Tài liệu tham khảo kinh tế đầu tư: Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Uỷ viênkhông thường trực Liên hợp quốc, thành viên chính thức ASEAN, APEC,… vàngày càng khẳng định đựợc vai trò vị trí uy tín của mình trên thế giới! Năm 2009 lànăm Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết của mình khi trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức thương mại thế giới WTO Các doanh nghiệp Việt Nam luôn ý thứcđược những trọng trách và sứ mệnh của mình để góp phần thực hiện các mục tiêuphát triển nền kinh tế Việt Nam… Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ &Xây dựng Việt Nam (Gọi tắt là TECHCONVINA) cũng không nằm ngoài xu thếđó
Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam
( TECHCONVINA) với tầm nhìn sẽ trở thành một tập đoàn đa ngành hàng đầu ViệtNam và nằm trong top 10 các tập đoàn cùng ngành trong 5 năm tới thông qua việccung cấp gói dịch vụ xây dựng với chất lượng và dịch vụ hoàn hảo từ tư vấn thiết kếđến hoàn thiện thi công các công trình dân dụng Không nằm ngoài guồng quay của
sự vận động phát triển của nền kinh tế nói chung và sự phát triển về quy mô của thịtrường xây dựng nói riêng, TECHCONVINA đang từng bước khẳng định vị thế vàtầm vóc của mình trên thị trường
Việc nước ta gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại những
cơ hội mới và nhiều thách thức to lớn cho sự phát triển của thị trường xây dựngnước ta trong giai đoạn sắp tới Mức độ cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp trênthị trường xây dựng đòi hỏi từng doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng và khẳngđịnh vị thế của mình Chính vì vậy, hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu
đã trở thành vấn đề cấp thiết và được các nhà quản trị nghiên cứu, quan tâm Vớimong muốn vận dụng những kiến thức Marketing nói chung và quản trị thương hiệunói riêng Tôi đã lựa chọn đề tài:
“ Xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựng Việt Nam ( TECHCONVINA)”
Trang 2Mục tiêu nghiên cứu: Công ty cổ phần đầu tư phát triển kỹ nghệ và xây dựngViệt Nam TECHCONVINA với hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu chocông ty.
Chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 Chương:
Trang 3CHƯƠNG I: Tổng quan về thị trường xây dựng và
doanh nghiệp TECHCONVINA.
1.1.Tổng quan về thị trường xây dựng:
1.1.1.Đặc điểm của thị trường xây dựng
Hoạt động thi công xây lắp công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng
là hoạt động sản xuất hàng hoá đặc biệt vì thế các hoạt động diễn ra trên thị trườngxây dựng vừa có các đặc điểm chung của thị trường hàng hoá khác, vừa có nhữngđặc điểm riêng đó là: đấu thầu xây dựng, thương thảo kí kết hợp đồng xây dựnggiữa doanh nghiệp trúng thầu với chủ đầu tư (do các sản phẩm xây dựng được sảnxuất theo đơn đặt hàng) Do đó thị trường xây dựng có một số đặc điểm sau:
- Trên thị trường xây dựng, các chủ thể kinh doanh, chính là các doanhnghiệp xây dựng, phải có tính tự chủ cao, tự bù đắp chi phí, tự do liên doanh liênkết với các doanh nghiệp khác
- Trên thị trường xây dựng, người mua nói chung không thể chọn những sảnphẩm khác để mua vì sản phẩm xây dựng là hàng hoá đặc biệt, có tính đơn chiếc,giá trị cao và gắn liền với địa điểm sử dụng
- Trên thị trường xây dựng, chủ đầu tư tự chọn người nhận thầu Hợp đồngxây dựng thì đa dạng về hình thức, nội dung và giá cả Kí kết hợp đồng xây dựngchính là biểu hiện của sự gặp nhau giữa cung và cầu, và là kết quả của sự thươnglượng, thoả thuận giữa một bên là chủ đầu tư và một bên là các doanh nghiệp nhậnthầu xây dựng
- Trên thị trường xây dựng, cạnh tranh có thể được coi là đặc điểm quantrọng Cùng với việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng đó là việctạo uy tín cho doanh nghiệp Muốn vậy thì doanh nghiệp phải không ngừng nângcao chất lượng, tìm tòi những biện pháp thi công tiên tiến, những dây chuyền sảnxuất, những công nghệ mới Đây là hai vấn đề có tác động tương hỗ cho nhau:cạnh tranh sẽ kích thích nâng cao chất lượng sản phẩm, các sản phẩm làm ra ngàycàng tốt hơn sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt
Trang 4-Trên thị trường xây dựng, mối quan hệ trao đổi mua bán giữa chủ đầu tư vàcác đơn vị nhận thầu diễn ra chủ yếu thông qua đấu thầu, đàm phán, kí kết hợpđồng, thi công xây lắp, bàn giao công trình và thanh quyết toán.
Tóm lại, từ những đặc điểm trên của thị trường xây dựng, nên trọng tâm củaMarketing trong lĩnh vực xây dựng là tìm hiểu những vấn đề liên quan tới chủ đầu
tư, các đối thủ cạnh tranh, sản phẩm Sản phẩm xây dựng thuộc nhóm” hàng hoágiao sau” nên Marketing trong lĩnh vực xây dựng cần tăng cường hoạt động quảngcáo, thuyết phục chủ đầu tư thấy được rằng giá cả mà nhà thầu đưa ra là hợp lý,biện pháp thi công đảm bảo chất lượng và đúng thời gian qui định, ưu điểm của nhàthầu hơn so với các doanh nghiệp khác (về mặt công nghệ, chất lượng một số côngtrình đã thi công, đội ngũ công nhân lành nghề ) Và khi nhận hợp đồng,Marketing còn có nhiệm vụ lựa chọn các phương thức thanh quyết toán để bàn giaocông trình nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất
1.1.2.Khái quát về sự tăng trưởng và phát triển của thị trường xây dựng
Thời kỳ Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 1991 – 2000, thôngqua việc thực hiện các dự án ODA và tiếp thu các dự án FDI, đối với “dự án” đầu tưxây dựng như báo cáo tiền khả thi, báo cáo khả thi, đấu thầu tuyển chọn tư vấn,giám sát và tuyển chọn nhà thầu , thông qua việc hợp tác với tư vấn và nhà thầunước ngoài mà lực lượng khảo sát, thiết kế, thi công nước ta làm quen với cáchquản lý dự án, quản lý thi công và tiếp nhận được nhiều công nghệ xây dựng hiệnđại như cọc khoan nhồi, vải địa chất, nhà cao tầng, giàn khoan dầu khí, kết cấu kimloại nhà công nghiệp, máy xây dựng hiện đại, bê tông thương phẩm
Thông qua sắp xếp tổ chức lại, lực lượng xây dựng của nhà nước được traoquyền tự chủ quản lý kinh doanh nhiều hơn và thực hiện cạnh tranh thị trường Lựclượng xây dựng tư nhân bắt đầu hình thành, một số trở thành nhà thầu xây dựngchung, còn một số khác là nhà thầu chuyên môn hoá như làm nền móng, san ủi,hoàn thiện nội ngoại thất, điện nước, nhôm kính nhận làm thầu phụ cho nhà thầuchính
Trang 5Thị trường bất động sản bắt đầu hình thành với thị trường đất đai và thịtrường nhà ở không chính thức, dần dần lớn lên với các dự án khu đô thị mới Phú
Mỹ Hưng TP.Hồ Chí Minh và Linh Đàm Hà Nội, các dự án khách sạn cao tầng 4, 5sao và nhà nghỉ, sân gôn hiện đại Các nhà phát triển tạo lập bất động sản dần dầntrở thành người đặt hàng lớn cho thị trường xây dựng
Việc nâng cấp hệ thống cầu đường, cảng, sân bay, việc phát triển hệ thốngđiện lực, kết cấu hạ tầng đô thị, hệ thống thuỷ lợi đã đem lại nhiều công việc cho thịtrường xây dựng thông qua các dự án đầu tư công Thị trường xây dựng phát triểnkéo theo sự phát triển các thị trường yếu tố sản xuất như vật liệu xây dựng, máy xâydựng, công nghệ xây dựng Thị trường vật liệu xây dựng phát triển nhanh và tiếnlên hiện đại hoá, cung ứng cho thị trường xây dựng các vật liệu cần thiết như sắtthép, xi măng, đá ốp lát, gốm sứ vệ sinh, gạch men kính, kính nổi, tấm lợp kim loại,kết cấu thép, sơn nước Thị trường máy xây dựng cũng trở nên nhộn nhịp Đã xuấthiện nhiều công ty, thậm chí cả tư nhân cho thuê máy xây dựng
Khuôn khổ pháp lý điều tiết thị trường xây dựng bắt đầu hình thành khá sớm
để kịp thời đón nhận đầu tư nước ngoài và vốn ODA, nhưng đối với hoạt động đầu
tư xây dựng trong nước vẫn còn mang nặng ảnh hưởng cơ chế kế hoạch hoá, chỉquan tâm chủ yếu điều tiết quan hệ cạnh tranh thông qua cơ chế đấu thầu
Tóm lại, thập kỷ cuối cùng của thế kỷ 20 là giai đoạn hình thành và pháttriển bước đầu của thị trường xây dựng nước ta Trong giai đoạn này, chủ đầu tư vànhà thầu đến từ mọi thành phần kinh tế chứ không chỉ là chủ đầu tư và nhà thầu nhànước; Thị trường xây dựng trở thành điều kiện sinh tồn và phát triển của doanhnghiệp xây dựng; thị trường xây dựng thúc đẩy sự phát triển của ngành Xây dựng,sản xuất vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất, rút ngắn tiến độ thi công, nâng caochất lượng và mức độ hoàn thiện của công trình xây dựng, hạ giá thành xâydựng.Tuy thế, thị trường xây dựng nước ta còn nặng tính tự phát nên trật tự rối loạn,quan hệ cạnh tranh thiếu lành mạnh, quan hệ cung cầu không cân đối, cơ chế giá cảchậm chuyển sang quỹ đạo thị trường
Trang 6Với những bước tiến và kinh nghiệm ban đầu như vậy, thị trường xây dựngnước ta tiến vào thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21
Sang giai đoạn này thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh hơn Nếu giả thiếtgiá trị giao dịch trong thị trường xây dựng chiếm tỷ lệ cố định trong tổng vốn đầu tưtoàn xã hội thì quy mô thị trường xây dựng của năm 2000 bằng 2,1 lần năm 1995,còn của năm 2005 thì bằng 2,27 lần năm 2000 và bằng 4,7 lần năm 1995, tức là cứcách nhau 5 năm thì tăng hơn gấp đôi! Nói chung, tốc độ tăng trưởng của thị trườngxây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế
Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, cácTổng Công ty xây dựng nhà nước lớn mạnh không ngừng, thực hiện cổ phần hoá,phát triển theo hướng Công ty mẹ – Công ty con và tiến tới tập đoàn kinh tế Phầnlớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng đểphân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máythuỷ điện và kinh doanh bất động sản Một số doanh nghiệp đã có năng lực tổngnhận thầu EPC những dự án tầm cỡ quốc tế Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhâncũng lớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đangành
Các doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào hoạtđộng ngày càng đông hơn, nhiều quốc tịch hơn, không chỉ dự thầu dự án có vốnODA và FDI mà cả các dự án khác có vốn nhà nước hay vốn tư nhân trong nước,khiến quan hệ cạnh tranh trong thị trường càng thêm sôi nổi
Để thích ứng linh hoạt với quan hệ cung cầu trên thị trường, các doanhnghiệp xây dựng không còn phân chia theo ngành giao thông, dân dụng và côngnghiệp và thuỷ lợi nữa, mà trở thành nhà thầu xây dựng chung Các nhà thầu chuyênmôn hoá như cung ứng bê tông tươi, làm nền móng, kết cấu kim loại, hoàn thiện nộingoại thất cũng phát triển nhanh, ngoài ra đã bắt đầu hình thành nhà thầu cungứng nhân lực cho các nhà thầu chính, phụ
Thị trường các yếu tố sản xuất vật liệu, xe máy, nhân lực, công nghệ, vốnđược phát triển tương ứng cùng với thị trường xây dựng Thị trường tư vấn, khảo
Trang 7sát thiết kế xây dựng cũng tăng trưởng nhanh chóng và phục vụ kịp thời nhu cầucủa các dự án đầu tư xây dựng
Bước vào thế kỷ 21, khuôn khổ pháp lý đầu tư và xây dựng dần dần đượcđồng bộ và hoàn chỉnh hơn, tuy vẫn còn cách xa mức độ hoàn thiện Hai chủ thểchính trong thị trường xây dựng là các chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng Điều tiếthoạt động của chủ đầu tư là các pháp quy về đầu tư
Trải qua 20 năm từ lúc hình thành đến nay, thị trường xây dựng nước ta ngàycàng lớn mạnh, vận hành ngày càng có quy tắc, đóng góp lớn vào quá trình pháttriển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở vật chất để nước
ta tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thị trường xây dựng lớn lên cả về qui mô
và năng lực, tạo điều kiện cho nền kinh tế nước ta hoà nhập quốc tế Cơ chế cạnhtranh và cơ chế cung cầu ngày càng tác động mạnh mẽ vào sự vận hành của thịtrường Khuôn khổ pháp lý đã được hình thành về cơ bản
1.1.3.Mức độ cạnh tranh trong ngành xây dựng
Việt Nam gia nhập WTO sẽ đón nhận làn sóng đầu tư mới, nghĩa là sẽ cónhiều nhà máy, xí nghiệp, công trường mở ra Đây là cơ hội lớn cho lĩnh vực hoạtđộng xây dựng nói chung Tuy nhiên thách thức cũng đặt ra đối với những doanhnghiệp xây dựng vừa và nhỏ là có đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật khắc khe của nhàđầu tư hay không ? Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới đã thúc đẩy nguồnvốn FDI đầu tư mạnh mẽ vào nước ta, trong đó có những dự án vốn đầu tư hàng tỷđôla Mỹ, từ đó sẽ kéo theo sự xâm nhập sâu rộng hơn và sự tham gia của các doanhnghiệp xây dựng và doanh nghiệp tư vấn nước ngoài vào thị trường nước ta Vàinăm gần đây trên thị trường đã xuất hiện dấu hiệu cung không theo kịp cầu, ngượcvới thời kỳ trước đây
Thị trường xây dựng tăng trưởng nhanh chóng trong những năm đầu của thế
kỷ 21 Tốc độ tăng trưởng của thị trường xây dựng bằng 2 lần tốc độ tăng trưởngkinh tế Để thích ứng với sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường xây dựng, phầnlớn doanh nghiệp xây dựng nhà nước dần dần chuyển sang kinh doanh đa dạng đểphân tán rủi ro, chủ yếu là đầu tư phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, nhà máy
Trang 8thuỷ điện và kinh doanh bất động sản Nhiều doanh nghiệp xây dựng tư nhân cũnglớn mạnh rất nhanh, có năng lực canh tranh cao và thường kinh doanh đa ngành.Quan hệ cạnh tranh trong thị trường diễn ra sôi động
Trước sự phát triển không ngừng của thị trường xây dựng trong nước, cùngvới đó là sự gia tăng số lượng các công ty xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầungắn hạn và dài hạn của thị trường Hiện nay, trên thị trường xây dựng, tên tuổi củacác công ty xây dựng được các nhà đầu tư, chủ đầu tư và đông đảo công chúng biếtđến đó là: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam –VINACONEX, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD), Tổng công tySông Đà, Licogi 9, Công ty xây dựng Trường Sơn, Công ty xây dựng 36- Bộ Quốcphòng, Công ty đầu tư xây dựng Hà Nội, VICOMAX, Công ty xây dựngTECHCONVINA, Công ty xây dựng CDC, CBRE, Công ty cổ phần Xây dựngSông Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Bưu điện, Công ty Cổ phần Đầu
tư và Xây dựng số 18 (Viết tắt : LICOGI - 18),…
Những tiêu chuẩn của chủ đầu tư, nhà thầu, nhà tư vấn thi công, thiết kếngày càng nâng lên so với giai đoạn trước Chính vì vậy, doanh nghiệp nào đi tắt,đón đầu, doanh nghiệp nào nhạy bén với các thời cơ của thị trường Doanh nghiệpnào có những lợi thế cạnh tranh và những công nghệ vượt trội, tiên tiến, khẳng địnhchỗ đứng trên thị trường hiệu quả thì doanh nghiệp đó sẽ thành công Thị trườngngày càng phát triển, đem lại những cơ hội không nhỏ đối với các công ty xây dựng.Nhưng bên cạnh đó, những thách thức và rủi ro cũng được nhắc đến ở các thịtrường mới Mức độ cạnh tranh gia tăng giữa các công ty xây dựng, đòi hỏi cáccông ty phải phấn đấu và nỗ lực không ngừng nhằm nâng cao sức cạnh tranh trênthị trường này, đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo lợi thế cạnhtranh Đây cũng là những thách thức lớn đối với các doanh nghiệp xây dựng khitham gia vào thị trường sẽ phải đối mặt!
1.2.Tổng quan về TECHCONVINA:
1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ và Xây dựng Việt Nam
Trang 9( TECHCONVINA) được thành lập theo giấy phép kinh doanh số 0103006547 của
Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội lập ngày 20 tháng 01 năm 2005 Từ khithành lập đến nay, Công ty đã tuyển dụng nhiều cán bộ kỹ thuật và công nhân đã thicông nhiều công trình phức tạp nhóm A và B trên địa bàn Hà Nội và toàn quốc.Công ty đã xây dựng được tập thể đội ngũ cán bộ trẻ có tri thức, có chung một
phương châm hợp tác và cùng phát triển Thực hiện được những hợp đồng có qui
mô lớn và yêu cầu phức tạp về kỹ thuật, mỹ thuật công trình, cũng như tiến độ thicông ngặt nghèo Đặc biệt những dự án khu công nghiệp mà Công ty làm Tổng thầucho doanh nghiệp người Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản Công tyhiện đã có tiềm năng cơ sở vật chất vững vàng, có đội ngũ cán bộ công nhân viênđạt trình độ chuyên môn kỹ thuật nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm quản lý và tổ chứcthi công những công trình lớn
Thời gian hình thành và phát triển, TECHCONVINA đã không ngừng mởrộng thị trường, phát triển thêm nhiều ngành nghề kinh doanh mới Ngoài nhữnglĩnh vực mà công ty đang hoạt động thì trong năm 2009 tới, công ty sẽ tiến mạnhhơn tới nhiều lĩnh vực trọng điểm mà bất cứ một tập đoàn kinh tế lớn nào cũng nghĩtới :
“ Tư vấn đầu tư, đầu tư bất động sản”
* Sứ mệnh của công ty:
Sứ mệnh của TECHCONVINA là xây dựng một công ty vững mạnh, bềnvững và đa dạng hóa ngành nghề
Công ty sẽ đạt được mục đích này bằng cách trở thành một công ty dẫn đầutrong ngành xây dựng, xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn, cung cấp các dịch vụ xâydựng với chất lượng tốt nhất bằng trách nhiệm, cách thức an toàn và hiệu quả kinh
tế cao
* Phương châm hoạt động của TECHCONVINA :
Công ty luôn tâm niệm rằng: “Sự thành công của khách hàng cũng chính là
sự thành công của TECHCONVINA” Với phương châm đồng bộ và trọn gói, công
ty luôn chủ động giới thiệu với khách hàng các công nghệ thi công mới nhất, nhanh
Trang 10chóng làm khách hàng cảm nhận được những ưu điểm trong việc ứng dụng kỹ thuậtmới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất Ngoài ra, công ty cũng thường xuyên tiếpxúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi, nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu củakhách hàng từ đó, cùng khách hàng thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết và bềnlâu.
Sự thành tín trong hợp tác và một TECHCONVINA có chỗ đứng vững chắctrong lòng khách hàng, là nguyện vọng của toàn thể cán bộ công nhân viên trongcông ty
TECHCONVINA dựa trên những giá trị cốt lõi, luôn cố gắng để trở thànhmột trong những tập đoàn hoạt động đa ngành và là một tập đoàn kinh tế hàng đầutại Việt Nam
1.2.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh
Trang 11*) Mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh:
(Nguồn: Phòng hành chính-nhân sự)
* Công ty Kỹ nghệ và Xây dựng TECHCONVINA:
Lĩnh vực hoạt động của công ty kỹ nghệ và xây dựng TECHCONVINA:
Công ty dịch vụ
chăm sóc nhà máy
TECHCONVINA
Công ty giải pháp nhà thông minh TECHCONVINA
Công ty thương
vận TECHCONVINA
Trang 12Các công ty thành viên:
Công ty dịch vụ Chăm sóc nhà máy TECHCONVINA ( TECHCONVINAFactory Care) với lĩnh vực hoạt động chính là: bảo dưỡng dự phòng; tư vấn; xây lắpđiện; xây lắp cơ khí; tự động hóa; di dời nhà máy; cung cấp nhân công kỹ thuật
Công ty Giải pháp nhà thông minh TECHCONVINA ( TECHCONVINASmart Home) với lĩnh vực hoạt động chính là: sản phẩm nhà thông minh; hệ thốngchiếu sáng bằng năng lượng mặt trời; hệ thống camera giám sát; hệ thống thiết bị anninh; hệ thống điện nước; hệ thống viễn thông; hệ thống phòng cháy chữa cháy; xâylắp cơ điện
Công ty Thương vận TECHCONVINA với lĩnh vực hoạt động chính là: vậntải container nội địa & quốc tế; vận tải hàng hóa siêu trường siêu trọng; đại lý tàubiển; dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác; khai báo hải quan; cho thuê container; xuấtnhập khẩu xe ô tô mới và đã qua sử dụng; xuất nhập khẩu máy móc thi công xâydựng
*) Kết quả kinh doanh qua 3 năm của công ty:
Tổng vốn điều lệ
30.000.000.000 VNĐ
Theo số liệu từ phòng tài chính kế toán sẽ thu được báo cáo kết quả kinhdoanh của công ty qua ba năm hoạt động( từ 2006-2007-2008) như sau:
Trang 13BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2006 ST
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 626,090,067,725 626,090,067,725
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 17,459,472,315 17,459,472,315
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 19,050,707,319 19,050,707,319
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 13,716,509,270 13,716,509,270
Trang 14BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 922,985,811,036 626,090,067,725
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 83,896,637,304 17,459,472,315
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 86,272,460,484 19,050,707,319
16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 62,116,171,548 13,716,509,270
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2008
ST
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,213,987,342,536 922,985,811,036
Trang 1510 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 351,447,749,414 83,896,637,304
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 355,476,665,986 86,272,460,484
Từ năm 2006-2008: Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ củacông ty tăng qua các năm Năm 2006, Doanh thu thuần của công ty đạt từ626.089.041.745 VND thì đến năm 2008 con số này đã là 1.195.741.583.624 VND.Điều này chứng tỏ được thành công của công ty trong việc đẩy mạnh hoạt động tiêuthụ sản phẩm, bán hàng và cung cấp dịch vụ và khai thác hiệu quả nhu cầu kháchhàng
Những năm phát triển tiếp theo, TechconVina mở rộng hoạt động sang lĩnhvực tài chính, vì vậy doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty cũng tăng lên
Trang 16đáng kể TechconVina đã gia tăng chi phí cho hoạt động quản lý doanh nghiệp, từ10.947.589.478 VND trong năm 2006 tăng lên 21.102.362.734 VND trong năm
2008, do chú trọng đến công tác quản lý nhân sự và không ngừng chiêu mộ ngườitài, đưa ra các chính sách và chương trình hoạt động hiệu quả để quản lý công ty
Với những biến động của nền kinh tế trong thời gian qua, những chi phícho hoạt động kinh doanh của công ty cũng tăng lên như chi phí bán hàng, chi phítài chính, chi phí về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành, cũng như các chi phíkhác đều gia tăng
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn không ngừng gia tăng: Nếunhư Lợi nhuận sau thuế cua công ty vào năm 2006 mới chỉ là 13.716.509.270 VND,thì đến năm 2008 con số này đã tăng lên là 254.352.134.587 VND), đây là một dấuhiệu vui đối với một công ty với tuổi còn khá trẻ như TechconVina
Doanh thu và lợi nhuận qua mỗi năm tăng lên thì lượng tiền công ty nộpvào ngân sách nhà nước cũng tăng lên đáng kể
*) Nguyên nhân:
Công ty có bộ máy quản lý tốt, tối giản, hiệu quả với chi phí thấp nhất Từlực lượng gián tiếp tham gia thi công là khối văn phòng đến các ban chỉ huy, tổ, độithi công tại các công trường, tất cả đều tinh nhuệ Quân số luôn duy trì ở mức hợp
lý nhưng hiệu quả thì được đẩy lên tối đa, thực hành tiết kiệm ở mọi cấp độ côngviệc, mọi Phòng, Ban Mặt khác vẫn đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên,một số trường hợp được tăng lương ngay giữa thời kỳ “Đại cắt giảm chi phí”
Công ty có những chuyên gia tài chính giỏi Khả năng xoay xở tốt nguồn vốn
tự có, sự hỗ trợ của nhà đầu tư, nhà cung cấp cho phép doanh nghiệp tránh được áplực chi phí tài chính phát sinh từ lãi suất của các khoản vay ngân hàng Song songvới nguồn vốn cung cấp cho thi công các dự án vẫn được triển khai đúng tiến độ.Đây là kết quả tổng hợp từ nhiều yếu tố như: điều kiện tạm ứng tốt, lộ trình thanh
Trang 17toán hợp lý, tiến độ công trình đảm bảo do nguồn vật tư được mua và cung cấp hợp
lý, các nhà cung cấp luôn hỗ trợ hết mình để giúp nhà thầu, cùng với nhà thầu cónhững chiến lược mua, gom, tích trữ vật tư đúng lúc, đúng số lượng, đúng chủngloại Tiết kiệm chi phí thi công nhờ nguồn nhân sự tốt, biện pháp thi công hợp lýcủa phòng điều hành thi công, của khối văn phòng…
Một trong những phương án được thực hiện là giãn tiến độ các dự án Nhờkéo chậm tiến độ và dừng các phương án chưa triển khai, chủ thầu không phải chiphí trả cho ngân hàng sẽ bớt căng thẳng, bởi lãi suất chỉ được tính từ thời điểm vốnđược giải ngân cho công trình
Bên cạnh đó phải kể đến mối quan hệ hợp tác tốt với các khách hàng chủđầu tư từ khâu thiết kế, báo giá đến ký hợp đồng cũng như suốt quá trình triển khaihợp đồng
Công ty có những chuyên viên thu mua vật tư giỏi, những người lập kếhoạch vật tư giỏi Nhờ nguồn vốn tự có, nhờ sự hỗ trợ của nhà đầu tư và nhà cungcấp, hầu hết số lượng vật tư phục vụ cho dự án được thương lượng và mua ở thờiđiểm hơp lý gần với thời điểm ký hợp đồng, sau đó được lưu kho và bảo quản chuđáo
Tiếp đến công ty có một mạng lưới các nhà cung cấp tốt, uy tín, tôn trọngcam kết Hầu hết các hợp đồng mua với các nhà cung cấp được đảm bảo tôn trọngmột cách tuyệt đối nhờ việc ứng tiền cho nhà cung cấp hợp lý, tôn trọng việc lấyhàng và thanh toán đúng hạn
Nhờ đó mà công ty vẫn đứng vững trước những biến động lớn của cơn bãogiá và lạm phát, duy trì tốc độ phát triển doanh số
1.2.3 Thực trạng hoạt động Marketing
*) Phân đoạn thị trường và lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu của TECHCONVINA:
+ Phân đoạn thị trường:
Dựa trên tiêu thức nhân khẩu học phân đoạn thị trường khách hàng tổ chức,
ta có các đoạn thị trường sau:
Trang 18- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài có ý định đầu tư, kinh doanh ởViệt Nam:
Họ đến từ các quốc gia khác nhau trên thế giới và là những nhà đầu tư có100% vốn nước ngoài, đang và muốn tìm kiếm cơ hội đầu tư, kinh doanh tại ViệtNam
- Các nhà đầu tư, doanh nghiệp có nguồn vốn FDI đang hoạt động tại ViệtNam, có nhu cầu mở rộng kinh doanh:
Họ là những nhà đầu tư, các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI( Đầu tư trựctiếp nước ngoài) hoạt động ơ Việt Nam được một thời gian và có những mối quan
hệ nhất định với các cơ quan, khu công nghiệp và những tổ chức tại Việt Nam
- Các nhà đầu tư, các doanh nghiệp tại Việt Nam có nhu cầu thu hút đầu tư,kinh doanh hàng hóa, vận tải:
Đây là các doanh nghiệp Việt, các nhà đầu tư của Việt Nam, họ đã quenthuộc với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam và có nhu cầu mở rộng kinh doanh,thu hút đầu tư
+ Lựa chọn thị trường mục tiêu:
Phân đoạn thị trường đã giúp công ty nhận diện được những đoạn thị trườngkhác nhau Từ đó TECHCONVINA đã nhắm đến đoạn thị trường các nhà đầu tư,các doanh nghiệp có nguồn vốn FDI( Đầu tư trực tiếp nước ngoài) đang hoạt độngtại Việt Nam, có nhu cầu mở rộng kinh doanh, tăng cường đầu tư là đoạn thị trườngmục tiêu của công ty
*) Cơ cấu tổ chức phòng Marketing:
Trang 19Nhân viên truyền thông
và PR
Trợ lý tổng hợp
Cán bộ đối nội
Cán bộ đối ngoại
Nhân viên thiết kế
Trang 20Bộ phận Marketing có mối liên hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong công
ty Đó là mối liên hệ, gắn kết giữa các Phòng, Ban, giữa các cấp với nhau Mối quan
hệ chức năng bao gồm:
Trao đổi thông tin, phối hợp, hỗ trợ tiếp xúc khách hàng; hỗ trợ chăm sóckhách hàng; chia sẻ kinh nghiệm quản lý; giúp nhau hoàn thiện năng lực quản lý;chuyên môn; xây dựng nguồn nhân lực thông qua liên doanh, liên kết, đào tạo, giaolưu; tạo sự gắn kết giữa các phòng ban với nhau
Những nhà quản lý phải hiểu công việc của nhau, hỗ trợ nhau về chuyênmôn và tác nghiệp Bộ phận Marketing sẽ có sự hỗ trợ đắc lực cho Ban lãnh đạo caocấp trong các hoạch định chiến lược, sách lược hoạt động, phát triển và đối phó vớicác tình huống khẩn cấp…Đồng thời bộ phận Marketing làm nhiệm vụ thu thập vàtruyền thông tin, dữ liệu giữa các cấp trong công ty với nhau, giữa công ty với đốitác và chính quyền Hoạt động truyền thông nội bộ, tạo ra mối liên kết giữa cácPhòng, Ban được được bộ phận marketing làm việc nhịp nhàng, phối hợp chặt chẽvới các bộ phận khác trong toàn công ty
*) Hoạt động của phòng Marketing:
Hoạt động 1: Thực hiện các hoạt động Marketing của công ty :
Xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch Marketing;
Xây dựng chương trình Marketing- Mix ;
Tiến hành các hoạt động nghiên cứu thị trường và khách hàng;
Tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động Marketing;
Hoạt động 2: Thực hiện các hoạt động truyền thông, PR về hình ảnh và thươnghiệu của công ty; xây dựng các mối liên kết nội bộ
Xây dựng và tư vấn chiến lược truyền thông và xây dựng thương hiệu côngty; triển khai chiến lược thông qua việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch từngphần cụ thể
Tận dụng mọi cơ hội giao lưu, tiếp xúc mọi nơi, mọi lúc để quảngb á thươnghiệu công ty
Trang 21Biến mọi cá nhân thành một hình ảnh thực tế, sinh động về doanh nghiệp( từ
tư duy, đẳng cấp, phong cách…)
Gắn kết các thành viên công ty, giữa các Phòng, Ban, Cấp…
Hoạt động 3: Tạo nguồn ảnh hưởng về kinh tế và chính trị có lợi cho hoạt độngkinh doanh của công ty
Thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế trên cơ sở hợp tác bền vững đôibên cùng có lợi với chính quyền các cấp Bộ, Ngành, các hiệp hội, các tổ chức phichính phủ, các đại sứ quán, các lãnh sự quán, các công ty, khách hàng, các nhà cungcấp…trên lãnh thổ Việt Nam và trên trường quốc tế
Xây dựng mới và tận dụng các mối quan hệ cá nhân của tất cả các thành viênhiện có của công ty
Hoạt động 4: Tìm kiếm thông tin dự án và các cơ hội kinh doanh mới
Chăm sóc, khai thác các mối quan hệ đã có hoặc thiết lập mới để lấy thôngtin phục vụ bộ phận dự án và phòng khai thác khi cần;
Sáng suốt nắm bắt các cơ hội hợp tác kinh doanh trong quá trình giao lưu,liên kết, đánh giá tiền khả thi và cung cấp cho Ban lãnh đạo xem xét, ra quyết định Hoạt động 5 : Đào tạo, xây dựng đội ngũ nhân viên của phòng, xác lập mụctiêu, giao việc, giám sát thực hiện
Hoạt động 6: Xây dựng mối quan hệ và khai thác mối quan hệ từ các đối tácnước ngoài
Thiết lập, khai thác các mối quan hệ với các tổ chức, hiệp hội, công ty, các cánhân sử dụng tiếng Anh, Pháp…: EUROCHAM, WAIPA, OECD,…
Hoạt động 7: Quản lý chi phí Marketing trong hoạt động Marketing của công ty,chịu trách nhiệm trước công ty về các khoản chi phí, đảm bảo chính xác, minh bạch,hiệu quả
Trang 22*) Các yếu tố của môi trường vi mô cần nghiên cứu:
+ Khách hàng:
4năm hình thành và phát triển là khoảng thời gian chưa dài, để xây dựngthành một tập đoàn vững mạnh như ngày hôm nay từ những số vốn và dự án bé nhỏ.Nhưng bằng sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên của công ty Đếnnay, công ty đã có một ngân hàng các khách hàng đang chăm sóc và đã thi công.TechconVina đã và đang được đánh giá là một doanh nghiệp uy tín và có trình độchuyên sâu về kỹ thuật cũng như kinh nghiệm, thi công, kinh nghiệm về tư vấn,kinh nghiệm về chăm sóc khách hàng…
- Các nhà đầu tư Việt Nam muốn đầu tư ra nước ngoài
- Các nhà đầu tư tại Việt Nam có nhu cầu thu hút đầu tư: chủ đầu tư cácKCN, KCX, hạ tầng v.v…
Các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài phát thanh, truyền hình, báochí, …Nhóm này sẽ đưa những thông tin có lợi hoặc bất lợi cho công ty
Trang 23Giới tài chính như: Ngân hàng, các công ty đầu tư tài chính, các công ty môigiới của Sở giao dịch chứng khoán, …Giới này có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năngđảm bảo nguồn vốn cho công ty.
Các tổ chức quần chúng cũng là những lực lượng thường xuyên tác động tớihoạt động marketing của công ty Những tổ chức này là các hiệp hội doanh nghiệpvừa và nhỏ, hiệp hội xây dựng…
+ Đối thủ cạnh tranh:
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của TechconVina là Vinaconex2, Tổng công tyxây dựng sông Đà, Licogi, công ty xây dựng Delta, công ty xây dựng 26-Bộ QuốcPhòng…
Đây là các công ty đều hoạt động trong lĩnh vực khảo sát địa chất,quy hoạchsan lấp mặt bằng, tư vấn, thiết kế, thi công và giám sát, quản lý các dự án
Do lĩnh vực hoạt động của các công ty thành viên bao gồm hoạt động cungcấp các giải pháp nhà thông minh và thương vận nên các công ty hoạt động tronglĩnh vực này như: Melinh Plaza, Austnam…và các công ty thương vận tại HảiPhòng, Quảng Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh là những đối thủ luôn được quan tâm
+) Nhà cung ứng:
Để có thể tiến hành hoạt động sản xuất ra hàng hóa hay dịch vụ nhằm cungcấp và đáp ứng nhu cầu thị trường, TechconVina cũng cần được được cung cấp cácyếu tố đầu vào như: Nguyên, nhiên, vật liệu, các phụ tùng, chi tiết, máy móc, thiếtbị…Đồng thời công ty cũng cần phải thuê, tuyển dụng lao động, thuê đất,…
Đối với TechconVina, nhà cung ứng ở đây là các công ty chuyên cung cấpmáy móc xây dựng, các trang thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh Ban quản lý cáckhu công nghiệp cho thuê đất để TechconVina có thể tiến hành thiết kế, quy hoạch
và xây dựng nhà xưởng, các công trình, hạ tầng kỹ thuật Cảng nội địa, quốc tế chothuê bến bãi để công ty có thể tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu
+ Trung gian Marketing:
Trang 24- Các tổ chức cung ứng dịch vụ marketing: Công ty quảng cáo, các phươngtiện truyền thông đại chúng như Đài truyền hình Việt Nam, đài truyền hình Hà Nội,
…Đài tiếng nói Việt Nam, các tạp chí kinh tế, xây dựng, vận tải…
- Các tổ chức tài chính, tín dụng:
Các ngân hàng( Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng đầu tư vàphát triển Việt Nam…), các công ty bảo hiểm( Công ty bảo hiểm Prudential, bảohiểm AIA…)
- Các công ty chuyên tổ chức lưu thông hàng hóa như công ty vận tải,…
Trang 251.3 Các thương hiệu hiện có trên thị trường dịch vụ xây dựng và vị thế của TECHCONVINA
Sự phát triển đang ngày càng nóng lên của thị trường xây dựng đã ghi dấu ấncủa sự ra đời và phát triển của rất nhiều công ty xây dựng, cũng như các tập đoànxây dựng lớn Thị trường xây dựng Việt Nam trong năm 2009 được đánh giá là sẽcòn nóng lên, cơn khát nhiệt của thị trường cũng là nhân tố khiến các doanh nghiệpđang hoạt động đẩy mạnh đầu tư và thu hút không ngừng các doanh nghiệp mớibước chân vào đây
TECHCONVINA là một doanh nghiệp có tuổi đời tương đối trẻ, 5 năm làmột con số không nhiều nhưng cũng đủ để công ty tạo dựng tên tuổi và uy tín trênthị trường Hiện nay, trên thị trường xây dựng, tên tuổi của các công ty xây dựngđược các nhà đầu tư, chủ đầu tư và đông đảo công chúng biết đến đó là: Tổng công
ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam – VINACONEX, Tổng công tyđầu tư phát triển nhà và đô thị ( HUD), Tổng công ty Sông Đà, Licogi 9, Công tyxây dựng Trường Sơn, Công ty xây dựng 36- Bộ Quốc phòng, Công ty đầu tư xâydựng Hà Nội, VICOMAX, Công ty xây dựng CDC, CBRE,…,Và không thể khôngnhắc Công ty TECHCONVINA_một công ty hoạt động khá hiệu quả trong thờigian qua
Khi nhắc đến những cái tên như VINACONEX hay HUD, Tổng công tySông Đà,…Đây là những cây đại thụ trên thị trường xây dựng Việt Nam, với sự rađời và phát triển trong một thời gian dài, cùng với đó là những hỗ trợ hỗ trợ đắc lực
từ công nghệ, kỹ thuật các nước tiên tiến trên thế giới và nguồn vốn đầu tư khổng
lồ Khó có một công ty tư nhân nào có thể đánh bại được vị trí dẫn đầu hay nhữnglợi thế không thể không nhắc đến của các tổng công ty nhà nước này Tuy nhiên, thịtrường xây dựng là một mảnh đất màu mỡ, và những khoản doanh thu và lợi nhuậntrên thị trường này rất hứa hẹn và rộng mở đối với các doanh nghiệp biết chớp lấynhững cơ hội, đi tắt đón đầu Đặc biệt khi Việt nam gia nhập tổ chức thương mại thếgiới, cùng với đó là những văn bản, hiệp định thương mại thúc đẩy các hoạt độngđầu tư, xúc tiến Khi giới đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt nam với số lượnggia tăng nhanh chóng Những doanh nghiệp tư nhân như TECHCONVINA, Công ty
Trang 26xây dựng CDC, VICOMAX,…một khi biết chớp lấy những cơ hội mà thị trườngtạo ra, sẽ là đòn bẩy để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Với những điều kiện về nguồn lực ( Nguồn lực nhân sự, tài chính,…) củamình Ban lãnh đạo TECHCONVINA đã khôn ngoan trong việc lựa chọn chiếnlược kinh doanh của công ty Chiến lược kinh doanh ở đây là xây dựng thi công vàlắp đặt toàn bộ hệ thống điện nước, các hệ thống về mạng, thiết bị cho tất cả cáccông trình mà công ty nhận thầu Đồng thời tìm kiếm các nhà đầu tư từ khu vựcnước ngoài và duy trì những mối quan hệ đã có, tạo dựng lòng tin vững mạnh đốivới các khách hàng Đối tượng khách hàng mục tiêu mà công ty nhắm đến là cácchủ đầu tư có nguồn vốn FDI đến từ khu vực Đông Á như Đài Loan, Trung Quốc,Nhật bản,…Do sự nhanh nhạy trong nắm bắt xu thế hội nhập quốc tế và dòng đầu tưnước ngoài đổ về Việt Nam TECHCONVINA đã xây dựng thương hiệu và có chỗđứng trên thị trường xây dựng công nghiệp Với chiến thuật riêng cho mình, tránhnhững mảnh đất màu mỡ mà các đại gia trên thị trường xây dựng đang chiếm lĩnh,TECHCONVINA đã có hướng đi là phát triển ở thị trường xây dựng công nghiệp
Khi nói đến thị trường xây dựng công nghiệp, những cái tên như Công ty xâydựng CDC, Công ty xây dựng VICOMAX,…sẽ được nhắc đến và được đưa vào nhữngđối thủ cạnh tranh chính trên thị trường của TECHCONVINA Nếu như CDC cónhững lợi thế cạnh tranh hơn so với TECHCONVINA, và VICOMAX lại có nhữnghạn chế nên không tạo được những lợi thế so với công ty Từ đó, TECHCONVINA đãlựa chọn đoạn thị trường phù hợp nhằm khai thác tối đa lợi thế mà công ty có được.Theo tiêu thức lựa chọn thị trường dựa trên độ hấp dẫn của ngành xây dựng đối vớiphân đoạn, CDC đã lựa chọn phân đoạn hấp dẫn và màu mỡ nhất, TECHCONVINA
và VICOMEX lại lựa chọn những phân đoạn thấp hơn cho mình
Từ những lợi thế mà công ty có được,hay việc khắc phục những hạn chế, từ
đó, TECHCONVINA đã có lựa chọn đúng đắn cho chiến lược phát triển của mình.Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu phù hợp, cùng với đó là những nỗ lực khôngngừng trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu trên thị trường Công ty đã cóđược một chỗ đứng nhất định và in dấu ấn thương hiệu trong lòng khách hàng!
Trang 27CHƯƠNG II: Thực trạng hoạt động xây dựng và phát triển
thương hiệu tại TECHCONVINA:
2.1) Thực trạng hoạt động xây dựng thương hiệu TECHCONVINA:
2.1.1) Hoạt động nghiên cứu thị trường
Đứng trên quan điểm Marketing, các hoạt động xây dựng thương hiệu là mộttrong những chiến lược quan trọng của Marketing Trong các hoạt động Marketing,hoạt động đầu tiên và không thể thiếu là hoạt dộng nghiên cứu thị trường
Hoạt động nghiên cứi thị trường của TECHCONVINA trong thời gian quachưa được tổ chức và thực hiện một cách chuyên nghiệp Công ty chưa có một hệthống thông tin Marketing ( MIS) thật sự như nhiều doanh nghiệp khác Trong thờigian qua, công ty chưa thực hiện được các kế hoạch nghiên cứu thị trường có phạm
vi rộng, cũng như chưa từng thuê một doanh nghiệp nào nghiên cứu thị trườngchuyên nghiệp ( như AC Nielsen,…) Nhưng đội ngũ lãnh đạo củaTECHCONVINA luôn ý thức được tầm quan trọng của những dữ liệu thị trườngđối với hoạt động kinh doanh, hoạt động Marketing, hoạt động xây dựng thươnghiệu của doanh nghiệp Ban giám đốc đã chỉ đạo phòng Marketing áp dụng linhhoạt những hoạt động nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về thị trường thôngqua các hoạt động của doanh nghiệp
Băng việc lưu trữ một cách thường xuyên và phân tích những dữ liệu về tìnhhình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, nên Ban Lãnh đạoTECHCONVINA cũng đã có được những thông tin có ích về những xu hướng,những thay đổi của quy mô thị trường và nhu cầu khách hàng, cũng như nhữngđoạn thị trường tiềm năng trong tương lai.Điều này cũng khắc phục phần nào nhữnghạn chế của việc công ty không có một hệ thống thông tin Marketing một cáchchuyên nghiệp, và hiện nay, kế hoạch xây dựng một hệ thống thông tin Marketingđang được Phòng Marketing trong công ty gấp rút xây dựng để triển khai trong thờigian sớm nhất
Trang 28Các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, số lượng các dự án trúngthầu của công ty, các công trình đang thi công trên địa bàn cả nước, những thông tin
về khách hàng luôn được lưu trữ một cách khoa học Đối với một doanh nghiệp mớithành lập như TECHCONVINA, với tuổi đời 4 năm, kinh phí cho hoạt động nghiêncứu thị trường không lớn, và chưa có được một hệ thống thông tin Marketingchuyên nghiệp thì những dữ liệu sơ cấp về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp là vô cùng quan trọng Sau mỗi khoảng thời gian định kỳ là 3háng, các dữ liệu sẽ được kiểm tra để theo dõi những biến động về quy mô, cơ cấuthị trường, sự thay đổi trong nhu cầu cảu khách hàng mà chủ yếu là các chủ đầu tư
có dòng vốn FDI
Với tư cách là đơn vị kết nghĩa với bộ Kế hoạch và đầu tư, cùng với nhữngmối quan hệ chặt chẽ với các Sở kế hoạch và đầu tư các tỉnh, Trung tâm xúc tiếnđầu tư phía Bắc,…TECHCONVINA có cơ hội tiếp cận với nhiều chương trình xúctiến đầu tư của quốc gia, mở rộng đầu tư của các tỉnh thành trong cả nước Bên cạnh
đó là những thông tin về những nghị định, chính sách mới về Xúc tiến đầu tư, vềhoạt động tư vấn, thiết kế…Qua đó, công ty có thể nhận biết, đánh giá và tiếp cậnvới những cơ hội mới của thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhcủa daonh nghiệp, gia tăng vị thế trên thị trường
2.1.2 Xây dựng, xác định mục tiêu thương hiệu và định vị thương hiệu:
* Mục tiêu của hoạt động quản trị và xây dựng thương hiệuTECHCONVINA là đưa TECHCONVINA trở thành một thương hiệu có uy tín, giátrị trên thị trường, tăng giá trị vô hình cho doanh nghiệp Từ đó có chiến lược vềthương hiệu cho từng năm, từng giai đoạn Và kết quả các kế hoạch thực hiện chiếnlược đó, trong đó xác định được mục tiêu phải đạt, ngân sách cho mục tiêu, các đầuviệc phải làm, sắp xếp ai làm gì, như thế nào, kiểm soát ra sao? Việc này bao gồmcác hoạt động Marketing, quảng cáo, PR, tổ chức sự kiện…
Tầm nhìn của TechconVina là xây dựng một công ty vững mạnh, bền vững
và đa dạng hóa ngành nghề Công ty sẽ đạt được mục đích này bằng cách trở thànhcông ty dẫn đầu trong ngành công nghiệp xây dựng, xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn,
Trang 29cung cấp các dịch vụ xây dựng với chất lượng tốt nhất bằng tinh thần trách nhiệm,cách thức an toàn và hiệu quả kinh tế cao Công ty TECHCONVINA cam kết chomột chất lượng phục vụ hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực.
Tầm nhìn cho thương hiệu một sức sống và cá tính của riêng nó, cá tính nàycủa thương hiệu khiến tập khách hàng nhận thức về thương hiệu như những gì cátính mang lại chứ không phụ thuộc vào tuổi đời của thương hiệu Tầm nhìn củacông ty là: Xây dựng nét văn hóa doanh nghiệp trong TECHCONVINA, cũng chính
là việc thiết lập một đội ngũ cán bộ công nhân viên chất lượng và hiệu quả, khôngchỉ trong công việc mà còn trong đời sống Nhận thức được tầm nhìn thương hiệuđang tiến tới một mục tiêu, nó sẽ giúp nhà lãnh đạo và quản trị thương hiệu địnhhướng chiến lược, kế hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu trong tương lai
* ) Định vị thương hiệu
Điều quan trọng công ty cần xác định hai vấn đề then chốt trong định vịthương hiệu là: Thứ nhất: Xác định khả năng định vị dựa trên lợi thế đặc thù vềnguồn lực nội tại mà TECHCONVINA đang có, nó có thể là lợi thế về nguồn nhânlực, về khả năng tiếp cận nguồn vốn hay lợi thế về hệ thống kênh phân phối Thứhai: Là xác định khả năng định vị thông qua sự khác biệt hóa của công ty với cácgiá trị đã được đối thủ tạo dựng trong nhận thức khách hàng Trên cơ sở hai nguyêntắc trên, công ty sẽ xây dựng cho riêng mình một chiến lược định vị thương hiệuđặc thù, sử dụng các công cụ marketing để triển khai, theo dõi và hiệu chỉnh cáchoạt động nhằm đạt được mục tiêu đề ra
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, với đặc điểm làmột doanh nghiệp trẻ, đang trong quá trình phát triển TECHCONVINA đã lựachọn định vị đặc thù cho thương hiệu của mình, cốt lõi của định vị đặc thù là nhấnmạnh đến một lý do quan trọng và tiêu biểu nhất để khách hàng lựa chọn doanhnghiệp mình ( Ở đây “Chất lượng và tiến độ” là lý do quan trọng để chủ đầu tư lựachọn TECHCONVINA) Qua thông điệp định vị ” ON HAND ON TIME”, thể hiện
ý nghĩa sâu sắc qua thông điệp gửi đến khách hàng Công ty có khả năng kiểm soát
và xử lý tốt mọi công việc nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ mà
Trang 30công ty cung cấp Mọi việc trong tầm tay! Đồng thời thể hiện sự đoàn kết, gắn bó,cùng hợp tác giữa các hành viên của công ty với đối tác Bên cạnh đó,TECHCONVINA luôn luôn hướng đến sự uy tín bậc nhất đối với chủ đầu tư; vớimong muốn thể hiện quyết tâm và cam kết chính xác về mặt thời gian trong việccung cấp, triển khai các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng Với những kinh nghiệmhoạt động trong lĩnh vực xây dựng của mình, công ty đã trúng thầu rất nhiều côngtrình lớn với các nhà đầu tư Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc,…cùng với đó là độingũ nhân viên nhiệt tình, than thiện và kinh nghiệm trong nghiệp vụ; không thểkhông kể đến hệ thống cơ sở vật chất đầy đủ, áp dụng những công nghệ, kỹ thuậtvào thi công, sản xuất,… Khi khách hàng nghĩ đến TECHCONVINA là nghĩ đếnmột doanh nghiệp với cam kết “ Chất lượng và tiến độ” Chính những điều kiện này
đã khiến hình ảnh định vị của công ty ngày càng rõ nét và sâu đậm hơn trong tâm tríkhách hàng
2.1.3.Thiết kế thương hiêu:
2.1.3.1 Logo và biểu tượng đặc trưng của công ty
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Kỹ nghệ & Xây dựng Việt Nam, có têngiao dịch quốc tế là: Vietnam Investment Promoting Technics & Construction JoinStock Company Tên viết tắt: TECHCONVINA Với tên giao dịchTECHCONVINA dễ dàng nhận biết, có ấn tượng, đơn giản và dễ đọc Sự đơn giản
và dễ đọc sẽ dễ dàng lưu lại trong trí nhớ khách hàng, đồng thời sẽ giúp cho kháchhàng nhận thức nhanh chóng về thương hiệu Dễ đọc là một ưu điểm bởi nó có thểđược dễ truyền miệng và tạo ấn tượng khó phai trong trí nhớ Do dễ đọc, kháchhàng sẽ cảm thấy tự nhiên và thoải mái khi đọc tên thương hiệu –TECHCONVINA
* Logo
Trang 31Cấu trúc Logo bao gồm 11 ký tự ( T, E, C, H, C, O, N, V, I, N, A )chữ “O”được cách điệu bằng hình tròn.
Tâm chữ”O” là trục đối xứng chia đều các ký tự còn lại, chữ O là ký tự thứ
6, chia đều hai bên với 5 ký tự Sự đối xứng, cân xứng thể hiện tính chất cân đối,thăng bằng Qua đó thể hiện khả năng kiểm soát,làm chủ mọi điều kiện, tình huống,công ty có thể kiểm soát và xử lý tốt mọi việc nhằm đảm bảo chất lượng của sảnphẩm và dịch vụ cung cấp cho các khách hàng Đồng thời, chữ cái O được cáchđiệu bằng hình tròn Hình tròn_ theo quan niệm Á Đông, hình tròn tượng trưng cho
sự đầy đủ, thịnh vượng và phát triển, hình ảnh tượng trưng cho sự sinh tồn vĩnh cửucủa tự nhiên Với màu sắc chủ đạo là màu đỏ, hình tròn đỏ gợi cho người xemnhững liên tưởng về mặt trời Mặt trời đỏ với nhiều ý nghĩa, mặt trời mang lại ánhsáng, mang lại sự sống, mang lại những hy vọng trong cuộc sống Từ đó, tác độngcủa logo đến công chúng sẽ mang lại những ý nghĩa tích cực, đó là sự sống, sự hyvọng vào một tương lai phát triển của TECHCONVINA
Font chữ của logo là Font VNI- DVR, tao cho logo nét cứng cáp, chắc chắn,thể hiện ý chí, sự quyết tâm của toàn thể ban giám đốc và đội ngũ cán bộ nhân viêncông ty nhằm xây dựng TECHCONVINA trở thành công ty hàng đầu trong ngànhcông nghiệp xây dựng, xúc tiến đầu tư, dịch vụ tư vấn,
- Ý nghĩa màu sắc:
Màu đỏ: Thể hiện mong muốn chiến thắng thử thách, sự quyết tâm, năng
động, sáng tạo vượt qua khó khăn để hướng đến những điều tốt đẹp Màu đỏ là biểutượng của trạng thái sinh lý gắn liền với năng lượng sống Màu đỏ thể hiện sứcmạnh, tính năng động, niềm khát khao thành công và đạt được mục tiêu trong cuộcsống Màu đỏ còn là màu của ý chí chiến thắng, niềm đam mê, cũng như sức mạnhcủa ý chí, là màu của người lãnh đạo và người đi đầu trong lĩnh vực sáng tạo( TECHCONVINA mong muốn trở thành một tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực xâydựng)
Màu xám: Màu đặc trưng của ngành xây dựng, kỹ thuật Khi sử dụng màu
xám trong logo, TECHCONVINA đã khéo léo gửi thông điêp đến đối tượng công
Trang 32chúng nhận tin, Công ty chúng tôi là một công ty hoạt động trong lĩnh vực xâydựng.
Mầu trắng: thể hiện các giá trị đạo đức trong kinh doanh, sự trung thực,
minh bạch của cán bộ công nhân viên trong TECHCONVINA trong phục vụ kháchhàng và quan hệ với đối tác cũng như đồng nghiệp Mọi vật đều bắt đầu từ màutrắng Đó là sự khởi đầu, là những thứ đầu tiên nhất Cũng có lẽ vì thế màu trắngcòn là biểu tượng của sự hồn nhiên, trong sáng, tinh khiết và giản dị Dù ở bất cứđâu màu trắng cũng gây cho người ta nhiều thiện cảm
Phương án dùng hình ảnh đặc trưng:
Thương hiệu TechconVina luôn có hình ảnh đặc trưng riêng biệt thể hiệntính chất ngành nghề của công ty Hình ảnh luôn xuyên suốt được sử dụng đồngnhất Hình ảnh sử dụng trên hệ thống nhận diện thương hiệu của công ty là hình ảnhcủa cán bộ kỹ sư trên các công trường, khoác trên mình bộ đồng phục công ty, taycầm loa chỉ đạo công nhân thi công trên công trường, với một tác phong nhanhnhẹn, khẩn trương Hệ màu chuẩn được sử dụng ở đây là hệ hai gam màu: Xám- Đỏ
và Trắng- Đỏ
2.1.3.2 Câu khẩu hiệu
“ ON HAND ON TIME”
- Ý nghĩa của câu khẩu hiệu:
“ ON HAND ON TIME” thể hiện hai thông điệp trong một câu:
ON HAND: Mọi việc trong tầm tay, công ty có thể kiểm soát và xử lý tốtmọi việc nhằm đảm bảo chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, thể hiện sự đoàn kết,gắn bó, cùng hợp tác phát triển giữa các thành viên của công ty, đối tác
ON TIME: TECHCONVINA luôn luôn hướng tới sự uy tín bậc nhất đối vớichủ đầu tư On Time là thông điệp thể hiện sự quyết tâm và cam kết sự chính xác vềmặt thời gian trong việc cung cấp, triển khai các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng
Câu khẩu hiệu đã góp phần làm tăng khả năng nhận biết và lưu lại tênthương hiệu trong trí nhớ khách hàng bằng cách nhấn mạnh và lặp lại nhiều lần tênthương hiệu Khi nói đến TECHCONVINA là nghĩ đến ngay “TECHCONVINA-
Trang 33ON HAND ON TIME” Với câu khẩu hiệu ngắn gọn như trên, nó đã góp phần giúpcông ty củng cố định vị thương hiệu và thể hiện rõ sự khác biệt.
2.1.3.3.Nhạc hiệu:
Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành thương hiệu được thể hiện bằng âm nhạc,thông điệp được sáng tác và biên soạn bởi nhạc sỹ chuyên nghiệp Nhạc hiệu củacông ty TECHCONVINA sử dụng một đoạn trong bài hát “ Tiếng hát từTECHCONVINA”- Đây là bài hát truyền thống của công ty Đoạn nhạc được sửdụng kéo dài trong 30s với những giai điệu được cất lện:
“Hãy đến với chúng tôi,Hãy tin, hãy yêu, và hát cùng chúng tôiNhững lời ca từ TECHCONVINA…”
Nhạc hiệu được sử dụng trong các chương trình quảng bá thương hiệu củacông ty, được phát trên TVC quảng cáo trên truyền hình, được sử dụng trong các sựkiện, chương trình hội nghị công ty tổ chức và tham gia Và với việc sử dụng nhạchiệu, chỉ với một đoạn nhạc, nhưng đã tạo nên đặc điểm nhận biết cho thương hiệu.Qua đó, Nhạc hiệu đã tăng cường nhận thức của khách hàng về tên thương hiệubằng cách lặp đi lặp lại một cách khéo léo tên thương hiệu TECHCONVINA trongđoạn bài hát
2.1.4 Hoạt động quản lý tài sản thương hiệu
Giá trị của một thương hiệu được hình thành từ bốn thành phần chính là: Sựnhận biết về thương hiệu; Sự trung thành đối với thương hiệu; Chất lượng được cảmnhận; Các liên hệ thương hiệu
Với quan điểm giá trị thương hiệu được xem như một tập hợp các tài sản Dovậy, ban lãnh đạo TECHCONVINA đã tiến hành các hoạt động quản lý giá trịthương hiệu đi đôi với việc quản lý các hoạt động đầu tư để tạo ra và tăng thêm sốtài sản này
Quản lý tài sản thương hiệu là một trong các hoạt động trong thời gian quađược ban Giám đốc TECHCONVINA quan tâm và đã duy trì khá tốt Trong quátrình xây dựng và phát triển doanh nghiệp, hoạt động quản lý giá trị tài sản thương
Trang 34hiệu cũng đang đưa ra những cơ hội và thách thức trong quá trình xây dựng và pháttriển thương hiệu của công ty Những hoạt động cụ thể mà TECHCONVINA đãthực hiện trong hoạt động quản lý tài sản thương hiệu là:
Duy trì và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu, xây dựng các yếu tốtrong hệ thống nhận diện thương hiệu nổi bật, trực quan, có sức lôi cuốn và kháchhàng có thể dễ nhận biết và lưu giữ hình ảnh thương hiệu trong ký ức Bên cạnh đó,thông qua hệ thống nhận diện thương hiệu ổn định, sẽ tăng khả năng thu hút cáckhách hàng, doanh nghiệp đến với TECHCONVINA
Hai là, Duy trì sự trung hành của khách hàng đối với công ty Đối với các đốitác, khách hàng thường xuyên và lâu năm của mình, TECHCONVINA đều cónhững ưu đãi về mức giá, cũng như các điều kiện thanh toán, thi công trong quátrình xây dựng công trình Đồng thời, với những đối tác làm ăn lâu năm của công tynhư chủ đầu tư: TIENSU,…Công ty đều tổ chức những buổi giao lưu với đối tác,các buổi thăm hỏi, tặng quà vào những dịp lễ tết,…
Thứ ba, Công ty đã có những hoạt động nhằm duy trì chất lượng cảm nhậncủa khách hàng đối với dịch vụ của mình Với phương châm đồng bộ và trọn gói,công ty luôn chủ động giới thiệu với khách hàng các công nghệ thi công mới nhất,nhanh chóng làm khách hàng cảm nhận được những ưu điểm trong việc ứng dụng
kỹ thuật mới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất Ngoài ra, TECHCONVINA cũngthường xuyên tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi, nắm bắt và hiểu
rõ yêu cầu của khách hàng từ đó, cùng khách hàng thiết lập mối quan hệ hợp tácmật thiết và bền lâu
Thứ tư, Công ty thực hiện tốt hoạt động duy trì sự liên hệ thương hiệu Vớinhững thành công ban đầu và việc tạo dựng niềm tin nơi khách hàng vàoTECHCONVINA, việc ra đời của các công ty thành viên về sau nhưTECHCONVINA Factory care, TECHCONVINA Smarthome, TECHCONVINALogistic,…Chính sự phát triển không ngừng của Tổng công ty đã gián tiếp tạo điềukiện thuận lợi cho các đơn vị thành viên gia tăng hơn nữa uy tín thương hiệu vàchiếm được chỗ đứng trong lòng khách hàng
Trang 352.1.5 Hoạt động đảm bảo tốt chất lượng dịch vụ
Công ty luôn tâm niệm rằng: “Sự thành công của khách hàng cũng chính là
sự thành công của TechconVina” Với phương châm đồng bộ và trọn gói, công ty
luôn chủ động giới thiệu với khách hàng các công nghệ thi công mới nhất, nhanhchóng làm khách hàng cảm nhận được những ưu điểm trong việc ứng dụng kỹ thuậtmới nhằm đem lại hiệu quả kinh tế nhất Ngoài ra, TechconVina cũng thường xuyêntiếp xúc với khách hàng, lắng nghe ý kiến phản hồi, nắm bắt và hiểu rõ yêu cầu củakhách hàng từ đó, cùng khách hàng thiết lập mối quan hệ hợp tác mật thiết và bềnlâu
Với những đặc tính riêng của mình, thương hiệu dịch vụ có những đặc điểmkhác biệt so với thương hiệu hàng hóa Để có thể xây dựng được thương hiệu dịch
vụ thành công, cần mô tả sơ bộ một số đặc tính về sản phẩm dịch vụ và cách thứcnhận biết chất lượng dịch vụ Trên cơ sở đó mới có thể xác định được đường hướngxây dựng một thương hiệu dịch vụ Chất lượng dịch vụ là yếu tố rất khó xác địnhmặc dù các đơn vị cung ứng dịch vụ đã cố gắng chuyên nghiệp hóa và tiêu chuẩnhóa các quá trình, nhưng do tính chất không đồng nhất của dịch vụ làm công táctiêu chuẩn hóa trở nên khá khó khăn Tuy nhiên cần quan niệm bất kỳ một yếu tốnào trong giao diện mà một dịch vụ cung ứng liên kết bộ nhớ khách hàng đến hìnhảnh về dịch vụ là các liên kết đang được tạo dựng để xây dựng thương hiệu dịch vụ
Với quan điểm thương hiệu được xem như một sản phẩm, vì vậy nó đòi hỏiđược áp dụng đầy đủ 4Ps trong Marketing Mix, sản phẩm dịch vụ thế nào, giá cả rasao, xúc tiến dịch vụ có được thực hiện tốt không, bằng chứng và xác nhận bên thứ
ba đối với chất lượng của dich vụ Ở đây, TECHCONVINA cung cấp gói dịch vụ
về xây dựng trọn gói cho các khách hàng của mình: Từ tư vấn, thiết kế, đến thi công
và quản lý, chăm sóc khách hàng… TECHCONVINA áp dụng chiến lược định giácạnh tranh Đặt giá cao hơn giá dịch vụ cạnh tranh Bên cạnh đó công ty sẽ cung cấpcho khách hàng gói dịch vụ ưu việt hơn hẳn, khác biệt hóa và nổi bật hơn hẳn so vớiđối thủ cạnh tranh( Với gói dịch vụ từ tư vấn, thiết kế, đấu thầu, thi công, quản lý
dự án; đến chăm sóc nhà máy, cung cấp giải pháp nhà thông minh, và thương vận )
Trang 36Với đặc điểm cung cấp gói dịch vụ trọn gói cho các dự án xây dựng của các nhà đầu
tư Kênh phân phối chủ yếu trong hoạt động của TECHCONVINA là kênh trực tiếp
Và không thể không kể đến hoạt động truyền thông hiệu quả mà công ty đã thựchiện nhằm quảng bá hình ảnh và thương hiệu công ty, đồng thời là cơ hội đưa công
ty đến gần hơn với khách hàng thân thiết của mình Khi xem thương hiệu như làmột quá trình, công ty đã chú trọng hơn đến sự trải nghiệm trong việc tiêu dùngthương hiệu dịch vụ Các hoạt động tư vấn, vận tải…mà công ty thực hiện đều lấynhu cầu và mong muốn của khách hàng làm trọng tâm Chính sự tham gia củakhách hàng vào các hoạt động và sự trải nghiêm của họ là một phần không thể thiếucho sự thành công của TechconVina
Xem thương hiệu dịch vụ như là một tổ chức, công ty có ý nhấn mạnh đếnkhía cạnh văn hóa trong cách thể hiện thương hiệu dịch vụ Công ty TechconVinacam kết cho một chất lượng phục vụ hàng đầu trong tất cả các lĩnh vực Văn hóa tổchức trở thành động lực thúc đẩy các nỗ lực bên trong công ty, đồng thời nó khuyếnkhích việc chuẩn hóa các kỹ năng nghiệp vụ của hệ thống nhân viên, sự trải nghiệmqua hệ thống văn hóa của công ty sẽ hướng thương hiệu chuyển đổi từ những giá trịkinh nghiệm sang hệ giá trị tin dùng Khi thương hiệu dịch vụ của TechconVina trởthành người bạn thân thiết thì Khách hàng sẽ tin dùng và mong muốn luôn sát cánhcùng người bạn- TechconVina trong các lần đồng hành sau!
TechconVina đã xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh và ấntượng Với quan điểm Thương hiệu như là một dấu hiệu, nhấn mạnh đến việc dấuhiệu có thể có nhiều phương thức biểu hiện, việc biểu hiện thông qua cấu trúc cácdấu hiệu, có thể đòi hỏi một dịch vụ phải liên kết trọn vẹn các dấu hiệu đến bộ nhớcủa khách hàng về hình ảnh mà nó đang muốn in hằn trong tâm trí khách hàng Vớiviệc xây dựng thành công hệ thống nhận diện thương hiệu, từ đó đã tạo nên một hệthống cấu trúc, có sự liên kết thống nhất tác động đến nhận thức khách hàng Kháchhàng có thể bắt gặp hình ảnh của công ty ở bất kỳ đâu, hay khi được tiếp xúc vớinhân viên công ty, họ cũng sẽ có một cái nhìn về sự chuyên nghiệp và đồng nhấttrong các tiêu chí hoạt động Những khách hàng của công ty sẽ có một cái nhìn tổng
Trang 37quan và logic, cũng như những ấn tượng về một công ty xây dựng đang ngày mộtphát triển.
2.1.6 Hoạt động khuếch trương thương hiệu
Quảng cáo: TECHCONVINA có các hoạt động quảng cáo ngoài trời và trênBáo, tạp chí, website Quảng cáo trên tivi và đài phát thanh cũng được đẩy mạnh
Đối với quảng cáo ngoài trời: TECHCONVINA tăng cường sự thâm nhập vàlan tỏa hình ảnh của mình tại các khu công nghiệp: khu công nghiệp vừa và nhỏThái Nguyên, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghiệp tại Thái Bình Ở đây,công ty đặt các biển quảng cáo tấm lớn trong khu công nghiệp hay gần cổng chàocủa khu Quảng cáo trên các pano, áp phích trong khu công nghiệp hoặc trên tuyếnđường chính dẫn tới khu công nghiệp
Đồng thời trên các tuyến đại lộ dẫn vào các tỉnh-nơi có các cơ hội đầu tư,cũng như những thuận lợi kinh doanh, là khu vực thị trường trọng điểm củaTECHCONVINA Trên các tuyến đường này, công ty quảng cáo trên các biểnbanner tấm lớn, có hệ thống chiếu sáng
Một hình thức quảng cáo nữa mà TECHCONVINA đang đẩy mạnh là quảngcáo trên báo, tạp chí chuyên ngành về kinh tế, xây dựng, thương mại: Thời báo kinh
tế Việt Nam, Tạp chí xây dựng, Báo Đầu tư, Thương mại
Quảng cáo trên website: Công ty xác định các website về kinh tế, xây dựng,đặc biệt là các website của các khu công nghiệp, các tổ chức, hiệp hội là các đối táccủa công ty được đặc biệt quan tâm Thời gian qua, TECHCONVINA đã đăngquảng cáo của mình trên các big banner tại website của trung tâm xúc tiến thươngmại và đầu tư Hà Nội; và website chính thức của khu công nghệ cao Hòa Lạc Trênwebsite của VCCI hay OECD cũng có các banner quảng cáo của công ty
Trong năm 2009, TECHCONVINA sẽ tiến hành mở rộng và phát triển thêmcác quảng cáo trên tivi và phát thanh Vừa qua, công ty đã xây dựng xong TVCquảng cáo, trong tháng3 năm 2009 này sẽ đưa vào quảng cáo trên VTV1; chươngtrình đầu tư, và đài phát thanh và truyền hình Hà Nội
Trang 38Các hoạt động PR, truyền thông được công ty đặc biệt chú trọng Trong cácnăm qua, TechconVina đã tham gia tài trợ cho các cuộc thi như: Hoa Khôi Đại họcquốc gia, giải bóng đá sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội, cuộc thinhà đầu tư tài ba tại trường ĐH Quốc gia…Đồng thời các hoạt động từ thiện, “lálành đùm lá rách”, cứu trợ đồng bào bão lụt vùng cao…cũng được ban lãnh đạo vàtoàn thể cán bộ công nhân viên nhiệt liệt tham gia Đây là các hoạt động xã hội, vìlợi ích cộng đồng Nhưng qua đó, xã hội biết đến công ty không chỉ là một doanhnghiệp làm ăn phát đạt mà còn được biết đến với những cử chỉ tốt đẹp.
Hoạt động truyền thông nội bộ cũng được đẩy mạnh Qua 3 năm, Hàngtháng, TECHCONVINA đều đem đến bạn đọc tờ tạp chí TECHCONVINA Open.Bảng tin nội bộ với các nội dung phong phú, được cập nhật kịp thời Các chươngtrình văn nghệ, hội thi trong công ty cũng được tổ chức định kỳ Các bài viết, cácvideo về hoạt động tại các công trường đang thi công, hoạt động kinh doanh đượcphản ánh nhanh chóng
Công ty cũng tổ chức thành công các hội nghị, hội thảo về đầu tư trong thờigian qua, thu hút đông đảo các nhà đầu tư, doanh nghiệp đến tham dự Bên cạnh đó
là các buổi hội nghị tổng kết, hội nghị khách hàng được diễn ra vào đầu tháng giênghàng năm
Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) Đứng trướcnhưng cơ hội lớn và thách thức lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung vàcông ty TECHCONVINA nói riêng trong quá trình hội nhập Sự liên kết, hợp tácgiữa các doanh nghiệp tại Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài là một trongnhững yếu tốt then chốt để tồn tại và phát triển Năng động và hội nhập,TECHCONVINA đã, đang nắm bắt những cơ hội từ nền kinh tế toàn cầuhóa.TECHCONVINA hướng sự phát triển của mình vượt khỏi lãnh thổ Việt Nam,vươn ra thế giới Công ty đã hợp tác chặt chẽ với nhiều hiệp hội, tổ chức quốc tế,các trường đại học danh tiếng trên toàn cầu
TechconVina đã tham gia rất nhiều các hội nghị, hội thảo về xúc tiến thươngmại, triển lãm FDI…Tháng 6 năm 2008, Ban giám đốc đã tham gia triển lãm FDI