Kết quả xác định ngưỡng độ mặn

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 39 - 44)

Độ mặn được định nghĩa là tổng các chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. Độ mặn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân bố, sinh sản, dinh dưỡng, tỷ lệ

sống và di cư của thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).

Mỗi loài thủy sinh vật nói chung, chỉ sống ở nơi có nồng độ muối thích hợp. Trong quá trình điều hòa muối ở thủy sinh vật, có thể thấy rằng: nồng độ muối của dịch cơ

thể thủy sinh vật bao giờ cũng ở trong khoảng 5 – 8‰. Ở thủy sinh vật nước ngọt sức sống tăng lên khi nồng độ muối hạ thấp dưới 5 – 8‰. Do đó, có thể cho rằng: nồng độ

5 – 8‰ là ngưỡng sinh lý chung của thủy sinh vật, cần thiết cho các quá trình sống trong cơ thể có thể tiến hành được (Đặng Ngọc Thanh, 1974).

40

Bảng 4.13: Kết quả xác định ngưỡng độ mặn của cá chép

Độ mặn ở từng giai đoạn phát triển (S‰) Lần lặp lại

Phôi tự do 10 ngày tuổi 30 ngày tuổi

1 11 12 13

2 11,5 12,5 13,5

3 11 12,5 13

Trung bình 11,17 ± 0,29a 12,33 ± 0,29b 13,17 ± 0,29c

Ghi chú: các giá trị thể hiện là số trung bình và độ lệch chuẩn, các trị số trong cùng một hàng có ký tự giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả thí nghiệm ở Bảng 4.13 cho thấy ngưỡng nồng độ muối của cá chép tăng dần qua các giai đoạn phát triển: phôi là 11,17 ± 0,29‰; cá bột là 12,33 ± 0,29‰; cá hương là 13,17 ± 0,29‰ và giữa các giai đoạn cá thí nghiệm đều có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

Kết quả này cho thấy khả năng chịu đựng ngưỡng nồng độ muối của cá chép cao và gần như không sai khác nhiều ở các giai đoạn (11,17‰ – 13,17‰). Cụ thể là mỗi giai

đoạn phát triển ở cá con thì khả năng chịu đựng độ mặn tăng xấp xỉ 1‰.

Theo kết quả báo cáo trước trên đối tượng cá mè trắng, ngưỡng nồng độ muối giai

đoạn cá bột là 10,3 ± 0,3‰ và giai đoạn cá hương là 10,9 ± 0,1‰ (Nguyễn Quế

Thanh, 2011) thì thấp hơn nhiều khi so với giá trị ngưỡng nồng độ muối của cá chép ở

từng giai đoạn tương ứng là 12,33 ± 0,29‰ và 13,17 ± 0,29‰. Như vậy, cá chép là loài rộng muối hơn cá mè trắng hay nói cách khác cá chép có phạm vi thích ứng độ

mặn rộng hơn cá mè trắng.

Mỗi loài cá có khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu khác nhau để thích nghi độ mặn khác nhau. Nếu trong môi trường có nồng độ muối quá cao, lượng ion đi vào tế bào sẽ

vượt quá khả năng điều hòa của cơ thể, làm cho nồng độ muối trong tế bào tăng lên. Hiện tượng này sẽ làm tế bào mất nước, vì thế cơ thể cá sẽ thiếu nước phục vụ cho quá trình trao đổi chất, làm cho tế bào phát triển chậm hơn bình thường (Nguyễn Văn Thường, 1999).

41

CHƯƠNG V

KT LUN VÀ ĐỀ XUT 5.1 Kết luận

Từ các kết quả của các thí nghiệm xác định các ngưỡng sinh lý sinh thái của cá chép (các thí nghiệm được bố trí ở nhiệt độ 26 – 28 oC) rút ra được các kết luận như sau:

• Nhiệt độ không sinh học của cá chép là 6,73 ± 0,9 oC.

• Ngưỡng nhiệt độ của phôi cá chép: ngưỡng trên là 40,67 ± 0,29 oC và ngưỡng dưới là 5 ± 0,5 oC.

• Ngưỡng nhiệt độ của cá chép bột: ngưỡng trên là 41,33 ± 0,29 oC và ngưỡng dưới là 4,67 ± 0,29 oC.

• Ngưỡng nhiệt độ của cá chép hương: ngưỡng trên là 41,5 ± 0 oC và ngưỡng dưới là 4,5 ± 0,5 oC.

• Ngưỡng oxy của cá chép giai đoạn phôi là 1,64 ± 0,11 mg/L.

• Ngưỡng oxy của cá chép giai đoạn cá bột là 0,94 ± 0,07 mg/L.

• Ngưỡng oxy của cá chép giai đoạn cá hương là 0,79 ± 0,09 mg/L.

• Cường độ hô hấp của cá chép giai đoạn phôi là 0,68 ± 0,08 mgO2/g.giờ.

• Cường độ hô hấp của cá chép giai đoạn cá bột là 0,54 ± 0,07 mgO2/g.giờ.

• Cường độ hô hấp của cá chép giai đoạn cá hương là 0,45 ± 0,04 mgO2/g.giờ.

• Ngưỡng pH của cá chép giai đoạn phôi: ngưỡng trên là 9,41 ± 0,09 và ngưỡng dưới là 4,97 ± 0,13.

• Ngưỡng pH của cá chép giai đoạn cá bột: ngưỡng trên là 9,64 ± 0,12 và ngưỡng dưới là 4,68 ± 0,15.

• Ngưỡng pH của cá chép giai đoạn cá hương: ngưỡng trên là 10,04 ± 0,16 và ngưỡng dưới là 4,07 ± 0,10.

• Ngưỡng độ mặn của cá chép giai đoạn phôi là 11,17 ± 0,29‰.

• Ngưỡng độ mặn của cá chép giai đoạn cá bột là 12,33 ± 0,29‰.

42

5.2 Đề xuất

• Các kết quả thí nghiệm trên đây chỉ mới là những nghiên cứu bước đầu và có lặp lại trên một số giai đoạn phôi, cá bột và cá hương của cá chép. Trong thời gian sắp tới cần tiến hành bố trí thí nghiệm nghiên cứu thêm trên nhiều giai đoạn khác của cá chép từ khi trứng được thụ tinh đến khi cá đạt kích cỡ thương phẩm. Nhằm thu thập một cách đầy đủ nhất các số liệu về các chỉ tiêu cơ sở sinh lý sinh thái loài cá chép để làm cơ sở cho sản xuất giống cũng như trong nuôi cá thương phẩm.

• Ngoài ra, trong thời gian tới cũng nên mở rộng nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý sinh thái ở nhiều giai đoạn khác nhau trên các loài cá khác để góp phần làm đa dạng thêm

đối tượng ương nuôi cũng như làm tăng chất lượng sản xuất giống và ương nuôi cá con ởĐồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay.

43

TÀI LIU THAM KHO

Boyd, C. E. 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture. Birmingham Publishing Co. Birmingham, Alabama. 482p.

Carl B. Schreck , Peter B. Moyle, eds. 1990. Methods for fish biology. American Fisheries Society, Bethesda, MD. 684p.

G. V. Ni-Côn-Sky. Nguyễn Văn Thái, Trần Đình Trọng và Mai Đình Yên dịch, 1964. Sinh thái học cá. Nhà xuất bản Đại học.

I.F.Pravdin, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá. Phạm Minh Giang dịch, 1973. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Cao Thị Cẩm Hai, 2011. Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý, sinh thái của cá hường

(Helostoma Temmincki) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Bệnh Học Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Chung Lân, 1969. Sinh vật học và sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi. Nhà xuất bản Khoa Học.

Duy Quốc Tuấn, 2002. Tìm hiểu chất lượng cá chép bố mẹ được nuôi ở ruộng lúa. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Dương Nhựt Long, 2009. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Dương Tuấn, 1981. Sinh lý học động vật và cá. Nhà xuất bản Đại học Hải Sản Nha Trang.

Đặng Ngọc Thanh, 1974. Thủy sinh học đại cương. Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Đỗ Minh Nhựt, 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH đến sự phát triển phôi và cá bột mè trắng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010. Một số vấn đề về sinh lý cá và giáp xác. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Sinh lý động vật thủy sinh. Tủ

sách Khoa Nông Nghiệp – trường Đại học Cần Thơ.

Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa Học Kỹ thuật Hà Nội.

Nguyễn Quế Thanh, 2011. Tìm hiểu về khả năng thích ứng môi trường của cá mè trắng từ bột lên giống. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Thị Trung Truân, 2002. Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm hình thái sinh lý và đặc tính protein của ba dòng cá chép ở Cần Thơ. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

44

Nguyễn Tường Anh, 1999. Một số vấn đề về nội tiết học sinh sản cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Nguyễn Văn Kiểm, 1997. So sánh một số chỉ tiêu hình thái và nuôi 5 loại hình cá chép

ở Cần Thơ. Luận án Thạc sĩ Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Nha Trang.

Nguyễn Văn Kiểm, 1999. Kỹ thuật sinh sản nhân tạo các loài cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tủ sách Khoa Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Nguyễn Văn Kiểm, 2004. So sánh một sốđặc trưng hình thái, sinh thái sinh hóa và di truyền ba loại hình cá chép (chép vàng, chép trắng và chép Hungary) ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Luận án Tiến sĩ nông nghiệp – Đại học Nha Trang. Nguyễn Văn Thường, 1999. Sinh thái thủy sinh vật. Tủ sách Khoa Thủy Sản – trường

Đại học Cần Thơ.

Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009. Cơ sở khoa học và kỹ thuật sản xuất cá giống. Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

Phạm Minh Thành, 2005. Nuôi Thủy sản đại cương. Tủ sách Khoa Thủy Sản – trường

Đại học Cần Thơ.

Phạm Văn Trang và Trần Văn Vỹ, 1983. 60 câu hỏi đáp về nuôi cá. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội.

Trần Đình Trọng, 1983. Góp phần nghiên cứu biến dị hình thái cá chép ở Việt Nam.

Đại học Sư Phạm Hà Nội I.

Trương Quốc Phú, Nguyễn Lê Hoàng Yến, Huỳnh Trường Giang, 2006. Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Khoa Học.

Trường Đại học Cần Thơ, Khoa Nông Nghiệp, Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt, 2000. Sinh học và kỹ thuật nuôi một số loài cá nước ngọt. Nhà xuất bản Sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường An Giang.

Võ Tiến Bằng, 2010. Ảnh hưởng của nhiệt độ, oxy, pH lên cá trôi Ấn Độ và cá rô

đồng giai đoạn phôi và cá bột. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Võ Thị Thùy Trang, 2009. Ảnh hưởng của các yếu tố nhiệt độ, oxy, pH đến sự phát triển phôi và cá bột thác lác còm và trê vàng. Luận văn tốt nghiệp Đại học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản – trường Đại học Cần Thơ.

Bộ thủy sản, Viện Nghiên cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I, 2001. Cá nước ngọt Việt Nam tập 1: Họ Cá Chép (Cyprinidae). Nhà xuất bản Nông Nghiệp.

http://chomoi.com.vn/Default.aspx?tabid=55&forumid=16&postid=91&scope=posts Lan Anh, 2009. Đặc điểm sinh thái học và sinh học các loài cá có giá trị kinh tế

vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long – Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu một số chỉ tiêu sinh lý sinh thái cá chép (Cyprinus carpio L.) giai đoạn phôi, cá bột và cá hương (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)