NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN HÌNH LÒNG D ẪN Ở THƯỢNG VÀ HẠ LƯU ĐẾN TỶ LỆ PHÂN LƯU QUA SÔNG VÀM NAO B ẮNG MÔ HÌNH TOÁN.... 40 3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến hình lòng dẫn ở thượng và
Trang 1MỤC LỤC
M ỤC LỤC 1
DANH M ỤC HÌNH VẼ 2
DANH M ỤC BẢNG 3
M Ở ĐẦU 4
I Tính cấp thiết của đề tài 4
II Mục đích của đề tài 5
III Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu 5
IV Kết quả dự kiến đạt được 6
CH ƯƠNG 1 TỔNG QUAN 7
1.1 Sông Cửu Long và vai trò ở ĐBSCL [3] 7
1.2 Xói lở trên sông Cửu Long và vai trò của sông Vàm Nao [3] 12
1.3 Tình hình xói lở bờ khu vực sông Vàm Nao [3] 14
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tỷ lệ phân lưu 18
1.5 Nhận xét và đánh giá chung 20
CH ƯƠNG 2: NGHIÊN C ỨU TỶ LỆ PHÂN LƯU QUA SÔNG VÀM NAO T Ừ SỐ LIỆU THỦY VĂN [1] 21
2.1 Tỷ lệ phân lưu trong mùa lũ 21
2.2 Tỷ lệ phân lưu mùa kiệt [1] 28
CH ƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN HÌNH LÒNG D ẪN Ở THƯỢNG VÀ HẠ LƯU ĐẾN TỶ LỆ PHÂN LƯU QUA SÔNG VÀM NAO B ẮNG MÔ HÌNH TOÁN 40
3.1 Giới thiệu chung về mô hình MIKE 11 40
3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của biến hình lòng dẫn ở thượng và hạ lưu sông Vàm Nao đến tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao 41
CH ƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CÔNG TRÌNH ỔN ĐỊNH TỶ LỆ PHÂN L ƯU GIẢM THIỂU THIỆT HẠI 52
4.1 Đề xuất giải pháp công trình 53
4.2 Thiết kế sơ bộ giải pháp công trình 53
K ẾT LUẬN VÀ KIỆN NGHỊ 64
• Kết luận 64
• Kiến nghị 65
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 66
Trang 2DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 0.1 Vị trí sông Vàm Nao trên sông Cửu Long 4
Hình 1.1 – Cấu tạo mặt cắt địa chất bờ sông Vàm Nao khu vực bến phà Thuận Giang 11
Hình1.2 Diễn biến đường bờ sông Vàm Nao giai đọan 1966 – 1987 (nguồn: [3]) 17
Hình1.3 Diễn biến đường bờ sông Vàm Nao giai đọan 1987 – 1996 (nguồn: [3]) 17
Hình1.4 Diễn biến sông Vàm Nao trên mặt cắt ngang giữa đoạn sông giai đọan 1992 – 2007 (nguồn: [3]) 18
Hình 2.1 Các trạm thủy văn Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao trên sông Cửu Long (Nguồn: [1]) 21
Hình2.2 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Châu Đốc (nguồn: [1]) 24
Hình2.3 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Tân Châu (nguồn: [1]) 25
Hình2.4 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Vàm Nao (nguồn [1]) 26
Hình2.5 Đường quá trình lưu lượng bình quân tháng trạm Tân Châu (nguồn[1]) 32
Hình 2.6 Đường quá trình lưu lượng bình quân tháng trạm Vàm Nao (nguồn [1]) 33
Hình 2.7 Tỷ lệ phân lưu(α = QVàm Nao/Q Tân Châu ) trung bình tháng mùa kiệt (nguồn [1]) 39
Hình 3.1 Sơ đồ thuỷ lực mùa kiệt đồng bằng sông Cửu Long 42
Hình 3.2 Tương quan α và với Qtb ứng với tỷ lệ diễn biến mặt cắt 45
Hình 3.3 Tương quan β với Qtb ứng với tỷ lệ diễn biến mặt cắt 46
Hình 3.4 Tương quan α và tỷ lệ diễn biến mặt cắt với Qmax 49
Hình 3.5 Tương quan β và tỷ lệ diễn biến mặt cắt với Qmax 50
Hình 4.1 Tuyến công trình kè bảo vệ bờ hữu sông Vàm Nao 54
Hình 4.2 Mặt cắt mở rộng sông Vàm Nao tại MC1 55
Hình 4.3 Mặt cắt mở rộng sông Vàm Nao tại MC2 55
Hình 4.4 Mặt cắt mở rộng sông Vàm Nao tại MC3 56
Hình 4.5 Kết cấu công trình trên mặt cắt 1 57
Trang 3Hình 4.6 Kết cấu công trình trên mặt cắt 2 57
Hình 4.7 Kết cấu công trình trên mặt cắt 3 58
Hình 4.8 Kết cấu chi tiết phần đỉnh kè sông Vàm Nao 58
Hình 4.9 Tổng thể về mặt bằng kiến trúc trên mặt bằng 59
Hình 4.10 Phối cảnh công trình kè dự kiến 1 (nguồn [1]) 59
Hình 4.11 Phối cảnh công trình kè dự kiến 2 (nguồn [1]) 60
Hình 4.12 Kết quả tính toán ổn định mặt cắt hiện trạng 63
Hình 4.13 Kết quả tính toán ổn định công trình kè Vàm Nao 63
DANH MỤC BẢNG Bảng 2-1 Biến đổi tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao theo các thời kỳ (nguồn [1]) 27
Bảng 2-2 Tỷ lệ lưu lượng giữa sông Tiền và sông Hậu sau Vàm Nao (nguồn [1]) 28
Bảng 2-3Mực nước thấp nhất năm tại trạm Tân Châu và Vàm Nao thời kỳ 1995-2004 (đơn vị cm) (nguồn [1]) 29
Bảng 2-4 Lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt qua sông Tiền - trạm Tân Châu (m3/s) (nguồn [1]) 30
Bảng 2-5 Lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt qua sông Hậu - trạm Châu Đốc (m3/s) (nguồn [1]) 30
Bảng 2-6 Tỷ lệ lưu lượng trung bình tháng IV của hai trạmTân Châu, Châu Đốc giai đoạn 1993-2003 (nguồn [1]) 31
Hình 2-7Quan hệ lưu lượng bình quân tháng trạm Tân Châu và Vàm Nao mùa kiệt (nguồn [1]) 35
Bảng 3-1 Tỷ lệ phân lưu α và β lũ năm 2000 ứng với lưu lượng trung bình 46
Bảng 3-2 Tỷ lệ phân lưu α và β năm 2000 ứng với lưu lượng lớn nhất 48
Bảng 4-1 Chỉ tiêu cơ lý của đất nền ở khu vực sông Vàm Nao 62
Trang 4MỞ ĐẦU
I Tính cấp thiết của đề tài
Sông Mekong chảy đến Phnom Penh (Campuchia) thì phân làm hai nhánh
đổ về Việt Nam, đó là sông Tiền (Mekong) và sông Hậu (Bassac) Đoạn sông
chảy trên đất Việt Nam có chiều dài 250 km thường được gọi là sông Cửu Long, với diện tích lưu vực khoảng 68.725 km2
Hình 0.1 Vị trí sông Vàm Nao trên sông Cửu Long
Trước khi gặp sông Vàm Nao, sông Tiền có lòng sông rộng hơn và tải lượng nước nhiều hơn sông Hậu Đến sông Vàm Nao, nước của sông Tiền chảy sang sông Hậu qua sông Vàm Nao, từ đây sông Hậu được mở rộng và cân bằng với sông Tiền một cách tương đối Trên hệ thống sông Cửu Long, ngoài sông Vàm Nao đóng vai trò chính trong việc phân lưu nước từ sông
Sông Vàm Nao
BẢN ĐỒ SÔNG CỬU LONG
Trang 5Tiền sang sông Hậu, còn có một số các kênh rạch khác cũng tham gia phân lưu nước từ sông Tiền sang sông Hậu hoặc phân lưu nước từ sông Mekong ra
biển Tây, có thể kể đến: kênh Vàm Xáng, rạch Ông Chưởng, kênh Vĩnh Tế, kênh Tri Tôn, kênh Ba Thê, kênh Cái Săn, kênh Thốt Nốt
Sông Vàm Nao nối liền sông Tiền với sông Hậu, chuyển một lượng nước khá lớn từ sông Tiền sang sông Hậu làm lưu lượng nước qua sông Hậu tăng lên khoảng 3 lần Sau sông Vàm Nao, lưu lượng nước sông Tiền và sông
Hậu gần như xấp xỉ bằng nhau, tại bắc Mỹ Thuận lưu lượng bình quân là 7.662 m³/s chiếm 51% tổng lượng dòng chảy đổ ra biển, tại bắc Cần Thơ lưu lượng bình quân đạt 7.503 m³/s chiếm 49%
Trong những năm gần đây, sông Vàm Nao đã bị xói lở mãnh liệt bên
bờ trái, làm biến đổi về hình thái lòng dẫn sông, có nguy cơ làm thay đổi tỷ lệ phân chia lưu lượng giữa sông Tiền và sông Hậu, ảnh hưởng tới phân bố ngập
lụt, xâm nhập mặn và xói bồi lòng dẫn ở ĐBSCL Do đó, đề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của biến đổi lòng dẫn thượng và hạ lưu sông vàm nao đến tỷ lệ
phân lưu qua sông vàm nao và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại” rất cần
thiết
II Mục đích của đề tài
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trước đây về tỷ lệ phân lưu hợp lý (với 3 tiêu chí là giảm thiểu ngập lụt, xâm nhập mặn và ổn định lòng dẫn), đề tài có mục tiêu là xác định được ảnh hưởng của biến hình lòng dẫn ở thượng và hạ
du sông vàm Nao đến sự thay đổi của tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao, đề
xuất giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu trên sông Vàm Nao
III Cách tiếp cận đề tài và phương pháp nghiên cứu
1 Cách tiếp cận
Trang 6− Tiếp cận từ thực tế, qua việc điều tra, khảo sát, đo đạc địa hình, thủy văn
− Tiếp cận từ nguồn trí thức khoa học, thông tin trên mạng, sách, kết quả các đề tài, dự án…
− Tiếp cận trên cơ sở mô phỏng những diễn biến thực tế bằng công cụ toán học (mô hình toán)
2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau;
− Phương pháp phân tích thống kê tổng hợp;
− Phương pháp kế thừa các đề tài, dự án đã thực hiện;
− Phương pháp mô hình toán mô phỏng các hiện tượng tự nhiên bằng
phần mềm toán học;
− Phương pháp chuyên gia
IV Kết quả dự kiến đạt được
− Kế thừa tổng hợp, phân tích diễn biến tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao theo phương pháp thống kê và xác định được tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao hợp lý (theo tiêu chí giảm thiểu xâm nhập mặn, ngập lụt, biến hình lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu)
− Xác định được ảnh hưởng của biến đổi lòng dẫn các đoạn sông phía thượng hạ lưu sông Vàm Nao đến tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao
− Đề xuất được giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Sông Cửu Long và vai trò ở ĐBSCL [3]
Sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua các nước Trung Quốc, Myanma, Lào, Thái lan, Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra Biển Đông với chiều dài 4800 km Tổng diện tích lưu vực là 795.000 km2với tổng lượng nước trung bình năm khỏang 475.000.000 m3 Bốn nước nằm phía hạ lưu sông Mekong gồm: Lào, Thái lan, Campuchia và Việt Nam chiếm 77%
diện tích lưu vực
Sông Cửu Long – Phần cuối sông Mekong, là hệ thống sông lớn nhất Việt Nam, với chiều dài khoảng 250 km tính từ biên giới Việt Nam – Campuchia tới Biển Đông Sông có hai nhánh chính: sông Tiền và sông Hậu Sông Tiền đổ ra Biển Đông qua sáu cửa: cửa Đại, cửa Tiểu, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu Sông Hậu đổ ra Biển Đông qua ba cửa: cửa Định An, cửa Trần Đề và cửa Bassac (Cửa Bassac trên sông Hậu và cửa Ba Lai trên sông Tiền nay đã bị bồi lấp)
Hệ thống sông Cửu Long có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL):
- Tạo ra ĐBSCL có diện tích 39.000 km2
, với dân số khoảng 16 triệu người, trong đó trên 50% dân số sống tập trung ở các vùng đất phù sa ven sông Tiền, sông Hậu Mật độ dân số vùng này lên tới hơn 800 người/km2
Vùng ven các sông thuộc hệ thống sông Cửu Long cũng là nơi tập trung hầu
hết các đô thị lớn của ĐBSCL như:
+ Ba thành phố tỉnh lỵ lớn là Cần Thơ, Mỹ Tho và Long Xuyên + Bốn thị xã tỉnh lỵ là: Cao Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre và Trà Vinh
Trang 8+ Hơn hai mươi lăm thị xã, thị trấn cùng với hàng trăm thị tứ, điểm tập trung dân cư
- Là tuyến thoát lũ chủ yếu của ĐBSCL
- Là nguồn cung cấp nước ngọt cho dân sinh, nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và cho lâm nghiệp
- Là hệ thống giao thông thủy đặc biệt quan trọng nối liền giữa các vùng dân cư thuộc ĐBSCL, nối liền ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh, với
cả nước và Quốc Tế Là hệ thống giao thông huyết mạch cung cấp đạn dược, thuốc men, lương thực cho quân giải phóng trong công cuộc đấu tranh chống
Mỹ cứu nước trước đây và là tuyến giao thông quan trọng vận chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị cho các vùng tạo điều kiện cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng ĐBSCL ngày nay
- Là nơi cung cấp nguồn thủy sản đồng thời cũng là tuyến du lịch sinh thái quan trọng của đất nước
- Dọc theo các sông ở ĐBSCL còn là nơi tập trung nhiều công trình xây dựng, công trình kiến trúc, công trình văn hóa, kho tàng, các công trình giao thông, cầu, phà, bến cảng, các công trình thủy lợi quan trọng
- Là nơi cung cấp cát xây dựng cho ĐBSCL
Những điều nêu trên đây cho chúng ta thấy, hệ thống sông ở ĐBSCL
có tầm quan trọng rất đặc biệt cho tiến trình phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSCL và cả nước
1.1.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình khu vực bờ sông Vàm Nao tương đối bằng phẳng, cao độ mặt đất tự nhiên phổ biến trong khỏang từ 3,5 m đến 4 m Mặt cắt ngang sông Vàm Nao có hình dạng tam giác lệch, dốc từ bờ phải sang bờ trái, cao độ đáy
Trang 9sông giao động từ -18,00 m đến -24,00 m, với địa hình này dòng chủ lưu luôn luôn ép sát vào phía bờ trái, vì thế phía bờ phải sông được bồi đắp dần còn bờ trái sông thì liên tục bị xói lở
1.1.2 Điều kiện khí tượng thủy văn
a Nhiệt độ - độ ẩm
- Nhiệt độ không khí:
Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 270
C Nhiệt độ không khí thay đổi theo mùa nhưng biên độ nhiệt tương đối nhỏ, chênh lệch nhiệt độ trong mùa khô khoảng 1,5 – 30 C, trong mùa mưa khoảng 10 C, biên độ nhiệt ngày lại khá lớn, từ 8 – 120
C
- Độ ẩm không khí:
Độ ẩm vùng này phụ thuộc vào lượng mưa, vì vậy cũng có một mùa ẩm ướt và một mùa khô điển hình Mùa mưa có độ ẩm bình quân đạt trên 80%, mùa khô có độ ẩm bình quân 76% Độ ẩm lớn nhất trong năm vào các tháng
IX hoặc X, đạt 85%, độ ẩm thấp nhất trong năm vào tháng III hoặc IV, đạt 74%
- Lượng bốc hơi:
Là nơi quanh năm có nền nhiệt độ cao nên lượng bốc hơi hàng năm ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ở vùng nghiên cứu nói riêng khá lớn Lượng bốc hơi năm là 1200 – 1300 mm
Lượng bốc hơi có sự biến đổi theo mùa và tháng trong năm Mùa khô lượng bốc hơi rất lớn, thường chiếm 2/3 lượng bốc hơi cả năm Tháng IV có lượng bốc hơi lớn nhất: 130 – 160 mm, ứng với tháng có độ ẩm thấp nhất trong năm, tháng IX có lượng bốc hơi nhỏ nhất: 80 mm
b Mưa:
Trang 10Chế độ mưa phân bố rõ rệt theo hai mùa Mùa mưa bắt đầu vào tháng V
và kết thúc vào cuối tháng XI Mùa khô bắt đầu vào tháng XII và kết thúc vào
cuối tháng IV năm sau
Lượng mưa năm ở An Giang khoảng 1400 – 1500 mm, tập trung nhiều
nhất vào tháng X (với lượng mưa tháng từ 500 – 600 mm), lượng mưa thấp nhất vào các tháng I, II, III So với lượng mưa năm ở miền Đông (1800 - 2200 mm/năm) và ở miền cực tây (2000 - 2200 mm/năm) thì An Giang thuộc khu
vực tưng đối ít mưa Năm mưa nhiều ở An Giang thường trùng với những năm có lũ lớn
d Chế độ thủy văn dòng chảy:
Chế độ thủy văn dòng chảy sông Vàm Nao liên quan chặt chẽ với chế
độ thủy văn sông Tiền, sông Hậu, lũ thượng nguồn và chế độ mưa nội vùng, ít
bị ảnh hưởng của thủy triều biển Đông, dòng chảy ngược có vận tốc rất nhỏ
và chỉ xuất hiện vào mùa kiệt, vào những ngày triều cường, lưu lượng nguồn
nhỏ
Phân bố dòng chảy trong mùa lũ và mùa kiệt:
- Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VII kéo dài đến tháng XII
Trang 11- Mùa kiệt bắt đầu từ tháng II đến tháng V (Tháng I và tháng VI là hai tháng chuyển tiếp)
1.1.3 Điều kiện địa chất công trình
Phân tích các số liệu khảo sát thực địa và các kết quả thí nghiệm cơ lý đất, có thể đánh giá điều kiện địa chất công trình bờ trái sông Vàm Nao khu
vực ấp Long Thượng xã Kiến An huyện Chợ Mới như sau:
* Cấu tạo mặt cắt địa chất và tính chất của các lớp đất:
Mặt cắt địa chất khu vực phà Thuận Giang ấp Long Thượng xã Kiến
An huyện Chợ Mới tính từ mặt đất đến độ sâu 48 m gồm 4 lớp đất:
γ
∆ γ
ϕ ε
Hình 1.1 – Cấu tạo mặt cắt địa chất bờ sông Vàm Nao khu vực bến phà
Thuận Giang
- Lớp 1: sét màu xám nâu vàng có nguồn gốc phù sa mới trạng thái dẻo
cứng, bề dày trung bình 3,3 m ; có đặc trưng cơ lý sau: giá trị dung trọng tự
Trang 12nhiên là 1,73 g/cm3 ; hệ số rỗng trung bình 0,988 ; độ sệt 0,46 ; cường độ kháng cắt với giá trị lực dính trung bình 0,022 kg/cm2
; góc ma sát trong 8o25'
;
- Lớp 2: bùn sét xám nâu đen phớt hồng xen kẹp ít lớp cát mịn mỏng,
bề dày trung bình 32 m ; có đặc trưng cơ lý sau: giá trị dung trọng tự nhiên là 1,62 g/cm3 ; hệ số rỗng trung bình 1,545 ; độ sệt 1,81 ; cường độ kháng cắt với giá trị lực dính trung bình 0,07 kg/cm2
; góc ma sát trong 3o43' ;
- Lớp 3: cát màu xám đen kẹp ít thớ lớp bùn sét, kết cấu kém chặt có bề dày trung bình 7,5m ; có đặc trưng cơ lý sau: giá trị dung trọng tự nhiên là 1,86 g/cm3 ; hệ số rỗng trung bình 0,769 ; cường độ kháng cắt với giá trị lực dính trung bình 0,07 kg/cm2 ; góc ma sát trong 28o54' ;
- Lớp 4: cát pha lẫn nhiều cát bụi sét màu xám trắng nâu, sét xám xanh
nửa cứng, trạng thái bão hòa nước ; có đặc trưng cơ lý sau: giá trị dung trọng
tự nhiên là 1,92 g/cm3
; hệ số rỗng trung bình 0,706 ; độ sệt 0,02 ; cường độ kháng cắt với giá trị lực dính trung bình 0,34 kg/cm2
; góc ma sát trong 15o45'
;
Từ các số liệu trên cho thấy nền đất bờ trái sông Vàm Nao khu vực xã
Kiến An huyện Chợ Mới được tạo bởi các lớp đất yếu, kém ổn định, cường độ
cơ học thấp, dễ biến đổi dưới tác dụng của các yếu tố tác dụng bên ngòai Do vậy dưới tác dụng của dòng chảy đào xói bờ sông dễ bị sạt lở
1.2 Xói lở trên sông Cửu Long và vai trò của sông Vàm Nao [3]
Trong những năm gần đây hiện tượng sạt lở bờ hệ thống sông Cửu Long lại xảy ra khá phổ biến, đang là nỗi day dứt của toàn xã hội, đã và đang gây ra những tổn thất rất lớn, là mối đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng, tài
Trang 13sản của nhà nước và nhân dân vùng ven sông, gây mất ổn định khu dân cư, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển dân sinh, kinh tế, xã hội, môi trường vùng ĐBSCL.Hiện tượng xói lở, bồi lắng hệ thống sông ở ĐBSCL đã, đang là lực cản rất lớn đến tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho vùng ĐBSCL
và cho cả nước
Những tổn thất do hiện tượng xói lở, bồi lắng đã xảy ra trong những thập niên qua là rất nặng nề Với số liệu thống kê chưa đầy đủ đã có:
• 32 người bị thiệt mạng và mất tích;
• 05 dãy phố bị đổ xuống sông;
• 06 làng bị xóa sổ, trên 2200 căn hộ bị sụp đổ và buộc phải di dời;
• Nhiều cầu, đường, giao thông, bến phà và nhiều trụ sở cơ quan, bệnh viện trường học, cơ sở kinh tế, công trình kiến trúc, công trình văn hóa,
cơ sở hạ tầng bị sụp đổ xuống sông;
• Một thị xã tỉnh lỵ phải di dời đi nơi khác (Sađéc);
• Hiện nay 01 thành phố, 02 thị xã, 04 thị trấn đang trong tình trạng xói lở mạnh;
Hiện tượng sạt lở bờ hệ thống sông Cửu Long diễn ra khá rộng khắp, qua điều tra khảo sát cho thấy trên tòan hệ thống sông có 81 điểm sạt lở, trong
đó có 6 khu vực sạt lở trọng điểm cần phải quan tâm nghiên cứu Trong tương lai với sự phát triển nhanh chóng các khu công nghiệp, khu chế xuất, phát triển mạnh hơn nữa về nông nghiệp, về nuôi trồng thủy sản, sự phát triển giao thông thủy để giao lưu, thông thương giữa các miền trong nước bắt buộc chúng ta càng tác động nhiều hơn, mạnh mẽ hơn lên hệ thống sông và vì thế hiện tượng sạt lở mái bờ sông, biến hình lòng dẫn sông Cửu Long nói chung
Trang 14và sông Vàm Nao nói riêng sẽ diễn ra mãnh liệt hơn, phức tạp hơn là điều không thể tránh khỏi
Trong số các khu vực sạt lở trọng điểm đáng chú ý là khu vực Vàm Nao, bởi hiện tượng sạt lở xảy ra không chỉ gây nên những thiệt hại như: tình
trạng mất ổn định một bộ phận không nhỏ dân cư sống ven sông, làm mất phương hướng trong công tác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội dải đất ven sông, gây ô nhiễm môi trường… mà tình trạng sạt lở bờ sông Vàm Nao còn làm thay đổi tỷ lệ phân lưu dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu Điều này
sẽ kéo theo sự thay đổi rất khó kiểm sóat về ngập lụt, xói lở lòng dẫn sông Tiền, sông Hậu, về xâm nhập mặn v.v… của đoạn sông Tiền, sông Hậu ở hạ lưu Vàm Nao Do đó việc thực hiện nghiên cứu về hiện tượng sạt lở bờ sông Vàm Nao và giải pháp ổn định tỷ lệ phân lưu hợp lý trên sông Vàm Nao là vô cùng cần thiết và cấp bách
1.3 T ình hình xói lở bờ khu vực sông Vàm Nao [3]
Qúa trình hình thành, phát sinh, phát triển và thoái hóa của một con sông là sự đấu tranh liên tục của hai mặt đối lập - dòng chảy và lòng dẫn, kết
quả là những thay đổi về hình dạng lòng dẫn trên mặt bằng, trên mặt cắt dọc
và trên mặt cắt ngang theo không gian và thời gian Xói lở bờ sông, bồi lắng lòng dẫn trong sông thiên nhiên là hiện tượng tự nhiên, tất yếu, thông qua việc
tạo ra các hố xói sâu, các cồn bãi, các đọan sông uốn cong thành bờ lõm, bờ
lồi, lòng dẫn dần dần tiến tới một dạng thức ổn định Vì vậy, xói lở bờ, bồi
lắng lòng dẫn là hiện tượng tự nhiên không thể loại trừ, chúng ta chỉ có thể điều chỉnh để nó diễn ra ở vị trí khác, ở thời điểm khác, ở mức độ khác, giảm thiểu thiệt hại mà "hưng lợi" cho con người
Trang 15Sông Vàm Nao dài 6,5 km , rộng bình quân 700m, độ sâu trên 17m, một bờ thuộc xã Kiến An (huyện Chợ Mới), một bờ thuộc xã Tân Trung (huyện Phú Tân), chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam nối liền sông Tiền
với sông Hậu Đây là một tuyến giao thông đường thủy quan trọng ở đồng
bằng sông Cửu Long, thuộc hệ thống sông ngòi do trung ương quản lý
Những kết quả nghiên cứu về diễn biến sông Vàm Nao bằng ảnh viễn thám đã được Lê Mạnh Hùng (2005) trình bày khá chi tiết trong báo cáo tổng kết đề tài cấp nhà nước KC-08-15 “Nghiên cứu dự báo xói lở bồi lắng lòng
dẫn và đề xuất các biện pháp phòng chống cho hệ thống sông ở ĐBSCL” Diễn biến lòng dẫn đọan sông Tiền khu vực trước vào sông Vàm Nao trong từng giai đọan cụ thể như sau:
− Giai đoạn từ 1966 – 1987: Trong giai đọan này lòng dẫn sông Tiền có
sự biến đổi mạnh trên mặt bằng Phía bờ hữu bị xói với tốc độ 4 m/năm, còn phía bờ tả được bồi với tốc độ 20 m/năm
− Giai đoạn từ 1987 – 1996 – 2002: Ở giai đọan này lòng dẫn đoạn sông Tiền không có sự thay đổi lớn về hình thái mặt bằng
Ở đọan sông Tiền phía sau cửa vào sông Vàm Nao, lòng dẫn có xu thế ngày càng uốn khúc Tại khúc cong của đọan sông ngay sau cửa vào sông Vàm Nao bị dịch chuyển xuống phía Nam với tốc độ mạnh, lòng dẫn bị thu hẹp dần Trong giai đọan từ năm 1966 – 2002 khúc sông này đã bị dịch chuyển xuống phía Nam hơn 600 m, bề rộng lòng sông từ khỏang 500 m vào năm 1966 bị thu hẹp xuống còn khỏang 400 m vào năm 2002 Ngược lại ở khúc sông phía hạ lưu cách cửa vào sông Vàm Nao khỏang 1500 m tuyến sông có xu thế dịch chuyển lên theo hướng Đông Bắc, tốc độ dịch chuyển tuyến lòng dẫn của đoạn này không lớn
Trang 16− Trong giai đọan 1966 – 1987 sự biến động đường bờ sông Vàm Nao
diễn ra khá mạnh, gần như suốt bờ tả sông Vàm Nao đều bị sạt lở, trong đó đáng chú ý là đọan cửa vào và đọan cuối sông Vàm Nao có tốc độ sạt lở lớn (tốc độ dịch chuyển đường bờ trên dưới 12 m/năm); Ngược lại phía bờ hữu được bồi với tốc độ dịch chuyển khá nhanh, khu vực có tốc độ bồi lớn nhất 23 m/năm (xem Hình1.2)
− Ở giai đọan tiếp theo 1987 – 1996, trên đọan chiều dài 2 km tính từ cửa vào sông Vàm Nao lòng dẫn tiếp tục dịch chuyển xuống phía Đông Nam, bờ
hữu được bồi với tốc độ khỏang 12 m/năm, còn bờ tả bị sạt lở khỏang 7 m/năm Trong khi đó ở đọan cuối sông Vàm Nao bờ hữu bị xói trên chiều dài gần 1 km với tốc độ khỏang 5 – 7 m/năm, còn phía bờ tả tương đối ổn định
− Giai đoạn 1996 – 2001: Diễn biến lòng dẫn sông Vàm Nao trong giai đoạn này tiếp tục thay đổi, dọc bờ hữu tiếp tục được bồi lấp với tốc độ khá nhanh, phía bờ tả bị sạt lở với tốc độ mạnh, trong đó đoạn gần cửa vào tốc độ
Trang 17Hình1.2 Diễn biến đường bờ sông Vàm Nao giai đọan 1966 – 1987 (nguồn:
[3])
Hình1.3 Diễn biến đường bờ sông Vàm Nao giai đọan 1987 – 1996 (nguồn:
[3])
Trang 18Hình1.4 Diễn biến sông Vàm Nao trên mặt cắt ngang giữa đoạn sông giai
đọan 1992 – 2007 (nguồn: [3])
1.4 Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến tỷ lệ phân lưu
1.4.1 Nghiên cứu trong nước [8,6,5,10,9]
Trong nước không có nhiều các đề tài nghiên cứu về hiện tượng phân lưu, đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu đồng thời ảnh hưởng của phân lưu
tới lũ, mặn và xói lở Có thể kể ra một số đề tài nghiên cứu về dòng chảy ở ĐBSCL đã được nghiệm thu và công bố kết quả trong thời gian gần đây:
− Nghiên cứu nhận dạng toàn diện về lũ, dự báo, kiểm soát và thoát lũ phục vụ yêu cầu chung sống với lũ ở ĐBSCL, đề tài cấp nhà nước KC-08-14, chủ nhiệm TS Tô Văn Trường
− Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ven biển ĐBSCL, đề tài cấp nhà nước KC-08-18, chủ nhiệm GS TS Lê Sâm
− Nghiên cứu các giải pháp thoát lũ và chung sống với lũ Đồng Tháp Mười, đề tài khoa học cấp bộ, chủ nhiệm GS Nguyễn Sinh Huy
Trang 19Kết quả nghiên cứu của Vũ Tất Uyên (2004) cho rằng những năm gần đây, lượng lũ sông Hồng phân sang sông Thái Bình qua sông Đuống có xu thế tăng lên trong khi khả năng thoát lũ của hạ du sông Thái Bình ngày càng bị
hạn chế do lòng sông có diễn biến bồi, xói phức tạp, các bãi sông bị khai thác
một cách không hợp lý Khi tỷ lệ phân lưu sông Hồng vào sông Đuống lớn (trên 26%) thì lòng dẫn đoạn Hà Nội - Giang Cao có những biến động bất lợi dẫn tới cảng Hà Nội bị bồi mạnh, bãi Phúc Tân ở cửa sông Đuống bị sạt lở
mạnh
1.4.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước
Trên thế giới đã có tương đối nhiều các nghiên cứu về ổn định đoạn sông phân lưu, tuy vậy cho đến nay vẫn đang còn là vấn đề mở trong nghiên
cứu chỉnh trị sông Tại nút phân lưu, lưu lượng phân phối lại làm cho phân bố bùn cát cũng được chia lại một cách tự nhiên Chính chế độ dòng chảy không đều, không ổn định, nhiều dòng xoáy cục bộ làm cho diễn biến địa hình địa mạo trở nên hết sức phức tạp Hơn nữa, do sự phân bố độ nhám, phân bố đường kính hạt bùn cát đáy không đều trong khu vực nghiên cứu, dẫn đến
việc ứng dụng mô hình vật lý, mô hình toán đều gặp phải rất nhiều trở ngại Điều này đã được rất nhiều nhóm nghiên cứu trên thế giới đề cập
Có thể nói Bulle (1926) là nghiên cứu sớm nhất đối với sông phân lưu bằng phương pháp mô hình vật lý Mosselman (2004) đã phân tích các phương pháp tiếp cận trong nghiên cứu ổn định đoạn sông phân lưu cho thấy
cần phải có sự kết hợp giữa các phương pháp để có được những kết luận tối
ưu nhất cho bài toán diễn biến hình thái tại nút phân lưu [11]…
Mặc dầu còn rất nhiều điểm để hiểu hết bản chất vật lý tại một nút phân lưu tự nhiên, tuy nhiên có rất nhiều công trình, cụm công trình được đầu tư để
bảo vệ nút phân lưu như các công trình điều tiết, các âu tàu trên sông Rhône
Trang 20của Pháp tại Donzère, công trình là kè hướng dòng giữa đầu sông Hoàng Phố
và sông Trường Giang, công trình điều tiết lũ tại nút phân lưu Old River Control, nằm trên sông Mississippi của Mỹ [12]
1.5 Nhận xét và đánh giá chung
Những nghiên cứu về tỷ lệ phân lưu nhằm lợi dụng tổng hợp nguồn nước ở các sông trên trên thế giới và trong nước không nhiều Có nhiều phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng như từ phân tích số liệu thực đo, phân tích lý thuyết, mô hình toán và mô hỉnh vật lý Tuy nhiên, để có thể đảm bảo độ tin cậy thì việc kết hợp các phương pháp nói trên là hợp lý
Đối với sông Vàm Nao, kết quả nghiên cứu trước đây của Đinh Công Sản và nnk (2009) [1], Đinh Công Sản và Phan Anh Tuấn (2008)[2]cũng đã xem xét tỷ lệ phân lưu hợp lý trên sông Vàm Nao với các tiêu chí là giảm thiểu ngập lũ, xâm nhập mặn và biến hình lòng dẫn Tuy nhiên, việc nghiên
cứu chỉ mới đề cập đến biến hình lòng dẫn của sông Vàm Nao, mà chưa xét đến sự biến hình lòng dẫn của đoạn sông thượng lưu và hạ lưu của Vàm Nao Đây là vấn đề mà luận án sẽ đề cập đến
Trang 21CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TỶ LỆ PHÂN LƯU QUA SÔNG VÀM NAO
TỪ SỐ LIỆU THỦY VĂN [1]
2.1 Tỷ lệ phân lưu trong mùa lũ
Để tính toán tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao trong mùa lũ, cần nghiên cứu và đánh giá khả năng thoát lũ của sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao trên cơ sở phân tích thống kê các số liệu thủy văn đo đạc tại các trạm Tân Châu, Châu Đốc và Vàm Nao trong thời gian từ năm 1978 đến năm
lũ theo thời gian nhằm đánh giá xem đoạn sông thoát được lượng lũ nhiều hay
ít hơn trước Từ đó cũng có thể đánh giá các nguyên nhân gây biến động khả năng thoát lũ
Trang 22Trên cơ sở sự biến động khả năng thoát lũ, nghiên cứu ảnh hưởng và tác động của nó đến diễn biến lũ lụt Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn
chế những diễn biến bất lợi
Có 2 cách phân tích biến đổi khả năng thoát lũ theo thời gian:
- Xét sự thay đổi lưu lượng theo thời gian, ứng với một mực nước cố định
- Xét sự thay đổi mực nước theo thời gian, ứng với một lưu lượng cố định
Cả 2 cách đều đòi hỏi xây dựng quan hệ giữa lưu lượng (Q) và mực nước (H) tại trạm thủy văn nghiên cứu trong từng thời kỳ
Quan hệ Q-H trên dòng Mekong chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên: mưa, tốc độ truyền lũ, cường suất lũ lên, khả năng trữ và điều tiết của
biển Hồ, khả năng tràn đồng, vận chuyển sóng cát và phù sa, các hiện tượng xói bồi lòng dẫn .nên biến đổi rất phức tạp Qua các số liệu thực đo có thể nhận thấy trong cùng một đợt lũ, cùng một địa điểm, cùng một mức nước, lưu lượng ở nhánh lũ lên lớn hơn ở nhánh lũ rút (vài ngàn m3 ) Nếu lấy cùng
một cấp lưu lượng để so sánh thì mực nước lũ khi rút cao hơn mực nước khi
lũ lên vài chục cm cũng thường xảy ra Vì vậy khi so sánh quan hệ Q-H tại một trạm có thể rút ra được một trị số nào đó về nâng cao mực nước lũ trong khoảng thời gian nào đó, thì ý nghĩa của định lượng này cũng là tương đối, nó cho ta biết xu thế của sự biến động khả năng thoát lũ là chủ yếu, giá trị định lượng chỉ để tham khảo
Do chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố ngẫu nhiên, nên nếu so sánh quan
hệ Q-H của từng năm một rất khó xác định xu thế biến động của khả năng thoát lũ Để nâng cao độ chính xác trong phân tích cần lấy số liệu trung bình trong một khoảng thời gian tương đối dài (ví dụ >10 năm), khi đó các yếu tố
Trang 23ngẫu nhiên được trung bình hoá, sẽ xuất hiện những biến đổi có định hướng gây ra do những thay đổi trong giai đoạn đó Do liệt số liệu đo đạc thủy văn
tại các trạm trong khu vực nghiên cứu như Tân Châu, Châu Đốc, Vàm Nao,
Cần Thơ, Mỹ Thuận… không được dài, chỉ có từ năm 1978 đến nay, thời gian từ năm 1978 đến năm 1992 mực nước và lưu lượng chỉ được đo trong các tháng mùa lũ theo giá trị trung bình ngày Do vậy sẽ chia làm 2 thời kỳ để tính giá trị trung bình để phục vụ cho việc nghiên cứu khả năng thoát lũ của sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, thời kỳ thứ nhất từ năm 1978 đến năm 1992, thời kỳ thứ hai từ năm 1993 đến năm 2006
2.1.1 Nghiên cứu khả năng thoát lũ của sông Hậu từ Châu Đốc đến Vàm
/s, mực nước thời kỳ 1993-2006 cao hơn khoảng 0,4 m so với thời kỳ 1978-1992 Dễ dàng nhận thấy lưu lượng càng lớn mực nước chênh lệch càng nhiều
- Cùng một mực nước, lưu lượng giai đoạn (1978-1992) nhỏ hơn lưu lượng giai đoạn (1993-2006)
` Như vậy có thể rút ra kết luận: khả năng thoát lũ lớn hơn 5000 m3/s tại Châu Đốc của đoạn sông Hậu (từ Châu Đốc đến Vàm Nao) giai đoạn (1993-2006) bị giảm so với giai đoạn (1978-1992)
Trang 24Hình2.2 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Châu Đốc (nguồn: [1])
2.1.2 Nghiên cứu khả năng thoát lũ của sông Tiền từ Tân Châu đến Vàm
Nao
Tiến hành xây dựng quan hệ Q-H mùa lũ trạm Tân Châu trên sông Tiền theo
2 giai đoạn, giai đoạn 1978-1992 và giai đoạn 1993-2006
Từ quan hệ Q-H (Hình2.3) có nhận định là khi chảy với các cấp lưu lượng khác nhau, quan hệ Q-H của thời kỳ 1978-1992 và 1993-2006 gần như trùng nhau
Như vậy có thể rút ra kết luận là : khả năng thoát lũ của đoạn sông Tiền (từ Tân Châu đến Vàm Nao) trong giai đoạn 1978-1992 hầu như không thay đổi so với giai đoạn 1993-2006
Trang 25Hình2.3 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Tân Châu (nguồn: [1])
2.1.3 Nghiên cứu khả năng thoát lũ sông Vàm Nao
Tiến hành xây dựng quan hệ Q-H mùa lũ trạm Vàm Nao theo 2 giai đoan, giai đoạn 1978-1992 và giai đoạn 1993-2006
Như vậy có thể rút ra kết luận là: khả năng thoát nước của sông Vàm Nao
mùa lũ giai đoạn 1993-2006 giảm so với giai đoạn 1978-1992
Trang 26Hình2.4 Quan hệ Q-H mùa lũ trạm Vàm Nao (nguồn [1])
2.1.4 Nghiên cứu sự thay đổi tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao
Độ chênh lệch (∆α ) của tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao trong hai
thời kỳ 1978-1992 và 1993-2006 được trình bày trên Bảng 2-1 Qua Bảng 2-1 nhận thấy, với các cấp lưu lượng Q>16.000 m3/s tại trạm Tân Châu, tỷ lệ α thời kỳ 1993-2006 dao động trong khoảng 34,3% ÷ 36,0%, thấp hơn từ 0,20
% đến 3,0 % so với thời kỳ 1978-1992 (giao động trong khoảng 34,8%
÷38,1%)
\
Trang 27Bảng 2-1 Biến đổi tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao theo các thời kỳ (nguồn
Tỷ lệ α (%) 35,1 34,4 35,1 36 35,7 34,6 34,3
∆α (%) -3.0 -1.00 -2.9 -1.00 -0.20 -1.20 -0.50 Ghi chú: α= QVàmNao/QTânChâu
∆α (%): Hiệu số % thời kỳ 1993-2006 và thời kỳ 1978-1992
2.1.5 Nghiên cứu quan hệ dòng chảy giữa sông Tiền và sông Hậu sau
Vàm Nao
Đặt β = Qs Ti ền/(Qs.Ti ền+Qs H ậu) Qs Ti ền= QTân Châu - QVàm Nao và Qs H ậu =
QChâu Đốc + QVàm Nao , hay β = (QTân Châu - QVàm Nao ) /( QTân Châu + QChâu Đốc) Bảng 2.2 cho thấy ứng với các cấp lưu lượng mùa lũ tại Tân Châu từ 16.000 đến 22.000 m3/s, tỷ lệ β trong thời kỳ 1978-1992 có giá trị trung bình 50,2 %
và thời kỳ 1993-2006 là 51,8 % Tỷ lệ β giai đoạn 1993-2006 lớn hơn giai đoạn 1978-1992, điều đó chứng tỏ lưu lượng phân lưu từ sông Tiền sang sông Hậu qua Vàm Nao càng ngày càng nhỏ
Trang 28Bảng 2-2 Tỷ lệ lưu lượng giữa sông Tiền và sông Hậu sau Vàm Nao (nguồn
2.2 Tỷ lệ phân lưu mùa kiệt [1]
2.2.1 Mực nước thấp nhất mùa kiệt hàng năm
Dòng chảy sông Cửu Long tuy phong phú, song phân bố không đều theo thời gian, mùa lũ từ tháng VI đến tháng XI chiếm 80 ÷ 90%, còn mùa
cạn từ tháng XII đến tháng V năm sau và chỉ chiếm 10 ÷ 20% lượng dòng chảy năm Lượng nước bình quân nhiều năm đổ vào ĐBSCL vào khoảng 500
tỷ m³, chiếm 84% lượng dòng chảy bình quân nhiều năm tại Kratie
Về mùa kiệt thủy triều biển Đông ảnh hưởng lên tới Phnom Penh, việc nghiên cứu các đặc trưng dòng chảy và tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao có nhiều khó khăn hơn so với mùa lũ bởi các lý do sau:
- Dòng chảy luôn luôn biến động theo các chiều khác nhau với các nguyên nhân biến động phức tạp
- Dưới tác động của thủy triều, quan hệ Q-H là đa trị
Trang 29Mực nước thấp nhất trên sông Cửu Long phụ thuộc vào các yếu tố ở thượng nguồn, mưa, diễn biến triều ở biển Đông và biển Tây thường xuất hiện vào
cuối tháng IV, đầu tháng V Do ảnh hưởng của thuỷ triều khá mạnh nên mực nước thấp nhất của năm kiệt nhiều cũng không chênh lệch nhiều so với năm
kiệt ít Sự xuất hiện mực nước thấp nhất trong năm của trạm Vàm Nao trùng với thời gian xuất hiện mực nước thấp nhất tại Tân Châu, như minh họa ở
2.2.2 Lưu lượng nguồn sông Mekong trong mùa kiệt
Mùa kiệt, nguồn nước ngọt duy nhất vào ĐBSCL là lưu lượng của sông Mekong đổ về Do lưu lượng thượng nguồn đổ về ít, độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình tương đối bằng phẳng, đã tạo điều kiện cho dòng triều đẩy nguồn nước mặn xâm nhập vào sâu trên dòng chính và trong nội đồng Trong những tháng mùa kiệt toàn bộ ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi thủy triều Tuy nhiên mức
độ xâm nhập mặn bị chi phối bởi lưu lượng nước ngọt từ thượng lưu đổ về
Số liệu lưu lượng tại hai trạm Tân Châu và Châu Đốc vào các tháng mùa kiệt, từ 1993 đến 2001 (Error! Reference source not found.và Error!
Trang 30Reference source not found.) cho thấy, lưu lượng tháng IV đạt giá trị kiệt nhất Qua chuỗi số liệu thực đo trên thấy rằng, lưu lượng lớn nhất trong tháng
IV năm 2000 là Q=2.800 m3
/s tại Tân Châu và Q=607 m3
/s tại Châu Đốc Lưu lượng nhỏ nhất xuất hiện trong tháng IV năm 1993 là Q=1.270 m3
/s tại Tân Châu và Q=265 m3/s tại Châu Đốc
Bảng 2-4 Lưu lượng trung bình tháng mùa kiệt qua sông Tiền - trạm Tân
Trang 31Xét tỷ lệ lưu lượng trung bình tháng IV (tháng kiệt nhất) thời đoạn
1993 – 2003 cho thấy, lưu lượng trạm Tân Châu chiếm 79,74% ÷ 86,2% trên tổng số lưu lượng chảy qua sông Tiền và sông Hậu, trong khi đó trạm Châu Đốc chỉ chiếm 13,8 % ÷ 20,26%
Bảng 2-6 Tỷ lệ lưu lượng trung bình tháng IV của hai trạmTân Châu, Châu
Đốc giai đoạn 1993-2003 (nguồn [1])
Trạm Tân Châu (QTC) Châu Đốc (QCĐ) Tổng lưu
lượng
QTC + QCĐNăm Lưu lượng Tỷ lệ % Lưu lượng Tỷ lệ %
Trang 32Trạm Tân Châu (QTC) Châu Đốc (QCĐ) Tổng lưu
lượng
QTC + QCĐNăm Lưu lượng Tỷ lệ % Lưu lượng Tỷ lệ %
2.2.3 Khả năng chuyển nước và tỷ lệ phân lưu qua sông Vàm Nao
Sự phân lưu dòng chảy qua sông Vàm Nao đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập cân bằng dòng chảy phía hạ lưu Theo Nguyễn Ân Niên (2006) tỷ lệ phân lưu qua Vàm Nao vào mùa kiệt trong các nghiên cứu trước đây từ 27÷38%, trung bình khoảng 32% [4]
Từ số liệu thủy văn tại Tân Châu và Vàm Nao, xây dựng đường quá lưu lượng bình quân tháng (Qbq) tại trạm Tân Châu và Vàm Nao (Hình 2.5, Hình 2.6)
Hình2.5 Đường quá trình lưu lượng bình quân tháng trạm Tân Châu
(nguồn[1])
Trang 33Hình 2.6 Đường quá trình lưu lượng bình quân tháng trạm Vàm Nao (nguồn
[1])
Từ các Hình 2.5 và 2.6 cho thấy, dòng chảy mùa kiệt giảm dần đều đặn
từ tháng XII năm trước đến tháng V năm sau Trên đường quá trình lưu lượng bình quân tháng tại Tân Châu và Vàm Nao có thể phân biệt được 2 giai đoạn :
- Từ tháng XII đến tháng II: lưu lựợng cơ bản lớn và rút nhanh
- Từ tháng III đến tháng V: là tháng kiệt nhất, lưu lượng trong sông ít thay đổi
Tùy thuộc vào độ lớn lũ năm trước và cường độ thủy triều năm sau mà lưu lượng kiệt nhất hàng năm của sông Tiền qua mặt cắt Tân Châu và sông Vàm Nao xuất hiện vào tháng III hoặc tháng IV Cụ thể như năm 1997 tháng
có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV, tại Tân Châu Q = 2.620 m³/s và Vàm Nao
Q = 1.040 m³/s Năm 1999 tháng kiệt nhất xuất hiện vào tháng III, với lưu lượng tại Tân Châu Q = 1.500 m³/s và tại Vàm Nao là 592 m³/s