MỤC LỤC
Khí sinh học (biogas) hình thành từ các bãi chôn lấp do quá trình phân hủy các thành phần sinh học trong chất thải có chứa rất nhiều loại khí độc hại như NH3, CO2, CH4, H2S, các hợp chất hữu cơ bay hơi. Nhìn chung, công tác quản lý chất thải sinh hoạt còn yếu kém, vận hành các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh và những bãi thải lộ thiên ở các khu đô thị hiện đang là nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các khu đô thị trong nước và tạo nên những bức xúc đối với dân.
Do sử dụng quá nhiều lao động, đặc biệt lại trong tình trạng không được bảo vệ đúng mức do các quy định và công tác giám sát về vệ sinh lao động ở Việt Nam cũng như các nước đang phát triển còn tương đối lỏng lẻo, bản thân hoạt động quản lý chất thải rắn cũng là nguy cơ khá nghiêm trọng đối với các nhóm cộng đồng, người lao động tham gia các hoạt động quản lý chất thải (người nhặt rác, công nhân vệ sinh, công nhân ở các khu xử lý rác). Các loại hơi, khí độc có mặt trong khí sinh học phát sinh từ các bãi chôn lấp, bãi đổ thải lộ thiên có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng như làm gia tăng mức độ nguy hiểm của các bệnh nhân hô hấp, hen suyễn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản, tăng khả năng gây các bệnh truyền nhiễm và một số loại hơi dung môi, hữu cơ có khả năng gây ung thư ở người.
Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị do các Công ty Môi trường đô thị là các công ty con của Tập đoàn Quản lý CTRSH đô thị đóng tại các tỉnh, thành phố hoặc huyện, thị xã thực hiện. Tiền lương cho cán bộ công nhân viên chức, các loại phương tiện, trang bị ban đầu do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn vốn ngân sách, nguồn thu từ hoạt động thu gom, xử lý chất thải theo định mức áp dụng Tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng, đơn giá được áp dụng theo đơn giá của UBND tỉnh, thành phố ban hành theo từng thời điểm.
- Cùng với tổ trưởng dân phố, xóm trưởng lập biên bản đề nghị UBND phường, xã phạt vi phạm hành chính đối với những hộ gia đình đổ rác, phóng uế bừa bãi làm ô nhiễm môi trường gây mất mỹ quan đô thị. + Tuyên truyền giáo dục, phát động phong trào thi đua xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp đến các tổ chức như Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, trường học và nhiều tổ chức xã hội khác.
Tỉnh và quận đã tập trung thực hiện quy hoạch xây dựng, hàng năm đầu tư hàng ngàn tỷ đồng xây dựng hạ tầng như: trụ sở làm việc của các cơ quan, hệ thống các công trình phúc lợi công cộng, công trình văn hóa thể thao, mở thêm nhiều tuyến đường phố, điện chiếu sáng mới. Do thực tế về hiện trạng thu gom các loại chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh không mang tính đồng bộ nên đã làm xuất hiện nhiều bãi rác tạm như bãi rác tạm ở khu vực các xã Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Tân Hoà, Cộng Hoà (Quốc Oai), Thanh Mỹ, Trung Hưng (Sơn Tây),…. Ngoài ra trong toàn tỉnh còn nhiều trị trấn, thị tứ đều chung thực trạng đó là lượng chất thải rắn sau khi được thu gom đều chưa được xử lý bằng bất kỳ một biện pháp công nghệ nào, bãi chôn lấp chỉ là những vị trí mang tính tự phát, tạm bợ, do đó đây là một trong những nguồn gây ô nhiễm đối với các môi trường đất, nước, không khí của nhiều khu vực trong toàn tỉnh.
- Rác thải của Quận Hà Đông vẫn duy trì xử lý như hiện tại, tức là vẫn vận chuyển lên xử lý tạm thời tại khu vực xã Cổ Đông, đồng thời tiến hành lựa chọn khu xử lý mới và trong khu xử lý sẽ đầu tư xây dựng một nhà máy xử lý rác cho Quận và vùng lân cận. - Rác thải của Hà Đông vẫn phải xử lý tạm tại khu vực xã Cổ Đông, Sơn Tây trong thời gian chờ tìm được vị khí khu xử lý mới, có thể gây ô nhiễm môi trường cho khu vực lân cận do đây là khu vực xử lý không được đầu và vận hành theo đúng quy trình kỹ thuật của bãi chôn lấp hợp vệ sinh.
Đảng và Chính phủ trong nhiều năm qua rất quan tâm tới công tác quản lý CTR nói chung và chất thải sinh hoạt đô thị nói riêng, nhiều văn bản liên quan phục vụ công tác quản lý đã ra đời, như Luật Bảo vệ môi trường, Chiến lược quản lý chất thải rắn, Nghị định về quản lý chất thải rắn… Các cố gắng trên của Chính phủ và các cấp chính quyền đã đem lại những thành công và hiệu quả nhất định. Bởi lẽ Quận Hà Đông, các nhà quản lý vẫn chưa định hướng được xu thế quản lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hướng nào: chôn lấp, chế biến phân Compost hay thiêu đốt… Trong điều kiện nền kinh tế hiện nay ở địa phương phương án chôn lấp chất thải là phổ biến, nhưng lại gặp khó khăn, thách thức rất lớn là không có đất, việc lựa chọn địa điểm bãi chôn lấp, khu xử lý CTRSH là vô cùng khó khăn. Để hạn chế việc đổ thải bừa bãi chất thải không đúng nơi quy định; áp dụng thành công các chương trình, dự án phân loại chất thải tại nguồn; Sản xuất phân compost; tăng cường tái chế, tái sử dụng chất thải và giảm thiểu tiêu hủy tại bãi chôn lấp, cần thực hiện tốt các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng về những tác hại gây ra do quản lý chất thải khụng đỳng cỏch, cũng như làm cho cộng đồng thấy rừ trỏch nhiệm phải chi trả với mức hợp lý cho các dịch vụ quản lý chất thải sinh hoạt.
Ở các nước phát triển, điển hình như Mỹ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, năng lực quản lý chất thải rắn đã ở mức cao từ việc phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải đã được tổ chức tốt từ các chính sách pháp luật, công cụ kinh tế, cơ sở hạ tầng tốt, nguồn kinh phí cao và có sự tham gia của nhiều thành phần xã hội. Giảm phát sinh nguồn chất thải còn được gọi là ngăn ngừa chất thải, bao gồm từ khâu thiết kế, sản xuất, mua bán và sử dụng sản phẩm, cụ thể như là việc thiết kế, sản xuất các sản phẩm hàng hóa và bao gói sản phẩm nhằm giảm khối lượng, tính độc hại của nguyên vật liệu ban đầu, trước khi những sản phẩm này đi vào hệ thống thị trường mua bán và tiêu dùng. Việc phân loại rác tại nguồn chưa phát triển và nhân rộng được, một phần do chưa có cơ chế, chính sách phù hợp và kịp thời nên chưa khuyến khích được phong trào tự giác phân loại của người dân; chưa có những đầu tư đồng bộ dẫn đến nhiều mô hình chỉ thực hiện được ở khâu phân loại tại nguồn, đến khâu vận chuyển và xử lý lại chưa tách riêng được.
+ Các khoản khuyến kích kinh tế khác nhằm giảm thiểu lượng CTR phát sinh, bao gồm: khấu trừ thuế cho các ngành công nghiệp dùng vật liệu tái chế thay thế một phần nguyên vật liệu; trợ cấp đầu tư, các khoản vay lãi xuất thấp đối với dự án xây dựng các xưởng tái chế CTR; hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tái chế… để khuyến khích các xí nghiệp, nhà máy thực hiện các hoạt động tiết kiệm tài nguyên. Ngoài việc hoàn thiện hệ thống văn bản phỏp quy, cần quy định cụ thể, rừ ràng trỏch nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan trong lĩnh vực quản lý CTR từ Trung ương tới địa phương (cơ quan nào có trách nhiệm chính đối với loại chất thải nào, nhiệm vụ cụ thể của cơ quan chịu trách nhiệm chính và cơ quan phối hợp), đồng thời xây dựng cơ chế cộng tác chặt chẽ nhằm thực thi hiệu quả các quy định trong hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTR nhằm bảo vệ môi trường. Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích trong lĩnh vực quản lý CTR cần sớm tách ra khỏi sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động như các doanh nghiệp độc lập, cạnh tranh bình đẳng với các đơn vị khác theo cơ chế hợp đồng cung cấp dịch vụ hoặc đấu thầu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích theo Nghị quyết Trung ương 3 Khoá IX đã quy định, tự chịu trách nhiệm và tự trang trải chi phí các dịch vụ công khác theo yêu cầu của khách hàng.