Nh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng khối lượng

Một phần của tài liệu thử nghiệm ương cá rô đầu vuông (anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với các mật độ và thức ăn khác nhau (Trang 36 - 43)

Tốc độ tăng trưởng khối lượng của cá sau 5 tuần thí nghiệm với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7 Tăng trưởng khối lượng của cá Rô đầu vuông

NTTA Wđ (mg) Wc (mg) WG (mg) DWG (mg/ngày) SGR (%/ngày) NT1 0,24 ± 0,01 486 ± 1,73 485,76 ± 1,73b 13,88 ± 0,05b 21,75 ± 0,01b NT2 0,24 ± 0,01 535,67 ± 2,41 535,43 ± 2,41a 15,30 ± 0,07a 22,03 ± 0,01a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Qua bảng 4.7 cho thấy, tốc độ tăng trưởng của cá tăng theo sự gia tăng hàm lượng đạm trong thức ăn. Dựa vào giá trị WG và SGR (bảng 4.7) cho thấy, tăng trọng và tốc độ tăng trưởng tương đối theo ngày cao nhất ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm (lần lượt là 535,43mg và 22,03%/ngày). Khi so sánh tăng trưởng (WG) và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối (DWG) giữa các nghiệm thức cho thấy có khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Như vậy sự tăng trưởng nhanh hay chậm về trọng lượng của cá chịu ảnh hưởng bởi phần trăm hàm lượng đạm tính theo vật chất khô có trong thức ăn cho cá ăn.

Do cá Rô đầu vuông là loài ăn tạp thiên vềđộng vật, có tốc độ tăng trưởng nhanh nên vấn đề sử dụng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn là rất cần thiết. Ở giai đoạn nhỏ do cá có tốc độ tăng trưởng nhanh nên vấn đề sử dụng thức ăn đòi hỏi phải có hàm lượng đạm cao để đáp ứng nhu cầu cho các quá trình phát triển của cá.

Trong thực tế sản xuất, việc xác định nhu cầu đạm của một đối tượng ở các giai đoạn khác nhau có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế. Khi đã xác định được nhu cầu đạm cho một đối tượng ở các giai đoạn khác nhau sẽ hỗ trợ cho việc chủđộng chọn thức ăn và sẽ hạn chế được chi phí để thí nghiệm lặp đi lặp lại, nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất giống của đối tượng đó.

4.2.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông

Tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá sau 5 tuần thí nghiệm với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được trình bày trong bảng 4.8.

37

Bảng 4.8 Tăng trưởng chiều dài của cá Rô đầu vuông

NTTA Lđ (mm) Lc (mm) LG (mm) DLG (mm/ngày)

NT1 2,5 ± 0,08 27,97 ± 0,06 25,47 ± 0,06b 0,72 ± 0,01b NT2 2,5 ± 0,08 29,33 ± 0,15 26,83 ± 0,15a 0,76 ± 0,02a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng, tăng trưởng về chiều dài của cá cũng tăng tương ứng ở các nghiệm thức và khác biệt có ý nghĩa ở mức 5%. Theo kết quả thu được sau khi kết thúc thí nghiệm chiều dài của cá tăng khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 42% đạm có chiều dài 28,70 mm/con lớn hơn so với nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm có chiều dài 27,97 mm/con. Trong giai đoạn cá còn nhỏ, chiều dài của cá tăng rất nhanh, nếu thức ăn cung cấp có thành phần dinh dưỡng phù hợp với giai đoạn phát triển cơ thể cá thì chiều dài sẽ gia tăng tối đa.

4.2.3 Hệ số tiêu tốn thức ăn

Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9: Hệ số tiêu tốn thức ăn của cá Rô đầu vuông

Nghiệm thức thức ăn FCR

Nghiệm thức 1 (40% đạm) 1,23 ± 0,04a

Nghiệm thức 2 (42% đạm) 1,02 ± 0,02b

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)

Qua bảng 4.9 cho thấy, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 40% đạm có hệ số FCR cao hơn so với nghiệm thức sử dụng 42% đạm. Qua phân tích thống kê cho thấy, FCR khác biệt có ý nghĩa (p < 0,05) giữa các nghiệm thức.

Từ kết quả về chỉ tiêu như WG, SGR và FCR cho thấy, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm cho WG, SGR cao hơn nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm nhưng FCR lại thấp hơn. Điều này khẳng định, khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng thì lượng thức ăn cá ăn vào sẽ giảm đi, kết quả là giảm lượng thức ăn cung cấp. Xét về hiệu quả kinh tế, khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42%, cá sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh, rút ngắn được thời gian ương nuôi. Mặt khác, do giá thành thức ăn có hàm lượng đạm 40% và 42% chênh lệch không đáng kể nên chi phí thức ăn để sản xuất ra 1kg cá hương khi sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42% sẽ thấp hơn so với sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 40% (Bảng 4.9)

38

4.2.4 Hiệu quả sử dụng protein

Hiệu quả sử dụng protein (PER) của cá ở thí nghiệm ương cá với các loại thức ăn khác nhau được trình bày ở bảng 4.10

Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng protein (PER)

Nghiệm thức thức ăn PER

NT1: 40% đạm 2,04 ± 0,07b

NT2: 42% đạm 2,33 ± 0,05a

Giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn

Các giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05)

Hiệu quả sử dụng protein thay đổi theo lượng và loại protein ăn vào, ngoài ra nó còn thay đổi theo hàm lượng protein trong thức ăn. Khi cùng một nguồn cung cấp protein thì hiệu quả sử dụng protein sẽ cao ở thức ăn có hàm lượng protein thấp, vì động vật thủy sản sẽ tận dụng tối đa nguồn protein trong thức ăn để xây dựng cơ thể. Nghiên cứu hiệu quả sử dụng protein ở cá kết (Trần Ngọc Tuyền, 2008) cho biết: Hiệu quả sử dụng protein của cá thay đổi theo hàm lượng chất đạm trong thức ăn, giá trị này sẽ giảm khi hàm lượng đạm trong thức ăn tăng. Tuy nhiên khi cá kết sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm tối ưu ở mức 49% đạm thì hiệu quả sử dụng đạm đạt 2,39 cao hơn so với cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 44% đạm PER chỉ đạt 2,27 và đều này cũng được chứng minh ở cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương.

Qua bảng 4.10 cho thấy, hiệu quả sử dụng protein ở nghiệm thức 2 cao hơn so với nghiệm thức 1. Khi so sánh tăng trọng của cá cho thấy, ở nghiệm thức sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 42% thì chỉ số PER là 2,33 và tăng trưởng khối lượng của cá là 535,43 mg/con; ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn 40% đạm PER chỉ đạt 2,04 nhưng tăng trưởng khối lượng chỉ đạt 485,76 mg/con. Như vậy, ở thí nghiệm này với nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm sẽ cho cá tăng trưởng tốt nhất và hiệu quả sử dụng protein đạt giá trị tối ưu so với nghiệm thức cá sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 40% xét trong cùng điều kiện ương.

4.2.5 Ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau lên tốc độ phân đàn của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương

4.2.5.1 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo khối lượng cá Rô đầu vuông

Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá ở thí nghiệm ương với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được thể hiện ở hình 4.3.

39

Hình 4.3 Mức độ phân đàn theo khối lượng của cá Rô đầu vuông

Qua hình 4.3 cho thấy, hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của cá. Kích cỡ cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm < 400mg; 400 – 600mg và > 600mg, ở cả 2 nghiệm thức đều xuất hiện đồng thời cả 3 nhóm. Tuy nhiên tỷ lệ các nhóm cá ở 2 nghiệm thức có sự chênh lệch nhau. Kết quả thu được sau khi kết thúc thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ nhóm cá có kích cỡ < 400mg ở NT1 cho cá ăn có hàm lượng đạm 40% chiếm tỷ lệ 29,9% cao hơn so với NT2 (sử dụng thức ăn 42% đạm) chỉ đạt 18,2%. Khi đó, nhóm cá có kích cỡ 400 – 600mg và > 600mg ở NT2 chiếm tỷ lệ lần lượt là 61,9% và 19,9% cao hơn so với NT1 chỉ đạt 53,4% và 17,4%. Điều này cho thấy giá trị dinh dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng rất nhiều đến mức độ phân đàn của cá.

Tóm lại, trong cùng điều kiện thí nghiệm thì hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. Bên cạnh đó, ở nghiệm thức cá sử dụng thức ăn chứa 42% đạm cá đạt kích cỡ lớn hơn so với cá ở nghiệm thức sử dụng thức ăn 40% đạm. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả kinh tế trong ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương, nhà sản xuất có thể sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm dao động từ 40 – 42%. 0% 20% 40% 60% 80% 100% T l p h â n đ à n ( % ) NT1 NT2 Nghiệm thức thức ăn >600 mg 400 - 600 mg <400 mg

40

4.2.5.2 Ảnh hưởng của thức ăn lên phân đàn theo chiều dài của cá Rô đầu vuông

Mức độ phân đàn theo chiều dài của cá ở thí nghiệm ương với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau được thể hiện ở hình 4.4.

Hình 4.4 Mức độ phân đàn theo chiều dài của cá Rô đầu vuông

Bên cạnh tăng trưởng về khối lượng thì tăng trưởng về chiều dài của cá cũng tăng tương ứng. Ở giai đoạn cá nhỏ, tốc độ tăng trưởng của cá diễn ra nhanh vì vậy trong ương nuôi phải cung cấp thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng cho cá.

Qua hình 4.4 cho thấy, hàm lượng đạm trong thức ăn có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài của cá. Chiều dài cá trong thí nghiệm được phân thành 3 nhóm < 25 mm; 25 – 30mm và > 30mm.

Ở nghiệm thức 2 do thức ăn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cá nên đa số cá có chiều dài > 30 mm chiếm 50,8% lớn hơn so với nghiệm thức 1 chỉđạt 26,08%.

Tóm lại, so sánh các chỉ tiêu về tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ phân đàn của cá ở cuối thí nghiệm khi ương cá với thức ăn có hàm lượng đạm khác nhau, trong cùng điều kiện thí nghiệm thì hàm lượng đạm trong thức ăn cho cá tăng trưởng tốt và đạt hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất khi ương cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. 0% 20% 40% 60% 80% 100% T l p h â n đ à n ( % ) NT1 NT2 Nghiệm thức thức ăn >30 mm 25 - 30 mm <25 mm

41

CHƯƠNG 5

KT LUN VÀ ĐỀ XUT

5.1 Kết luận

Khi ương cá Rô đầu vuông ở giai đoạn bột lên hương với mật độ 2 con/lít cá có tỷ lệ sống cao nhất 97,5% và tốc độ tăng trưởng tốt nhất 22,21 %/ngày. Ngược lại ở NT3 (6 con/lít) cá có tỷ lệ sống 54,7% và tốc độ tăng trưởng (21,4%) thấp nhất.

Hàm lượng chất đạm cho cá tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất của cá Rô đầu vuông giai đoạn bột lên hương là 42% đạm. Cá sử dụng thức ăn 42% đạm cho tỷ lệ sống cao (75,4%) và tốc độ tăng trưởng tốt (22,03 %/ngày).

5.2 Đề xuất

Ương cá Rô đầu vuông với mật độ 2 – 4 con/lít trong các dụng cụ có diện tích lớn hơn.

Ương cá Rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp có hàm lượng đạm khác nhau với các mật độ khác nhau giai đoạn hương lên giống.

Ương cá Rô đầu vuông bằng thức ăn tươi sống và thức ăn tự chế với các mật độ khác nhau giai đoạn bột lên hương.

42

TÀI LIU THAM KHO

1. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

2. Dương Nhựt Long, Nguyễn Thanh Hiệu và Nguyễn Anh Tuấn. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) thâm canh trong ao đất tại Tỉnh Long An. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 93 – 103. Trường Đại Học Cần Thơ.

3. Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung và Nguyễn Tường Anh. Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (Anabas testudineus). Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 110 – 115. Trường Đại học Cần Thơ.

4. Đặng Như Ý, 2009. Thực nghiệm ương cá Rô đồng trong ao đất ở vùng đất nhiễm phèn, Hòa An – Phụng Hiệp – Hậu Giang. Luận văn tốt nghiệp đại học. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ.

5. Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ.

6. Hồ Mỹ Hạnh, 2003. Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ, thức ăn lên tăng trưởng của cá Rô đồng (Anabas testudineus) từ giai đoạn cá bột lên cá hương. Luận văn cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ.

7. Lê Văn Cát và Đỗ Thị Hồng Nhung, 2006. Nước nuôi thủy sản (chất lượng nước và giải pháp cải thiện chất lượng nước). Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội.

8. Lương Phúc, 2010. Nuôi cá Rô đầu vuông thu tiền tỉ.

http://www.nld.com.vn/2010051012306463P0C1014/. Cập nhât 17/01/2011. 9. Mai Đình Yên, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Thiện và Lê Hoàng Yến,

1992. Định loại cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10.Nguyễn Quang Linh, 2008. Cẩm nang nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên công nghệ Hà Nội.

11.Nguyễn Thành Trung, 1998. Một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn cao học. Trường Đại học Thủy sản Nha Trang.

12.Nguyễn Văn Triều và Dương Nhựt Long, 2001. Kỹ thuật sản xuất giống cá Rô đồng (Anabas testudineus). Kỹ thuật mới và ứng dụng vào hệ canh tác bền vững ởĐBSCL.

13.Nguyễn Văn Thảo, 2010. Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá Rô đồng. http://mekongfish.blogspot.com. Cập nhật 8/9/2010.

43

14.Phạm Văn Khánh, 1999. Một số đặc điểm sinh học, kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thịt cá rô đồng (Anabas testudineus). Nhà xuất bản Nông nghiệp.

15.Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản nông nghiệp.

16.Phương Thanh, 2010. Cá Rô đầu vuông về Thành phố Hồ Chí Minh. http://www.thanhnien.com.vn. Cập nhât 17/01/2011.

17.Tô Huế Yến, 2002. Khảo sát nhu cầu đạm trong thức ăn chế biến nuôi cá Rô đồng (Anabas testudineus). Luận văn tốt nghiệp đại học chuyên ngành nuôi trồng thủy sản –Khoa Thủy Sản. Trường Đại học Cần Thơ.

18.Trương Quốc Phú, 2004. Quản lý chất lượng nước ao nuôi thủy sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.

19.Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền. Đánh giá khả năng chia sẻ năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá Rô đồng (Anabas testudineus)

ở giai đoạn giống. Tạp chí nghiên cứu khoa học 2006: 169 – 174. Trường Đại học Cần Thơ.

20.Trần Minh Phú, Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền, 2006. Thực nghiệm nuôi cá rô đồng (Anabas testudineus) bằng thức ăn viên với hàm lượng đạm khác nhau. Tạp chí khoa học 2006: 104 – 109. Trường Đại Học Cần Thơ. 21.Trần Ngọc Tuyền, 2008. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá

kết (Micronema bleekeri) giai đoạn từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. Khoa Thủy Sản – Trường Đại học Cần Thơ. 22.Trần Thị Thanh Hiền và Nguyễn Anh Tuấn, 2009. Dinh dưỡng và thức ăn thủy

sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.

23.Trần Trọng Trung, 2010. Nuôi cá Rô đầu vuông bằng thức ăn công nghiệp. http://222.255.28.57/nongnghiepvn. Cập nhật 17/01/2010.

24.Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản – Trường Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu thử nghiệm ương cá rô đầu vuông (anabas sp.) giai đoạn bột lên hương với các mật độ và thức ăn khác nhau (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)