Dạy học làm văn theo hướng giao tiếp (trên cứ liệu làm văn 10)

24 589 2
Dạy học làm văn theo hướng giao tiếp (trên cứ liệu làm văn 10)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Dạy học làm văn theo hướng giao tiếp (trên cứ liệu làm văn 10)

1 Mở ĐầU 1. Lí DO CHọN Đề TI 1.1. Xuất phát từ chức năng của ngôn ngữ và mục tiêu dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông Làm văn là một trong những nội dung quan trọng của môn Ngữ văn ở nhà trờng phổ thông. Một mặt nó thể hiện kết quả học tập văn học và tiếng Việt của HS, mặt khác, nó lại là địa bàn mà ở đó HS đợc thực hành nhiều nhất các kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp theo những yêu cầu mà xã hội đặt ra. Bởi vậy, cần phải thờng xuyên tiến hành dạy học Làm văn ở tất cả bậc học và trong quan hệ chặt chẽ giữa những nội dung khoa học của phân môn với thực tế giao tiếp. Để thực hiện định hớng dạy học Làm văn nói trên, chơng trình (CT) dạy học Ngữ văn ở từng bậc học đã qui định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Làm văn. Trong đó, mục tiêu cơ bản nhất của tất cả các bậc học là phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của HS trên cơ sở những tri thức căn bản, nhằm từng bớc giúp các em làm chủ đợc công cụ ngôn ngữ để học tập trong nhà trờng và giao tiếp một cách đúng đắn, mạch lạc, tự tin trong các môi trờng xã hội thuộc phạm vi hoạt động của từng lứa tuổi. Mục tiêu này đòi hỏi việc dạy học Làm văn phải "lấy giao tiếp làm môi trờng và phơng pháp, lấy việc phục vụ giao tiếp làm nhiệm vụ và mục đích dạy học [134; tr.15]. 1.2. Xuất phát từ việc thay đổi nội dung CT, sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn và yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông Hiện nay, tất cả các bậc học phổ thông từ Tiểu học đến THPT đang tiến hành thay đổi về CT và SGK Ngữ văn. Theo đó, tính chất của nội dung Làm văn trong môn học Ngữ văn cũng có nhiều đổi mới. CT và SGK Ngữ văn ở các bậc học đã đặc biệt chú ý tới yêu cầu tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Các văn bản, ngữ liệu dạy học văn học, tiếng Việt cũng nh các nội dung dạy học làm văn đều nhằm hớng tới mục đích tạo điều kiện cho HS đợc chủ động, độc lập suy nghĩ, tìm tòi; đ ợc nói, viết; đợc bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn. Làm văn trở thành một bộ phận của môn Ngữ văn mà ở đó sẽ tổ chức cho HS thực hành tổng hợp các tri thức và kĩ năng văn học và tiếng Việt các em đã đợc học, đợc biết. CT và SGK Ngữ văn đã có sự đổi mới nên rất cần đến sự đổi mới triệt để về quan điểm và phơng pháp dạy học Ngữ văn, dạy học Làm văn: phải dạy học theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Tổ chức dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp chính là thực hiện dạy học tích cực; có nhiều thế mạnh để thực hiện nhiệm vụ rèn luyện, phát triển cho HS năng lực t duy và năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ - hai năng lực đặc thù nhất của con ngời. 1.3. Xuất phát từ thực tiễn dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông ở các bậc học phổ thông hiện nay, so với các môn học khác, môn Ngữ văn trong đó có Làm văn đợc đầu t với một lợng thời gian khá lớn. Tuy nhiên kết quả dạy học thu đợc lại cha thật tơng xứng với thời lợng giảng dạy. Kĩ năng tạo lập và sử dụng các loại văn bản để giao tiếp của HS ở tất cả các bậc học còn nhiều hạn chế. 2 Thực tế dạy học trên đòi hỏi dạy học Làm văn ở tất cả các bậc học phải phù hợp với mục tiêu của nó. Muốn vậy phải thay đổi quan điểm dạy học, lấy quan điểm giao tiếp làm quan điểm chỉ đạo. Đây là một vấn đề mang tính thời sự, đáp ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay. Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp"(trên cứ liệu Làm văn 10) để nghiên cứu nhằm mục đích khẳng định thêm tính u việt của việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp. Trên cơ sở đó, chúng tôi hi vọng sẽ xây dựng đợc những quy trình tổ chức dạy học Làm văn dới ánh sáng của quan điểm giao tiếp để góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông hiện nay. 2. LịCH Sử vấn đề NGHIÊN CứU Trong môn học Ngữ văn, Làm văn là một phân môn mang tính thực hành tổng hợp sáng tạo ở mức độ cao. Bởi vậy, những vấn đề về nguyên tắc, phơng pháp dạy học và sự vận dụng chúng vào trong thực tiễn dạy học Làm văn ở các bậc học đã luôn đợc quan tâm, bàn đến. 2.1. Trong những thập kỉ 80, 90 của thế kỉ XX, Làm văn đợc coi là một phân môn của môn học Tiếng Việt ở nhà trờng phổ thông nên những vấn đề về quan điểm, nguyên tắc và phơng pháp dạy học Làm văn cũng đợc xem xét chung trong các giáo trình, công trình nghiên cứu về phơng pháp dạy học tiếng nói chung, dạy học Làm văn nói riêng ở từng bậc học, từng khối lớp cũng nh từng nội dung dạy học. Nhìn một cách chung nhất, hầu hết các công trình nghiên cứu, các bài viết đều đã chỉ ra những nguyên tắc, những định hớng chung cũng nh những phơng pháp dạy học cụ thể cho việc dạy học Làm văn nh: phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS trong quá trình tiếp nhận và tạo lập văn bản; đảm bảo tính hợp lí trong quan hệ giữa lí thuyết và thực hành làm văn, phải chú trọng thực hành, từ thực hành mà rút ra lí thuyết; phải gắn làm văn với đời sống của HS; Thực hiện theo những nguyên tắc trên, áp dụng lí thuyết phân tích ngôn ngữ và sau đó là lí thuyết sản sinh lời nói, trong phơng pháp dạy học Làm văn, các nhà phơng pháp, các GV trực tiếp giảng dạy đã chú trọng đến các phơng pháp phân tích mẫu và hớng dẫn HS rèn luyện theo mẫu; phơng pháp phát triển lời nói; với những qui trình dạy học cụ thể. Nhìn chung, các phơng pháp dạy học này đã ít nhiều chú trọng đến tính chất thực hành của phân môn, gắn lí thuyết làm văn với thực hành làm văn, đa HS về gần với thực tế giao tiếp và giúp các em ý thức cũng nh rèn luyện đợc một số kĩ năng làm văn cơ bản và thiết thực. Tuy nhiên, thực hành trong dạy học Làm văn ở giai đoạn này mới chủ yếu là thực hành làm theo, bắt chớc mà cha chú ý đến thực hành sáng tạo, đến hoạt động giao tiếp thực tế của HS. 2.2. Xuất phát từ bản chất của việc làm văn, vận dụng lí thuyết hoạt động giao tiếp, lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, các nhà phơng pháp khẳng định rằng cần phải dạy học Ngữ văn nói chung, Làm văn nói riêng trên cơ sở của quan điểm giao tiếp, theo h ớng giao tiếp. Do vậy, quan điểm dạy học này đã không chỉ đợc thể chế hoá trong CT, SGK, SGV ở các cấp học với nhiều hình thức mà còn nhận đợc sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà khoa học, nhà phơng pháp và các GV trực tiếp giảng dạy phân môn này. 3 Nhìn một cách tổng quát, tất cả các công trình nghiên cứu, các bài viết đều đã khẳng định tầm quan trọng và hiệu quả của việc dạy học dạy học Làm văn theo quan điểm giao tiếp; chỉ ra những yêu cầu cụ thể đối với việc dạy học Làm văn ở từng bậc học và một số nội dung dạy học theo quan điểm giao tiếp. Các nhà phơng pháp khẳng định:dạy Làm văn chính là dạy cách thức tổ chức giao tiếp, hay nói một cách chính xác là dạy cách thức tổ chức giao tiếp bằng văn bản [89] sao cho vừa đúng các qui tắc ngôn ngữ (dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, tìm ý, lập ý,) vừa đúng qui tắc giao tiếp (lựa chọn nội dung, nhận biết đối tợng, đạt đợc mục đích đặt ra) [96 ], do vậy phải kết hợp học đi đôi với hành, tăng cờng cho HS giao tiếp bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp để hình thành năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt, phát triển năng lực cảm thụ văn chơng [127]. Những kết quả trên cho thấy công phu nghiên cứu và vận dụng của các nhà ph- ơng pháp, các GV đối với vấn đề dạy học Làm văn theo quan điểm giao tiếp, đáp ứng yêu cầu đổi mới phơng pháp dạy học hiện nay ở các bậc học. Tuy nhiên để giải quyết toàn diện vấn đề lựa chọn nội dung, phơng pháp và hình thức tổ chức dạy học từng nội dung Làm văn ở từng bậc học nhằm thực hiện tốt quan điểm giao tiếp trong dạy học Ngữ văn thì vẫn cha có một công trình hay một chuyên luận nào có tính hệ thống. Bởi vậy, các kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trớc sẽ là những định hớng cơ bản và quan trọng để giúp chúng tôi có đợc sự nhìn nhận thấu đáo nhằm thực hiện tốt đề tài Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp (trên cứ liệu Làm văn 10). 3. ĐốI TƯợNG V PHạM VI NGHIÊN CứU Xuất phát từ đề tài, chúng tôi chọn việc việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp làm đối tợng nghiên cứu. Trong khuôn khổ của luận án, để có những số liệu và những kết quả minh chứng cụ thể cho những định hớng dạy học mà luận án đề xuất, chúng tôi lựa chọn và sử dụng những cứ liệu của phần Làm văn trong CT và SGK Ngữ văn 10, bao gồm cả bộ chuẩn và bộ nâng cao. 4. MụC ĐíCH V NHIệM Vụ NGHIÊN CứU 4.1. Mục đích Đề xuất những định hớng dạy học và thiết kế các quy trình dạy học cụ thể cho các nội dung dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp nhằm thực hiện mục tiêu rèn luyện cho HS thành thục các kĩ năng làm văn, góp phần đổi mới phơng pháp dạy học Ngữ văn ở nhà trờng phổ thông. 4.2. Nhiệm vụ - Phân tích, xác lập những tiền đề lí thuyết và khảo sát, đánh giá thực tiễn dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông để làm cơ sở cho việc đề xuất thực hiện dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp. - Xây dựng những định hớng; đề xuất những quy trình dạy học từng nội dung Làm văn theo hớng giao tiếp. - Thực nghiệm để làm rõ tính khả thi và hiệu quả của các qui trình dạy học Làm văn đã xây dựng. 4 5. GIả THUYếT KHOA HọC CủA LUậN áN Việc dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông hiện nay còn nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành, đặc biệt là thực hành giao tiếp, nên không ít giờ học Làm văn cha kích thích đợc hứng thú học tập của HS, cha thực sự đạt đợc những kết quả nh mục tiêu của môn học đặt ra. Vì vậy, nếu việc dạy học Làm văn trong nh trờng đ- ợc tiến hành bằng con đờng giao tiếp và thông qua giao tiếp thì chắc chắn sẽ kích thích đợc hứng thú cho HS hơn, giúp các em không chỉ nắm vững lí thuyết làm văn mà còn có kĩ năng vận dụng linh hoạt những nội dung lí thuyết đó vào thực tiễn giao tiếp của mình trong đời sống thờng ngày. 6. PHƯƠNG PHáP NGHIÊN CứU 6.1. Phơng pháp phân tích, tổng hợp 6.2. Phơng pháp điều tra, khảo sát 6.3. Phơng pháp thực nghiệm s phạm Ngoài ra luận án còn sử dụng một số phơng pháp khác nh: thống kê, đối chiếu, so sánh, 7. ĐóNG GóP CủA LUậN áN 7.1. Xác lập những vấn đề cơ bản của lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, bản chất của việc làm văn; khảo sát, đánh giá thực trạng việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp ở nhà trờng phổ thông hiện nay để làm cơ sở lí luận và thực tiễn nhằm khẳng định vai trò chỉ đạo của nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Làm văn. 7.2. Xây dựng những định hớng chung cho việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp; đề xuất những qui trình và cách thức thực hiện cụ thể đối với từng qui trình dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp đảm bảo tính khoa học, tính s phạm và tính khả thi. 8. Bố CụC CủA LUậN áN - Phần mở đầu - Phần nội dung, gồm các chơng sau: Chơng 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp. Chơng 2: Tổ chức dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp. Chơng 3: Thực nghiệm s phạm. - Phần kết luận Ngoài ba phần chính, luận án còn có: Phần tài liệu tham khảo và phần phụ lục 5 Chơng 1 Cơ sở lí luận v thực tiễn của việc dạy học Lm văn theo hớng giao tiếp 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Lí thuyết ngôn ngữ học văn bản 1.1.1.1. Mạch lạc Mạch lạc (Coherence) là một khái niệm phức tạp và bao gồm nhiều yếu tố trừu tợng không dễ xác định. Mạch lạc có thể đợc hiểu là sự gắn kết của các yếu tố tạo nên nội dung văn bản; cũng có thể đợc hiểu là sự hoạt động của một tập hợp các thao tác đảm bảo tính tích hợp về nhận thức đối với văn bản đợc thể hiện trong cách xác lập những quan hệ logic, chẳng hạn nh những quan hệ về nguyên nhân - kết quả, không gian - thời gian, tơng phản, nhợng bộ, Vấn đề mạch lạc đã đợc đa vào CT phổ thông và đợc xác nhận là đặc trng cơ bản nhất của văn bản. ở nhà trờng phổ thông, tính mạch lạc trong văn bản đợc thể hiện cụ thể qua những mặt chủ yếu nh sau: - Mạch lạc về đề tài: Khi tất cả các câu trong văn bản chỉ tập trung nói về một hiện thực duy nhất, hoặc về những mảng hiện thực có quan hệ rất gần gũi với nhau, không thể tách rời nhau nh những mối quan hệ ràng buộc tất yếu, thì văn bản đó đ- ợc xác nhận có sự mạch lạc về đề tài. - Mạch lạc về chủ đề: Trong ngôn ngữ học văn bản, chủ đề đợc hiểu là quan điểm, thái độ, chính kiến hoặc điều tác giả muốn dắt dẫn ngời đọc đến thông qua đề tài của văn bản. Khi tất cả các câu trong một văn bản đều đợc viết theo một quan điểm, một chính kiến hay một tình cảm, thái độ nhất quán, văn bản đó đợc xác nhận có sự mạch lạc về chủ đề. - Mạch lạc về logic: Logic là sự phản ánh quy luật tồn tại, vận động và phát triển của hiện thực khách quan. Đồng thời, logic còn là sự phản ánh những quy luật nhận thức của con ngời về chính những hiện thực khách quan ấy. Vì thế, văn bản muốn đạt đợc tính mạch lạc về logic cần phải đảm bảo phản ánh đúng những quy luật ấy. Logic của một văn bản thờng bao gồm hai loại: logic hiện thực mang tính khách quan và llogic trình bày mang tính chủ quan. 1.1.1.2. Liên kết Liên kết (cohesion) là những dấu hiệu hình thức chỉ ra các kiểu quan hệ giữa các câu trong văn bản khi giao tiếp. Nếu mạch lạc là sự thống nhất nội dung bên trong, là sự thống nhất nghĩa của văn bản thì liên kết là sự thể hiện vật chất, là sự hiện thực hoá của mạch lạc trong văn bản. Chúng ta có thể hình dung mối quan hệ giữa liên kết và mạch lạc trong văn bản qua sơ đồ sau: 6 Sơ đồ 1.1. Mạch lạc và liên kết trong văn bản Nh vậy, mạch lạc và liên kết là những bình diện khác nhau, là những mặt khác nhau của văn bản. Sự thống nhất về đề tài, chủ đề và logic tạo nên tính mạch lạc, tạo nên hạt nhân nghĩa cho văn bản. Đây là bình diện thuộc lĩnh vực tinh thần của văn bản. Trong khi đó, liên kết lại là một hệ thống các dấu hiệu thuộc lĩnh vực ngôn ngữ mang tính vật chất của văn bản. Nhờ những dấu hiệu vật chất này mà mạch lạc đợc hiện thực hoá và tờng minh hoá. Vì vậy, trong việc tạo lập văn bản, chúng ta không phải chỉ cần chú ý tới mạch lạc mà còn cần phải chú ý tới cả đặc tính liên kết của văn bản nữa. ở nhà trờng phổ thông, dù việc dạy học Làm văn đi theo hớng nào, kể cả việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp, thì vấn đề tạo lập văn bản phải đảm bảo tính mạch lạc và tính liên kết là yêu cầu bắt buộc đối với mọi bài văn của HS. Không đảm bảo đợc tính mạch lạc ấy, bài văn của HS chỉ là một chuỗi câu hỗn độn, sắp xếp tuỳ tiện, dù bài văn đó tồn tại ở dạng nói hay dạng viết. 1.1.2. Lí thuyết hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 1.1.2.1. Giao tiếp là gì? Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin (bao gồm cả tri thức, tình cảm, thái độ, ớc muốn, hành động, ) giữa ít nhất hai chủ thể giao tiếp (kể cả trờng hợp một ngời giao tiếp với chính mình) diễn ra trong một ngữ cảnh và một tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu nhất định. [30; tr.8] 1.1.2. 2. Các nhân tố trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nhân tố giao tiếp là những nhân tố có mặt trong cuộc giao tiếp, ảnh hởng, chi phối hiệu quả của cuộc giao tiếp đó. Để hiểu sâu hơn về điều này, luận án lần lợt xem xét từng nhân tố giao tiếp sau: a) Mục đích giao tiếp b) Nhân vật giao tiếp c) Nội dung giao tiếp d) Cách thức giao tiếp e) Hoàn cảnh giao tiếp Trong hoạt động giao tiếp, trừ văn bản ra, các nhân tố giao tiếp nói trên đợc gọi chung là ngữ cảnh. Bên cạnh đó, Ngữ dụng học còn đa ra khái niệm tình huống giao Liên kết Câu 1 Câu 2 Câu x mạch lạc 7 tiếp. Việc hiểu biết về ngữ cảnh và tình huống giao tiếp đóng vai trò quan trọng đối với việc tạo lập văn bản. Do đó, dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông không thể không chú ý đến những nội dung này. 1.1.2.3. Hoạt động giao tiếp Để thực hiện đợc chức năng, mỗi cuộc giao tiếp đều gồm hai loại hoạt động: hoạt động tạo lập (sản sinh) văn bản và hoạt động tiếp nhận (lĩnh hội) văn bản. Để rèn luyện một cách toàn diện kĩ năng giao tiếp cho HS, việc dạy học Làm văn ở nhà tr- ờng phổ thông không thể không xem xét kĩ cơ chế hoạt động của hai quá trình này. Chúng ta có thể hình dung quá trình sản sinh và tiếp nhận lời nói qua sơ đồ sau: Sơ đồ1.2. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ NHIễU M HóA GIảI M TạO LậP TIếP NHậN KÊNH 1.1.3. Bản chất của làm văn 1.1.3.1. Làm văn là một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ a) Làm văn trong nhà trờng là một hoạt động giao tiếp. Đó vừa là một hoạt động bên trong mang tính chất tâm lí, phản ánh quá trình suy nghĩ và kết quả suy nghĩ của HS; vừa là một hoạt động bên ngoài mang tính chất khách quan, tác động lên đối t- ợng của hiện thực để tạo thành sản phẩm là những đoạn văn, bài văn. b) Theo lí thuyết hoạt động thì một hoạt động nào đó muốn luôn đạt kết quả cao thì hoạt động đó cần phải trở thành kĩ năng và nâng dần lên mức kĩ xảo. Tơng tự nh thế, muốn hoạt động làm văn của HS trong nhà trờng đạt kết quả tốt thì điều hết sức cần thiết là tạo ra đợc kĩ năng và kĩ xảo làm văn cho các em. Con đờng duy nhất để hình thành đợc những kĩ năng, kĩ xảo ấy chính là thông qua hoạt động và bằng hoạt động. Do vậy, muốn rèn luyện kĩ năng làm văn cho HS, điều cần thiết là buộc các em phải rèn luyện bằng hoạt động và thông qua hoạt động. 1.1.3.2. Làm văn là một hoạt động chuyển ý thành lời a) Hoạt động làm văn là hoạt động sản sinh, tạo lập lời nói. Cơ chế của hoạt động làm văn này cũng chính là cơ chế của việc đi từ ý đến lời trong hoạt động giao tiếp. S S N D D LờI NóI N 8 Đó là quá trình chuyển từ nội dung ngữ nghĩa thuộc lĩnh vực tinh thần sang hình thức vật chất thuộc lĩnh vực ngôn ngữ. Muốn tạo đợc một bài văn HS phải đợc chuẩn bị nội dung tốt và cần phải có một vốn ngôn ngữ nhất định để mã hoá và truyền tải những nội dung đó sao cho đúng quy tắc của một ngôn ngữ, đúng ngữ pháp của một văn bản. Đây chính là những điều GV phải ý thức đợc đầy đủ trong việc rèn luyện kĩ năng làm văn cho HS. b) Hoạt động chuyển ý thành lời của HS trong làm văn về cơ bản cũng vẫn đi theo một quy trình có sự tơng ứng nhất định với quy trình bốn bớc của việc tạo lập lời nói: định hớng, lập chơng trình, hiện thực hoá chơng trình và kiểm tra. Chúng ta có thể thấy quy trình làm văn đi qua những bớc sau: - Bớc 1, xác định ý đồ giao tiếp, tức là làm rõ các yếu tố: nội dung thông báo, đối tợng giao tiếp, mục đích giao tiếp và phơng tiện ngôn ngữ cần sử dụng. - Bớc 2, lập dàn ý chung cho bài văn. - Bớc 3, chi tiết hoá cho dàn ý của bài văn: triển khai các ý chi tiết cho từng ý trong dàn ý. - Bớc 4, hiện thực hoá dàn ý thành câu văn, đoạn văn. - Bớc 5, kiểm tra và điều chỉnh bài văn. Qui trình này có thể đợc hình dung qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1.3. Qui trình làm văn Đề bài 1. Xác định ý đồ giao tiếp Định hớng nội dung, đối tợng, mục đích và phơng tiện giao tiếp 2. Lập dàn ý chung Phân xuất nội dung thành các ý, các tiểu chủ đề và sắp xếp chúng theo ý đồ giao tiếp 3. Chi tiết hoá Làm đầy các ý, các tiểu chủ đề theo định hớng của bài văn 4. Hiện thực hoá Đặt câu, dựng đoạn 5. Kiểm tra và điều chỉnh Đối chiếu bài văn đã thu đợc với ý đồ giao tiếp Kết thúc tiểu chủ đề Chuyển tiểu chủ đề khác 9 1.1.3.2. Làm văn là một hoạt động tạo lập văn bản theo những phơng thức khác nhau Làm văn trong nhà trờng là một hoạt động tạo lập lời nói, tạo lập văn bản ở dạng nói hay dạng viết theo những phơng thức biểu đạt khác nhau. Hiện nay, ở nhà trờng phổ thông, HS đợc học tập và rèn luyện tạo lập văn bản theo các phơng thức chủ yếu tơng ứng với các kiểu văn bản nh: miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận, biểu cảm, điều hành, Vì vậy, việc tạo lập lời nói trong hoạt động làm văn của HS cũng chính là việc rèn luyện tạo lập văn bản theo những phơng thức và những kiểu văn bản đó. Mỗi kiểu văn bản này có những đặc điểm riêng về nội dung tạo lập, về cấu trúc, về ngôn từ, về việc đặt câu hay dựng đoạn, vì vậy hoạt động làm văn trong nhà trờng không thể không chú ý đến đặc trng này của việc rèn luyện. 1.1.4. Nguyên tắc giao tiếp và việc dạy học Làm văn theo nguyên tắc giao tiếp 1.1.4.1. Về nguyên tắc giao tiếp Nguyên tắc giao tiếp là một trong những quan điểm dạy học chủ đạo trong lí luận dạy học tiếng, đòi hỏi việc dạy học tiếng phải hớng vào hoạt động giao tiếp, thông qua hoạt động giao tiếp để rèn luyện và phát triển năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ - tiếng Việt cho HS. Theo nguyên tắc giao tiếp, HS học tiếng không phải chỉ để nắm những tri thức khoa học, hệ thống về tiếng, mà điều quan trọng hơn là trên cơ sở những kiến thức khoa học tiếp thu đợc, HS phải nắm đợc cách sử dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thạo nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo sử dụng ngôn ngữ. Mục đích cuối cùng của việc dạy học tiếng là rèn luyện và phát triển năng lực hoạt động ngôn ngữ - năng lực sử dụng những phơng tiện và qui luật của hệ thống ngôn ngữ để cảm thụ và sản sinh lời nói, để giao tiếp. 1.1.4.2. Sự thể hiện của nguyên tắc giao tiếp trong dạy học Làm văn Việc dạy học Làm văn chính là dạy cách thức tổ chức giao tiếp hay nói một cách chính xác hơn là dạy cách thức tổ chức giao tiếp bằng văn bản cho HS. Do đó, nguyên tắc giao tiếp trở thành nguyên tắc cơ bản nhất của việc dạy học Làm văn; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình dạy học Làm văn. Theo nguyên tắc này, khi dạy học Làm văn phải hớng HS tới và rèn luyện cho HS biết cách hoạt động giao tiếp - tiếp nhận, cảm thụ và tạo lập văn bản - để từ đó hình thành và phát triển năng lực với những kĩ năng, kĩ xảo giao tiếp thuần thục cho các em. Muốn vậy: Việc dạy học Làm văn phải lấy hoạt động giao tiếp làm ph ơng tiện và mục đích dạy học. Đơn vị để dạy học Làm văn là các văn bản (ở cả dạng nói, dạng viết). Khi dạy HS tiếp thu và tạo lập văn bản, GV không chỉ hớng dẫn HS tiếp thu hay tạo lập văn bản theo những đặc điểm, yêu cầu của hệ thống cấu trúc ngôn ngữ mà cần phải xem xét văn bản đó trên cơ sở những đặc điểm và yêu cầu của hoạt động giao tiếp. Phải tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp (đọc, nói, phát biểu, thảo luận, viết, ) cho mọi đối tợng HS trong giờ học Làm văn, khơi gợi và phát huy tối đa tính tích cực, chủ động và khả năng ngôn ngữ của các em trong quá trình học tập. 10 1.2. Cơ sở thực tiễn Bằng các phơng pháp nghiên cứu đã nêu, chúng tôi đã tìm hiểu đặc điểm của CT, SGK Ngữ văn 10 phần Làm văn; tìm hiểu thực tế việc dạy học Làm văn ở lớp 10 từ góc độ giao tiếp và rút ra một số nhận xét cơ bản nh sau: 1.2.1. Về CT, SGK và các tài liệu dạy học Làm văn 1.2.1.1. Tổng quan về CT, SGK và các tài liệu dạy học Làm văn ở THPT Mục tiêu của phân môn Làm văn thống nhất với mục tiêu chung của môn học Ngữ văn là hình thành và rèn luyện cho HS năng lực đọc hiểu cũng nh năng lực tạo lập các loại văn bản. Chính vì mục tiêu này mà CT, SGK Ngữ văn THPT đợc xây dựng theo quan điểm tích hợp với hai trục tích hợp: đọc vănlàm văn. Theo quan điểm này, đọc vănlàm văn là hai hoạt động chính cần tập trung hình thành, rèn luyện và phát triển cho HS trong toàn bộ môn học này. Điểm nổi bật thứ hai trong quan điểm xây dựng CT, biên soạn SGK và các tài liệu giảng dạy Ngữ văn bậc THPT là tích cực hoá hoạt động học tập của ngời học. Nội dung dạy học Ngữ văn đảm bảo các yêu cầu: phát huy những tiềm năng, hiểu biết sẵn có của HS; khuyến khích, động viên các kết quả cảm nhận, suy nghĩ và tìm tòi riêng biệt, độc đáo của HS trong quá trình học tập; tạo điều kiện cho HS chủ động, độc lập suy nghĩ, tìm tòi, tiếp thu kiến thức; tăng cờng cho HS thực hành giao tiếp bằng nhiều hình thức phong phú, thích hợp để phát triển năng lực sử dụng thành thạo tiếng Việt. Làm văn là một bộ phận không tách rời của CT Ngữ văn, đóng vai trò quan trọng trong việc rèn luyện, phát triển năng lực làm văn - năng lực giao tiếp - cho HS. Bởi vậy, CT, SGK Ngữ văn phần Làm văn không chỉ chú ý đến việc cung cấp lí thuyết về các kiểu bài mà còn đặc biệt coi trọng việc rèn luyện cho HS các thao tác, kĩ năng và cách thức làm một bài văn nh kĩ năng hình thành ý, làm phong phú ý, kĩ năng tóm tắt, kĩ năng dựng đoạn; các thao tác lập luận, CT, SGK Ngữ văn phần Làm văn đã chú ý nhiều hơn đến tính thực hành ứng dụng, giảm bớt lí thuyết về các kiểu bài, tăng cờng cung cấp các kiến thức liên quan đến phát triển năng lực tiếp nhận văn bản và năng lực làm văn cho HS. 1.2.1.2. CT, SGK và các tài liệu dạy học Ngữ văn 10 phần Làm văn a. Nội dung dạy học Làm văn trong CT, SGK Ngữ văn 10 * Về nội dung dạy học lí thuyết làm văn Nội dung dạy học lí thuyết làm văn trong CT Ngữ văn 10 không có nhiều vấn đề hoàn toàn mới và xa lạ, đối với HS. Phần lớn các nội dung dạy học lí thuyết làm văn 10 nghiêng về trang bị và phát triển các kĩ năng làm văn cơ bản, cần có khi tiếp nhận và tạo lập bất kì một kiểu loại văn bản nào cho HS. Cách lựa chọn và xây dựng nội dung dạy học lí thuyết làm văn nh thế đã thể hiện rõ tính chất thực hành giao tiếp và tác dụng thực tế của phân môn này trong nhà trờng phổ thông, do đó đã cải thiện đ- ợc tâm lí và ý thức dạy học ở cả GV và HS: dạy học thông qua các hoạt động giao tiếpdạy học để phục vụ giao tiếp. * Về nội dung dạy học thực hành làm văn Qua khảo sát phần Làm văn trong cả hai bộ CT, SGK Ngữ văn 10 chuẩn và nâng cao, chúng tôi nhận thấy sự chú ý tăng cờng tính thực hành ứng dụng của phân môn [...]... trong vấn đề đổi mới cách dạy và cách học để các nội dung dạy học Làm văn thật sự quan yếu và thiết thực với HS Chơng 2 tổ chức DạY HọC LM VĂN THEO HƯớNG GIAO TIếP 2.1 định hớng chung về dạy học lm văn theo hớng giao tiếp 2.1.1 Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp đòi hỏi phải gắn liền lí thuyết làm văn với thực tiễn giao tiếp của HS Lí thuyết làm văn chính là lí thuyết về các kiểu văn bản cụ thể, thiết... dung dạy học Làm văn trong CT, SGK Ngữ văn 10 đã thực sự đáp ứng đợc yêu cầu, chi phối và phục vụ tốt cho việc tổ chức dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp b Cấu trúc bài học và định hớng đổi mới phơng pháp dạy học Làm văn trong SGK và các tài liệu dạy học Ngữ văn 10 Trong SGK và các tài liệu dạy học Ngữ văn 10 phần Làm văn, nhìn chung, cấu trúc bài học Làm văn thống nhất với cấu trúc của các bài học. .. học Làm văn, dới ánh sáng của quan điểm giao tiếp, có nhiều phơng pháp dạy học đã và đang đợc ứng dụng có hiệu quả Công trình khoa học này về cơ bản đã hoàn thành việc nghiên cứu những vấn đề sau: 1 Từ các kết quả nghiên cứu về lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ, lí thuyết ngôn ngữ học văn bản, lí thuyết làm văn, luận án khẳng định, tổ chức dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp là một phơng hớng dạy học. .. Thực trạng dạy học Làm văn ở nhà trờng phổ thông hiện nay đòi hỏi phải thay đổi cách dạy và cách học để các nội dung dạy học Làm văn thực sự hữu dụng và thiết thực đối với HS, có khả năng thúc đẩy, phát triển và hoàn thiện năng lực giao tiếp cho HS Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp đòi hỏi phải gắn liền lí thuyết làm văn với thực tiễn giao tiếp của HS, thông qua thực tiễn hoạt động giao tiếp của bản... động học tập của HS Theo đó, trong giờ học Làm văn HS đợc đặt vào vị trí trung tâm, đợc tham gia, làm chủ quá trình phân tích, xử lí tình huống giao tiếp; tạo lập các sản phẩm giao tiếp và tự đánh giá về chính sản phẩm giao tiếp mà mình đã tạo ra, về những hoạt động giao tiếp mà mình đã thực hiện 2.1.3 Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp đòi hỏi phải tổ chức các hoạt động giao tiếp cho HS trong giờ học. .. dạy học cụ thể cho từng nội dung Làm văn nhằm góp phần rèn luyện, phát triển kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho HS Đó là các qui trình dạy học lí thuyết làm văn, dạy học luyện tập thực hành làm văn, kiểm tra, đánh giá làm văn và trả bài làm văn Trong từng qui trình dạy học này, luận án nhấn mạnh vào các bớc của quá trình dạy học Với qui trình dạy học lí thuyết làm văn, chúng tôi chú trọng đến việc... tình huống giao tiếp; tạo lập các sản phẩm giao tiếp và tự đánh giá về chính sản phẩm giao tiếp mà mình đã tạo ra, về những hoạt động giao tiếp mà mình đã thực hiện Việc kiểm tra đánh giá trong dạy học Làm văn cũng đòi hỏi phải đánh giá đợc năng lực tổ chức, thực hiện hoạt động giao tiếp của HS 4 Từ định hớng chung về dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp, luận án đã xây dựng qui trình dạy học cụ thể... tế dạy học thực nghiệm và kết quả kiểm tra đánh giá HS nh đã nêu trên, chúng tôi đã đúc rút đợc những vấn đề quan trọng và thiết thực để hoàn thiện các qui trình dạy học và nâng cao hiệu quả các giờ dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp Cũng từ những thu nhận này, chúng tôi một lần nữa khẳng định rằng, dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp là một hớng đổi mới phơng pháp dạy học có hiệu quả Phơng hớng dạy. .. Mỗi đề làm văn là một tình huống giao tiếp rất cụ thể, trực tiếp HS đứng trớc một đề làm văn là đứng trớc một tình huống giao tiếp, một nhu cầu và một môi trờng giao tiếp mà các em cần phải lựa chọn những cách biểu hiện, trình bày để thực hiện tình huống giao tiếp đó nhằm đạt đợc hiệu quả giao tiếp Do vậy, khi xây dựng đề làm văn GV phải tính toán làm sao 17 để mỗi đề văn mà mình đa ra cho HS làm không... và kĩ năng làm văn, từ đó lại có thể vận dụng những kiến thức, kĩ năng ấy vào trong đời sống giao tiếp của mình, để giao tiếp một cách có hiệu quả Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp phải đảm bảo phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực, năng động, sáng tạo của HS Theo đó, trong giờ học Làm văn GV phải tổ chức tốt các hoạt động giao tiếp cho HS, tạo mọi điều kiện cho các em đợc tham gia, làm chủ quá . tài Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp (trên cứ liệu Làm văn 10). 3. ĐốI TƯợNG V PHạM VI NGHIÊN CứU Xuất phát từ đề tài, chúng tôi chọn việc việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp làm đối. đề tài " ;Dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp& quot ;(trên cứ liệu Làm văn 10) để nghiên cứu nhằm mục đích khẳng định thêm tính u việt của việc dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp. Trên cơ. và phơng pháp dạy học Ngữ văn, dạy học Làm văn: phải dạy học theo hớng tích cực hoá hoạt động học tập của HS. Tổ chức dạy học Làm văn theo hớng giao tiếp chính là thực hiện dạy học tích cực;

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan