Luận văn : Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Trang 1CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế - Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Sinh viên: Đỗ Thị Hồng Minh
Lớp: Kinh tế môi trường
Khóa: 47
Hệ: Chính quy
Người hướng dẫn: PGS.TS Lê Thu Hoa
Hà Nội, 2009
Trang 2MỤC LỤC
Lời nói đầu ……… 3
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị 6
1.1.1 Nguồn phát sinh ……… 6
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……… 8
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……… 8
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị ……… 16
1.3.1 Khái niệm ……… 16
1.3.2 Mô hình quản lý CTRSH đô thị………
Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………
17 23 2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội Quận Hà Đông ……… 23
2.2 Hiện trạng chung về quản lý CTRSH trên địa bàn tỉnh Hà Tây ……… 29
2.3 Hiện trạng xử lý CTRSH trên địa bàn Quận Hà Đông ……… 31
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đồng
32 Chương III: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………
44 3.1 Dự báo xu thế biến đổi và những thách thức của khối lượng chất thải rắn của Quận Hà Đông trong tương lai
44 3.2 Quan điểm hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………
52 3.3 Giải pháp hoàn thiện mô hình quy hoạch chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông ………
69 Kết luận ……… 76
Tài liệu tham khảo ……… 77
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 3LỜI NÓI
ĐẦU
Lý do chọn đề tài, tên đề tài
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về phát triểnkinh tế - xã hội Từ năm 2005 đến nay GDP liên tục tăng, bình quân đạt trên 7%/ năm.Năm 2005 tốc độ này đạt 8,43%, là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 9 năm qua Từnăm 2000 đến 2005, dân số Việt Nam tăng 5,48 triệu người, trong đó tỉ lệ dân số thành thịtăng từ 24,18% năm 2000 đến 26,97% năm 2005, tương ứng tỉ lệ dân số nông thôn giảm
từ 75,82% xuống 73,93% Dự báo đến năm 2010, dân số thành thị lên tới 30,4 triệungười, chiếm 33% dân số và đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.Tính đến tháng 6 năm 2007 có tổng cộng 729 đô thị các loại, tốc độ đô thị hóa diễn ra rấtnhanh đã trở thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Tuynhiên, bên cạnh những lợi ích về kinh tế - xã hội, đô thị hóa nhanh chóng cũng đã tạo rasức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường sống và phát triển khôngbền vững về mặt môi trường Lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và các khu công
CTRSHĐT Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Trang 4nghiệp ngày càng nhiều với thành phần ngày càng phức tạp Quận Hà Đông là một đô thịlớn, giữ vai trò là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Hà Tây (cũ) –Thành phố Hà Nội mới Trong những năm gần đây, do tác động của nền kinh tế thị trường
và các chính sách mở cửa cùng với vị trí giao lưu buôn bán thuận tiện nên tốc độ đô thịhóa của Quận ngày càng cao Tuy nhiên, sự phát triển của Quận Hà Đông hiện nay vẫncòn trong tình trạng thiếu đồng đều Sự phát triển chưa đồng bộ giữa tốc độ đô thị hóa vàviệc nâng cấp cơ sở hạ tầng cùng với sự phát triển của các ngành dịch vụ công cộng, dulịch, thương mại cùng với mật độ dân cư tập trung cao đã tạo nên một lượng rác thải ramôi trường xung quanh ngày càng nhiều Lượng rác thải này không được thu gom, xử lýkịp thời sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh cũng như gây tác động xấuđến sức khỏe cộng đồng dân cư đang sinh sống tại Quận và các vùng lân cận
Trong những năm qua Quận Hà Đông đã phối hợp với các ngành, các cấp có liên quancủa tỉnh, xây dựng các giải pháp giải quyết vấn đề rác thải, trực tiếp tổ chức, chỉ đạo việcthực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải trên địa bàn Quận, nhưng với nguồn kinhphí còn hạn hẹp nên công việc mới chỉ thực hiện được bước đầu Bên cạnh đó, vấn đề ýthức của người dân mới môi trường, đặc biệt là đối với quản lý chất thải rắn còn chưa caonên gặp rất nhiều khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường Quy hoạch về quản lý, xử
lý chất thải rắn là nội dung rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay và trong tương lai đối vớiQuận Hà Đông nói riêng và cho toàn tỉnh Hà Tây nói chung Xuất phát từ thực trạng đó
tôi chon chuyên đề nghiên cứu: “Nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề nhằm: (a) Nêu bật bức tranh đô thị hóa với vấn đềchất thải rắn sinh hoạt đô thị; (b) Đánh giá hiện trạng, diễn biến tổng lượng, thành phần vànguồn phát sinh chất thải rắn đô thị tại Quận Hà Đông; (c) Đánh giá hiện trạng công tácthu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị Quận Hà Đông; (d) Đề xuất các
Trang 5giải pháp về quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tạiQuận Hà Đông; (e) Dự báo khối lượng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Quận Hà Đôngđến năm 2020; (f) Đề xuất mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông;
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đồi tượng nghiên cứu của đề tài là cơ sở lý luận của mô hình quy hoạch quản lý chất thảirắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông, Quận Hà Nội
Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề có sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thu thập, thống kê, phương
pháp kế thừa, phương pháp điều tra khảo sát thực địa Phương pháp chuyên gia, phương
pháp mô hình hoá, phương pháp so sánh
Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài: Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Chương 2: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Chương 3: Quan Điển và các giải pháp hoàn thiện mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạttại Quận Hà Đông
Lời cảm ơn
Thời gian thực tập vừa qua Trung tâm tư vấn và Công nghệ Môi trường không dài nhưng đối với tôi là rất quý giá vì nó đã giúp tôi trưởng thành hơn qua việc làm quen với môi trường làm việc thực tế, áp dụng các kiến thức, kỹ năng có được vào trong thực tế cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới Trong thời gian thực tập, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của rất nhiều người Trước hết, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Lê Thu Hoa đã giúp đỡ, hướng dẫn tôi rất nhiều trong quá trình thực tập, hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn anh Dương Xuân Điệp – Trưởng nhóm công nghệ môi trường- các anh chị đang làm việc
Trang 6tạiTrung tâm tư vấn Công nghệ Môi trường- Tổng cục môi trường - vì sự giúp đỡ nhiệt tình và thái độ thân thiện, cởi mở, chân tình mà mọi người luôn dành cho tôi trong những ngày vừa qua
Lời cam đoan: “Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo luận văn của người khác; Nếu sai phậm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường
Hà Nội, ngày tháng năm 2009
Ký tên
Họ và tên: Đỗ Thị Hồng Minh”
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.1 Đặc điểm chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.1.1 Nguồn phát sinh
a Nguồn sinh hoạt
Tổng dân số Quận Hà Đông là: 175.371 người, lượng rác thải sinh hoạt thải ra từ nguồnnày khá lớn, chiếm khoảng 75 – 80% tổng lượng rác thải trên toàn địa bàn Mặc dù đã có
bộ phận chuyên trách là Công ty Môi trường đô thị đảm nhiệm xử lý, tuy nhiên hệ thốngthu gom chưa triệt để, kỹ thuật xử lý còn hạn chế cộng thêm nguồn kinh phí hạn hẹp,trang thiết bị còn thiếu nên chất thải rắn từ nguồn này ngày càng gia tăng sức ép lên môitrường Nếu coi mỗi người mỗi ngày xả thải ra 0,65 kg rác thì khối lượng chất thải rắnsinh hoạt là: 114tấn/ngày
b Nguồn công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu kinh tế của Quận,khoảng 50% Ngành công nghiệp chủ yếu của Quận là sản xuất và chế biến lương thực,
Trang 7thực phẩm, thủy hải sản, chế biến lâm sản, đồ mộc dân dụng, thủ công mỹ nghệ, thủ cônggia truyền, chế biến thức ăn gia súc… Các loại chất thải chủ yếu từ nguồn này bao gồm :
- Chất thải từ vật liệu trong quá rình sản xuất
- Chất thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất
- Chất thải từ bao bì đóng gói sản phẩm
c Nguồn nông nghiệp
Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 3,89% trong cơ cấu kinh tế Quận Hà Đông Cây lương thựcchủ đạo trên địa bàn Quận là lúa, bên cạnh còn có cây ngũ cốc như ngô, khoai, đậu, lạc vàđậu tương Chất thải từ nguồn này chủ yếu là:
xả thải ra môi trường Do đó, khối lượng rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ cũng khôngnhỏ và cần được tiến hành thu gom xử lý
d Nguồn du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khu chợ
Hiện nay, trên địa bàn Quận có một chợ lớn trung tâm và nhiều chợ nhỏ, hàng chục nhàhàng phục vụ ăn uống và điểm dịch vụ Rác thải từ nguồn này có thành phần chủ yếu làchất hữu cơ dễ phân hủy như thức ăn thừa, mẩu rau, củ, quả, lá cây, cành cây nhỏ…Ngoài
ra, thành phần có nguồn gốc plastic cũng chiếm tỷ lệ đáng kể Khối lượng rác từ nguồnnày khá lớn, cần được tiến hành thu gom xử lý triệt để
Trang 8Cùng với quá trình đô thị hóa, việc xây dựng cơ sở hạ tầng của Quận diễn ra với tốc độcao Nhiều đường giao thông, trường học, trụ sở, nhà dân, cầu cống được xây dựng Chấtthải rắn loại này chủ yếu gồm: gạch vỡ, bê tông, vôi vữa, đất đá…nếu không được xử lý
sẽ gây cản trở giao thông, tác dòng chảy, làm mất mỹ quan đô thị, cần phải có biện phápthu gom xử lý riêng đối với nguồn chất thải này
f Nguồn công sở, cơ quan, trường học…
Toàn Quận với hơn 300 các cơ quan ban ngành của trung ương, Tỉnh và của Quận đóngtrên địa bàn Quận Rác thải từ nguồn này chiếm tỷ lệ không lớn, thành phần chủ yếu làgiấy báo, bao bì giấy, bao bì plastic… Có thể thu gom, vận chuyển, tập kết chung vớilượng rác thải từ các nguồn khác để tiến hành xử lý
g Rác đường phố
Quận Hà Đông có tổng chiều dài các đường phố là 130,587km, với tổng diện tích đất giaothông của các phố chính là 580.000 m2, lượng chất thải rắn chủ yếu do những người thamgia giao thông và các hộ mặt đường tạo ra Ước tính 1m2 đường tạo ra khoảng 0,01 kgchất thải rắn/ngày đêm Như vậy, trung bình trung bình một ngày đêm nguồn này tạo rakhoảng 5,8 tấn/ngàyđêm chất thải rắn
Như vậy, tổng khối lượng rác phát sinh trên địa bàn Quận khoảng 150 – 160 tấn/ngày
1.1.2 Thành phần và tính chất của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Qua thực tế khảo sát và quá trình phân tích mẫu chất thải rắn sinh hoạt cho thấy, thànhphần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông như sau :
Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Quận Hà Đông
Trang 9Vải, da, cao su 6,7 30,0%
1.2 Tác động của chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.2.1 Tác động của CTRSH đô thị tới kinh tế - xã hội
Ngày nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đã trở thành vấn đề môi trường và mangtính chính trị quan trọng không chỉ ở các nước công nghiệp hóa phát triển mà cả ở cácnước đang phát triển Các vấn đề liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt đô thị ngày càngtrở nên quan trọng do những lý do sau đây:
- Vòng đời của các loại sản phẩm tiêu dùng ngày càng trở nên ngắn đi do trình độ pháttriển công nghệ sản xuất và mức sống tăng Đây là lý do dẫn tới việc gia tăng nhanhchóng lượng chất thải phát sinh ở nhiều khu vực phát triển và đang phát triển trên thếgiới
- Không hạn chế và điều tiết được việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong sản xuấthàng hóa tiêu dùng dẫn đến suy kiệt tài nguyên và gia tăng lượng chất thải từ sản xuất,tiêu dùng, gây sức ép tới tài nguyên đất, nước
- Việc xử lý rác thải trở nên khó khăn do lượng phát thải quá lớn, thành phần phức tạp vàkhó xác định được những loại hình hóa chất có mặt trong rác thải Đây là lý do dẫn đếnphải đầu tư tài chính ngày càng nhiều cho các hoạt động xử lý chất thải
Tác động và ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới phát triển kinh tế - xã hộingày càng thấy rõ Mức chi cho quản lý chất thải tăng mạnh ở nhiều khu vực trên thế giới.Bên cạnh chi phí trực tiếp cho các hoạt động và dịch vụ quản lý chất thải, xã hội còn phải
Trang 10- Sức khỏe của cộng đồng và công nhân trực tiếp làm việc trong ngành quản lý chất thải
bị giảm sút do tác động ô nhiễm gây bởi CTRSHĐT;
- Giải quyết và làm sạch ô nhiễm nước do ảnh hưởng của việc xả thải cũng như các biệnpháp xử lý CTRSHĐT;
- Thiệt hại đối với ngành thủy sản do CTRSHĐT gây ô nhiễm nguồn nước;
- Thiệt hại đối với sản xuất nông nghiệp do ô nhiễm môi trường đất và mất quỹ đất do sửdụng đất để chôn lấp CTRSHĐT;
- Thiệt hại kinh tế đối với ngành du lịch do suy giảm lượng khách đến thăm quan vì cảmthấy không thoải mái và khó chịu với tình trạng ô nhiễm gây ra bởi CTRSHĐT
Hiện nay, ở nhiều nước phát triển, để hạn chế những tác động và giải quyết các vấn đề vềchất thải, các chương trình 3R (giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng) đã được đẩy mạnh triểnkhai ở nhiều cấp độ và quy mô khác nhau, đi đôi với nó là các chương trình giáo dục,nâng cao nhận thức về tiêu dùng đúng cách và thân thiện với môi trường Tuy nhiên, đốivới các nước đang phát triển, như Việt Nam, việc triển khai các chương trình kiểu này vẫncòn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức
Theo kết quả điều tra do Bộ Y tế phối hợp với Tổng cục Thống kê thực hiện trong chươngtrình “Điều tra y tế quốc gia năm 2001-2002”, so với khu vực nông thôn, việc xử lýCTRSH ở khu đô thị mặc dù đã tốt hơn, song vẫn còn ở trình độ thấp so với các nướctrong khu vực và các nước tiên tiến Tỷ lệ CTSH được thu gom và xử lý hợp vệ sinh ở các
đô thị vẫn chưa cao
Trang 11Hình 1.1 Chi phí trong vận hành và bảo dưỡng các hệ thống quản lý chất thải rắn
Nguồn: Điều tra của các CT MTĐT, 2003 Các Quận lớn: số dân > 500.000; các Quận
cỡ vừa: số dân 250.000-500.000; Các Quận cỡ nhỏ: số dân < 250.000.
Bảng 1.1 Chi phí cho hoạt động liên quan đến rác thải đô thị ở Việt Nam so với các nước
Chi phí theo đầu người (Đô la Mỹ)
% GNP cho quản lý chất thải rắn
(Nguồn: Báo cáo Diễn biến môi trường- Chất thải rắn, 2004)
Đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn tăng từ 195 tỉ đồng năm 1998 đến gần 1.100 tỷđồng năm 2003 Tỷ lệ đầu tư lớn nhất (87%) là dành cho cải thiện các hệ thống quản lýchất thải rắn đô thị, tiếp theo là cho các hệ thống quản lý chất thải y tế (12%) và rác thảicông nghiệp (1%) Do tỷ lệ CTR được quản lý và trình độ công nghệ xử lý CTRSH ở ViệtNam vẫn ở mức thấp hơn so với các nước trong khu vực, nên chi phí cho quản lý CTR nóichung ở Việt Nam vẫn ở mức thấp, chiếm khoảng 0,2% GDP Mức chi trung bình cho xử
lý CTRSH chiếm khoảng 0,5% chi phí sinh hoạt của 1 hộ gia đình (Theo kết quả điều tramức sống hộ gia đình năm 2002 của Tổng cục Thống kê) Các tỷ lệ này sẽ gia tăng nhanhchóng khi kinh tế - xã hội phát triển do mức phát thải CTRSH gia tăng cũng như gia tăng
sự quan tâm và đầu tư cho lĩnh vực xử lý CTRSH từ các khu vực khác nhau
Trang 12Bảng 1.2 Các nguồn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn (tỷ đồng)
Nguồn: Tính toán từ Danh mục các dự án môi trường của UNDP, cơ sở dữ liệu của Bộ
KH&ĐT về các dự án đầu tư của Nhà nước
Từ năm 1998 đến nay, các nguồn vốn đầu tư cho lĩnh vực quản lý chất thải rắn ngày càngtăng Trong năm 2003, nguồn đầu tư từ ngân sách trung ương tăng mạnh, nhiều gấp 100lần so với năm 1998 Cùng giai đoạn này, các khoản đầu tư từ ngân sách các tỉnh/Quậncũng tăng gấp đôi, nguồn đầu tư từ ODA tăng gấp bốn lần Ngân sách trung ương đầu tưchủ yếu cho cơ sở hạ tầng trong khi tại các địa phương lại chủ yếu đầu tư cho các hoạtđộng thu gom, duy tu và bảo dưỡng Các công ty môi trường đô thị không có quyền kiểmsoát một cách độc lập các nguồn thu và ngân sách của họ do phí thu được từ các dịch vụquản lý chất thải rắn phải nộp vào ngân quỹ của Nhà nước và sau đó lại phân bổ ngược lạicho các công ty môi trường đô thị dưới dạng bao cấp từ ngân sách Nhà nước
Hiện nay, khó có thể tính toán và đánh giá được tác động về kinh tế - xã hội trên cơ sở tính toán tổng chi phí và thiệt hại tính bằng tiền gây bởi CTRSH ở khu vực đô thị cũng như nông thôn Việt Nam bởi còn thiếu quá nhiều số liệu thống kê cần thiết Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới thực hiện năm 2006, đã tiến hành đánh giá thiệt hại do ảnh hưởng của các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh đối với môi trường đất vàokhoảng 118 triệu USD/năm
1.2.2 Tác động của CTRSH đô thị tới môi trường
Việc phát sinh cũng như bản thân các hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng
và chất thải rắn nói chung là nguồn gây ô nhiễm môi trường Nếu không được kiểm soáttốt, ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn có thể diễn ra rất nghiêm trọng Bảng dưới
Trang 13đây trình bày những vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn đối với các loại hìnhmôi trường khác nhau.
Bảng 1.3 Các vấn đề ô nhiễm do ảnh hưởng của chất thải rắn
Bãi chôn lấp
Ngoài các hơi khí gây ô nhiễm thông thường, còn có PCBs, PAHs, các hợp chất dioxins và furans
Thiêu đốt
Nước
Ô nhiễm và mất cảnh quan ở các khu vực nước mặt do rác bị vứt bừa bãi ở ao, hồ, sông ngòi và kênh rạch
Thiếu ý thức, hiểu biết của người dân
Ô nhiễm nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác chưa được xử lý từ các bãi chôn lấp không hợp
vệ sinh thải ra môi trường bên ngoài, đặc biệt là
ô nhiễm kim loại nặng.
Nước rỉ rác từ các bãi chôn lấp
Tro thải có chứa các loại hóa chất độc hại Thiêu đốt
Tiếng ồn Tiếng ồn thường ở mức cao
Các phương tiện vận tải, xử
Trang 14mang mầm
Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt còn yếu kém, vận hành các bãi chôn lấpchất thải không hợp vệ sinh và những bãi thải lộ thiên ở các khu đô thị hiện đang là nguồngây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trong nước và tạo nên những bức xúc đối vớidân cư sinh sống trong các khu đô thị nói chung cũng như các nhóm dân cư sinh sống ởgần các khu vực xử lý chất thải sinh hoạt nói riêng Bảng dưới đây trình bày một số kếtquả đánh giá ô nhiễm môi trường của các bãi chôn lấp tại một số tỉnh/Quận
Bảng 1.4 Chất lượng nước rỉ rác thải ra môi trường tại các bãi chôn lấp
SS (mg/l)
Tổng N (mg/l)
Tổng P (mg/l)
Coliform (MPN/100ml)
1 Nam Sơn ở
Hà Nội
8.3
5.3-45000
3000-30000
2000-1000
7.8-1543
1127-412
275-4311
244-2695
1918-21.5
8.01-1702
916-615
243-3270
344-1960
1154-21.5
14.9-503x103
Trang 15>10,000-Nguồn: CENTEMA 04-08/2003; CERECE2002
Bảng 1.5 Kết quả quan trắc môi trường không khí ở một số bãi chôn lấp, 2003
Địa điểm
SO 2 (mg/m 3 )
NO 2 (mg/m 3 )
CH 4 (mg/m 3 )
CO 2 (mg/m 3 )
H 2 S (mg/
m 3 )
NH 3 (mg/m 3 )
Vi sinh vật (KL/m 3 )
Trang 16-Nguồn : CENTEMA, 2003
1.2.3 Tác động của CTRSH đô thị tới sức khỏe cộng đồng
Ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng, chất thải rắn sinh hoạt đô thịnói chung được thu gom, vận chuyển và xử lý bởi các hệ thống công nghệ ở trình độ thấp,còn lạc hậu và sử dụng rất nhiều lao động trong các hệ thống này Do sử dụng quá nhiềulao động, đặc biệt lại trong tình trạng không được bảo vệ đúng mức do các quy định vàcông tác giám sát về vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển còntương đối lỏng lẻo, bản thân hoạt động quản lý chất thải rắn cũng là nguy cơ khá nghiêmtrọng đối với các nhóm cộng đồng, người lao động tham gia các hoạt động quản lý chấtthải (người nhặt rác, công nhân vệ sinh, công nhân ở các khu xử lý rác)
Bên cạnh đó, trình độ công nghệ thấp cũng như thiếu đầu tư cho các bãi tập kết, khu trungchuyển và các khu xử lý chất thải rắn nói chung và chất thải sinh hoạt nói riêng chính lànguồn phát sinh và gây bệnh tật đối với cộng đồng
Mặt khác, việc không thực hiện phân loại tại nguồn, đổ lẫn các loại chất thải công nghiệp
và y tế với chất thải sinh hoạt để xử lý lại càng gia tăng các yếu tố độc hại trong môitrường và có tiềm năng gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng người dân
Việc thiếu các quy định về thải bỏ các mặt hàng gia dụng có chứa các chất nguy hiểm,độc hại (rác thải sinh hoạt nguy hại) như pin, ắc quy, các chất tẩy rửa, các loại thiết bị sửdụng điện, điển tử, v.v cũng là yếu tố làm tăng tính nguy hại của chất thải rắn sinh hoạtđối với sức khỏe cộng đồng
Các loại hơi, khí độc có mặt trong khí sinh học phát sinh từ các bãi chôn lấp, bãi đổ thải
lộ thiên có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng như làm giatăng mức độ nguy hiểm của các bệnh nhân hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sức khỏesinh sản, tăng khả năng gây các bệnh truyền nhiễm và một số loại hơi dung môi, hữu cơ
có khả năng gây ung thư ở người Ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường nước, đất có
Trang 17khả năng ảnh hưởng tới chất lượng các nguồn thực phẩm và gây nguy hiểm đối với sứckhỏe con người.
Nhiều nghiên cứu đánh giá về tác động sức khỏe môi trường ở các khu vực xử lý chất thảirắn sinh hoạt (bãi chôn lấp, lò đốt rác) ở Việt Nam cho thấy mức độ ảnh hưởng rõ rệt đối với sức khỏe các nhóm cộng đồng sinh sống ở gần những khu vực này Tỷ lệ dân bị mắc các loại bệnh lây, các bệnh về da, mắt, hô hấp trong các cộng đồng sinh sống ở gần các khu vực xử lý chất thải nhiều hơn so với các khu vực khác Trong các bảng dưới đây, trình bày một cách tổng hợp những tác động đối với sức khỏe và môi trường gây bởi các hoạt động quản lý chất thải rắn
1.3 Quản lý, quản lý chất thải rắn sinh hoạt
1.3.1 Khái niệm
Khái niệm quản lý
Theo giáo trình Quản lý môi trường (do GS.TSKH Đặng Như Toàn làm chủ biên),
về nội dung, thuật ngữ quản lý có nhiều cách hiểu không hẳn như nhau Dựa vào
Trang 18những quan điểm phương pháp luận của lý thuyết hệ thống ta có thể hiểu: Quản lý là
sự tác động của một chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêutrong điều kiện biến động của môi trường
Với các định nghĩ này, quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
- Phải có một chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và một đốitượng bị quản lý phải tiếp nhận các tác động tạo ra từ chủ thể quản lý
- Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng bị quản lý
và chủ thể quản lý Mục tiêu chính là căn cứ để chủ thể quản lý tạo ra cáctác động
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động
Khái niệm về quản lý môi trường:
Từ những cách tiếp cận vấn đề quản lý nói chung đã nêu trên, ta có thể hiểu: Quản lýmôi trường là sự tác động lien tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môitrường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệthống môi trường và khách thể quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọitiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp vớiluật pháp và thông lệ hiện hành
Xét về bản chất kinh tế xã hội, quản lý môi trường là các hoạt động chủ quan của chủthể quản lý vì mục tiêu lợi ích của hệ thống, đảm bảo cho hệ thống môi trường tồn tạihoạt động và phát triển lâu dài, cân bằng và ổn định vì lợi ích vật chất và tinh thần củathế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau, vì lợi ích của cá nhân, cộng đồng địa phương,vùng, quốc gia,, khu vực và quốc tế Mục tiêu của hệ thống môi trường và là ngườinắm giữ quyền lực của hệ thống môi trường Nói một cách khác, bản chất của quản lýmôi trường tùy thuộc vào chủ sở hữu của hệ thống môi trường nhằm mục tiêu chung,lâu dài và nhất quán của quản lý môi trường là nhằm góp phần tạo lập sự phát triểnbền vững
1.3.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.5.2.1 Các mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Trang 19+ Mô hình quản lý Nhà nước: định hướng thành lập Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị,
công tác quản lý CTRSH tại các đô thị thể hiện qua sơ đồ sau:
Hình 1.2 Mô hình do Nhà nước quản lýViệc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường
đô thị là các công ty con của Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị đóng tại các tỉnh, thànhphố hoặc huyện, thị xã thực hiện Các công ty Môi trường đô thị hoạt động dưới hìnhthức các đơn vị sự nghiệp có thu Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loạiphương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồnthu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng Tiêu chuẩn của BộXây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố ban hànhtheo từng thời điểm Việc thu chi kinh phí áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu vàđược Hội đồng nhân dân các tỉnh, thành phố quyết định
+ Mô hình quản lý tư nhân: bao gồm các Hợp tác xã, tổ thu gom rác được hình thành
với hình thức tự nguyện, mỗi tổ có một cá nhân đứng lên làm nhóm trưởng để quản lý
Ủy ban Nhân dân Tỉnh/thành phố
Bộ Tài nguyên và
Môi trường
Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị
Công ty Môi trường
Đô thị
Ủy ban nhân dân các cấp dưới
Chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Nguồn tạo chất thải rắn sinh hoạt đô thị(Dân cư đô thị và khách vãng lai)
Quy tắc, quy chế loại bỏ chất thải
Trang 20và trả công cho các thành viên Các tổ chức này sẽ được tăng cường tính tự chủ và tựchịu trách nhiệm thông qua các chế tài
Hình 1.3 Mô hình xã hội hóa công tác quản lý, thu gom vận chuyển và xử lý chất thảirắn sinh hoạt tại các đô thị
1.5.2.2 Mô hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
Tình hình thực tế như vậy có thể thấy: để công tác quản lý từng bước đi vào nề nếp,đường phố ngày càng sạch đẹp và khang trang hơn Quận Hà Đông cần phải tiến hànhphân cấp quản lý, vệ sinh đường phố rõ ràng cho các cấp Mạng lưới vệ sinh cơ sởphải được tổ chức thành hệ thống từ cấp phường, xã trở lên Dự kiến phương án thựchiện như sau:
Công ty Môi trường đô thị Hà Đông
Công ty có trách nhiệm:
- Quản lý, sửa chữa, quét dọn vệ sinh các trục đường chính của Quận, thu gomrác của các hộ gia đình gần trục đường chính, quét dọn chợ, khu công cộng, bếntàu xe, lấy rác ở các cơ quan, xí ngiệp, bệnh viện, trường học… có ký hợp đồngvới công ty
- Vận chuyển rác ở các điểm tập kết đến khu xử lý
- Hướng dẫn các tổ, đội vệ sinh phường xã về kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý vệ sinh
Xã hội hóa công tác thu gom CTR
Điểm tập kết
Tái chế Tái
sử dụng
Bãi rác của thành phố, thị xã
Xử lý, bãi chôn lấp
Trang 21+ Mỗi phường, xã thành lập một đội vệ sinh tự quản Dưới mỗi đội chia nhỏ thànhcác tổ vệ sinh, các tổ này chịu trách nhiệm thu gom được phân công theo địa giớihành chính trong mỗi phường, xã.
+ Đội vệ sinh phường, xã có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Đội vệ sinh trực thuộc UBND phường, xã và chịu sự chỉ đạo, điều hành toàndiện của UBND phường, xã
- Quản lý toàn bộ hệ thống ngõ, ngách và hệ thống cống rãnh trên trục ngõ
- Tổ chức thu gom rác từ các hộ gia đình ở các khu vực xa trục đường chính vàvận chuyển rác đến nơi tập kết rác gần nhất do Công ty Quản lý công trình đôthị quy định
- Cùng với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND phường,
xã phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, phóng uế bừa bãilàm ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đô thị
- Đôn đốc các tổ dân phố, các xóm quét dọn vệ sinh ngõ phố, khơi, nạo vét hệthống tiêu thoát nước của các ngõ hoặc nhận thầu khoán về quét dọn vệ sinh,khơi thông cống rãnh
- Trực tiếp thu lệ phí rác của các hộ gia đình trong các ngõ theo nhiệm vụ củaUBND phường, xã giao cho theo mức quy định lệ phí chung
- Chịu sự hướng dẫn về kỹ thuật, nghiệp vụ vệ sinh chung của Công ty Môitrường Đô thị
- Công cụ lao động của đội vệ sinh do UBND phường, xã xác định cụ thể
b Về tổ chức bộ máy
- Tên gọi : Đội vệ sinh phường, xã… hoặc Đội 1, Đội 2 …
Đội vệ sinh có một đội trưởng và có thể có một đội phó Dưới mỗi đội lại chianhỏ thành các tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng phụ trách Biên chế các đội viên và số
tổ của đội căn cứ vào số hộ gia đình trong phường, xã và hệ thống trục đườngchính để quy định cho phù hợp sao cho mỗi đội viên đảm nhiệm thu gom rác
Trang 22cho khoảng 150 – 200 hộ trong một ngày, ổn định mức thu nhập bình quânhàng tháng từ 600.000 đ - 700.000 đ/ lao động Các lao động sử dụng ở đây làlao động nông nhàn, thất nghiệp tại địa phương.
Đội trưởng và tổ trưởng có nhiệm vụ:
- Chịu trách nhiệm trước UBND phường, xã về tổ chức thực hiện nhiệm vụ vệsinh đường, ngõ và thu gom rác từ các hộ gia đình trên lãnh thổ phường, xã
- Quản lý, điều hành và phân công nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác của các độiviên Kịp thời phát hiện sai sót của đội viên để uốn nắn giáo dục, nếu nghiêmtrọng, phải báo cáo với chủ tịch UBND phường, xã để có biện pháp xử lý
- Mỗi tháng một lần, đội vệ sinh phải họp kiểm điểm rút kinh nghiệm trong côngtác và biện pháp khắc phục những tồn tại, khuyết điểm
- Mỗi tuần một lần, đội trưởng phải báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với chủtịch UBND phường, xã
tổ trưởng Lấy thu gom rác làm đơn vị tính tiền công:
- Mỗi hộ thu gom được tính tiền công 4.000 đ/tháng
- Mỗi đội viên được khoán thu gom khoảng 150 – 200 hộ/tháng
Trong một tháng, đội viên hành thành cả hai nhiệm vụ là thu gom rác và thu phí vệsinh đầy đủ thì được hưởng lương khoảng 600 – 800 nghìn đồng/tháng Còn trong
Trang 23trường hợp không thực hiện đúng nhiệm vụ thì đội trưởng căn cứ vào mức vi phạm
+ Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện thu gom rác của các đội viên thuộcphạm vi của mình Mếu phạt hiện thấy sai phạm như: thu gom rác ở các hộ gia đìnhkhông đảm bảo thường xuyên, không đúng giờ, thu lệ phí không đúng quy định, đổrác không đúng nơi tập kết thì trực tiếp góp ý kiến Nếu không chịu sửa chữa thìphản ánh với đội trưởng để xử lý
+ Tổ trưởng, xóm trưởng phối hợp cùng với đội viên vệ sinh để tổ chức thu lệ phíđạt 100% kế hoạch được giao
+ Tổ trưởng tổ dân phố, xóm trưởng hàng tháng được lĩnh lương kiêm nhiệm150.000 – 200.000 đ/tháng
e Trách nhiệm của UBND phường, xã
+ Thường xuyên quản lý, trực tiếp điều hành đội vệ sinh hoạt động thực sự có hiệuquả, nề nếp
+ Chịu trách nhiệm trước UBND Quận về việc chỉ đạo và điều hành tổ, xóm Phốihợp với đội vệ sinh thực hiện tốt nhiệm vụ vệ sinh và thu lệ phí rác
Trang 24+ Xây dựng nội quy, quy định cụ thể về việc quản lý chất thải rắn và công tác vệsinh đối với các cơ quan đóng trên địa bàn và đối với từng hộ gia đình Xử phạtnghiêm minh đối với những người cố tình vi phạm.
+ Mỗi UBND phường, xã có một người kiêm nhiệm công tác vệ sinh môi trường.Hàng tháng được trả lương kiêm nhiệm theo quy định
f Trách nhiệm của UBND Quận
+ Kiểm tra, giám sát công tác quản lý vệ sinh của Công ty Môi trường đô thị vàUBND phường, xã
+ Ban hành những quy định chung về quản lý chất thải rắn, đưa ra mức phi thu phí
Đội xử lý
Đội phụ trách các công trình khác
Mô hình quản lý chất thải rắn tại Quận Hà Đông
Trang 25Chương II: Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại Quận Hà Đông
2.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Quận hà đông
2.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quận Hà Đông, thuộc tỉnh Hà Tây có tọa độ địa lý 200 59’ vĩ độ Bắc, 105045’ kinh độĐông, nằm dọc hai bên quốc lộ 6A từ Hà Nội đi Hòa Bình, cách trung tâm Quận HàNội hơn 10km về phía Tây nam, tiếp giáp với các huyện:
- Phía Bắc giáp huyện Từ Liêm – Hà Nội;
- Phía Nam giáp huyện Thanh Oai – Hà Tây
- Phía Đông giáp huyện Thanh Trì - Hà Nội
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ, Hoài Đức - Hà Tây
Tổng diện tích tự nhiên là: 47,9174km2
Trong đó diện tích đất nội thị là: 8,725km2
Quận Hà Đông có 15 đơn vị hành chính: gồm 07 phường và 08 xã với 119 thôn, khuphố
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.2.1 Dân số, lao động
Quy mô dân số Quận Hà Đông hiện nay là 228.715 người, trong đó:
Trang 26+ Dân số thường trú tại Quận là: 175.371 người; dân số tạm trú quy đổi là: 53.344người
+ Dân số nội thị (7 phường) là: 140.795 người
+ Dân số ngoại thị (8 xã) là: 87.920 người
- Cơ cấu dân số thay đổi theo tỷ lệ dân số nội thị tăng, tỷ lệ ngoại thị giảm dần
- Mật độ dân số nội thị là: 16.136 người/km2
- Mức tăng dân số hàng năm của Quận: 3,2%, trong đó: Tăng cơ học: 2,02%; tăng tựnhiên: 1,18%
- Về lao động: lao động trong độ tuổi khu vực nội thị là: 84.857 người, trong đó có81.463 người lao động có việc làm - tỷ lệ 96% (lao động phi nông nghiệp là 77.357người - tỷ lệ 94,96%, lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 4.106 người - tỷ lệ 5,04%)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tính đến năm 2005 thương mại, dịch vụ chiếm 42,05%; công nghiệp xây dựng chiếm 53,20%; nông nghiệp 4,75%
Thu nhập bình quân người/năm (theo tỷ giá hối đoái 2005) là: 1082 USD
2.1.2.3 Xây dựng cơ cấu hạ tầng
Tỉnh và quận đã tập trung thực hiện quy hoạch xây dựng, hàng năm đầu tư hàng ngàn
tỷ đồng xây dựng hạ tầng như: trụ sở làm việc của các cơ quan, hệ thống các côngtrình phúc lợi công cộng, công trình văn hóa thể thao, mở thêm nhiều tuyến đường
Trang 27phố, điện chiếu sáng mới đồng thời cải tạo, nâng cấp mặt đường, vỉa hè, thoát nướccác tuyến phố cũ Nhiều dự án lớn đã được đầu tư xây dựng theo quy hoạch Bộ mặt
đô thị từng bước khang trang, sạch đẹp, trật tự đô thị chuyển biến tích cực, theo hướngphát triển đô thị hiện đại
Về phát triển đô thị
Hiện nay, hệ thống giao thông nội thị, đối ngoại và các khu chức năng của quận đang được hình thành như: Trung tâm hành chính mới, khu Công viên thể thao - cây xanh, Trung tâm xúc
tiến thương mại, cụm Công nghiệp Yên Nghĩa, điểm công nghiệp - làng nghề VạnPhúc, Đa Sỹ, các trường học, Trung tâm y tế, khu đô thị Văn Quán - Yên Phúc, MỗLao, Văn Phú, Lê Trọng Tấn, chợ Hà Đông… Tất cả đã được quy hoạch chi tiết vàtriển khai xây dựng với tốc độ nhanh, cụ thể:
- Mạng lưới đường giao thông đang được đầu tư, xây dựng đồng bộ, hiện đại theo quyhoạch Hiện tại, Quận có 130,587km đường nội thị, trong đó có 64,4km đường phốchính, nội thị Mật độ giao thông chính đạt 7,381 km/km2 Khối lượng vận chuyểnhàng hóa đạt 2.500.000 tấn; khối lượng vận chuyển hành khách là 5.958.144 người
- Sông Nhuệ và sông Đáy, rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, tưới tiêu nước chonông nghiệp, du lịch sinh thái
- 85% dân số Quận được dùng nước sạch bình quân 120 lít/người/ngày, đêm; chấtlượng nước cung cấp của Công ty cấp nước Hà Đông đảm bảo yêu cầu cho người sửdụng theo tiêu chuẩn 1329 của Bộ Y tế
- Hệ Hệ thống thoát nước Quận hiện nay là hệ thống thoát nước chung Tổng chiều dài
hệ thống cống khu vực nội thị là 114km, chiếm 100% chiều dài các tuyến phố chính,nội thị Hệ thống thoát nước của Quận dần được khắc phục và cải thiện đảm bảo vệsinh môi trường
- Mạng lưới điện đô thị của Quận ngày càng mở rộng; tổng chiều dài cáp điện toànQuận là 77km Đến nay, 95% các tuyến phố chính đã lắp hệ thống chiếu sáng đô thị,80% các tuyến đường ngõ xóm, đường trong khu phố, khu dân cư đã có đèn chiếu
Trang 28sáng công cộng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân Ngoài ra, các khu vực vuichơi giải trí, công viên, vườn hoa, các bồn tròn đều có đèn sân vườn và đèn trang trí.
- Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn Quận Hà Đông đã được đầu tư thiết bị hiệnđại, cơ bản đáp ứng được yêu cầu sử dụng, hòa mạng trong nước và quốc tế Số máyđiện thoại bình quân 22 máy/100 người dân Hệ thống phát thanh, truyền hình, truyềnthanh, đài truyền thanh của Quận phục vụ được 90% số dân được nghe đài 3 cấp, phục
vụ tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương
- Đất trồng cây xanh đô thị Quận Hà Đông đạt mức bình quân 9,5m2/người Đất trồngcây xanh công cộng dân dụng đạt mức bình quân 2,6m2/người Hệ thống các côngtrình phúc lợi công cộng đã được đầu tư cơ bản Khối lượng rác thu gom bằng 70-75%lượng rác thải; xử lý rác thải đảm bảo thục hiện đúng quy trình đáp ứng yêu cầu về vệsinh môi trường trong khu vực Hệ thống xử lý chất thải rắn được chôn lấp đảm bảo vệsinh môi trường
2.1.3 Phương hướng phát triển của Quận Hà Đông
Trên cơ sở điều chỉnh quy hoạch chung Quận Hà Đông đến năm 2020, về phươnghướng, nhiệm vụ phát triển Quận Hà Đông đến năm 2010 và những năm tiếp theo.Kiến trúc không gian của Quận được định hướng phát triển như sau:
Phát triển không gian đô thị giai đoạn 2005 - 2010 và đến năm 2020
Hướng phát triển đô thị
Hướng phát triển không gian Quận Hà Đông chủ yếu sử dụng quỹ đất nội thị hiện có
và phát triển mở rộng về phía Tây Cụ thể là: toàn bộ ranh giới quy hoạch Quận đượcChính Phủ phê duyệt tại Nghị định số 01/2006/NĐ-CP ngày 04/1/2006 mở rộng thêmcác Xã Biên Giang, Đồng Mai, Dương Nội
- Về phía Bắc sông Nhuệ (giáp Hà Nội): Đã xây dựng khu đô thị mới Văn Quán - YênPhúc quy mô 65ha; đang xây dựng Khu đô thị Mỗ Lao quy mô 130ha; Quy hoạch xâydựng hai bên bờ sông Nhuệ là dải công viên - cây xanh phục vụ du lịch trên sông vàđược khớp nối vùng Hà Nội với tỉnh Hà Nam, với chiều dài đoạn qua Quận Hà Đông5,5km
Trang 29- Phía Nam sông Nhuệ xây dựng các khu đô thị mới như: Khu đô thị Xa La quy mô30ha, khu nhà ở Vạn Phúc 25ha, khu đô thị Vạn Phúc quy mô 22ha, làng nghề VạnPhúc 15,5ha; Khu đô thị Văn khê quy mô 25ha, khu đô thị Bắc La Khê quy mô 80ha,khu đô thị Lê Trọng Tấn quy mô 120ha, cụm điểm công nghịêp Yên Nghĩa quy mô45ha, cụm điểm công nghiệp Dương Nội quy mô 60ha, khu nhà ở 4A; 4B chạy songQuốc lộ 6; xây dựng khu đô thị Văn Phú quy mô 125ha, Khu đô thị Văn La quy mô25ha, khu trung tâm hành chính mới quy mô 44,85ha, khu công viên thể thao - câyxanh quy mô105ha ngoài ra còn dự kiến quy hoạch khu đô thị Mậu Lương khoảng100ha, khu đô thị Văn Nội khoảng 110ha; xây dựng Khu du lịch sinh thái Hoà Bìnhven sông Đáy quy mô 180ha, khu công nghiệp Đồng Mai 200ha, cụm điểm côngnghiệp Biên Giang quy mô 80ha.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Quận có 47,9174km2 Trong đó đất xây dựng đô thị8,725km2, còn lại 39,1924km2 là đất khác
Quy mô dân số (dân số thường trú) đến năm 2010 khoảng 24 vạn người, trong đó dân
số nội thành khoảng 15,5 vạn người; Đến năm 2020 khoảng 26 vạn người, trong đódân số nội thị khoảng 20 vạn người
Không gian đô thị được tổ chức thành 5 khu vực chính
Các khu đô thị được tổ chức thành 5 khu trên cơ sở các khu ở hiện có, cải tạo và chỉnhtrang 7 phường nội thị, các xã ngoại thị được nâng cấp, cải tạo các khu dân cư cũ.+ Khu đô thị số 1: Thuộc khu vực Mỗ Lao, quy mô 130ha
+ Khu đô thị số 2: Thuộc khu vực Văn Quán - Phúc La, quy mô 310ha
+ Khu đô thị số 3: Thuộc khu vực Vạn Phúc, Yết Kiêu, Quang Trung, Văn Khê, quy
mô 630ha
+ Khu đô thị số 4: Thuộc khu vực Nguyễn Trãi, Hà Cầu, Kiến Hưng, quy mô 650ha.+ Khu đô thị số 5: Thuộc khu vực Phú Lương, Phú lãm, Yên Nghĩa, Biên Giang, ĐồngMai, Dương nội, quy mô 790ha
Cải tạo xây dựng hạ tầng
Trang 30Giao thông
- Về đường bộ
+ Đường tỉnh lộ 430 nối quốc lộ 32 chạy qua Quận nối với quốc lộ1A
+ Quốc lộ 21B từ Quận Hà Đông đi Vân Đình - ứng Hoà rồi nối với tỉnh lộ 428 raquốc lộ 1A, đi Đồng Văn tỉnh Hà Nam
+ Quốc lộ 6A nối vùng Hà Nội với Hòa Bình chạy qua Quận 9,5Km.+ Xây dựng đồng bộ đường vành đai phía Bắc Quận nối từ đường vành đai 3 Hà Nộiđến đường vành đai 4 Hà Nội; Đường vành đai phía Nam Quận nối từ tỉnh lộ 430 đếnquốc lộ 21B, Đường Lê Trọng Tấn nối quốc lộ 6A với đường Láng Hoà Lạc, ĐườngVăn Phú - Phúc La nối quốc lộ 6A với tỉnh lộ 430
+ Xây dựng bến xe trung tâm Hà Đông, quy mô 7ha
+ Xây dựng các bến xe tĩnh tại các vị trí cửa ngõ Quận có quy mô từ 1,5 đến 4,5hanhư: Bến xe tĩnh Vạn Phúc, La Khê, Văn La, Phú Lãm và các điểm đỗ nội thị tại cáckhu thương mại và các phố cho phép
- Về đường thủy
+ Sông Nhuệ bắt nguồn từ sông Hồng đoạn Chèm chảy qua các huyện phía Bắc tỉnhrồi qua Quận Hà Đông và các huyện phía Nam tỉnh, chảy xuống Hà Nam Đây là côngtrình thủy lợi quan trọng phục vụ tưới và tiêu thoát nước, du lịch sông Nhuệ dài 51 km,qua Hà Đông dài 5,5km, mặt cắt ngang rộng 70m
+ Sông Đáy là một con sông tự nhiên, chảy qua phía Tây - Nam của Quận Hà Đông.Sông Đáy có tiềm năng rất lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch, giao thươngđường thủy, đặc biệt là công tác thủy lợi và phát triển nông nghiệp
- Về đường sắt
+ Có tuyến đường sắt Hà Nội đi Lào Cai với quy hoạch ga Hà Đông là ga trung tâmtrung chuyển hàng hoá của khu vực phía bắc Từ những yếu tố thuận lợi trên, Quận HàĐông đã được khẳng định có vị trí và vai trò quan trọng về các mặt chính trị, quân sự,kinh tế và văn hóa - xã hội, khoa học công nghệ Tỉnh lỵ của tỉnh Hà Tây
Trang 31Thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước mưa:
- Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa hoàn chỉnh, hoạt động theo chế độ tự chảy làchủ yếu, những lưu vực rộng có xây dựng trạm bơm cưỡng bức để phục mùa mưa bão
- Phân chia lưu vực thoát nước Quận được chia thành 3 lưu vực tiêu chính:
+ Lưu vực 1: Phía Bắc đường 6A
+ Lưu vực 2: Phía Nam đường 6A
+ Lưu vực 3: Vùng nằm trong đê sông Đáy
Thoát nước thải:
- Theo quy hoạch chung được duyệt năm 2001 hệ thống thoát nước Hà Đông là hệthống thoát nước hỗn hợp Tuy nhiên khi xây dựng các khu đô thị mới đều được xâydựng đồng bộ hoàn chỉnh tách riêng hệ thống thoát nước mưa, thoát nước thải và cócác trạm xử lý
- Trong quy hoạch điều chỉnh Hà Đông đến năm 2020 đã xây dựng đồng bộ hệ thốngthoát nước Quận , toàn bộ Quận được chia thành 4 lưu vực lớn:
+ Lưu vực 1: Phía Bắc sông Nhuệ, gồm 2 lưu vực nhỏ là Bắc quốc lộ 6A và Nam quốc
lộ 6A
+ Lưu vực 2: Phía Tây sông Nhuệ
+ Lưu vực 3: Khu vực Dương Nội
+ Lưu vực 4: Lưu vực Phú Lương - Phú Lãm
- Khu vực hiện đang có hệ thống thoát nước chung, dự kiến trước mắt vẫn sử dụng.Từng bước cải tạo, có giếng tách nước bẩn ở cuối miệng xả để đưa về trạm sử lý nướcthải
- Khu vực phát triển đô thị mới sẽ xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn được
xử lý triệt để, đảm bảo vệ sinh môi trường Nước thải công nghiệp sẽ được xử lý cục
bộ đạt tiêu chuẩn trước khi xả vào hệ thống thoát nước Quận
Trang 322.2 Hiện trạng chung về quản lý chất thải rắn trên địa bàn địa bàn tỉnh Hà Tây
Theo các số liệu thống kê cho thấy, hiện nay hàng ngày khối lượng chất thải rắn và chấtthải nguy hại sinh ra trên địa bàn toàn tỉnh là rất lớn về mặt khối lượng và phức tạp vềmặt thành phần Thành phần chủ yếu của chất thải rắn hiện nay là các loại rác thải sinhhoạt, chất thải y tế, cao su, nhựa, chất thải xây dựng, chất thải từ các khu công nghiệpnhư kim loại, giấy carton, thuỷ tinh, gốm, sứ,…
Hàng ngày khối lượng chất thải rắn thu gom trên địa bàn toàn tỉnh lên đến khoảng1.244 tấn Trong đó riêng Quận Hà Đông khoảng 160 tấn/ ngày và thị xã Sơn Tâykhoảng 110 tấn/ ngày Hàng ngày lượng chất thải rắn của hai Quận Hà Đông và SơnTây được thu gom bởi hai Công ty Môi trường đô thị Hà Đông và Sơn Tây Tuy nhiên
số lượng chất thải rắn đã được thu gom tại hai đô thị lớn nhất tỉnh này mới đạt khoảng60- 70%, còn lại chưa được thu gom
Đối với lượng chất thải rắn và chất thải nguy hại đã được thu gom, chúng sẽ được tậptrung tại các bãi rác tạm, các điểm đổ rác quy định của từng địa phương
Đối với các loại rác thải, chất thải rắn chưa được thu gom ở hai Quận Hà Đông và SơnTây cũng như ở các huyện trong tỉnh thì chúng được tập trung và chôn lấp tại nơi quyđịnh của từng hộ gia đình hoặc từng xóm, thôn Do thực tế về hiện trạng thu gom cácloại chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh không mang tính đồng bộ nên đã làm xuất hiệnnhiều bãi rác tạm như bãi rác tạm ở khu vực các xã Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức),Tân Hoà, Cộng Hoà (Quốc Oai), Thanh Mỹ, Trung Hưng (Sơn Tây),… Điều này đãgây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường trong các khu vực xung quanhcác bãi rác tạm
Đối với các loại chất thải nguy hại: hiện nay các loại chất thải nguy hại của tỉnh chủyếu là các loại chất thải y tế Nguồn gốc làm sinh ra các loại chất thải nguy hại này tậptrung chủ yếu từ các bệnh viện lớn trong tỉnh như bệnh viện Đa khoa Hà Đông, việnQuân y 103, bệnh viện Đa khoa Sơn Tây, viện Quân y 105 và một số bệnh viện tuyếnhuyện khác
Trên thực tế toàn bộ các loại chất thải nguy hại này đã được các bệnh viện quan tâmthu gom Tuy nhiên công tác thu gom chủ yếu vẫn được thực hiện cùng với các loại
Trang 33chất thải rắn khác như rác thải sinhhoạt, rác thải sản xuất,… và hầu như chưa đượcphân loại, xử lý sau khi thu gom
Trong số các bệnh viện lớn trên địa bàn tỉnh mới chỉ có 2 bệnh viện Đa khoa Hà Đông
và Sơn Tây là đã có hệ thống lò đốt rác thải y tế Các hệ thống xử lý chất thải rắn nàyhoạt động dựa trên cơ sở sử dụng nhiệt lượng cao để thiêu đốt chất thải rắn Quá trìnhtạo nhiệt độ cao cho các hệ thống lò đốt được thực hiện bằng quá trình sử dụng nhiênliệu đốt là dầu diezen, với công suất tiêu thụ là 17 kg/ mẻ/ 50 kg chất thải rắn Nhiệt độthiêu đốt là 1050oC
Như vậy có thể thấy hiện nay công tác thu gom các loại chất thải rắn và chất thải nguyhại tại tỉnh Hà Tây đã được quan tâm Tuy nhiên mức độ thu gom và tập trung loạichất thải này vào các nơi quy định còn đạt tỷ lệ thấp so với tổng lượng chất thải đượcsinh ra
Về công tác xử lý, đối với khu vực Thị xã Sơn Tây, vấn đề xử lý rác thải sinh hoạtđược giải quyết tương đối triệt để theo mô hình: Công ty tư nhân và Công ty Môitrường đô thị Sơn Tây cùng hợp tác để giải quyết vấn đề xử lý rác cho thị xã Công ty
tư nhân sẽ đầu tư nhà máy xử lý rác, còn Công ty Môi trường đô thị Sơn Tây thu gom,vận chuyển rác đến nhà máy để xử lý hàng ngày Hiện nay, mô hình này đã triển khaikhi Nhà máy xử lý rác Sơn Tây đã được Công ty CP Môi trường xanh Seraphin đầu tưxây dựng và bắt đầu đi vào hoạt động
Ngoài ra trong toàn tỉnh còn nhiều trị trấn, thị tứ đều chung thực trạng đó là lượng chấtthải rắn sau khi được thu gom đều chưa được xử lý bằng bất kỳ một biện pháp côngnghệ nào, bãi chôn lấp chỉ là những vị trí mang tính tự phát, tạm bợ, do đó đây là mộttrong những nguồn gây ô nhiễm đối với các môi trường đất, nước, không khí của nhiềukhu vực trong toàn tỉnh Nhằm hạn chế những tác động của loại chất thải này đến môitrường, trong thời gian tới tỉnh cần đầu tư xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh,tăng cường khả năng thu gom rác trên phạm vi toàn tỉnh
2.3 Hiện trạng xử lý chất thải rắn trên địa bàn Quận Hà Đông
Trang 34Đối với khu vực Quận Hà Đông, hiện tại vẫn chưa có khu xử lý chất thải rắn tập trungcho toàn Quận Theo báo cáo của Công ty Môi trường đô thị Hà Đông, lượng chất thảirắn sinh hoạt của Quận sau khi được thu gom, phải vận chuyển đến khu vực khá xa,thuộc địa bàn xã Cổ Đông, Sơn Tây để xử lý Mặc dù rác thải sau khi vận chuyển đếnđược xử lý bằng hình thức sản ủi, lấp đất và phun chế phẩm EM để hạn chế ô nhiễmmôi trường xung quanh Tuy nhiên, khu vực xử lý này chỉ mang tính chất tạm thời,chưa được đầu tư đúng với yêu cầu của khu chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh Ngoài
ra, khu vực này còn gần khu du lịch Đồng Mô, hồ Đồng Mô và khu phòng khôngkhông quân, do đó, không phù hợp với yêu cầu lựa chọn khu chôn lấp chất thải theoquy định
2.4 Nội dung quy hoạch xây dựng quy hoạch quản lý chi tiết thu gom, vận chuyển
và xử lý rác thải sinh hoạt cho Quận Hà Đông
2.4.1 Nội dung về phương án thu gom
Thu gom chất thải rắn là nhiệm vụ của đội vệ sinh phường, xã và công nhân thu gomcủa Công ty Môi trường đô thị.Thu gom và phân loại chất thải rắn tốt sẽ tạo điều kiệncho việc xử lý chất thải rắn được thuận lợi Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận HàĐông, có thể triển khai các hệ thống thu gom theo từng giai đoạn như sau:
* Thu gom hỗn hợp không có phân loại tại nguồn
Hệ thống này áp dụng tại những nơi khó phân loại tại nguồn như các khu chợ, khubuôn bán dọc vỉa hè, rác đường phố, công viên, khu vui chơi giải trí … Tuy nhiên, khi
ý thức người dân cao hơn và điều kiện kinh phí cho phép sẽ thay thế hệ thống nàybằng hệ thống 2
* Thu gom có lựa chọn
Trong hệ thống thu gom này chất thải rắn được phân loại tại nguồn trước khi được thugom Giai đoạn trước mắt, hệ thống này chủ yếu áp dụng cho hộ gia đình, bệnh viện,
cơ quan ,công sở, trường học
Việc áp dụng cụ thể hai hệ thống thu gom trên như sau:
Trong khu dân cư
Trang 35Mỗi hộ gia đình sử dụng 2 loại túi chứa rác khác nhau:
- Túi màu xanh : Chứa chất hữu cơ dễ phân hủy (thức ăn thừa, lá cây, rau, thựcphẩm loại bỏ…)
- Túi màu đen : Chứa các loại rác khác
Tại khu tập kết rác của các hộ gia đình trong khu dân cư
Đặt 2 thùng chứa có màu khác nhau:
- Thùng màu xanh: sử dụng để chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy đã được các hộgia đình phân loại
- Thùng màu đen (hoặc nâu hay đỏ): sử dụng để chứa rác thải dạng khác đã đượccác hộ gia đình phân loại
Rác sinh hoạt tùy theo loại cụ thể được đổ vào thùng phù hợp Việc phân loại này hoàntoàn do các thành viên trong gia đình thực hiện
Một ngày một lần, vào giờ quy định công nhân thu gom sẽ đẩy xe đến Mỗi lần có 2 xeđẩy tay (hoặc xe hai ngăn), một xe thu chất thải hữu cơ và một xe thu chất thải còn lại.Khi người công nhân thu gom rung chuông (hay đánh kẻng) báo hiệu thì người của giađình mang rác ra đổ
Tại những nơi mật độ dân cư cao, tiến hành thu gom theo điểm Các thùng công ten nơchứa rác di động được đặt ở vị trí thích hợp với hai loại riêng biệt, phù hợp với màuthùng rác trong hộ gia đình Người dân trực tiếp mang rác của mình đến đổ tại thùngcông ten nơ
Trong quá trình thu gom rác, công nhân vệ sinh thường xuyên phải nhắc nhở các giađình nghiêm túc thực hiện các nội quy, quy định của vệ sinh môi trường
Trang 36 Túi màu vàng, chứa các loại rác khác (vỏ đồ hộp, giấy )
+ Chất thải rắn y tế nguy hại : phân loại ngay từ nguồn gồm:
- Vật phẩm, dược phẩm : bông băng, kim tiêm, kéo, lọ thuôcc bằng thủy tinh đã
sử dụng, quá hạn hoặc vỡ… thu gom vào thùng, hộp các tông riêng hoặc túibằng giấy nhằm hạn chế túi bị rách do vật nhọn xuyên thủng
- Bệnh phẩm: phủ tạng, mô… thu gom vào túi có màu đen
Toàn bộ chất thải rắn y tế nguy hại phải được xử lý tại lò đốt chất thải
Công nghiệp
Tại các cơ sở công nghiệp trên địa bàn Quận Hà Đông được đặt 2 thùng công ten nơchứa rác với màu sắc và chức năng chứa rác như sau:
- Màu xanh : chứa chất hữu cơ dễ phân hủy
- Màu đen (hoặc nâu, đỏ hay trắng): đựng các chất thải còn lại (trừ chất thải nguyhại)
Công nhân trước khi đổ rác phải có sự phân loại ngay tại nguồn Các thùng công ten
nơ này, vào các giờ quy định được các đội xe của Công ty Môi trường đô thị mang đi
Chất thải rắn đường phố và các nơi công cộng
Tại các đường phố chính, các nơi công cộng, khu vui chơi giải trí, khu du lịch cần đặtthùng thu gom rác Các thùng thu gom rác gồm có 2 loại, đặt cạnh nhau: loại thùngmàu xanh (chứa chất hữu cơ dễ phân hủy) và loại thùng màu đen (chứa các loại ráckhác) Khi tiến hành đặt thùng rác cần chú ý khoảng cách giữa các thùng cho hợp lý vàthỏa mãn những điều kiện:
- Phù hợp, vệ sinh
- Dễ sử dụng
- Được bắt cố định trên hè phố, nơi công cộng
- Làm bằng vật liệu có giá trị kinh tế thấp
Trang 37Rác trên được phố, nơi công cộng được công nhân thu gom quét dọn hàngngày.
Chất thải xây dựng
Toàn Quận sẽ đặt một số thùng công ten nơ làm điểm đổ chất thải xây dựng Những ai
đổ bừa bãi không đúng nơi quy định sẽ bị phạt Những công trình xây dựng lớn phải
ký hợp đồng vận chuyển riêng với Công ty Môi trường đô thị
2.4.3 Nội dung về phương thức và lịch thu gom, vận chuyển
* Phương thức thu gom
+ Thu gom và vận chuyển bằng công cụ thủ công
+ Thu gom và vận chuyển bằng máy móc, thiết bị chuyên dụng
* Phương tiện chuyên dùng
Để đáp ứng nhu cầu phục vụ công việc thu gom vận chuyển, sử dụng cácphương tiện chuyên dùng như sau:
- Xe chở thùng công ten nơ trung chuyển
- Xe cuốn ép rác các loại
- Xe thu gom rác đẩy tay
- Xe thu hút phân bùn
- Thùng rác
- Thùng rác công ten nơ di động
- Thùng công ten nơ trung chuyển
* Xác định lịch thu gom
+ Tổng số ngày thu gom 364 ngày/năm Mỗi năm chỉ nghỉ một ngày vào ngày 1tết nguyên đán
+ Thời gian thu gom
Với công nhân thu gom của Công ty Quản lý công trình đô thị
Trang 38Hiện nay, việc tìm vị trí đặt điểm tập kết rác tại Quận Hà Đông sao cho vừa không mất
vệ sinh, vừa phù hợp với cảnh quan đô thị là một việc rất khó Các điểm tập kết rác đòihỏi phải có diện tích, không gặp phải sự phản đối của người dân nên phương án xâydựng các điểm tập kết rác cố định cho người thu gom đổ rác váo đó là khó thực hiện.Căn cứ vào điều kiện cụ thể của Quận Hà Đông, phương án đề xuất đó là :
+ Giai đoạn I (hiện nay) : Lựa chọn các vị trí làm các điểm tập kết rác phù hợp,các xe thu gom rác từ các từ các hộ dân, các cơ quan trường học, công sở, khu côngcộng… sẽ tập kết tại đây, sau đó xe cuốn ép rác sẽ đến lấy trực tiếp từ các xe thu gom
Vị trí các điểm tập kết rác dự kiến được bố trí như sau:
4 Đường Thanh Niên – Phố Bùi
6 Phố Nguyễn Thái Học – Phan
Trang 398 Phố Quang Trung 01 Phường Quang Trung
+ Giai đoạn II: Xây dựng các điểm tập kết rác bằng các thùng công ten nơ diđộng, mỗi thùng có thể tích khoảng 12 m3 và được chia thành 2 ngăn Các thùng nàyđược xe chuyên dụng vận chuyển, vào giờ quy định trong ngày, xe chở thùng đến lấyrác và chở thẳng tới khu xử lý
* Hệ thống vận chuyển
Toàn bộ lượng rác sau khi thu gom được mang đến các điểm tập kết rác Đội xe củaCông ty Môi trường đô thị có nhiệm vụ lấy rác từ các điểm tập kết rác, các thùng côngten nơ mang đến khu xử lý
Hệ thống vận chuyển có thể chia làm 2 loại theo kiểu vận hành hoạt động như sau:
Hệ thống xe thùng di động
Là hệ thống trong đó các thùng chứa rác được chuyên chở đến khu xử lý rồi đưa thùngkhông về vị trí tập kết rác ban đầu Hệ thống này phù hợp để vận chuyển rác thải từnguồn tạo ra nhiều rác, cũng có thể nhấc thùng rác đã đầy lên xe và thay bằng thùngrỗng tại điểm tập kết Xe dùng cho hệ thống này là các xe chở công ten nơ
Hệ xe thùng di động có ưu điểm là đa dạng về hình dạng và kích thước nên cơ động,thích hợp với nhiều loại chất thải rắn, thu gom được từng loại chất thải rắn
Tuy nhiên vẫn có nhược điểm là do các thùng lớn và công việc lại thường phải thựchiện bằng thủ công nên không chất được đầy, do vậy, hiệu quả sử dụng dung tích kém.Trong trường hợp bốc dỡ cơ giới sẽ có hiệu quả cao hơn nhiều
Nhu cầu lao động cho hệ xe thùng di động :
Trang 40Nhu cầu nhân lực chỉ cần một người vừa lái xe, vừa chất đầy chất chất thải rắn sinhhoạt lên xe, vừa đổ dỡ chất thải tại khu xử lý Tuy nhiên, để an toàn thường biên chếhai người Người lái chính có nhiệm vụ vận hành máy, cho máy hoạt động… Ngườiphụ có nhiệm vụ đóng mở, làm các thao tác khi bốc dỡ chất thải rắn.
Hệ thống xe thùng cố định
Là hệ thống mà khi xe chuyên chở đến nó sẽ nhấc phương tiện chứa rác đổ lên xe rồitrả về chỗ cũ hoặc rác từ phương tiên chứa rác được xúc thủ công lên xe Loại hìnhnày áp dụng lấy rác từ xe gom tay, điểm đổ rác
Kết thúc ca làm việc
Chở thùng đầyChở thùng rỗng
Vị trí tập kết rác
Sơ đồ vận hành hệ thống xe thùng cố định