Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ cá ở các bể và xác định các chỉ tiêu sau:
Xác định tỷ lệ sống (Survival rate) Tổng số cá thể thu được TLS (%) = ___________________________________ X 100 Tổng số cá thể thả lúc đầu Tăng trọng (Weight Gain) WG (mg) = Wc – Wđ
Trong đó: Wc là khối lượng của cá lúc thu hoạch (mg) Wđ là khối lượng của cá lúc thảương (mg)
Tăng trưởng khối lượng tuyệt đối theo ngày (Daily weight Gain)
Wc – Wđ DWG (mg/ngày)= t
Trong đó t là thời gian thí nghiệm
Tốc độ tăng trưởng tương đối (%/ngày) (Specific growth rate)
[(lnWc) – (lnWđ)]
SGR (%/ngày) = ___________________________ X 100 t
Tăng trưởng chiều dài (Length gain)
LG (mm) = Lc – Lđ
Trong đó: Lđ là chiều dài của cá trước khi thảương (mm)
Lc là chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm (mm)
26
Tăng trưởng chiều dài theo ngày
Lc – Lđ DLG (mm/ngày)= t
Hệ số tiêu tốn thức ăn ( Feed Convertion Ratio)
Tổng lượng thức ăn cung cấp
FCR = _________________________________
Khối lượng gia tăng của cá
Hiệu quả sử dụng chất đạm (Protein Efficiency Ratio)
Wc – Wđ
PER = _________________________________
Lượng chất đạm cho ăn
Xác định sự phân hóa kích cỡ của cá theo khối lượng và chiều dài Phân hóa kích cỡ của cá theo khối lượng
Khi kết thúc thí nghiệm thu và cân tất cả cá ở từng nghiệm thức. Tổng số cá thu được ở 3 lần lặp lại của mỗi nghiệm thức được tính là 100%, dựa vào khối lượng của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm ở từng nghiệm thức để tính tỷ lệ phần trăm (%) sự phân đàn của cá theo khối lượng. Phân hóa kích cỡ khối lượng của cá sau khi kết thúc thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: < 400mg, 400 – 600mg và > 600mg.
Phân hóa theo kích cỡ chiều dài
Khi kết thúc thí nghiệm thu và đo tất cả cá ở từng nghiệm thức. Tổng số cá thu được ở 3 lần lặp lại của mỗi nghiệm thức được tính là 100%, dựa vào chiều dài của cá thu được sau khi kết thúc thí nghiệm ở từng nghiệm thức để tính tỷ lệ phần trăm (%) sự phân đàn của cá theo chiều dài. Phân hóa kích cỡ chiều dài của cá sau khi kết thúc thí nghiệm được chia thành 3 nhóm: < 25mm, 25 – 30mm và > 30mm.
3.5.3 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu được trong quá trình tiến hành thí nghiệm được xử lý bằng chương
27
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: So sánh ảnh hưởng mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông (Anabas sp.) giai đoạn bột lên hương
4.1.1 Các yếu tố môi trường thí nghiệm
Sự biến động của các yếu tố môi trường trong suốt thời gian thí nghiệm trình bày ở bảng 4.1
Bảng 4.1: Một số yếu tố môi trường trong hệ thống thí nghiệm
Yếu tố NT1 NT2 NT3 Nhiệt độ S 26,3 ± 0,04 26,2 ± 0,02 26,3 ± 0,03 (0C) C 29,1 ± 0,17 29 ± 0,12 29,1 ± 0,15 pH S 7,58 ± 0,01 7,57 ± 0,01 7,58 ± 0,01 C 7,81 ± 0,02 7,80 ± 0,01 7,81 ± 0,01 Ghi chú: S – Buổi sáng; C – Buổi chiều
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Từ kết quả phân tích các yếu tố môi trường trong suốt chu kỳ ương ở bảng 4.1 cho thấy, nhiệt độ nước (0C) đo được nằm trong khoảng thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của các loài cá mới nở nói chung và cá Rô đầu vuông nói riêng, nhiệt độ dao động từ 26,2 ± 0,02 0C đến 29,1 ± 0,17 0C và không có sự biến động lớn giữa các bể thí nghiệm.
Theo Nguyễn Quang Linh (2008), nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự tăng trưởng và phát triển của cá là 20 – 30 0C.
pH là yếu tố môi trường quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn, trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của thủy sinh vật. Khi pH quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của cá. Theo Lê Văn Cát và csv (2006), pH thích hợp cho sự phát triển của cá là 6,5 – 9.
Ở thí nghiệm này pH không có sự biến động lớn giữa các nghiệm thức thí nghiệm trong suốt thời gian ương, pH đo được dao động trong khoảng từ 7,57 ± 0,01 đến 7,81 ± 0,02 nằm trong khoảng (6,5 – 9) thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển bình thường.
Do thí nghiệm được bố trí trong điều kiện có sục khí liên tục nên hàm lượng ôxy hòa tan trong nước của tất cả các bểương không gây trở ngại cho sự phát triển của cá.
28
Theo Trương Quốc Phú (2004), nhiệt độ thích hợp cho cá, tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 32 0C, pH thích hợp 6 – 9. Tóm lại các yếu tố môi trường trong thời gian thí nghiệm vẫn nằm trong khoảng thích hợp đối với sự phát triển của cá.
4.1.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
4.1.2.1 Ảnh hưởng của mật độương lên tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông sau 5 tuần thí nghiệm với mật độ ương khác nhau được trình bày ở bảng 4.2.
Bảng 4.2 Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Qua bảng 4.2 cho thấy, xét trong cùng đều kiện ương thì tỷ lệ sống của cá giảm dần khi mật độ ương tăng lên. Ở nghiệm thức 1 ương với mật độ 2 con/lít cá có tỷ lệ sống cao nhất (97,5%), kết quả này khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức ương cá với mật độ 4 con/lít (NT2) và nghiệm thức ương với mật độ 6 con/lít (NT3).
Quan sát và ghi nhận các hoạt động cũng như sự tăng trưởng của cá trong suốt thời gian ương cho thấy: Đối với nghiệm thức ương 2 con/lít có tỷ lệ sống cao hơn so với NT2 (4 con/lít) và NT3 (6 con/lít), điều này khẳng định khi ương với mật độ thấp giới hạn không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bốđều trong bể nên ít xảy ra hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể. Vì vậy tốc độ tăng trưởng giữa các cá thể tương đối đồng đều, sự phân hóa theo kích cỡ giữa các cá thể thấp nên giảm được hao hụt do cá lớn ăn cá nhỏ trong quá trình ương (do tập tính của loài). Theo Lê Xuân Sinh (1994) mật độ ương ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Điều này đưa đến kết luận khi ương cá Rô đầu vuông với mật độ 2 con/lít có tỷ lệ sống cao là do cá ít cạnh tranh thức ăn và không gian hoạt động, cá có kích cỡ đồng đều nên giảm hao hụt do cá ăn thịt lẫn nhau.
Do cá dùng trong thí nghiệm tuy đã được tập ăn thức ăn công nghiệp nhưng do thời gian tập cho cá ăn ngắn nên đa số cá sử dụng thức ăn chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, ở NT2 và NT3 ương cá với mật độ cao nên không gian hoạt động của cá sẽ bị thu hẹp điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận thức ăn của cá, đồng thời có những
Nghiệm thức mật độ Tỷ lệ sống (%)
NT1: 2 con/lít 97,5 ± 2,50a
NT2: 4 con/lít 61,3 ± 1,25b
29
cá thể sớm thích ứng với thức ăn công nghiệp sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn so với những cá thể bắt mồi kém. Mặt khác, do cá Rô đầu vuông có tập tính háu ăn nên khi cho cá ăn thấy khoảng 80% cá bắt mồi đủ nhu cầu thì ngưng cho ăn nhằm hạn chế hiện tượng chướng bụng dẫn đến khó tiêu hóa có thể gây cá chết. Nếu ngừng hoạt động cho ăn sẽ có những cá thể bắt mồi kém chưa tiếp nhận đủ lượng thức ăn cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng dẫn đến chậm phát triển, khi đó kích cỡ cá không đồng đều tỷ lệ phân hóa kích cỡ giữa các cá thể lớn dẫn đến hao hụt nhiều điều này hoàn toàn phù hợp với nhận định của Chung Lân (1996), khi mật độương càng cao, cá càng chậm lớn, sự phân đàn cao dẫn đến tỷ lệ sống thấp (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Theo dõi hoạt động và tình trạng sức khỏe của cá ở các nghiệm thức trong quá trình thí nghiệm cho thấy, cá Rô đầu vuông khỏe mạnh, không có dấu hiệu bệnh trong suốt quá trình thí nghiệm. Vì vậy trong cùng một điều kiện, khi ương cá ở mật độương cao ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá.
Để khắc phục trở ngại trên, trong ương cá Rô đầu vuông nhà sản xuất giống cần phải cân nhắc về mật độ bố trí. Từ kết quả thí nghiệm, có thể chọn mật độ 2 con/lít để khuyến cáo khi ương cá Rô đầu vuông ở giai đoạn cá bột lên cá hương (35 ngày tuổi) khi sử dụng các dụng cụương có thể tích nhỏ.
4.1.2.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau 5 tuần thí nghiệm với mật độ ương khác nhau được trình bày trong bảng 4.3.
Bảng 4.3 Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông
Nghiệm thức Mật độ Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 0,24 ± 0.01 569,97 ± 3,09 569,73 ± 3,09a 16,3 ± 0,09a 22,2 ± 0,02a NT2 0,24 ± 0,01 476,36 ± 2,80 476,12 ± 2,80b 13,6 ± 0,08b 21,7 ± 0,02b NT3 0,24 ± 0,01 427,78 ± 4,09 427,54 ± 4,09c 12,2 ± 0,12c 21,4 ± 0,03c
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Từ bảng 4.3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng về khối lượng của cá chịu ảnh hưởng bởi mật độ ương. Tăng trưởng khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá ở các nghiệm thức: NT1; NT2 và NT3 lần lượt là 569,73mg và 22,2 %/ngày, 476,12mg và 21,7 %/ngày, 427,54mg và 21,4 %/ngày. Khi xét ảnh hưởng chính là mật độ ương thì tăng trưởng về khối lượng và tốc độ tăng trưởng tương đối của cá giữa các nghiệm thức thí nghiệm khác biệt có ý nghĩa mức 5%.
30
Cũng tương tự như kết quả phân tích tỷ lệ sống, tốc độ gia tăng khối lượng của cá sẽ giảm dần khi mật độ ương tăng, tốc độ tăng trưởng giữa các nghiệm thức khác biệt ở có ý nghĩa (p < 0,05).
Như vậy, mật độ ương có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá. Cụ thể là trong thời gian thí nghiệm cho thấy ở NT1 cá tăng trưởng cao hơn so với NT2 và NT3. Điều này được giải thích, do ương cá trong cùng một điều kiện và diện tích, khi mật độ ương tăng thì xảy ra hiện tượng cạnh tranh không gian hoạt động dẫn đến khả năng tiếp nhận thức ăn của cá kém dẫn đến tốc độ tăng trưởng của cá chậm lại. Ngược lại, ở NT1 ương cá với mật độ thấp, không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bốđều trong bể nên khả năng tiếp nhận được thức ăn của các cá thể sẽ tốt hơn so với cá ở NT2 và NT3 ương ở mật độ cao nên cá ở NT1 có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với cá ở các nghiệm thức còn lại. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật: khi ương cá ở mật độ cao cá sẽ tăng trưởng chậm do cạnh tranh về không gian phân bố. Mặt khác, do cá Rô đầu vuông háu ăn, trong quá trình cho ăn các cá thể có kích thước lớn cạnh tranh thức ăn với cá nhỏ diễn ra rất mạnh và đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến cá tăng trưởng chậm.
4.1.2.3 Ảnh hưởng của mật độ lên tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 5 tuần thí nghiệm với mật độương khác nhau được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4 Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông
Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn
Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Qua bảng 4.4 cho thấy, bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá ở các nghiệm thức cũng có sự khác nhau. Điều này cũng tương tự như gia tăng về khối lượng, đối với nghiệm thức cá ương với mật độ 2 con/lít cá có chiều dài trung bình là 30,14 ± 0,21mm lớn hơn so với nghiệm thức cá ương với mật độ 4 con/lít và 6 con/lít có chiều dài trung bình lần lượt là 27,70 ± 0,19mm và 26,60 ± 0,21mm. Qua phân tích thống kê, tăng trưởng chiều dài của cá giữa các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05). Nghiệm thức Mật độ Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày) NT1 2,5 ± 0,08 30,14 ± 0,21 27,64 ± 0,21a 0,79 ± 0,01a NT2 2,5 ± 0,08 27,70 ± 0,19 25,20 ± 0,19b 0,72 ± 0,01b NT3 2,5 ± 0,08 26,60 ± 0,21 24,10 ± 0,21c 0,69 ± 0,01c
31
Trong giai đoạn cá còn nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều dài đi cùng với nhau. Như vậy, xét trong cùng thí nghiệm ở các nghiệm thức nếu tăng trưởng về khối lượng tăng nhanh thì tăng trưởng về chiều dài cũng tăng tương ứng.
4.1.3 Ảnh hưởng của mật độương lên tốc độ phân đàn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
4.1.3.1 Ảnh hưởng của mật độ lên phân đàn theo khối lượng cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương
Tính phân đàn theo khối lượng của cá ở thí nghiệm ương với mật độ ương khác nhau được thể hiện ở hình 4.1.
Ở giai đoạn cá nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá diễn ra rất nhanh. Sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, khối lượng cá ở các nghiệm thức chia làm 3 nhóm: nhóm 1 (< 400mg); nhóm 2 (400 – 600mg) và nhóm 3 (≥ 600mg). Khi ương cá với các mật độ khác nhau thì tính phân đàn của cá cũng thể hiện những giá trị khác nhau (Hình 4.1). Qua hình 4.1 cho thấy, tỷ lệ cá có kích cỡ khối lượng ở nhóm 3 (≥ 600mg) ở các nghiệm thức giảm dần khi mật độ ương tăng, cụ thểở NT1 cá thuộc nhóm 3 chiếm tỷ lệ cao nhất là 30,8% và chỉ tiêu này giảm dần ở các NT2 và NT3 lần lượt là 10,2% và 6,6%. Sỡ dĩ ở NT1 nhóm cá có kích cỡ khối lượng ≥ 600mg chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại lý do là NT1 ương với mật độ thấp không gian hoạt động của cá sẽ rộng, khi cho cá ăn thức ăn phân bố đều trong bể cá ít cạnh tranh thức ăn vì vậy khả năng tiếp nhận đủ lượng thức ăn để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng và phát
0% 20% 40% 60% 80% 100% T ỷ l ệ p h â n đ à n ( % ) NT1 NT2 NT3 Nghiệm thức mật độ
Hình 4.1: Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá Rô đầu vuông
> 600mg
400 - 600mg < 400mg
32
triển nên cá có tốc độ tăng trưởng nhanh dẫn đến tỷ lệ cá thuộc nhóm 3 ở NT1 chiếm tỷ lệ cao hơn so với 2 nghiệm thức còn lại.
Trái lại đối với nhóm cá có kích cỡ < 400mg trong thí nghiệm tăng dần khi mật độ ương tăng. Theo nhận định của Chung Lân (1996), khi ương cá với mật độ càng cao, cá càng chậm lớn, sự phân đàn cao (trích bởi Đặng Như Ý, 2009). Tỷ lệ cá có kích cỡ < 400mg ở NT1; NT2 và NT3 lần lượt là 18,8%; 41,5% và 55,3%. Do ở NT2 và NT3 mật độ ương cao dẫn đến hiện tượng cạnh tranh thức ăn giữa các cá thể vì giới hạn không gian hoạt động của cá bị hạn chế, do cá Rô đầu vuông có tập tính háu ăn nên khi cho ăn quan sát thấy 80% cá bắt mồi đủ nhu cầu thì ngưng cho ăn để tránh hiện tượng cá chết do ăn quá no. Khi đó những cá thể bắt mồi kém lượng thức ăn tiếp nhận