+gbfg-bả tàng D1 vật sẽ có đóng góp mới vào việc giới thiệu Hà

đội r ngà năm văn hiến

t~

Phát hiện Ngọc Khanh còn vượt qua giá trị bản thân nó, là điều

“kiên để xác định một số vấn đề về lịch sử Thủ đô như vấn đề Thập

tam trại, về Đông Kinh thời Lê như đoạn thành do Lê Thánh Tông

cho dap nam 1490 từ Kim Mã tới Thủ Lệ mà ngày nay đã thay tên đổi dạng thành Núi Bò, Gò Lim không mấy ai còn biết về nguồn

ĐỐC

Tóm lại, sưu tập vũ khí Ngọc Khánh, nói rộng hơn là một bộ di vat va di tich Ngọc Khánh xứng đáng được đánh giá là tài sản lớn

và quý vào bậc nhất của Hà Nội so với tất cả những phát hiện nhiều

Trang 20

KET LUAN

1 Nuoc Khánh trước là trại, sau thành thôn thuộc xã Giảng Võ Ciang Võ nguyên là một làng nông nghiệp, mãi đến năm 1979 mới trở thành phố Ciảng Võ, thuộc quận Ba Đình (Hà Nội) Nơi đây có nhiều đầm hồ, gò, đống mang những địa danh lịch sử Thực chất Ngọc Khanh chi là một gò lớn nhất bao quanh là một số pò nhỏ,

có mệt đầm Ngọc Khánh, nay là hồ Ngọc Khánh (xưa có tên là

đầm Bao Khanh, dam Voi)

Từ sau năm 1954, do xây dựng mở rộng thủ đô, ở Hà Nội đã

phát hiện không ít cổ vật Năm 1983, tai công trường hồ Ngọc

Khánh những di vật vũ khí, vật liệu kiến trúc, đồ gốm sứ, nên kiến

trúc cô đã được phát hiện Công trường trở thành đối tượng của

khảo cổ học, có người theo dõi, phi chép, thu lượm hiện vật, đo vẽ và 507 hiện vật đã được bàn giao cho Báo tầng Hà Nội Những phát

hiện này thật sự thu hút giới khảo cổ, sử học và quân sự quan tâm

nghiên cứu trang bị vũ khí, đào tạo quân sự thời cổ, từ đó đánh gid

chiến thuật chiến lược của ông cha ta trong sự nghiệp đánh giặc, giu nude,

2 Luận ấn đã thống kê, phân loại 338 vũ khí tìm thấy tại Ngọc Khánh và đốt chiếu với các nguồn sử liệu thành văn, đã đi tới kết luận: vào thời Lê bạch khí chiếm tỷ lệ áp đảo so với hoa khí Điều này phần nào phản ánh tình hình trang bị vũ khí chung của quân đội thời Lê lúc bấy giờ là lấy vũ khí cầm tay, đánh gần là chính Bộ bình là bình chủng chủ đạo của quân đội, quyết định của chiến

trường, đại đa số binh sĩ được trang bị giáo, câu liêm, cung nó

Nghiên cứu chất liệu, loại hình, kỹ thuật chế tạo các loại vũ khí

này cho thấy, vào thời Lê các loại vũ khí này hầu như đều dược chế

tạo bàng phương pháp rèn đập thô sơ nhưng có hiệu quả cao Từ

phương pháp chế tạo giản đơn, từ di tích lò bễ, xỉ sắt và những phác

vật chứng mình được điều ghi chép rằng chiến binh tự túc vũ khí,

Giang Võ trường tự cúng cấp vũ khí, quân trang, quân dụng, phục vụ việc rèn luyện đào tạo quân đội, suốt lịch sử bảo vệ Tổ quốc,

“lấy doán bình chế trường trận ” là chiến thuật của quân ta

Trang 21

Bộ sưu tập vũ khí cùng tín bài “An Đông”, pháo lệnh cho phép

nghĩ tới việc các cơ sự luyện va duyét các cơ đội ngoại binh của các

châu trấn, các xứ tại đây, có thể còn là nơi luyện tập của các vệ sở

cấm bình Lưỡi qua nghì trượng Ngọc Khánh đã xắc nhận nơi đây

đã từng có những cuộc đón rước vua, chúa tới đây lên điện duyệt

thi, ban yến

3 Tác giả luận án cho rằng, việc xác định niên đại tuyệt đối cho sưu tập vũ khí Ngọc Khánh hiện không thể thực hiện được, bởi các

lý do sau: Hiện vật được thu góp và sưu tầm ngẫu nhiên, không

năm trong địa tầng, chưa được xác định tuổi niên đại tuyệt đối,

chưa có bất cứ bộ sưu tập vũ khí hoàn chỉnh nào của thời phong

kiến Việt Nam để so sánh đối chiếu, còn thư tịch cổ không ghi chép mô tả chỉ tiết vũ khí của từng thời đại

Tác giả dựa vào các yếu tố sau để xác định niên đại cho bộ sưu

tập vũ khí Ngọc Khánh là thuộc thời Lê: Các dị tích kiến trúc và dì

vật đã phát hiện được tồn tại chủ yếu vào thời Lê - Trịnh, đồ gốm men trắng hoa lam của thời Lê; phần lớn các loại hình vũ khí đều có tên trong bmh chế thời Lê đã được Phan Huy Chú liệt kê trong Lịch triều hiển chương loại chí Bộ sưu tập này khác với bộ sưu tập thời Trần tìm thấy ở chùa Bút Thấp (Hà Nôn), ở phủ đệ Trần Quốc Tuấn (ở Kiếp Bạc) và khác với vũ khí thời Nguyễn; và lại vào thời

Nguyễn khu vực Ngọc Khánh - Giảng Võ khong con gitt val ro gt

về mặt quan sự nữa Chính những di tích nền kiến trúc và hiện vật kiến trúc được phát hiện cùng với bộ dị vật vũ khí đã chứng minh

rằng, đây là một trung tâm luyện tập, thi võ của triều đình phong

kiến nhà Lê

Các sưu tập vũ khí tìm thấy cùng các dị ch kiến trúc, vật liệu

xây dựng và gốm men trắng niên đại Lê Trung Hưng; niên đại kiến

trúc Giang Võ điện được Lê Thánh Tông cho xây dung nam 1481 mà ta được biết trong Đại Việt sử ký toàn thư cho biết một khung

Trang 22

4 Sưu tập dị vật Nuọc Khánh có giá trị khoa học đóng góp vào

việc nghiên cứu lịch sử văn hoá, lịch sử quân sự cổ Việt Nam Hà Nội là nơi đầu tiên có được một sưu tập vũ khí cổ thời Lê để lưu giữ

nghiên cứu, một đấu ấn trong công cuộc tìm tòi nghiên cứu lịch sử

vũ khí cổ ở Việt Nam Hà Nội đang náo nức chuẩn bị kỷ niệm 990

nam va 1000 nam Thăng Long - Hà Nội, việc nghiên cứu và trưng

bày sưu tập di vật Ngọc Khánh là để tôn vinh kho báu vật lịch sử

của Hà Nội, giới thiệu giá trị đích thực của chúng với nhân dân, trả

lạt vị trí xứng dáng của nó trong Địa chí Thăng Long- Hà Nội

Về lịch sử quân sự, có thể qua sưu tập vũ khí Ngọc Khánh thêm

hiểu biết trực quan về vũ khí thời Lê, từ đó lý giải chiến thuật,

chiến lược của quân ta thời trước Sưu tập vũ khí Ngọc Khánh về cơ bản là bạch khí, phản ánh diện mạo trang bị quân đội đương thời,

xác minh những ghi chép của sách sử về binh chế chí Những vũ khí tìm thấy ở Ngọc Khánh phần nhiều cũng như vậy, mũi tên,

giáo, câu liêm giáo, giáo trường, chông cũng là chính Hoả khí không có là bao, song sự có mặt của súng lệnh và đạn đá trong sưu tập này khiến ta phải lưu tâm đến sự phát triển của hoá khí thời Lê

Bạch khí tìm thấy ở Ngọc Khánh đều chế tạo bằng phương pháp

rèn đập Có thể chế tạo ở bất cứ một lò rèn thôn, xã nào, vì vậy quy

định “tự sắm bình khí” là khả thí, người dân có thể đủ sức chấp

hành và vì không là gánh nặng nên tự nguyện chấp hành

Đại Việt sứ ký toàn thư chép : Năm 1257, mua dong, thang |],

lệnh truyền ca nước sam stra vo khé; Binh chế chí ghỉ chép về chính sách gtữ quân số rất đặc biệt của nước ta như: “lúc vô sự thì về làm ruộng, khi có động thì chiểu số gọi ra hết Cho nên binh vẫn được

đủ mà không phải tốn phí nhiều, càng thêm hăng hái chống thù” có

từ thời Định, Lý, Trần và đặc biệt thời Lê chỉ Cấm bính là luôn

luôn phải đủ, còn ngoại bình thì thực hiện chính sách neụ bình ư

nông Các triều Lý, Trần Lê đều tổ chức lực lượng vũ trang theo 3

cấp : quân của triều đình, quân các lộ (đời trần còn có quân của quý tộc ở các thái ấp) và lương binh, thổ binh ở các làng, bản, xã Nhà

nước quy định và thi hành chế độ quân lính thay phiên về sản xuất

Thời bình, một bộ phận quân của triều đình phải thường xuyên túc

trực, còn có các bộ phan khác cùng quân các lộ được chia thành

Trang 23

từng phiên, theo định kỳ, một bộ phận ở lại tái ngũ còn các bệ phận

khác được trở về nhà sản xuất Khi có chiến tranh, tất cả đều được gọi nhập ngũ

Theo tính thân này đời Lê quân số khi vây hãm thành Đông Quan có 25 van Sau chiến thắng Lê Lợi cho 15 vạn về làm án chỉ

dé lai 10 van Trong sé 10 van này cũng cho một tỷ lệ quan trọng luân phiên về sản xuất Trường Giảng Võ hoạt động thường xuyên

nhưng có lẽ chủ yếu dùng cho Cấm binh mà những khẩu súng lệnh mang các quân hiệu “Chấn uy”, “Lôi uy”, “Phấn uy” đã chứng

minh điều đó

Sưu tập vũ khí Ngọc Khánh cho thấy vũ khí mang tính nhân dân rất rõ rệt Phần lớn các loại bình khí là những loại thường gặp trong

sinh hoạt hàng ngày của nhân dân để lao động sản xuất và Lự vệ

như giáo, lao, câu liêm, cung tên, mũi trường, đình ba những loại

vũ khí này sử dụng để dàng không đòi hỏi quá trình tập luyện lâu

đài

Tính nhân dân của vũ khí phù hợp với tính chất chiến tranh nhân dân Môi khi giặc đến nhà tất cả mọi người có thể tự trang bị vũ khí gia nhập biên chế cho các cơ đội ra trận; là yếu tố quan trọng góp

phần vào thắng lợi trong mọi cuộc chiến tranh giữ nước Trong lịch

sử dân tộc ta đã từng bước hình thành ngày càng hoàn chỉnh một hệ thống quan điểm, chủ trương, giải pháp có tính chất truyền thống về

tài thao lược lấy nhỏ tháng lớn, vận dụng vào các hoạt động quân sự trên chiến trường, Trần Quốc tuấn đã nêu quan điểm "lấy đoản

binh chống tường trận” Nguyễn Trãi đã nêu nguyên tác "lấy yếu đánh mạnh”, "lấy ít đánh nhiều" và đã trở thành nhân tố nền móng

trong nghệ thuật tác chiến của quân dân ta

5, Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, trường băn đều

năm gọn trong trường đấu võ Cho đến nay, chúng ta mới được biết

đến duy nhất có nền kiến trúc cổ phát hiện ở hồ Ngọc Khánh Tuy

vậy, do bị phá huỷ nghiêm trọng nên diện tích và quy mồ kiến trúc

bị đứt quãng, khó hình dung hoặc khai thác tổng thể Chúng ta chỉ

biết rõ hai phần nền còn lại có diện tích 3m x 25m và 60mỶ đã

được Bảo tầng Hà Nội và quận Ba Đình thám sát

Trang 24

Là một trong những người chứng kiến quá trình thì công hồ Ngọc Khánh ngay từ những ngày đầu khởi công, căn cứ vào kích thước kiến trúc, quy mô gia cố, những di vật gạch ngói, đất nung, căn cứ vào vị trí toa lạc của kiến trúc, theo bản đồ cổ và những ghi chép dù rất sơ lược của sách sử, chúng tôi mạnh dạn suy nghĩ rằng rất có thể chúng ta đã tìm thấy điện Giảng Võ khởi dựng thời Lê Thánh Tông năm Hồng Đức thứ 21 (1490) Tất nhiên nếu kiến trúc

còn lại tới ngày nay ta sẽ có một toà điện qua nhiều lần tu tao như Quốc Tử Giám bây giờ Tuy nhiên vấn đề chưa để gì thuyết phục được nhiều người bởi nhiều lễ trong đó có phần các minh chứng khoa học của khảo cổ học bị thất thoát nhiều Chúng tôi xem đây là

một giả thuyết khoa học

6 Dưới góc độ bảo tàng, Giảng Võ chỉ còn là phế tích, nhân dân

không còn có điều kiện để tham quan mà tự hào về một di tích rèn

luyện đào tạo người giữ nước xưa kia, một Giảng Võ điện được xây

dựng 8 mái chồng diêm, đồ sộ nguy nga; một Giảng Võ trường có quy mê gồm cả 3 xã phía Tây thành Thăng Long, mỗi lần diễn tập

có bình, có voi, có ngựa, gươm, đao sáng loáng, cờ xí ngập trot oat

hùng, nhộn nhịp

May mãn là chúng ta đã phát hiện, thu thập được một sưu tập vũ

khí cùng với các di vật khác và một phần của nền kiến trúc để phác

dựng lạt bộ mặt của hoạt động Giảng Võ thời xưa li vật cần được trưng bày trang trọng trong Bảo tàng, thậm chí còn cần được nhân

lên để trưng bày ở nhiều bảo tàng ở Hà Nội chuẩn bị cho kỷ niệm

990 năm tiến tới 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội

Phát hiện Ngọc Khánh còn vượt qua giá trị bản thân nó, là điều

kiện để xác định một số vấn đề về lịch sử Thủ đô như vấn để Thập

tam trại, về Đông Kinh thời Lê như đoạn thành do Lê Thánh Tông

cho dap năm 1490 từ Kim Mã tới Thủ Lệ mà ngày này đã thay tên đổi dạng thành Núi Bò, Gồ Lim không mấy ai còn biết về nguồn gốc Những vấn để rất quan trọng của Bảo tồn - bao tàng Thủ đô

Trang 25

CAC CONG TRINH CUA TAC GIA DA CONG BO

LIEN QUAN DEN LUAN AN

_ NGUYEN THI DON (1980), "Chùa và đền Ba Iấm Hà Nội”,

Những phát hiện mới về khảo cổ học 1979 (NPHM 1979), Nxb

KHXH, Hà Nội, tr 200-201

NGUYÊN THỊ DƠN (1980), "Phát hiện một số đồ đồng ở Hạ Bằng, Thạch Thất", WPIIM 1979, Nxb KHXH, Hà Nội, tr

107-108

NGUYÊN THỊ DƠN (1981), "Ý nghĩa và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thành Thăng Long đối với công tác trưng bày của Bảo tàng Hà Nội”, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu Thành Thăng Long, Sở Văn hố Thơng tin Hà Nội xuất bản, Hà Nội, tr 67-70

NGUYÊN THỊ DƠN (1984), Báo cáo kết quả thám sát hồ Ngọc

Khánh (Ba Đình - Hà Nội ), Bài viết tại Hội nghị khoa học Sở

Văn hoá Hà Nội

- NGUYÊN THỊ DƠN (1985), "Những di vật khảo cổ phát hiện

trên công trường xây dựng hồ Ngọc Khánh (Ba Đình- Hà Nội)”, NPUM 1984, Nxb KHXH, Ha Ndi, tr 187-188

_ NGUYEN THỊ DƠN (1986), "Những hoạt động khoa học của Bảo tàng Hà Nội", Thông báo khoa học, Viện Bảo tầng Lịch sử

Việt Nam, Hà Nội, tr.17S-] 78

NGUYÊN THỊ DƠN, TRẦN ĐỨC ÚNG (1995), "Các sưu tập cổ

vật tiêu biểu trong kho của Bảo tàng Hà Nội”, NPHM 1994,

Nxb KHXH, Hà Nội, tr 15-18

NGUYỄN THỊ DƠN (1996), "Hà Nói 30 năm với công tác

nghiên cứu khảo cổ hoc", NPHM !995, Nxb KHXH, Hà Nội,

tr 15-17

Trang 26

9 NGUYEN THI DON (1996), "Tim hiéu thém vé mét số di vật vũ 10 1] 12 14 khí của khu vực Giảng Võ", NPHM /995, Nxb KHXH, Hà Nội, tr 388-389 NGUYÊN THỊ DƠN (1997), "Sưu tập tiền cổ trong kho của Bảo tàng Hà Nội", WPHM 1996, Nxb KHXH, là Nội, tr 541-543 NGUYÊN THỊ DƠN (1998), "Một vài suy nghĩ về tình hình lưu

hành và quản lý cổ vật hiện nay ở Hà Nội", NPHM 1997, Nxb

KHXH, Hà Nội, tr 14-16

NGUYÊN THỊ DƠN (1998), "Những di vật kiến trúc và di vật

thời Lê phát hiện tại hồ Ngọc Khánh- Hà Nội 1983", Khởo cổ

hoc, (4), tr.86-97

_ NGUYEN THI DON (1999), "Một số vũ khí thời Nguyễn trong

kho của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam”, NPIIM 1998, Nxb KHXH, Hà Nội, tr.Š596-598

TƠNG TRUNG TÍN, TRẤN ANH DŨNG, HÀ VĂN CẢN,

NGUYÊN ĐĂNG CƯỜNG, NGUYÊN THỊ DƠN, NGUYÊN

VĂN TIÙNG (2000) "Mot số loại hình gốm men ở kính đô

Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu Lâu", Khảo cổ học, (4), tr.5-26

TỐNG _TRƯNG TÍN, TRẦN ANH DŨNG, HÀ VĂN CAN, NGUYÊN ĐĂNG CƯỜNG, NGUYÊN THỊ DƠN, NGUYÊN VAN HÙNG (2000) "Hệ thống vật liêu xây dựng ở kinh đô

Thăng Long qua các đợt khai quật Đoan Môn, Bắc Môn và Hậu

Ngày đăng: 06/04/2014, 12:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w