1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đổi mới đánh giá hoạt động sư phạm trong trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

27 672 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 496,77 KB

Nội dung

Đổi mới đánh giá hoạt động sư phạm trong trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM TRẦN THỊ TUYẾT MAI CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 62.14.05.01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÀ NỘI – NĂM 2009 Công trình được hoàn thành tại: Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS TRẦN NGỌC GIAO 2. PGS.TS TÔ BÁ TRƯỢNG Phản biện 1: PGS.TS Trần Kiểm Trường Đại học phạm Hà Nội Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc Đại học Quốc gia Hà Nội Phản biện 3: PGS.TS Nguyễn Công Giáp Học viện Quản lý Giáo dục Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước họp tại Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Vào hồi 14h giờ 00 ngày 02 tháng 10 năm 2009 Có thể tìm luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Thư viện Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 đã nêu bảy nhóm giải pháp chung về giáo dục. Trong bảy giải pháp này, phát triển đội ngũ nhà giáo là giải pháp trọng tâm, đổi mới quản lý giáo dục được coi là khâu đột phá. Trong bối cảnh hiện nay, đổi mới quản lý giáo dục cần được thực hiện ở tất cả các cấp quản lý giáo dục, ở tất cả các khâu của quá trình quản lý từ xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá, trong đó đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên có ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, chất lượng giáo dục THPT là điều kiện trực tiếp, có ý nghĩa quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu thị trường sức lao động. Muốn nâng cao chất lượng giáo dục THPT, trước hết cần nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của đội ngũ giáo viên THPT thông qua đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra đánh giá HĐSP của giáo viên. Thực tiễn giáo dục những năm gần đây cho thấy, chất lượng giáo dục ở các trường THPT tuy có chuyển biến bước đầu song vẫn còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu của xã hội. Một trong các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trình độ quản lý giáo dục ở cơ sở chưa theo kịp với thực tiễn, nhất là kiểm tra đánh giá HĐSP của giáo viên trong nhà trường còn thực hiện một cách chiếu lệ, mang tính hình thức, kém hiệu quả. Điều đó đòi hỏi các nhà trường phải thực hiện công tác đánh giá HĐSP của giáo viên theo hướng tập trung vào chất lượng, từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ, khuyến khích, động viên, thúc đẩy giáo viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. ĐBSCL là khu vực có vai trò quan trọng trong chiến lược an ninh lương thực của đất nước. Hiện nay ĐBSCL đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đa dạng. Quá trình đó đòi hỏi phải đặc biệt đầu tư vào nguồn nhân lực có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật mà giáo dục - đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, giáo dục và đào tạo ĐBSCL vẫn được đánh giá là “nằm ở vị trí thấp nhất trong bản đồ giáo dục và đào tạo của cả nước”. 1 Cần có những giải pháp đổi mới công tác quản lý, trước hết là đổi mới đánh giá HĐSP trong trường THPT nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ĐBSCL 1 Bộ giáo dục và đào tạo (2005), Phát triển giáo dục và đào tạo vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, Cần Thơ 2 “xây dựng ĐBSCL phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao” 2 . Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Đổi mới đánh giá chất lượng hoạt động phạm trong trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc thực hiện đổi mới đánh giá HĐSP trong trường THPT các tỉnh ĐBSCL. Từ đó, đề xuất các giải pháp đổi mới công tác tổ chức đánh giá HĐSP, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và đổi mới công tác quản lý giáo dục ở cơ sở. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Quá trình quản lý HĐSP trong trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: Công tác đánh giá HĐSP trong trường THPT ở các tỉnh ĐBSCL. 4. Giả thuyết khoa học Nếu áp dụng được qui trình đánh giá trên cơ sở tăng cường tự đánh giá, với các tiêu chí đánh giá hợp lý, khả thi cũng như xây dựng được văn hóa đánh giá tích cực trong nhà trường thì sẽ phát huy được vai trò, tác dụng của hoạt động đánh giá, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần đổi mới công tác quản lý giáo dục ở cơ sở. 5. Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc đổi mới đánh giá HĐSP; - Phân tích thực trạng công tác đánh giá HĐSP trong trường THPT ở các tỉnh ĐBSCL; - Đề xuất các giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP trong nhà trường. - Thực nghiệm một vài giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP ở một số trường THPT các tỉnh ĐBSCL để kiểm nghiệm tính hợp lý và khả thi cũng như tác dụng, hiệu quả của các giải pháp. 5.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu về đánh giá HĐSP của giáo viên được tiến hành dưới sự điều hành, lãnh đạo của hiệu trưởng nhà trường. Tuy nhiên, nhà trường 2 Chính phủ (2006), Quyết định số 20/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 1 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển giáo dục, đào tạo và dạy nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long 3 là một hệ thống mở nên việc nghiên cứu về công tác đánh giá HĐSP của giáo viên trong nhà trường không có tính khép kín mà phải xem xét ở mức độ nhất định trong mối quan hệ với công tác quản lý của cấp trên, với sự tương tác của môi trường xung quanh; - Về địa bàn nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu công tác đánh giá HĐSP của giáo viên THPT ở các tỉnh ĐBSCL; - Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác đánh giá HĐSP của giáo viên ở trường THPT thuộc các tỉnh ĐBSCL trong năm học 2006 – 2007, 2007 - 2008. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quan điểm phương pháp luận: lịch sử, thực tiễn, toàn diện. Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thực tiễn và thống kê toán học. 7. Nơi khảo sát thực tế - Khảo sát thực trạng công tác đánh giá HĐSP trong một số trường THPT một số tỉnh ĐBSCL sau: Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Tiền Giang, Kiên Giang, thành phố Cần Thơ. - Tiến hành thực nghiệm một vài giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP ở một số trường THPT thuộc các tỉnh ĐBSCL sau: Trà Vinh, An Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Tiền Giang, Long An. 8. Những luận điểm bảo vệ - Đánh giá HĐSP là một công việc không thể thiếu trong chu trình quản lý, lãnh đạo dạy học của hiệu trưởng trường THPT. Thực hiện tốt công việc này có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, chất lượng quản lý nhà trường; - Công tác đánh giá HĐSP trong trường THPT các tỉnh ĐBSCL còn mang tính hình thức, chưa tập trung vào chất lượng chuyên môn và nặng về xếp loại giáo viên. Vì vậy, chưa tạo ra động lực cho sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ phạm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ việc bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên; - Cần đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên theo hướng tập trung vào chất lượng. Cụ thể là: + Trong đánh giá không tập trung vào việc xếp loại giáo viên mà tập trung vào mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của giáo viên, nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường; 4 + Thực hiện nghiêm túc qui trình đánh giá theo hướng coi trọng tự đánh giá của giáo viên, theo các tiêu chí đánh giá hợp lý, khả thi và góp ý điều chỉnh liên tục; + Xây dựng văn hóa đánh giá tích cực, thân thiện, thúc đẩy quá trình tự bồi dưỡng và bồi dưỡng của mỗi giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ phạm một cách tự giác, thường xuyên và hiệu quả. 9. Những điểm mới của luận án - Đã vận dụng tổng hợp một số tiếp cận hiện đại trong quản lý: Quản lý chất lượng tổng thể, Quản lý lấy nhà trường làm cơ sở, Văn hóa tổ chức để xác định một số quan niệm mới trong đánh giá hoạt động phạm của giáo viên ở nước ta; - Đề xuất các giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP trong trường THPT các tỉnh ĐBSCL, nhất là xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên; - Chứng minh tính hợp lý, khả thi và tác dụng của qui trình và tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên mà đề tài đề xuất đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THPT các tỉnh ĐBSCL. 10. Kết cấu của luận án: Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương: Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỔI MỚI ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHẠM TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề Các nghiên cứu về đánh giá trong quản lý, có thể chia thành hai hướng: - Hướng thứ nhất: Nghiên cứu về kiểm tra đánh giá với ý nghĩa là một chức năng quản lý. Trong nhiều tài liệu, giáo trình về quản lý, kiểm tra đánh giá được trình bày dưới dạng là một chức năng quản lý cơ bản bên cạnh các chức năng quản lý khác như: lập kế hoạch, tổ chức và chỉ huy, điều khiển. Có thể kể đến các tác giả trong và ngoài nước như: Harold Koontz, Cyril O’donnel, Heinz Weihrich, Wayne K Hoy và Cecil G.Miskel, Phillip L. Hunsaker, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Tấn Phước, Trần Kiểm… - Hướng thứ hai: Nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực hành đánh giá của nhà quản lý đối với hoạt động của các cá nhân, bộ phận trong một tổ chức. Trong hướng nghiên cứu này, các nội dung được đề cập đến là: - Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên - một nội dung của quản lý nguồn nhân lực được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập đến như: Alison Allenby 5 và Dela Jenkins, Ken Langdon & Christina Osborne, Trần Kim Dung, Nguyễn Hữu Thân… - Lý thuyết đánh giá trong quản lý nhà trường. Có thể kể đến các tác giả như Pam Robbins Harvey B. Alvy, Thomas R. Guskey, Ngô Cương, Hà Sĩ Hồ và Lê Tuấn, Nguyễn Kiên Trường và nhóm dịch giả - Các văn bản pháp lý về thanh tra, có thể sử dụng làm cơ sở cho đánh giá HĐSP của giáo viên. - Bộ công cụ đánh giá nhà trường, trong đó có nội dung về đánh giá giáo viên. Chẳng hạn như bộ công cụ SEP của Peter Van Petegem, mô hình trường học ưu việt (school excellence model) của Singapore. - Chuẩn nghề nghiệp giáo viên: nhiều nước trên thế giới đã quan tâm xây dựng chuẩn nghề nghiệp giáo viên từng bậc học. Ở nước ta, đã có chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học. Hiện nay đang hoàn thiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. - Đánh giá năng lực chuyên môn của giáo viên từ bên ngoài nhà trường do lực lượng thanh tra giáo dục thực hiện. Có thể kể đến luận án tiến sĩ Giáo dục học của Phạm Thị Minh Hạnh, Dự án “Đào tạo cán bộ thanh tra và quản lý giáo dục Việt Nam (FICEV)”… - Nghiên cứu về đánh giá chất lượng giáo dục, trong đó đề cập tới một thành tố quan trọng là người dạy. Các hội thảo như “Đánh giá chất lượng giáo dục và những điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo” (2004), “Đánh giá chất lượng giáo dục: Lý luận và thực tiễn” (2005), cuốn “Chất lượng giáo dục – những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Nguyễn Hữu Châu chủ biên v.v… Điểm qua tình hình nghiên cứu về kiểm tra đánh giá trong quản lý cho thấy, có nhiều công trình đề cập đến các vấn đề cơ bản về kiểm tra đánh giá trong quản lý nói chung, cũng như các khía cạnh khác nhau của đánh giá HĐSP của giáo viên. Điều đó cho thấy tầm quan trọngtính chất phức tạp của việc nghiên cứu về đánh giá trong quản lý. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về đánh giá HĐSP của giáo viên được tiến hành trong trường THPT dưới sự điều hành của hiệu trưởng, nhất là trên địa bàn các tỉnh ĐBSCL – nơi mà đội ngũ giáo viên trong vùng “còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và chưa đồng bộ về cơ cấu”. Điều đó đòi hỏi cần có nghiên cứu cụ thể thực trạng công tác đánh giá HĐSP của giáo viên trong các trường THPT vùng ĐBSCL, từ đó đề ra các giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP của giáo 6 viên nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo các tỉnh ĐBSCL. 1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1 Khái niệm phạm, hoạt động phạm Từ khái niệm phạm, có thể hiểu, HĐSP là hoạt động của nghề dạy học, chính là hoạt động giảng dạy, giáo dục trong nhà trường. Nó đặt trọng tâm vào công việc của người giáo viên tác động vào đối tượng lao động phạmhọc sinh nhằm đạt được mục tiêu giáo dục. Hoạt động này bao gồm một loạt các công việc liên quan đến môi trường, phương tiện, công cụ, trang thiết bị…trong nhà trường. Như vậy, HĐSP có phạm vi rất rộng, nó liên quan đến toàn bộ các bộ phận trong nhà trường. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin được xem xét, khảo sát sâu về HĐSP của giáo viên. Hoạt động phạm của giáo viên là toàn bộ hoạt động mang tính nghề nghiệp của người giáo viên nhằm hướng tới việc giảng dạy, giáo dục học sinh. Hoạt động này bao gồm việc thực hiện những qui định về chuyên môn và việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của người giáo viên ở trong và ngoài giờ lên lớp. 1.2.2 Khái niệm đánh giá, đánh giá hoạt động phạm Từ khái niệm đánh giá và HĐSP đã nêu, có thể hiểu đánh giá HĐSP của giáo viên là quá trình được tiến hành có hệ thống nhằm xác định mức độ đáp ứng các yêu cầu về giảng dạy, giáo dục của người giáo viên so với những mục tiêu và tiêu chuẩn đã đề ra nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trong bối cảnh hiện nay, đánh giá HĐSP của giáo viên cần được thực hiện theo hướng tập trung vào chất lượng. 1.2.3 Khái niệm đổi mới, đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên Đổi mới là việc làm rất cần thiết, có tính thường xuyên trong công việc của mỗi người, mỗi tổ chức. Đó là sự loại bỏ cái cũ, lỗi thời, lạc hậu; điều chỉnh, sửa đổi cái đã có cho hợp lý hơn; phát triển thêm cái hiện hành đang thực hiện tốt. Đổi mới còn là sự thực hiện ý tưởng mới nhằm đạt được kết quả cao hơn. Đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên là quá trình sửa đổi, phát triển thêm những công việc hiện hành hoặc thực hiện những ý tưởng mới trong công tác đánh giá HĐSP nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục, góp phần phát triển hệ thống giáo dục quốc dân. 7 Trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục ở nước ta hiện nay, đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên THPT có thể được thực hiện theo các hình thức: đổi mới từng bước, đổi mới củng cố và đổi mới bổ sung. Đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên được thể hiện trên một số khía cạnh như: đổi mới quan điểm, nhận thức về đánh giá; đổi mới qui trình đánh giá; đổi mới tiêu chí đánh giá; đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá; đổi mới văn hóa đánh giá… 1.3 Quản lý trường THPT trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay 1.3.1 Trường THPT trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đổi mới giáo dục Trường THPT có những đặc điểm chủ yếu sau: Tham gia trực tiếp vào việc đặt cơ sở cho đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Giáo viên trung học phổ thông là người có trình độ cao; Hoạt động giáo dục trong nhà trường được thực hiện theo nguyên tắc chuyên môn hóa; Học sinh trung học phổ thông ở lứa tuổi thanh xuân. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, trường THPT với HĐSP của giáo viên cần được đổi mới và phát triển nhằm nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục. Dưới góc độ quản lý giáo dục ở cơ sở, người hiệu trưởng trường THPT phải hiểu rõ nội dung quản lý nhà trường và thực hiện đổi mới quản lý nhà trường trong tất cả các khâu của quá trình quản lý. 1.3.2 Nội dung quản lý nhà trường trung học phổ thông Quản lý nhà trường THPT do người hiệu trưởng thực hiện bao gồm các nội dung cơ bản sau: Quản lý hoạt động dạy - họccác hoạt động giáo dục khác, quản lý các điều kiện phục vụ dạy học, giáo dục, quản lý nhân sự trong nhà trường, quản lý nhà trường trong mối quan hệ với cộng đồng, tổ chức tự đánh giá chất lượng giáo dục, cải tiến công tác quản lý nhà trường. Trong các nội dung này, quản lý dạy học – giáo dục là hoạt động trung tâm của nhà trường. Để nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường cần chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc thực hiện tốt các chức năng quản lý của người hiệu trưởng. Đó là các chức năng: hoạch định; tổ chức; chỉ đạo - điều khiển; kiểm tra đánh giá. 8 1.4 Đánh giá HĐSP của giáo viên – một nội dung cơ bản của quản lý chất lượng giáo dục trong trường THPT 1.4.1 Tầm quan trọng của đánh giá HĐSP của giáo viên Xét cả về lý luận và thực tiễn, đánh giá HĐSP là công việc không thể thiếu trong chu trình quản lý của hiệu trưởng. Thông qua đánh giá HĐSP của giáo viên, hiệu trưởng có thể điều chỉnh việc phân công giáo viên cho phù hợp với công việc, phát hiện và làm bộc lộ những tiềm năng còn ẩn dấu trong họ, giúp họ phát triển toàn diện. Mặt khác, qua đánh giá hiệu trưởng nhận được thông tin phản hồi của giáo viên về phương pháp quản lý và các chế độ, chính sách của nhà trường, tăng cường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới. Đánh giá HĐSP còn cung cấp thông tin phản hồi cho giáo viên về mức độ thực hiện công việc của họ so với yêu cầu đề ra; giúp giáo viên điều chỉnh, sửa chữa các thiếu sót trong cả quá trình dạy học, giáo dục, đồng thời kích thích động viên, tạo động lực làm việc cho họ. Có thể nói, đánh giá HĐSP của giáo viên là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng giáo dục – đào tạo trong nhà trường. 1.4.2 Nguyên tắc đánh giá HĐSP của giáo viên Đánh giá HĐSP của giáo viên cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản sau: đảm bảo tính toàn diện; tính lịch sử, cụ thể; tính phát triển và dự báo; tính dân chủ và thống nhất; tính khách quan, tin cậy; tính hiệu quả; tính phù hợp với đặc điểm đối tượng. 1.4.3 Nội dung đánh giá HĐSP của giáo viên Nội dung đánh giá HĐSP của giáo viên tập trung vào đánh giá việc thực hiện các công việc mang tính nghề nghiệp phạm của giáo viên như: việc thực hiện qui chế chuyên môn của giáo viên, giờ dạy trên lớp, kết quả giảng dạy và các nhiệm vụ giáo dục khác mà giáo viên được phân công. 1.4.4 Phương pháp đánh giá HĐSP của giáo viên Có thể kể một số phương pháp đánh giá như: phương pháp thang điểm, phương pháp tự luận, phương pháp ghi chép các vụ việc quan trọng, phương pháp thang điểm đánh giá căn cứ vào hành vi, phương pháp xếp hạng luân phiên, phương pháp so sánh cặp. Căn cứ vào nguồn thông tin và nội dung đánh giá, việc đánh giá giáo viên còn có thể sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp thống kê, phương pháp điều tra thu thập ý kiến người học và những người liên quan, phương pháp đánh giá dựa vào chuẩn nghề nghiệp của giáo viên. [...]... đánh giá HĐSP trong trường THPT các tỉnh ĐBSCL, chúng tôi đã đề xuất các tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên * Đổi mới qui trình đánh giá cần chú trọng tới mục tiêu phát triển chuyên môn của giáo viên và tập thể phạm nhà trường Đặc biệt, coi trọng tự đánh giá, xây dựng môi trường đánh giá thân thiện, hiệu quả và thường xuyên cải tiến Chương 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG PHẠM CỦA GIÁO... giải pháp trong số 5 giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên mà đề tài đề xuất tại một số trường THPT các tỉnh ĐBSCL 3.3.1 Kết quả trưng cầu ý kiến cán bộ quản lý và giáo viên về các giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP trong trường THPT Chúng tôi đã tổ chức trao đổi và hỏi ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT thuộc 8 tỉnh ĐBSCL về các giải pháp đổi mới đánh giá HĐSP trong trường THPT... trong trường trung học phổ thông Với quan điểm: “coi học sinh – khách hàng của nhà trườngtrọng tâm”, “làm tốt ngay từ đầu” và “cải tiến liên tục”, cần phối hợp vận dụng các tiếp cận hiện đại một cách đồng bộ vào đổi mới đánh giá HĐSP trong nhà trường Một cách tổng quát, cần đánh giá HĐSP của giáo viên theo các định hướng sau: - Trong đánh giá không tập trung vào việc xếp loại giáo viên mà tập trung. .. (Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ), Xây dựng giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông, mã số B2004-54-03, nghiệm thu tháng 8/2006 2 Trần Thị Tuyết Mai (2006) “Kiểm tra nội bộ trường học , Giáo trình nghiệp vụ quản lý trường phổ thông, tập 1, tr 83 – 111 3 Trần Thị Tuyết Mai (2007), Đổi mới đánh giá hoạt động phạm của giáo viên trong trường trung học phổ thông , Tạp chí Giáo dục, số 168 kỳ 2... 7/2007, tr 10 - 11 4 Trần Thị Tuyết Mai (2007), “Xây dựng tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động phạm của tổ chuyên môn trong trường trung học phổ thông , Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 26, tháng 11/2007, tr 20 - 24 5 Trần Thị Tuyết Mai (2007), “Cơ sở đánh giá chất lượng hoạt độngphạm trong trường trung học phổ thông , Tạp chí Giáo dục, số 180 Quí IV/2007, tr 7 10 ... thức đánh giá HĐSP của giáo viên Có các hình thức đánh giá như: đột xuất và định kỳ; toàn diện và chuyên đề Người ta còn phân chia các hình thức đánh giá dựa trên thời điểm thực hiện việc đánh giá, theo chủ thể thực hiện đánh giá Trong thực tiễn đánh giá HĐSP của giáo viên ở trường THPT cần lựa chọn và kết hợp các phương pháp và hình thức đánh giá để nâng cao hiệu quả công tác đánh giá 1.5 Đổi mới đánh. .. hạn chế trong HĐSP của giáo viên được đánh giá Từ đó, cùng giáo viên đề ra biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục Xu hướng chung trong đánh giá HĐSP là không tập trung nhiều vào việc xếp loại giáo viên mà tập trung vào các biện pháp phát triển, nâng cao hiệu quả làm việc của từng giáo viên và tập thể phạm nhà trường 1.5.4 Đổi mới đánh giá HĐSP của giáo viên THPT Đổi mới đánh giá HĐSP... công tác đánh giá HĐSP trong nhà trường - Khó khăn: Các khó khăn được nêu ra là, chưa có hệ thống các tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên; người đánh giá chưa được đào tạo, bồi dưỡng về công tác đánh giá; người đánh giá chưa nhận thức đúng về mục đích đánh giá; bị động về thời gian, xu hướng đánh giá quá cao, quá dễ dãi, xu hướng đánh giá quá thấp, quá khắt khe, xu hướng bình quân trong đánh giá, hiệu... trường tích cực trong đánh giá HĐSP của giáo viên - Xây dựng và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên; - Đổi mới qui trình đánh giá HĐSP của giáo viên 23 Đề tài đã tổ chức thực nghiệm đổi mới qui trình và tiêu chí đánh giá HĐSP của giáo viên ở một số trường THPT các tỉnh ĐBSCL Kết quả thực nghiệm đã chứng minh tính hợp lý, khả thi và tác dụng của qui trình và tiêu chí đánh giá mới đối với... trường tích cực trong đánh giá HĐSP của giáo viên * Mục tiêu: Nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá HĐSP của giáo viên trên tinh thần thiện chí, dân chủ, hợp tác cùng phát triển giữa các thành viên trong tập thể phạm nhà trường * Nội dung: Đánh giá chính xác, công bằng, dân chủ; đánh giásự tiến bộ và phát triển của giáo viên và tập thể phạm nhà trường; Coi trọng tự đánh giá; Nêu cao tinh . những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Đổi mới đánh giá chất lượng hoạt động sư phạm trong trường trung học phổ thông các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long làm đề tài nghiên cứu cho luận án của. như: đổi mới quan điểm, nhận thức về đánh giá; đổi mới qui trình đánh giá; đổi mới tiêu chí đánh giá; đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá; đổi mới văn hóa đánh giá 1.3 Quản lý trường. một cách đồng bộ vào đổi mới đánh giá HĐSP trong nhà trường. Một cách tổng quát, cần đánh giá HĐSP của giáo viên theo các định hướng sau: - Trong đánh giá không tập trung vào việc xếp loại giáo

Ngày đăng: 03/04/2014, 23:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w