Phương pháp tính toán, xử lý số liệu và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 30 - 44)

• Các số liệu được thu thập và xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2003 và phần mềm SPSS 11.5.

• Đánh giá kết quả thông qua giá trị trung bình (Mean), độ lệch chuẩn (Standard deviation) và sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 95%.

31

CHƯƠNG IV

KT QU VÀ THO LUN 4.1 Xác định nhiệt độ không sinh học của cá chép (T0) 4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm

Kết quả xác định điều kiện môi trường thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.1

Bảng 4.1: Điều kiện môi trường thí nghiệm độ không sinh học

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Nhiệt độ T1 (oC) 26,5 29 26 ± 0,76

Nhiệt độ T2 (oC) 30,5 33,5 33 ± 0,95

Oxy (mg/L) 4,5 6 5,33 ± 0,76

pH 6,5 7 6,67 ± 0,29

Các giá trị của các yếu tố môi trường như trên là thuận lợi cho quá trình phát triển phôi cá chép.

4.1.2 Kết quả xác định nhiệt độ không sinh học

T0 là nhiệt độ không sinh học của cá được định nghĩa là một giá trị nhiệt độ môi trường mà tại đó quá trình sinh học không tiếp tục hay tạm dừng. T0 có giá trị không

đổi và đặc trưng theo loài (Phạm Minh Thành, 2009).

Nghiên cứu chỉ ra rằng trao đổi chất của nhiều loài cá ở vùng nhiệt đới có thể duy trì khi nhiệt độ nước giảm xuống đến 12 – 15 oC. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể

coi nhiệt độ môi trường không xuất hiện giá trịđộ không sinh học cho hầu hết các loài cá do nhiệt độ trung bình trong năm khá cao từ 27 – 29 oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Thí nghiệm xác định độ không sinh học của cá chép được tiến hành và thu được kết quả xác định thời gian phát triển phôi D1 và D2 ở 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2 được trình bày ở Bảng 4.2.

32 Bảng 4.2: Thời gian phát triển phôi của cá chép

Thời gian phát triển phôi (giờ) Lần lặp lại Nhiệt độ (0C) 1 2 3 Trung bình T1 = 26 ± 0,76 45,17 45,5 44,75 D1 = 45,14 ± 0,36 T2 = 33 ± 0,95 32,75 33,33 33,25 D2 = 33,11 ± 0,31

Nhiệt độ không sinh học được xác định theo công thức từ qui luật tổng nhiệt phát triển (thường gọi là tổng nhiệt lượng).

Từ kết quả Bảng 4.2 và áp dụng công thức tính T0 (3.2) có được kết quả nhiệt độ

không sinh học ở Bảng 4.3.

Bảng 4.3: Nhiệt độ không sinh học của cá chép

Loài Lần lặp lại Độ không sinh học (oC)

1 7,54

2 5,76

3 6,83

Cá chép

Trung bình 6,73 ± 0,90

Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ không sinh học của cá chép là 6,73 ± 0,90 oC, thấp hơn cá rô đồng 7,6 ± 0,3 oC (Võ Tiến Bằng, 2010) và thấp hơn rất nhiều so với cá thát lát còm 16,1 ± 1 oC (Võ Thị Thùy Trang, 2009). Từ đây cũng cho thấy phôi cá chép có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp tốt hơn cá rô đồng.

4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá chép 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm

Kết quả xác định các yếu tố môi trường thí nghiệm được trình bày ở Bảng 4.4

Bảng 4.4: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng nhiệt độ

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Oxy (mg/L) 4,5 6,5 5,2 ± 1,15

pH 7 7,5 7,2 ± 0,29

Các giá trị hàm lượng oxy hòa tan và pH được thể hiện ở Bảng 4.4 là thích hợp cho sự

33

Mặt khác, nghiệm thức đối chứng trên cá thí nghiệm cho thấy tỷ lệ sống ở các giai

đoạn thí nghiệm đều đạt 100%. Điều đó chứng tỏ chất lượng nước và chất lượng cá

đảm bảo tốt cho kết quả thí nghiệm xác định ngưỡng nhiệt độ. Thí nghiệm được bố trí trong thùng xốp với 2 nghiệm thức:

Nghiệm thức 1: hạ nhiệt độ giảm dần bằng nước lạnh và nước đá, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt độ.

Nghiệm thức 2: nâng nhiệt độ tăng dần bằng nước nóng, đặt nhiệt kế theo dõi nhiệt

độ.

4.2.2 Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ

Cá là động vật biến nhiệt nên nhiệt độ môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của chúng. Mỗi giai đoạn cá có khả năng thích ứng khác nhau theo từng loài. Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương

được ghi nhận ở Bảng 4.5.

Bảng 4.5: Kết quả xác định ngưỡng nhiệt độ của cá chép

Giai đoạn phát triển Ngưỡng nhiệt độ

(oC) Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Ngưỡng trên 40,67 ± 0,29a (41 – 40,5) 41,33 ± 0,29b (41,5 – 41) 41,5 ± 0b (41,5 – 41,5) Ngưỡng dưới 5 ± 0,5a (5,5 – 4,5) 4,67 ± 0,29a (5 – 4,5) 4,5 ± 0,5a (5 – 4)

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn,giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Ở cá chép, theo Bảng 4.5 có được nhận xét như sau:

• Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép tăng dần từ giai đoạn phôi tự do (40,67 ± 0,29) đến cá 10 ngày tuổi (41,33 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (41,5 ± 0). Từđó cho thấy ở cá chép, khả năng chịu đựng nhiệt độ trên tăng dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn, cá chép giai đoạn bột có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao 41,5 oC. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các cá 10 ngày tuổi và 30 ngày tuổi ở mức p > 0,05.

• Các giá trị cụ thể của ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần theo từ giai đoạn phôi tự do (5 ± 0,5) đến cá 10 ngày tuổi (4,67 ± 0,29) và cá 30 ngày tuổi (4,5 ± 0,5). Cho thấy khả năng chịu đựng nhiệt độ dưới của cá chép giảm dần từ giai đoạn cá nhỏ đến cá lớn. Ở giai đoạn cá bột có khả năng chịu đựng lạnh cao hơn giai đoạn phôi tự

34

do, cá bột có thể chịu lạnh được đến 4,5 oC. Tuy nhiên, khi so sánh bằng thống kê thì sự khác biệt trên không có ý nghĩa giữa các giai đoạn phát triển ở mức p > 0,05. Nhận xét trên được lý giải rằng cá càng nhỏ thì khả năng chịu đựng với các yếu tố môi trường càng kém (Phạm Minh Thành, 2009).

So sánh với các kết quả nghiên cứu trước trên một số đối tượng khác cho thấy, ngưỡng nhiệt độ dưới của cá mè trắng giai đoạn phôi tự do là 8,4 ± 0,8 oC và cá bột là 7,8 ± 0,5 oC (Đỗ Minh Nhựt, 2010) thấp hơn của cá hường giai đoạn phôi tự do là 11,8 ± 1,4 oC và cá bột là 10,7 ± 1,2 oC (Cao Thị Cẩm Hai, 2011), nhưng lại cao hơn so với của cá chép ở cùng giai đoạn tương ứng (5 ± 0,5 oC và 4,67 ± 0,29 oC). Qua đó cho thấy ngưỡng nhiệt độ dưới của cá chép thấp hơn của cá hường và cá mè trắng ở cả

giai đoạn phôi tự do và cá bột. Vì vậy, cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ thấp hơn cá mè trắng và cá hường.

Mặt khác, ngưỡng nhiệt độ trên của cá hường ở giai đoạn cá hương là 41,2 ± 0,5 (Cao Thị Cẩm Hai, 2011) thấp hơn của cá chép ở cùng giai đoạn 41,5 ± 0. Khi so sánh với cá mè trắng giai đoạn cá bột là 37,7 ± 1,5 (Đỗ Minh Nhựt, 2010) nhưng vẫn thấp hơn so với ngưỡng nhiệt độ trên của cá chép ở cùng giai đoạn (41,33 ± 0,29). Điều đó chứng tỏ cá chép có khả năng chịu đựng nhiệt độ cao hơn một số loài cá khác.

Từ các kết quả cho thấy cá chép thuộc nhóm cá rộng nhiệt, có khả năng chịu đựng

được nhiệt độ trong phạm vi rộng. Phạm vi nhiệt độ đó cũng tăng dần theo giai đoạn phát triển từ phôi tự do đến cá hương. Giai đoạn phôi tự do chỉ thích ứng được với phạm vi nhiệt độ biến đổi hẹp (5 – 40,67 oC) và phạm vi nhiệt độđó tăng dần, biến đổi rộng hơn ở giai đoạn cá hương (4,5 – 41,5 oC).

4.3 Ngưỡng oxy của cá chép

4.3.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm

Thí nghiệm xác định ngưỡng oxy của cá chép các giai đoạn phôi, cá bột và cá hương

được thực hiện trong điều kiện môi trường tương đối ổn định về nhiệt độ và pH. Giá trị cụ thể của các yếu tố môi trường đó được thể hiện trong Bảng 4.6.

Bảng 4.6: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng oxy

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Nhiệt độ (oC) 26 28 27,2 ± 1,04

pH 6,5 7 6,83 ± 0,29

35

4.3.2 Kết quả xác định ngưỡng oxy

Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt đối với thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).

Ngưỡng oxy là hàm lượng oxy trong nước thấp nhất mà cá có thể sống được (đơn vị

tính là mg/L hay mL/L) (Đỗ Thị Thanh Hương, 2010).

Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.7.

Bảng 4.7: Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép

Ngưỡng oxy của từng giai đoạn phát triển (mg/L) Lần lặp lại

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

1 1,58 0,90 0,78

2 1,77 1,02 0,71

3 1,58 0,89 0,88

Trung bình 1,64 ± 0,11a 0,94 ± 0,07b 0,79 ± 0,09b

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Qua kết quả nghiên cứu Bảng 4.7 có được nhận xét: Cá chép có ngưỡng oxy giảm dần theo các giai đoạn phát triển, cụ thể các chỉ số có sự khác nhau ở 3 giai đoạn phát triển: phôi tự do (1,64 mg/L) có sự khác biệt nhiều hơn so với cá bột (0,94 mg/L) và cá hương (0,79 mg/L). Khi so sánh kết quả bằng thống kê thì giữa giai đoạn cá bột và cá hương có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p > 0,05.

Ở giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng oxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi tự do và cá bột (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Qua kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định trên, giai đoạn phôi tự do có ngưỡng oxy cao nhất (1,64 mg/L) so với giai đoạn cá hương (0,79 mg/L), và chúng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05.

4.4 Cường độ hô hấp của cá chép 4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm 4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm

36

Bảng 4.8: Điều kiện môi trường thí nghiệm cường độ hô hấp

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Nhiệt độ (oC) 26 27,5 26,8 ± 0,76

pH 6 7 6,5 ± 0,5

Các giá trị môi trường trong Bảng 4.8 là thuận lợi cho sự sống các giai đoạn phát triển của cá chép.

4.4.2 Kết quả xác định cường độ hô hấp

Cường độ hô hấp là lượng oxy mà một đơn vị khối lượng cá đã sử dụng trong một đơn vị thời gian. Đơn vị tính là mgO2/g.giờ (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

Quá trình hô hấp của cá là quá trình lấy O2 và thải ra CO2. Trong suốt thời gian tồn tại cần thiết quá trình hô hấp để sinh sống mà hô hấp thì luôn cần oxy. Do đó, thí nghiệm xác định cường độ hô hấp cá chép được tiến hành và ghi nhận kết quả trong Bảng 4.9.

Bảng 4.9: Kết quả xác định cường độ hô hấp

Cường độ hô hấp của từng giai đoạn phát triển (mgO2/g.giờ) Lần lặp lại

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

1 0,66 0,61 0,49

2 0,77 0,53 0,42

3 0,61 0,48 0,44

Trung bình 0,68 ± 0,08a 0,54 ± 0,07b 0,45 ± 0,04b

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả ở Bảng 4.9 cho thấy mức tiêu hao oxy trung bình qua các lần thí nghiệm của cá chép ở các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương lần lượt là: 0,68 mgO2/g.giờ, 0,54 mgO2/g.giờ, 0,45 mgO2/g.giờ.

Cường độ hô hấp của cá chép từ giai đoạn phôi tự do đến cá hương có sự giảm dần tương ứng. Ở các giai đoạn khác nhau thì cường đô hô hấp của cá cũng khác nhau, ở

giai đoạn cá nhỏ cường độ hô hấp cao hơn cá lớn và ngược lại. Cụ thể: cá 1 ngày tuổi là 0,68 mgO2/g.giờ đến cá 10 và 30 ngày tuổi thì thấp hơn tương ứng với các giá trị là 0,54 mgO2/g.giờ và 0,45 mgO2/g.giờ. Giá trị cường độ hô hấp thấp nhất ở giai đoạn cá hương là 0,45 mgO2/g.giờ nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê với cường độ

hô hấp giai đoạn cá bột và khác biệt có ý nghĩa thống kê với giai đoạn phôi tự do (p < 0,05).

37

So với cường độ hô hấp của cá mè trắng giai đoạn cá bột là 0,97 mgO2/g.giờ (Nguyễn Quế Thanh, 2011) thì cường độ hô hấp của cá chép giai đoạn cá bột là thấp hơn (0,54 mgO2/g.giờ). Qua đó có thể nhận thấy rằng cá chép là loài có lượng tiêu hao oxy thấp, có thể sinh sống ở những nơi có hàm lượng oxy hòa tan thấp, thích hợp sống ở tầng

đáy.

4.5 Ngưỡng pH của cá chép

4.5.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm

Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép được thực hiện trong điều kiện môi trường có các giá trị trình bày ở Bảng 4.10.

Bảng 4.10: Điều kiện môi trường thí nghiệm ngưỡng pH

Yếu tố môi trường Giá trị thấp nhất Giá trị cao nhất Trung bình

Oxy (mg/L) 4,5 6 5 ± 0,87

Nhiệt độ (oC) 26,5 28 27,3 ± 0,76

Các giá trịđiều kiện môi trường ở Bảng 4.10 là thích hợp cho sự sống của cá chép qua các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương.

4.5.2 Kết quả xác định ngưỡng pH

pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp

đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9.

Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép thu được các kết quả được trình bày như

Bảng 4.11

Bảng 4.11: Kết quả xác định ngưỡng pH của cá chép

Giai đoạn phát triển Ngưỡng pH

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

Ngưỡng trên 9,41 ± 0,09a (9,51 – 9,33) 9,64 ± 0,12a (9,76 – 9,52) 10,04 ± 0,16b (10,21 – 9,89) Ngưỡng dưới 4,97 ± 0,13a (5,12 – 4,92) 4,68 ± 0,15b (4,80 – 4,51) 4,07 ± 0,10c (4,18 – 3,99)

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn,giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

38

Dựa theo Bảng 4.11 kết quả ngưỡng pH trên của cá chép ở giai đoạn phôi tự do là 9,41 ± 0,09, ở giai đoạn cá bột là 9,64 ± 0,12 và ở giai đoạn cá hương là 10,04 ± 0,16. Từđó cho thấy ngưỡng pH trên của cá chép tăng dần theo giai đoạn cá lớn dần. Khi so sánh thống kê có được sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn phôi tự do và cá bột nhưng giai đoạn cá hương khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 giai đoạn trên (p < 0,05).

Từ Bảng 4.11 cũng cho kết quả ngưỡng pH dưới của cá chép lần lượt qua các giai

đoạn phôi, cá bột và cá hương là: 4,97 ± 0,13; 4,68 ± 0,15; 4,07 ± 0,10. Từđó có nhận xét ngưỡng pH dưới cá chép cũng giảm dần theo giai đoạn từ nhỏ đến lớn và đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn khác nhau (p < 0,05).

Tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu thì cá chép trưởng thành có khả năng chịu đựng

được pH = 6 – 8,5. 4.97 4.68 4.07 10.04 9.64 9.41 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

phôi tự do cá bột cá hương giai đoạn

Ngưỡng dưới Ngưỡng trên

Hình 4.1: Ngưỡng pH trên và dưới của cá chép.

Theo hình 4.1 thể hiện giá trị pH qua các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương của cá chép. Ngưỡng pH trên tăng dần trong khi ngưỡng pH dưới lại giảm dần qua các

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 30 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)