pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp và gián tiếp
đối với đời sống thủy sinh vật như: sinh trưởng, tỷ lệ sống, sinh sản và dinh dưỡng. pH thích hợp cho thủy sinh vật là 6,5 – 9.
Thí nghiệm xác định ngưỡng pH cá chép thu được các kết quả được trình bày như
Bảng 4.11
Bảng 4.11: Kết quả xác định ngưỡng pH của cá chép
Giai đoạn phát triển Ngưỡng pH
Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi
Ngưỡng trên 9,41 ± 0,09a (9,51 – 9,33) 9,64 ± 0,12a (9,76 – 9,52) 10,04 ± 0,16b (10,21 – 9,89) Ngưỡng dưới 4,97 ± 0,13a (5,12 – 4,92) 4,68 ± 0,15b (4,80 – 4,51) 4,07 ± 0,10c (4,18 – 3,99)
Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn,giá trị lớn nhất và nhỏ nhất, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
38
Dựa theo Bảng 4.11 kết quả ngưỡng pH trên của cá chép ở giai đoạn phôi tự do là 9,41 ± 0,09, ở giai đoạn cá bột là 9,64 ± 0,12 và ở giai đoạn cá hương là 10,04 ± 0,16. Từđó cho thấy ngưỡng pH trên của cá chép tăng dần theo giai đoạn cá lớn dần. Khi so sánh thống kê có được sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở giai đoạn phôi tự do và cá bột nhưng giai đoạn cá hương khác biệt có ý nghĩa thống kê với 2 giai đoạn trên (p < 0,05).
Từ Bảng 4.11 cũng cho kết quả ngưỡng pH dưới của cá chép lần lượt qua các giai
đoạn phôi, cá bột và cá hương là: 4,97 ± 0,13; 4,68 ± 0,15; 4,07 ± 0,10. Từđó có nhận xét ngưỡng pH dưới cá chép cũng giảm dần theo giai đoạn từ nhỏ đến lớn và đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các giai đoạn khác nhau (p < 0,05).
Tuy nhiên theo tài liệu nghiên cứu thì cá chép trưởng thành có khả năng chịu đựng
được pH = 6 – 8,5. 4.97 4.68 4.07 10.04 9.64 9.41 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
phôi tự do cá bột cá hương giai đoạn
Ngưỡng dưới Ngưỡng trên
Hình 4.1: Ngưỡng pH trên và dưới của cá chép.
Theo hình 4.1 thể hiện giá trị pH qua các giai đoạn phôi tự do, cá bột và cá hương của cá chép. Ngưỡng pH trên tăng dần trong khi ngưỡng pH dưới lại giảm dần qua các giai đoạn, đồng thời cũng cho thấy rằng khả năng thích ứng pH của cá chỉ trong một phạm vi giới hạn tùy theo giai đoạn: phôi tự do cá chép có phạm vi thích ứng pH là 4,97 – 9,41, hẹp hơn cá hương (4,07 – 10,04). Kết quả này phù hợp với nhận định: khả
năng thích ứng của cá con với pH rất hạn chế, chỉ trong phạm vi hẹp. Cá sẽ bị chết khi môi trường có pH thấp (môi trường acid) và pH cao (môi trường kiềm) (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).
39
Khi pH môi trường quá cao hay quá thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật, làm rối loạn quá trình trao đổi muối – nước giữa cơ thể và môi trường ngoài.
pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của phôi, quá trình dinh dưỡng, sinh trưởng và sinh sản của cá.