T0 là nhiệt độ không sinh học của cá được định nghĩa là một giá trị nhiệt độ môi trường mà tại đó quá trình sinh học không tiếp tục hay tạm dừng. T0 có giá trị không
đổi và đặc trưng theo loài (Phạm Minh Thành, 2009).
Nghiên cứu chỉ ra rằng trao đổi chất của nhiều loài cá ở vùng nhiệt đới có thể duy trì khi nhiệt độ nước giảm xuống đến 12 – 15 oC. Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có thể
coi nhiệt độ môi trường không xuất hiện giá trịđộ không sinh học cho hầu hết các loài cá do nhiệt độ trung bình trong năm khá cao từ 27 – 29 oC (Nguyễn Văn Kiểm, 2005). Thí nghiệm xác định độ không sinh học của cá chép được tiến hành và thu được kết quả xác định thời gian phát triển phôi D1 và D2 ở 2 giá trị nhiệt độ T1 và T2 được trình bày ở Bảng 4.2.
32 Bảng 4.2: Thời gian phát triển phôi của cá chép
Thời gian phát triển phôi (giờ) Lần lặp lại Nhiệt độ (0C) 1 2 3 Trung bình T1 = 26 ± 0,76 45,17 45,5 44,75 D1 = 45,14 ± 0,36 T2 = 33 ± 0,95 32,75 33,33 33,25 D2 = 33,11 ± 0,31
Nhiệt độ không sinh học được xác định theo công thức từ qui luật tổng nhiệt phát triển (thường gọi là tổng nhiệt lượng).
Từ kết quả Bảng 4.2 và áp dụng công thức tính T0 (3.2) có được kết quả nhiệt độ
không sinh học ở Bảng 4.3.
Bảng 4.3: Nhiệt độ không sinh học của cá chép
Loài Lần lặp lại Độ không sinh học (oC)
1 7,54
2 5,76
3 6,83
Cá chép
Trung bình 6,73 ± 0,90
Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy nhiệt độ không sinh học của cá chép là 6,73 ± 0,90 oC, thấp hơn cá rô đồng 7,6 ± 0,3 oC (Võ Tiến Bằng, 2010) và thấp hơn rất nhiều so với cá thát lát còm 16,1 ± 1 oC (Võ Thị Thùy Trang, 2009). Từ đây cũng cho thấy phôi cá chép có thể chịu đựng được nhiệt độ thấp tốt hơn cá rô đồng.
4.2 Ngưỡng nhiệt độ của cá chép 4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm