0
Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TRIẾT 1 (Trang 41 -45 )

- Sự phát triển của hệ thống tín dụng TBCN trở thành đòn bẩy thúc đẩy tập trung sản xuất sản xuất

Kết quả: quá trình tích tụ tập trung sx tăng dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền.

2/ Những đặc điểm kinh tế của CNTB đ/quyền: 5 đặc điểm */ Tập trung sx và sự hình thành các tổ chức độc quyền : */ Tập trung sx và sự hình thành các tổ chức độc quyền :

- Tích tụ và tập trung sx cao dẫn đến hình thành các tổ chức đ/quyền là đặc trưng cơ bản nhất của CNTB đ/quyền. Vì:

+ có một số XN lớn nên có thể dể dàng thoả thuận hơn

+ Mặt khác các XN có quy mô lớn, KThuật cao nên cạnh tranh sẽ rất gay gắt, quyết liệt do đó dẫn đến khuynh hướng thoả hiệp với nhau để nắm độc quyền.

* Khái niệm: Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sx và tiêu thụ một số loại hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được P độc quyền cao.

- Các h/thức đ/quyền được ph/triển từ thấp đến cao:

+ Khi mới bắt đầu quá trình độc quyền, các liên minh độc quyền hình thành theo liên kết ngang (liên kết những DN trong cùng một ngành).

Cácten là h/thức đ/quyền giữa các nhà TB ký hiệp nghị thoả thuận với nhau

Xanhđica: là h/thức đ/quyền trong đó việc M-B do một ban quản trị chung

đảm nhiệm nhưng sx vẫn là công việc độc lập của mỗi thành viên.

Tơrớt: là h/thức đ/quyền thống nhất cả sx và tiêu thụ, tài vụ vào một ban quản trị chung .

Các thành viên trở thành các cổ đông ( hướng p theo cổ phần).

+ Các tổ chức đ/quyền theo mối liên hệ dây chuyền đã phát triển theo liên kết dọc, mở rộng ra nhiều ngành khác nhau - liên kết giữa các ngành.

CôngXoócxiom: là sự liên kết giữa các XN lớn, các Xanhđica, Tơ rớt thuộc các

nghành khác nhau nhưng có liên quan với nhau về kinh tế k/thuật.( 1 công xoócxiom, có thể có hàng trăm XN liên kết trên cơ sở hoàn toàn phụ thuộc về tài chính vào một nhóm TB kếch xù).

*/ Tư Bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

- TB tài chính hình thành vào cuối TK19 đầu TK 20: Quá trình tích tụ tập trung sx trong công nghiệp và tích tụ tập trung TB trong NH dẫn đến hình thành các tổ chức độc quyền trong ngân hàng.

- Ngân hàng do nắm phần lớn TB tiền tệ trong xã hội nên có quyền lực chi phối hoạt động kinh tế do đó quan hệ giữa TB ngân hàng và TB Công nghiệp đã thay đổi; thông qua mạng lưới chi nhánh ở khắp nơi các tổ chức đ/quyền NHàng cho vay và nhận gửi số tiền lớn của các tổ chức độc quyền công nghiệp - lợi ích của chúng xoắn xúyt vào nhau, 2 bên tìm cách thâm nhập vào nhau dẫn đến việc hình thành 1 TB mới gọi là TB tài chính.

- Khái niệm: TB tài chính là sự thâm nhập và dung hợp vào nhau giữa TB độc quyền ngân hàng với TB độc quyền trong công nghiệp. Như vậy sự xuất hiện cuả TB tài chính biểu hiện sự XH hoá sx TBCN, là sự ph/triển có tính quy luật của đ/quyền nhằm bảo đảm sự ổn định lâu dài cho các tổ chức đ/quyền và thu P đ/quyền cao.

Sự ph/triển của TB tài chính dẫn đến sự hình thành một nhóm nhỏ độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế chính trị của toàn xã hội TB gọi là bọn đầu sỏ tài chính.

- Bọn đầu sỏ tài chính thiết lập sự thống trị của mình thông qua chế độ tham dự. Ngoài ra còn sử dụng các thủ đoạn như lập công ty mới, phát hành trái khoán, kinh doanh công trái, đầu cơ chứng khoán ở sở giao dịch để thu P độc quyền

- Vai trò của bọn đầu sỏ tài chính: thống trị chi phối về mọi mặt hoạt động trong đời sống kinh tế, ch/trị của xã hội TB và trong quan hệ quốc tế.

*/ Xuất khẩu TB:

- Kh/niệm: là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài ( đầu tư TB ra nước ngoài) nhằm mục đích chiếm đoạt m và các nguồn P khác ở các nước nhập khẩu TB.

- Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 xuất khẩu TB trở thành một tất yếu vì:

+ một số nước TB phát triển đã tích luỹ được khối lượng TB lớn, có một số “TB thừa” tương đối cần tìm nơi đầu tư có nhiều P hơn so với đầu tư trong nước.

+ Trong khi đó nhiều nước lạc hậu về kinh tế kỹ thuật, dổi dào nguyên vật liệu, nhân công rẻ nên tỷ suất P cao nhưng lại thiếu vốn, thiếu TB do đó những nước này trở thành nơi rất hấp dẫn cho việc đầu tư TB.

- H/thức: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp

+ Đầu tư trực tiếp: là h/thức XK TB để xây dựng XN mới hoặc mua lại những XN đang hoạt động ở nước nhận đầu tư, biến thành một chi nhánh của Công ty mẹ ở chính quốc.

+ Đầu tư gián tiếp: là hình thức XK TB dưới dạng cho vay để thu lợi tức hoặc viện trợ .

- Chủ thể XK Tư Bản: nhà nước & TB tư nhân.

+ XK TB nhà nước: Nhà nước dùng vốn từ ngân quỹ của mình đầu tư vào các nước NK TB hoặc viện trợ hoàn lại hay ko hoàn lại để thực hiện các mục tiêu kinh tế, ch/trị, quân sự .

Về kinh tế: thường hướng vào các ngành thuộc kết cấu hạ tầng cơ sở độc quyền

cơ sở để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư tư nhân.

Về chính trị: nhằm duy trì tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào các

nước đế quốc.

Về quân sự: nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào khối quân sự hoặc buộc các

nước nhận viện trợ phải cho các nước XK lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình. + XK TB tư nhân: do tư nhân thực hiện thường đầu tư vào những ngành KTế có vòng quay Tư Bản ngắn và thu P cao.

- Tích tụ tập trung TB phát triển, XKTB tăng lên tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tập đoàn TB độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế.

- Trong giai đoạn này thị trường nước ngoài có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các nước đế quốc, vì:

+ LLSX đòi hỏi phải có nhiều nguồn ng/liệu và nơi tiêu thụ hàng hoá

+ Sự thèm khát P siêu ngạch thúc đẩy TB độc quyền tăng cường bành chướng ra nước ngoài.

- Các cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức đ/quyền quốc gia tất yếu dẫn đến xu hướng thoả hiệp ký kết các hiệp định để củng cố địa vị của chúng trong những lĩnh vực và thị trường nhất định. Do đó hình thành các liên minh độc quyền quốc tế dưới dạng Cácten, Xanhđica, Tơrớt quốc tế

*/ Sự phân thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc:

- Đến giai đoạn này các cường quốc đế quốc ra sức xâm chiếm thuộc địa vì thuộc địa là nơi đảm bảo nguồn nguyên liệu & thị trường thường xuyên, bảo đảm thực hiện cả mục đích kinh tế chính trị quân sự.

- Cuối thế kỷ 19 các cuộc xâm chiếm thuộc địa bắt đầu phát triển mạnh đến đầu thế kỷ 20 các nước đế quốc đã hoàn thành việc phân chia lãnh thổ thế giới. Vương quốc Anh là nước có nhiều thuộc địa nhất, sau đó là Pháp, Đức..

- Sự phân chia lãnh thổ không đều của CNTB đã dẫn đến cuộc đấu tranh đòi chia lại TG đã chia xong-dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914 - 1918 và lần thứ 2: 1939- 1945.

- Sau cuộc ch/tranh TG lần thứ 2, từ những năm 50 của thế kỷ 20 phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ làm sụp đổ và tan rã hệ thống thuộc địa kiểu cũ do đó các cường quốc đế quốc chuyển sang thi hành chính sách thực dân mới, dùng viện trợ kinh tế k/thuật, quân sự, để duy trì sự lệ thuộc của các nước đang phát triển vào các nước đế quốc.

Từ 5 đặc điểm KT trên LNin đã rút ra được bản chất kinh tế của CNTB độc quyền là sự thống trị của CNTB độc quyền, bản chất chính trị là hiếu chiến, xâm lược.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN TRIẾT 1 (Trang 41 -45 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×