Sức sinh sản của tôm mẹ trong các lần đẻ

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ (Trang 28 - 30)

của tôm sú cắt mắt phụ thuộc rất lớn vào loại thức ăn sử dụng khi nuôi vỗ thành thục. Phạm Văn Tình (2003), phải chọn đúng loại thức ăn tôm mẹ mới thành thục được. Bảng 4.4: Sức sinh sản qua các lần đẻ của 2 nghiệm thức

Lần đẻ Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% chế biến Tổng số trứng/lần đẻ/tôm Tổng số trứng/lần đẻ/tôm Lần 1 733.333,3 741.666,7 Lần 2 891.666,7 833.333,3 Lần 3 787.500 766.666,7 Lần 4 716.666,7 733.333,3 Tổng 15.050.000 16.250.000 Trung bình 782.291,7 ± 78937,91a 768.750± 45325,45a

Qua bảng (4.4) cho thấy có sự khác biệt giữa số lượng trứng trung bình tôm đẻ lần 1 của NT1 là 733.333,3 trứng thấp hơn ở nghiệm thức 2 là 741.666,7 trứng nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (P>0.05). Trong lần đẻ thứ 2 của NT1 là 891.666,7 trứng nhiều hơn NT2 là 833.333,3 trứng nhưng khác biệt này không có ý nghĩa về mặt thống kê (p>0.05). Trong lần đẻ 3 tôm mẹở NT1 đẻđược 787.500 trứng cao hơn tôm mẹ ở NT2 là 766.666,7 trứng. Trong lần 4 tôm mẹ ở 2 nghiệm thức đẻ được: NT1 716.666,7 trứng thấp hơn NT2 là 733.333,3 trứng. Nhưng qua 4 lần đẻ tổng lượng trứng trung bình lần đẻ của tôm mẹở NT1 là 15.050.000 trứng thấp hơn so với tổng số trứng trung bình lần đẻ ở NT2 là 16.250.000 trứng. Sự khác biệt này cho thấy, việc cho tôm mẹ ăn 50% thức ăn chế biến +50% ốc mượn hồn trong quá trình nuôi vỗ thành thục mang lại hiệu quả trong việc nâng cao sức sinh sản của tôm mẹ so với việc cho tôm ăn 100% ốc mượn hồn.

Thức ăn tươi sống (ốc mượn hồn, sò huyết...) có thể mang các tác nhân gây bệnh vào tôm mẹ ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tôm giống nên trước khi cho tôm mẹ ăn phải xử lý rất kỷ bằng ozone (4g/h xử lý trong 5 phút) nhằm hạn chế mầm bệnh. Trong khi sử dụng thức ăn chế biến sẽ hạn chế các tác nhân gây bệnh từ thức ăn tươi sống mang lại và không phải tốn nhiều thời gian cho việc xử lý thức ăn (chế biến xong giữ lạnh cho ăn dần).

29 Như vậy thức ăn chế biến đã thể hiện được tính ưu việc trong quá trình nuôi vỗ thành thục tôm mẹ và có thể áp dụng rộng rãi trong quá trình sản xuất giống, giảm các tác nhân gây bệnh nhiễm vào tôm mẹ hơn việc sử dụng thức ăn tươi sống.

Sức sinh sản của từng tôm mẹ

Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho tôm mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến sức sinh sản của tôm mẹ. Trong thí nghiệm sức sinh sản của tôm mẹ ở 2 nghiệm thức thu được trong quá trình thức hiện đề tài được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.5: Sức sinh sản trung bình của tôm mẹ (trứng/tôm mẹ)

Tôm Cho ăn 100% ốc mượn hồn Cho ăn 50% ốc mượn hồn +50% ốc mượn hồn Tổng số trứng Tổng số trứng Tôm 1 2.600.000 2.200.000 Tôm 2 1.600.000 3.300.000 Tôm 3 4.100.000 3.350.000 Tôm 4 1.700.000 1.800.000 Tôm 5 3.650.000 2.200.000 Tôm 6 1.400.000 3.400.000 Tổng 15.050.000 16.250.000 Trung bình 2.508.333 2.708.333

Sức sinh sản trung bình của tôm mẹ ở NT1 khi cho ăn 100% ốc mượn hồn là 2.508.333 (trứng/tôm mẹ) thấp hơn sức sinh sản trung bình của tôm mẹở TN2 khi cho ăn kết hợp 50% ốc mượn hồn + 50% thức ăn chế biến là 2.708.333 (trứng/tôm mẹ). Thí nghiệm thu được kết quả phù hợp với nhận định của Brown (1980), sự kết hợp các thành phần thức ăn khác nhau làm tăng sức sinh sản của tôm mẹ hơn khi cho tôm mẹăn 1 loại thức ăn. Khi cho tôm mẹăn kết hợp nhiều loại thức ăn sẽ khắc phục tình trạng xuống trứng của tôm trong quá trình nuôi chính điều này làm cho tôm khi ăn kết hợp nhiều loại thức ăn có sức sinh sản cao.

Sức sinh sản trung bình của NT2 (2.708.333 trứng/tôm mẹ) cao hơn sức sinh sản trung bình của NT1 là 2.508.333 trứng/tôm mẹ. Khi nuôi vỗ tôm mẹ bằng 50% thức ăn chế biến kết hợp với 50% ốc mượn hồn tốt hơn cho ăn 100% ốc mượn hồn trong nuôi vỗ thành thục sẽ nâng cao sức sinh sản của tôm mẹ. Cần được áp dụng rộng rải nhằm tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất giống tôm biển nói chung và sản xuất giống tôm sú nói riêng.

Sức sinh sản tương đối của tôm mẹ

Tuy nhiên do kích thước tôm mẹ ban đầu có một sự chênh lệch nên đánh giá khả năng thành thục dựa vào sức sinh sản tương đối và hệ số thành thục sẽ khách quan hơn.

30

Bảng 4.6: sức sinh sản tương đối của tôm mẹ (trứng/g)

Tôm Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2

Tôm 1 13.000 10.000 Tôm 2 8.421.1 12.692,3 Tôm 3 17.826,1 13.958,3 Tôm 4 7.727,3 9.473,7 Tôm 5 16.590,6 10.476,2 Tôm 6 5.600 14.166,7 Trung bình (trứng/g) 11.527,6 ± 5.034 11.794,5 ± 2.071,7

Qua bảng 4.6 cho thấy trung bình sức sinh sản tương đối của nghiệm thức 1 là 11.527,6 trứng/g thấp hơn so với nghiệm thức 2 là 11.794,5 trứng/g. Theo Phan Đình Phúc và Nguyễn Cơ Thạch (2004), thì sức sinh sản của tôm tỉ lệ thuận với khối lượng, tôm thành thục ngoài tự nhiên có khối lượng 145 g thì sức sinh sản là 4050 trứng/g, còn tôm thành thục trong lồng ở biển thì sức sinh sản là 3413 trứng/g. Như vậy, cho thấy tôm mẹđược lựa chọn làm thí nghiệm có khối lượng phù hợp.

Sức sinh sản tương đối của nghiệm thức 1 dao động từ 5600 – 17.826,1 trứng/g, độ lệch chuẩn là ±5.034 trứng/g biến động hơn so với nghiệm thức 2 có sức sinh sản tương đối 9.473,7 – 14.166,7 trứng/g, độ lệch chuẩn là ± 2.071,7 trứng/g. Khi tôm mẹ cho ăn theo nghiệm thức 2 sẻ làm sức sinh sản tương đối của tôm mẹ cao được nâng cao hơn khi cho tôm mẹăn theo nghiệm thức 1.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng thức ăn tự chế trong nuôi vỗ thành thục tôm sú mẹ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)