Chiến khu Quang Trung trong cao trào kháng Nhật cứu nước và tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945
Trang 1trường đại học sư phạm hμ nội
Trang 2luận án được hoμn thμnh tại khoa lịch sử
trường đại học sư phạm hμ nội
Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn -
Đại học Quốc gia Hà Nội
Viện Khoa học xã hội Việt Nam
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30, ngày 22 tháng 02 năm 2008
Có thể tìm hiểu luận án tại :
- Thư viện Quốc gia Hà Nội
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội
- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội 2
Trang 3Mở đầu
1 Lý do chọn đề tμi
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 đã để lại nhiều bài
học kinh nghiệm quý báu Một trong những bài học đó là vấn đề chiến
khu cách mạng
Trong Cao trào kháng Nhật, cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa giành
chính quyền, khi tình thế đã đặt nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ
quan trọng của cách mạng, thì việc thành lập các chiến khu lúc này là rất cần thiết, nhằm tạo ra các khu vực tác chiến rộng lớn, có ý nghĩa chiến lược
Căn cứ vào điều kiện cụ thể địa bàn ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh về vị trí,
địa thế và truyền thống đấu tranh của nhân dân, đồng thời xuất phát từ yêu cầu
của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, Đảng ta quyết định thành lập chiến khu
Quang Trung (20/5/1945) Đó là một trong 7 chiến khu lớn trong cả nước lúc
bấy giờ
Chiến khu Quang Trung là một địa bàn chiến lược rộng lớn, gồm gần 7 trong số 30 phủ, huyện, châu của ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh, thuộc khu vực Nam Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (trừ các thị xã, thị trấn)
Chiến khu Quang Trung đã đẩy mạnh mọi hoạt động xây dựng lực lượng cách mạng, nhất là lực lượng vũ trang, chuẩn bị về quân sự cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh, mở rộng ảnh hưởng ra ngoài chiến khu, hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử của mình, góp phần to lớn vào
thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước
Chiến khu Quang Trung đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu,
được Đảng bộ và nhân dân ở đây không những kế thừa, phát triển xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ cứu nước, còn phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
Đề tài này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc về chiến khu cách
mạng, bạo lực cách mạng, mặt trận dân tộc thống nhất, chiến tranh du kích, khởi nghĩa giành chính quyền v.v…
Trang 4Nghiên cứu đề tài này, ngoài việc nâng cao hiểu biết về lịch sử, có thêm
nhận thức mới về chiến khu cách mạng, mở ra một hướng nghiên cứu sâu hơn về chiến khu Quang Trung, còn giáo dục truyền thống vẻ vang của chiến khu cho nhân dân và thế hệ trẻ trên địa bàn chiến khu
Mặc dù chiến khu Quang Trung hoàn thành xuất sắc vai trò lịch sử của mình
đã hơn một nửa thế kỉ qua, nhưng đến nay vẫn chưa thu hút nhiều sự quan tâm
nghiên cứu của các nhà khoa học Tài liệu nói về chiến khu này rất ít Do vậy, việc tái tạo bức tranh hiện thực của chiến khu Quang Trung là rất cần thiết
Với những lý do nói trên, chúng tôi chọn "Chiến khu Quang Trung trong
Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" làm
đề tài luận án Tiến sĩ lịch sử của mình
Từ năm 1970 trở đi, ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa chú trọng
biên soạn các cuốn lịch sử Đảng bộ các cấp tỉnh, huyện, xã thời kì 1939 - 1945
Các cuốn sách này đề cập đến phong trào cách mạng chuẩn bị lực lượng tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền ở mỗi địa phương, trong đó ít nhiều phản ánh về
hoạt động của chiến khu Quang Trung Do đây không phải là các cuốn sách
chuyên sâu, cho nên nội dung viết về chiến khu Quang Trung rất hạn chế, mang tính chất chấm phá, cục bộ, không phản ánh đầy đủ toàn cảnh về bức tranh chiến khu
Năm 1985, Huyện ủy Hoàng Long xuất bản cuốn "Khu căn cứ cách mạng
Quỳnh Lưu" do Huyện ủy Hoàng Long (nay là huyện Nho Quan, Ninh Bình)
Trang 5xuất bản, đã trình bày sự hình thành, phát triển của khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu gắn liền với sự ra đời hoạt động của chiến khu Quang Trung Song,
mọi vấn đề cũng chỉ dừng lại ở khuôn khổ của một khu căn cứ
Đặc biệt, cuốn sách "Chiến khu Quang Trung" do Bộ tư lệnh quân khu 3
xuất bản năm 1990 và tái bản năm 1996 có sửa chữa, do NXB QĐND xuất bản
Cuốn sách có khổ 13 x 19, gồm 144 trang, chia làm 3 chương Đây là tài liệu
chuyên sâu duy nhất về chiến khu Quang Trung, đã trình bày những nét cơ
bản về chiến khu Quang Trung Tuy vậy, cuốn sách chưa trình bày đầy đủ,
toàn diện, có hệ thống quá trình hình thành, hoạt động của chiến khu Nhiều
nội dung, sự kiện không nêu, hoặc nêu sai, hoặc nhầm lẫn
Mặc dù các tài liệu trên chưa phản ánh đầy đủ về chiến khu Quang Trung,
song nó là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi tham khảo, học tập, kế thừa thành
tựu của các nhà khoa học đi trước để nghiên cứu đề tài
Cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ, toàn diện
có hệ thống về "Chiến khu Quang Trung trong Cao trào kháng Nhật cứu nước
và Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945" Đồng thời cũng chưa có ai lấy đề tài này
làm luận án Tiến sĩ lịch sử
3 Đối tượng, phạm vi , mục đích vμ nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu về vấn đề chiến khu cách mạng, với một đề tài cụ thể
là "Chiến khu Quang Trung trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945"
Thực hiện đề tài này, chúng tôi không đi sâu nghiên cứu về lý luận mà chỉ
tập trung trình bày quá trình thành lập, hoạt động của "Chiến khu Quang Trung
trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" Từ đó, phân tích đặc điểm, đánh giá vai trò của nó làm sáng tỏ lý luận và
thực tiễn về một chiến khu cách mạng
Trang 63.2 Phạm vi nghiên cứu
Thời gian mà đề tài đề cập đến là từ tháng 3/1945 đến tháng 8/1945
Trong đó, tập trung chủ yếu vào thời gian từ tháng 5/1945 đến tháng 8/1945, vì
đây là thời gian chiến khu Quang Trung ra đời, hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ, đi tới thành công
Phạm vi nghiên cứu đề tài về không gian là toàn bộ địa bàn ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (theo bản đồ phân chia địa giới hành chính và tài
liệu quản lý hành chính của chính quyền Pháp năm 1940) Trong đó, tập trung
chủ yếu vào địa bàn thuộc phạm vi chiến khu Quang Trung là vùng nông thôn, rừng núi của gần 7 phủ, huyện, châu của ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh
Đó là: các châu Mai Đà, Kỳ Sơn, Lạc Sơn và các xã Hòa Bình, Quỳnh Lâm, Thịnh Lang, xung quanh thị xã thuộc tỉnh Hòa Bình; phủ Nho Quan và một nửa huyện Gia Viễn về phía tây, một nửa huyện Gia Khánh về phía tây nam, thuộc tỉnh Ninh Bình và vùng Ngọc Trạo thuộc huyện Thạch Thành (Thanh Hoá)
Ngoài ra, có một số vùng chịu ảnh hưởng tác động của chiến khu Quang
Trung là:
Các địa phương thuộc địa bàn ba tỉnh Hoà - Ninh – Thanh gồm: Châu
Lương Sơn (Hoà Bình); một nửa huyện Gia Khánh về phía đông, một nửa huyện Gia Viễn cũng về phía đông, huyện Yên Mô, huyện Kim Sơn (Ninh Bình) Đối với Thanh Hoá: Đảng bộ và nhân dân ở đây đã quán triệt, thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 6 (11/1939), lần thứ 7 (11/1940), lần thứ 8 (05/1941) và Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/03/1945), đã tích cực, chủ động xây dựng lực lượng cách mạng về mọi mặt, chuẩn bị cho khởi nghĩa giành chính quyền Khi chiến khu Quang Trung ra
đời, hoạt động, đã tác động, thúc đẩy phong trào cách mạng Thanh Hoá phát triển mạnh mẽ hơn
Các địa phương khác ngoài địa bàn ba tỉnh Hoà - Ninh - Thanh gồm: Hà
Nội, Hà Đông, Hà Nam, Sơn Tây, Sơn La, Hải Dương (Chiến khu là nơi Xứ uỷ
mở các lớp huấn luyện quân sự cho cán bộ lãnh đạo Đảng bộ các tỉnh nói trên)
Trang 73.3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi nhằm thực hiện mục đích:
- Dựng lại bức tranh toàn cảnh về "Chiến khu Quang Trung trong Cao trào
kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945"
- Nêu rõ đặc điểm và vai trò lịch sử của chiến khu Quang Trung, làm sáng tỏ nét đặc sắc của nó trong quá trình hình thành, hoạt động trên địa bàn chiến khu
- Rút ra những nhận xét, đánh giá đúng mức về giá trị lịch sử to lớn của chiến khu Quang Trung đối với thắng lợi của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh, cũng như đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa trong cả nước
- Làm rõ lịch sử vẻ vang của chiến khu, góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương, làm phong phú thêm lịch sử dân tộc, giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân và các thế hệ trẻ ở ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh
3.4 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Sưu tầm, xử lý các nguồn tư liệu để xây dựng thành luận án hoàn chỉnh
- Trình bày một cách khách quan, đầy đủ, cụ thể về "Chiến khu Quang
Trung trong Cao trào kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" Trong đó nhấn mạnh:
+ Vị trí chiến lược quan trọng của địa bàn chiến khu
+ Những hoạt động sôi nổi, mạnh mẽ chuẩn bị lực lượng cách mạng, nhất
là về mặt quân sự tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền ở chiến khu
+ Nêu rõ đặc điểm nổi bật và vai trò lịch sử của chiến khu
4 Nguồn tμi liệu vμ phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận án, chúng tôi đã khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu như sau:
- Một số tác phẩm lý luận của Mác - Ăngghen, Lênin nói về bạo lực cách mạng, Nhà nước và cách mạng…
- Các văn kiện của Đảng ta về thời kì cách mạng 1939 - 1945 và một số tác phẩm của các đồng lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội viết về cách mạng
Trang 8tháng Tám (1945) Trong đó thể hiện chủ trương, đường lối cách mạng của
Đảng, nhất là về vấn đề chiến khu cách mạng
- Các cuốn sách Lịch sử địa phương các cấp tỉnh, huyện, ở ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, phản ánh về thời kì cách mạng 1939 - 1945)
- Một số công trình chuyên sâu đã công bố, giúp chúng tôi khảo sát, học tập
- Một số tư liệu ở các Bảo tàng cách mạng ở Việt Nam, Bảo tàng Hòa Bình, Bảo tàng Ninh Bình, Bảo tàng Thanh Hóa, Bảo tàng chiến khu Quỳnh Lưu
- Tài liệu lưu trữ của các cấp chính quyền Pháp - Nhật và tay sai, hiện
đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội Đây là những tài liệu gốc quan trọng, phản ánh về chính sách thống trị, kiểm soát của địch đối với nhân dân ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh
- Các tài liệu lịch sử, nghiên cứu lịch sử phản ánh về thời kỳ cách mạng
1939 - 1945, do nhiều cơ quan nghiên cứu xuất bản như: Viện lịch sử Đảng, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện sử học, Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam v.v…
- Các cuốn hồi ký cách mạng Đây là những tài liệu cung cấp nhiều nội dung, sự kiện về chiến khu Quang Trung Song đòi hỏi phải đối chiếu so sánh với nhiều tài liệu khác nhau, thẩm định, xác minh các sự kiện lịch sử, để đảm bảo tính chân thực của sự kiện
- Các tài liệu điền dã và lời tự thuật của các nhân chứng lịch sử
- Một số tài liệu nước ngoài viết về Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Dựa vào phương pháp luận sử học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
để nghiên cứu đề tài
- Sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu
- Tiến hành các phương pháp đối chiếu, so sánh để xác minh nội dung, sự kiện và làm sáng tỏ những vấn đề quan trọng của luận án
Trang 9- Ngoài ra, chúng tôi còn thực hiện phương pháp điền dã ở một số nơi trên
địa bàn chiến khu
5 Đóng góp của luận án
Nghiên cứu đề tài, luận án có một số đóng góp như sau:
- Dựng lại bức tranh lịch sử về "Chiến khu Quang Trung trong Cao trào
kháng Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945", một cách có
hệ thống, toàn diện, đầy đủ hơn, làm sáng tỏ những giá trị lịch sử của chiến khu Quang Trung
- Nêu bật quá trình thành lập chiến khu, làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về sự ra đời của chiến khu trong cách mạng giải phóng dân tộc
- Xác định rõ phạm vi chiến khu, trình bày hoạt động về mọi mặt của chiến khu
- Rút ra đặc điểm, vai trò lịch sử và bài học kinh nghiệm của chiến khu, làm rõ những nét đặc sắc của chiến khu
- Tổng hợp, hệ thống nguồn tư liệu, trong đó có một số tư liệu mới liên quan đến chiến khu Quang Trung
- Luận án góp phần nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử dân tộc thời kì khởi nghĩa từng phần và Tổng khởi nghĩa Có thể dùng làm tài liệu giảng dạy trong nhà trường, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ, gợi mở hướng đi sâu nghiên cứu về vấn đề chiến khu trong cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời vận dụng những bài học kinh nghiệm của chiến khu vào xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc hiện nay
6 Cấu trúc của luận án
Luận án gồm các phần: Sơ đồ phạm vi chiến khu, mở đầu, 3 chương, kết luận, danh mục công trình của tác giả, tài liệu tham khảo, phụ lục
Trong 3 chương gồm:
- Chương 1: Quá trình thành lập chiến khu Quang Trung (52 trang)
- Chương 2: Hoạt động của chiến khu Quang Trung (5/1945 - 8/1945) (58 trang)
- Chương 3: Đặc điểm và vai trò lịch sử của chiến khu Quang Trung (35 trang)
Trang 10Chương 1
Quá trình thμnh lập chiến khu Quang Trung
1.1 Vị thế chiến lược và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa
Địa hình ở đây đa dạng, phong phú Rừng núi chiếm phần lớn đất đai Nhiều hang động Lắm sông ngòi, có nhiều con sông lớn như sông Đà, sông Bôi, sông Đáy, sông Mã, sông Chu v.v… Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua địa bàn 115km Quốc lộ có đường số 1, đường số 6, đường 10, đường 12A, đường 12B, đường 15, đường 21, đường 45, đường 59… Bờ biển Ninh Bình, Thanh Hóa dài 120km, có nhiều cửa sông, cửa lạch, thuận lợi cho thuyền bè ra vào
Với điều kiện tự nhiên nói trên địa bàn Hòa - Ninh - Thanh có địa thế hiểm yếu, cơ động, có vị trí chiến lược quan trọng đối với cả nước; đảm bảo yếu
tố "địa lợi", "tiến có thể đánh, lui có thể giữ"; xây dựng lực lượng, tiến hành chiến tranh du kích Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng nơi đây thành chiến khu cách mạng
1.1.2 Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa
Sinh tụ trên một địa bàn chiến lược quan trọng của đất nước, nhân dân Hòa - Ninh - Thanh có tinh thần đoàn kết, đấu tranh kiên cường, bất khuất
Trang 11chống giặc ngoại xâm Nhiều tấm gương chiến đấu tiêu biểu đã làm rạng danh cả quê hương, đất nước như: Triệu Thị Trinh, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Lê Lợi
Trong phong trào yêu nước những năm 1925 – 1929: với hoạt động tích cực của tổ chức Việt Nam cách mạng thanh niên, các chi hội thanh niên được thành lập, chủ nghĩa Mác – Lênin được tuyên truyền phổ biến ở Ninh Bình – Thanh Hoá, phong trào đấu tranh của quần chúng đã đi theo xu hướng vô sản
Trong thời kì cách mạng 1930 - 1931: Nhân dân Hòa - Ninh - Thanh phát huy truyền thống yêu nước đứng lên đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, ủng hộ Xô Viết - Nghệ Tĩnh Nhiều người con ưu tú của quê hương đã chiến đấu dũng cảm nêu cao khí tiết của người chiến sĩ cộng sản như: Lê Hữu Lập, Nguyễn Văn Hoan, Lương Văn Thăng, Lương Văn Tụy, Tạ Uyên, Đặng Văn Từ v.v…
Trong thời kì cách mạng dân chủ 1936 - 1939: Nhân dân Hòa - Ninh - Thanh đã xuống đường đấu tranh với nhiều hình thức phong phú đòi quyền dân sinh, dân chủ như thành lập các Hội Tân thành tương tế ở Ninh Bình; tham gia phong trào Đông Dương đại hội ở Thanh Hóa; xây dựng Hội ái hữu
ở Hòa Bình v.v…
Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hoà - Ninh - Thanh là yếu tố "nhân hoà" quan trọng để Đảng ta kế thừa, phát huy, xây dựng chiến khu cách mạng
1.2 Cơ sở hình thành chiến khu Hòa - Ninh - Thanh
1.2.1 Chủ trương của Đảng về chiến khu
Do yêu cầu của cuộc đấu tranh vũ trang, tư tưởng của Đảng ta về vấn đề chiến khu từng bước được thể hiện trong các văn kiện như sau:
- Những bài viết về chiến tranh du kích của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc khi
mới về nước ở Cao Bằng đầu năm 1941
- Chủ trương chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang của Đảng thông qua Nghị quyết Hội
Trang 12- Bản chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta"
(12/3/1945), đã chính thức đề ra chủ trương thành lập chiến khu
- Đặc biệt, Nghị quyết Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ (20/4/1945),
đã cụ thể hóa chủ trương của Đảng về vấn đề chiến khu
1.2.2 Hoạt động chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang tạo cơ sở để xây dựng chiến khu của ba tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa (9/1939 - 2/1945)
Bước vào công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc 1939 - 1945, Đảng ta
sớm quan tâm đến địa bàn rừng núi ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh nhằm xây dựng nơi đây thành các khu căn cứ, tiến hành chiến tranh du kích, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền
Thực hiện chủ trương này, Xứ ủy Bắc Kỳ liên tục cử cán bộ về chỉ đạo phong trào cách mạng Ninh Bình, gây dựng phong trào cách mạng Hòa Bình ởThanh Hóa, Xứ ủy Trung Kỳ cũng cử cán bộ về tổ chức khôi phục các tổ chức
Đảng ở đây
Trên cơ sở đó, tổ chức Đảng ở ba tỉnh được khôi phục, hoạt động Mặt trận Việt Minh đẩy mạnh hoạt động lôi cuốn đông đảo nhân dân gia nhập các tổ chức cứu quốc và tự vệ cứu quốc
Đặc biệt, Tỉnh ủy Thanh Hoá quyết định xây dựng chiến khu Ngọc Trạo
(19/9/1941), thu hút nhiều thanh niên khắp nơi tham gia Do chưa có kinh
nghiệm xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, chiến khu Ngọc Trạo bị lộ, địch
đàn áp chiến khu một cách đẫm máu Rút kinh nghiệm thất bại của chiến khu
Ngọc Trạo, Tỉnh ủy Thanh Hóa chú trọng xây dựng lực lượng chính trị tạo cơ sở xây dựng lực lượng vũ trang
Để đẩy mạnh công tác chuẩn bị cho khởi nghĩa, Xứ ủy Bắc Kỳ tổ chức các lớp huấn luyện quân sự ở Quỳnh Lưu (Ninh Bình) vào tháng 1/1943 và tháng 12/1943, đào tạo cán bộ quân sự cung cấp cho các địa phương Trên cơ sở đó, phong trào xây dựng lực lượng vũ trang ở ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh diễn ra sôi nổi
Giữa lúc phong trào chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang trong cả nước nói chung và ở ba tỉnh Hòa - Ninh - Thanh nói riêng đang phát triển mạnh mẽ thì
Trang 13ngày 22/12/1944, đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập Một
trong những chủ trương của đội là thực hiện hành quân "Nam tiến" qua vùng rừng núi Hòa - Ninh - Thanh vào các tỉnh Trung, Nam Kỳ Để tạo ra địa bàn
cho Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân "Nam tiến", đồng thời thúc đẩy phong trào đấu tranh vũ trang ở đây phát triển, Đảng ta quyết định thành lập chiến khu Hòa - Ninh - Thanh
1.2.3 Sự ra đời và hoạt động của chiến khu Hoà - Ninh – Thanh (2/1945 – 4/1945)
Ngày 3/2/1945, thực hiện chủ trương của Đảng, chiến khu Hòa - Ninh - Thanh được thành lập tại Quỳnh Lưu (Ninh Bình): Ban chỉ đạo chiến khu gồm
các đồng chí: Vũ Thơ, Bí thư Ban cán sự Đảng Hòa Bình; Trần Kiên, Bí thư Ban cán sự Đảng Ninh Bình; Tố Hữu, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, do đồng chí Vũ
Thơ là Bí thư chiến khu Ban chỉ đạo chiến khu đề ra nhiệm vụ đẩy mạnh xây
dựng các cơ sở chính trị tiến tới xây dựng lực lượng vũ trang, tạo ra địa bàn thuận lợi để đón tiếp đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân "Nam tiến"
Thực hiện nhiệm vụ trên, các đồng chí trong ban chỉ đạo chiến khu đã tích cực tuyên truyền gây dựng các cơ sở cứu quốc ở thị xã, thị trấn Vụ Bản, Chợ Bờ, Phố Vãng, Suối Rút, dọc đường 12A Ngày 15/3/1945, Ban chỉ huy khu căn cứ Quỳnh Lưu phát động nhân dân nổi dậy phá hàng chục kho thóc của Nhật chia cho dân Khí thế đấu tranh diễn ra sôi sục, lôi cuốn đông đảo nhân dân tham gia hàng ngũ Việt Minh Phong trào xây dựng các khu căn cứ và lực lượng vũ trang diễn ra sôi nổi ở các phủ, huyện Hoằng Hóa, Yên Định, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thạch Thành, Hà Trung
1.3 Chiến khu Quang Trung thành lập (20/5/1945)
Bước sang tháng 4/1945, tình hình thế giới và trong nước biến chuyển to
lớn có lợi cho phe Đồng minh Phe phát xít có nguy cơ bị tiêu diệt Thời cơ
cách mạng đang đến gần Tình thế lúc này phải đưa nhiệm vụ quân sự lên hàng
đầu chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa
Trước tình hình đó, Đảng ta triệu Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ
(15-20/4/1945) tại Hiệp Hòa (Bắc Giang) nhằm chuẩn bị về mặt quân sự cho