Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
200,5 KB
Nội dung
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm trong vùng châu thổ Bắc Bộ - vùng đất vốn được coi là cái nôicủa nhiều nghề, làngnghề thủ công, khu vực HàNộihiện đang là nơi hội tụ 47 nghề trong tổng số 52 nghề trên toàn quốc với 286 làngnghềtruyềnthống đã được công nhận. Trong số các nhóm nghề thủ công truyềnthống đang hiện diện trên mảnh đất Thủ đô phải kể tới nghềsơn - một nghề cổ truyền xuất hiện từ rất sớm trên đất nước ta và đã để lại dấu ấn bản sắc văn hóa Việt Nam đối với thế giới. Đến thời điểm này, HàNội là nơi tập trung nhiều làng có nghềsơn nhất cả nước với 8 làngnghề chuyên sâu đang và đã từng hoạt động. Kể từ khi HàNội cùng đất nước bước vào thời kỳ Đổi mới, tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội khá mạnh mẽ, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng ngày càng được mở rộng, song, quá trình phát triển nhanh chóng này đã tạo đà cho những biếnđổi sâu sắc ở tất cả các lĩnh vực trong đó có sựbiếnđổicủacác ngành nghềtruyềnthống như nghềsơn theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực. Hai làngBốiKhê(huyệnPhúXuyên)vàVũLăng(huyệnThanhOai), Tp. HàNội đã có nghềsơntruyềnthống từ lâu đờivà sớm khẳng định được vị trí riêng về chất lượng kỹ thuật và mỹ thuật củacác sản phẩm làm ra trong hệ thốngcáclàngnghềsơnở châu thổ Bắc Bộ. Nằm ở hai huyện được đánh giá là những khu vực có sự phát triển kinh tế khá năng động với mật độ làngnghề đông đảo nhất Hà Nội, có thể coi hoạt động nghềở hai làngBốiKhêvàVũLăng là những trường hợp thể hiện khá rõ nét xu thế biếnđổi nhiều mặt củanghềsơntruyềnthống dưới tác động củacác điều kiện chủ quan và khách quan, đã và đang diễn ra rất phổbiến tại cáclàngnghề trên địa bàn Thủ đô hiện nay. Sựbiếnđổinày là tất yếu và cần có để nghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũLăng có thể tiếp tục duy trì và phát triển trong bối cảnh hiện nay. Trước những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, trong khi nhiều làngnghềsơntruyềnthống đã không thể tiếp tục duy trì nghề như Bình Vọng (Hà Nội), Đình Bảng (Bắc Ninh)…, nghềsơntruyềnthống tại hai làngBốiKhêvàVũLăng cho đến nay vẫn hoạt động khá tốt nhờ có sự nhạy bén, chủ động thay đổicác mặt hàng sản phẩm phù hợp với bối cảnh mới. Tuy nhiên, trong quá trình vận động biếnđổi thì ngành nghềsơn cổ truyền cũng phải đối mặt với không ít khó khăn thách thức mà nếu thiếu vai trò điều tiết của Nhà nước thì chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động tự 1 phát ởcáclàng nghề, nhiều giá trị có nguy cơ bị mai một và mất đi trong một tương lai không xa. Trước xu thế biếnđổi nhiều mặt đang diễn ra ngày càng sâu sắc củanghề thủ công truyềnthốngở khu vực Hà Nội, việc tìm hiểu, nắm bắt được sự vận động biếnđổi (bao gồm bản chất, tác nhân và hệ quả) củanghềsơntruyềnthốngởcáclàngnghềBốiKhêvàVũ Lăng, qua đó định hướng cho ngành nghềnày phát triển dựa trên các cứ liệu khoa học là một trong những yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với sự nghiệp gìn giữ và phát huy di sản văn hóa dân tộc cũng như công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội ở nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt, trong bối cảnh này thì việc tìm hiểu và tôn vinh những làngnghềtruyềnthống đang bị lu mờ dần trong tâm trí của người Việt ở xã hội đương đại như cáclàngnghềBốiKhêvàVũLăng lại càng trở nên có ý nghĩa hơn lúc nào hết. Mặc dù nghềsơnvàlàngnghềsơn vốn là đề tài khoa học có sức hấp dẫn với không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm tìm hiểu dưới nhiều góc độ vàở nhiều mức độ khác nhau. Trong đó, nghiên cứu nghềsơnvàlàngnghềsơntruyềnthốngở Việt Nam dưới góc độ biếnđổi bước đầu là chủ đề quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, nghềsơntruyềnthốngở hai làngBốiKhêvàVũLăng hầu như chưa được nghiên cứu, đặc biệt là từ quan điểm tiếp cận liên ngành Văn hóa học. 2. Mục đích nghiên cứu - Luận án chứng minh sựbiếnđổi là quy luật tất yếu khách quan để nghềsơntruyềnthốngởcáclàngnghề như BốiKhêvàVũLăng có thể duy trì và phát triển trong bối cảnh đương đại. - Luận án hướng đến xác lập những căn cứ khoa học và thực tiễn để tham khảo định hướng cho nghềsơntruyềnthốngở hai làngnghề phát triển trong tương lai. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhê(huyệnPhúXuyên)vàVũLăng(huyệnThanhOai), Tp. HàNội trong quá trình vận động, biếnđổi theo thời gian để thích nghi tồn tại. Đây vốn là hai làngnghềsơn có lịch sử khá lâu đờivà đã khẳng định được đặc trưng riêng ởcác kỹ thuật cơ bản củanghềsơntruyềnthống là sơn mài, sơn thếp vàsơn quang. Tuy nhiên, để làm rõ diện mạo vàsự đóng góp củanghềsơnởcác 2 làngnghề trên thì luận án sẽ mở rộng tìm hiểu nghềsơntruyềnthốngở một số làng khác trong khu vực HàNội cũng như vùng châu thổ Bắc Bộ dưới góc nhìn liên hệ, so sánh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghềsơntruyềnthốngở hai làngBốiKhê (xã Chuyên Mỹ, huyện PhúXuyên)vàVũLăng (xã Dân Hòa, huyện ThanhOai), Tp. HàNội trong bối cảnh cáclàngnghềsơn vùng châu thổ Bắc Bộ. - Phạm vi thời gian: Nghiên cứu, tìm hiểu nghềsơntruyềnthốngở hai làngBốiKhêvàVũLăng từ năm 1945 đến nay (2013) với các mốc thời gian cụ thể gắn với những biếnđổi trong nghềsơntruyềnthốngở hai làng. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp tiếp cận 4.1. Cơ sở lý luận 4.1.1. Một số khái niệm thao tác Nghềsơntruyềnthống Trên cơ sở kế thừa những quan điểm về nghềtruyềnthốngcủacác nhà khoa học đi trước, chúng tôi đưa ra định nghĩa về nghềsơntruyềnthống trong bối cảnh hiệnnayvà coi đó là khái niệm mang tính công cụ của luận án như sau: Nghềsơntruyềnthống là một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp xuất hiện lâu đời trên đất nước ta, được truyền từ đờinày qua đời khác và tồn tại đến ngày nay, ở đó, ngoài những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyềnthống được sáng tạo và lưu truyềnbởicác thế hệ nghệ nhân còn bao gồm cả những phương pháp chế tác được cải tiến hoặc những loại máy móc hiện đại được sử dụng để hỗ trợ sản xuất, song về cơ bản vẫn tuân thủ công nghệtruyềnthốngvà sản phẩm vẫn thể hiện những nét văn hóa độc đáo của dân tộc. LàngnghềsơntruyềnthốngLàngnghềsơntruyềnthống trong bối cảnh hiệnnay được chúng tôi hiểu và định nghĩa như sau: Làngnghềsơntruyềnthống vốn là làng nông nghiệp, trong đó có duy trì thực hành qua nhiều thế hệ nghềsơntruyềnthống vốn đã tồn tại và phát triển lâu đời với ít nhất 50% số hộ gia đình chuyên sống bằng nghề sơn, là nơi quy tụ đội ngũ nghệ nhân và thợ lành nghềsử dụng kỹ thuật truyềnthống với sự hỗ trợ của công nghệhiện đại ở mức độ nhất định để chế tác và bán những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn văn hóa địa phương và bản sắc dân tộc. Biếnđổinghềsơntruyềnthống Dựa trên cơ sở lý luận là các khái niệm về biếnđổinói chung vàbiếnđổi văn hóa nói riêng, theo chúng tôi, nghềsơntruyềnthống với tư cách là 3 một hiện tượng văn hóa, ở góc độ nào đó có thể hiểu sựbiếnđổinghềsơntruyềnthống chính là sựbiến đổi/thay đổicácthành tố cơ bản cấu thànhnghềsơntruyềnthống như nguyên vật liệu, quy trình chế tác, sản phẩm, thị trường tiêu thụ - khách hàng, hoạt động tổ chức sản xuất kinh doanh, nguồn nhân lực, vấn đề truyền dạy nghề, đời sống sinh hoạt của thợ nghề… dưới sự tác động củacác yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội. 4.1.2. Một số luận điểm khoa học Luận án đi vào nghiên cứu sựbiếnđổinghềsơntruyềnthống trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiệnnay nên tác giả đã chọn một số luận điểm củacác nhà khoa học đi trước làm điểm tựa lý thuyết định hướng cho nghiên cứu của mình, đó là: luận điểm về biếnđổi văn hóa ởlàng là một quá trình tất yếu trong bối cảnh hiệnnayvà luận điểm về biếnđổinghềtruyềnthốngvàlàngnghềtruyềnthống trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình đa dạng về các mô hình biếnđổivàcác cấp độ biến đổi. 4.2. Phương pháp tiếp cận Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là nghềsơntruyềnthống trong quá trình biếnđổi đa dạng và phức tạp, chúng tôi lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành Văn hóa học với hy vọng đó là phương pháp tiếp cận hữu hiệu cho đề tài luận án. Phương pháp tiếp cận liên ngành có sự đóng góp khoa học của nhiều chuyên ngành khác nhau sẽ là một trong những công cụ lý thuyết hỗ trợ việc nhìn ra những yếu tố biếnđổicủanghềsơntruyềnthốngở hai làngBốiKhêvàVũLăng từ cả hai góc độ hiện tượng và bản chất. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp tiếp cận Văn hóa học mang tính liên ngành, với sự kết hợp và hỗ trợ của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm tìm hiểu và khai thác các khía cạnh nhiều mặt củađối tượng nghiên cứu. Trong đó, bao gồm các thao tác nghiên cứu cụ thể: Điều tra điền dã tại địa bàn cáclàngnghềsơntruyềnthốngBốiKhê(huyệnPhúXuyên)vàVũLăng(huyệnThanhOai), Tp. HàNội với các phương pháp quan sát tham dự, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn sâu ; Tiếp cận với các nguồn sử liệu, điều tra hồi cố nhằm tìm hiểu nghềsơntruyềnthốngcủacáclàngBốiKhêvàVũLăng qua các thời kỳ, giai đoạn trong lịch sử; Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh trong việc thu thập những cứ liệu cụ thể nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu của luận án; Lưu ý đến mối quan hệ, ảnh hưởng tác động qua lại giữa các yếu tố văn hóa và kinh tế dưới góc độ tiếp cận kinh tế học văn hóa. Đây là hướng tiếp cận cần thiết khi nghiên cứu 4 về các nguồn lợi kinh tế, nguồn thu của thợ nghềvà những đóng góp củanghềvàlàngnghềtruyềnthống trong bối cảnh hiện nay. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Một là, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung vào việc nghiên cứu về biếnđổinghềvàlàngnghềở châu thổ Bắc Bộ trong bối cảnh kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước - là chủ đề nghiên cứu đang được coi là mới và “nóng” hiện nay. Đặc biệt, đề tài luận án đi theo hướng nghiên cứu trường hợp là hướng nghiên cứu đang được chú trọng và ưu tiên trong khoa học xã hội nhân văn; Hai là, nghiên cứu nghềsơntruyềnthốngởcáclàngnghềBốiKhêvàVũLăng góp phần bổ sung những thông tin về nghềsơnở khu vực Hà Nội, qua đó góp phần vào việc nghiên cứu sắc thái đa dạng củanghềsơntruyềnthốngở châu thổ Bắc Bộ; Ba là, nghiên cứu thực trạng biếnđổicủanghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũ Lăng, Tp. HàNộihiệnnay góp phần cung cấp cho chính quyền các cấp những cứ liệu khoa học trong việc xây dựng các chính sách và giải pháp tháo gỡ có tính khả thi, giúp cho nghềsơntruyềnthốngở hai làngnghềnói riêng vàcáclàngnghềsơn khác ở châu thổ Bắc Bộ nói chung tồn tại và phát triển, góp phần thực hiện mục tiêu “dân giàu, làng xã mạnh” trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu (22 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (11 trang) vàPhụ lục (28 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Khái quát về nghềsơntruyềnthốngở châu thổ Bắc Bộ vàởcáclàngBối Khê, VũLăng (Thành phốHà Nội) (37 trang). Chương 2. NghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũLăng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiệnnay (37 trang). Chương 3. Vấn đề phát triển nghềsơntruyềnthốngởcáclàngBối Khê, VũLăngvà những đóng góp mới của luận án (31 trang). Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỀSƠNTRUYỀNTHỐNGỞ CHÂU THỔ BẮC BỘ VÀỞCÁCLÀNGBỐI KHÊ, VŨLĂNG (THÀNH PHỐHÀ NỘI) 1.1. Nghềsơntruyềnthốngở châu thổ Bắc Bộ 1.1.1. Vài nét về lịch sửnghềsơnNghềsơn là một trong những nghề thủ công có lịch sử lâu đời trên thế giới. Ở Việt Nam, qua sử sách vàcác cứ liệu khảo cổ học, có thể khẳng định đồ sơn đã xuất hiệnở châu thổ Bắc Bộ vào khoảng thế kỷ IV trước Công 5 nguyên. Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, nghềsơn cổ truyền có một bước ngoặt quan trọng khi chất liệu sơn ta được áp dụng vào bộ môn nghệ thuật tạo hình, tạo dựng nên nền nghệ thuật sơn mài của Việt Nam. 1.1.2. Các loại hình kỹ thuật chế tác sản phẩm cơ bản củanghềsơntruyềnthống Qua thời gian, với sự sáng tạo không ngừng củacác thế hệ nghệ nhân và họa sĩ, nghềsơntruyềnthống Việt Nam đã tạo dựng được sắc thái đa dạng bao gồm nhiều loại hình kỹ thuật chế tác như Sơn quang, Sơn thếp, Sơn mài, Sơn khảm, Sơn khắc. Trong đó, mỗi làngnghềsơntruyềnthống thường chuyên về một loại hình kỹ thuật chế tác nào đó với sản phẩm đặc thù gắn liền với tên tuổi củalàngnghề như sơn quang Cát Đằng, sơn mài Hạ Thái, sơn khảm Bối Khê, sơn thếp Vũ Lăng, Sơn Đồng 1.1.3. Sản phẩm sơn trong đời sống của cư dân châu thổ Bắc Bộ Trải qua hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, những sản phẩm củanghềsơn đã và đang đóng góp một vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày của cư dân châu thổ Bắc Bộ ở giá trị thực dụng trong sinh hoạt hàng ngày, giá trị văn hóa - tâm linh phục vụ cho nhu cầu tôn giáo - tín ngưỡng và giá trị thẩm mỹ thoả mãn nhu cầu thưởng thức cái đẹp của con người. 1.1.4. Cáclàngnghềsơntruyềnthốngở châu thổ Bắc Bộ Nghềsơntruyềnthống Việt Nam vốn được xem là xuất hiện sớm nhất và phát triển rực rỡ nhất ở châu thổ Bắc Bộ. Theo sử sách ghi lại, nổi tiếng đứng hàng số một trong cácnghề thủ công truyềnthốngở khu vực này là các phường thợ tiêu biểu như như Cát Đằng (Nam Định), Đình Bảng (Bắc Ninh), Nam Ngư (Hà Nội), Bình Vọng (Hà Tây cũ) Trải qua những thăng trầm lịch sử, có những làngnghề mất đi, có nhiều làngnghề vẫn duy trì tồn tại cho đến ngày nay nằm rải rác ởcác tỉnh, thànhphố như Bắc Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Nội. 1.2. NghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũLăng 1.2.1. NghềsơntruyềnthốnglàngBốiKhê 1.2.1.1. Khái quát về làngBốiKhê * Địa lý hành chính Làngnghềsơn khảm BốiKhê cách trung tâm HàNội khoảng 50 km, là một trong 7 thôn hành chính của xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Nằm trong địa phận xã Chuyên Mỹ - là vùng đất thuộc ô trũng thấp nhất củaHà Nội, làngBốiKhê không có nhiều lợi thế về nông nghiệp. Tuy nhiên, vốn là một làng nằm ven sông nên cùng các thôn khác trong xã, BốiKhê có điều 6 kiện phát triển nghề thủ công, đó là nghềsơn mài khảm với khoảng 80% số hộ làm nghề. * Lịch sử hình thànhlàngBốiKhê trước đây vốn là một xã, vào đầu thế kỷ XIX BốiKhê thuộc huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín, xứ Sơn Nam Thượng. Đến đầu thế kỷ XX, xã BốiKhê thuộc tổng Thịnh Đức Thượng, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Đông. Sau năm 1945, xã BốiKhê mới được chuyển thành một thôn thuộc xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông. Cuối năm 1953, thôn BốiKhê lại được chuyển về xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây. Kể từ 1/8/2008, khi toàn bộ địa giới của tỉnh Hà Tây được sáp nhập vào thủ đô HàNội thì thôn BốiKhê lúc này thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. * Các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu Cũng giống như bao ngôi làng khác của người Việt, làngBốiKhê là nơi bảo lưu nhiều giá trị văn hóa gắn liền với đời sống sinh hoạt sản xuất của người dân nơi đây. Bao gồm, hệ thống di tích lịch sử - văn hóa và lễ hội truyền thống. 1.2.1.2. Nghềsơntruyềnthống * Lịch sử xuất hiệncủanghềsơntruyềnthốngNghềsơntruyềnthốnglàngBốiKhê có từ bao giờ, được tiếp nhận từ đâu hiệnnay chưa ai đưa ra được câu trả lời chính xác. Cácnghệ nhân trong làng chỉ biết rằng ngành nghềcủa cha ông đã có từ rất lâu đời, nghề được duy trì và tồn tại cho đến bây giờ mang tính chất cha truyền con nối. Tuy nhiên, có một số ý kiến cho rằng: BốiKhê - một làngnghề chuyên làm đồ sơn mài khảm nằm trên vùng đất Chuyên Mỹ vốn được coi là nơi xuất xứ củanghề khảm. Vậy, hẳn là có mối liên quan nào đó giữa nghềsơn với nghề khảm này? Nhiều người dân Chuyên Mỹ tin rằng: người có công đầu trong việc truyền dạy nghề khảm ở quê hương họ là cụ Trương Công Thànhở thôn Ngọ - một danh tướng dưới thời nhà Lý. * Nguyên vật liệu và dụng cụ làm nghề - Nguyên vật liệu: Chất liệu chủ đạo củanghềsơn khảm xưa là sơn ta Phú Thọ nổi tiếng. Ngoài ra còn cần tới các nguyên vật liệu khác như: các chất phụ gia là mùn cưa, bột đá, đất sét dùng để pha chế sơn bó, hom…; Gỗ để làm cốt; Vàng quỳ, bạc quỳ mua củalàng Kiêu Kỵ; Các nguyên liệu khảm có vỏ trứng, vải trai, vỏ ốc - Dụng cụ làm nghề Bộ đồ nghềcủacácnghệ nhân sơn mài BốiKhê cũng đã phần nào phản ánh sự công phucủa ngành nghề cổ truyền này. Ở mỗi công đoạn sẽ có 7 những dụng cụ tương ứng để phục vụ cho việc chế tác, theo đó sẽ có bộ công cụ chế biến sơn, bộ công cụ trong khâu làm vóc và bộ công cụ trong khâu chế tác sản phẩm. * Quy trình chế tác sản phẩm sơntruyền thống, bao gồm hai công đoạn cơ bản: chế biếnsơn ta và chế tác sản phẩm. * Các loại hình sản phẩm tiêu biểu, bao gồm: - Hàng nét (đồ thờ) - Hàng mỹ nghệ 1.2.2. NghềsơntruyềnthốnglàngVũLăng 1.2.2.1. Khái quát về làngVũLăng * Địa lý hành chính Thôn VũLăng nằm ở phía Bắc khu cộng đồng dân cư thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội, cách trung tâm thànhphố chừng 30 km về phía Nam. Về cơ bản, VũLăng vẫn là một làng nông nghiệp, song song với nghề nông làng còn có nghề thủ công truyềnthống là nghềsơn tạc tượng với khoảng 90% số hộ làm nghề. * Lịch sử hình thànhlàng Theo các cụ cao tuổi trong làng thì ngôi làng Việt cổ VũLăng có từ khi nào và ai là người có công khai khẩn giờ không ai biết được chính xác, ngoại trừ một vài thông tin từ thần phả vàtruyền thuyết cổ như sau: từ triều Lê Cảnh Hưng trở về trước, làng có tên là VũLăng Trang, thuộc xã Tuyền Cam, tổng Tuyền Cam, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên. Đầu thế kỷ XX, thôn VũLăng được nâng lên thành một xã thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông. Năm 1947, xã VũLăng hợp nhất với xã Canh Hoạch thành xã Dân Chủ. Năm 1948, xã Dân Chủ và xã Cộng Hòa được hợp nhất thành xã Dân Hòa. Hiện nay, VũLăng là một thôn thuộc xã Dân Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội. * Các giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể tiêu biểu: Bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa là cụm di tích đình, đền và chùa còn bảo lưu nhiều di vật cổ có giá trị và lễ hội truyềnthốnglàngVũ Lăng. 1.2.2.2. Nghềsơntruyềnthống * Lịch sử xuất hiệncủanghềsơntruyềnthốngNghềsơntruyềnthốnglàngVũLăng có từ bao giờ, ông tổ nghề là ai hiện vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào nói tới, chỉ biết trong chùa VũLăng vẫn còn lưu giữ một số pho tượng cổ có cách đây khoảng 300 - 400 năm. Cuốn ngọc phả còn lưu giữ ở đình VũLăng có ghi chép rằng: những pho tượng cổ này là do chính những người thợ tài hoa củalàng tạo tác. Như vậy, có thể kết luận nghềsơn tạc 8 tượng làngVũLăng đã có truyềnthống từ lâu đời, được nhiều thế hệ nghệ nhân gìn giữ vàtruyền lại cho đến hôm nay. * Nguyên vật liệu và dụng cụ làm nghề - Nguyên vật liệu Trong nghềsơn - tạc tượng truyềnthốngVũ Lăng, có hai nguyên vật liệu được xem như chủ đạo là sơn ta và gỗ. Ngoài ra, còn cần tới một vài nguyên liệu phụ gia bổ trợ cho sơn ta như: mùn cưa, đất thó (chất đất thó VũLăng vốn được coi là tốt, hiếm có nơi nào bằng), giấy bản… khi dùng để pha chế các nước sơn dùng trong khâu gắn, bó, hom…; nguyên liệu son được làm từ chu sa; nguyên liệu thếp là vàng quỳ, bạc quỳ cũng được mua ở Kiêu Kỵ, Gia Lâm, Hà Nội. - Dụng cụ làm nghề: NghềsơntruyềnthốngVũLăng với hàng loạt công đoạn phức tạp gắn liền với bộ công cụ chế tác thủ công rất phong phú, đa dạng, về cơ bản cũng tương tự như nghềsơnởBối Khê. * Quy trình chế tác sản phẩm sơntruyền thống: Bao gồm hai công đoạn cơ bản: làm cốt mộc và kỹ thuật sơn. * Các loại hình sản phẩm tiêu biểu: Sản phẩm củalàngnghềVũLăng gồm hai nhóm cơ bản là Tượng thờ và Đồ thờ. 1.2.3. Đặc trưng và giá trị củanghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũLăng Có thể nói, hai làngnghềBốiKhêvàVũLăng đã định danh cho mình bởi những đặc trưng và giá trị nhất định. Ở góc độ khái quát nhất, đó là giá trị về mặt kỹ thuật và mỹ thuật, giá trị kinh tế mà nghềsơn đem lại cho cộng đồng làngnghềvà giá trị lịch sử - văn hóa được hàm chứa trong các sản phẩm sơntruyềnthốngcủa hai làng nghề. Tiểu kết Nghềsơn đã xuất hiện từ rất sớm trên đất nước ta với điểm khởi đầu là châu thổ Bắc Bộ. Với hơn 2000 năm tồn tại, nghềsơn đã và đang có vai trò, vị trí nhất định trong đời sống sinh hoạt và tâm linh của người Việt. Nghềsơntruyềnthốngở châu thổ Bắc Bộ được định danh bởicác phường nghề, làngnghề chuyên làm nghềsơn ta với nhiều loại hình kỹ thuật chế tác. Nằm trong số cáclàngnghề này, nổi lên hai trung tâm sản xuất đồ sơn là BốiKhê - huyện Phú Xuyên vàVũLăng - huyện Thanh Oai, Tp. HàNội với hai lối kỹ thuật chế tác tiêu biểu là sơn mài khảm vàsơn thếp. Trải qua bao năm tháng thăng trầm đồng hành cùng dân làng, nghềsơn có lúc phát triển thịnh vượng, có lúc bị gián đoạn, thậm chí có nguy cơ mai một. Song, với ý thức gìn giữ tinh hoa nghề nghiệp cha ông của cộng đồng làngnghề cùng 9 những chính sách mới của Đảng và Nhà nước kể từ sau năm 1986, nghềsơntruyềnthốngởcáclàngBốiKhêvàVũLăng đã dần được hồi sinh và đang hoạt động mạnh mẽ trở lại, đem lại nhiều lợi ích cho đời sống dân sinh. Chương 2 NGHỀSƠNTRUYỀNTHỐNGỞCÁCLÀNGBỐIKHÊVÀVŨLĂNG TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA HIỆNNAY 2.1. Những tác nhân chủ yếu của quá trình biếnđổinghềsơntruyềnthống 2.1.1. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đã bước sang giai đoạn mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước mà một trong những nội dung trọng tâm là công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn. Quá trình nàyđòi hỏi phải biết phát huy nội lực, tranh thủ nguồn lực bên ngoài và hội nhập quốc tế nhằm đảm bảo cho đất nước phát triển nhanh và bền vững. Một trong những nội dung quan trọng để thực hiện mục tiêu này là khôi phục và phát triển cáclàngnghềtruyềnthống - nơi sáng tạo và bảo lưu nhiều giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc. Sau năm 1986, quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự cần thiết phải phát triển cáclàngnghề - trong đó đặc biệt quan tâm đến cáclàngnghề có thế mạnh về hàng xuất khẩu vàcác loại hình dịch vụ đã được cụ thể hóa bằng một loạt quy chế, chính sách áp dụng cho các ngành nghề, làngnghề thủ công truyềnthống mà đặc biệt là đối với ngành nghề thủ mỹ nghệ như nghềsơntruyền thống. Các văn bản, chính sách đã ban hành kể trên có thể coi là cơ sở pháp lý để phát triển nghề thủ công truyềnthốngnói chung và nhóm ngành nghề thủ công mỹ nghệ như nghềsơnnói riêng. 2.1.2. Sự chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội Công cuộc Đổi mới đất nước được thực hiện từ sau năm 1986 với bước ngoặt quan trọng: chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước cùng các chính sách đổi mới toàn diện trên tất cả các mặt đã tạo nên những chuyển biến to lớn trong đời sống kinh tế - xã hội nước ta. Đi cùng sự no đủ hơn về vật chất là các nhu cầu tinh thần ngày càng được quan tâm. Đó chính là mảnh đất tốt để nghềsơntruyềnthống chế tác đồ thờ và hàng thủ công mỹ nghệ có thể mở mang, phát triển. Cáclàngnghềsơntruyềnthống như Vũ Lăng, BốiKhê ngay lập tức nắm lấy cơ hội nàyvà đã có sự tự điều chỉnh trong suốt một thời gian dài để thích ứng với hoàn cảnh mới. 10