Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần đối với đời sống sinh vật đặc biệt đối với thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).
Ngưỡng oxy là hàm lượng oxy trong nước thấp nhất mà cá có thể sống được (đơn vị
tính là mg/L hay mL/L) (Đỗ Thị Thanh Hương, 2010).
Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép trong thí nghiệm được thể hiện ở Bảng 4.7.
Bảng 4.7: Kết quả xác định ngưỡng oxy của cá chép
Ngưỡng oxy của từng giai đoạn phát triển (mg/L) Lần lặp lại
Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi
1 1,58 0,90 0,78
2 1,77 1,02 0,71
3 1,58 0,89 0,88
Trung bình 1,64 ± 0,11a 0,94 ± 0,07b 0,79 ± 0,09b
Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
Qua kết quả nghiên cứu Bảng 4.7 có được nhận xét: Cá chép có ngưỡng oxy giảm dần theo các giai đoạn phát triển, cụ thể các chỉ số có sự khác nhau ở 3 giai đoạn phát triển: phôi tự do (1,64 mg/L) có sự khác biệt nhiều hơn so với cá bột (0,94 mg/L) và cá hương (0,79 mg/L). Khi so sánh kết quả bằng thống kê thì giữa giai đoạn cá bột và cá hương có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức p > 0,05.
Ở giai đoạn còn nhỏ, cá con có ngưỡng oxy cao, cao nhất ở giai đoạn phôi tự do và cá bột (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009). Qua kết quả nghiên cứu phù hợp với nhận định trên, giai đoạn phôi tự do có ngưỡng oxy cao nhất (1,64 mg/L) so với giai đoạn cá hương (0,79 mg/L), và chúng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với mức p < 0,05.
4.4 Cường độ hô hấp của cá chép 4.4.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm