Tổ hợp cú pháp đẳng lập trong tiếng Việt
Trang 1trường đại học sư phạm hμ nội
Trang 2Tại Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Người hướng dẫn khoa học: GS TS Bùi Minh Toán
Phản biện 1: GS TS Nguyễn Văn Khang, Viện Ngôn ngữ Phản biện 2: GS TSKH Lý Toàn Thắng, Viện Từ điển
Phản biện 3: GS TS Đinh Văn Đức, Trường ĐHKHXH & NV
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước
tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Vào hồi 8 giờ 30, ngày 04 tháng 8 năm 2009
Có thể tìm đọc luận án tại Thư viện Quốc gia, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
và Thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Trang 3có liên quan đến luận án
1- Trần Văn Th− (2008), Sự chi phối của nhân tố ngữ điệu đến trật tự
sắp đặt các thành tố trong tổ hợp cú pháp đẳng lập ở bậc câu, Tạp chí
Khoa học, ĐHSPHN/2, Hà Nội, trang 66 - 71
2- Trần Văn Th− (2008), Tổ hợp cú pháp đẳng lập trong tiếng Việt
với lập luận trong giao tiếp ngôn bản, Tạp chí Ngôn ngữ/6, trang 19 - 27
3- Trần Văn Th− (2008), Vai trò của nhân tố liên kết văn bản với trật
tự các thành tố trong tổ hợp cú pháp đẳng lập ở bậc câu, Tạp chí Khoa
học, ĐHSPHN/6, trang 82 - 87
4- Tran Van Thu (2008), The Coordination of states of affairs in
Vietnamese sentences, Journal of Science of Ha Noi Education, Vol 53,
No.7, pp, 129 - 133
5- Trần Văn Th− (2008), Tổ hợp cú pháp đẳng lập xét theo loại hình
sự tình của các thành tố, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống/11, trang 11- 16
6- Trần Văn Th− (2009), Những biểu hiện và khả năng chi phối của
thông tin đến trật tự các thành tố trong tổ hợp cú pháp đẳng lập ở bậc câu,
Tạp chí Ngôn ngữ /2, trang 54 - 62
Trang 4mở đầu
1 - Lý do chọn đề tài
Xét quan hệ ngữ pháp ở cấp độ câu một cách khái quát, các nhà nghiên cứu thường nói đến ba loại quan hệ: quan hệ chủ- vị (QHCV), quan hệ chính phụ (QHCP), quan hệ đẳng lập (QHĐL) Nhưng khác với QHCV và QHCP, đến nay QHĐL và tổ hợp cú pháp đẳng lập (THCPĐL) chưa được các nhà nghiên cứu xem xét một cách thoả đáng trên nhiều phương diện, nhiều cấp độ khác nhau
Bên cạnh đó, nhiều năm trở lại đây, tiếp thu thành tựu nghiên cứu của ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học, quan điểm nghiên cứu câu từ các mặt sử dụng, ý nghĩa và
cú pháp đã được các nhà Việt ngữ học nghiên cứu và bước đầu đã đạt được những thành công nhất định Điều này cho thấy, việc nghiên cứu câu theo lí thuyết ba bình diện không chỉ là một hướng nghiên cứu triển vọng mà còn là một yêu cầu cấp thiết trong ngữ pháp học hiện nay
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Tổ hợp cú pháp đẳng lập trong tiếng Việt”
mà chúng tôi nghiên cứu chính là sự lựa chọn, thể nghiệm một hướng nghiên cứu mới
từ lí thuyết ba bình diện kết học, nghĩa học và dụng học
2 - Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án: xem xét các mặt kết cấu, ngữ nghĩa và ngữ dụng của những THCPĐL trong tiếng Việt
- Mục đích nghiên cứu của luận án: cung cấp một bức tranh toàn cảnh về THCPĐL trong tiếng Việt về ba bình diện; góp phần vào việc nghiên cứu cú pháp tiếng Việt theo hướng phối hợp đặc điểm cấu trúc với ngữ nghĩa và ngữ dụng; làm cơ sở cho việc dạy học
cú pháp tiếng Việt và sử dụng THCPĐL trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ
3 - Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tư liệu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án là những THCPĐL trong tiếng Việt
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là những THCPĐL ở bậc câu
- Nguồn tư liệu nghiên cứu của luận án bao gồm những câu, đoạn chứa THCPĐL được chúng tôi thu thập từ các loại văn bản với tổng số 1748 ngữ liệu cụ thể
4 - Lịch sử nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt nói chung, QHĐL nói riêng được đặt ra từ lâu và đến nay nó vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu chú ý Trong đó, lịch sử nghiên cứu QHĐL có thể khái quát thành hai trường hợp chính:
4.1- Những công trình mới dừng lại ở phương diện kết học
Trang 5Thuộc nhóm này, chúng tôi giới thiệu hai công trình tiêu biểu của tác giả Nguyễn Tài Cẩn và Nguyễn Kim Thản với tư cách là những công trình tiêu biểu cho cả giai đoạn thiên về nghiên cứu ngôn ngữ theo trường phái cấu trúc luận, trong đó có cả
Nguyễn Tài Cẩn khi nghiên cứu về đoản ngữ có đề cập đến QHĐL Tác giả viết:
“Khi kết hợp thành tố với thành tố để tạo thành một tổ hợp tự do, có thể kết hợp theo ba mối
quan hệ chính sau đây: Kết hợp theo quan hệ đẳng lập Ví dụ: thông minh và tích cực Với
ba loại quan hệ khác nhau đó, chúng ta sẽ có ba loại tổ hợp tự do khác nhau: loại tổ hợp
gồm nhiều trung tâm nối liền với nhau bằng quan hệ đẳng lập gọi là liên hợp ”
hợp một cách cơ giới những trung tâm có vai trò như nhau ở trong tổ hợp Vai trò như nhau được thể hiện ra ở chỗ là những trung tâm này thường có đặc trưng ngữ pháp giống nhau và thường có thể dễ dàng thay đổi trật tự cho nhau ở trong câu nói” Trong
liên hợp “thông minh và tích cực” ở trên có thể nói thông minh và tích cực mà cũng có thể nói tích cực và thông minh” Ngoài ra, tác giả còn cho rằng “liên hợp là loại có tổ
hiện tượng thêm bớt thành tố chính: “thông minh và tích cực” có thể phát triển thành
“thông minh, tích cực và hăng hái” hoặc “thông minh, tích cực, hăng hái và chăm chỉ”
rằng: “Dựa vào hình thức cú pháp, người ta thấy: có khi hai từ hay nhiều hơn nữa kết hợp với nhau và tất cả đều ngang nhau, đều không có ảnh hưởng qua lại về ngữ pháp, có thể
tự do đổi vị trí cho nhau mà ý nghĩa câu nói không thay đổi Ví dụ: Kia là bàn, ghế; Cha
và con đi đến rạp hát… Khái quát lại, ta gọi quan hệ thuộc loại thứ nhất là quan hệ liên
nhau Theo đó, hai thành tố bàn, ghế; cha, con trong ví dụ trên có thể đổi chỗ cho nhau trong liên hợp, kiểu như bàn, ghế hay ghế, bàn; cha và con hay con và cha
4.2- Những công trình đ∙ chú ý đến phương diện nghĩa học và dụng học
Ngữ pháp chức năng và ngữ dụng ra đời đã hé mở những hướng nghiên cứu mới cho ngôn ngữ Trong đó, QHĐL đã bước đầu được đánh giá lại Tiêu biểu cho khuynh
1 Saussure cho rằng “Ngôn ngữ là một hình thức chứ không phải một chất liệu” [91- tr 234]
2 Nguyễn Tài Cẩn (1999)- Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb ĐHQGHN
3 Nguyễn Kim Thản (1963)- Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb KH
4 Nguyễn Kim Thản khi nghiên cứu từ tổ cho rằng “quan hệ ngữ pháp là yếu tố quan trọng nhất”
Trang 6hướng này là các tác giả Diệp Quang Ban, Bùi Minh Toán, Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Lương
Tác giả Diệp Quang Ban khi xem xét QHĐL trong cụm từ đã chỉ ra những yếu
tố chi phối trật tự ngôn ngữ trong QHĐL như “cơ sở duy lí xác định” hay “hoàn cảnh
cụm từ bình đẳng có thể có cơ sở duy lí xác định cũng có thể do hoàn cảnh nói quy
định” Theo đó, “mọi sự thay đổi trật tự các yếu tố trong chuỗi đều làm tổn hại đến ý nghĩa chung của câu” Ví dụ:
(1) Nhơ nháp, hôi hám, ngứa ngáy, bứt rứt, bực mình Chửi tục, cạu nhạu, thở dài
Với chuỗi yếu tố ngôn ngữ bình đẳng này, tác giả đã lí giải những biểu hiện quan hệ từ trạng thái vật lí cụ thể sang trạng thái sinh lí và chuyển hẳn vào trạng thái tâm lí Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra “trình tự duy lí”, và “hoàn cảnh nói có tác dụng quy
định tầm quan trọng của từng yếu tố ngôn ngữ tham gia vào QHĐL đối với nhau, và do
đó cũng có tác dụng quy định sự lựa chọn trật tự của chúng” (ví dụ dưới đây là trật tự
ông - bà) Ví dụ:
(2) Ông Nghị, bà Nghị mỗi người nhúng ba ngón tay vào chậu, vuốt qua hai mép
một lượt, rồi cùng uống nước, xỉa răng
các thành tố trong cụm từ đẳng lập là vấn đề rất đáng lưu ý” Theo tác giả, “ở đây có sự tác động của nhiều nhân tố đến trật tự sắp xếp thứ tự của các thành tố Tuy về mặt ngữ pháp không có gì ràng buộc chặt chẽ trật tự đó, nhưng lại có các nhân tố thuộc các lĩnh vực khác chi phối” Theo đó, các nhân tố có khả năng chi phối trật tự các thành tố trong cụm từ đẳng lập gồm có: thói quen trong quan niệm, nếp nghĩ, nhận thức của người
hoặc bình diện thông báo
Ngoài ra, tác giả Bùi Minh Toán còn chỉ ra những ảnh hưởng của nhân tố nghĩa trong chuỗi động từ có QHĐL của tiếng Việt Theo tác giả, “trong các tổ hợp của các
động từ (có quan hệ đẳng lập với nhau), các động từ không thể đổi chỗ cho nhau khi chúng biểu thị các hành động kế tiếp trong thời gian và cả khi chúng biểu thị sự đồng thời của một trạng thái và một hoạt động Vì thế khi thực hiện các phép cải biến thì mối
5 Diệp Quang Ban (2000)- Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
6 Bùi Minh Toán (2002)- Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
7 Cùng với quan điểm này còn có một số tác giả khác như Lê Cận, Phan Thiều, UBKHXH, Đỗ Thị Kim Liên
Trang 7quan hệ ý nghĩa giữa các bộ phận trong câu không thay đổi, nhưng tổ chức câu ở bình
Với những quan điểm trên, có thể nói các tác giả đã nêu ra những ảnh hưởng của yếu tố ngữ nghĩa, ngữ dụng đến vai trò của các thành tố và trật tự của THĐL trong ngôn ngữ
Ngoài ra, còn có một số ý kiến khác như của Lê Cận, Phan Thiều, UBKHXH,
Đỗ Thị Kim Liên, Nguyễn Thị Lương… Trong luận án này, chúng tôi trân trọng, lựa chọn và tiếp thu những ý kiến trên và xem đó là những gợi ý để thực hiện đề tài này
5- Phương pháp nghiên cứu
Trong luận án này, chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ học với
sự phối hợp với các thao tác so sánh, đối chiếu, cải biến đối với các THCPĐL để lí giải, phân loại chúng theo số lượng, cấu tạo, bản chất của các thành tố, theo tính chất và phương thức quan hệ của chúng Bằng phương pháp phân tích ngữ nghĩa cú pháp, chúng tôi xác định các vai nghĩa, các loại sự tình, và các quan hệ ngữ nghĩa trong THCPĐL Với phương pháp phân tích diễn ngôn, đặt các câu có THCPĐL vào ngữ cảnh sử dụng, chúng tôi xác định vai trò của các thành tố trong THCPĐL về các mặt lập luận, cấu trúc tin, liên kết văn bản, đồng thời xác nhận sự chi phối của các nhân tố như điểm nhìn văn hoá và cảm quan ngữ điệu của cộng đồng ngôn ngữ đối với tổ chức của THCPĐL trong câu
6- Đóng góp mới của luận án
- Về lí luận, luận án là công trình đầu tiên khảo sát THCPĐL trong tiếng Việt trên cả ba bình diện Đây là cơ sở để luận án có hướng tiếp cận mới mẻ, hiện đại
- Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu THCPĐL trong tiếng Việt của luận án
sẽ được vận dụng cho việc dạy học cú pháp tiếng Việt và sử dụng THCPĐL trong hoạt
động giao tiếp
7- Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận án gồm 4 chương:
Chương 1- Cơ sở lí luận Chương 2- THCPĐL tiếng Việt ở bình diện kết học Chương 3- THCPĐL tiếng Việt ở bình diện nghĩa học Chương 4- THCPĐL tiếng Việt ở bình diện dụng học
Chương 1: cơ sở lí luận
8 Bùi Minh Toán (1980)- Về các câu có vị ngữ liên hợp được biểu hiện bằng động từ trong tiếng Việt, T/CNgôn ngữ
Trang 81.1- Ba bình diện trong nghiên cứu cú pháp
1.1.1- Khái quát
ngôn ngữ học trên thế giới tiếp nhận, phát triển và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ Trường phái ngữ pháp chức năng, với tác giả tiêu biểu là S C
- Chức năng ngữ nghĩa chỉ ra các vai, mang sở chỉ của các từ ngữ có liên quan, hiện diện trong cái sự tình được biểu thị bằng kết cấu vị ngữ
- Chức năng cú pháp chỉ định cái khung quy chiếu mà từ đó sự tình được thể hiện trong các biểu thức ngôn ngữ học
- Chức năng ngữ dụng chỉ định tình trạng thông tin của các thành tố với một tình huống giao tiếp rộng hơn mà trong đó nó xuất hiện
Luận án này xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu THCPĐL ở bậc câu trong tiếng Việt cũng sẽ vận dụng thích hợp quan điểm đã nêu trên về ba bình diện trong nghiên cứu cú pháp
1.1.2- Bình diện kết học
- Khái niệm: Kết học là bình diện nghiên cứu sự liên kết về mặt hình thức giữa
các đơn vị ngôn ngữ với nhau Liên quan đến THCPĐL ở bậc câu trong tiếng Việt, chúng tôi xem xét kết học trên những mặt sau:
- Phương thức ngữ pháp: Bình diện kết học thể hiện qua phương thức ngữ pháp
thông qua các mô hình kết hợp giữa các từ với nhau Trong đó, phương thức ngữ pháp chỉ ra rằng trong một cấu trúc ngôn ngữ, việc thêm hay bớt một yếu tố nào đó có thể làm thay đổi cả hình thức lẫn ý nghĩa của cấu trúc đó Trong tiếng Việt, chúng tôi quan tâm tới hai phương thức chính: phương thức hư từ và phương thức trật tự từ Vì
đây là hai phương thức có liên quan mật thiết đến các phương diện (hình thức, ý nghĩa, sử dụng) của THCPĐL ở bậc câu
- Hình thức ngữ pháp: Về mặt lí thuyết, mỗi hình thức ngữ pháp tương ứng với
một ý nghĩa ngữ pháp thuộc một phạm trù ngữ pháp nhất định Nhưng quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ đã chỉ ra rằng, trong một hình thức ngữ pháp có thể có một số ý nghĩa ngữ pháp thuộc một số phạm trù ý nghĩa khác nhau
9 Đỗ Hữu Châu (1998)- Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội
10 S.C Dik (1981)- Ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQGTPHCM
Trang 9- Các thành phần cú pháp trong câu: Dựa vào chức năng cấu tạo câu, các nhà
nghiên cứu chia các thành phần câu thành: thành phần chính (chủ ngữ, vị ngữ), thành
phần phụ (trạng ngữ, khởi ngữ), thành phần biệt lập (tình thái ngữ, giải ngữ, liên ngữ)
- Các mô hình cấu trúc câu: Đến nay, vẫn còn tồn tại những cách phân chia câu
khác nhau Bình diện kết học quan tâm đến việc phân chia các kiểu câu trên phương diện cấu trúc, theo đó câu được chia làm bốn loại: câu đơn, câu phức, câu ghép và câu
đặc biệt
1.2.3- Bình diện nghĩa học
- Khái niệm: Nghĩa học nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với hiện thực được
phản ánh trong câu Liên quan đến đề tài này, ở bình diện nghĩa học, chúng tôi quan tâm tới hai loại nghĩa là nghĩa miêu tả và nghĩa tình thái
- Nghĩa miêu tả: Nghĩa miêu tả của câu là nghĩa biểu thị vật, việc, hiện tượng
(gọi chung là sự tình) trong thực tế khách quan được phản ánh vào trong câu, qua lăng kính chủ quan của người nói (viết) Nghĩa miêu tả có cấu trúc gồm:
+ Vị tố: là thành phần có chức năng nêu đặc trưng/quan hệ cho cả cấu trúc Trong ngôn ngữ, vị tố thường do các động từ và tính từ biểu thị, nhưng cũng có thể còn
được biểu thị bằng danh từ
+ Tham thể: là tất cả các thực thể tham gia vào sự tình, chịu sự chi phối trực tiếp của ý nghĩa của vị tố hoặc phải được vị tố chấp nhận Các tham thể được khái quát
+ Cấu trúc vị tố - tham thể: là cấu trúc được tạo nên bởi một vị tố cùng các tham thể xoay quanh nó, trong đó vị tố giữ vai trò trung tâm Tuỳ theo sự đòi hỏi nêu ở đặc trưng vị tố để có cấu trúc vị tố một, hai hoặc ba tham thể Trong luận án này, nghĩa miêu tả có mối quan hệ mật thiết với THCPĐL do vậy đây sẽ là đối tượng được chúng tôi phân tích kĩ
- Nghĩa tình thái: Trong câu, nghĩa tình thái đảm nhận nhiệm vụ phản ánh thái
độ của người nói đối với người nghe, mối quan hệ giữa người nói với hiện thực được nói đến, mối quan hệ của nội dung được phản ánh trong câu với thực tế khách quan Tuy nhiên, nghĩa tình thái chỉ có quan hệ mờ nhạt đối với cấu tạo và chức năng của THCPĐL Vì vậy loại nghĩa này chỉ được đề cập sơ bộ ở một số nét khái quát trên đây
và được nhắc gợi ở một số điểm liên quan đến mặt dụng học ở Chương 4 của luận án
1.2.4- Bình diện dụng học
11 Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 10- Khái niệm: Dụng học nghiên cứu mối quan hệ giữa câu với người sử dụng Lí
thuyết về dụng học đề cập đến nhiều vấn đề nhưng liên quan đến việc sử dụng THCPĐL trong hoạt động giao tiếp, chúng tôi quan tâm tới các nhân tố có khả năng chi phối mạnh đến vai trò, chức năng, trật tự sắp xếp các thành tố và hoạt động của THCPĐL trong lời nói như cấu trúc tin, lập luận và ngữ cảnh giao tiếp
1.1.5- Mối quan hệ giữa ba bình diện
cách hiểu hoàn toàn tín hiệu học là mọi tập hợp liên chủ thể những tín hiệu mà cách sử dụng bị quyết định bởi các quy tắc kết học, nghĩa học, dụng học” Quan điểm về mối quan hệ giữa ba bình diện trong ngôn ngữ đã được các nhà nghiên cứu như Gak, Dik, Halliday, Jean Aitchion, Đỗ Hữu Châu, Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban trực tiếp hoặc gián tiếp khẳng định Trong đó, S Dik cho rằng: “nội dung ngữ nghĩa sau cùng của bất kì biểu thức ngôn ngữ học nào cũng sẽ được từng chức năng trong ba bình diện chức năng vừa nói (các chức năng ngữ nghĩa, cú pháp, ngữ dụng- TVT) đồng xác
định”
Kế thừa những tư tưởng trên đây, luận án này sẽ tiếp tục nghiên cứu THCPĐL ở bậc câu theo quan điểm kết hợp ba bình diện Tuy nhiên, để thuận lợi trong quá trình làm việc, chúng tôi sẽ chủ động tách các bình diện theo từng chương để dễ nhận diện
và xử lí các vấn đề liên quan
1.2- Quan hệ cú pháp và các tổ hợp cú pháp
1.2.1- Quan hệ cú pháp, sự khác nhau giữa QHCP và QHTP
- Quan hệ cú pháp: Là quan hệ giữa các đơn vị cú pháp (từ, cụm từ, trong đó có
kết cấu C-V) khi chúng kết hợp với nhau để tạo nên câu Các quan hệ cú pháp được xác
định theo vai trò của các thành tố, chiều hướng của mối quan hệ, chức vụ cú pháp của các thành tố và của cả tổ hợp
- Sự khác nhau giữa quan hệ cú pháp và quan hệ từ pháp: Ngoài một số điểm
giống nhau, QHCP và QHTP cơ bản khác nhau Cụ thể điều này được thể hiện trên các phương diện như: khả năng hoạt động độc lập/không độc lập, khả năng thay đổi trật tự từ/thành tố, khả năng chêm xen các từ/thành tố vào cấu trúc, sự chi phối về quy luật ngữ âm, chức năng định danh/thông báo
1.2.2- Các loại quan hệ cú pháp phổ biến
12 Dẫn theo Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội
Trang 11- Quan hệ chủ - vị: Là quan hệ giữa hai thành tố phụ thuộc lẫn nhau, trong đó
chức vụ cú pháp của cả hai đều có thể được xác định mà không cần đặt tổ hợp do chúng tạo nên vào một kết cấu nào lớn hơn
- Quan hệ chính phụ: Là quan hệ phụ thuộc một chiều giữa một thành tố chính
với một thành tố phụ, trong đó chức vụ cú pháp của thành tố chính chỉ được xác định khi đặt toàn bộ tổ hợp chính phụ vào một kết cấu lớn hơn, còn chức vụ của thành tố phụ có thể được xác định mà không cần điều kiện ấy
- Quan hệ đẳng lập: Là mối quan hệ giữa các thành tố có vai trò như nhau,
trò chính, không có thành tố nào đóng vai trò phụ mà đều ngang hàng nhau Liên quan trực tiếp đến đề tài là QHĐL, do vậy đây sẽ là đối tượng được chúng tôi tập trung lí giải
kĩ ở các phần sau của luận án
1.2.3- Tổ hợp cú pháp
- Quan niệm về tổ hợp cú pháp: Trong ngôn ngữ, tổ hợp cú pháp được hiểu là
một đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ, do hai hoặc hơn hai thành tố kết hợp với nhau theo một nguyên tắc kết hợp nào đó về mặt ngữ pháp
- Tổ hợp cú pháp đẳng lập: THCPĐL được hiểu là đơn vị ngôn ngữ lớn hơn từ
(do các từ, cụm từ, câu kết hợp với nhau) gồm hai thành tố trở lên, các thành tố kết hợp theo nguyên tắc bình đẳng về ngữ pháp, trong đó không thành tố nào phụ thuộc vào thành tố nào, và giữa chúng có những phạm trù hoặc ý nghĩa chung
Như vậy, trong Chương 1 chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí thuyết có liên
quan đến đề tài Đó là quan hệ ngữ pháp, tổ hợp cú pháp; các khái niệm tổ hợp, tổ hợp
cú pháp, tổ hợp cú pháp đẳng lập; lí thuyết ba bình diện: kết học (phương thức, hình
thức ngữ pháp, các thành phần cú pháp trong câu, các mô hình cấu trúc câu), nghĩa học (nghĩa miêu tả, vị tố, tham thể, cấu trúc vị tố - tham thể), dụng học (lập luận, cấu trúc tin, liên kết văn bản, nhân tố ngữ cảnh)
Chương 2: THcpđl tiếng Việt ở bình diện kết học
2.1- Khái quát
Ngữ pháp học có thể xem xét kết học của THCPĐL ở bậc câu theo nhiều hướng khác nhau Nhưng phổ biến nhất vẫn là từ các mặt: cấu tạo và bản chất ngữ pháp, tính chất và phương thức liên kết giữa các thành tố
2.2 - Cấu tạo ngữ pháp và bản chất ngữ pháp của các thành tố
Trang 12Phân chia 1748 ngữ liệu, chúng tôi thu được bốn nhóm: Tổ hợp của từ + từ, của các từ, cụm từ + cụm từ, của các kết cấu C - V (bảng 2.1)
THCPĐL ở bình diện kết học
2.2.1 - Tổ hợp của từ + từ (xét theo các từ loại)
Với 625/1748 phiếu, kết quả phân chia của nhóm này gồm (bảng 2.2):
THCPĐL của Từ + Từ
của ST + ST (7), của Đại từ + Đại từ (6), của PT + PT (8), và tổ hợp có các thành tố là những từ khác loại (9) Ví dụ:
(3) Nó siu siu bệnh, Thu và Đông lại tiếp tục ẵm nó ra Bờ Hồ
(4) Ngón tay Lý véo, lặn, xoay nhoay nhoáy núm bột
(5) Cây tre xanh, nhũn nhẵn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm
(6) Tôi với ông đứng ở bờ sông một lúc
(7) Hà Nội di dời khẩn 105 hộ dân tại chung cư 11, 12, 13 Thành Công 2
(8) Động Phong Nha đã và đang thu hút sự quan tâm lớn của nhiều nhà khoa
học, nhà thám hiểm và khách du lịch trong và ngoài nước
(9) Vì vậy, siêng năng và kế hoạch phải đi đôi với nhau
Như vậy, trong các THCPĐL của từ kết hợp với từ, chủ yếu là các tổ hợp do các
từ cùng phạm trù kết hợp với nhau Trong cùng tổ hợp, các thành tố luôn bình đẳng với nhau về ngữ pháp, cùng phạm trù, ý nghĩa, hình thức và chức vụ ngữ pháp trong câu
2.2.2 - Tổ hợp của từ + cụm từ
Với 716/1748 phiếu, kết quả phân chia của nhóm này gồm (bảng 2.3):
THCPĐL của từ, cụm từ kết hợp với cụm từ
Trang 13- Những tổ hợp của từ, cụm từ kết hợp với cụm từ cùng loại: Trong đó gồm: tổ
hợp của DT, cụm DT + cụm DT (10), của ĐT, cụm ĐT + cụm ĐT (11), của TT, cụm
TT + cụm TT (12) Ví dụ:
(10) ở trên đất này, không có người Bắc, không có người Trung, người Nam,
người Hoa, người Khơ- me mà chỉ toàn là người Sài Gòn cả
(11) Hương cháy, uốn cong một đoạn tàn, bốc toả làn khói ảo mờ
(12) Gương mặt Phượng đoan trang, phúc hậu, đầy vẻ nhẫn nại cao quý
Trong THCPĐL do các từ, cụm từ cùng loại kết hợp với nhau, các thành tố đẳng lập với nhau, có cùng một phạm trù từ loại, ngữ pháp và cùng mô hình quan hệ với các thành tố khác trong câu
- Tổ hợp của từ, cụm từ kết hợp với từ, cụm từ khác loại: Trong đó gồm: Tổ hợp
của DT, cụm DT + từ, cụm từ khác loại (13), của TT, cụm TT + từ, cụm từ khác loại (14), của ĐT, cụm ĐT + từ, cụm từ khác loại (15) Các thành tố trong những tổ hợp loại này tuy không cùng một phạm trù từ loại nhưng vẫn có thể kết hợp với nhau dựa trên cơ sở gần gũi nhau về phạm trù (cùng là các thực từ) Ví dụ:
(13) Nó chết vì tiền bạc, ăn chơi, hưởng thụ, tung thả dục vọng
(16) Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí đó không bao giờ thay đổi (17) Nó kêu, nó gào, nó rít
2.2.4- Tổ hợp của các kết cấu lồng ghép theo nhiều cấp độ
- Kết cấu lồng ghép trong nội bộ câu đơn Ví dụ (bảng 2.4):
(18) Những người du kích đã trả thù cho anh, đã sáng tạo ra chông bàn, chông