Nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự
Trang 1bộ giáo dục vμ đμo tạo bộ Công an
học viện cảnh sát nhân dân
Dương Văn Minh
Nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi
trong hoạt động điều tra hình sự
Chuyên ngành: Tội phạm học và điều tra tội phạm
Mã số: 62.38.70.01
tóm tắt luận án tiến sĩ luật học
Hμ Nội - 2009
Trang 2Luận án được hoàn thành tại
Học viện Cảnh sát nhân dân
Người hướng dẫn khoa học:
TS Nguyễn Văn Hò
TS Khổng Minh Tuấn
Phản biện 1: GS.TS Phạm Ngọc Hiền Phản biện 2: PGS.TS Đinh Gia Đức Phản biện 3: PGS.TS Ngô Tiến Quý
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp Nhà nước, họp tại Học viện Cảnh sát nhân dân
Vào hồi 14 giờ 00 phút, ngày 27 tháng 4 năm 2009
Có thể tìm hiểu Luận án tại Thư viện Quốc gia
và Thư viện Học viện Cảnh sát nhân dân
Trang 3Những công trình khoa học của tác giả
có liên quan đến đề tμi luận án
1 Dương Văn Minh (2005), Một số biện pháp khắc phục khó khăn, vướng
mắc trong điều tra tội phạm cố ý gây thương tích, Tạp chí CSND, (6),
tr.29-30
2 Dương Văn Minh (2006), Giá trị chứng minh của DVTT trong điều tra
vụ án hình sự có người chết, Tạp chí CSND, (4), tr.38-42
3 Dương Văn Minh (2006), Nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra
các vụ có người chết chưa rõ nguyên nhân, Tạp chí CAND, (5), tr.59-62
4 Dương Văn Minh (2006), Bàn về khái niệm DVTT và nội dung cần
nghiên cứu trong điều tra các vụ, việc có người chết, Tạp chí CAND,
(11), tr.101-103
5 Dương Văn Minh (2007), Hệ thống DVTT trên tử thi trong các vụ tai
nạn giao thông đường bộ, Tạp chí CSND, (3), tr.39-42
6 Dương văn Minh (2007), Phòng KTHS công an tỉnh Hà Tây nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm hiện trường và giám định tư pháp phục
vụ điều tra, Tạp chí CSND, (4), tr.47-49 + 55
7 Dương Văn Minh (2007), Nâng cao hiệu quả công tác khám nghiệm
hiện trường tai nạn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay, Tạp chí khoa học & giáo dục trật tự an toàn xã hội, (5), tr.34-36
8 Dương Văn Minh (2007), Hoạt động thu thập dấu vết, vật chứng trong khám nghiệm hiện trường các vụ nổ do bom, mìn, bọc phá, lựu đạn gây
ra, Tạp chí CAND, (7), tr.52-53 + 45
9 Dương Văn Minh (2007), Chụp ảnh hiện trường vụ án hình sự, Tạp chí CSND, (8), tr.31-33 + 45
10 Dương Văn Minh (2008), Đánh giá dấu vết thương tích trên tử thi trong
điều tra các vụ có người chết, Tạp chí CSND, (4), tr.25-28
11 Dương Văn Minh (2008), Những nội dung cần chú ý khi khám nghiệm
hiện trường treo cổ, Tạp chí CAND, (6), tr.112-114
Trang 4Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài luận án
Trong những năm gần đây tình hình hoạt động của tội phạm ở nước ta đã nảy sinh nhiều vấn đề mới, có những diễn biến mới phức tạp hơn, cả về qui mô, tính chất và thành phần tội phạm Đáng quan tâm là các loại tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ của con người Qua nghiên cứu khảo sát cho thấy hàng năm số vụ việc có người chết không tự nhiên cần khám nghiệm, đặc biệt là vụ án có tính chất bạo lực gây hậu quả chết người xảy ra với số lượng lớn Tính trung bình mỗi năm cả nước xảy ra khoảng trên 11.000 vụ có người chết không tự nhiên được lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân tiến hành khám nghiệm, giám định Trong
đó có khoảng 1.300 - 1.400 vụ án hình sự có người chết
Khoa học hình sự đã chỉ ra rằng để quá trình điều tra đảm bảo tính khách quan, chính xác, nhanh chóng, kịp thời, Cơ quan điều tra phải sử dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp, phương pháp, chiến thuật, các phương tiện kỹ thuật và tri thức của nhiều ngành khoa học khác nhau vào việc thu thập, đánh giá và sử dụng chứng cứ, đồng thời phải có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng nghiệp vụ có liên quan Đối với quá trình
điều tra khám phá các vụ có người chết không tự nhiên, một trong những hoạt động hết sức quan trọng góp phần vào sự thành bại của quá trình này đó là hoạt động nghiên cứu dấu vết thương tích (DVTT) trên tử thi Thực tiễn trong những năm qua, hoạt động nghiên cứu DVTT trên tử thi đã góp phần không nhỏ vào quá trình điều tra, xử lý tội phạm Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động này cũng còn tồn tại nhiều hạn chế, thiếu sót và chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của tình hình thực tiễn Những hạn chế, thiếu sót đó thể hiện trong quá trình phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản DVTT trên tử thi còn nhiều yếu kém, chưa triệt để tuân thủ các yêu cầu về nghiệp vụ và pháp luật Quá trình đánh giá DVTT ở một số địa phương còn thể hiện sự phiến diện, một chiều Sự phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình nghiên cứu DVTT tại hiện trường chưa tốt Hoạt động nghiên cứu vi thể DVTT tại các cơ quan giám định kỹ thuật hình sự cấp tỉnh còn ít được tiến hành Những hạn chế, thiếu sót trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan và khách quan khác nhau như: nhận thức của cán bộ thực tiễn về hoạt động này còn chưa được coi trọng; một số quy định của pháp luật điều chỉnh các hoạt động nghiên cứu, điều chỉnh mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng trong nghiên cứu DVTT chưa cụ thể, rõ ràng; biên chế cán bộ còn có sự thiếu hụt lớn, trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế; phương tiện kỹ thuật còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng
Chính vì vậy, việc tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong hoạt động
điều tra hình sự” làm luận án tiến sĩ luật học là cấp thiết trong tình hình thực tiễn hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự Đồng thời đánh giá đúng thực trạng tình hình nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự ở Việt Nam do lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân (KTHS CAND) tiến hành, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót và những nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND trong thời gian tới
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Khái quát, phân tích, đánh giá các công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến đề tài luận án,
từ đó xác định những vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu giải quyết
- Nghiên cứu xây dựng bổ sung, hoàn thiện lý luận về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự Nghiên cứu tổng kết, kiểm nghiệm thực tế, tham khảo kế thừa xây dựng khái quát đặc
điểm đặc trưng của một số loại DVTT điển hình thường gặp trên tử thi do các đối tượng khác nhau gây ra
Trang 5- Đánh giá đúng thực trạng nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND
- Đưa ra những dự báo tình hình các loại tội phạm và vụ việc hình sự có người chết liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi trong thời gian tới và đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của lực lượng KTHS CAND trong nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự ở nước ta
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án:
- Lý luận về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự Để xây dựng khái quát đặc điểm đặc trưng của DVTT, luận án tập trung nghiên cứu một số loại DVTT điển hình thường gặp
trên tử thi do các đối tượng khác nhau gây ra
- Thực tiễn nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND Phạm vi nghiên cứu của luận án:
Tiến hành nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự Trong đó phần đặc điểm đặc trưng của DVTT, luận án tập trung nghiên cứu một số loại DVTT điển hình thường gặp trên tử thi trong những vụ có người chết không tự nhiên được gây ra bởi các đối tượng khác nhau như: DVTT do vật tày, do vật sắc, do vật nhọn, do vật sắc nhọn, do súng đạn, do vũ khí nổ, chất nổ, do điện, do nhiệt độ cao, do chất độc, do axit
Tiến hành khảo sát thực tiễn nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự theo phạm vi, chức năng, thẩm quyền của lực lượng KTHS CAND trong mối quan hệ phối hợp với lực lượng điều tra, thời gian từ 1/1998 – 6/2008 Địa bàn khảo sát, phân tích trên phạm vi toàn quốc
4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trong quá trình nghiên cứu, luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước và những Nghị quyết, Chỉ thị của ngành Công an về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm; những thành tựu về khoa học hình sự và các lĩnh vực khoa học khác như: triết học, tội phạm học, lôgic học
Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: nghiên cứu lý luận; khảo sát, tổng kết kinh nghiệm; phân tích, tổng hợp; thống kê, so sánh, đối chiếu; lấy ý kiến chuyên gia; điều tra xã hội học
5 Những điểm mới của luận án
- Luận án phân tích, đánh giá thực trạng tình hình các công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự, từ đó rút ra các vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ
- Xây dựng hoàn thiện những vấn đề lý luận cơ bản về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam như: khái niệm, cơ chế hình thành DVTT,
đặc điểm đặc trưng của một số loại DVTT điển hình thường gặp; khái niệm, vai trò, cơ sở pháp lý, chủ thể và mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể, nội dung, trình tự, phương pháp, phương tiện nghiên cứu DVTT trên
tử thi Đặc biệt là đã xây dựng được hệ thống yêu cầu và quy trình nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự
- Tổng kết, đánh giá làm rõ được tình hình, thực trạng tiến hành nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND; thực trạng tiến hành mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng KTHS và lực lượng điều tra trong quá trình nghiên cứu DVTT trên tử thi Làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó
Trang 6- Luận án đưa ra các dự báo và các giải pháp có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND dân thời gian tới
6 ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về lý luận DVTT
và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm phong phú và hoàn thiện thêm lý luận về khoa học hình sự nói chung và lý luận về nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự ở Việt Nam nói riêng Nội dung của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho những người làm công tác về lĩnh vực Khoa học hình sự và làm tài liệu giảng dạy, học tập trong các trường CAND
Đặc biệt luận án có giá trị tham khảo tốt đối với các lực lượng hoạt động thực tiễn về điều tra các vụ án hình sự có người chết liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi Những đề xuất của luận án được nghiên cứu xây dựng có tính khoa học, có cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp thực tiễn khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu DVTT trên tử thi
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được cấu trúc làm 4 chương, 9 tiết
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong
hoạt động
điều tra hình sự
(Được trình bày từ trang 12 đến trang 32 của luận án)
1.1 Tình hình nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi ở nước ngoài
Luận án đã phân tích, đánh giá tình hình các công trình khoa học đã được công bố liên quan đến DVTT
và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự ở một số nước trên thế giới như: Mỹ, Anh,
Đức, Nga, Tiệp Khắc(cũ) như: “100 năm khoa học hình sự thế giới” của Guyếc-gien Toóc-van, cuốn
“Gradwohl’s Legal Medicine” do Francis E Camps làm chủ biên; “BTLS” của Campbell, John Emory; “ABC
of Major Trauma” của Driscoll, Peter; “Vademecum Grichtsmedizin” của Oto Prokop, Wolfgang Reimann, Hans Hinderer; “Suspicious Death Scene Investigation” của P Vanezis & A Busuttil; “Death Investigation: The Basics” của Brad Randall; “Leichenschau und Fundortsbesichtigung bei nichtnaturlichen Todesfallen” của R.Blaha, D.Krause; “Techniques of Crime Scene Investigation” của Barry a.j Fisher, Arne Svensson và
Otto Wendell; “Erster Angriff” do Rolf Ackerman làm chủ biên; “Soundi Lekarstvi” của Jaromir Tesar;
“Судебная медицинская экспертиза механической трамы” của Гамбург А.М; “Энциклопедия смерти” của Ловрин А.П và nhiều tác phẩm khác
Qua phân tích, đánh giá luận án khẳng định các công trình ở nước ngoài đã đề cập khá đa dạng, phong phú các khía cạnh, nội dung khác nhau có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong quá trình điều tra làm rõ các vụ có người chết Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra những hạn chế của các công trình này do được nghiên cứu trong điều kiện, hoàn cảnh ở nhiều nước khác nhau nên nhiều vấn
đề không phù hợp với điều kiện nước ta Việc nghiên cứu cũng được tiến hành ở một thời gian nhất định nên
có những nội dung đưa ra không còn phù hợp Từ những nhận xét, đánh giá trên, luận án đã khẳng định cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ hơn
Trang 71.2 Tình hình nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi ở trong nước
Luận án đã đề cập đến những công trình khoa học đã được công bố ở Việt Nam có liên quan đến nội dung mà đề tài quan tâm, giải quyết như: đề tài khoa học cấp bộ “Hệ thống dấu vết hình sự trong điều kiện Việt Nam” do PGS.PTS Hoàng Thưởng làm chủ nhiệm; “Điều tra các vụ án giết người chưa rõ thủ phạm ở Việt Nam hiện nay” của TS Triệu Quốc Kế, “Phương pháp điều tra các vụ án giết người bằng súng quân dụng
ở Việt Nam” của TS Nguyễn Văn Hò; “Điều tra tai nạn giao thông” của PGS.TS Đỗ Đình Hoà, “Sổ tay điều tra các tội phạm về trật tự xã hội” do PGS.TS Nguyễn Huy Thuật làm chủ biên, “Bảo vệ và khám nghiệm hiện
trường” do PGS.TS Ngô Tiến Quý làm chủ biên; “Thương tích vật tày” của tác giả Vũ Ngọc Thụ; “Kỹ thuật
điều tra hình sự” của các tác giả Khổng Minh Tuấn, Ngô Sỹ Hiền, Phạm Xuân Thuỷ; “Chấn thương với giám
định Y pháp” của TS Đinh Gia Đức; “Ngạt cơ học” của TS Vũ Dương, “Giáo trình Kỹ thuật hình sự” và
một số tác phẩm khác
Đánh giá các công trình khoa học ở trong nước, luận án cho rằng số lượng các công trình không nhiều, nội dung đã đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến dấu vết thương tích và nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi Mặc dù được trình bày dưới nhiều góc độ nghiên cứu và nội dung đề cập đến các khía cạnh khác nhau nhưng đã tạo nên một nền tảng khoa học vững chắc, khẳng định được vị trí, vai trò của nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự ở nước ta Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra những điểm còn hạn chế về lý luận và thực tiễn của các công trình này Từ đó khẳng định luận án cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện
1.3 Những vấn đề đặt ra cho luận án tiếp tục nghiên cứu giải quyết
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình công trình khoa học ở nước ngoài và trong nước có liên quan
đến đề tài nghiên cứu, luận án đã chỉ ra các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết sau:
- Nghiên cứu xây dựng thống nhất và đầy đủ những vấn đề lý luận về DVTT phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và pháp luật nước ta như: khái niệm, cơ chế hình thành DVTT, khái quát đặc điểm đặc trưng của một số loại DVTT điển hình thường gặp trên tử thi
- Nghiên cứu xây dựng hoàn thiện hệ thống lý luận về nghiên cứu DVTT trong điều tra hình sự như: khái niệm, vai trò, cơ sở pháp lý, chủ thể và mối quan hệ phối hợp giữa các chủ thể, nội dung, trình tự, phương pháp, phương tiện nghiên cứu DVTT trên tử thi
- Phân tích thực tiễn về tình hình các vụ việc hình sự có người chết đã được khám nghiệm, giám định liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi ở Việt Nam Phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động của lực lượng KTHS CAND trong nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự, thực trạng thực hiện mối quan
hệ phối hợp giữa KTHS và lực lượng điều tra Làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, tìm
ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó
- Nghiên cứu lý luận, tình hình thực tế và xu hướng để từ đó đưa ra dự báo về tình hình các loại tội phạm
và vụ việc hình sự có người chết có liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi Xây dựng hệ thống các giải pháp khoa học, phù hợp và có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND trong thời gian tới
Kết luận chương 1
Trong chương 1, luận án đã nghiên cứu, phân tích, trình bày một cách có hệ thống tổng quan tình hình nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án Nhìn chung các công trình khoa học đã được công bố có ý nghĩa quan trọng cho tác giả luận án khi tham khảo, kế thừa, tiếp thu để xây dựng, bổ sung, hoàn thiện những vấn đề về lý luận và thực tiễn nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự Tuy nhiên, luận án cũng chỉ ra rằng chưa thấy có công
Trang 8trình nào đã được công bố đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ, toàn diện những vấn đề về lý luận
và thực tiễn về nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự trên phạm vi toàn quốc Vì vậy, luận án đã chỉ ra một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu giải quyết đó là: nghiên cứu xây dựng thống nhất, đầy
đủ những vấn đề lý luận về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự phù hợp với điều kiện và pháp luật Việt Nam; phân tích, đánh giá làm rõ thực trạng hoạt động của KTHS CAND trong nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự; làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế, thiếu sót, tìm ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót đó; nghiên cứu đưa ra các dự báo có liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp khoa học, phù hợp và có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND trong thời gian tới
Chương 2 Nhận thức chung về dấu vết thương tích vμ nghiên cứu dấu vết thương
tích trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự
(Được trình bày từ trang 33 đến trang 90 của luận án)
2.1 Nhận thức chung về dấu vết thương tích
2.1.1 Khái niệm
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án luận giải và đưa ra khái niệm DVTT như sau: DVTT
là những vết tích được hình thành do sự tác động của các đối tượng bên ngoài vào cơ thể con người theo một hoặc nhiều cách thức, phá hửy toàn bộ hoặc một phần của cơ thể, cần được phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá, giám định và sử dụng trong hoạt động điều tra hình sự
2.1.2 Cơ chế hình thành
Trên cơ sở nhận thức về cơ chế hình thành dấu vết hình sự nói chung và những đặc điểm đặc thù của DVTT, luận án xác định cơ chế hình thành DVTT là cách thức hình thành DVTT trên cơ thể con người khi có
vụ việc mang tính hình sự xảy ra, gắn liền với nó là đối tượng tác động, đối tượng bị tác động, thời gian, địa
điểm tác động, quá trình tác động, quá trình phản ánh và sự xuất hiện của DVTT Trong đó mối quan hệ tương tác giữa đối tượng tác động và cơ thể con người trong quá trình tác động mang ý nghĩa đặc trưng, quyết
định
2.1.3 Một số loại dấu vết thương tích thường gặp trên tử thi và dấu hiệu đặc trưng
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tham khảo kế thừa các công trình khoa học đã được công bố và kết quả tổng kết, kiểm nghiệm thực tiễn, luận án tập trung khái quát lại dấu hiệu đặc trưng của một số loại DVTT
điển hình thường gặp trên tử thi trong thực tiễn, đó là: DVTT do vật tày; do vật sắc; do vật nhọn; do vật sắc nhọn; do súng đạn; do vũ khí nổ, chất nổ; do điện; do nhiệt độ cao; do chất độc (rượu, thuốc ngủ, thuốc trừ sâu, thạch tín, thuỷ ngân, bazơ); do axit
2.2 Nhận thức chung về nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong hoạt động điều tra hình
sự
2.2.1 Khái niệm, vai trò
2.2.1.1 Khái niệm
Nghiên cứu DVTT trên tử thi là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền tiến hành tìm hiểu, phát hiện, ghi nhận, thu lượm, bảo quản, đánh giá và giám định DVTT tồn tại trên tử thi nhằm khai thác thông tin phục
vụ điều tra làm rõ bản chất của vụ việc
2.2.1.2 Vai trò của nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự
Trang 96 Luận án phân tích, làm rõ các vai trò của nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự,
cụ thể: giúp xác định cơ chế gây DVTT (cách thức tác động cụ thể, công cụ, phương tiện, mức độ thực hiện hành vi, thời gian, thứ tự gây DVTT); xác định thể loại chết, nguyên nhân chết; nhận định tính chất của vụ việc hình sự có người chết đã xảy ra; đặc điểm của đối tượng gây án
Luận án cũng xác định rõ những thông tin khai thác được thông qua nghiên cứu DVTT trên tử thi được
đề cập ở trên là một trong những căn cứ quan trọng giúp cho cơ quan điều tra đặt ra các giả thuyết điều tra, lập kế hoạch điều tra, xác định và áp dụng các biện pháp điều tra phù hợp nhằm làm rõ vụ án, truy tìm thủ phạm gây án, công cụ, phương tiện gây án, xác định và thu thập các chứng cứ khác liên quan, kiểm tra các tài liệu, chứng cứ thu thập được bằng các biện pháp khác Những thông tin khái thác được từ DVTT trên tử thi nếu được thu thập, đánh giá, giám định, khai thác đúng thủ tục tố tụng là nguồn chứng cứ quan trọng giúp cho các cơ quan tố tụng điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật
2.2.2 Cơ sở pháp lý, chủ thể và mối quan hệ giữa các chủ thể nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi
2.2.2.1 Cơ sở pháp lý
Cơ sở pháp lý của nghiên cứu DVTT được xác lập bởi những chế định thể hiện trong hệ thống những văn bản pháp luật của Nhà nước, Chính phủ và ngành Công an có liên quan đến nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự Đó là dựa vào các quy định có liên quan trong Hiến pháp, Bộ luật HS, Bộ luật TTHS, Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự, Pháp lệnh giám định tư pháp, Nghị định số 67/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh giám định tư pháp, Thông tư
số 09/2006/TT-BCA-C11 ngày 22/8/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an, Chỉ thị số 02/2001/CT-BCA (C11) ngày 06/02/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an và Quyết định số 57/2001/QĐ-BCA (C11) của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy chế phân công trách nhiệm giữa các lực lượng CAND trong công tác khám nghiệm hiện trường, Quyết định số 768/QĐ-BCA (C11) ngày 20/6/2006 của Bộ trưởng Bộ Công an về Quy định phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác điều tra giải quyết tai nạn giao thông của lực lượng CSND
2.2.2.2 Chủ thể và mối quan hệ giữa các chủ thể trong nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi
Luận án đã xác định chủ thể nghiên cứu DVTT trên tử thi trong giai đoạn điều tra của lực lượng CAND
là điều tra viên hoặc cán bộ điều tra thuộc một số cơ quan khác của lực lượng CAND được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cán bộ KTHS, pháp y
Mặt khác, luận án cũng xác định thực chất tìm hiểu mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình nghiên cứu DVTT trên tử thi tìm hiểu mối quan hệ phối hợp giữa lực lượng KTHS với lực lượng điều tra Trong đó,
sự phối hợp này thể hiện rõ thông qua các nội dung cụ thể: tham gia nghiên cứu thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của mình và hỗ trợ nhau trong việc trao đổi các thông tin liên quan cần thiết hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu; cùng nhau phối hợp thực hiện các hoạt động nghiên cứu DVTT trên tử thi theo yêu cầu, đề nghị của điều tra viên, người chủ trì khám nghiệm; cùng nhau phối hợp xác lập và hoàn thiện các văn bản có liên quan theo quy định của pháp luật tố tụng
2.2.3 Nội dung, trình tự, phương pháp, phương tiện nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi
2.2.3.1 Nội dung, trình tự nghiên cứu vết thương tích trên tử thi
Luận án phân tích, làm rõ nội dung, trình tự nghiên cứu DVTT trên tử thi là:
- Tiến hành các biện pháp tạo cơ sở cần thiết trước khi nghiên cứu trực tiếp DVTT trên tử thi: tiếp nhận yêu cầu khám nghiệm hoặc quyết định trưng cầu giám định; nghiên cứu tìm hiểu làm rõ các thông tin có liên quan; chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình nghiên cứu như: lực lượng, phương tiện, thời gian, địa
điểm, dự kiến biện pháp tiến hành Trong quá trình ở hiện trường, tiến hành tìm hiểu các thông tin có liên quan; tiến hành các biện pháp cần thiết đảm bảo cho DVTT trên tử thi không bị biến đổi, phá huỷ do các tác
Trang 10động khác nhau; quan sát trực tiếp hiện trường, tử thi tại hiện trường và tham gia vào một số hoạt động khám nghiệm cụ thể để tạo điều kiện cho quá trình đánh giá DVTT trên tử thi ở giai đoạn sau
- Tiến hành trực tiếp các biện pháp nghiên cứu DVTT trên tử thi: phát hiện DVTT trên tử thi và đặc điểm của dấu vết thương tích; ghi nhận vị trí, đặc điểm của DVTT trên tử thi bằng các phương pháp chụp ảnh, quay phim, đo đạc, vẽ phác hoạ, đánh dấu vị trí DVTT trên bản vẽ sơ đồ cơ thể người, mô tả vào biên bản khám nghiệm và bản giám định; thu lượm DVTT trên tử thi; bảo quản DVTT; đánh giá DVTT tại nơi khám nghiệm; nghiên cứu vi thể và đưa ra kết luận giám định DVTT tại cơ quan chuyên môn
2.2.3.2 Phương pháp nghiên cứu
Để quá trình nghiên cứu DVTT trên tử thi đảm bảo khách quan, chính xác và khoa học, việc lựa chọn và
sử dụng các phương pháp nghiên cứu đóng một vai trò then chốt, quan trọng Luận án đã chỉ ra các phương pháp được áp dụng trong quá trình nghiên cứu là: phương pháp quan sát; phương pháp đo đạc; phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh; phương pháp thực nghiệm; phương pháp thí nghiệm; phương pháp lôgic
2.2.3.3 Phương tiện nghiên cứu
Luận làm rõ các loại phương tiện kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu là: phương tiện phục vụ cho hoạt động phát hiện, ghi nhận, thu lượm và bảo quản DVTT tại nơi khám nghiệm tử thi; phương tiện phục vụ hoạt động nghiên cứu vi thể DVTT tại cơ quan giám định; Phương tiện bảo hộ Bên cạnh đó, trong quá trình thực nghiệm còn sử dụng các phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực nghiệm gồm: phòng giải phẫu, thực nghiệm, nguyên vật liệu thực nghiệm…
Kết luận chương 2
Trong chương 2, trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp luật, các tài liệu lý luận, khái quát hoá thực tiễn hoạt động nghiên cứu, luận án đã xây dựng khái quát một số vấn đề cơ bản về DVTT và nghiên cứu DVTT trên tử thi trong hoạt động điều tra hình sự như sau: xây dựng khái niệm, cơ chế hình thành DVTT, một số loại DVTT điển hình thường gặp trên tử thi và dấu hiệu đặc trưng Luận án cũng phân tích làm rõ khái niệm, vai trò, cơ sở pháp lý, chủ thể và mối quan hệ giữa các chủ thể trong quá trình nghiên cứu Trong chương 2, luận án cũng làm rõ các nội dung, trình tự của hoạt động nghiên cứu DVTT trên tử thi trong điều tra hình sự là: tiến hành các biện pháp tạo cơ sở cần thiết khi nghiên cứu DVTT trên tử thi; tiến hành các biện pháp nghiên cứu trực tiếp DVTT trên tử thi Để thực hiện được các nội dung này, luận án đã chỉ rõ các phương pháp và các loại phương tiện kỹ thuật phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Chương 3 Thực trạng nghiên cứu dấu vết thương tích trên tử thi trong hoạt
động điều tra hình sự của lực lượng KTHS CAND
(Được trình bày từ trang 91 đến trang 147 của luận án)
3.1 Khái quát tình hình các vụ việc có người chết được khám nghiệm, giám định có liên quan đến nghiên cứu dấu vết thương tích ở Việt Nam (T1/1998 – T6/ 2008)
Từ tháng 1/1998 đến tháng 6/2008 toàn quốc đã xảy ra 262.639 vụ việc hình sự được lực lượng KTHS CAND tiến hành khám nghiệm, trong đó có 116.523 vụ có người chết, chiếm 43,74% trong tổng số các vụ việc được khám nghiệm Lực lượng KTHS đã tiến hành giám định pháp y tử thi, nghiên cứu DVTT trên tử thi
là 82.723vụ/ 632.294 tổng số vụ giám định, chiếm tỷ lệ 13,08% Số vụ có người chết được khám nghiệm có chiều hướng tăng lên nhưng diễn biễn giữa các năm lại có sự tăng giảm thất thường Trong đó, số vụ có người chết do tai nạn giao thông chiếm tỷ lệ cao (49,55%), tiếp theo là số vụ có người chết do bệnh lý, án mạng, tự sát, tai nạn rủi ro và một số nguyên nhân khác Tính chất của DVTT để lại trên tử thi do các hành vi có tính bạo lực gây ra tập trung phổ biến vào các loại gây ra do vật tày, vật sắc nhọn, vật sắc, vật nhọn, do điện, chất
độc, a xít hoặc do súng đạn, bom, mìn Các hình thức gây nên DVTT phổ biến là đâm, chém, chặt, cắt