Lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn
Trang 1ViÖn d©n téc häc
Trang 2Người hướng dẫn khoa học: PGS TS Khổng Diễn
TS Hà Đình Thành
Người phản biện 1: GS.TS Ngô Đức Thịnh, Viện Nghiên cứu Văn hoá
Người phản biện 2: PGS.TS Lâm Bá Nam, Đại học KHXH & NV
Người phản biện 3: PGS.TS Ngô Văn Doanh, Viện Nghiên cứu ĐN á
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
tổ chức tại Viện Dân tộc học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Vào hồi: giờ, ngày tháng năm 2009
Có thể tìm đọc luận án tại:
Thư viện Quốc gia, Thư viện Viện Dân tộc học.
Trang 3Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Trong khoảng thời gian hai thập niên trở lại đây, các lễ hội truyền thống ở
Lạng Sơn đã được chú ý và bước đầu được khôi phục Song việc khai thác, nghiên cứu
lễ hội về nội dung, cách thức tổ chức và nhất là mối quan hệ giữa truyền thống và hiện
đại thể hiện qua một số lễ hội còn tản mạn, rải rác, chưa được nghiên cứu đầy đủ và
hệ thống Trong đó phải kể đến lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn
1.2 Dưới góc độ nghiên cứu dân tộc học và văn hoá dân gian từ các nguồn tài liệu
khác nhau, hy vọng sẽ dựng lại bức tranh tổng thể về lễ hội Lồng thồng, làm sáng tỏ vai trò, vị trí và mối quan hệ của nó trong đời sống kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của người Tày ở Lạng Sơn, nhất là tín ngưỡng dân gian, trình độ tư duy, tri thức tộc người và những nét đẹp truyền thống trong phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống cũng như cách ứng xử của người Tày ở địa phương
1.3 Ngày nay trong thời đại thông tin, khoa học và công nghệ, đặc biệt trong
công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự gia tăng sinh hoạt văn hoá lễ hội đang là vấn đề được quan tâm ở nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau Do đó thông qua nghiên cứu này, bước đầu cung cấp tư liệu, luận cứ khoa học giúp các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Lạng Sơn nhận rõ những giá trị của lễ hội Lồng thồng để có hướng bảo tồn, kế thừa và phát huy, đồng thời cũng loại bỏ những nội dung không còn phù hợp với cuộc sống đương đại, phát huy những mặt tốt cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở
1.4 Xuất phát từ những nhận thức trên, với thực tế hơn 20 năm làm công tác văn
hoá trong thời kỳ đổi mới, nhằm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá nhân loại, góp phần nghiên cứu tạo nền tảng cơ sở tham mưu cho
Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách phát triển văn hoá hiện nay, tác giả luận án
chọn “Lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn” làm đề tài luận án tiến sĩ nhân
học văn hoá của mình
2 Tổng quan về lịch sử nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
2.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay đã có không ít tác giả viết về kinh tế - xã hội, lịch sử, văn hóa
Trang 4truyền thống của dân tộc Tày ở Việt Nam Vào thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn đã xuất
hiện những tập sách như: “Dư địa chí” của Nguyễn Trãi, “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn, “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú, “Đại Nam thực lục”,
“Khâm định Việt sử thông giám cương mục”, “Đại Nam nhất thống chí” của Sử quán triều Nguyễn, “Cao Bằng lục” của Phan Lê Phiên, “Cao Bằng kí lược” của Phạm An
Phủ,
Những tập sách này tuy còn sơ lược, chưa phải là những công trình chuyên khảo
về dân tộc Tày, nhưng đã có giá trị nhất định, giúp chúng ta hiểu được phần nào những sinh hoạt văn hoá truyền thống của dân tộc này
Dưới thời thuộc Pháp, cũng đã có nhiều bài báo và cuốn sách nói về dân tộc Tày
Trong số đó, có một số công trình nghiên cứu có giá trị khoa học như: “Ghi chép về người Thổ ở thượng du Bắc Bộ” (1898) của Girard D’Henry, “Sưu tập truyện cổ tích Thổ trên hai bờ sông Lô” (1905) và “Lòng kiên nhẫn vô biên: truyện cổ tích Thổ” (1915) của A Bonifacy, “Các tộc người vùng cao Bắc Bộ từ Phong Thổ đến Lạng Sơn” (1924) của M Abadie,…
Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ ngày hoà bình lập lại (1954) đến nay, việc
điều tra, tìm hiểu tình hình sinh hoạt và xã hội của dân tộc Tày được đặc biệt chú ý để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta Các cơ quan nghiên cứu
như: Viện Văn học, Viện Sử học, Viện Dân tộc học, Viện Nghiên cứu Văn hoá, cũng như các trường Đại học (Sư phạm Việt Bắc, Sư phạm Hà Nội I, Đại học Tổng hợp Hà
Nội, ) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra, nghiên cứu thực địa và đã tích luỹ được một
số tài liệu có giá trị khoa học giúp ích cho việc nghiên cứu xã hội, lịch sử và văn hoá của dân tộc Tày
Về tộc người Tày và văn hoá Tày, cho đến nay đã có một số công trình và bài nghiên cứu như: “Các dân tộc thiểu số ở Việt Nam” (1959) của Lã Văn Lô và tập thể tác giả, “Sơ lược giới thiệu các nhóm dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” (1968) của Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc)”(1978) của các tác giả thuộc Viện Dân tộc học, “Văn hoá Tày, Nùng”(1984) của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, “Các dân tộc Tày, Nùng ở Việt Nam” (1992) của các
tác giả thuộc Viện Dân tộc học Các tác phẩm của các tác giả đã nêu trên phần tổng quan về người Tày cũng đã ít, nhiều khảo cứu lễ hội Lồng thồng của người Tày nhưng chưa nêu được một cách toàn diện có tính hệ thống của lễ hội này
Riêng lĩnh vực nghiên cứu về lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày cũng đã có một
Trang 5số công trình và bài nghiên cứu, mô tả trên những nét cơ bản về các nghi lễ, nghi
trượng và nghi thức như: “Mùa xuân và phong tục Việt Nam” (1976) của Trần Quốc Vượng, Lê Văn Hảo, Dương Tất Từ , “Hội Lồng tồng (Dân tộc Tày ở Bắc Thái)” (1977) của Dương Kim Bội, “Hội Lồng tồng (tiếng Tày: Hội Lồng tồng)” (1983) của Lục Văn Pảo, “Đôi nét về hội Lùng tùng và việc khôi phục nó” (1990) của Phương Bằng, “Hội Lồng tồng ở Văn Lãng” (1991) của Hoàng Choóng, “Lễ hội cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam” (1993) của Phan Hữu Dật, Lê Ngọc Thắng, Lê Sĩ Giáo, Lâm Bá Nam, “Lễ hội truyền thống của các dân tộc Việt Nam khu vực phía Bắc” (2002)
của Hoàng Lương,…
Qua các công trình nghiên cứu về dân tộc Tày, đặc biệt là về lễ hội Lồng thồng từ trước đến nay cho thấy các tác giả đã có rất nhiều cố gắng đưa bức tranh chân thực về dân tộc Tày và nhất là các lễ hội của dân tộc này Song đứng trên góc độ nào đó, có lẽ chúng chưa bao quát được các mặt về đời sống văn hóa - xã hội của tộc người này, nhất là chưa nêu được một cách toàn diện về diễn biến của lễ hội Lồng thồng
2.2 Nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án này chủ yếu là các tư liệu điền dã, điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu, quan sát và tham dự, thăm dò bằng phiếu điều tra lễ hội Lồng thồng, mà chúng tôi thu thập và ghi chép được trong những năm từ 1982 đến năm 2006 ở hầu hết các xã, thị trấn trong tỉnh Lạng Sơn, trong đó có nhiều lễ hội do bản thân chúng tôi trực tiếp tham gia
- Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng nguồn tài liệu nghiên cứu về lễ hội Lồng thồng
của người Tày cả nước nói chung và người Tày Lạng Sơn nói riêng của các tác giả ở trung ương và địa phương đã công bố trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Dân tộc học, Văn hoá dân gian, hoặc đã in thành sách, kỷ yếu và những ghi chép trong những bản hương ước hiện còn lưu giữ trong dân ở các địa phương, các thư viện trung
ương và địa phương
3 Mục đích nghiên cứu của luận án
3.1 Nghiên cứu một cách hệ thống các lễ nghi, các trò chơi, trò diễn, quy mô cũng như không gian, thời gian của lễ hội Lồng thồng nhằm làm sáng tỏ vai trò, vị trí của lễ hội trong đời sống văn hoá tinh thần và mối quan hệ xã hội của nó với kinh tế, chính trị và văn hoá truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn
3.2 Thông qua việc nghiên cứu trên cơ sở điều tra, khảo sát, phân tích, so sánh và tổng hợp có hệ thống các lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn, các sắc thái
Trang 6văn hoá dân tộc sẽ được hiểu và nhận diện rõ nét hơn Từ đó rút ra những giá trị tiêu biểu, để chọn lọc và đề xuất ý kiến về việc kế thừa, bảo vệ, phát triển những mặt tích cực và hạn chế những hủ tục đang gây cản trở trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới hiện nay và từ đó có biện pháp xây dựng và quản lý tốt hơn lễ hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời cũng nhằm mục tiêu gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Tày
4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày ở Lạng Sơn; vai trò,
vị trí của nó trong đời sống văn hoá tinh thần hiện nay của cộng đồng tộc người Tày
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát, miêu tả các nghi thức, trò diễn, trò chơi, quy mô, thời gian, không gian, công tác chuẩn bị của lễ hội Lồng thồng và các quan niệm về tín ngưỡng dân gian của người Tày cũng như thống kê các điểm lễ hội Lồng thồng của dân tộc Tày trong phạm vi tỉnh Lạng Sơn
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.2 Các phương pháp cụ thể được dùng trong nghiên cứu
Phương pháp được dùng trong nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp dân tộc học kết hợp với phương pháp nghiên cứu văn hoá dân gian,
cụ thể là:
- Phương pháp điền dã dân tộc học và folklore học như khảo sát thực địa, phỏng vấn sâu nhóm người cao tuổi ở các xã, huyện trong tỉnh (phỏng vấn hồi cố), mô tả, quan sát và tham dự
- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra tổng thể các lễ hội, các trò chơi, trò diễn, tên vị thần được thờ và thời gian diễn ra lễ hội
Trang 7Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp để nghiên cứu tổng thể về lễ hội
6 Đóng góp của luận án
6.1 Luận án được xem như một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tổng thể, toàn diện và có hệ thống về lễ hội Lồng thồng của người Tày ở tỉnh Lạng Sơn dưới góc độ Dân tộc học và Văn hoá dân gian
6.2 Góp phần làm rõ nguyên nhân, tính chất và đặc điểm của tín ngưỡng dân gian thông qua lễ hội cổ truyền giúp chúng ta hiểu thêm truyền thống văn hoá Tày Luận
án được xây dựng từ các tư liệu thực tế, trên cơ sở khoa học liên ngành, chắc chắn sẽ góp phần cung cấp cho người đọc khối kiến thức phong phú, những giá trị đích thực
về lễ hội Lồng thồng của người Tày Lạng Sơn
6.3 Luận án còn góp phần vào việc xây dựng các định hướng trong công tác lãnh
đạo và quản lý văn hoá nói chung, lễ hội Lồng thồng của tỉnh Lạng Sơn nói riêng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
7 Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được kết
Trang 8Nhóm các yếu tố nội sinh gồm ba yếu tố chính: Vận động kiến tạo, cấu tạo nham thạch và kiến trúc địa chất
Còn nhóm trong các yếu tố ngoại sinh thúc đẩy sự hình thành và phát triển địa
hình Lạng Sơn chủ yếu là khí hậu
Khí hậu Lạng Sơn là một trong những vùng tiêu biểu của khí hậu Bắc Việt Nam
Về mùa lạnh, nhiệt độ trung bình từ 120 - 150C, có những lúc nhiệt độ xuống đến 50 C, thậm chí tới 00 C và dưới 0oC Về mùa nóng, nhiệt độ trung bình cao nhất 270 C
Về thuỷ văn, Lạng Sơn có các sông chính là: sông Kỳ Cùng, sông Thương, sông
Bắc Giang, sông Bắc Khê, sông Rồng Do hệ thống sông ở đây khá dày, cung cấp nước tưới cho các cánh đồng nên lúa nước ở dân tộc Tày khá phát triển Mặc dù là tỉnh miền núi nhưng trong các lễ hội, nhất là lễ hội của dân tộc Tày, có nhiều yếu tố liên quan đến sông nước
Thực vật Lạng Sơn thuộc khu hệ thực vật Nam Trung Hoa - Bắc Việt Nam
Thảm thực vật ở đây được chia thành hai thể khối chính: Vùng núi đá và vùng núi đất Vùng núi đá thường thấy các loại cây nghiến, lý, mạy tèo, ô rô Vùng núi đất có các loại cây như lim, sau sau, kháo, trám, vầu, trúc,
Động vật Lạng Sơn tương đối phong phú và khá về số lượng so với các khu vực
khác trong nước Lớp thú ở đây có 8 bộ, 24 họ với 56 loài Lớp chim có 14 bộ, 46 họ với hơn 200 loài Lớp bò sát lưỡng cư có 3 bộ, 17 họ với 50 loài Lớp cá có đến hàng chục họ
1.2 Đôi nét về lịch sử Lạng Sơn
Thời kỳ Văn Lang, Lạng Sơn thuộc bộ Lục Hải Thời Bắc thuộc, Lạng Sơn được xếp vào quận Giao Chỉ, sau đó là Giao Châu Vào thời Đinh, nước Đại Cồ Việt ra đời, Lạng Sơn được đặt làm Đạo và sang thời Lý có tên là lộ Lạng Giang Thời Trần, lộ Lạng Giang vẫn giữ nguyên, Lạng Sơn trở thành một địa đầu quan trọng, nơi qua lại của sứ thần hai nước Năm 1397, trấn Lạng Giang được đổi thành trấn Lạng Sơn Năm 1407, nhà Minh đem quân xâm lược nước ta, Lạng Sơn trở thành một trong 16 phủ của Giao Chỉ Trong suốt quá trình khởi nghĩa Lam Sơn, khi giải phóng Đông
Đô, Lê Lợi chia nước ta thành bốn Đạo Lạng Sơn được xếp vào Bắc đạo và là một phủ quan trọng án ngữ mặt phía Bắc của Tổ quốc Năm 1469, Lê Thánh Tông chia nước ta làm 12 đạo thừa tuyên và từ đó Lạng Sơn chính thức trở thành một thừa tuyên Thời Tây Sơn, Gia Long, Lạng Sơn là một ngoại trấn của Bắc Thành (riêng Lộc Bình
đổi tên gọi là Lộc Bằng) Năm Minh Mạng thứ 12 (1831), Lạng Sơn được đặt thành tỉnh gồm một phủ và bảy châu, huyện Năm 1888, thực dân Pháp xếp Lạng Sơn vào
Trang 9quân khu 12 Tháng 8 - 1891, chúng bỏ các khu để thành lập các "Đạo quan binh" Lạng Sơn là thủ phủ của đạo quan binh số 2, gồm hai phủ, hai huyện, bốn châu Ngày
20 - 6 - 1905, chúng lại bỏ đạo quan binh số 2, trả lại tỉnh cũ theo chế độ dân sự Trong những năm Cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954), Lạng Sơn trở thành một trong sáu tỉnh của căn cứ địa Việt Bắc Ngày 19 - 8 - 1956 khu tự trị Việt Bắc được thành lập gồm các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang Tháng 12 - 1975, Lạng Sơn với Cao Bằng sáp nhập thành tỉnh Cao Lạng Đến tháng 12 - 1978, tỉnh Cao Lạng lại tách ra thành hai tỉnh: Lạng Sơn và Cao Bằng như trước năm 1975
Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn được chia thành 11 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố (Lạng Sơn) và 10 huyện Toàn tỉnh có 207 xã (trong đó có 3 xã thuộc thành phố Lạng Sơn), 5 phường (thuộc thành phố Lạng Sơn) và 14 thị trấn
1.3 Con người và lịch sử cư trú
Lạng Sơn là nơi sinh tụ của các dân tộc Tày, Nùng, Kinh, Hoa, Dao, Sán Chay, Hmông
ở tỉnh Lạng Sơn, dân tộc Tày xếp thứ hai sau dân tộc Nùng về dân số, nhưng họ
lại phân bố ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh
Khảo cứu lịch sử của dân tộc Tày qua truyền thuyết “Cẩu chủa cheng vùa” (Chín
chúa tranh vua), một số nhà nghiên cứu cho rằng vua Thục Phán An Dương Vương người sáng lập ra quốc gia Âu Lạc là người Tày cổ Giả thiết đã cho thấy sự hình thành tộc người Tày có thể có trước đây khá lâu Địa bàn cư trú của dân tộc Tày xưa rộng hơn ngày nay rất nhiều Mặc dù quốc gia Âu Lạc tồn tại không được bao lâu nhưng vai trò của nó vô cùng quan trọng trong lịch sử hình thành cộng đồng tộc người Tày ở Lạng Sơn, người Tày cư trú chủ yếu ở vùng trũng thuộc lưu vực các con sông lớn, các thung lũng và các cánh đồng tương đối bằng phẳng nên đã tạo ra những vùng nông nghiệp nổi tiếng như Bắc Sơn, Lộc Bình, Bình Gia Đồng bào thường sống thành từng bản, ít thì có vài chục hộ, nhiều thì hơn một trăm nóc nhà Những dòng họ lớn trong bản thường là những dòng họ có công khai phá đất đai, lập bản
1.4 Sinh hoạt kinh tế và văn hoá vật chất
Về kinh tế, dân tộc Tày ở Lạng Sơn nói riêng và trên cả nước nói chung là một
trong những cư dân làm ruộng nước sớm nhất trong khu vực Đông Nam á Trong lịch
sử của mình, dân tộc Tày đã biết làm thủy lợi trong việc trồng lúa nước như mương, phai, lái, lìn Ngoài làm ruộng nước, ở Lạng Sơn họ còn làm nương rẫy với lối canh
Trang 10tác bằng dao, cuốc, đốt bằng lửa, tra hạt bằng gậy chọc lỗ Về chăn nuôi, đồng bào Tày phát triển các loại vật nuôi như: Trâu, bò, lợn, gà, vịt
Dân tộc Tày Lạng Sơn có một số nghề thủ công truyền thống như rèn, đan lát, mộc, đục đá, làm gạch ngói và dệt Trong đó nghề dệt, đan, lát, làm gạch ngói phát triển hơn cả,
Về văn hoá vật chất
Trước hết là các món ăn cổ truyền: Các món ăn với nhiều sản vật địa phương như
phở chua, phở vịt quay được ăn với măng chua ngâm ớt, tỏi, mác mật Vịt quay Thất Khê, thịt lợn quay thành phố Lạng Sơn là những món ăn khá nổi tiếng Không chỉ
có nhiều món ăn ngon, đồng bào còn có nhiều loại quả ngon có tiếng như đào Mẫu Sơn, mơ Tràng Định, mận Bình Gia, lê Thất Khê,
Về trang phục: Áo của nam giới là áo ngắn được may ghép bốn thân, hai thân
trước và hai thân sau, xẻ ngực, hai bên nẹp áo đính hai hàng cúc vải, cổ tròn dựng cao, tay áo dài, hẹp ống áo của phụ nữ gồm áo cánh ngắn và áo dài năm thân áo cũng được may từ loại vải bông nhuộm chàm hay để trắng, cổ áo đứng, tròn, thấp, khuy cài sang nách phải Đối với loại áo dài, tà áo được xẻ đến tận ngang hông, thuận tiện cho việc đi lại, gấu áo dài quá gối Bộ nữ phục Tày giản dị về kiểu cách cũng như về màu, vải
Kiểu nhà cổ truyền của đồng bào Tày là nhà sàn Tuy nhiên, ở một số vùng có nhà đất hay nhà nửa sàn nửa đất nhưng không phổ biến Nhà sàn của dân tộc Tày
được kết cấu 4 mái Điều này thể hiện rất rõ ở các kết cấu vì đầu hồi, các bộ vì kèo, cột trong bộ sườn của ngôi nhà với nhiều vì kèo khác nhau Đối với mỗi ngôi nhà, cửa
ra vào có thể mở ở đằng trước hay đầu hồi Cửa chính thường là nơi đặt cầu thang lên xuống Việc bố trí sử dụng ngôi nhà sàn của dân tộc Tày khá hợp lý
1.5 Quan hệ gia đình, dòng họ, hôn nhân
1.5.1 Gia đình và quan hệ gia đình
Gia đình Tày thuộc loại gia đình nhỏ, phụ hệ gồm hai thế hệ là chủ yếu, tuy nhiên gia đình 3-4 thế hệ gồm ông bà, cha mẹ, con cháu cũng chiếm một tỉ lệ đáng kể Chủ gia đình là người chồng, người cha Tuy chủ gia đình là người chồng, người cha nhưng người mẹ, người vợ cũng vẫn có vai trò quan trọng
Quan hệ giữa anh em, con cháu trực hệ và bàng hệ trong gia đình Tày như: Con chú, con bác hoặc con cô, con cậu, con dì con già xưng hô theo ngành trưởng- thứ,
Trang 11trưởng là anh, là chị, thứ là em, không kể tuổi tác,
1.5.2 Hôn nhân
Dân tộc Tày chủ yếu thực hiện hôn nhân trong nội bộ dân tộc mình Tuy nhiên cũng không loại trừ các trường hợp hôn nhân với các dân tộc khác Việc hôn nhân hỗn hợp dân tộc trong xã hội trước kia rất hiếm hoi, nhưng mấy chục năm gần đây thì các trường hợp hôn nhân như vậy có chiều hướng tăng lên Hôn nhân của người Tày
là sự kết hợp tự do yêu đương, với sự lựa chọn và sắp xếp của cha mẹ, tuy nhiên trong xã hội cũ sự sắp đặt của cha mẹ là cơ bản Về nguyên tắc hôn nhân của dân tộc Tày là hôn nhân một vợ, một chồng, dẫu vậy cũng có trường hợp đa thê, do người vợ vô sinh hay không có con trai
1.5.3 Quan hệ dòng họ
Về quan hệ xã hội, đồng bào rất coi trọng dòng họ Những người cùng dòng họ, nhất là họ gần hay cùng chi họ thường rất thương yêu, đùm bọc, bênh vực nhau trong mọi sinh hoạt của cộng đồng làng bản Con cái sinh ra dù trai hay gái đều tính theo họ
bố Con gái đi lấy chồng, khi về đến nhà chồng đều phải trình diện trước bàn thờ tổ tiên nhà chồng, kể từ đó cô ta trở thành thành viên họ nhà chồng Như vậy, người Tày
có hai họ, họ nội và họ ngoại, trong đó quan hệ họ nội được coi trọng hơn
1.6 Tôn giáo tín ngưỡng và văn nghệ dân gian
1.6.1 Tôn giáo tín ngưỡng
Trong quan niệm dân gian của người Tày, phi (ma) có hai loại: Phi lành, phi dữ
Ma lành được thờ cúng trong gia đình, miếu, đình, đền còn ma dữ nói chung không được thờ
Trong các hình thức thờ cúng của dân tộc Tày thì thờ cúng tổ tiên là quan trọng nhất Theo quan niệm của họ, ông bà, cha mẹ, sau khi chết linh hồn được siêu thoát và tồn tại ở trên trời Do vậy, con cháu phải lập bàn thờ ở trong nhà để cúng, hàng năm phải cúng giỗ những người đã khuất, mời tổ tiên về chứng giám, thụ hưởng lễ vật và phù hộ cho gia
đình bình yên, làm ăn phát đạt Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên, người Tày còn thờ Mẹ
Hoa (mẹ bjóoc), thờ Táo quân, thờ Tổ sư thầy tào, then Ngoài ra trong mỗi bản, người ta lập miếu (thó) để thờ Thổ công Còn ngôi đình là nơi thờ Thành hoàng
1.6.2 Văn nghệ dân gian
Dân tộc Tày Lạng Sơn có một nền văn hoá, văn nghệ dân gian khá phong phú Ngày nay, một số thần tích, thần phả, thần thoại vẫn còn được lưu giữ trong nhân
Trang 12dân trong đó truyện kể dân gian là đáng kể nhất Đặc điểm của truyện kể dân gian ở
đây là phản ánh đời sống của cư dân nông nghiệp lúa nước trong các thung lũng chân
núi Các truyện về thần Nông, truyện Lục pjạ (con mồ côi) là những truyện kể dân
gian Tày tiêu biểu và phổ biến ở Lạng Sơn
Bên cạnh kho tàng truyện kể, còn có những bài dân ca rất sâu sắc ở đây chúng ta nhận thấy dân ca Tày được chia thành hai loại, đó là dân ca nghi lễ và dân ca giao duyên
Lượn là bộ phận dân ca giao duyên, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần
của dân tộc Tày
Những bài ca nghi lễ cũng là loại hình độc đáo trong kho tàng văn hóa, văn nghệ
của dân tộc Tày ở Lạng Sơn ở đây có thế kể đến quan làng, các bài hát then được
trình diễn trong các dịp cưới xin, chữa bệnh, cấp sắc,
Dân tộc Tày Lạng Sơn còn có các điệu múa dân gian đặc sắc như múa giã cốm (giã gạo), múa tung còn, múa hạc, múa sư tử, múa quạt, múa chầu, múa võ…
Tiểu kết chương 1
Lạng Sơn không những có vị trí địa lý, đầu mối giao lưu thuận lợi của vùng biên giới phía Bắc nước ta mà còn là miền đất giàu đẹp và phong phú về tài nguyên, sản vật Trên mảnh đất này, các nhà khoa học đã tìm thấy những di chỉ khảo cổ cách ngày nay hàng vạn năm, đó là những dấu tích xưa nhất của con người trên đất nước ta (di tích khảo cổ học Thẩm Khuyên và Thẩm Hai, văn hóa tiền sử Bắc Sơn, Mai Pha…) Với nền văn hóa Bắc Sơn, Lạng Sơn đã góp phần vào quá trình hình thành và phát triển của lịch sử dân tộc Lạng Sơn còn nổi danh với truyền thống chống giặc ngoại xâm, bảo vệ biên cương vùng Đông Bắc Tổ quốc Nhiều dấu ấn lịch sử đã được ghi lại như những mốc son của lịch sử: ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc, Mục Nam Quan, Chiến khu Bắc Sơn, Quần thể khu di tích Cách mạng Bắc Sơn, Khu di tích chiến tranh đường
4 (huyện Đình Lập),…
Kinh tế của dân tộc Tày Lạng Sơn chủ yếu là canh tác lúa nước kết hợp với các hình thức canh tác nương rẫy, bãi soi và duy trì các hoạt động săn bắt, hái lượm Nghề thủ công truyền thống phát triển, và phát triển hơn cả là nghề rèn, đan lát, đục đá, làm gạch ngói và dệt
Đứng từ góc độ sinh thái môi trường, dân tộc Tày ở Lạng Sơn nói riêng và ở Việt Nam nói chung là một trong những dân tộc tiêu biểu cho cư dân vùng thung lũng, văn hóa thung lũng Đứng từ góc độ phát triển văn hóa (cấp độ sáng tạo và hưởng thụ văn hóa) thì dân tộc này có một không gian xã hội và văn hóa khá độc đáo Văn hóa, văn
Trang 13nghệ dân gian truyền thống của dân tộc Tày Lạng Sơn mang sắc thái tiêu biểu cho sự giao lưu với các dân tộc khác, nhất là với văn hóa Hán và văn hóa Việt
Phải nói rằng, ở Việt Nam, lễ hội (hai từ đi liền với nhau) là khái niệm mới xuất
hiện khoảng vài chục năm trở lại đây
Theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt (xuất bản năm 1998), lễ là những nghi thức được
tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ niệm một sự kiện có ý nghĩa nào đó Ông Đoàn
Văn Chúc thì cho rằng, lễ là sự bày tỏ kính ý đối với một sự kiện xã hội hay tự nhiên,
được thực hành theo nghi điển rộng lớn và theo phương thức thẩm mĩ, nhằm biểu hiện giá trị của đối tượng được cử lễ và diễn đạt thái độ của công chúng hành lễ
Ông Nguyễn Duy Hinh lại có lý luận về lễ như: Lễ là tổng thể nghi thức thể chế hóa trật tự, gắn liền với sự tích và quyền năng của thần, diễn đạt mối quan
hệ giữa người và thần
Theo chúng tôi, lễ trước hết là các nghi thức mở đầu cho lễ hội, sau đó là một hệ
thống ứng xử của con người với tự nhiên (nhất là đấng siêu nhiên, siêu hình) và với xã hội của một cộng đồng tộc người nhất định Từ các nghi thức mang tính xã giao đời thường là lễ, phép tắc để phân biệt trên dưới, sang hèn… dần dần được “thiêng hóa”
để trở thành những nghi lễ mang tính tôn giáo, về sau chúng trở thành những nghi thức, nghi lễ mở đầu cho lễ hội
Về hội, theo cuốn Đại từ điển tiếng Việt (1998) thì hội là: Cuộc vui tổ chức cho
đông đảo người đến dự, theo phong tục hay phong trào Ông Đoàn Văn Chúc lại định nghĩa: Hội là cuộc vui chơi bằng vô số hoạt động giải trí công cộng, diễn ra tại một
địa điểm nhất định vào dịp lễ kỷ niệm một sự kiện xã hội hay tự nhiên, nhằm diễn đạt
sự phấn khích, hoan hỷ của công chúng dự lễ
ở đây, lễ và hội là hai phạm trù hợp nhất thành một sinh hoạt văn hóa cộng đồng hoàn chỉnh, đồng thời là một thể thống nhất không thể chia tách trong hoạt động tôn giáo, lễ hội, lễ tiết của con người