Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

70 405 0
Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Luận văn : Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga LỜI MỞ ĐẦUMột trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó yếu tố con người. Để quản lý tốt một doanh nghiệp thì đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải quản trị tốt nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó. Hay nói cách khác quản trị doanh nghiệp chính là quản trị con người, để thông qua đó thực hiện quản trị các yếu tố khác của quá trình sản xuất. Con người vừa là chủ thể quản trị vừa là đối tượng quản trị. Trong những công việc như nhau thì sau các quá trình lao động khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau, điều đó phụ thuộc phần lớn vào người lao động. Vậy làm thế nào để tạo ra hiệu quả làm việc tốt nhất? Nhà quản trị cần phải biết thu hút nhân tài và quan trọng hơn là phải biết giữ họ gắn bó với doanh nghiệp. Để làm được điều này thì yếu tố cần thiết và quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết trả thù lao cho người lao động một cách tương xứng. Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần Việt Long, em điều kiện tiếp cận được thực tế hoạt động kinh doanh và các hoạt động quản trị của Công ty. Bước đầu vận dụng những kiến thức lý thuyết chuyên ngành vào việc quan sát, tổng hợp, đánh giá thực tế, giải quyết những bất cập của đơn vị thực tập. Từ đó em đã chọn Đề tài: "Hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long” làm nội dung nghiên cứu trong Chuyên đề thực tập của mình.Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của Chuyên đề gồm 3 chương:Chương 1. Qúa trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Việt LongChương 2. Thực trạng phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt LongLớp QTKD Tổng hợp 46A1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga Chương 3. Giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt LongChuyên đề được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của Ths Nguyễn Ngọc Điệp và sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng Thiết kế - kinh doanh, Phòng Hành chính - nhân sự và Phòng Kế toán của Công ty cổ phần Việt Long.Em xin chân thành cảm ơn !Lớp QTKD Tổng hợp 46A2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga CHƯƠNG 1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂNCÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG1.1.1. Sự hình thành Công tyCông ty Cổ phần Việt Long được thành lập ngày 10/8/2002, với hình thức ban đầu là Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất, thương mại và xuất khẩu Việt Long. Đến ngày 08/10/2007, Công ty chuyển đổi thành Công ty cổ phần Việt Long.Tên chính thức: Công ty Cổ phần Việt LongTrụ sở chính: 20K3 - Đường Nguyễn Phong Sắc - Phường Nghĩa Tân - Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà NộiĐiện thoại: 04. 7565841Fax: 7568618Email: thuhado@fpt.vnWebsite: Vietlong.net.vn Mã số thuế: 01023843489Số tài khoản: 482110001090 - Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín - Phòng giao dịch số 3 - Hà NộiXuất phát là Công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn ban đầu 1 tỷ đồng. Đến cuối năm 2007, Công ty huy động được tới 15 tỷ đồng. Công ty Cổ phần Việt Long là Công ty cổ phần được hình thành với số vốn góp của 04 cổ đông, hoạt động trên 02 lĩnh vực sản xuất và thương mại. Trong sản xuất, Công ty thực hiện việc thiết kế các loại mẫu, các sản phẩm theo đơn hàng.Trong thương mại, thực hiện việc in, photo, in offset và là nhà phân phối các loại máy móc, các linh kiện trong lĩnh vực in và photo. Lớp QTKD Tổng hợp 46A3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga 1.1.2. cấu tổ chức của Công ty Sơ đồ 1. cấu tổ chức của Công tyCác phòng ban là quan tham mưu cho Tổng Giám đốc, chuẩn bị các quyết định cho Tổng Giám đốc chỉ huy về sản xuất kinh doanh. Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến.+ Hội đồng quản trị: Đứng đầu Công ty điều hành mọi hoạt động của Công ty, ra các quyết định quản trị, thống nhất hoạch định các chiến lược kinh doanh cũng như các chiến lược phát triển của doanh nghiệp.+ Ban Giám đốc: Chịu trách nhiệm đưa ra những định hướng tổng thể cho Công ty.+ Phòng Thiết kế - kinh doanh: Chịu trách nhiệm phụ trách thiết kế các mẫu theo yêu cầu và các mẫu của Công ty, thiết kế các bảng biểu, nội dung, các vấn đề liên quan đến sản phẩm. Với bộ phận kinh doanh nghiên cứu về chiến lược phát triển ngắn hạn, biện pháp nhằm tăng tính cạnh tranh tìm kiếm khách hàng, quan hệ và phối hợp các bộ phận thiết kế, đặt hàng giải đáp thắc mắc khách hàng, tìm khách hàng mới, thị trường mới, duy trình khách hàng cũ của Công ty trong mối quan hệ làm ăn lâu dài.+ Phòng Kỹ thuật: Là đầu mối giải quyết các công việc liên quan đến công tác kỹ thuật như: sửa chữa, nghiên cứu, bảo trì, bảo dưỡng các máy Lớp QTKD Tổng hợp 46A4Hội đồng quản trịBan Giám đốcPhòng Kế toánPhòng Thiết kế - kinh doanhPhòng Kỹ thuậtBộ phận sản xuấtPhòng Hành chính - nhân sự Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga móc thiết bị…, tham gia xây dựng và phát triển về kỹ thuật theo dõi kiểm tra, vận hành các thiết bị vật tư của Công ty và cho khách hàng.+ Phòng Kế toán: Quản lý việc thu chi theo chế độ, quyết định của Nhà nước, kiểm soát các số liệu phát sinh, theo dõi hoạt động sản xuất, kinh doanh và đề xuất các biện pháp xử lý nâng cao hiệu quả hoạt động của chi nhánh.+ Phòng Hành chính - nhân sự: Phụ trách các vấn đề về văn thư, hành chính tổng hợp, các công tác về nhân sự. Lưu trữ, xử lý các văn bản của Công ty, kế hoạch về lương, giúp Tổng Giám đốc xây dựng các phương án tổ chức cán bộ quản lý, đề ra các biện pháp về an toàn lao động, công tác đào tạo, phát triển nâng cao tay nghề cho lao động, trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý.+ Bộ phận sản xuất: Là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm, với chức năng chính là tiếp xúc trực tiếp với sản xuất, giải quyết và thực hiện các đơn đặt hàng, nắm bắt cụ thể tình hình để đưa ra các đề xuất với lãnh đạo Công ty về điều kiện, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất.1.1.3. Đặc điểm về lao độngQuy mô về lao động của Công ty được mở rộng, đội ngũ lao động được nâng cao về trình độ và tay nghề để phù hợp với yêu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.Với số lao động ban đầu vào năm 2002 là 10 đến năm 2007 tăng lên 68 lao động. Lao động của Công ty khi mới tuyển dụng chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, chưa kinh nghiệm về in, photo, nên khi tuyển vào làm việc, Công ty phải tiến hành đào tạo, tạo điều kiện để lao động tiếp cận và học hỏi thực tế ngay trong công việc. Vì vậy, sau một thời gian, lao động đều đáp ứng tốt những nhiệm vụ được phân công. Chính vì thế, dù thù lao mà lao động nhận được từ Công ty mới ở mức trung bình của xã hội, nhưng do tính gắn kết giữa lao động và công việc, nên số lao động bỏ việc trong những năm qua là rất ít.Lớp QTKD Tổng hợp 46A5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga Bảng 1. Số lượng lao động của Công ty Năm Chỉ tiêu2002 2003 2004 2005 2006 2007Số lao động (người) 10 12 20 25 50 68Tỷ lệ lao động tăng (%) - 16,7 40 20 50 26,5Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sựSố lao động tăng qua các năm, đặc biệt đến năm 2006 số lao động tăng 50%. Đó là vì việc chuẩn bị chuyển đổi sang Công ty cổ phần, đồng thời việc mở rộng thêm chi nhánh ở Thái Nguyên và hai cửa hàng phụ thuộc trên địa bàn. Dự kiến trong năm 2008, Công ty xây dựng và đi vào hoạt động kho dự trữ tại Hà Tây. Do đó, số lao động dự kiến sẽ tăng thêm đến hơn 80 lao động vào năm 2008.Về độ tuổi lao động: tương đối trẻ, rất nhiều lao động đã gắn bó với doanh nghiệp từ năm 2002, lao động chủ yếu từ 20 - 35 tuổi, do đặc trưng của công việc cần đi nhiều, giao tiếp với khách hàng trẻ, cần sự sáng tạo về màu sắc, phục vụ chủ yếu cho lứa tuổi thanh niên, do đó, cũng tác động đến cấu về giới tính.Bảng 2. cấu lao động theo giới tính NămChỉ tiêu2002 2003 2004 2005 2006 2007Nam (người)8 9 15 20 42 50Nữ (người)2 3 5 5 8 18Tổng (người)10 12 20 25 50 68Tỷ lệ nữ so với tổng lao động (%)20 40 25 20 16 25Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sựLớp QTKD Tổng hợp 46A6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lao động nữ tăng qua các năm nhưng so với lao động nam trong mỗi năm vẫn chiếm tỷ lệ thấp. Tỷ lệ lao động nữ năm 2002 là 20% đã tăng lên 25% năm 2004 nhưng đến năm 2006 giảm xuống còn 16% và đến năm 2007 là 25%.Nguyên nhân trên là do Công ty chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ thuật photo, các loại máy móc, việc đi lại phục vụ cho giao hàng nên nhu cầu về lao động nam là rất lớn. Còn lao động nữ chủ yếu làm tại các phòng, ban như: kế toán, thiết kế, thư ký… nên nhu cầu là không cao.Cơ cấu về độ tuổi và giới tính ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng bên cạnh đó trình độ lao động cũng đang là mối quan tâm của Công ty, tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh.Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không đòi hỏi lao động trình độ chuyên môn sâu, tuy nhiên lãnh đạo Công ty vẫn rất chú trọng đến tay nghề của người lao động trong mỗi vị trí và môi trường làm việc. Hiện nay, Công ty đã thu hút được những lao động trình độ, đặc biệt là nhân viên kỹ thuật, vị trí đòi hỏi phải kiến thức vì thường xuyên thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng và phân phối sản phẩm cho khách hàng và cho chính Công ty. Do đó, nhân viên Phòng Kỹ thuật khi được tuyển vào Công ty sẽ được ưu tiên hơn khi trình độ cao đẳng hoặc cao hơn và kinh nghiệm làm việc từ một năm trở lên. Đối với nhân viên trực tiếp sản xuất thì việc tuyển dụng và đào tạo lao động cũng những thay đổi so với trước đây.Đối với những công việc đòi hỏi phải làm việc thường xuyên bên máy như đứng in, photo, đóng gáy tài liệu, làm những tài liệu sẵn theo yêu cầu, hay cóp file trong máy thì chỉ cần tuyển những công nhân phổ thông sau đó sẽ đào tạo cho phù hợp chuyên môn. Đối với các nhân viên tại các phòng, ban đòi hỏi tính chuyên môn cao, tính linh hoạt và sáng tạo như Phòng Kỹ thuât, Phòng Thiết kế - kinh Lớp QTKD Tổng hợp 46A7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga doanh, Phòng Kế toán thì Công ty tuyển dụng lao động trình độ từ trung cấp trở lên và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đó.Bảng 3. cấu lao động theo trình độ đào tạo Năm Chỉ tiêu2002 2003 2004 2005 2006 2007Lao động trình độ phổ thông và sơ cấp (người)8 11 15 18 38 53Lao động trình độ trung cấp (người)1 2 3 5 8 10Lao động trình độ cao đẳng trở lên (người)1 1 2 2 4 5Tổng số lao động (người) 10 12 20 25 50 68Tỷ lệ lao động trình độ từ trung cấp trở lên (%)20 25 25 28 24 22,1Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sựNhư vậy, số lao động trình độ tăng qua các năm nhưng đáng chú ý nhất là năm 2006 và 2007 số lao động trình độ tăng cao hơn rất nhiều so với các năm trước. Sự gia tăng này đưa số lao động trình độ từ trung cấp trở lên của Công ty chiếm tỷ lệ đáng kể 20% năm 2006 và 22,1% năm 2007. Điều này thể hiện ý tưởng chú trọng đến lực lượng lao động được đào tạo của Ban Giám đốc Công ty, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và để nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường.Tuy nhiên, sự gia tăng về lao động tay nghề như những năm qua vẫn chưa đáp ứng được sự thay đổi về kỹ thuật và thị hiếu của khách hàng. Do đó, sang năm 2008, Ban Giám đốc đã kế hoạch tuyển dụng thêm những lao động trình độ, kinh nghiệm và khả năng khai thác triệt để được trên cả hai lĩnh vực dịch vụ in, photo và việc phân phối sản phẩm máy Lớp QTKD Tổng hợp 46A8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga móc, trang thiết bị về in và photo. 1.1.4. Đặc điểm về trang thiết bịTrang thiết bị kỹ thuật của Công ty không ngừng được cải tiến để ngày càng đáp ứng với thị hiếu của khách hàng.Với sự tăng lên của chi nhánh Thái Nguyên và hai cửa hàng phụ thuộc tại Số 20 và Số 28 Nguyễn Phong Sắc - Cầu Giấy - Hà Nội, trang thiết bị, nhà xưởng của Công ty không ngừng được đầu tư và mở rộng.Trang thiết bị của Công ty ngày càng được chú trọng đầu tư, cụ thể là từ năm 2002 đến năm 2005, lượng tài sản của Công ty mới chỉ đủ về chủng loại nhưng số lượng tài sản chất lượng vẫn chưa đủ để đáp ứng tình hình hoạt động của Công ty. Đến năm 2006 và năm 2007, Công ty đã đầu tư thêm ba máy photo và hai máy in khổ nhỏ, hai máy in khổ lớn. Bảng 4. Tình hình tài sản cố định của Công ty NămTài sảnĐơn vị2002 2003 2004 2005 2006 2007Máy photo Cái 1 1 1 2 5 5Máy in khổ lớnCái 1 1 1 1 1 3Máy mạ chữCái 0 0 1 1 1 1Máy in khổ nhỏCái 1 1 1 1 3 3Máy cắt giấyCái 0 1 1 1 1 1Giấy và phụ kiện1.000 đồng300.786918.6471.273.2134.141.9865.203.1927.299.732Nguồn: Phòng Kế toánLớp QTKD Tổng hợp 46A9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga Những máy mới được trang bị đều chất lượng và công nghệ hiện đại giúp thực hiện công việc nhanh, chính xác và thực hiện được những chức năng phức tạp hơn, phục vụ ngày càng tốt cho hoạt động của Công ty và các chi nhánh. Việc đầu tư vào công nghệ tác động đến đội ngũ lao động, số lao động cần thiết để làm một công việc đã giảm xuống. Trong quá trình tuyển dụng lao động Công ty không chỉ cần số lượng lao động để đáp ứng quy mô ngày càng tăng mà đòi hỏi phải tuyển được lao động kinh nghiệm, trình độ chuyên môn để phù hợp với tính năng ngày càng hiện đại của máy móc thiết bị.Ngoài ra, Công ty còn trang bị các máy vi tính được nối mạng để luôn cập nhật thông tin về thị trường, giải đáp và tạo các mối quan hệ với bạn hàng. Mạng nội bộ cũng được kết nối nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc. Hiện nay, Công ty đang 6 máy tại bộ phận sản xuất, 12 máy còn lại được phân theo các phòng ban của Công ty, với 8 máy tính để bàn và 4 laptop. Bên cạnh đó, hệ thống máy quay theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của toàn Công ty cũng được thiết lập và nối trực tiếp với Phòng Giám đốc.Máy điện thoại cũng được trang bị đến từng bàn làm việc để tiện thực hiện các cuộc gọi khi cần thiết, những nhân viên thường xuyên phải giao hàng thì được trang bị điện thoại di động. Mặc dù, Công ty còn hạn chế về tài chính, nhưng Ban Giám đốc luôn quan tâm tạo điều kiện về trang thiết bị để tiết kiệm đến mức thấp nhất về thời gian và chi phí trong hoạt động sản xuất và kinh doanh.Bên cạnh đó thì giấy, mực là yếu tố đầu vào không thể thiếu của Công ty. Tình hình phát triển sản xuất và các dịch vụ in, photo chủ yếu được phản ánh qua sản lượng giấy, mực mà Công ty nhập và đưa vào sử dụng. Từ giá trị giấy và các phụ kiện là 300.786.000 đồng được sử dụng vào năm 2002 thì đến năm 2007 giá trị giấy và các phụ kiện mà Công ty sử dụng đã lên tới 7.299.732.000 đồng, trong đó, giá trị giấy được dùng trong Công ty là Lớp QTKD Tổng hợp 46A10 [...]... CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG Lớp QTKD Tổng hợp 46A 18 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trần Thị Quỳnh Nga TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG 2.1 PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG CỦA CÔNG TY Với chức năng được giao, Phòng Hành chính - nhân sự của Công ty thực hiện việc tham mưu, đề xuất giúp Ban Giám đốc trả lương cho người lao động phù hợp và theo đúng quy định của pháp luật Qúa trình trả lương được Công ty... chỉ đến hoạt động hiện tại của toàn Công ty mà còn ảnh hưởng đến chiến lược lâu dài mà không thể định lượng được và dùng phương thức trả lương theo thời gian là phù hợp nhất Công thức: hiện nay Công ty đang áp dụng công thức trả lương theo thời gian chủ yếu là tính lương dựa vào lương bản và từ đó tính lương cho người lao động Tiền lương bản được xác định dựa trên mức lương tối thiểu theo quy... ty Tuy nhiên, việc trả lương theo cách này còn mang tính bình quân, cứng nhắc, chưa gắn với năng suất, chất lượng cũng như hiệu quả công việc mà chủ yếu dựa vào thời gian làm việc của người lao động mà thực tế những người làm việc không nhiệt tình, hay trốn tránh công việc mà vẫn được hưởng mức lương cao 2.1.2 Các phương thức trả lương cho người lao động 2.1.2.1 Phương thức trả lương theo thời gian... mức lương theo thâm niên công tác (được áp dụng theo doanh nghiệp nhà nước với từng loại trình độ khác nhau) Lao động loại C: cứ sau 5 năm giữ bậc lươnghoàn thành nhiệm vụ được giao thì nâng 0,5 bậc lương Lao động loại B: cứ sau 3 năm giữ bậc lươnghoàn thành nhiệm vụ được giao thì nâng 0,5 bậc lương Lao động loại A: cứ sau 2 năm giữ bậc lươnghoàn thành nhiệm vụ được giao thì nâng 0,5 bậc lương. .. mà người lao động tạo ra Hiện nay phương pháp này chưa phổ biến trong Công ty nhưng với chiến lược mở rộng kho nguyên vật liệu, và thành lập một nhà máy giấy của Công ty thì việc tính lương theo sản phẩm là rất cần thiết và Phòng Hành chínhnhân sự đã và đang hoàn thiện hình thức trả lương này để phù hợp với hiện tại và tương lai của Công ty Công thức: tính tiền lương cá nhân trong tháng của người... hiện hành của Nhà nước Tiền lương bản = (tiền lương cấp bậc + tiền lương phụ cấp) x số ngày làm việc thực tế / số ngày tính theo chế độ Trong đó: tiền lương cấp bậc = mức lương tối thiểu x hệ số cấp bậc Tiền lương phụ cấp = mức lương tối thiểu x hệ số phụ cấp Ngày tính theo chế độ = 22 ngày Ví dụ: tiền lương của Giám đốc và Trưởng phòng sản xuất tháng 9 năm 2006 là: với mức lương tối thiểu là 450.000... định chung về tiền lương, hiệu quả lao động tính đến những biến động về cung cầu lao động và giá sinh hoạt Ngày 01/7/2008, Công ty đã ban hành Quy chế số 08 quy định về tiền lương, thưởng cho cán bộ, công nhân viên trong Công ty 2.1.1 Đặc điểm về phương thức trả lương của Công ty 2.1.1.1 Về mức lương tối thiểu Lương tối thiểu là mức giá sàn thấp nhất theo quy định của pháp luật để trả công cho người... đơn giá tiền lương Công ty dựa vào giá của sản phẩm mà người đó bán được những sản phẩm thông thường của Công ty đều đơn giá để tính lương là 10% giá bán sản phẩm Hiện nay, Công ty chủ yếu áp dụng phương thức này cho hầu hết các nhân viên trong việc bán máy và ký hợp đồng cho Công ty Vì vậy, người lao động vẫn nhận được đồng thời hai phương thức trả lương này hay được nhận cả hai lương theo thời... xuất Công ty còn thực hiện theo phương thức trả lương khoán sản phẩm khi áp dụng cho sản phẩm thuê ngoài và sản phẩm khoán, nhưng hình thức này đến nay vẫn chưa được Công ty áp dụng phổ biến Đó là, dựa và số ngày làm việc thực tế và hệ số quy đổi để tính số lao động quy đổi, và theo tổng số lương khoán để tính ra lương mà mỗi người lao động khoán nhận được Mỗi cách trả lương đều ưu nhược điểm riêng... những người thực hiện công việc khác nhau Phương pháp này áp dụng rộng rãi với đa phần người lao động trong Công ty nhưng nó không thể là phương pháp tối ưu khi người lao động ngày càng tăng và hình thức hoạt động của doanh nghiệp ngày càng phong phú 2.1.2.2 Phương pháp trả lương theo sản phẩm Đối tượng: áp dụng với nhân viên tiêu thụ, nhân viên kinh doanh, một phần của nhân viên sản xuất trong việc tiêu . hình thành và phát triển Công ty cổ phần Việt LongChương 2. Thực trạng phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt LongLớp QTKD Tổng hợp 46A1 Chuyên. tài: " ;Hoàn thiện phương thức trả lương tại Công ty cổ phần Việt Long làm nội dung nghiên cứu trong Chuyên đề thực tập của mình.Ngoài phần mở đầu,

Ngày đăng: 20/12/2012, 16:13

Hình ảnh liên quan

Bảng 2. Cơ cấu lao động theo giới tính - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 2..

Cơ cấu lao động theo giới tính Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 1. Số lượng lao động của Công ty - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 1..

Số lượng lao động của Công ty Xem tại trang 6 của tài liệu.
Bảng 3. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 3..

Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo Xem tại trang 8 của tài liệu.
Bảng 4. Tình hình tài sản cố định của Công ty - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 4..

Tình hình tài sản cố định của Công ty Xem tại trang 9 của tài liệu.
Bảng 5. Lượng máy bán được qua các năm - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 5..

Lượng máy bán được qua các năm Xem tại trang 13 của tài liệu.
Bảng 6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 6..

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Xem tại trang 14 của tài liệu.
Bảng 7. Tình hình tăng vốn tự có của Công ty qua các năm - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 7..

Tình hình tăng vốn tự có của Công ty qua các năm Xem tại trang 16 của tài liệu.
Trong hệ thống thang bảng lương theo quy định của pháp luật, trước hết là xem xét về mức lương tối thiểu và hệ số lương - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

rong.

hệ thống thang bảng lương theo quy định của pháp luật, trước hết là xem xét về mức lương tối thiểu và hệ số lương Xem tại trang 20 của tài liệu.
Bảng 10. Mức lương của người lao động tại Phòng Kỹ thuật năm 2007 - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 10..

Mức lương của người lao động tại Phòng Kỹ thuật năm 2007 Xem tại trang 23 của tài liệu.
Bảng 11. So sánh tổng quỹ lương qua các năm - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 11..

So sánh tổng quỹ lương qua các năm Xem tại trang 32 của tài liệu.
Bảng 12. Phân chia lao động của Công ty qua các năm - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 12..

Phân chia lao động của Công ty qua các năm Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 13. Phân phối tổng quỹ lương của Công ty theo đặc điểm lao động - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 13..

Phân phối tổng quỹ lương của Công ty theo đặc điểm lao động Xem tại trang 34 của tài liệu.
Bảng 15. Sự tăng giảm thu nhập của người lao động qua một số năm - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 15..

Sự tăng giảm thu nhập của người lao động qua một số năm Xem tại trang 36 của tài liệu.
Bảng 16. Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 16..

Đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Xem tại trang 38 của tài liệu.
Bảng 17. Điều tra ý kiến khách hàng về mức độ phục vụ của Công ty - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 17..

Điều tra ý kiến khách hàng về mức độ phục vụ của Công ty Xem tại trang 41 của tài liệu.
Bảng 18. Mức lương khuyến khích tạo doanh thu đối với cá nhân hàng tháng năm 2007 - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 18..

Mức lương khuyến khích tạo doanh thu đối với cá nhân hàng tháng năm 2007 Xem tại trang 44 của tài liệu.
Bảng 19. Dự tính doanh thu năm 2008 - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 19..

Dự tính doanh thu năm 2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 20. Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I năm 2008 - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 20..

Kết quả hoạt động kinh doanh Quý I năm 2008 Xem tại trang 47 của tài liệu.
Bảng 21. Tình hình nhân sự Công ty Quý I năm 2008 - Hoàn thiện phương thức trả lương tại Cty cổ phần Việt Long.

Bảng 21..

Tình hình nhân sự Công ty Quý I năm 2008 Xem tại trang 49 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan