1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

14 864 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 237,83 KB

Nội dung

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

Trang 1

Bộ giáo dục và đào tạo Trường đại học sư phạm hà nội

-  - Thái quang trung

Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thừa thiên huế nửa đầu thế kỷ xix

Chuyên ngành:

lịch sử việt nam cổ đại và trung đại

Mã số: 62.22.54.01

Tóm tắt luận án tiến sĩ lịch sử

Hà Nội 2008

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại Bộ môn Lịch sử Việt Nam - Khoa

Lịch sử Trường Đại học sư phạm Hà nội

* Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS Nguyễn Cảnh Minh

*Phản biện 1:

* Phản biện 2:

* Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp

Nhà nước họp tại trường Đại học sư phạm Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm 200

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện quốc gia Hà Nội

- Thư viện trường ĐHSP Hà Nội

Các công trình đG công bố có liên quan đến đề tài luận án

1 Thái Quang Trung (1995), "Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) với việc phát triển kinh tế nông nghiệp xứ Thuận Hóa" Thông báo khoa học và giáo dục, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, số 10, (tr 73 - 87)

2 Thái Quang Trung (1996), "Địa bàn Thừa Thiên - Huế trong quá trình mở rộng lãnh thổ quốc gia vào phía Nam dưới thời các chúa Nguyễn" Tạp chí Huế Xưa và nay, số đặc biệt 1306 - 1996, (tr 44 - 48)

3 Thái Quang Trung(1998) "Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX",Đề tài NCKH cấp Trường, Mã số T98.XH.07

4 Thái Quang Trung (1999), "Vài nét về tình hình kinh tế các tỉnh Quảng bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế trước 1858 qua một số thư tịch cổ" Thông báo khoa học, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế, số 2 (33), (tr 99 - 105)

5 Thái Quang Trung (1999), "Công tác trị thủy, thủy lợi ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX" Thông báo khoa học, Trường Đại học Sư phạm Vinh,

số 22, (tr 33 - 38)

6 Thái Quang Trung(2000), "Công cuộc khẩn hoang dưới thời Nguyễn (1558-1858)", Đề tài NCKH cấp Trường, Mã số T2000.XH.14

7 Thái Quang Trung (2001), "Mấy ý kiến về tình hình ruộng đất công ở Thừa Thiên - Huế nửa đầu thế kỷ XIX", Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,

số 1(314), (tr.62 - 67)

8 Thái Quang Trung (2001), "Một số biện pháp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế dưới vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX", Thông báo khoa học, trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế, số 3(39), tr (49 - 54)

9 Thái Quang Trung (2003), "Tìm hiểu chính sách khẩn hoang Nam Bộ dưới vương triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX", Đề tài NCKH cấp Bộ, Mã số B2003.09.05

10 Thái Quang Trung (2005), "Chính sách khẩn hoang triều Nguyễn nhìn từ góc độ quân sự", Thông báo khoa học, Trường đại học Sư phạm - Đại học Huế, số 1 (50)

11.Thái Quang Trung(2005), "Vài nét về chính sách khẩn hoang của triều Nguyễn nửa đầu thế kỉ XIX", Sách Một số vấn đề lịch sử, T1, NXB Thuận Hóa Huế

12 Thái Quang Trung (2005), "Công cuộc khai hoang xứ Thuận Hóa dưới thời các chúa Nguyễn", Sách Cố đô Huế xưa và nay, NXB Thuận Hóa, Huế

13 Thái Quang Trung (2006), "Tình hình ruộng đất Thừa Thiên Huế qua các thời kì và những vấn đề đặt ra hiện nay", Kỷ yếu Hội nghị Khoa học 700 Thuận Hóa Huế

14.Thái Quang Trung (2007), "Thuận Hóa- Phú Xuân nửa sau thế kỉ XVIII với phong trào Tây Sơn", Tạp chí Khoa học, Đại Học Huế Số 2(36) 4-2007, tr

149-153

Trang 3

Mở đầu

1 lí do chọn đề tài

Đề tài: "Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế

nửa đầu thế kỉ XIX" mong muốn bằng những tư liệu cụ thể của địa phương,

góp phần minh họa thêm trong việc nghiên cứu lịch sử làng xã nói riêng,

lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam dưới vương triều Nguyễn nói chung

Làm sáng tỏ nhiều vấn đề đang được đặt ra đối với khoa học Lịch sử

Chọn địa bàn Thừa Thiên Huế nghiên cứu vì những lí do sau:

1.1 Thừa Thiên Huế trong nửa đầu thế kỷ XIX có vị trí rất quan trọng

đối với dân tộc, nơi đó có kinh đô của nước ta dưới vương triều Nguyễn, là

vùng đất có những đặc điểm lịch sử, xã hội hết sức đặc biệt Nó gắn liền với

quá trình dựng nghiệp của các chúa Nguyễn và vua Nguyễn từ giữa thế kỷ

XVI đến nửa đầu thế kỷ XIX

1.2 Quá trình khẩn hoang lập làng của cư dân người Việt và các cộng

đồng cư dân khác trên đất Thừa Thiên Huế diễn ra trong bối cảnh rất đặc

biệt Đặc điểm làng xã ở Thừa Thiên Huế vừa mang nét truyến thống của

làng xã Việt Nam, vừa tiếp nhận đặc trưng của văn hóa cư dân bản địa

Trong quá trình cộng cư đó đã có sự đan xen, hòa nhập của hai nền văn hóa

người Việt cổ và Chăm cổ Luận án góp phần nghiên cứu mối quan hệ giữa

các thành phần cư dân trong đời sống và sản xuất, nhất là quan hệ giữa hai

tộc người Việt và Chăm

1.3 Thừa Thiên Huế có địa hình rất phức tạp: 9/10 là đồi núi; đồng

bằng hẹp, dốc, manh mún, bị cắt xẻ nhiều bởi hệ thống sông ngòi dày đặc

Đặc điểm đó chi phối rất lớn đến tình hình ruộng đất và kinh tế nông

nghiệp Tuy nhiên, là vùng đất đóng kinh đô, nhiều chính sách của triều

đình trong quản lí ruộng đất công và khuyến khích sản xuất nông nghiệp có

hiệu lực cao hơn Mối quan hệ giữa nhà nước và làng xã khá chặt chẽ

1.4 Trên cơ sở phân tích đặc điểm, tình hình ruộng đất và kinh tế

nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX, để thấy rõ tính chất

đặc thù của vùng đất này so với những địa phương khác trên cả nước Qua

đó để góp phần đánh giá triều Nguyễn trong tiến trình lịch sử Việt Nam

2 lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.1 Đối với địa bàn chung của cả nước: Sau khi Cách mạng tháng

Tám thành công, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp được các nhà

nghiên cứu quan tâm Đặc biệt sau khi hoà bình lập lại (1954), việc nghiên

cứu về ruộng đất - kinh tế nông nghiệp trở thành đề tài hấp dẫn Một số nhà

lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đã viết một số công trình có tính chất định

hướng Các nhà nghiên, đã công bố nhiều tác phẩm "Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ" của Phan Huy Lê Đến cuối những năm 70,

đầu 80 đã có một số công trình nghiên cứu về ruộng đất Việt Nam trong các thế kỉ X đến XIX Tác giả Vũ Huy Phúc với công trình "Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX", tác giả Trương Hữu Quýnh đã hoàn thành hai tập sách có giá trị, đó là "Chế độ ruộng đất ở Việt Nam" Gần đây, nhiều công trình lần lượt công bố, trong đó đáng chú ý là "Tình hình ruộng đất nông nghiệp và đời sống nhân dân dưới thời Nguyễn " của tập thể tác giả, do Trương Hữu Quýnh và Đỗ Bang chủ Tác giả Nguyễn

Đình Đầu với "Chế độ công điền công thổ trong lịch sử khẩn hoang ở Nam kì Lục tỉnh" Ngoài ra, còn có nhiều chuyên khảo về vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp hoặc những khía cạnh có liên quan đã được công bố:

"Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam dưới thời các vua Nguyễn" của Nguyễn Thế Anh; "Phong trào nông dân khởi nghĩa nửa đầu thế kỉ XIX" của Nguyễn Phan Quang nhiều luận án PTS,TS Lịch sử đã được bảo vệ như: "Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp nước ta nửa đầu thế kỉ XIX" của Vũ Văn Quân; "Chế độ sở hữu và canh tác ruộng đất ở Nam bộ nửa

đầu thế kỉ XIX" của Trần Thu Lương; "Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Yên Hưng (Quảng Ninh) đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX" của Bùi Việt Hùng

Đặc biệt, trong hơn 5 thập kỉ qua, tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và các tạp chí khác như Dân tộc học, Nghiên cứu kinh tế đã liên tục đăng tải những bài viết có giá trị cả về mặt khoa học và tư liệu có liên quan đến đề tài luận án, như của Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Lương Bích, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đức Nghinh, Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn,

Vũ Huy Phúc, Nguyễn Cảnh Minh, Bùi Quý Lộ, Đào Tố Uyên, Vũ Văn Quân, Nguyễn Quang Ngọc, Huỳnh Lứa Có thể nói đây là nguồn tài liệu tham khảo rất phong phú khi nghiên cứu về ruộng đất - kinh tế nông nghiệp 2.2 Đối với địa bàn Thừa Thiên Huế:

Có thể nói từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay, chưa có một công trình hoàn chỉnh nào về kinh tế nông nghiệp và ruộng đất được công

bố Những công trình nghiên cứu về Thừa Thiên Huế chỉ tập trung vào một

số lĩnh vực nhất định như: kiến trúc, văn hoá, văn học, nghệ thuật, điêu khắc, tôn giáo, tín ngưỡng, lễ hội Gần đây, việc nghiên cứu Thừa Thiên Huế đang được các nhà Huế học, các nhà sử học trong và ngoài nước quan tâm như: Lê Văn Thuyên, Huỳnh Đình Kết, Lê Nguyễn Lưu, Nguyễn Đình

Đầu, Trần Đại Vinh, Bùi Thị Tân, Nguyễn Thế, Lê Đình Phúc, Nguyễn Hữu Thông, Đỗ Bang Có thể nói, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu về tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX một cách hoàn chỉnh và hệ thống

Trang 4

3.mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung

nghiên cứu

Hệ thống hoá các nguồn tư liệu và các kết quả nghiên cứu về tình

hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế nửa đầu

thế kỉ XIX

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bước đầu phân tích và đưa ra một số

nhận xét về tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Thừa Thiên

Huế trong thời điểm trên

Đối tượng và phạm vi khảo sát chính là địa bàn 3 huyện (Hương Trà,

Quảng Điền, Phú Vang) thời Gia Long và chia làm 6 huyện (Hương Trà,

Hương Thuỷ, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc) thời Minh

Mạng, cho đến cuối thế kỉ XIX

Giới hạn về mặt thời gian: bao gồm nửa đầu thế kỉ XIX, cụ thể là từ

năm 1802 (Gia Long lên ngôi) cho đến 1858 (thực dân Pháp nổ súng xâm

lược) Tuy nhiên, luận án cũng sử dụng nguồn tư liệu trước và sau thời gian

trên để tiện việc đối chiếu, so sánh

Tuy nhiên, luận án cũng sử dụng số liệu và kết quả nghiên cứu của

một số địa phương trên cả nước để tiện việc so sánh, rút ra những đặc điểm

cơ bản của địa bàn nghiên cứu

4 nguồn tư liệu của luận án

Luận án khai thác triệt để nguồn sử sách và địa chí cổ như: "Đại Việt

sử ký toàn thư", "Đại Nam nhất thống chí","Khâm định Đại Nam Hội điển

sự lệ","Quốc triều chính biên", "Minh Mệnh chính yếu", "Khâm định Việt

sử thông giám cương mục", Đại Nam thực lục (tiền biên)", chính biên, "Ô

châu cận lục", "Phủ biên tạp lục", "Dư địa chí", "Trịnh - Nguyễn diễn chí",

"Việt Nam khai quốc chí truyện","Hoàng Việt dư địa chí"

Luận án còn sử dụng nguồn tư liệu lưu trử ở các Trung tâm: Gồm tài

liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Bảo tàng thành phố Huế, Sở

Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, Thư viện Viện Nghiên cứu Hán

Nôm, Trung tâm lưu trữ Quốc gia II thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện

trường ĐHSP, Thư viện tỉnh Thừa Thiên - Huế:

Luận án đã tập trung khai thác, sử dụng một khối lượng lớn nguồn tư

liệu điền dã thu nhập từ các làng xã gồm: Gia phả, tộc phả, Các bản kê khai

ruộng đất của làng xã, Bản kê khai dân số, đinh bạ, Bản đề nghị phân chia

ruộng đất, một số hương ước, khoán ước, một số văn bản về mua bán,

chuyển nhượng ruộng đất và một số bản thừa nhận mốc giới giữa các làng

5 phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận sử học mác xít và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ Nam trong suốt quá trình nghiên cứu và trình bày luận

án Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic được vận dụng triệt để để xem xét, đánh giá các hiện tượng trong chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu

Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận án là phương pháp sử học để xem xét chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của địa bàn

được nghiên cứu

Luận án còn sử dụng phương pháp nghiên cứu dân tộc học Trong đó,

điền dã dân tộc học được xem là phương pháp quan trọng vừa để sưu tầm thêm các tài liệu làng xã, vừa để thẩm định lại các hiện tượng và dữ liệu mà các tài liệu lưu trữ đã phản ánh, qua đó để thấy được tính chính xác, hay tính chân thực của các tài liệu đó

Luận án còn sử dụng phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại, liên ngành, kết hợp với phương pháp thống kê, phân loại, nhằm rút ra sự tương

đồng hay khác biệt về sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của địa bàn nghiên cứu qua các thời điểm, cũng như giữa địa bàn với các nước khác Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp hệ thống đặt mối quan hệ giữa sở hữu ruộng đất, kinh tế nông nghiệp với các yếu tố môi trường tự nhiên, điều kiện lịch sử xã hội của địa bàn nghiên cứu

6 đóng góp của luận án

Là công trình đầu tiên tập hợp một cách có hệ thống các nguồn tư liệu

và các kết quả nghiên cứu về tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

Là công trình đầu tiên phân tích có hệ thống dựa trên cơ sở nguồn tư liệu đáng tin cậy và đưa ra một số nhận xét về đặc điểm của tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế Qua đó để thấy nét đặc thù của vùng đất nơi có kinh đô kinh đô Phú Xuân

Luận án phân tích làm rõ vị trí, tác động của tình hình ruộng đất đến kinh tế xã hội và khởi nghĩa nông dân ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX

Bổ sung thêm nguồn tài liệu vào việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở thừa Thiên Huế nói riêng và trong cả nước nói chung

7 bố cục của luận án Luận án bao gồm 184 trang, ngoài phần mở đầu 13 trang, kết luận 4 trang, tài liệu tham khảo 20 trang; phần nội dung bao gồm ba chương:

Trang 5

Chương 1: Khái quát về Thừa Thiên Huế trước thế kỷ XIX

Chương 2: Tình hình ruộng đất Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

Chương 3: Tình hình kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu

thế kỷ XIX

Ngoài ra, luận án còn có các bảng các chữ viết tắt, bảng thống kê các

biểu bảng, danh mục các bài báo đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

và phần phụ lục

Chương 1 Khái quát về thừa thiên huế trước thế kỷ xix

Trong chương 1, luận án tập trung trình bày những nội dung sau:

1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên:

Thừa Thiên Huế là một tỉnh phía Nam vùng duyên hải Bắc Trung bộ,

có diện tích tự nhiên khoảng 500.920 ha Phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Tây

giáp nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào, phía Nam giáp thành phố Đà

Nẵng, phía Đông giáp biển, với đường bờ biển dài 120km

Thừa Thiên Huế có địa hình rất phức tạp, toàn bộ lãnh thổ kéo dài

theo phương Tây Bắc- Đông Nam, cả những dãy núi và đồng bằng đều chạy

song song với đường bờ biển và trùng với phương kéo dài của tỉnh Các kiến

trúc tân kiến tạo, nhân tố quyết định hình thái Thừa Thiên Huế, thay đổi đáng

kể theo chiều Tây sang Đông Thừa Thiên Huế là một bộ phận của địa máng

Việt Lào, có một quá trình phát triển lịch sử địa chất lâu dài, qua các thời kỳ

kiến tạo khác nhau, do vậy kiến tạo địa chất bao gồm các thành vật chất như:

đá vôi, granít, đá điorít, đá mắcmaxit, phiến sét, bột kết, cát kết, cuội, sạn sỏi

Thừa Thiên Huế nằm gọn trong vĩ độ nhiệt đới với nguồn nhiệt, ẩm

dồi dào Ngoài những đặc điểm chung của miền khí hậu nhiệt đới gió mùa,

thì ở đây do ảnh hưởng của một số yếu tố như: vị trí, địa hình nên đã tạo ra

khí hậu có những đặc trưng mang tính chất địa phương

Về chế độ mưa: Đây là vùng có lượng mưa lớn, với lượng mưa trung

bình hàng năm từ 2000-3000mm Do tác động của địa hình và hoàn lưu khí

quyển, nên hình thành hai vùng mưa lớn : Vùng mưa lớn thứ nhất là vùng

núi thuộc thượng nguồn của lưu vực các con sông, lượng mưa lớn, trung

bình hàng năm khoảng 3500-4000mm Vùng mưa lớn thứ hai là vùng đồng

bằng ven biển, lượng mưa trung bình thấp hơn từ 2500-3000mm

Hệ thống sông ngòi ở Thừa Thiên Huế được phân bố đều trên lãnh

thổ Đại bộ phận sông suối chảy theo hướng Nam - Tây Nam đến Bắc -

Đông Bắc Nguồn nước trên lưu vực các con sông được hình thành chủ yếu

từ lượng mưa (lượng mưa trung bình năm rất lớn 3000mm), trong mùa mưa

lũ với lượng mưa rất lớn, cụ thể đạt gần 600mm/ngày, đồng thời với khả năng bốc hơi kém nên dòng nước chảy mùa này rất lớn Ngược lại, vào mùa cạn, do lượng mưa thấp, bốc hơi cao, nên dòng chảy mùa này kém, dòng chảy của sông phụ thuộc vào nguồn cung cấp từ nước ngầm

Ngoài các đặc điểm trên, Thừa Thiên Huế còn có hệ thống đầm phá lớn nhất nước ta (chiếm 22000ha/ 28000ha trên cả nước) Hầu hết sông ngòi đều

đổ vào đầm phá trước khi đổ ra biển Hệ thống đầm phá có tác dụng điều tiết dòng chảy của các con sông, suối và thông ra biển Thuận an, Tư Hiền, Lăng Cô, cho nên chế độ thuỷ văn của đầm phá chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế

độ thuỷ văn các con sông Vùng cửa Thuận an và phá Tam Giang chịu chế

độ bán nhật triều đều, mỗi ngày nước lên hai lần và xuống hai lần Mực nước trong đầm phá biến động phức tạp theo không gian và thời gian, do sự chi phối của mực nước biển, nước sông, đặc biển là lũ trên các sông

1.2 Công cuộc khẩn hoang hình thành làng xã và tình hình dân cư Thừa Thiên Huế dưới thời các chúa Nguyễn

Giữa thế kỷ XVI, Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá, mở ra một thời kỳ mới cho sự khai thác vùng đất mới này Tiên chúa

và các chúa kế vị đã tích cực xây dựng Thuận Hoá thành một địa bàn hết sức quan trọng, chỗ dựa cho việc củng cố thế lực Đàng Trong Cùng đi theo Nguyễn Hoàng vào Thuận Hoá có gần 1000 nghĩa dũng quan quân và bà con dòng họ ở quê hương vùng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, Thanh Hoá, họ

đã ồ ạt vào khai phá làm ăn trên vùng đất này Theo mô tả của một số nhà viết sử đương thời đã cho rằng "đây là một cuộc di dân thực sự", có thể nói

đây là đợt cư dân người Việt vào Thuận Hoá đông đảo nhất Bằng những chính sách khôn khéo, linh hoạt, táo bạo của các chúa Nguyễn đã nhanh chóng biến Thuận Hoá thành địa bàn hết sức quan trọng cho sự nghiệp mở rộng lãnh thổ quốc gia vào phía Nam

Trong hơn 2 thế kỷ trị vì, các chúa Nguyễn đã xây dựng Thuận Hoá trở thành thủ phủ của một vương triều, dinh phủ được chuyển dần từ Quảng Trị vào Thừa Thiên Huế Từ đấy, Thuận Hoá, Thừa Thiên Huế được xem như là

"trạm trung chuyển" trên bước đường Nam tiến của dân tộc Năm 1774, lợi dụng sự suy yếu của họ Nguyễn, chúa Trịnh đưa quân chiếm Phú Xuân Năm

1786, Nguyễn Huệ đem quân đánh Phú Xuân, từ Phú Xuân, Nguyễn Huệ đã tiến quân về Thăng Long, giải phóng đất nước thoát khỏi sự xâm lược của quân Thanh, đồng thời xoá bỏ những cản trở cho sự nghiệp thống nhất đất nước Phú Xuân - Huế trở thành kinh đô của triều đại Quang Trung

Từ cực Nam của đất nước, Nguyễn ánh đã phục hồi lực lượng Lợi dụng những sơ hở của triều đại Tây Sơn, Nguyễn ánh dần chiếm lại những vùng đất do Tây Sơn chiếm giữ Đến 1801, Nguyễn ánh đã đến Phú Xuân

Trang 6

sau đó tiến ra Bắc Hà, triều đại Tây Sơn kết thúc Nguyễn ánh lên ngôi,

chọn Phú Xuân - Huế làm kinh đô của đất nước, bắt đầu đề ra nhiều chính

sách, biện pháp để nhanh chóng ổn định tình hình chính trị, xã hội Trong

đó đặc biệt chú ý các chính sách khẩn hoang, đo đạc ruộng đất, lập địa bạ,

xây dựng các công trình đê điều thuỷ lợi Thừa Thiên Huế ngoài chức năng

là vùng đất có thủ đô, còn là vùng đất dựng nghiệp của họ Nguyễn, chắc

chắn Gia Long và các vị vua tiếp theo đề ra những biện pháp mang tính

riêng biệt dành cho vùng đất này

Như vậy, đến năm 1834, Thừa Thiên Huế gồm 6 huyện, 31 tổng, 431

xã, thôn, phường, ấp Số lượng làng xã tăng lên so với năm 1810 thời Gia

Long là do việc tách huyện, một số làng xã cũng được tách ra thành lập làng

mới Trong thời kì này vua Minh Mạng cũng tiến hành lập địa bạ, trong đó

số địa bạ Thừa Thiên Huế dưới thời Minh Mạng chiếm tỷ lệ thấp, phần lớn

là sao y bản thời Gia Long và một số địa bạ của những làng mới thành lập

Ngay từ thời tiền sử và sơ sử, địa bàn Thừa Thiên Huế đã từng hiện

hữu nhiều nền văn hoá khác nhau Điều đó chứng tỏ đã có sự đan xen, giao

lưu văn hoá của các tộc người từng sinh sống trên mảnh đất này cho đến

ngày nay, ở Thừa Thiên Huế vẫn tồn tại nhiều tộc người, tuy thời gian các

lớp cư dân đó đến đây sớm muộn có khác nhau:

Cư dân Chăm: Trong gần 7 thế kỷ cai quản của vương quốc Chăm,

do nhiều biến động về tình hình chính trị, quân sự, cư dân Chăm vốn chiếm

đa số ở Thừa Thiên Huế, họ đã lần lượt rời khỏi đất này đi về phía Nam

Tuy nhiên, cũng có một số ở lại sống cộng cư với người Việt, thêm vào đó

có một số quan tướng Chăm do bất đồng chính kiến đã từ đất Chăm ra định

cư ở Thừa Thiên Huế

Cư dân Việt: Về thành phần cư dân, qua khảo sát số làng xã ở Thừa

Thiên Huế, đa số trong họ là dân nghèo quê đất Bắc, tập trung ở Nghệ An,

Thanh Hoá, Hải Dương, Bắc Ninh, Cao Bằng Một số đợt bổ sung dân cư

người Việt vào Thuận Hoá rất lớn và rất quan trọng là lúc Đoan quận công

Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận hoá (1558) Nhiều dòng họ lớn từ Thanh

Hoá và một số vùng khác đã vào lập nghiệp ở Thừa Thiên Huế, như các họ

Nguyễn Hữu, Nguyễn Cửu quê Gia Miêu ngoại trang; Trương Phúc quê

Hoàng Vân, Tống Phúc, Trương Văn, Hồ quê tổng Thượng Bạn ; có một

số dòng họ khác như Nguyễn Đình sau đổi Nguyễn Khoa quê làng Trạm

Bạc, Hải Dương Đây là những dòng họ lớn, có vị trí ở Thừa Thiên Huế

thời các chúa Nguyễn và có thể đến ngày nay Trong cuộc chiến tranh Trịnh

- Nguyễn kéo dài hàng thập kỷ, các chúa Nguyễn cũng nhiều lần đưa quân

ra bắc đánh Hà Tĩnh - Nghệ An, họ Nguyễn đã bắt một số tù binh, dân

nghèo các vùng trên vào Nam làm ăn sinh sống, chẳng hạn qua các năm

1648, 1655

Ngoài lực lượng cư dân Đàng Ngoài, giai đoạn cuối thế kỷ XVIII khi phong trào nông dân Tây Sơn đánh chiếm Phú Xuân, một bộ phận cư dân các trấn miền Trung như: Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam đã theo Nguyễn Huệ để phò tá, họ đã chính thức cư trú, nhập tịch vào các làng xã ở Thừa Thiên Huế Sau khi chiếm lại Phú Xuân, Gia Long cho xây dựng kinh đô, một số quan chức và thuộc hạ ở Nam bộ đã theo nhà vua về Huế Cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã có nhiều đợt

di dân người Việt từ mọi miền về định cư Nhìn chung trong cơ cấu dân cư

ở đây, người Việt chiếm ưu thế tuyệt đối

Việc nhập cư người Hoa: Địa bàn Thừa Thiên Huế cũng tiếp nhận những tầng lớp cư dân người Hoa đến sinh sống làm ăn Đến cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX do nhiều biến động về tự nhiên và thị trường buôn bán, cư dân người Hoa chuyển dần lên sinh sống gần kinh đô Phú Xuân, họ chuyển lên Bao Vinh rồi chợ Dinh, bỏ rơi Thanh Hà

Bên cạnh các lực lượng dân cư trên, ở địa bàn Thừa Thiên Huế còn có

bộ phận sống ở miền núi phía Tây, đó là đồng bào dân tộc thiểu số Tà Ôi -

Pa Cô, Bru - Vân Kiều, Cơ Tu Số dân ít, sống rãi rác trên các thung lũng của dãy Trường Sơn, cho đến đầu thế kỉ XIX, triều Nguyễn vẫn chưa có chính sách cụ thể trong việc quản lí tầng lớp dân cư này

Sự biến động về dân số ở Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử đã cho thấy: có 2 lần gia tăng dân số ở đây vào các giai đoạn cuối thế kỷ XV

và nửa sau thế kỉ XVI Điều này phản ánh đúng thực tiễn quá trình di dân của người Việt từ Đàng Ngoài vào Nam, tạo thuận lợi cho công cuộc khẩn hoang lập làng, phát triển kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế

1.3 Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế dưới thời các chúa Nguyễn

1.3.1 Tình hình ruộng đất Nghiên cứu ruộng đất Thừa Thiên Huế trước thế kỷ XIX, chúng tôi

sử dụng những ghi chép của Lê Quí Đôn trong "Phủ biên tạp lục" Tuy nhiên trong công trình trên, tác giả mới trình bày một cách khái quát về ruộng đất các huyện bao gồm tổng diện tích công tư, đất hoang hoá, gò đồi, bãi cát, thổ mộ

Kết hợp tư liệu thư tịch, chúng tôi đã tiến hành khai thác tư liệu điền dã ở các địa phương Do tư liệu ruộng đất còn lại rất ít, việc khôi phục diện mạo ruộng đất trước thế kỷ XIX rất khó khăn Trong hơn hai thế kỷ tồn tại, các chúa Nguyễn và Tây Sơn đã nhiều lần khám đạc ruộng đất cho lập địa bạ Trong số địa bạ sưu tầm được, số lượng nhiều nhất là năm Cảnh Trị VII (1669), loại sớm nhất là năm Quang Hưng IX (1586) (loại này duy nhất chỉ khai thác được 1 địa bạ của xã An Lỗ, huyện Quảng Điền); một số địa bạ

Trang 7

các năm Quang Hưng XIV (1591), Hoằng Định VI (1605), Thịnh Đức VI

(1658), Cảnh Trị VII (1669)

Các loại hình sở hữu ruộng đất: cho đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ

XIX, ở Thừa Thiên Huế tồn tại 3 loại hình sở hữu ruộng đất

+ Ruộng đất công làng xã: là loại ruộng đất tồn tại phổ biến, do làng

xã quản lý, loại đất này cũng thuộc quyền sở hữu tối cao của phủ chúa,

nhưng vẫn duy trì ít nhiều tính chất công hữu của làng xã Thực chất vấn đề

sở hữu và việc quản lí ruộng đất trong thời gian đầu của các chúa Nguyễn

không được chặt chẽ lắm, nhưng càng ngày việc quản lí ruộng đất càng chặt

chẽ hơn do tình trạng bao chiếm ruộng đất của các quan lại địa phương Với

số ruộng đất thực có của làng xã, chúa Nguyễn đã đem chia cho dân làng xã

theo lệ quân điền nhà Lê Ruộng đất công phần lớn tập trung chủ yếu ở

Thuận Hóa, càng vào phía Nam, ruộng đất công càng ít

+ Ruộng đất tư: vốn tồn tại từ trước khi các chúa Nguyễn vào cát cứ,

nó được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và có xu hướng ngày càng

phát triển Hình thức sở hữu tư nhân về ruộng đất tư Thừa Thiên Huế được

phát triển do chủ trương của chúa Nguyễn Phúc Tần năm 1669, chúa sai văn

thần Hồ Quang Đại đo đạc lại ruộng đất thực canh và hạ lệnh "ai đem sức

mình ra khai phá những chỗ rừng rú, bỏ hoang thành ruộng thì cho làm bản

bức tư điền".Tuy nhiên, tỷ lệ ruộng đất tư hữu ở Thừa Thiên Huế thấp hơn

nhiều so với các địa phương khác trong cả nước

+ Ruộng đất quan: bao gồm quan đồn điền và quan điền trang, do

nhà nước quản lý, dùng cấp ngụ lộc và xây dựng công sở , loại ruộng đất

này về hình thức là ruộng đất công, nhưng thực chất là thuộc quyền sở hữu

trực tiếp của phủ chúa, bởi vì hoa lợi thu được chỉ phục vụ cho sinh hoạt

trong vương phủ Ngoài quan đồn điền, quan điền trang còn có các loại

quốc gia công thổ khác như ao hồ, sông ngòi, đồi núi, bạch sa thổ

Thống kê trong "Phủ biên tạp lục" do các tổng, xã kê khai, theo đó,

ruộng đất các loại ở Thừa Thiên Huế, đến năm 1776 là 86882.1.7.1, trong

đó diện tích thực canh 57895.9.5.1.9, tỷ lệ 66,6%;, diện tích không sử dụng

là 28986.8.1.9.1, tỷ lệ 33,4% Số lượng theo từng huyện như sau:

Bảng 1 Diện tích ruộng đất 3 huyện ở Thừa Thiên Huế thống kê 1776

Diện tích thực canh D.tích không sử dụng

diện tích Diện tích % Diện tích % Hương Trà

Quảng Điền Phú Vang

33287.0.12.4 14020.4.4.1 39574.6.5.6

19442.1.3.6 10419.6.0.8 28034.2.0.7.9

58,4 74,3 70,8

13845.5.8.8 3600.8.3.3 11540.4.4.8.1

41,6 25,7 29,2 Toàn tỉnh 86882.1.7.1 57895.9.5.1.9 66,6 28986.8.1.9.1 33,4

Nguồn: Lê Quí Đôn, Phủ biên tạp lục Trong số lượng tổng diện tích thống kê trên, không phân loại ruộng

đất công, tư Tuy nhiên, dựa vào một số tư liệu địa phương thời các chúa Nguyễn có thể thấy tỷ lệ các loại hình sở hữu ruộng đất công chiếm đa số, ruộng đất tư chiếm tỷ lệ rất thấp, thậm chí có địa phương không ghi số lượng ruộng đất tư trong địa bạ

1.3.2 Kinh tế nông nghiệp Cũng như các địa phương khác ở nước ta, cho đến nửa đầu thế kỷ XIX, Thừa Thiên Huế vẫn sống chủ yếu bằng nông nghiệp Điều kiện khí hậu thời tiết ở Thừa Thiên Huế rất khắc nghiệt, thiên tai, hạn hán xảy ra thường xuyên, đe doạ sản xuất nông nghiệp,năng suất lúa cao nhưng bấp bênh So với các địa phương khác trong nước, Thừa Thiên Huế không phải

là vùng trọng điểm nông nghiệp, cho nên nhiều ngành nghề hỗ trợ cho nông nghiệp rất đa dạng, trong đó đáng chú ý là các nghề thủ công

Để phục vụ sản xuất nông nghiệp, các chúa Nguyễn đã tập trung xây dựng nhiều công trình trị thủy, thủy lợi Tuy nhiên, do điều kiện địa hình nên ở Thừa Thiên Huế không có những công trình thủy lợi lớn, phần nhiều

là các công trình nhỏ và vừa do nông dân các làng xã đảm nhiệm

Chương 2:

Tình hình ruộng đất Thừa thiên huế

nửa đầu thế kỷ xix 2.1 Tình hình ruộng đất ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX qua sưu tập địa bạ:

Trong toàn bộ sưu tập địa bạ triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế, được học giả Nguyễn Đình Đầu công bố trong công trình của mình ,bao gồm 329

Trang 8

tập, của 210 làng xã (trên tổng số 354 làng xã thời điểm lập địa bạ), số địa

bạ này hiện đang lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I Ngoài việc sử

dụng số liệu của Nguyễn Đình Đầu, tác giả luận án đã tiến hành công tác

thực tế điền dã đến các địa phương và đã bổ sung thêm hàng chục địa bạ

được khai thác các làng xã Xử lý thông tin trong địa bạ triều Nguyễn ở

Thừa Thiên Huế, chúng tôi có một số nhận xét:

- Thứ nhất, địa bạ ở Thừa Thiên Huế được lập trong một thời gian dài,

bắt đầu từ năm 1810 kéo dài đến cuối thời Minh Mạng mới xong Tuy

nhiên, đa số địa bạ Thừa Thiên được lập thời vua Gia Long, nhiều nhất là

Gia Long 13, Gia Long 14

- Thứ hai, các địa bạ ở Thừa Thiên được lập theo mẫu quy định được

ban hành năm 1810 (Gia Long 9) Qua địa bạ, có thể có đầy đủ các thông

tin về các loại ruộng đất công tư, đẳng hạng, quan điền quan thổ các hạng,

hiện tượng xâm canh, loại ruộng đất không sử dụng Ngoài ra, địa bạ còn

ghi chép các loại: chiều dài sông, đường thiên lí, quan lộ, xa lộ, thuỷ đạo,

đường đê, tiểu cảng khê cừ (đơn vị, tầm, thước), ao sen, đầm (đơn vị

sở) đây là thuận lợi cho nghiên cứu đặc điểm các loại ruộng đất và quá

trình chuyển biến của nó

- Thứ ba, số lượng địa bạ trong sưu tập địa bạ triều Nguyễn ở Thừa

Thiên Huế có ở TTLTQGI có 329 tập của 210 làng xã Số lượng theo địa

bàn từng huyện như sau: huyện Hương Trà còn 45 địa bạ trên 103 làng xã,

tỷ lệ 44,66%, huyện Phú Vang còn 117 địa bạ trên 162 làng xã, tỷ lệ 72,2%,

huyện Quảng Điền còn 55 địa bạ trên 89 làng xã, tỷ lệ 61,8%

Qua số liệu thống kê trong sưu tập địa bạ triều Nguyễn, ruộng đất ở

Thừa Thiên Huế, bao gồm các loại hình và số lượng cụ thể như sau:

Tổng diện tích các loại ruộng đất ở Thừa Thiên Huế là 87967.0.5.6.3

trong đó huyện Hương Trà 6 tổng (An Hoà, An Ninh, Kế Thống, Kim

Long, Vi Dã, Phú Xuân) có 18216.5.11.8.1, huyện Phú Vang 6 tổng (Dã

Lê, Diêm Trường, Dương Nỗ, Đường Hoa, Mậu Tài, Sư Lỗ) có

50684.5.6.3.1 huyện Quảng Điền 9 tổng (An Thành, Đông Lâm, Hạ Lang,

Hoa Lang, Khuông Phò, Phú ốc, Phù Lê, Phù Ninh, Phúc An (Yên)) với

19065.9.2.5.1 Trong tổng số diện tích các loại nêu trên bao gồm cả diện

tích sử dụng và diện tích không sử dụng: diện tích sử dụng toàn tỉnh

48705.0.2.6.7 tỷ lệ 55,3%, diện tích không sử dụng là 39262.0.2.9.6 tỷ lệ

44,7% Đối với địa bàn từng huyện con số cụ thể như sau:

Bảng 2 Diện tích ruộng đất Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

Hương Trà Quảng Điền Phú vang

18216.5.11.8.1 19065.9.2.5.1 50684.5.6.3.1

15397.6.2.6.7 16804.4.9.4.9 41212.1.6.8.4

84,2 88,4 81,3

2868.9.11.1.4 2175.3.4.3.8 9472.3.14.4.7

15,8 11,6 18,7 Toàn tỉnh 87967.5.0.6.3 73414.2.4.0.0 83,5 14516.8.3.0.9 16,5

Nguồn: Địa bạ Triều Nguyễn ở Thừa Thiên Trong toàn bộ diện tích cả phủ Thừa Thiên, phân chia theo các loại ruộng đất, số liệu như sau: Công điền công thổ 28569.9.9.2.6 tỷ lệ 32,5%; quan điền quan thổ 1550.0.4.2.4 tỷ lệ 1,76%, viên cư thổ 1841.2.4.7.1 tỷ lệ 2,0%; quốc gia công thổ 41497.3.1.3.3 tỷ lệ 47,24%; tư điền tư thổ 14516.8.14.0.9 tỷ lệ 16,5% Nếu diện tích "quốc gia công thổ" bao gồm đất

đình, chùa, miếu, từ đường, chợ, đồn thành, rừng cấm, bờ đê, đất ngập nước (vũng, vịnh, ao, bàu), cát trắng, mộ địa vào công điền công thổ thì tỷ lệ trên sẽ rất lớn

2.2 Các loại hình sở hữu ruộng đất ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỉ XIX

Quan điền, quan thổ: Là bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu nhà nước, diện tích không nhiều lắm, nhà vua sử dụng ruộng đất này để ban thưởng cho các công thần, cho các chùa ở làng xã Thống kê trong địa bạ số diện tích quan điền, quan thổ có 1550.0.4.2.4 chiếm 3,5% tổng diện tích ruộng

đất Trong số đó quan điền các loại 967.5.0.6.4: gồm quan điền 551.2.12.1, quan điền tam bảo 406.1.7.1.6, quan điền viên điền 69.5.2.7, quan đồn điền 6.1.7.5 Quan thổ các loại 582.5.3.6, gồm quan thổ 482.8.10.6.3, quan thổ tam bảo 78.9.13.7.5, quan viên thổ 20.6.9.1

Ruộng đất công làng x#: Đây là loại ruộng đất rất quan trọng và chiếm đa số, nó là cơ sở tồn tại của nhà nước phong kiến, trên nguyên tắc thuộc sở hữu nhà nước Tuy nhiên, thực chất loại ruộng này nhà nước quản

lí gián tiếp, làng xã thực hiện phân chia cho nhân dân cày cấy nộp tô thuế Tại Thừa Thiên Huế tỷ lệ ruộng đất công chiếm đa số Toàn diện tích Thừa Thiên Huế 87967.0.5.6.3 trong đó sở hữu công là 73414.2.4.0.0, tỷ lệ 83,5%; sở hữu tư 14516.8.3.0.9, tỷ lệ 16,5%; Ruộng đất công làng xã thuộc quyền sở hữu tối cao của nhà nước Nhà nước quản lí bộ phận ruộng đất này thông qua bộ máy làng xã Cho nên cộng đồng làng xã nắm quyền chiếm

Trang 9

hữu và người nông dân nắm quyền sử dụng ruộng đất bằng chế độ quân cấp

ruộng đất công Đến đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long bắt tay xây dựng vương

triều, đã có một số biện pháp thiết thực trong quản lí ruộng đất công Việc

quản lý và phân chia là một trong những vấn đề quan trọng, liên quan đến

nhiều mặt của đời sống làng quê, cho nên, các làng xã đã quản lý ruộng đất

của làng mình rất chặt chẽ Điều này thể hiện rất rõ nét qua các bản thừa

nhận ranh giới của các làng xã lân cận khi lập địa bạ Triều đình nhà

Nguyễn đã đề ra nhiều biện pháp quy định cách thức phân chia ruộng công

Việc thực hiện phân chia ruộng đất đều nằm trong thẩm quyền của bộ phận

quản trị xã thôn Diện tích ruộng đất công các làng xã chiếm tỷ lệ lớn,

nhưng do trích lại sử dụng việc công chiếm gần 50%, cho nên bình quân

ruộng đất người nông dân ở Thừa Thiên Huế thường thấp

Chính sách tô thuế nói chung, tô thuế ruộng đất công nói riêng ở

Thừa Thiên Huế cũng có những đặc điểm khác so với các địa phương trên

cả nước

Năm 1803, vua Gia Long ban "Điền tô sai dư thuế lệ", mức thuế

ruộng ở Thừa Thiên Huế vẫn giữ nguyên mức thuế thời các chúa Nguyễn

Vua Minh Mạng thay đổi biểu thuế, sắp xếp lại khu vực đánh thuế,

nhưng khu vực I, nơi có Thừa Thiên Huế biểu thuế giữ nguyên thời Gia

Long Năm 1851, vua Tự Đức đã tách tỉnh Thừa Thiên thành 1 khu vực

đánh thuế riêng, thay đổi biểu thuế ruộng công ở Thừa Thiên Thừa Thiên

Huế đã gắn liền với sự nghiệp của họ Nguyễn từ thế kỷ XVI, và là nơi đóng

kinh đô của triều Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX Do đó, nhà Nguyễn đã có

những chính sách ưu ái nhằm giữ gìn vững chắc chỗ đứng chân, trong khi cả

nước đầy rẫy khởi nghĩa nông dân

Tóm lại, nghiên cứu tình hình ruộng đất công ở Thừa Thiên Huế nửa

đầu thế kỷ XIXcó thể rút ra một số nhận xét như sau:

Việc tồn tại ruộng đất công chiếm số lượng lớn tỷ lệ trên 70%, Triều

Nguyễn mong muốn duy trì ruộng đất công, vì đây là chỗ dựa cho chính

quyền phong kiến, là cơ sở tồn tại của vương triều

Thứ hai là mọi chính sách quản lý ruộng đất của triều đình có hiệu

lực cao, nhưng các làng xã ở Thừa Thiên Huế cũng thể hiện tính tự trị của

mình trong quản lý và phân chia ruộng đất Việc quản lý của nhà nước chỉ

trên mặt pháp lý

Thứ ba, ruộng đất công tồn tại phổ biến và không ngừng được củng

cố, bổ sung bằng nhiều nguồn như việc khai hoang do các làng xã tiến

hành, thành quả trở thành ruộng công

Thứ tư là việc duy trì, củng cố ruộng đất công ở Thừa Thiên Huế

trong nửa đầu thế kỷ XIX là không còn phù hợp với yêu cầu lịch sử, nó làm

hạn chế sự phát triển của nền kinh tế, buộc người nông dân vào những mảnh ruộng công nghèo nàn, trung thành với nền kinh tế tự cung, tự túc lạc hậu,

đầy mâu thuẩn

Ruộng đất tư nhân: Thống kê số liệu qua sưu tập địa bạ triều Nguyễn ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX, có con số cụ thể như sau: tổng diện tích của cả tỉnh là 87967.0.5.6.3, ruộng đất tư chỉ có 14516.8.3.0.9 tỷ lệ 16,5% Cũng như ruộng đất công, sự phân bố ruộng đất tư giữa các huyện, các tổng và từng làng xã không giống nhau Trong diện tích ruộng đất tư bao gồm nhiều bộ phận như: Bổn thôn điền thổ, ruộng phe, ruộng giáp, ruộng hậu, ruộng hương hoả, ruộng chùa (tam bảo) Tất cả diện Do tính chất phức tạp, cho nên địa bạ triều Nguyễn ở Thừa Thiên ít ghi một cách rạch ròi các hình thức sở hữu Thường các làng xã gộp chung các loại này ghi thành từng khoản: thần từ, phật tự, tam bảo điền thổ Bảng 3: Diện tích ruộng đất tư ở Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX

tích ruộng

Hương Trà Phú Vang Quảng Điền

2868.9.11.1.4 9472.3.11.4.7 2175.4.7.4.8

2573.0.6.2.5 8046.8.8.3.3 1342.8.11.9.1

89,7 85,0 61,7

295.5.4.8 1416.4.5.6 832.5.10.7.6

10,3 15,0 38,3

Nguồn: Địa bạ Triều Nguyễn ở Thừa Thiên

Về qui mô sở hữu cá nhân: Số liệu ruộng đất tư được thống kê qua sưu tập địa bạ ở Thừa Thiên là 14516.8.3.0.9 chiếm tỷ lệ 17,54% tổng diện tích của cả tỉnh Tỷ lệ đó đối với phạm vi huyện không chênh lệch đáng kể Qua bảng thống kê diện tích ruộng đất tư trên địa bàn huyện Phú Vang cho thấy: tổng diện tích ruộng đất tư toàn huyện là 9472.3.14.4.7, trong đó tư điền là 8046.8.8.3.3, tư thổ 1416.4.6.5.4 (bao gồm cả diện tích tư điền tư thổ xâm canh) Trong lúc đó số chủ sở hữu ruộng đất tư của Huyện ước tính 10056 người, nếu tính bình quân 1 người chưa đầy 1 mẫu Bình quân sở hữu một chủ trên 10 mẫu đất rất ít, chủ yếu tập trung ở tổng

Kế Thống huyện Hương Trà, nơi có tỷ lệ tư điền lớn so với diện tích thực canh Một số làng xã vên đô Phú Xuân, do có nhiều diện tích ruộng tư chuyển thành đất vườn, nhà, do vậy bình quân sở hữu cao

Hầu hết các làng xã, bình quân sở hữu ruộng đất tư rất thấp, từ 1 sào 5 thước đến 1 mẫu 5 sào Đây là một tỷ lệ rất khiêm tốn so với địa bàn các tỉnh khác Nếu áp dụng phương pháp tính cơ học theo tỷ lệ, số người sở hữu

Trang 10

dưới một mẫu ở Thừa Thiên Huế chiếm đa số, khoảng gần 80%, số người có

sở hữu trên 1 mẫu đến 5 mẫu khoảng 15%, từ 5 mẫu trở lên khoảng 5%, số

người sở hữu trên 50 mẫu không đáng kể

Sự biến động về sở hữu ruộng đất ở Thừa Thiên Huế trong nửa đầu

thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX không đáng kể Tỷ lệ người có sở hữu dưới 1

mẫu vẫn chiếm ưu thế 78%; từ 1 đến 5 mẫu chỉ có 17,2%; số người chiếm

hữu từ 5 mẫu trở lên không tăng bao nhiêu Tuy nhiên, trên địa bàn cả tỉnh

có 11 người sở hữu trên 50 mẫu Mặc dù so sánh hai giai đoạn nửa đầu thế

kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, chưa thể đưa ra một nhận xét chính xác, nhưng

cũng có thể có cái nhìn khái về tỷ lệ sở hữu tư nhân về ruộng đất trên vùng

đất Thừa Thiên Huế

Về qui mô của thửa ruộng: Một điều dễ nhận thấy là mức độ tập

trung ruộng đất ở đây rất thấp Khảo sát địa bàn Phú Vang, trong tổng số

diện tích ruộng đất tư nhân là 9472.3.14.4.7, nằm trong tay 10056 chủ đất

Số diện tích trên phân bổ trên 11844 thửa, bình quân 1 thửa là 0.80.1

Số sở hữu chủ là nữ chiếm tỷ lệ thấp, thống kê các địa bạ có ruộng đất

tư, số người sở hữu là nữ chiếm từ 10 đến 15% Sở hữu chủ là các chức dịch

và quan lại: Qua khảo sát đại bạ một số làng xã ven đô như Kim Long, Vi

Dã, Xuân Hoà một bộ phận ruộng trở thành đất tư của các công hầu, quí

tộc, công chúa, hoàng tử Bộ phận chức dịch ở các làng xã sở hữu ruộng

đất không nhiều Thống kê số chức dịch có sở hữu ruộng đất khoảng dưới

60%, trên 30% không có ruộng đất tư Trong số chức dịch có ruộng đất tư,

thường là đất tư nhiều hơn ruộng tư, qui mô từ 5 sào đến 1 mẫu chiếm đa

số, trên 1 mẫu đến 3 mẫu ít hơn Như vậy, tại kinh đô Phú Xuân sự tập

trung quan lại rất đông, nhưng hầu hết số quan lại này đã được nhận ruộng

khẩu phần ở địa phương Đến kinh đô họ không được cấp thêm ruộng đất

Các chủ đất là chức sắc ở các làng xã

Tình hình ruộng đất xâm canh: Thống kê 21 tổng trên địa bàn Thừa

Thiên Huế có đến 14 tổng có số lượng diện tích xâm canh tỷ lệ 66,6% Có

thể coi đây là hiện tượng phổ biến, tuy nhiên mức độ nhiều ít khác nhau Về

số chủ xâm canh tuỳ thuộc diện tích xâm canh từng làng xã, bình quân

ruộng đất xâm canh của các chủ xâm canh, tương đương với bình quân sở

hữu của dân bổn xã

Chủ trương chung của triều Nguyễn là "nghiêm cấm việc mua bán

chuyển nhượng ruộng đất công", tức là cấm "việc biến công vi tư", tuy

nhiên, đối với các loại ruộng đất tư vốn đã tồn tại trong sổ sách địa bạ như

là một sản phẩm khách quan của lịch sử Cũng như ruộng đất công, triều

đình có một số chính sách đối với ruộng đất tư, như đền tiền đối với những

diện tích bị sở hữu vào việc công Với chế độ tô thuế ruộng tư cao hơn

ruộng công, rõ ràng đây cũng là một lí do vì sao ruộng tư không được mở rộng, phát triển ở Thừa Thiên Huế Diện tích nhìn chung thấp, chiếm tỷ lệ không quá 20%, ít có điều kiện mở rộng, điều này được lí giải bởi lý do khách quan và chủ quan ở vùng đất kinh đô; tính cố kết cộng đồng trong các làng xã rất chặt chẽ, họ duy trì và củng cố số lượng ruộng đất công rất lâu dài, việc biến công vi tư rất khó khăn; hiện tượng mua bán, chuyển nhượng ruộng đất rất ít diễn ra, vì tô thuế ruộng đất công thấp hơn ruộng đất tư; tâm lý người dân trong làng xã cũng mong muốn duy trì ruộng đất công 2.3 Các mối quan hệ x# hội trong vấn đề ruộng đất

- Quan hệ giữa làng xã và nhà nước: Việc quản lí ruộng đất của nhà nước thông qua bộ máy làng xã rất chặt chẽ, hiện tượng ẩn lậu ruộng đất không diễn ra Qua nghiên cứu của một số địa bạ ở một số làng xã kết hợp với tư liệu ghi chép về ruộng đất hiện đang lưu giữ tại địa phương số liệu không thay đổi

Biến động ruộng đất không đáng kể, thể hiện qua các lần lập địa bạ trên một địa phương nhất định Các địa bạ được lập trong giai đoạn sau thường là bản tái lập, chỉ ghi thêm những biến đổi về diện mạo ruộng đất do sạt lở, khai hoang thêm những diện tích đã đo đạc từ trước, hiện ghi trong

địa bạ đang giữ tại Bộ Hộ, chiểu theo đóng triện của Phủ đường và của Bộ ở những chỗ sửa chữa Một số diện tích ruộng đất của làng xã do nhà nước sử dụng vào việc công đều được đền bù bằng tiền hoặc miễn thuế Tất cả những vấn đề liên quan đến tranh kiện ruộng đất đều viết đơn gửi lên Bộ Hộ,và được Bộ Hộ trực tiếp giải quyết Điều này lí giải tại sao ở Thừa Thiên Huế không thấy nêu hiện tượng ẩn lậu ruộng đất Vai trò của nhà nước đối với các loại ruộng đất khá rõ nét, việc duy trì ruộng đất công khá chặt chẽ

- Quan hệ giữa làng xã với làng xã: Quan hệ giữa làng xã với làng xã xung quanh vấn đề ruộng đất trong suốt thời kỳ phong kiến nói chung là xác định ranh giới giữa các làng xã Điều đó phản ảnh qua địa bạ: hầu hết các địa bạ, ngoài những thông tin chính của một địa bạ, có kèm theo các bản thừa nhận ranh giới của các làng lân cận, có thể thấy rằng đây là đặc trưng của việc lập địa bạ ở Thừa Thiên Có những làng xã, kèm theo 12 bản thừa nhận ranh giới, để đi đến ký xác nhận ranh giới giữa hai làng, hàng chức sắc của 2 làng đã họp xác định ranh giới, lập biên bản, hai bên đồng kí tên, điểm chỉ và đóng ấn làm bằng Việc lập các bản thừa nhận ranh giới giữa các làng thể hiện quan hệ giữa làng xã với làng xã, đồng thời khẳng

định quyền chiếm hữu của từng làng xã đối với ruộng đất của mình Một trong những vấn đề nổi bật giữa quan hệ làng xã với làng xã thời phong kiến là việc tranh chấp ruộng đất Trên địa bàn Thừa Thiên Huế trong nửa đầu thế kỷ XIX chắc chắn cũng diễn ra nhưng ở mức độ không gay gắt

Ngày đăng: 04/04/2014, 08:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Diện tích ruộng đất 3 huyện ở Thừa Thiên Huế thống kê 1776 - Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX
Bảng 1. Diện tích ruộng đất 3 huyện ở Thừa Thiên Huế thống kê 1776 (Trang 7)
Bảng 2. Diện tích ruộng đất Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX - Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX
Bảng 2. Diện tích ruộng đất Thừa Thiên Huế nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 8)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w