1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Chương 4: Tác động của trường điện từ

17 1K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 310,55 KB

Nội dung

 Nguồn nhân tạo: + Nhóm 1: trường điện từ tần số thấp 0-3kHz thiết bị điện trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, các thiết bị điện hệ thống biến đổi, truyền tải điện năng... TÁC Đ

Trang 1

CHƯƠNG 4: ẢNH HƯỞNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

Nguyen tuan bao

Trang 2

A ĐẠI CƯƠNG VỀ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

1 Khái quát chung

 Trường điện từ là 1 dạng tồn tại đặc biệt của vật chất

 Trường điện từ được đặc trưng bởi tính chất điện: E(V/m) & tính chất từ: H(A/m)

 Tham số đặc trưng của trường điện từ là: tần số, chiều dài sóng, tốc độ lan truyền

 TĐT vây quanh chúng ta khắp mọi nơi nhưng chúng ta không thể nhìn thấy, không cảm nhận được

 Xung quanh vật dẫn có dòng điện luôn tồn tại 1 điện trường và 1 từ trường

Trang 3

A ĐẠI CƯƠNG VỀ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

1 Khái quát chung

 TĐT phân bố mang tính chất sóng, chiều dài sóng : (m)

 Sóng điện từ chia làm 2 loại:

 TĐT sở hữu một năng lượng xác định và đại lượng đặc trưng bởi E & H và là những giá trị để xét cho điều kiện làm việc của người lao động

  

Trang 4

A ĐẠI CƯƠNG VỀ TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

2 Nguồn của trường điện từ

 Nguồn tự nhiên:

+ Nhóm 1: cực của quả đất – trường điện từ vĩnh cửu

+ Nhóm 2: sóng radio sinh ra bởi sao, mặt trời…

 Nguồn nhân tạo:

+ Nhóm 1: trường điện từ tần số thấp (0-3kHz) thiết bị điện trong công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, các thiết bị điện hệ thống biến đổi, truyền tải điện năng + Nhóm 2: tần số cao (3kHz-200GHz), tivi, điện thoại di động, bộ đàm, 1 số thiết bị

xử lý sản phẩm(lò nung cao tần)

Trang 5

B TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VỚI

CƠ THỂ NGƯỜI

 Con người không thể thấy và cảm nhận được trường điện từ vì vậy không lường trước được hết các nguy hiểm, sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể con người

 Kết quả làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết, thường dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt,…& đặc biệt suy giảm miễn dịch

Trang 6

B TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VỚI

CƠ THỂ NGƯỜI

2 Tác động nhiệt

 Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt nóng kèm biến đổi và tổn thương cho các tế bào, cho các mô của cơ thể sống

 Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể người khi hấp thụ năng lượng điện từ là sự đốt nóng làm thay đổi tần số mạch đập, nhịp tim,…Máu được coi là 1 chất điện phân, dưới tác động của TĐT dòng máu sinh ra các dòng điện ion gây phát nóng mô và tế bào với 1 cường độ xác định TĐT gây ra một ngưỡng đốt nóng mà cơ thể không thể

người

chịu nổi, gây ra một số ảnh hưởng như mắt, túi mật,

Trang 7

B TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VỚI

CƠ THỂ NGƯỜI

3 Tác động tĩnh điện

 TĐT gây ra sự xuất hiện điện tích giữa người với vật bằng kim loại có điện thế khác

so với người

 Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp đất thì điện thế của

người so với đất bằng 0 Nếu người đứng cách li với đất, người có thể chịu 1 điện thế

nhất định có thể lên tới vài kV

Trang 8

B TÁC ĐỘNG CỦA TRƯỜNG ĐIỆN TỪ VỚI

CƠ THỂ NGƯỜI

3 Tác động tĩnh điện

 Khi tiếp xúc cơ thể người đứng cách ly với đất, với cọc kim loại có tiếp đất dẫn đến truyền dẫn điện tích từ cơ thể người tới cọc kim loại xuống đất Tại thời điểm tiếp xúc đó có thể gây cảm giác đau, đôi khi sự tiếp xúc còn có hiện tượng phóng điện

 Trong trường hợp người tiếp xúc với vật thể kim loại dài cách li vói đất sẽ hình thành dòng điện chạy qua cơ thể người với giá trị có thể đạt tới ngưỡng nguy hiểm

 Ngoài những tác động trên TĐT có 1 tác động tích cực đó là tác động khử trùng khi cường độ bức xạ vượt quá ngưỡng nhiệt

Trang 9

C TIÊU CHUẨN HÓA ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG

TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

 Cường độ trường điện từ cực đại cho phép đối với trường tĩnh điện:

Estatcp = 60 kV/m

 Cường độ điện trường tại nơi làm việc:

Ecp 25 kV/m

 Trường học, nhà ở, khu dân sinh, bệnh viện: Ecp 5 kV/m

 Tất cả các nơi ở trên nếu có cường độ trường điện từ lớn hơn giới hạn cho phép bắt buộc phải có trang thiết bị bảo vệ hoặc giảm thời gian lưu trú trong khi làm việc

  

Trang 10

D ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

1 Đánh giá tác động của trường tĩnh điện

 Mức giới hạn cho phép cường độ trường tĩnh điện:

Ecp = (kV/m) t: thời gian tác động

 Thời gian lưu trú cho phép trong trường điện từ:

Tcp = (giờ)

Et : là cường độ trường điện từ thực tế tại nơi làm việc

  

Trang 11

D ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

2 Trường điện từ ở tần số công nghiệp

 Thời gian lưu trú cho phép: Tcp =

E là cường độ điện trường thực tế tại nơi làm việc

 Thời gian lưu trú quy đổi cho một ca làm việc:

8 h là đạt yêu cầu

thời gian lưu trú thực tế ứng với mỗi mức Ei

TcpEi thời gian lưu trú cho phép ứng với mỗi giá trị Ei

  

Trang 12

D ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

3 Ví dụ

Xác định điều kiện làm việc của người công nhân vận hành với mức cường độ điện

trường và thời gian lưu trú trong thời gian làm việc có giá trị sau:

Tcp1 = 50/6 - 2 = 6.33h; Tcp2 = 5.14h; Tcp3 = 4.25h; Tcp4 = 3h

= 2/6.33 = 0.32; = 0.19; = 0.24; = 0.17

=> = 7.3 <8h => đạt yêu cầu

  

Trang 13

D ĐÁNH GIÁ AN TOÀN TRONG TRƯỜNG ĐIỆN TỪ

4 Ở trường điện từ tần số 3kHz300kHz

Đó là các loại trường điện từ xung, trường điện từ đối với các phương tiện truyền

thông vô tuyến

Trang 14

E BẢO VỆ CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA TĐT

1 Biện pháp tổ chức

o Khoanh vùng tác động của trường điện từ rào ngăn và treo các biển cảnh báo tương ứng;

o Giảm bức xạ điện từ của các nguồn có thể đạt được bằng cách tăng khoảng cách, giảm công suất của các máy phát cao tần;

o Chọn chế độ làm việc hợp lý của các thiết bị;

o Phân bố vị trí làm việc và hành trình chuyển động của các nhân viên sao cho đảm bảo khoảng cách an toàn đến các nguồn trường điện từ;

Trang 15

E BẢO VỆ CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA TĐT

1 Biện pháp tổ chức(tiếp)

o Việc sửa chữa các thiết bị là nguồn trường điện từ, cần được tiến hành ngoài vùng ảnh hưởng của các nguồn khác;

o Tổ chức hệ thống thông báo về tình trạng làm việc của các nguồn trường điện từ xung;

o Soạn thảo quy trình an toàn khi làm việc trong môi trường điện từ xung;

o Tuân thủ các quy trình an toàn vận hành các thiết bị là nguồn trường điện từ

Trang 16

E BẢO VỆ CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA TĐT

2 Các biện pháp công nghệ kỹ thuật

o Áp dụng công nghệ tự động điều khiển từ xa;

o Nối đất tất cả các cấu kiện kim loại không mang điện;

o Sử dụng các phương tiện ngăn chặn sự xâm nhập của năng lượng điện trường ở nơi làm việc như chất hấp thụ năng lượng, che chắn các khối độc lập hoặc tất cả các thiết bị phát xạ, sử dụng các máy phát có công suất nhỏ nhất đến mức có thể, sơn tường, trần nhà, nền nhà bằng loại vật liệu hấp thụ phóng xạ

o Sử dụng các phương tiện bảo vệ tập thể, bảo vệ cá nhân như kính bảo hộ, mặt nạ, quần áo,…Tất cả các bộ phận của quần áo bảo vệ phải tiếp xúc điện với nhau

Trang 17

E BẢO VỆ CHỐNG TÁC ĐỘNG CỦA TĐT

3 Các biện pháp trị liệu-vệ sinh

o Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần

o Nghiêm cấm những người có những biểu hiện chống chỉ định y học làm việc trong môi trường có nguồn trường điện từ

o Kiểm tra các điều kiện lao động, giám sát việc thực hiện các quy trình quy phạm vệ sinh dịch tễ và các tiêu chuẩn quy định tại nơi làm việc

Ngày đăng: 04/04/2014, 02:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w